MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Nội dung 3
I- Cơ sở lý luận chung 3
I.1. Khái niệm về du lịch, du lịch văn hóa. 3
I.2. Tài nguyên và tài nguyên nhân văn. 4
I.3. Vai trò của tài nguyên nhân văn đối với sự phát triển du lịch văn hóa. 5
II- Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của cố đô Hoa Lư. 7
II.1. Sự ra đời hình thành và quá trình gìn giữ, phát triển Cố Đô Hoa Lư. 7
II.2. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của cố đô Hoa Lư. 9
II.3. Thực trạng và đánh giá chung các yếu tố bên ngoài tác động tới sự phát triển du lịch văn hóa ở Cố Đô Hoa Lư. 17
III. Một só giải pháp kiến nghị phát triển du lịch văn hoá ở Cô Đô Hoa Lư. 24
III.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. 24
III.2. Công tác quảng bá du lịch. 24
III.3. Đối với các doanh nghiệp du lịch. 25
III.4. Bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái, gìn giữ bảo tồn di tích lịch sử văn hoá - danh thắng. 27
III.5. Đối với cơ quan quản lý tỉnh Ninh Bình 28
Kết luận 30
Tài liệu tham khảo 31
34 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2938 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở cố đô Hoa Lư - Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh, làm ngưỡng cửa đá và nâng cao đền lên bằng tảng đá cổ bồng như ngày nay.
Ngàn năm đã trôi qua, những cung điện dát vàng dát bạc của Cố Đô không còn nữa. Qua điều tra khảo cổ học chúng ta biết được thành Hoa Lư nằm trên một khoảng đất rộng và khá bằng phẳng thuộc xã Trường Yên hiện nay. Dãy núi đã vôi bao bọc xung quanh tạo thành một bức thành thiên nhiên vô cùng kiên cố, chỉ có mặt bắc và đông bắc là không có núi che kín. Giữa các khoảng trống của hai khe núi, Đinh Bộ Lĩnh cho đắp những dãy đất hiện nay chỉ còn dấu vết của mười tuyến tường thành.
Di tích Cố Đô Hoa Lư đã được nhân dân bao đời gìn giữ, nâng tạo và phát triển tuy thể vẫn khó lòng chống nổi sức hủy hoại của thời gian và thiên nhiên khắc nghiệt, do đó di tích đã bị hư hỏng hay bị xóa nhòa một số đặc điểm. Tuy nhiên lòng tự hào truyền thống thì không thể lay chuyển. Năm 1977 Đảng bộ và nhân dân trong Huyện đã đề nghị nhà nước đổi tên cho huyện thành cái tên lịch sử. Tên gọi Hoa Lư mãi gợi cho nhân dân trong huyện và cả nước nhớ tới truyền thống Đinh- Lê, là cội nguồn là hồn thiêng của dân tộc.
II.2. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của cố đô Hoa Lư.
II.2.1. Cố Đô Hoa Lư- giá trị lịch sử văn hóa- danh thắng.
Cố Đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên trong nền văn minh Đại Việt của dân tộc, nền phong kiến tập quyền ở nước ta. ở nơi đây là sự kết hợp giữa các giá trị lịch sử văn hóa và cả danh lam thắng cảnh hùng vĩ. Là điều kiện tốt để phát triển loại hình du lịch văn hóa tham quan. Nói về tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa nơi đây là rất tốt.
II.2.1.1. Giá trị lịch sử văn hóa
Mảnh đất Cố Đô có những giá trị về lịch sử cực kỳ to lớn. Nơi đây đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc Việt với sự nghiệp dựng nước giữ nước của cha ông ta. Hơn nữa đây cũng chính là nơi phật tích, là cội nguồn là hồn thiêng muôn đời của dân tộc.
Đến nơi đây mỗi tấc đất đều trĩu nặng dấu tích lịch sử. Không kể hai đền Đinh- Lê nổi tiếng du khách không thể bỏ qua còn có hàng loạt di tích thắng cảnh khác như lăng vua Đinh, lăng vua Lê, đền Thái Vi, chùa Bích Động, Tam cốc, Động thiên Tôn, Am Tiêm, hang Muối.. . gắn liền với sự nghiệp dựng nước của cha ông ta. Cố Đô Hoa Lư cũng là nơi có những công trình kiến trúc điêu khắc quý ở thế kỷ XVII.
