Đề án Thực trạng và giải pháp tiêu thụ nông sản hiện nay ở Việt nam

Vấn đề giúp sản phẩm có thể cạnh tranh tốt trên thị trường không gì bằng chât lượng và giá cả. Trong nông nghiệp điều này phụ thuộc phần lớn vào năng xuất sản xuất và sự thích hợp cây, con với vùng sản xuất. Điều này đòi hỏi chúnh ta phải xác định được thế mạnh từng vùng về địa hình, khí hậu, tính chất đất, trình độ kỹ thuật của con người . Từ đó phân bố sản phẩm nuôi, trồng và lưu thông sản phẩm theo từng thế mạnh đó.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp tiêu thụ nông sản hiện nay ở Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại nông sản mà chưa có cách nào để tiêu thụ, trong đó nổi lên là 3 mặt hàng có lượng tồn đọng lớn là lúa, mía, cà phê. Nhà nước đã phải chỉ đạo cho các doanh nghiệp mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, 100 nghìn tấn đường và hỗ trợ các đơn vị sản xuất cà phê để chờ lên giá. 2.4 Lực lượng tiêu thụ sản phẩm. 2.4.1 Tiêu thụ nông sản trực tiếp. Tiêu thụ trực tiếp là hình thức các hộ nông dân đem sản phẩm của mình bán ra trực tiếp trên thị trường cho người tiêu dùng. Hình thức tiêu thụ này thu được lợi nhuận trên sản phẩm cao do không phải qua trung gian. Nhưng chỉ áp dụng với hộ gia đình sản xuất nông sản với quy mô nhỏ, trừ lượng nông sản không lớn và thường là tiêu thụ ở ngay tại khu vực sản xuất. 2.4.2 Tiêu thụ nông sản qua tư thương Trong tất cả các kênh phân phối liên quan dến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân ở nông thôn đều có sự tham gia rất phổ biến của tư thương. Tư thương có thể làm nông dân rảnh tay trong giải quyết đầu ra. Nhưng vì qua tư thương mà nông sản bị ép giá bán hàng hoá với giá rẻ. Bởi do nông dân không nắm bắt được đặc điểm thị trường không biết đầu mối tiêu thụ mà nông sản khó để lâu, khó bảo quản nên phải bán cho tư thương chấp nhận với giá rẻ. Điểm nổi bật trong phân phối nông sản là qua nhiều khâu trung gian làm chậm quá trình lưu thông sản phẩm, thậm chí gây ách tắc dẫn đến tồn đọng giả tạo. 2.4.3 Tiêu thụ nông sản qua Nhà nước. Hoạt động tiêu thụ nông sản của Nhà nước khác hoạt động tiêu thụ thị trường khác. Mục tiêu của Nhà nước tiêu thụ nông sản không phải do vấn đề lợi nhuận mà hoạt động của Nhà nước là lợi ích đến người nông dân, cố gắng đảm bảo ổn định cho nông dân bằng cách bình ổn giá cả, chính sách chi phí sản xuất nông sản(giảm thuế) cho nên giá đầu vào thấpdẫn đến khả năng cạnh tranh và tiêu thụ nông sản được nâng cao. Hình thức tiêu thụ của Nhà nước thường là mua nông sản dự trữ gạo, cà phê…vào lúc dồi dào, giá nông sản giảm. Ngoài ra tiêu thụ nông sản của Nhà nước thường là với chính phủ khác(như thoả thuận của Bộ Thương mại Việt Nam vừa ký với Cục Lương thực Inđônêsia mua bán 500 ngàn tấn gạo từ năm 2002 - 2004), trên cơ sở đó giao cho một số doanh nghiệp tham gia thực hiện dưới hình thức đấu thầu hoặc bảo đảm không lỗ. 2.5 Thị trường nông sản đầu ra không ổn định. 2.5.1 Giá nông sản bấp bênh. Ai cũng biết trong nông nghiệp một trong những động lực kích thích nông dân hăng hái phát triển sản xuất là giá cả hợp lý, một trong những nỗi lo lớn nhất của nông dân là nông sản làm ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với giá bất lợi nhất là trong tình hình hiện nay hiều nông sản giá hạ thấp không hợp lý thậm chí có những loại giá rớt “tới