MỤC LỤC Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: Thuế GTGT trong thương mại dịch vụ 2
I. Khái niệm chung về thuế GTGT 2
1 Khái niệm 2
2 Mục đích 2
3 Vai trò của thuế 2
4 Nội dung của thuế GTGT 3
5 Tác động của thuế GTGT trong thương mại dịch vụ 16
II Kinh nghiệm thực hiện thuế GTGT 18
ở một số nước
1 Thuế GTGT áp dụng ở một số nước trên thế giới 18
2 Vân dụng kinh nghiệm vào Việt Nam 23
ChươngII Thực trạng của thuế GTGT trong
Thương mại dịch vụ nước ta hiện nay 24
I Tình hình thương mại dịch vụ hiện nay 24
II Tình hình thực tế áp dụng thuế GTGT
trong thương mại dịch vụ ở Việt Nam 26
1 Công tác tổ chức thực hiện 26
2 Kết quả sau thời gian thực hiện thuế GTGT 31
III Đánh giá về thuế GTGT trong thương mại dịch vụ 39
Chương III Hướng giải quyết những vướng mắc của luật thuế GTGT
trong các nghành nói chung và TMDV nói riêng 42
I Phương hướng phát triển nghành TMDV và
sự cần thiết hoàn thiện thuế GTGT 42
1 Phương hướng phát triển nghành TMDV 42
2 Sự cần thiết hoàn thiện thuế GTGT 43
II Biện pháp hoàn thiện thuế GTGT và hướng giải quyết 45
Kết luận 49
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thuế giá trị gia tăng trong Thương mại dịch vụ và vai trò của nó trong thúc đẩy kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huế kịp thời đối với những doanh nghiệp làm ăn hợp pháp.
Để giải quyết những khó khăn trên, Hội đồng Nhà nước đã quyết định giảm tỷ lệ hoàn thuế từ 1/7/1995 căn cứ vao gánh nặng mà các doanh ngiệp xuất khẩu phải gánh chịu ,đồng thời củng cố công tác hành chính về việc hoàn thuế khi xuất khẩu. Các tỷ lệ hoàn thuế cụ thể được quy định như sau:
3% đối với nông sản và than.
10% cho các sản phẩm công nghiệp được sản xuất hay chế biến từ nguyên vật liệu nông nghiệp và các sản phẩm khácchịu thuế suất thuế giá trị gia tăng là 13%.
14% cho các hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 17%.
Đến 01/01/1996 mức hoàn thuế này được giảm xuống còn 9%.
Việc giảm tỷ lệ hoàn thuế đối với hàng xuấ khẩu đã có tác dụng giảm bớt sự căng thẳng đối với ngân sách nhà nước. Đồng thời do chú trọng tới việc đảm bảo tốc độ cũng như độ chính xác trong quá trình hoàn thuế cho nên quyền lợi của các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn được đảm bảo, hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh .
1.2.Inđônêxia.
Luật thuế giá trị gia tăng của Inđonêxia được ban hành tháng 4/1985 và được áp dụng thành 3 giai đoạn :
Giai đoạn I( Từ năm 1985 – 1989 ):Trong giai đoạn này thuế giá trị gia tăng chỉ được áp dụng cho những hàng hoá xuất khẩu trong nước và hàng nhập khẩu với một mức thuế suất là 10%. Khác với luật thuế giá trị gia tăng của Việt Nam ,theo luật thuế giá trị gia tăng của Inđônêxia ,những mặt hàng đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn phải chiu thuế giá trị gia tăng .
Giai đoạn II( Từ 1989 – 1994 ): Từ 1/4/1989, thuế giá trị gia tăng được mở rộng tới người bán buôn và áp dụng đối với 21 loại dịch vụ .Về nguyên tắc, tất cả các dịch vụ đều là đối tượng chịu thuế , song In đônêxia cũng quy định một số trường hợp được miễn : dịch vụ y tế , ngân hàng ,giáo dục và khách sạn (vì đã có một loại thuế địa phương đánh vào khách sạn) .