Trong các di tích còn lại của cố đô Hoa Lư, di tích đẹp nhất và có nhiều ý nghĩa nhất là đền vua Đinh và đền vua Lê.
Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu “ nội công ngoại quốc” (nghĩa là bên trong chữ công, bên ngoài chữ quốc) đường đi lỗi vào lát hình chữ vương. Các công trình kiến trúc đăng lỗi theo trục đường chính đạo. Cái tên gọi phỏng theo tên gọi của cung điện xưa. Ngoài cùng là Ngọ môn quan (cổng ngoài) quay hướng bắc, bên trong Ngọ môn có bốn chữ: “ Bắc môn tỏa nhược” (có nghĩa là khóa chặt cửa Bắc để tránh gió bấc nhưng còn có nghĩa sâu xa là “ đề phòng giặc Bắc”)
Vào phía trong, ở giữa là một sập long sàng bằng đá, hai bên có hai con nghê chầu bằng đá xanh nguyên khối. Những hiện vật này tuy chạm khắc đơn giản khối hình mộc mạc, chắc khỏe gợi về lòng sùng kính với vua Đinh. Cảnh đó là Nghi môn ngoại (cửa ngoài), lùi vào chút nữa là Nghi môn nội (cửa trong). Lui vào trong bên phải đền là nhà khải thánh thờ cha mẹ vua Đinh. Bên trái đều là nhà Vọng, nơi các cụ làm việc tế lễ. Trước cửa nhà khải thánh và nhà Vọng có hai “ vườn hoa ngoại quốc” (tường bao quanh vòng ngoài như chữ “ Quốc”). Giữa vườn hoa bên trái đều là hòn non bộ có dáng “ cửu long”, giữ vườn hoa bên phải đều là hòn non bộ dáng “ hình nhân bái tướng “. Qua hai cột đồng trụ là tới sân rồng. ở giữa sân rồng là sập long sàng bằng đá hình khối hộp chữ nhật dài 1,8mét, rộng 1,4mét, cao 0,9mét kể cả bệ. Được trang trí bằng một con rồng khá đẹp. Long sàng tượng trưng cho bệ rồng lúc vua ngự triều, hai bên có hai hàng chân cội để cắm cờ bát biểu, vũ khí.. . trong ngày hội, tượng trưng cho thứ bậc các quan văn võ, trong đó có 10 thanh long đao tượng trưng cho mười đạo quân. Long sàng là một tác phẩm nghệ thuật đẹp. Con rồng trang trí ở giữa sập long sàng là con rồng thân mập, đuôi thẳng, phủ vảy đơn, đầu ngẩng cao, hai cụm tóc bay ngược lên, hai giái râu dài thả lỏng phía dưới, má có hai hàng râu chải đều như cánh phượng, tay nắm sừng chẽ chạc. Con rồng đang uốn lượn tượng trưng cho sự vận động của bầu trời, mây mà các đao của nó tỏa ra những tia chớp, tạo thành sấm gọi nguồn nước no đủ về cho đồng ruộng.
Hai bên sập long sàng có hai con rồng đá toàn thân kiểu yên ngựa, được tạc vào đầu thế kỷ XVII, khi mới xây lại đền. Đó là hai con rồng bằng đá xanh nguyên khối. Trên mình và phía dưới bụng rồng được phủ những nét mây đao mác vun vút tỏa về phía sau, làm cho con rồng như đang lao về phía trước. Cạnh đó là hai con nghê chầu được tạc bằng đá xanh nguyên khối có niên đại vào thế kỷ XVII.
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng có ba tòa: Bái Đường, Thiên Hương và Chính Cung.
Từ sân rồng bước lên cao 0,5 mét là Bái Đường, năm gian, kiểu kiến trúc của Bái Đường độc đáo, cửa lui vào tận hàng cột cái tạo thành các mảng chồng rường để có các bức diềm chạm khắc trang trí.
