Đề án Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU

Trên thị trường cà phê Việt Nam hiện có 150 doanh nghiệp thương mại hoạt động, nhưng chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp thương mại cà phê đúng nghĩa và 8 nhà rang xay, chiếm 80% sản lượng. Có thể kể đến các tên tuổi lớn như:

- Tổng công ty cà phê Việt Nam (VINACAFE)

- Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam

- Tập đoàn Thái Hoà

- Công ty xuất nhập khẩu Simexco Đắk lắk

- Công ty cà phê Phước An Đắk lắk

- Công ty thương mại kỹ thuật & đầu tư PETEC

- Công ty đầu tư xuất nhập khẩu Đắk lắk

- Công ty xuất nhập khẩu Tín Nghĩa Đồng Nai

- Công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh

- Công ty thực phẩm miền Bắc.

Trong đó VINACAFE là một Tổng công ty Nhà nước với 100% số vốn của Nhà nước và là hội viên lớn nhất của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp lớn, có tới 70 công ty, xí nghiệp và nông trường. Hàng năm VINACAFE xuất khẩu một lượng lớn tới 20- 25% sản lượng cà phê của cả nước.

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3725 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cà phê. Với việc nhận thức vị trí và vai trò của cây cà phê trong nền sản xuất nông nghiệp nước ta, Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê như thực hiện sản xuất gắn với chế biến giúp cho Việt Nam từ nước sản xuất cà phê nhân xuất khẩu đã trở thành nước xuất khẩu với các mặt hàng cà phê rang xay, cà phê hoà tan. Tuy nhiên lượng cà phê rang xay và hoà tan này còn rất ít chiếm khoảng 10% sản lượng. - Để đạt được kết quả như trên Việt Nam đã biết áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và thâm canh cà phê: bộ giống tốt được áp dụng vào sản xuất như các dòng cà phê vối chọn lọc có năng suất cao từ 3-6 tấn /héc ta, cỡ hạt to. Các giống cà phê chè có năng suất cao chất lượng tốt được trồng như TN1,TN2, TH1. Ngoài ra đã hình thành được một số vùng cà phê chè có năng suất chất lượng cao như ở Khe Xanh (Quảng Trị), A Lưới (Thừa Thiên Huế), Mai Sơn (Thuận Sơn, Sơn La). - Sản xuất cà phê phát triển đã tạo ra công ăn việc làm cho người dân, góp phần nâng cao đời sống, thay đổi bộ mặt nông thôn đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, thúc đẩy hình thành phát triển hệ thống dịch vụ. - Sản xuất gắn với chế biến, hình thành hệ thống chế cà phê nhân và từng bước phát triển cà phê chế biến sản phẩm giá trị gia tăng như: cà phê rang xay, cà phê hoà tan, ngoài ra còn chế biến “sản phẩm có cà phê “ như: bánh kẹo cà phê, sữa cà phê, … Những hạn chế trong sản xuất cà phê - Diện tích cà phê tăng quá nhanh không theo quy hoạch, do giá cà phê xuất khẩu tăng cao cây cà phê là một cây nông nghiệp có thu nhập cao đã kích thích người trồng cà phê tìm mọi cách gia tăng sản lượng đẩy mạnh diện tích không theo quy hoạch, kế hoạch. - Thâm canh quá mức, sản xuất cà phê thiếu tính bền vững. Cũng do giống cà phê xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao, nông dân quá chú trọng đến việc tăng năng suất và sản lượng đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích nên thúc đẩy người dân tăng phân bón trên mức cần thiết, khai thác và sử dụng nguồn nước để tưới cho cây cà phê một cách tự phát tạo nên những vườn cà phê phát triển không ổn định. - Chất lượng cà phê xuất khẩu không cao: Trước hết là do những hạn chế, yếu kém trong khâu thu hoạch, thu mua, chế biến và