đáy” Ví dụ: Hiện nay giá xuất khẩugạo của các doanh nghiệp Việt Nam đã ở mức thấp nhất so với giá của các nước xuất khẩu gạo chủ yếu khác. Một giải pháp giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm với giá cả hợp lý vf doanh nghiệp thu mua được nông sản xuất khẩu là cơ chế hợp đồng. Trong thực tế có nhiều thị trườngường hợp không thực hiện được hợp đồngđã ký kết do sự biến động của giá cả thị trường. Khi giá thị trường cao hơn giá hợp đồng, nông dân muốn giữ lại nông sản để đưa ra thị trường với giá cao, doanh nghiệp không mua được hoặc không mua đủ nông sản để chế biến và xuất khẩu. Ngược lại khi giá thị trường thấp hơn giá hợp đồng, doanh nghiệp không muốn mua hpặc mua ít nông sản của nông dân mà mua ở thị trường, nông dân không bán được hoặc bán được với số lượng ít, dẫn đến thiếu vốn để sản xuất. Vì vậy khi ký kết hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp, hai bên phải tính toán đầy đủ sự biến động của giá cả thị trường, quy định rõ trách nhiệm và quyền lực của mỗi bên. Kinh nghiệm của nhiều địa phương cho thấy hợp đồng phải được bàn bạc và ký kết trước 1 đến 2 tháng trước khi vào vụ sản xuất. Nội dung của hợp đồng phải ghi rõ số lượng, chất lượng thời gian và địa điểm giao nộp đặc biệt là giá cả. Để đảm bảo tính khả thi của hợp đồng, phải tính toán đầy đủ các chi phí sản xuất về tư liệu sản xuất và lao động để sản xuất ra sản phẩm. Giá nông dân bán cho doanh nghiệp trong ký kết hợp đồng là chi phí thực tế để sản xuất ra sản phẩm cộng với tiền nộp thuế(nếu có) cộng với chi phí lưu thông(nếu nông dân phải vận chuyển sản phẩm tới doanh nghiệp) lãi dự tính(khoảng 20%) để nông dân có thể thực hiện tái sản xuất mở rộng. Giá ký kết trong hợp đồng phải là hai bên(doanh nghiệp và nông dân) thoả thuận. Nếu do sự biến động giá cả thị trường thì hai bên phải bàn bạc với nhau tránh tình trạng nông dân không bán hoạc không bán đủ sản phẩm trong hợp đồng và doanh nghiệp không mua hoặc không mua đủ như đã xảy ra trong thực tế. 2.5.2 Chất lượng nông sản không đồng đều. Với tính phân tán của sản phẩm nông sản, thu mua nông sản ở nhiều nơimà mỗi nơi sản phẩm nông sản sản xuất ra có đặc tính chất lượng không giống nhau. Do vậy nguồn hàng tạo ra có chất lượng không đồng đều như gạo, chè… Điều này cũng do đặc tính giống sản xuất, mỗi giống nông sản cho kết quả sản phẩm khác nhau. Nhiều khi để đảm bảo số lượng nông sản mà người ta thu gom cả những sản phẩm có giống khác nhau tạo nên tính không đồng đều của chất lượng nông sản. Như “Việt Nam chưa hình thành được các vùng chuyên canh, sản xuất tập trung tạo ra nguồn xuất khẩu nông sản tươi hay làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biếnvà xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu Việt Nam không đảm bảo độ đồng nhất về quy cách chất lượng ngay trong từng lô hàng vì thế mà bị ép giá cao”. 