Ngắm nhìn các bức diềm, du khách sẽ bị lôi cuốn bởi nghệ thuật chạm khắc gỗ ở đây đạt đến trình độ điêu luyện, phong phú.
Bước vào trong Bái Đường, nhìn lên du khách trông thấy ở trên cao ở gian giữa có tấm biểu đề ba chữ Hán lớn được sơn son thiếp vàng lộng lẫy: “ Chính Thống Thủy “ (mở nền chính thống ).
Hai cột giữa có treo câu đối:
“ Cồ Việt cuộc đương Tổng khai bảo
Hoa Lư đô thị Hán Trùng An”
( Nước Đại Cồ Việt sánh ngang niên hiệu Khai Báo của nhà Tống, kinh đô Hoa Lư như kinh đô Tràng An của nhà Hán).
Tòa giữa là Thiên Hương thờ các quan, những vị công thần của nhà Đinh. ở đây có một nhang án khá đẹp có niên đại ở thế kỷ XVII. Trên nhang án có mũ “ Bình thiên “ tượng trưng cho vương miện của vua Đinh, một biểu tượng của đế quyền.
Trong cùng là chính cung thờ vua Đinh và các con của ông.
Ở giữa có tượng của Đinh Tiên Hoàng, đội mũ Bình Thiên, mặc áo long cổn. Bên trái vua Đinh là tượng Đinh Liễn con cả, bên phía phải là tượng Đinh Hanh Lang và Đinh Toàn, hai con thứ.
Ở chính cung có đôi câu đối ca ngợi sự nghiệp thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh:
Ngã Nam Đế thống đế nhất kỹ
Trường Yên miếu mạo vạn niên niên
(Nghĩa là: Nước nam thống nhất kỷ thứ nhất
Trường Yên đền miếu muôn ngàn năm )
Đền vua Lê về kiến trúc đại thể cũng như đền vua Đinh, nhưng có khác biệt về chi tiết. Ngoài cùng là một sập đá, rồi đến Nghi môn ngoại. Bên trong Nghi môn ngoại, phía phải đều là Từ Vũ của làng Yên Hạ thờ Khổng Tử. Trước cửa Từ Vũ có hòn non bộ bằng đá xanh nguyên khối có dáng “ phượng vũ “ (phượng múa ) , nếu nhìn từ phía bắc và dáng su tử nếu nhìn từ phía tây nam . chân núi được tạo dáng tứ linh : long , ly, quy , phượng rất đẹp .bên trái đền là ao . theo đường chính đạo , vào phía trong là Nghi Môn Nội , hai bên là hai nhà vọng , nơi xưa kia các cụ bàn việc tế lễ.phía trước hai nhà vọng cũng có hai hòn non bộ có dáng “ phượng vũ “ và “ phượng ấp “ khá đẹp . giáp với hai nhà vọng là hai nhà bia . qua hai cột trụ là sân rồng giữa sân rồng cũng có một sập long sàn bằng đá , tượng trưng cho vua triều ngự . xung quanh sập long sàn cũng có các hàng lỗ chân cột để cắm cờ , bát biểu vũ khí trong ngày hội , tượng trưng cho thứ bậc quan văn võ .
Đều có ba tòa : Bái đường , Thiên Hương , và Chính Cung . tòa ngoài bái đường thờ công đồng . cũng như đền vua Đinh , ở đền vua Lê , cửa đền được lui vào tận hàng cột cái và được bao kín xung quanh , nên lòng đền khá tối . ánh sáng mờ ảo , tạo cho các đồ thờ và nghi tượng như có một sức mạnh huyền bí . ở ngoài bái đường “ xà ngà voi “ giống như đôi “ xà cổ ngỗng “ bên đền vua Đinh . giữa bái đường có một tấm sơn son thiếp vàng lộng lẫy , đề bốn chữ “ trưòng xuân linh tích “ (dấu tích thiêng liêng của điện trường xuân ) . Tấm biểu giạn bên trái đều có ba chữ : “ xuất thánh minh “ ( xuất hiện bậc thánh minh ) . ở đây có đôi câu đối ca ngợi sự nghiệp ( kháng Tông , bình Chiêu ) của L ê Hoàn :
Thần vũ thiếp tứ lâu, thịnh Tống cường chiêm thử nhật
Tinh linh tồn thiên cổ , long giang mã trục chi gian
( Nghĩa là: Thần vũ động bốn bên trong chiêm cường, Tống thịnh
Thiêng liêng còn muôn thuở trong vùng núi mã sông long)
Và câu đối ca ngợi Lê Hoàn cày ruộng tịch điền:
Thùy vân cam vũ thiên hưu ngưởng
Tạc tính canh điền đế lực chi
(nghĩa là: Mây lành mây ngọt ru tiên đế
Đào giếng và cày ruộng là sức của nhà vua)
Tào giữa là thiên hương thời những công thần của nhà vua Lê. ở đây cũng có một nhang án khá đẹp ở thế kỷ XVII .