Giai đoạn III: Bắt đầu từ tháng 1/1995 thuế giá trị gia tăng tiếp tục mở rộng đối tượng nộp thuế tới người bán lẻ .Tuy nhiên , những người bán lẻ có doanh thu dưới một ngưỡng nhất định không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng .
Theo đánh giá của Bộ tài chính Indonexia ,việc áp dụng thuế giá trị gia tăng theo từng giai đoan như trên là một trong những yếu tố dẫn đến thành công của thuế giá trị gia tăng ở nước này.
Một số kinh nghiệm cụ thể được rút ra từ thực tế Inđônêxia :
-Về ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng tới số thu ngân sách và giá cả: Khi áp dụng thuế giá trị gia tăng, giá cả ở Inđônêxia vẫn ở mức ổn định, không tăng. Trong khi đó số thu ngân sách lại tăng lên. Năm 1989 , sau 5 năm áp dụng thuế giá trị gia tăng , số thu từ thuế giá trị gia tăng đã tăng từ 1% lên 3,5% GDP.
- Thuế giá trị gia tăng của Indônexia chỉ có hai mức thuế suất là 0% và 10% điều này làm cho luật thuế giá trị gia tăng của Inđonexia rất đơn giản ,thuận lợi cho công tác quản lý thuế .
-Việc áp dụng thuế giá trị gia tăng thành từng giai đoạn là một yếu tố đảm bảo sự thành công của thuế giá trị gia tăng ở nước này.
-Do quy định mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn phải chịu thuế giá trị gia tăng nên Indonexia hầu như không gặp phải khó khăn gì trong việc xử lý đối với loại hàng hoá này .
-Quy định hoàn thuế giá trị gia tăng của Indonexia rất rõ ràng và có những chỉ dẫn cụ thể nên cán bộ thuế hầu như khong có cơ hội để trì hoãn hoặc cản trở quá trình hoàn thuế.
-Công tác tuyên truyền cho đối tượng nộp thuế cần hết sức quan trọng. Ban đầu, Indonexia găp phải rất nhiều phản ứng từ những đối tượng nộp thuế do họ không biết phải làm gì để đươc nộp thu. Chỉ khi cơ quan thuế cung cấp những hưỡng dẫn cụ thể, rõ ràng đối với từng trường hợp cụ thể thì những phản ứng này mới lắng xuống.
- Tình trạng gian lận giá trị gia tăng được thực hiện dưới nhiều hình thức, phổ biến nhất là việc sử dụng hoá đơn giả ở khâu đầu vào nhằm tăng số thuế được khấu trừ. Cũng có một số trường hợp gian lận được đưa ra toà án, song vẫn không ngăn chặn được hiện tượng này.
1.3. Singapore:
Với nhận thức là việc đánh thuế đối với hàng nhập khẩu không mang tính chất là một loại thuế đánh trên giá trị gia tăng nên ở Singapore không dùng tên thuế giá trị gia tăng như ở các nước mà gọi là thuế hàng hoá và dịch vụ. Thuế hàng hoá và dịch vụ (GST) ở Singapore được áp dụng vào ngày 1/4/1994. Sự ban GST là một phần trong kế hoạch đổi mới toàn bộ hệ thống thuế của Chính phủ Singapore. Điều này cho thấy sự thay đổi quan trọng trong chính sách quản lý tài chính từ việc chú trọng các loại thuế trực tiếp đánh trên thu nhập tới các loại thuế gián tiếp đánh vào tiêu dùng. Song song với việc ban hành GST, thuế suất thuế thu nhập công ty, thuế thu nhập cá nhân và thuế tài sản được giảm xuống, từ đó duy trì được tính cạnh tranh quốc tế của hệ thống thuế của Singapore.
Để giảm tối đa chi phí tuân thủ và chi phí hành chính liên quan tới việc áp dụng GST cho cả đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế, đảm bảo cho hệ thống GST hoạt động có hiệu quả, GST của Singapore được xây dựng rất đơn giản:
- Thuế đánh vào tiêu dùng trong nước, sử dụng phương pháp khấu trừ trên cơ sở hoá đơn và áp dụng một mức thuế suất thống nhất là 3%.