bảo quản; các doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu cạnh tranh lẫn nhau, thu mua xô không theo tiêu chuẩn, không phân loại thu mua theo chất lượng, không tạo điều kiện để nông dân thực hiện đúng quy trình sản xuất, thu hái, thiết bị chế biến không đồng bộ, thường dùng phương pháp chế biến thủ công. Mặc dù Nhà nước đã ban hành đầy đủ bộ tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về trồng trọt, chế biến, chất lượng cà phê nhưng chưa được nông dân và doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả và đầy đủ. - Hệ thống sân phơi, chế biến, bảo quản còn thiếu so với yêu cầu nên chất lượng cà phê chưa đồng đều và ổn định, nhất là vào những năm khi vụ thu hoạch cà phê bị mưa kéo dài. Cà phê bị lên men, mốc, ảnh hưởng đến giá và hình ảnh của cà phê Việt Nam nói chung. 2.1.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam Ngày nay, ở một số nước người ta coi việc uống cà phê như một thức uống phổ thông, nhất là ở các nước phát triển. Nhu cầu về cà phê của thế giới ngày càng tăng. Đó là thuận lợi cho Việt Nam, nơi mà cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam Bảng 2.3. Khối lượng, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ 2006 -2010 Năm Khối lượng (tấn) Kim ngạch (1000USD) Đơn giá bình quân(USD/tấn) 2006 897.000 1.101.000 1227 2007 1.229.233 1.911.463 1555 2008 1.059.506 2.111.187 1992 2009 1.183.523 1.730.602 1462 2010 1.217.868 1.851.358 1520 (Nguồn : tổng cục thống kê) Ta thấy sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất đạt 1.229.223 tấn vào năm 2007. Sang năm 2008 khối lượng xuất khẩu giảm sút gần 170000 tấn song kim ngạch lại tăng gần 200 triệu đô la (10,45%) so với 2007 do giá tăng mạnh. Mặc dù trong niên vụ cà phê 2008-2009, Việt Nam vẫn đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu về sản lượng, nhưng về giá trị xuất khẩu lại xếp thứ tư trên thế giới. Đến 2009 dù kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng 11,7% về khối lượng nhưng lại giảm 18% về giá trị. Vicofa cho biết do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều nên hạt đen nhiều (chỉ riêng hạt cà phê đen đã chiếm 15% sản lượng thu hoạch cà phê của cả nước), ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm khiến giá giảm. Mặc dù trong năm 2009, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm thúc đẩy việc tái cơ cấu lại cây cà phê, nhưng phần lớn người nông dân vẫn còn đầu tư và mở rộng diện tích sản xuất cây trồng hiện có. Từ 2006-2010, khối lượng xuất khẩu cà phê chỉ tăng 35,8% (từ 897000 tấn năm 2005 lên 1.217.868 tấn năm 2010), nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng 68,2% (từ 1,1 tỷ USD năm 2005 lên 1,85 tỷ USD năm 2010). Có được điều này là do giá bình quân xuất khẩu có xu hướng tăng (từ 1227 USD/tấn năm 2005 lên 1520 USD/tấn năm 2010). Năm 2011, ước tính tổng lượng xuất khẩu của cả nước đạt 1,1 triệu tấn, trị giá 2,7 tỷ USD. Cơ cấu cà phê xuất khẩu Loại cà phê xuất khẩu Việt Nam xuất khẩu 2 loại cà phê chủ yếu là cà phê Robusta và cà phê Arabica. Tuy nhiên chúng ta có lợi thế trong việc sản xuất cà phê Robusta nên loại cà phê này chiếm đa số trong cơ cấu loại hàng cà phê xuất khẩu. Việt Nam hiện là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Đây là loại cà phê có sản lượng cao nhất ở nước ta (97% tổng sản lượng). Sản phẩm cà phê xuất khẩu Dù sản lượng cao như vậy, song nước ta chủ yếu xất khẩu