Trong cùng là chính cung thờ vua, hoàng hậu và các con. ở giữa chính cung có tượng Lê Hoàn, đầu đội mũ bình thiên có chữ vương. Bên trái tượng Lê Hoàn là tượng Dương Vân Nga còn gọi là tượng “ Bảo quan hoàng thái Hậu “ bên phải là tượng Lê Long Đỉnh, hay Lê Ngọa Triều, con thứ năm của Lê Hoàn và vua thứ ba của triều tiền Lê.
Đền vua tuy không khang trang bằng đền vua Đinh, vì ít được tu sữa hơn, nhưng cũng vì thế mà đền vua Lê còn giữ được nhiều mảng điêu khắc thời hậu Lê hơn đền vua Đinh.
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và đền thời vua Lê Đại Hành mãi mãi biểu tượng cho sự tôn kính, biết ơn của nhân dân đối với hai ông vua lớn của dân tộc.
Du khách đến thăm đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng xong không thể không lên thăm lăng vua Đinh Tiên Hoàng trên đỉnh núi mã Yên, núi ở ngay đền Đinh cao chứng 200m. Hai đầu núi nhô cao, giữa vọng xuống trông giống như yên ngựa, nên gọi là mã Yên. Tương truyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế năm 968, ông đã chọn vùng Hoa Lư, một vùng núi non hiểm trở để xây dựng kinh đô và lấy núi này làm án . Như thế mã yên sơn đã có vị trí rất đặc biệt vì vậy sau khi vua Đinh TIên Hoàng băng hà nhân dân đã đưa thi hài ông an táng trên đỉnh núi như muốn khẳng định sự nghiệp cao cả của ông tổ phục hưng thống nhất quốc gia phong kiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Con người vĩnh hằng, bất tử đó vẫn như còn ngồi trên yên ngựa để cứu dân giúp nước.
Lăng vua Đinh Tiên Hoàng được xây bằng đá năm minh mệnh thứ 21(1840) ngày2 tháng 5 và đến năm Hàm Nghi thứ 1(1885) ngày 24 tháng 9 trùng tu lại.
Lên đỉnh Mã Yên, du khách phải trèo 265 bậc đá. Lên tới đây du khách mới biết mây trời tuyệt đẹp và cõi lòng lắng xuống để thả bay trong gió những lo toan trần tục như lâng lâng, thoảng nhẹ, sảng khoái, dồi dào cảm hứng. Hương thơm trên đỉnh núi tỏa bay, lan xa cùng ngào ngạt hương đồng gió nội một vùng non nước Hoa Lư. Khói hương bay nghi ngút, trầm tưởng như hướng tâm hồn du khách hãy nhớ về cội nguồn dân tộc.
Đứng tại đây, du khách có thể nhìn rõ toàn cảnh Cố Đô Hoa Lư. Đằng trước là núi Long Triều, còn gọi là núi Đại Vân như bao phủ quanh hai ngôi đền Đinh- Lê.
Nhìn xa hai ngôi đền như bức phù điêu tạc vào núi. Đằng kia là núi Cắm Gươm, trông như một thanh gươm. Đây là núi Cột Cờ cao vút như bóng dáng của lá cờ nước Đại Cồ Việt đã từng cắm trên đỉnh thời xưa, đang tung bay giữa mây trời. Mỗi ngọn núi, mỗi dòng sông ở đây đều mang một truyền thuyết hấp dẫn và lý thú.