2.5.3 Nhu cầu nông sản không ổn định. Cùng với sự biến đông nhu cầu hàng hoá khác, nông sản có nhu cầu không ổn định, đặc biệt nhu cầu ngoài nước,khi mà thị trường thế giới biến động, giá cả không ổn định, giá nông sản một số mặt hàng Việt Nam cao hơn các nước khác làm cho nhập khẩu nông sản Việt Nam giảm rõ rệt. Thị trường nước ngoài là thị trường khó tính họ yêu cầu vấn đề chất lượng tương đối cao mà nhiều khi sản phẩm Việt Nam không đáp ứng được, trong khi đó chất lượng nông sản sản xuất của một số nước đang tăng do giống, khoa học kỹ thuật cao hơn. Điều này làm cho khả năng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giảm. 2.5.4. Nông sản Việt Nam chưa theo kịp cơ chế thị trường +Sản xuất nông sản nhỏ lẻ chưa tập trung Việt Nam là một nước phát triển chưa mạnh nền nông nghiệp sản xuất còn lạc hậu và làm ăn thủ công tương đối nhiều, lối sản xuất nông nghiệp là nhỏ lẻ, manh mún. Các cơ sở sản xuất đều có quy mô nhỏ, công nghệ, thiết bị lạc hậu chủ yếu sản xuất thủ công vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo, chất lượng sản phẩm chưa cao nên khả năng tiêu thụ còn hạn chế. Hộ sản xuất Việt Nam có quy mô nhỏ rất phổ biến, kinh tế trang trại chưa phát triển, khả năng liên kết nhau cùng sản xuất, cùng tiêu thụ là chưa cao nên sảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán gây thiệt hại cho cả hai bên. +Một điểm yếu nữa của nền nông nghiệp Việt Nam là nông dân chỉ bán sản phẩm mình sản xuất ra, không bán sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. Trong khi đó thị trường là nơi mà người sản xuất phải hướng tới lợi ích người tiêu dùng, phải bán cái thị trường cần chứ không phải là bán cái mình có. Dù biết rằng nông sản là mặt hàng thị trường luôn cần nhưng nhu cầu của khách hàng thì rất phong phú, đa dạng , chất lượng cao. Còn người nông dân thường sản xuất hàng nông sản theo chức năng vụ mùa, mùa nào trồng, nuôi được cây, con nào thì sẽ sản xuất mặt hàng đó cho dù vụ này thị trường có cần mặt hàng đó không họ không cần biết. Chính điều này là một phần nguyên nhân gây ứ đọng hàng nông sản hiện nay. Ngay việc xuất khẩu của chúng ta cũng chỉ là chủ yếu dựa vào sản phẩm dư thừa chứ chưa dựa trên nhu cầu thị trường. Trong khi đó thị trường quốc tế luôn luôn biến động cả về số lượng, giá cả lẫn chất lượng. Nó làm khoảng cách giữa nước ta và các nước trên thế giới ngày càng xa. Đây là điểm bất lợi trong vấn đề sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam, làm hàng của chúng ta thường ở trong tình trạng tồn đọng, tiêu thụ kém. 2.6. hoạt động tiêu thụ nông sản hiện nay 2.6.1. Tiêu thụ nông sản tươi Nông sản tiêu thụ tươi thường là rau- quả -hoa tươi và phần lớn là tiêu thụ nội địa. Vào thời kỳ 1986-1995 hoa quả thường được xuất sang thị trường Đông Âu. Sau khi thị trường Đông Âu không ổn đình, xuất khẩu rau-quả gặp nhiều khó khăn, thị trường bị thu hẹp, kim ngạch xuất khẩu giảm đi đáng kể chỉ đạt khoảng 17 triệu rúp mỗi năm. Từ năm 1995 đến nay việc xuất khẩu hoa quả đã có những chuyển biến năm 1996 các công ty rau quả đã xuất khẩu sang 43 nước và đạt doanh số 20 triệu USD, Năm 1997 xuất khẩu đạt khoảng 38 nghìn tấn gồm cả quả tươi và đã qua chế biến. Còn mức tiêu thụ bình quân đầu người nước ta chỉ đạt 30-40kg/người/năm, trong khi đó trên thế giới là 70kg/người/năm. Như vậy năng suất và tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam là quá thấp Nhưng có điểm mạnh trong rau quả của ta là có tính đa dạng là được nhiều thị trường ưa chuộng như thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông....với thị trường tiêu thụ lớn nhất là thị trường Trung Quốc. 2.6.2. Tiêu thụ nông sản chế biến Nông sản chế biến có giá trị lớn trong vấn đề tiêu thụ nông sản hiện nay. Các nông sản chế biến này có hương vị riêng biệt được thị trường nước ngoài ưa chuộng như