cà phế nhân do công nghệ chế biến chưa phát triển. Hiện nay cơ cấu cà phê nhân xuất khẩu ở Việt Nam có khả năng cung cấp trên 30 loại quy cách chất lượng khác nhau. Tỷ lệ cà phê rang và cà phê hòa tan xuất khẩu còn rất thấp. Bảng 2.4.Cơ cấu cà phê xuất khẩu từ niên vụ 2008/2009 (1 bao = 60kg) 2009 2010 2011 Niên vụ 2008/2009 Niên vụ 2009/2010 Niên vụ 2010/2011 Thời gian bắt đầu niên vụ: Tháng 10 năm 2008 Thời gian bắt đầu niên vụ: Tháng 10 năm 2009 Thời gian bắt đầu niên vụ: Tháng 10 năm 2010 Số liệu báo cáo hàng năm Số liệu mới Số liệu báo cáo hàng năm Số liệu mới Số liệu báo cáo hàng năm Số liệu mới Official Post Data Official Post Data Official Post Data Cà phê hạt xuất khẩu (nghìn bao) 16.333 16.333 16.283 16.675 16.667 16.667 16.667 Cà phê rang & nguyên hạt xuất khẩu (nghìn bao) 25 25 42 25 40 45 50 Cà phê hoà tan  (nghìn bao) 105 156 105 110 100 110 115 Tổng xuất khẩu (nghìn bao) 16.463 16.514 16.430 16.810 16.807 16.822 16.832 (Nguồn: FAS) Nhìn vào bảng ta thấy tổng lượng xuất khẩu hàng năm tăng song cơ cấu xuất khẩu có sự thay đổi. Niên vụ 2008/2009 tổng lượng cà phê rang & nguyên hạt, cà phê hòa tan là 147 nghìn bao (tương đương 8,82 tấn), sang niên vụ 2009/2010 tăng lên 155 nghìn bao (9,3 tấn) và niên vụ 2010/2011 con số này là 165 nghìn bao (9,9 tấn). Tỷ lệ cà phê hạt xuất khẩu tăng 2,3% trong niên vụ 2009/2010 xong giữ nguyên vào niên vụ sau. Xét về tương đối qua 3 niên vụ, tổng tỷ lệ cà phê rang & nguyên hạt, cà phê hòa tan chiếm lần lượt 0,90%; 0,92% và 0,98% tổng lượng xuất khẩu, tỷ lệ tăng không cao do tổng lượng xuất khẩu đều tăng hàng năm. Có được điều này là do công nghệ chế biến cà phê của nước ta ngày càng tiến bộ và đã được quan tâm đầu tư phát triển, sẽ mang lại giá trị lớn cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam Hiện nay Việt Nam có trên 95% sản lượng cà phê sản xuất ra là để xuất khẩu vì vậy thị trường tiêu thụ cà phê thế giới chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam. Cà phê Việt Nam đã có mặt trên 88 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Trong đó mười nước dẫn đầu về nhập khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu là các nước trong khốI EU và Mỹ. Việt Nam đã có sự thay đổi trong chính sách xuất khẩu cà phê, với mục đích mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp, giảm xuất khẩu trong các nước trung gian để tránh bị ép về giá xuất khẩu. Bảng 2.5. 10 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu cà phê chủ lực của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2011 STT Nước nhập khẩu Khối lượng (Tấn) Trị giá (1000 USD) Thị phần (%) 1 E.U 363.388 795.944 39,2% 2 Hoa kỳ 93.611 227.866 11,2% 3 ASEAN 58.254 128.253 6,3% 4 Nhật Bản 31.874 82.565 4% 5 Hàn Quốc 19.712 41.349 2% 6 Trung Quốc 18.251 41.244 2% 7 An-giê-ry 15.588 32.943 1,5% 8 Nga 15.141 32.910 1,5% 9 Ân Độ 15.209 28.758 1,3% 10 Australia 7.677 17.289 0,8% (Nguồn :Tổng cục thống kê) EU là thị trường truyền thống được Việt Nam chú trọng. Đây chính là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của nước ta. 7 tháng đầu năm 2011, EU tiếp tục giữ vị trí số một về nhập khẩu cà phê Việt Nam với gần 40% thị phần, giá trị gần 800 nghìn USD. Tuy nhiên thị trường này cũng hết sức khó tính do vậy mà ta mới chỉ xuất khẩu cà phê nhân, còn cà phê hoà tan, cà phê thành phẩm rất ít. Đứng thứ 2 là thị trường Hoa Kỳ. Đây là quốc gia có lượng nhập khẩu cà phê lớn nhất từ Việt Nam trong thời gian gần đây và là thị trường đầy tiềm năng. Chỉ riêng nước này đã nhập 11,2% lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài trong 7 tháng đầu năm nay, tăng 1,7% về khối lượng nhưng tăng tới 64,3% về giá trị so với năm trước chủ yếu là do giá cà phê thế giới tăng mạnh đầu năm 2011. Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Hiệp định thương mại Việt-Mỹ ngày 14-7-2000 bắt đầu có hiệu lực tháng 12-2001. Nhờ Hiệp định này chúng ta đang tăng nhanh xuất khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ, trong đó có cà phê. Ngoài ra Việt Nam còn tiếp nhận nhiều công nghệ mới và các doanh nghiệp Mỹ và các Việt Kiều sẽ làm ăn thuận lợi đặc biệt sau WTO. Ngoài các thị trường truyền thống, những thị trường mới như ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, cũng ngày càng được quan tâm. ASEAN đã vươn lên đứng thứ 3 trong top 10 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Trong những năm gần đây, Ma Rốc cũng nổi lên là một thị trường đầy tiềm năng. Theo hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của Marốc có chiều hướng tăng nhanh. Hiện cà phê đang đứng đầu trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Ma Rốc, chiếm 41% tổng giá trị xuất khẩu. Lượng xuất khẩu tới hầu hết các thị trường trong 8 tháng đầu năm 2011 đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trị giá xuất khẩu vẫn tăng rất mạnh do giá xuất khẩu trung bình năm nay đã tăng từ 45 – 53% so với năm trước. Đây thực sự là kết quả tốt, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, và cà phê xuất khẩu được giá cũng đem lại lợi nhuận cho người nông dân, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Giá cà phê xuất khẩu Nhìn chung, giá cà phê trong nước vận động theo cùng xu hướng với giá cà phê trên thị trường quốc tế, xu hướng này ngày càng chặt chẽ hơn khi mà Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta, đặc biệt là sau chính sách tự do hoá thị trường cà phê xuất khẩu từ những năm đầu thập kỷ 90, và khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Biểu đồ 2.2. Giá xuất khẩu trung bình của Cà phê thô Việt Nam, niên vụ 1990/1991 – 2010/2011 (đơn vị: USD/tấn) (Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại - Đầu tư - Du lịch Đắk Lắk, VICOFA) Năm 2008 giá thu mua cà phê đã có lúc đã lên mức giá cao kỷ lục 40.000-42.000 đồng/kg cà phê nhân (tuỳ loại và tùy vùng) xong ngay sau đó đã sụt giảm mạnh do giá giao dịch của thị trường giao dịch kỳ hạn LIFFE ở London đột ngột giảm mạnh và liên tiếp các ngày sau nữa, giá cà phê trên thị trường kỳ hạn đóng cửa đều ở mức âm (giảm). Đây là bài học về sự thiếu dự báo thông tin thị trường, dù Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới. Trong vòng 7 tháng đầu niên vụ 2010/11 giá trung bình hạt cà phê Robusta của Việt Nam là 1.964USD/tấn (FOB HCM), tăng 55% so với cùng thời điểm năm ngoái (1.271USD/tấn). Giá tăng có thể do ảnh hưởng của lượng dự trữ cà phê thế giới sụt giảm mạnh, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng và yếu tố thời thiết không thuận lợi tại một số nước xuất khẩu cà phê. Ngày 4/5/2011, theo VICOFA, giá FOB (HCM) của hạt cà phê Robusta thô chưa phân loại là 2.570USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 16 năm trở lại đây, nhưng vẫn thấp hơn mức giá kỷ lục 2.658USD niên vụ 1994/95. Tính chung giai đoạn 2006/2007 đến 2010/2011 giá cà phê đã tăng trung bình hơn 500USD/tấn. Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại là ở Việt Nam do có quá nhiều đơn vị tham gia xuất khẩu, chào đủ mọi giá khiến nhà nhập khẩu tìm mọi cách ép giá cà phê. Ngoài ra còn có hiện tượng tranh mua tranh bán của các doanh nghiệp thu mua nhỏ lẻ. Chính điều này khiến xảy ra tình trạng, chất lượng cà phê Việt Nam luôn được đánh giá cao hơn cà phê của Indonesia nhưng giá luôn thấp hơn. Vì vậy mới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nhất trí với Bộ Công thương đưa cà phê vào mặt hàng xuất khẩu có điều kiện, giúp có thể kiểm soát được thị trường, loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ thiếu năng lực và tài chính để tránh bị ép giá. Từ đó giá cà phê xuất khẩu sẽ có điều kiện gia tăng trong tương lai. Chất lượng cà phê xuất khẩu Cà phê Robusta ở Việt Nam phần lớn được trồng trên đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, nhất là có tính vật lý lý tưởng, tại các tỉnh Tây Nguyên có độ cao 450 - 600 m. Bởi vậy, cà phê robusta Việt Nam vừa có chất lượng cao, vừa rất phù hợp cho chế biến cà phê pha trộn và cà phê hoà tan. Nhưng do thói quen, nông dân Việt Nam đã để lẫn cà phê quả xanh với quả chín, cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc phơi khô, bảo quản cà phê. Họ không biết rằng thu hoạch khi quả xanh sẽ làm giảm chất lượng cà phê. Vì vậy chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam chưa đồng đều, đặc biệt số lượng cà phê xuất khẩu bị thải loại chiếm tỉ lệ cao nhất thế giới. Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, trong 6 tháng tính đến tháng 3/2007, cà phê xuất khẩu có nguồn gốc Việt Nam chiếm 88% trong tổng số cà phê xuất khẩu bị thải loại của thế giới. Ngay từ năm 2005 Việt Nam đã ban hành Tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu TCVN 4193:2005, áp dụng phân loại theo cách tính lỗi để phù hợp với cách phân loại của Hội đồng Cà phê Thế giới, tuy nhiên, do đây là tiêu chuẩn có tính chất tự nguyện, nên tất yếu dẫn đến tình trạng nói trên. Hơn nữa, cà phê của Việt Nam chủ yếu xuất dưới dạng thô, không qua chế biến, cà phê xuất khẩu nhưng vẫn phối trộn để tăng lượng và giảm giá thành. Chính vì vậy chất lượng không cao, giá thành luôn thấp hơn so với các đối thủ, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Các phương thức xuất khẩu chủ yếu Xuất khẩu trực tiếp là phương thức chính của Việt Nam trong xuất khẩu cà phê nói chung cũng như thâm nhập vào thị trường EU hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam kí hợp đồng trực tiếp với các nhà nhập khẩu EU phần lớn thông qua các văn phòng đại diện của Việt Nam tại EU. Phương thức này hiện nay rất phổ biến do hiện nay các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông tin về thị trường, hiểu được nhu cầu của các nước nhập khẩu. Ở Việt Nam, trong thời gian qua, các doanh nghiệp áp dụng một trong hai phương thức ký kết hợp đồng xuất khẩu cà phê ra sau: : - Thứ nhất, đó là phương thức giao ngay, vốn là phương thức mua bán truyền thống trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam diễn ra trước năm 1995. Theo phương thức này hai bên mua và bán ký kết hợp đồng với giá cố định tại thời điểm hiện tại và thời gian giao hàng cố định. Họ không quan tâm đến giá tại thời điểm giao hàng cao hơn hay thấp hơn giá cố định đã ký kết. - Thứ hai, phương thức “trừ lùi, chốt giá sau”. Phương