Du khách viếng lăng vua Đinh Tiên Hoàng xong, lần theo bậc đá xuống chân núi, đi quanh về phía Nam khoảng 800m để viếng lăng vua Lê Đại Hành- người kế tục sự nghiệp của nhà Đinh, lập ra nhà Tiền Lê.
Lăng vua Lê Đại Hành được xây bằng gạch, có tường hoa bao quanh, nằm dưới chân núi Quai Điếu tức là núi Kim Kê còn gọi là Hoàn ỷ Sơn vì giống chiếc ghế. Lăng vua Lê Đại Hành được xây từ khi ông mất. Hai bên lăng vua Lê Đại Hành có hai quả núi chầu như hình tay ngai, gọi là Long Chầu, Hổ Phục.
Núi cao là gạch nối giữa trời và đất cũng là chốn linh thiêng mỹ lệ.
Bên cạnh giá trị về lịch sử, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật, Cố Đô Hoa Lư còn có giá trị về danh thắng. ậ đây có nhiều núi đá hình thù kỳ thú như núi con Cá, con Tôm, núi Rùa, núi Hổ, núi Cột Cờ, Phi Vân, Ngọn Đèn.. .Có nhiều hang động đẹp như hang Quân, hang Muối, hang Lỗ, hang Lôi, hang Tối, động An Tiêm, hang luồn hay Xuyên Thủy Động. Mà tất cả đều ít nhiều gắn liền với lịch sử hào hùng của nhà Đinh hay Tiền Lê.
Vùng núi đá vôi Ninh Bình mà đẹp nhất là vùng núi đá vôi huyện Hoa Lư được coi là “ Vịnh Hạ Long Cạn”. Du khách đến nơi đây sẽ được thăm lại những di tích của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Nhiều ngọn núi đá nơi đây xưa kia là cơ sở của huyện của tỉnh hay là những đài quan sát, những vọng tiền tiêu.. .và đã trở thành những di tích lịch sử có giá trị ở trong huyện và trong tỉnh.
Nhìn lại các di tích và danh thắng chúng ta thấy các di tích và danh thắng ở Hoa Lư thật là đa dạng và phong phú về loại hình vừa có bề dày về lịch sử.
Nơi đây thật sự có một tiềm năng to lớn về tài nguyên nhân văn, thu hút một lượng khách lớn về đây tham quan tìm hiểu những gì là truyền thống tốt đẹp, hào hùng của cha ông ta xưa và nay. Và Cố Đô Hoa Lư đã thực sự là nơi vừa có tiềm năng vừa có thực tế để phát triển mạnh mẽ về du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng.
II.2.1.2. Mắt xích quan trọng trong chuỗi các điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình.
Ninh Bình là một trong những tỉnh có nhiều danh thắng, di tích lịch sử nổi tiếng. Mà trong đó Cố Đô Hoa Lư là điểm du lịch nằm trong tổng thể các điểm du lịch khác của Ninh Bình.
Nổi danh trên cả nước đó là “ Nam thiên đệ nhị động”- Bích Động “ Nam thiên đệ tam động”- Địch Lộng(sau động Hương Tích ở Hà Tây), Tam Cốc Kỳ ảo ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư gồm ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cảnh sắc thiên nhiên ở đây rất đẹp và rất kỳ ảo có những lúc khiến con người ta cảm giác mình như lạc vào cõi tiên bởi nghĩ rằng ở đây như phải nhờ đến phép lạ nào đó mới có thể làm được như thế.
Đến Ninh Bình còn được tham quan một công trình kiến trúc độc đáo của dân tộc là Nhà thờ đá Phát Diệm và vườn quốc gia Cúc Phương nổi tiếng. Rồi các làng nghề truyền thống như chạm khắc đá ở xã Ninh Vân và làng nghề thêu ren ở xã Văn Lâm. Ngoài ra nếu du khách đi du lịch đúng vào các ngày lễ hội thì sẽ thấy được một không khí tưng bừng, đầy bản sắc qua các lễ hội truyền thống đó.
Như vậy ta thấy, Cố Đô Hoa Lư nằm trong một chuỗi các di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Ninh Bình như vậy sẽ gặp được rất nhiều thuận lợi về thu hút du khách, quảng bá về tài nguyên của mình.