- Giảm tối đa các loại hàng hoá và dịch vụ được hưởng thuế suất 0%, chỉ xuất khẩu và một số ít dịch vụ quốc tế đặc biệt mới được hưởng thuế suất 0%.
- Giảm tối đa việc miễn giảm thuế cho các loại hàng hoá và dịch vụ.
- Singapore cũng quy định ngưỡng đăng ký thuế: các doanh nghiệp có cung cấp chịu thuế hàng năm lớn hơn 1 triệuUSD Singapore đều phải đăng ký GST.
Theo quy định này, chỉ có khoảng 20% tổng số doanh nghiệp (35000 doanh nghiệp) phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký thuế.
- Khác với một số nước thực hiện miễn thuế giá trị gia tăng hoặc áp dụng thuế suất 0% đối với lương thực, thực phẩm, y tế và các nhu yếu phẩm khác nhằm giúp đỡ các hộ có thu nhập thấp, Singapore cho rằng những ưu đãi như vậy có lợi cho các hộ có thu nhập cao hơn các hộ có thu nhập thấp. Chính vì vậy, hệ thống GST của Singapore bao phủ hầu hết các loại hàng hoá và dịch vụ.
Về giá cả: Theo kinh nghiệm của các nước, khi áp dụng GST thường chỉ gây tăng giá một lần. Lường trước sự tăng giá đó và hạn chế đến mức thấp nhất sự lợi dụng của các nhà buôn có thể dẫn đến lạm phát, Chính phủ Singapore đã tiến hành:
- Làm việc với các nhóm tiêu dùng và người bán lẻ để phổ biến với các nhà buôn và dân chúng về GST và ảnh hưởng của nó tới giá cả hàng hoá và dịch vụ.
- Theo dõi chặt chẽ mọi sự tăng giá và tiến hành điều tra mọi khiếu nại về
các hiện tượng gian lận của các nhà buôn.
- Khuyến khích các nhà buôn không tăng giá bằng toàn bộ mức thuế GST, mà rút bớt một phần vào giá thành bù đắp bằng sự tiết kiệm tăng lên từ việc giảm thuế thu nhập công ty khi GST được thực thi.
2. Vận dụng kinh nghiệm vào Việt Nam:
- Để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc áp dụng thuế giá trị gia tăng phải có một thời gian áp dung thử thuế giá trị gia tăng sau đó mới áp dụng rộng rãi cho mọi nghành nghề.
- Không áp dụng một mức thuế suất duy nhất cho tất cả các nghành nghề để khuyến khích một số nghành nghề phát triển cũng như hạn chế những ngành nghề không cần thiết cho nền kinh tế quốc dân.
- Dần dần đưa việc thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán đi vào nề nếp, đi đến việc chấm dứt không có hoá đơn.