long nhãn, vải khô trên thị trường Trung Quốc, Hà Lan, Singapore, Hồng Kông, mơ-mận muối trên thị trường Nhật Bản ....Tuy nhiên các cơ sở sản xuất đều có quy mô nhỏ, công nghệ, thiết bị lạc hậu chủ yếu sản xuất thủ công, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa dảm bảo, chất lượng sản phẩm chưa cao nên khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng bị hạn chế. Đặc biệt năm 2000 do có nhiều biến động trên thị trường vải, nhãn sấy khô, long nhãn ...nên hoạt động của một số cơ sở chế biến phải ngừng hoạt động Mặc dù đã có rất nhiều cố găng trong lĩnh vực chế biến rau quả song cho đến nay ở nước ta tỷ lệ rau quả bảo quản, chế biến còn ở mức thấp (6,0-7,0% tổng sản lượng) đặc biệt các loại rau vụ đông như cà chua, rau cải ...vẫn chưa có phương thức chế biến ổn định, tình trạng được mùa mất giá hàng năm vẫn xảy ra Còn với mặt hàng gạo và cà phê...chế biến thì đạt những kết quả đáng kể : tiêu thụ gạo suất khẩu đạt 23 triệu tấn năm 2001 mặc dù lúc đó một số nước đang lâm vào khủng hoảng, Tuy vậy lượng xuất khẩu này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của chúng ta. Một trong những nguyên nhân đó là giá thành còn cao, đòi hỏi nhà nước cần có những biện pháp cụ thể như miễn giảm phụ thu và thuế nhập khẩu Một trong những nhân tố gây khó khăn cho xuất khẩu gạo là giá thành của ta còn cao, ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ gạo. Do đó nhà nước cần có những chính sách giảm chi phí đầu vào cho ngành nông nghiệp như miễn giảm thuế đất, giảm thuế nhập khẩu phân bón. Còn với mặt hàng cà phê thì ảnh hưởng nhiều của tình hình suy thoái kinh tế thế giới và nó còn chưa rõ ràng ,thị trường cà phê trong những năm qua chịu ảnh hưởng chủ yếu của quan hệ cung cầu trong đó cung vượt cầu trong 3 niên vụ gần đây. Điều đó làm cho giá cà phê giảm, vấn đề tiêu thụ gặp nhiều khó khăn… Như vậy sản xuất nông nghiệp của chúng ta vẫn là sản xuất nhỏ, quy mô gia đình, dựa trên phương thức canh tác và quản lý truyền thống nên chất lượng hạng hóa còn thấp, không đồng đều và chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mặt khác, do sức cạnh tranh không cao, giá bán thường thấp hơn giá cả các nước khác từ 20-30%. Do bị hạn chế về khă năng tài chính đầu tư cho việc chế biến, đóng gói, bảo quản nên các hộ nông dân có rất ít cơ hội để sơ chế và kéo dài thời gian bảo quản bán hàng vào thời điểm cao giá nhất 3. Những kết quả tiêu thụ đạt được trong những năm gần đây 3.1. Giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động trong nước. Việt Nam là một nước mà phần lớn người dân làm nông nghiệp, họ sống và gắn bó cả cuộc đời mình với ngành nông nghiệp. Sản phẩm họ làm ra là nông sản, đời sống của họ phụ thuộc vào việc có tiêu thụ được nông sản được hay không. Trong những năm gần đây mặc dù tiêu thụ nông sản chưa cao nhưng đã giải quyết việc làm cho không ít lực lượng lao động làm nghề nông nghiệp, đời sống nông dân đã khá lên. Đó là sự đầu tư của nhà nước, nhờ hoạt động của tư thương... Ngoài ra tiêu thụ sản phẩm còn giải quyết công ăn việc làm cho một lớp lao động làm công tác tư thương, lực lượng buôn bán nông sản và đội ngũ công nhân viên chế biến nông sản. 3.2. Đáp ứng nhu cầu nông sản trong nước. Những năm gần đây chúng ta không phải nhập khẩu nông sản từ nước ngoài nữa như gạo, đường...chúng ta đã tự sản xuất và tự đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước vè cả số lượng lẫn chất lượng. 