thức bán hàng này được xem là một trong công cụ phòng chống rủi ro giá cả. Do vậy, kể từ đầu thập niên 1990 của thế kỷ 20 đến nay, đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng phương thức này mà không áp dụng phương thức giao ngay. Phương thức kinh doanh chốt giá sau là hình thức cho phép người mua hoặc người bán “chốt giá” tại thời điểm nào đó trong tương lai, trước khi thực hiện giao, nhận hàng, người mua và người bán sẽ thỏa thuận về số lượng, chủng loại, tháng giao hàng. Riêng đối với điều khoản giá thì sẽ áp dụng một trong hai hình thức: thứ nhất, giá thanh toán là giá “trừ lùi” hoặc thứ hai, giá cộng thêm so với giá giao dịch trên thị trường kỳ hạn. Giá kỳ hạn này thường căn cứ vào giá trên Sàn giao dịch hàng hóa London (Liffe). Nếu chất lượng hàng hóa của người bán thấp hơn tiêu chuẩn chất lượng quy định trong hợp đồng kỳ hạn sẽ sử dụng áp dụng “giá trừ lùi”; nếu tốt hơn sử dụng “ giá cộng thêm”. Các đơn vị xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam Trên thị trường cà phê Việt Nam hiện có 150 doanh nghiệp thương mại hoạt động, nhưng chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp thương mại cà phê đúng nghĩa và 8 nhà rang xay, chiếm 80% sản lượng. Có thể kể đến các tên tuổi lớn như: Tổng công ty cà phê Việt Nam (VINACAFE) Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam Tập đoàn Thái Hoà Công ty xuất nhập khẩu Simexco Đắk lắk Công ty cà phê Phước An Đắk lắk Công ty thương mại kỹ thuật & đầu tư PETEC Công ty đầu tư xuất nhập khẩu Đắk lắk Công ty xuất nhập khẩu Tín Nghĩa Đồng Nai Công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh Công ty thực phẩm miền Bắc. Trong đó VINACAFE là một Tổng công ty Nhà nước với 100% số vốn của Nhà nước và là hội viên lớn nhất của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp lớn, có tới 70 công ty, xí nghiệp và nông trường. Hàng năm VINACAFE xuất khẩu một lượng lớn tới 20- 25% sản lượng cà phê của cả nước.  2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê sang EU 2.2.1.Đặc điểm thị trường cà phê EU  Liên minh châu Âu được thành lập vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Đây là một một liên minh kinh tế chính trị gồm 27 nước thành viên mà ở đó hàng hoá, sức lao động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tự do giống như khi chúng ta ở trong một thị trường quốc gia. Xu hướng tiêu thụ cà phê tại EU: Cà phê đang ngày càng được ưa chuộng tại EU và được coi như một thức uống đem lại nhiều tác dụng về mặt tinh thấn, có tác dụng thư giãn, giảm stress trước nhịp sống làm việc hối hả của người dân EU hiện nay. Những xu hướng đáng chú ý trong tiêu dùng cà phê tại EU: - Những sản phẩm như cà phê hoà tan đang gia tăng theo xu hướng tiện dụng và được chia thành những gói nhỏ để sử dụng. Tiêu thụ các sản phẩm cà phê nguyên chất đang ngày càng gia tăng. - Sự gia tăng nhận thức về môi trường và khía cạnh xã hội của sản phẩm. Tiêu chuẩn về nhãn mác, môi trường, hóa chất được đặc biệt coi trọng. Quyền lợi người tiêu dùng rất được đề cao. - Thị trường đang hướng về những sản phẩm được chứng nhận, có thương hiệu chủ yếu là về lối sống lành mạnh, do đó, các loại cà phê có lợi cho sức khoẻ đang được tiêu thụ ngày càng nhiều. Một trong những chứng nhận quan trọng về cà phê tại EU là chứng nhận Impatto Zero của Italia. - Trên toàn EU có sự đồng nhất và nhiều nét chung trong sự tiêu thụ và sử dụng cà