- Cần chú trọng đến công tác tuyên truyền về ý nghĩa, mục tiêu, yêu cầu của chính sách thuế mới cũng như yêu cầu về nghiệp vụ để tranh thủ ý kiến của nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý cũng như nhà kinh doanh, người tiêu dùng. Đặc biệt là có sự quan tâm giải đáp thắc mắc cụ thể để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy tinh thần tự nguyện, tự giác chấp hành nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA THUẾ GTGT TRONG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NƯỚC TA HIỆN NAY
I. Tình hình thương mại dịch vụ hiện nay:
Thực hiện chính sách đổi mới kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV ( 1986 ), với nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho kinh tế Việt Nam có những thay đổi lớn lao không phải chỉ ở mức tăng trưởng mà còn thay đổi cơ cấu kinh tế. Hoạt động dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều và tỏ ra thích ứng nhanh vì đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung, tỷ trọng dịch vụ tăng dần trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước từ 32,48% năm 1985 lên 38,46% năm 2002. Tương ứng với sự tăng trưởng dịch vụ là sự giảm tỷ trọng nông lâm – ngư nghiệp từ 40,17% năm 1985 xuống còn 22,99% năm 2002. Đồng thời công nghiệp và xây dựng có tăng mặc dù tăng không lớn ( so với dịch vụ ) từ 27,35% năm 1985 lên 38,55% năm 2002. Có thể đánh giá rằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong hơn 15 năm là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong các ngành dịch vụ phải kể tới vai trò không nhỏ của lĩnh vực thương mại. Những năm đổi mới vừa qua, thương mại phát triển khá, bảo đẩm lưu chuyển, cung ứng vật tư, hàng hoá trong cả nước và trên từng vùng. Thương mại quốc doanh được săp xếp lại theo hướng nắm buôn bán, tham gia kinh doanh, bán lẻ đối với một số mặt hàng thiết yếu; thương mại ngoài quốc doanh tăng lên đáng kể về số lượng, từ đó góp phần làm cho thị trường trong nước sôi động phong phú. Mạng lưới chợ, các điểm bán hàng hoá và kinh doanh dịch vụ phát triển rộng khắp trên phạm vi cả nước. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, hội chợ và triển lãm hàng hoá được hình thành và phát triển. Phương thức kinh doanh đã được đổi mới theo hướng văn minh hiện đại. Nhiều hình thức thu hút khách hàng của các nước tiên tiến trên thế giới được áp dụng như: Tổ chức các hội chợ ( hội chợ thương mại quốc tế, hội chợ hàng chất lượng cao, hội chợ hàng đêm,… ) quảng cáo tiếp thị khuyến mại dịch vụ sau bán hàng ( bảo hành, bảo trì ) bán hàng qua điện thoại, fax. Đội ngũ nhân viên, nhà quản lý trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đã trưởng thành nhiều mặt, biết cách thu hút khách hàng bằng chính chất lượng phục vụ của mình. Từ đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng liên tục trong hơn 10 năm ( 1991-2003 ) với mức tăng bình quân hằng năm là 27,7%. Mức bán lẻ bình quân đầu người /năm cũng tăng đáng kể từ 0,3 triệu đồng năm 1990 lên 1,7 triệu đồng năm 1995 và 2,8 triệu đồng năm 2000 và 3,7 triệu đồng năm 2003. Đồng thời, năm 2003 tóc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 6,68% đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc, tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng 112,1%.
Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu về thị trường
trong nước thời kỳ 1991 – 2004.
Năm
GDP
(%)
Bán trong nước
Chỉ số giá tiêu dùng
Ngàn tỷ đồng
Nhịp tăng
(%)
Nhịp tăng so với GDP
1991
1992
1993
1994
1995
B.quân năm
1996
1997
1998
1999
2000
B.quân năm
2001
2002
2003 (ước)
2004 (KH)
5,81
8,70
8,08
8,83
9,54
8,19
9,34
8,15
5,76
4,77
6,75
6,94
6,84
7,04
7,2-7,3
7,5-8,0
33,40
51,21
67,27
93,49
121,16
145,87
161,90
185,60
200,92
219,40
241,84
272,79
305,53
345,25
75,5
53,3
31,4
39,0
29,6
44,81
20,4
11,0
14,6
8,2
9,2
12,61
8,5
12,8
12,00
13,00
12,99
6,13
3,89
4,42
3,10
5,47
2,18
1,35
2,53
1,72
1,36
1,82
1,25
1,81
1,67
1,73
167,5
117,5
105,2
114,4
112,7
104,5
103,6
109,2
100,1
99,4
100,8
104,0
103,0
104,0
Bên cạnh thành tựu nêu trên, về cơ bản nền thương mại nước ta vẫn là một nền thương mại nhỏ, sức mua còn thấp, chất lượng hàng hoá dịch vụ chưa cao; khả năng cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế còn thấp. Môi trường pháp lý cho hoạt động thương mại – dịch vụ còn chưa đồng bộ, thay đổi luôn… Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả”.