3.3.Giá trị nông sản xuất khẩu Trong những năm gần đây, nhiều chính sách đổi mới nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể. Năm 2000 GDP nông thôn tăng 4,5% sản lương thực đạt 35,5 triệu tấn, xuất khẩu đạt 3,5 triệu tấn. Sản lượng nông sản khác cũng tăng mạnh, cà phê 700 nghìn tấn, hồ tiêu 45 ngàn tấn, hạt điêu nhân 26,4 ngàn tấn, giá trị rau quả đạt 205 triệu USD . Giá trị nông sản chiếm 30% toàn bộ giá trị xuất khẩu toàn quốc và tăng khoảng 15%/năm. Giá trị một số mặt hàng nông sản cụ thể Với mặt hàng gạo: Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu, năm 2001 giá trị xuất khẩu đạt 23 triệu tấn, dự kiến là 23500 vào năm 2002 và giá gạo xuất khẩu có thể tăng. Với mặt hàng cà phê : Năm 2000 ta xuất khoảng 734 ngàn tấn, đạt kim ngạch 501,4 triệu USD tăng 52% về lượng so với năm 1999. Dự kiến năm 2002 đạt 850 ngàn tấn. Nhưng giá cà phê có xu hướng giảm Năm 1999 giá cà phê xuất khẩu là 1.213 USD/tấn Năm 2000 giá cà phê xuất khẩu là 683 USD/tấn (giảm 43%) trong đó vào tháng 1/2000 là 948 USD/tấn, đến tháng 12/2000 là 483 USD/tấn Năm 2002 giá cà phê xuất khẩu dự kiến vẫn ở mức thấp khoảng 400 USD/tấn và dự kiết sẽ tăng vào năm 2003 là không đáng kể Với mặt hàng rau quả : giá trị xuất khẩu ngày càng tăng góp phần giải quyết đầu ra cho nông dân, ngoại tệ vì thế mà cũng tăng. Năm 2001 xuất khẩu đạt 330 triệu USD tăng 54% so với năm 2000 ( 213 triệu USD ) . Năm 2002 dự kiến xuất khẩu 360 triệu USD tăng 9% so với 2001 . Đồng thời xuất khẩu sang hơn 50 nước thường tập trung vào thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… Chương III : Giải pháp tiêu thụ nông sản hiện nay 1.Tổ chức sản xuất nông sản hợp lý 1.1.Chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hang hóa đáp ứng nhu cầu thị trường . Như ta đã thấy những khó khăn, thua thiệt về tiêu thụ nông sản đã bộc lộ rõ chỗ yếu cơ bản của nền nông nghiệp nước ta là sản xuất chưa bám sát nhu cầu thị trường và sản phẩm còn kém sức cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả. Do đó ngành nông nghiệp cần điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất, hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường và lợi thế sản xuất của nước ta. Trên cơ sở đó cần phân loại các mặt hàng nông sản để từ đó định hướng thị trường và sản xuất phù hợp cũng như có những chính sách tác động hợp lý. Nhóm các mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao và cũng là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm lúa gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu…mặt hàng cạnh tranh trung bình và có triển vọng như cao su, tơ tằm, chè, lạc, rau quả , nhóm cạnh tranh yếu là sữa, đường, bông,thuốc lá, cây có dầu. Sau khi phân loại khả năng tiêu thụ của từng loại mặt hàng chúng ta sẽ có những chiến lược cụ thể khi đưa sản phẩm tham gia tiêu thụ trên thị trường . Trước hết đòi hỏi người nông dân phải hiểu được nhu cầu, quy luật phát triển nhu cầu và xu hướng phát triển nhu cầu thị trường từ đó lựa chọn, bố trí cây trồng, vật nuôi, ngành nghề cho phù hợp. Muốn thế cần phải hướng hỗ trợ nông dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, trước hết Nhà nước cần điều chỉnh quy hoạch tổng thể vè sủ dụng đất. Trên cơ sở bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Đồng thời các nhà chức năng phải hoạch định, chuyển diện tích cây trồng không hiệu quả sang nuôi trồng những cây, con khác có thị trường tiêu thụ, thực hiện tốt quy hoạch nuôi trồng ghép ở các vùng đồng bằng cũng như miền núi. Đưa nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng xuất sản xuất cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển nhanh cây, con có khả năng cung cấp nguyên liệu chế biến như bông dâu tằm,thuốc lá, ngô, đậu tương và sản phẩm ép dầu, bột giấy, nuôi bò sữa…chuyển dịch cây cà phê vối sang trồng cây cà phê chè có phẩm chất tốt hơn ở những vùng có điều kiện. Đánh giá lại hiệu quả của các nông, lâm trường có phương án thích hợp để sủ dụng tốt nhất tài nguyên, đất đai và phát triển kinh tế – xã hội trên từng địa bàn Khai thác mọi nguồn lực để phát triển sản xuất và công nghiệp chế biến rau quả đảm bảo vững chắc vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến. Đầu tư tập trung vào những ngành mũi nhọn, tạo ra những sản phẩm chủ lực có tính cạnh tranh cao để phục vụ xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu. Chú trọng phát chế biến nhỏ ở nông thôn kết hợp và phát huy các loại hình chế biến một cách có hiệu quả, hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác giữa nông dân , hợp tác xã và các doanh nghiệp … tạo ra các trung tâm công – dịch vụ ở vùng nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của thị trường khu vực và thế giới, đáp ứng số lượng và kim ngạch xuất khẩu. Từ đó trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp chúng ta phải ưu tiên, lưa chọn những nông sản có giá trị cao như gạo có chất lượng cao, chè đặc sản, cà phê arabica, dứa cayen, lợn siêu lạc,cho phép trên mỗi đơn vị diện tích cây trồng và trên mỗi đầu gia súc từ đó sẽ thu được nhiều kim ngạch xuất khẩu. Như vậy có thể với số diện tích cây trồng trọt không lớn lắm, với số đầu gia súc không nhiều nhưng chúng ta vẫn thu được kim ngạch xuất khẩu cao. Đó là xu thế xuất khẩu hiện đại. Khắc phục tình trạng sản xuất phân tán và manh mún, thu mua gom nông sản ở nhiều nơi để xuất khẩu, làm giảm chất lượng sản phẩm và tăng chi phí, cần xây dựngvà phát triển các vùng sản xuất tập trung nông sản xuất khẩu có quy mô lớn như hình thành các vùng chuyên môn hóa với quy mô lớn. Trong thập kỷ tới phát triển mạnh mẽ kinh tế hợp tác với nhiều loạihình, quy mô và mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác giữa các thành phần kinh tế với phương châm thiết thực và hiệu quả. Đây là yêu cầu khách quan của quá trình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp nông thôn nói chung và sản xuất hàng hóa của hộ nông dân nói riêng, khuyến khích các hộ nông dân hình thành các hội, các hiệp hội theo ngành nghề, theo sản phẩm …Cần chú ý các hình thức tổ chức mới ra đời phải dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng và thực sự cùng có lợi. Sự ra đời và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác kiểu mới tạo không gian hoạt động kinh tế tốt hơn để phát triển kinh tế hộ, trang trại . 