Nhưng du khách khi đã ghé qua một điểm du lịch nào đó trên đất Ninh Bình chắc chắn không khỏi cảm giác muốn được chiêm ngưỡng cảnh quan di tích và thắng cảnh của Cố Đô Hoa Lư. Để tìm hiểu về lịch sử hào hùng, cảnh quan tươi đẹp, huyền ảo của đất Việt. Đây chính là môi trường bên ngoài vô cùng thuận lợi cho Cố Đô Hoa Lư để phát triển mạnh mẽ và quảng bá chương trình du lịch văn hóa tại nơi đây từ đó thu hút được lượng khách du lịch cao nhất về tham quan.
II.3. Thực trạng và đánh giá chung các yếu tố bên ngoài tác động tới sự phát triển du lịch văn hóa ở Cố Đô Hoa Lư.
II.3.1. Chính sách phát triển du lịch ở Ninh Bình.
Chính sách của chính quyền có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển du lịch nói chung, thu hút khách du lịch nói riêng. Hiện nay trên thế giới không có một nơi nào không tồn tại một bộ máy xử lý xã hội. Bộ máy quản lý này có vai trò quyết định đến các hoạt động của cộng đồng đó. Hoạt động du lịch không nằm ngoài quy luật chung ấy. Một đất nước, địa phương có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống người dân cao nhưng chính quyền địa phương không yểm trợ cho các hoạt động phát triển du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển được.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của ngành du lịch, điều này thể hiện tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I X đã xác định đưa du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Và từ đó đã quan tâm chỉ đạo một cách sát thực: ban hành một loạt các văn bản quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hành lang pháp lý cho du lịch nước nhà phát triển. Lập ban chỉ đạo nhà nước về du lịch ở trung ương và ban chỉ đạo phát triển du lịch ở các địa phương.
Đối với Ninh Bình, theo quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước ta. Ninh Bình đã xác định du lịch là ngành kinh tế động lực nên các hoạt động về du lịch luôn luôn được chính quyền địa phương quan tâm một cách sâu sắc. Tỉnh ủy và UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, đề ra các chính sách cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển bền vững. Trong chiến lược phát triển của tỉnh, du lịch được đề cao và có vị thế quan trọng. Quan tâm chú ý đến các loại hình du lịch dựa vào điều kiện tài nguyên phong phú sẵn có trên địa bàn. Tập trung đầu tư cao vào các điểm du lịch quan trọng, có tiềm năng lớn như Cố Đô Hoa Lư, vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Cốc Bích Động, để từ đó kết hợp phát triển các điểm du lịch khác.
Bằng nhiều chính sách thông thoáng và ưu đãi, các hoạt động đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch, nhiều chương trình hoạt động phục vụ cho du lịch các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp đã được gia tăng đáng kể trong thời gian vừa qua tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh du lịch nói chung, phát triển thu hút khách du lịch nói riêng về cho tỉnh nhà.
II.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có liên quan tới rất nhiều ngành khác nhau. Trong đó hệ thống cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch. Cơ sở hạ tầng có quan hệ mật thiết chặt chẽ đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh các loại hình kinh doanh du lịch. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hiện đại hay lạc hậu sẽ có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới sự phát triển của du lịch. Một điểm đến du lịch nếu có cơ sở hạ tầng tốt sẽ thõa mãn các yêu cầu du khách đề ra.
Nhìn chung trong những năm gần đây các cơ sở hạ tầng xã hội ở Ninh Bình đã được đầu tư nâng cấp và mở rộng để đầu tư cho các chương trình kinh tế- xã hội của tỉnh. Trong đó có ngành du lịch.
Chuyển biến mạnh nhất đó là hệ thống giao thông vận tải đường bộ, mạng lưới bưu chính viễn thông, hệ thống cung cấp nước sạch, mạng lưới tải điện và một số hạ tầng xã hội khác cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Trong đó những năm gần đây mạng lưới giao thông đô thị, các con đường dẫn vào các điểm du lịch đã được đầu tư mạnh, chất lượng nâng cao, đi lại thuận tiện, tâm lý thoải mái cho du khách nên đã góp phần tích cực vào việc thu hút khách du lịch đến nơi đây.