II. Tình hình thực tế áp dụng thuế giá trị gia tăng trong thương mại dịch vụ ở Việt Nam:
Thuế giá trị gia tăng ở Việt nam được tiến hành thí điểm từ tháng 9/1993. Qua một thời gian thực hiện, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam và chọn lọc những bài học thành công, thất bại ở một số nước, dự thảo luật được xây dung từ đầu năm 1995, được Quốc hội khoá 9, kỳ họp thứ 11 thông qua vào
giữa tháng 5/1997 đã bắt đầu áp dụng chính thức trên diện rộng từ 1/1/1999.
1. Công tác tổ chức thực hiện.
Thực hiện nghị quyết của Quốc hội khoá IX , kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 23/12/1992 giao cho Chính phủ thực hiện thí điểm việc áp dụng thuế giá trị gia tăng để rút kinh nghiệm xây dựng dự án luật thuế này, Bộ Tài chính đã được Chính phủ giao cho triển khai thực hiện thí điểm thuế giá trị gia tăng.
1.1. Tình hình thực hiện thí điểm :
Trước áp dụng luật thuế giá trị gia tăng (1/1/1999), Bộ Tài chính đã cùng các doanh nghiệp tiến hành hai đợt tính thử thuế giá trị gia tăng ở các doanh nghiệp lớn. Đợt 1 được tiến hành vào tháng 1/1998, tuy nhiên các số liệu tính toán trong đợt này chưa phản ánh đúng tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cách tính, phương pháp xác định thuế đầu vào, thuế đầu ra, giá bán chưa có thuế…ở một số doanh nghiệp còn chưa chính xác, cho nên khó có thể đánh giá đúng những tác động của hai luật thuế tới doanh nghiệp. Chính vì vậy, 8/1998, đợt tính thử nghiệm lần hai được tiến hành với sự tham gia của các chuyên gia Bộ Tài chính nhằm đánh giá chính xác tình hình tài chính của các Tổng công ty khi thực hiện luật thuế giá trị gia tăng .
Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp đã tiến hành tính thử số thuế giá trị gia tăng phỉa nộp so với thuế doanh thu và dự đoán những tác động của nó tới hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Có hai xu hướng đánh giá trái ngược nhau:
- Những doanh nghiệp có số thuế giá trị gia tăng phải nộp thấp hơn so với thuế doanh thu: trong nhóm này chỉ bao gồm một số nghành nghề đang áp dụng thuế doanh thu với thuế suất cao như điện (8%), xi măng (10%), da giày (6%), một sản phẩm công nghiệp thực phẩm (6%), xổ số kiến thiết (20 – 30%)… và các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu. Những doanh nghiệp này khi áp dụng thuế giá trị gia tăng với thuế suất không cao hơn nhiều so với thuế doanh thu, đồng thời phần thuế đã nộp ở đầu vào khấu trừ lớn, những doanh nghiệp xuất khẩu không phải nộp thuế đầu ra, đồng thời lại được hoàn thuế đầu vào, do vậy số thuế giá trị gia tăng phải nộp giảm nhiều so với thuế doanh thu.
Một số tổng công ty có số thuế giá trị gia tăng phải nộp giảm so với thuế doanh thu.
( Đơn vị : triệu đồng )
Đơn vị
Thuế DT
Thuế GTGT
Thuế GTGT giảm so với thuế DT
Phải nộp
Được hoàn
TCT lương thực miền nam
143.872
0
162.290
143.872
TCT cà phê
31.626
0
2.260
31.626
TCT gia giày
2.932
0
22.249
2.932
TCT khoáng sản
2.708
0
7.300
2.708
TCT cao su
20.921
4.903
16.018
TCT sữa
68.100
61.200
6.900
TCT xi măng
520.948
220.678
300.270
TCT bưu chính viễn thông
638.739
501.981
136.758
TCT điện lực
1.171.321
188.600
982.721
( Nguồn : Bộ tài chính )
- Những doanh nghiệp gặp khó khăn: nhóm này gồm các doanh nghiệp hiện đang nộp thuế doanh thu với thuế suất thấp hoặc kinh doanh những mặt hàng có chi phí ít, giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn. Ví dụ:
+ Sản phẩm cơ khí với thuế suất thuế doanh thu 1 –2%, khi áp dụng thuế giá trị gia tăng với thuế suất 10% , thì số thuế giá trị gia tăng phỉa nộp tăng gấp 3 lần so với thuế doanh thu.
+ Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách sạn, việc áp dụng thuế giá trị gia tăng với thuế suất 20%, mức thuế cao nhất trong biểu thuế giá trị gia tăng thay cho thuế doanh thu 10% cũng được kiến nghị là quá cao. Kết quả tính thử số thuế phải nộp trong 6 tháng đầu năm theo luật giá trị gia tăng so với thuế doanh thu nộp ở 40 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ dulịch, khách sạn cho thấy: đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành, số thuế phải nộp tăng gấp 2 lần; còn đối với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, mức thuế tăng từ 1,6 – 1,8 lần.
+ Đối với nghành điện tử, tin học: mức thuế doanh thu của nghành điện tử là 4% và tin học là 1%. Khi áp dụng thuế giá trị gia tăng , thuế suất 10%. Theo tính toán của Tổng công ty điện tử – tin học, số thuế giá trị gia tăng phải nộp sẽ tăng lên 2 lần so với thuế doanh thu nếu như mọi điều kiện khác không thay đổi. Theo số liệu tính thử cho năm 1999, số thuế giá trị gia tăng mà tổng công ty này phải nộp là 32,4 tỷ đồng, so với thuế doanh thu là 17,2 tỷ.
Bảng một số Tổng công ty có số thuế giá trị gia tăng phải nộp tăng so với thuế doanh thu .
(Đơn vị : triệu đồng)
Tên đơn vị
Thuế doanh thu
Thuế GTGT
Chênh lệch
TCT Vật tư nông nghiệp
6.342
79.456
73.114
TCT xăng dầu
508.176
1.156.188
648.012
Liên hiệp đường sắt Việt Nam
46.756
70.787
24.031
TCT tầu thuỷ
76.000
85.000
9.000
TCT hàng hải
120.000
158.000
38.000
( Nguồn: Bộ Tài chính)
Việc chuyển từ thuế doanh thu với 11mức thuế suất (từ 0% - 30%)sang thuế giá trị gia tăng với 4 mức thuế suất (0%, 5%, 10%, 20%) tất yếu dẫn đến tình trạng có mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng cao hơn thuế doanh thu, có mặt hàng được hưởng thuế suất thấp hơn, do đó số thuế doanh nghiệp phải nộp
cũng thay đổi. Nhiều trường hợp được nộp thuế thấp hơn nên rất phấn khởi trong việc thực hiện luật thuế mới. Ngược lại, có không ít nghành phải nộp thuế cao hơn so với thuế doanh thu nên rất băn khăn lo lắng. Đặc biệt, trong hoàn cảnh phải đương đầu với bao thách thức, khó khăn như nghành cơ khí, kinh doanh khách sạn, du lịch, ăn uống, bảo hiểm, tư vấn, vì được khấu trừ thuế đầu vào không đáng kể.
1.2. Tổ chức thực hiện:
*Tổ chức bộ máy chỉ đạo triển khai thực hiện:
Chấp hành chỉ thị số 44CT/TƯ ngày 4/11/1998 của Bộ Chính Trị và Nghị quyết số 18 năm 1998/QH ngày 25/11/1998 của Quốc Hội, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 208/1998/QĐ-TTg ngày 26/10/1998 về việc thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện các luật thuế mới của Chính phủ do một phó thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban. Thành viên gồm lãnh đạo các bộ: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban vật giá Chính phủ, Tổng cục Hải quan, Tổng Cục thuế. Bộ phận thường trực của ban chỉ đạo triển khai thực hiện các luật thuế mới của Chính phủ được đặt tại Bộ Tài chính. Tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 41/CT-TTg ngày7/2/1999 về việc tổ chức thực hiện các luật thuế mới. Căn cứ vào chỉ thị số 41/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện các luật thuế mới do một đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND làm trưởng ban, thành viên là lãnh đạo các sở, nghành có liên quan.