1.2.Phân bố sản xuất nông sản phù hợp với thế mạnh từng vùng Vấn đề giúp sản phẩm có thể cạnh tranh tốt trên thị trường không gì bằng chât lượng và giá cả. Trong nông nghiệp điều này phụ thuộc phần lớn vào năng xuất sản xuất và sự thích hợp cây, con với vùng sản xuất. Điều này đòi hỏi chúnh ta phải xác định được thế mạnh từng vùng về địa hình, khí hậu, tính chất đất, trình độ kỹ thuật của con người . Từ đó phân bố sản phẩm nuôi, trồng và lưu thông sản phẩm theo từng thế mạnh đó. Việt Nam là một nước có tiềm năng phát triển hàng nông sản. Với khí hậu nhiệt đới và ôn đới cùng với 7 vùng sinh thái khác nhau, chúng ta có thể sản xuất mặt hàng nông sản phong phú, do đó cần phân bố cây, con thích hợp như ở Trung du, miền núi phía Bắc có thể trồng mận, hồng, đào, chè, chuối, dứa, vải, nhãn, xoài, đậu côve, súp lơ xanh, xu hào, khoai tây…ở Đồng bằng sông Hồng có thể trồng nhãn, cam, quýt, na, chuối, xoài, các loại rau đặc biệt là trồng lúa nước. Còn ở đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng lúa, vải,nhãn, xoài, sầu riêng, măng cụt, cam, quýt, dứa….Miền đông Nam Bộ và Tây Nguyên có thể trồng cao su, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, dứa, chuối, mít, chôm chôm, bơ, thanh long.. Sau khi xác định được thế mạnh và phân bố cây, con vào từng vùng cụ thể, chúng ta có thể bắt đầu đầu tư vào từng địa phương, từng sản phẩm trong từng khoảng thời gian cụ thể nhằm đạt được mục tiêu xác định, tránh dàn trải phân tán mà đầu tư trực tiếp theo từng vùng từng dự án. Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất tập trung nông sản xuất khẩu có quy mô lớn như các vùng lúa gạo, vùng ngô, vùng cây công nghiệp, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, mía đường, bông, rau-quả, vùng chăn nuôi bò sữa, nuôi lợn..Trong các vùng đó cần gắn khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến, bảo quản, vận chuyển bốc xếp, tiêu thụ sản phẩm thông qua các hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp chế biến, nông hộ hợp tác xã, trang trại sản xuất nguyên liệu, việc phát triển các vùng sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung sẽ góp phần quan trọng đảm bảo số lượng, tăng chất lượng và hạ giá thành nông sản xuất khẩu giảm tình trạng đầu cơ, đảm bảo giá mua bán hợp lý có lợi cho cả nông dân sản xuất nguyên liệu và người tiêu thụ, chế biến nông sản . 1.3.Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm nông sản . Nhu cầu thị trường ngày càng tăng về số lượng, cơ cấu và tính kịp thời. Sở dĩ các nông sản phẩm của ta khó cạnh tranh được với các loại sản phẩm cùng loại của nước ngoài là do chất lượng sản phẩm của ta chưa cao, mặc dù giá thành không thua kém. Để cao khả năng cạnh tranh thì phải đầu tư hơn nữa vào việc nâng chất lượng cây, con giống, kỹ thuật canh tác, gieo trồng chăn nuôi. + Nâng cao chất lượng giống Do nhiều lý do, Việt Nam không được sớm tiếp xúc với cuộc Cách mạng công nghiệp xanh trên thế giới cho nên đến nay các loại nông sản của chúng ta thường là sản phẩm truyền thống tuy có khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận nhưng năng suất rất kém và không ổn định ví dụ : rau – quả của chúng ta chỉ đạt sản lượng trung bình khoảng 9-10 tấn/ha trong khi đó thế giới là 30-40 tấn/ha. Nông sản không những năng suất thấp mà chất lượng cũng không cao, kích thước nhỏ. Trên thế giới nhờ có sự lai tạo, lựa chọn được nhiều giống cây có năng suất chất lượng cao ( dứa cayen năng suất bình quân đạt 64 tấn/ha tỷ lệ thu hồi thịt quả khi đóng hộp đạt 70% và mầu trắng đẹp, ít đường độ chua phù hợp ; sầu riêng đạt 30-40 tấn/ha tỷ lệ múi đạt 