phê. Nhìn chung không có sự phân biệt giữa các vùng về sử dụng các loại cà phê. Việc sử dụng cà phê pha trộn cũng như cà phê có thêm hương vị trở nên phổ biến trên toàn EU. Ngoài ra chính sách thương mại nội khối của EU tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung Châu Âu nhằm tạo cho các thành viên sự tự do như ở trong quốc gia mình. Điều này tạo cho Việt Nam thuận lợi trong việc tìm hiểu các đối tác mới của EU thông qua các đối tác truyền thống, ít phải điều tra ngay từ đầu, giảm chi phí cho việc tìm kiếm thị trường mới. Nếu có được quan hệ tốt với thị trường truyền thống, sẽ là điều kiện thuận lợi để thâm nhập vào thị trường mới dễ dàng hơn. 2.2.2.Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU 2.2.2.1 Kết quả xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu EU là thị trường rất ưa chuộng sản phẩm cà phê và là một trong những khu vực thị trường tiêu thụ sản phẩm này hàng đầu thế giới. Hàng năm giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chiếm từ 40-50% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta cho tất cả các thị trường trên thế giới. Những năm gần đây Việt Nam luôn chỉ chiếm thị phần từ 13-18 % thị phần EU và đứng ở vị trí thứ 3 trong các nước xuất khẩu vào EU, Brasin là nước chiếm thị phần lớn về cà phê xuất khẩu vào EU, thị phần của nước này chiếm từ 30-31 % thị phần EU và Clombia là nước xuất khẩu đứng thứ 2 (nguồn: ICO). Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu cà phê vào EU giai đoạn 2008-2011 Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trị giá (triệu USD) Tăng (%) Trị giá (triệu USD) Tăng (%) Trị giá (triệu USD) Tăng(%) Tổng kim ngạch xuất khẩu vào EU 10.000 17,6 10.600 6,0 12.100 14,2 Mặt hàng cà phê 820 -2,4 800 -2,4 815 1,9 (Nguồn: vinanet) Kim ngạch xuất khẩu vào EU năm 2008 đạt 820 triệu USD, giảm 2,4% so với năm 2007 do sản lượng sản xuất trong nước giảm. Đến 2009, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, giá cả biến động nên giá trị cà phê xuất khẩu cũng giảm, tuy tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU vẫn tăng 6%. Năm 2010, dù tiêu dùng của dân cư các nước EU có giảm nhưng EU vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với cà phê Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU năm 2010 đạt 815 triệu USD, tăng 1,9% so với 2009 và chiếm gần 46% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cả năm của Việt Nam (1.763 triệu USD). Theo số liệu tổng cục thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 378057 tấn cà phê sang EU, trị giá hơn 829 triệu USD. Như vậy chỉ riêng 8 tháng đầu năm giá trị xuất khẩu của nước ta vào EU đã cao hơn của cả năm 2010. Điều này có được là do giá cà phê tăng cao vào đầu năm. Các nước nhập khẩu cà phê Việt Nam nhiều trong EU là Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ… Bảng 2.7. Một số nước EU nhập khẩu cà phê chính của nước ta từ giai đoạn 2006/2007 đến 2009/2010 Thứ tự Thị trường 2006/2007 2007/2008 2008/2009 2009/2010* (Tháng 10 – tháng 3) Khối lượng (nghìntấn) Giá trị (nghìn USD) Khối lượng (nghìntấn) Giá trị (nghìn USD) Khối lượng (nghìntấn) Giá trị (nghìn USD) Khối lượng (nghìntấn) Giá trị (nghìn USD) 1 Đức 249 408.995 174 373.024 165 292.418 81 116.008 2 Tây Ban Nha 100 159.715 100 221.092 88 154.426 34 46.077 3 Italy 79 130.174 80 171.176 83 163.948 34 47.265 4 Bỉ 20 33.562 61 144.529 44 87.251 25 34.428 5 Pháp 44 72.589 