Các ban chỉ đạo triển khai thực hiện các luật thuế mới đều có chương trình hành động, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận để chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thựchiện các luật thuế mới, chỉ đạo quản lý thị trường, giá cả, xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các luật thuế mới.
* Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Sau khi Quốc hội thông qua các luật thuế mới, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ, các ban soạn thảo đã tích cực chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thi hành các luật thuế mới và các luật có liên quan như: Luật ngân sách, luật khuyến khích đầu tư trong nước…
Đến ngày31/12/1998 đã có trên 70 văn bản mang tính pháp quy về cơ bản đã đủ để hướng dẫn thi hành các luật thuế mới; Các văn bản hướng dẫn đã bảo đảm
đúng luật, phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
* Tổ chức công tác hướng dẫn, tuyên truyền.
Đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn về mục đích, ý nghĩa, nội dung, tác dụng và quy trình nghiệp vụ quản lý thuế cho cán bộ chủ chốt của các bộ, ngành, địa phương, cho cán bộ nghành tài chính và ngành thuế, cho các doanh nghiệp quốc
doanh, việc tuyên truyền về thuế đã được tiến hành thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức: Trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài báo trung ương, đài báo địa phương, hệ thống thông tin phường, xã…), in sách, phát hành tờ rơi, xây dựng phim truyện, hội thảo.
Ban tư tưởng văn hoá TW đã có văn bản hướng dẫn thục hiện chỉ thị số 41CT/TW của Bộ Chính trị, tổ chức tập huấn về thuế cho các tổng biên tập báo, cho ban tuyên huấn của các bộ, địa phương để phục vụ cho công tác tuyên truyền, phối hợp với Bộ tài chính soạn thảo thông tin vắn tắt về thuế để làm tài liệu sinh hoạt trong công tác chi bộ Đảng.
* Tổ chức bộ máy, nghiệp vụ quản lý thuế.
Cấp mã số cho đối tượng nộp thuế: Việc cấp mã số cho đối tượng nộp thuế nhằm mục đích quản lý số lượng đối tượng nộp thuế và là khâu đầu trong công tác đưa tin học vào quản lý thuế. Đến hết quý I/1999 đã cấp mã số thuế cho 985.194 cơ sở kinh doanh, trong đó có 485.517 cơ sở kinh doanh được phép thành lập và có đăng ký kinh doanh, số còn lại chưa có đăng ký kinh doanh nhưng vẫn cấp mã số để quản lý thu thuế.
Về hoá đơn, chứng từ: Hoá đơn, chứng từ là căn cứ pháp lý để thực hiện tính thuế, kê khai thuế, nhất là trong việc tính thuế giá trị gia tăng. Bộ tài chính đã in và cung cấp đủ hoá đơn cho các địa phương, các cơ sở kinh doanh. Đến hết tháng 3/1999 số lượng hoá đơn đã phát hành là 636.315 quyển (trong đó có 434.400 quyển hoá đơn giá trị gia tăng; 201.915 quyển hoá đơn thông thường) và cho gần 700 cơ sở kinh doanh tự in và sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng. So với năm 1998, viêc sử dụng hoá đơn của các doanh nghiệp tăng lên nhiều .
Về công tác tin học phục vụ cho công tác quản lý thuế : Việc đưa tin học vào công tác quản lý thuế nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế . Ngay từ khi các luật thuế mới được thông qua , nghành thuế đã tiến hành xây dựng chương trình quản lý thuế bằng máy vi tính đến ngày 17/1/1999 , các cục thuế đã được trang bị đầy đủ máy tính cần thiết phục vụ cho đối tượng nộp thuế , nhập tờ khai , kiểm tờ khai, in thông báo thuế , lưu trữ dữ liệu về thuế.