Cơ sở vật chất phục vụ cho ngành du lịch cũng phát triển theo hướng tốt. Các hệ thống khách sạn nhà nghỉ, cơ sở vận chuyển khách du lịch, lữ hành cũng tăng lên đáng kể.
Hạn chế lớn nhất hiện nay về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch ở Ninh Bình là còn thiếu những cơ sở vui chơi giải trí mang tầm cở. Phát triển cơ sở vật chất còn được đồng bộ. Chính điều này đã hạn chế sự hấp dẫn thu hút du khách về du lịch tại nơi đây.
II.2.3. Cộng đồng dân cư địa phương
Ngoài các yếu tố cơ sở hạ tẩng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch, thì cộng đồng dân cư tại một điểm du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển du lịch ở nơi đó.
Ninh Bình nơi có số dân xấp xỉ một triệu người (năm 2000: 884.000 người) là vùng đất có truyền thống văn hoá độc đáo, phong tục tập quán cổ xưa. Người Hoa Lư xưa đã nổi tiếng yêu cảnh, yêu người. Từ xưa nhân dân ta đã có câu:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Như vậy, người Tràng An xưa nay người Hoa Lư ngày nay với nhiều bản tính tốt đẹp, văn hoá, thân thiện, hiếu khách, với thái độ cư xử của dân ở đây đối với khách tham qua văn minh lịch sự đã thu hút lượng khách không nhỏ về với nơi đây.
Du khách đên Ninh Bình không chỉ có những niềm vui trong sự khám phá chiêm ngưỡng các cảnh quan tươi đẹp, di tích lịch sử của Ninh Bình và còn say mê con người ở nơi đây. Đã đến là nhớ mãi về tấm lòng hiếu khách, thân thiện của người dân. Tất cả đều quyện chặt vào nhau tạo nên bản sắc văn hoá đa dạng và độc đáo. Chính điều này đã trở thành mục tiêu khám phá, tìm hiểu của du khách đặc biệt là du khách quốc tế về du lịch nơi đây để hiểu thêm về non nước và con người cố đô xưa.
Hơn nữa, dân cư ở đây có ý thức cao và tôn trọng những gì giá trị mà cha ông để lại, thiên nhiên ban tặng. Từ đó luôn luôn có ý thức gìn giữ và bảo tồn và phát triển các di tích đó. Chính điều này làm cho con ngành du lịch đặc biệt là du lịch văn hoá phát triển ngày càng cao.
II.3.4. Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch.
Các hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ du lịch mang tầm ảnh hưởng cao đến sự phát triển du lịch của một điểm du lịch nói riêng và của cả toàn khu vực nói chung.
Chất lượng phục vụ và giá cả du lịch ảnh hưởng trực tiếp với nhu cầu của khách khi tới một địa điểm du lịch nào đó. Tạo cho du khách những say nghĩ có nên đi hay không. Bởi không chỉ có tài nguyên mới thu hút du khách đến mà có tài nguyên thì mới chỉ có tiềm năng để phát triển còn muốn thực sự phát triển thì phải kết hợp nhiều nhân tố khác và hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch là một điều kiện để du khách đi đến tham quan.
Chất lượng phục vụ: là sự nghiên cứu và xác định mức độ tuyệt vời khi nó đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mục tiêu. Mức độ tuyệt vời được xác định trên cơ sở chờ đợi của người tiêu dùng.
Ở Ninh Bình hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đã chú ý tới điều này và với mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật: ngày càng đảm bảo tính hợp lý theo chức năng hoạt động của các doanh nghiệp, trang bị đã có tính đồng bộ, hiện đại phù hợp với các loại khách sạn nhà hàng đáp ứng nhu cầu và đa dạng của khách du lịch.
Chất lượng đội ngũ lao động: Nhân viên ngày càng được nâng cao cả về kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ, có thái độ ứng xử tốt. Nói chung là nhân viên trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch ở đây ngày càng được đào tạo bài bản về trình độ ngoại ngữ giao tiếp, kiến thức về địa lý lịch sự, am hiểu phong tục tập quán, tạo ra các nét đặc trưng riêng ... tạo ấn tượng với du khách.