60-70%; chôm chôm thì dóc hạt; xoài tím hạt lép…) Để khắc phục tình trạng này chúng ta cần nhập giống mới từ nước ngoài vào để áp dụng. Trước hết chúng ta phải tổ chức khảo sát, đánh giá điều kiện khí hậu- sinh thái với từng loại giống nội và ngoại nhập việc này cần phải được tiến hành đồng bộ dựa trên sự đầu tư hỗ trợ vốn, kỹ thuật của Nhà nước. Từ đó nghiên cứu lai tạo lựa chọn đầu tư giống có năng suất cao, chất lượng xuất khẩu tốt có khả năng chống chịu sâu bệnh, đặc biệt giống cây lương thực, cây công nghiệp mới, cây ăn quả, giống gia xúc, gia cầm Sau đó đẩy mạnh triển khai nhân giống, tập trung đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, chú trọng phát triển trung tâm giống đảm bảo nhân giống giữ được chất lượng và giá trị thương phẩm cao,bằng cách sủ dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến như cấy mô, chiết ghép, biến đổi ghen … để có thể nhanh chóng mở rộng diện tích, hạn chế dịch bệnh, phát triển độ đồng đều của nông sản tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến phát triển. Các trung tâm này sẽ là hạt nhân cho vấn đề phát triển rau quả, vừa cung cấp giống vừa hướng dẫn kỹ thuật canh tác tới hộ sản xuất theo các hợp đồng kinh tế có ràng buộc trách nhiệm, quyền lợi với sản phẩm cuối cùng. + Nâng cao chất lượng chế biến và bảo quản hàng nông sản. Chất lượng hàng nông sản tiêu thụ, đặc biệt là nông sản đóng hộp thì khâu chế biến có ảnh hưởng nhất định. Để nâng cao nông sản qua chế biến ta cần thực hiện những vấn đề sau -Để khâu chế biến và bảo quản được thực hiện tốt thì ngay từ khâu thu hái chúng ta phải huấn luyện cho ngượi nông dân quy trình thu hoạch đúng độ chín, không để xây xát, không làm ảnh hưởng tới vụ thu hoạch sau. Trong khâu vận chuyển cũng phải đảm bảo hư hỏng ít nhất, đến cơ sở chế biến cần phân loại nông sản để chế đóng gói khác nhau, bao bì phải có tính bảo quản cao. Thường muốn bảo quản tốt hàng nông sản nên để hàng trong môi trường lạnh kể cả trong kho và trên đường vận chuyển. - Một điểm cần lưu ý là chọn công nghệ phải thích hợp với nhu cầu thị trường và từng loại nông sản *Với khu vực nguyên liệu tập trung : diện tích chuyên canh lớn (2000-2500 ha) bố trí dây truyền hiện đại, công suất lớn ( 5.000-20.000 tấn/năm ). Thực hiện cả 3 loại hình công nghệ với hàng rau quả : chế biến nước quả cô đặc, bột quả phục vụ xuất khẩu, chế biến nước quả ép, đồ hộp, mứt…phục vụ nội địa và một phần xuất khẩu. *Vùng nguyên liệu phân tán : chế biến bằng các công nghệ đơn giản, sản phẩm chủ yếu là sấy, đóng lọ…phục vụ nội địa là chính, một số có thể sủ dụng để xuất khẩu thông qua các trung tâm chế biến lớn, thực tế đã chứng tỏ như ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng : cơ sở chế biến rau quả quy mô nhỏ đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm rau quả cho nông dân.Sản phẩm chủ yếu của các cơ sở này là ở dạng chiên sấy, muối và một số loại đóng hộp, trong đó sản phẩm chiên sấy là chủ yếu (72,1% số cơ sở chế biến sản xuất sản phẩm này). Các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây đã hình thành làng nghề chế biến rau quả như sản xuất long nhãn ở Tiên Lữ (Hưng Yên), vải sấy khô ở Thanh Hà(Hải Dương), rau quả sấy, muối ở Hoài Đức(Hà Tây). Các sản phẩm chế biến này có hư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36107.doc
Tài liệu liên quan