37 79.558 37 66.545 7 9.633 6 Anh 40 55.922 29 53.587 25 45.698 19 24.640 7 Thụy Sĩ 10 16.857 10 23.149 9 18.047 18 23.245 (Nguồn: Global Trade Atlas; * Vicofa và Tổng cục Thống kê Việt Nam) Có thể thấy Đức là nước nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất trong EU trong thời gian gần đây. Giá trị nhập khẩu có lúc đã lên tới hơn 400 triệu USD niên vụ 2006/2007. Tuy nhiên đã có sự sụt giảm về sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường này. Đến niên vụ 2008/2009 khối lượng cà phê xuất khẩu chỉ còn 165 nghìn tấn, đạt giá trị 292418 nghìn USD, giảm 84 nghìn tấn về khối lượng và 116577 nghìn USD về giá trị so với niên vụ 2006/2007. Đây cũng là tình hình chung cho các nước nhập khẩu chính của ta trong EU khi mà cung đã vượt quá cầu, chúng ta gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ như Braxin, Colombia và yêu cầu về mặt hàng ngày càng cao. Mặc dù vậy, vẫn có những điểm sáng về nhập khẩu cà phê Việt Nam như Bỉ, Thụy Sĩ, đặc biệt là Bỉ. Đây được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho cà phê Việt Nam. Vấn đề đặt ra cho ngành cà phê nước ta là phải có biện pháp củng cố các thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới giàu tiềm năng. Cơ cấu cà phê xuất khẩu EU là thị trường khó tính, yêu cầu về các mặt hàng nhập khẩu là rất cao và cà phê cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy, loại cà phê Arabiaca (cà phê chè) rất được ưa chuộng ở thị trường này. Tuy nhiên từ trước đến nay chúng ta mới chỉ tập trung xuất khẩu cà phê Robusta (cà phê vối) vốn là thế mạnh của Việt Nam vào EU. Từ 2004 Việt Nam mới bắt đầu xuất khẩu và phê Arabica vào thị trường này, nhưng với tỉ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 3-5%. Về sản phẩm cà phê xuất khẩu, chúng ta hầu hết chỉ xuất khẩu cà phê nhân vào EU. Loại cà phê này không qua chế biến do đó giá trị xuất khẩu không cao. Do nhu cầu về sản phẩm ngày càng đa dạng nên Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu cà phê thành phẩm, cà phê hòa tan song tỷ trọng còn rất ít. Loại cà phê hoà tan này còn chưa chiếm được thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng EU nên lượng cà phê này xuất khẩu vào thị truờng EU chiếm một tỉ lệ thấp chỉ khoảng 4-5%. Ngoài ra cũng có cà phê thành phẩm nhưng tỉ lệ này cũng không cao, chỉ khoảng 7-9%. Giá cà phê xuất khẩu Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn khai thác tốt việc xuất khẩu cà phê sang thị trường EU với các sản phẩm cà phê có thương hiệu được các nước EU chấp nhận. Năm 2010 So với cùng kỳ năm 2009 thì giá cà phê xuất khẩu tăng khoảng 100 USD/tấn, đạt mức trung bình 1530 USD/tấn. Giai đoạn 2006/2007-2009/2010 đã có lúc giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 1937USD/ tấn vào mùa vụ 2007/2008 (nguồn VICOFA) do sản lượng giảm trong khi nhu cầu vẫn lớn đẩy giá lên. Tính chung cả giai đoạn thì giá cà phê đạt trung bình 1500USD/ tấn. Tuy nhiên, giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn so với đối thủ trên thế giới do yếu tố chất lượng cà phê chưa cao. 2.2.2.2. Chính sách của Nhà nước và của ngành cà phê đã thực hiên để phát triển xuất khẩu Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiến lược của Việt Nam nên nó được Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ xuất khẩu. Trong suốt những năm qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU.doc
Tài liệu liên quan