Về sản phẩm và dịch vụ du lịch:
Ninh Bình đã từng bước cải tiến đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ du lịch.
Giá cả các sản phẩm, dịch vụ du lịch
Giá cả của các các sản phẩm và dịch vụ là nhân tố rất nhạy cảm đối với quyết định mua của khách du lịch. Giá cả được coi là chỉ số đầu tiên để khách du lịch đánh giá phần "được" và chi phí phải bỏ ra để được tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ.
Ở Ninh Bình hiện nay, nói chung các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đã xây dựng được hệ thống giá cả cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch của mình. Tuy nhiên các áp dụng chính sách giá còn chưa linh hoạt cho từng đối tượng cụ thể và theo mùa vụ cụ thể. Từ đó hiệu quả thu hút khách còn chưa cao.
II.3.5. Môi trường thiên nhiên và vấn đề bảo vệ, gìn giữ môi trường và tài nguyên du lịch ở Cố Đo Hoa Lư.
Ninh Bình có địa thế được thiên nhiên bao bọc, núi non vây quanh như bức tường thành, lại có sông Đáy, sông Vân Sàng là đường giao thông thuỷ thuận tiện. Du khách muốn đến thăm Cố Đô Hoa Lư, từ Hà Nội xuôi phía Nam theo đường quốc lộ 1A hơn 90 km, đến cầu Huyện thuộc xã Ninh Mỹ rẽ phải vào đường Tiếu Yết, đi khoảng 5 km về phía Tây là đến.
Như vậy về mặt địa hình cũng khá tốt, gần trung tâm của thủ đô Hà Nội thuận tiện cho phát triển du lịch bởi gần trung tâm gửi khách lớn của cả nước.
Thiên nhiên ở đây thì vô cùng đẹp đẽ, cảnh quan hùng vĩ, khí trời cũng rất tốt. Thường ít phải chịu thiên tai hơn các khu vực miền Trung và Nam. Từ đó cũng có ít dịch bệnh nảy sinh.
Về vấn đề bảo vệ môi trường và gìn giữ phát triển các điểm du lịch. Ninh Bình đã tăng cường quản lý Nhà nước cộng với ý thức của người dân trong việc bảo vệ và gìn giữ tôn tạo các khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc và gìn giữ môi trường sinh thái.
Nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của chính quyền và ý thức của người dân. Các di tích, thắng cảnh ở đây đã được đầu tư, nâng cấp, tu sửa nhưng vẫn gìn giữ lại các nét vốn có của nó. Các dự án bảo vệ và nâng cấp sự quản lý về môi trường. Từ đó đã tạo nên một cảnh quan trong sạch làm cho du khách rất hài lòng.
II.3.6. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Ninh Bình.
- Thuận lợi:
Lượng khách quốc tế và nội địa đã có tăng lên trong giai đoạn vừa qua. Trong đó chủ yếu tập trung vào Vườn quốc gia Cúc Phương, Cố Đô Hoa Lư, Tam Cốc Bích Động. Hệ thống khách sạn nói chung đã đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách, chất lượng phục vụ của hệ thống khách sạn đã được nâng cao đáp ứng nhu cầu của khách. Nhiều khách sạn đã tăng cường chú trọng đổi mới trang thiết bị, tăng dịch vụ bổ sung.
Doanh thu và nộp ngân sách của ngành du lịch Ninh Bình năm sau cao hơn năm trước, giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong ngành và cả những ngành khác như thương mại dịch vụ, sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, hàng lưu niệm.
Sự phát triển của ngành du lịch tác động thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề khác phát triển trong lĩnh vực thương mại dịch vụ như ăn uống, bưu chính, sản xuất và buôn bán.
Quản lý Nhà nước về du lịch đã nâng cao một bước và dần hoàn thiện. Tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, bảo vệ gìn giữ và tôn tạo các điểm du lịch và môi trường tự nhiên xunh quanh.
- Hạn chế:
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở cố đô Hoa Lư Ninh Bình.doc