Ngành thuế cũng đã tổ chức lại bộ máy quản lý thuế ở cục thuế, chi cục thuế để phù hợp với nghiệp vụ, kỹ thuật quản lý các loại các loại thuế mới. Đã thành lập phòng thuế quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ ở các cục. Các chi cục thuế chỉ quản lý các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Việc thay đổi tổ chức bộ máy quản lý thuế đã giúp cho nghành thuế nắm chắc trên
90% số thu ở cục thuế, đồng thời tạo điều kiện từng bước đưa công tác tin học vào quản lý thuế.
Ngoài ra, nghành còn xây dựng quy trình quản lý các loại thuế mới, quy trình quản lý thuế đối với cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh. Nghành hải quan cũng đã xây dựng quy trình tự kê khai, tự tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu.
Nhìn chung, do có sự chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Bộ chính trị, uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, đã cùng với các bộ, nghành, địa phương chuẩn bị thực hiện các luật thuế mới tương đối cụ thể, đồng bộ từ khâu chuẩn bị tổ chức bộ máy chỉ đạo, xây dựng văn bản, hướng dẫn, tuyên truyền về thuế đến khâu tổ chức quản lý thuế.
2. Kết quả sau thời gian thực hiện thuế giá trị gia tăng .
Sau thời gian thuế giá trị gia tăng đi vào cuộc sống, về cơ bản đã đạt được những yêu cầu đề ra. Luật thuế giá trị gia tăng đã phát huy được tác dụng, vai trò trong nền kinh tế quốc dân.
* Những nét chung qua thời gian thực hiện.
2.1. Khuyến khích đầu tư, thúc đẩy phát sản xuất kinh doanh.
Việc thực hiện luật thuế giá trị gia tăng tạo điều kiện cho giá thành các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, giảm khoảng 10% so với trước đây, toàn bộ thuế giá trị gia tăng của công trình xây dựng cơ bản được hạch toán riêng. Do đó chi phí khấu hao tài sản cũng giảm thấp hơn. Các doanh nghiệp mua sắm tài sản cố định có thuế giá trị gia tăng đều được khấu trừ hoặc hoàn thuế. Mặt khác, khi nhập khẩu thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, loại trong nước chưa sản xuất được để đầu tư thành tài sản cố định theo dự án thì không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng . Từ khi thực hiện nghị định số 78/NĐ-CP, giảm 50% mức thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm xây dựng cơ bản thì mức thuế giá trị gia tăng các doanh nghiệp xây lắp còn phải nộp sau khi khấu trừ đầu vào, bình quân chỉ còn khoảng 1 –2% , thấp hơn so với mức 4% khi nộp thuế doanh thu , thậm chí còn được hoàn thuế.
Đối với các công trình đầu tư bằng vốn ODA không hoàn lại, thì không hoàn thuế giá trị gia tăng , nếu thuộc vốn ODA vay thì được hoàn thuế giá trị gia tăng trong 3 ngày kể từ ngày nộp tờ khai.
Thực hiện thuế giá trị gia tăng còn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá phát triển do thuế giá trị gia tăng chỉ thu rhêm của hàng hoá, dịch vụ qua các khâu sản xuất, lưu thông đến khâu tiêu dùng cuối cùng, với hai phương pháp tính thuế (phương pháp khấu trừ vàphương pháp trực tiếp). Với phương
pháp tính như thế đã khắc phục được nhược điểm thuế chồng lên thuế, thúc đẩy công nghiệp hoá, hợp tác sản xuất, nhất là trong lĩnh vực sản xuất cơ khí như sản xuất , lắp ráp xe đạp, xe máy, ôtô, điện tử…
Trong quá trình thực hiện, có một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng, dịch vụ gặp khó khăn do thuế giá trị gia tăng cao hơn doanh thu, nhưng chưa được chuyển đổi kịp cho phù với cơ chế thuế mới và chịu sự ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực như: than , cơ khí (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng), kéo kim loại, máy vi tính, hoá dược, vận tải,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33652.doc