Đề án Thương mại điện tử trong hoạt động Ngoại thương Việt Nam- Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I. LÍ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1

I. Thương mại điện tử 1

1. Định nghĩa về TMĐT 1

2. Các lĩnh vực của TMĐT 2

3. Những yêu cầu chủ yếu của TMĐT 3

II. TMĐT trong hoạt động ngoại thương 5

1. Vai trò của TMĐT trong hoạt động ngoại thương 5

2. Đặc điểm của TMĐT trong hoạt động ngoại thương 6

3. Quy trình nghiệp vụ của TMĐT trong hoạt động Ngoại thương 7

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG Ở VIỆT NAM 8

I. Tính tất yếu của việc phát triển TMĐT trong hoạt động Ngoại thương ở Việt nam 8

II. Thực trạng phát triển của TMĐT trong hoạt động Ngoại thương ở Việt nam 10

1. Khái quát chung về thực trạng phát triển TMĐT trong hoạt động Ngoại thương ở Việt nam 10

2. Tình hình phát triển của TMĐT trong hoạt động Ngoại thương ở Việt nam 11

III. Những thuận lợi và khó khăn cho quá trình phát triểnTMĐT trong hoạt động Ngoại thương.ở Việt nam 14

1. Những thuận lợi 14

2. Những khó khăn 17

 

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG Ở VIỆT NAM 19

I. Các giải pháp vĩ mô 19

1. Về hạ tầng cơ sở công nghệ 19

2. Về hạ tầng pháp lý 21

3. Về hạ tầng cơ sở xã hội và nhận thức 22

II. Các giải pháp vi mô 23

1. Chuẩn bị nguồn nhân lực 23

2. Lập trang Web sớm 24

3. Quảng cáo, giới thiệu trang web. 25

4. Lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp. 26

 

Kết luận

 

docx34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3520 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thương mại điện tử trong hoạt động Ngoại thương Việt Nam- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn tất, công ty tiến hành báo giá số hoá cho đối tác. Ngay khi nhận được đơn đặt hàng chính thức, công ty lập tức gửi đơn hàng số hoá đến cửa hàng (nếu số lượng hàng hoá ít) và đến kho (nếu số lượng hàng hoá nhiều). Cửa hàng hoặc kho sẽ tiến hành giao hàng theo thời gian trong đơn hàng. Sau đó, người mua tiến hành thanh toán tiền hàng qua ngân hàng phát hành bằng Visa Card hay Master Card. Cuối cùng, ngân hàng phát hành sẽ thanh toán lại cho ngân hàng người bán. Như vậy, qua chương I, chúng ta đã có cái nhìn tổng thể về TMĐT, Điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc nhìn nhận và đánh giá thực trạng phát triển của TMĐT trong hoạt động Ngoại thương ở Việt Nam. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG Ở VIỆT NAM I. TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG Ở NƯỚC TA Thực tế đã chứng minh, TMĐT ngày một mở rộng và phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Với trên 1300 lĩnh vực ứng dụng, TMĐT đạt mức tăng trưởng theo cấp số nhân và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong các ngành nghề, đặc biệt, TMĐT đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển Ngoại thương của các nước. Chúng ta thừa nhận rằng, sự ra đời của Internet đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang trong công cuộc CNH-HĐH đất nước, đồng thời cũng đang trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực nên không thể không chớp lấy những cơ hội mà TMĐT mở ra, càng không thể đứng ngoài guồng quay của nền kinh tế thế giới. Năm 1997, chúng ta đã tham gia kết nối mạng Internet. Có thể khẳng định rằng, việc gia nhập Internet của Việt Nam là một tất yếu trước xu thế mở cửa, hội nhập và những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ trên thế giới . Đồng thời việc gia nhập này cũng mở ra con đường cho TMĐT Việt Nam phát triển. Sau đây, để hiểu rõ hơn tính tất yếu của việc phát triển TMĐT trong hoạt động Ngoại thương ở nước ta, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích một số lợi ích cơ bản nhất của việc áp dụng TMĐT trong hoạt động Ngoại thương (có tính đến những đặc điểm riêng của Việt Nam). 1. Thứ nhất, TMĐT giúp các doamh nghiệp khắc phục được tình trạng “đói thông tin”. Từ trước đến nay, một trong những yếu điểm của doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề thiếu thông tin trong việc tiếp cận thị trường bên ngoài. Việc định hướng sản xuất thường chậm hoặc không nhận được tín hiệu kịp thời từ thị trường, xuất khẩu thường ở trong tình trạng bị động. Khi nhu cầu của thị trường thế giới tăng, sản xuất trong nước không đáp ứng kịp thời. Ngược lại, khi cầu giảm sẽ dẫn đến tình trạng bị hẫng hụt. Trong kinh doanh hiện đại ngày nay, thông tin là một nhân tố cực kì quan trọng, quyết định sự thành công trong cạnh tranh. Sử dụng TMĐT với công cụ Internet, doanh nghiệp có thể khắc phục được trở ngại này. Internet là một biển thông tin khổng lồ, được cập nhật liên tục và nhanh chóng với khối lượng thông tin không hạn chế. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng thu thập thông tin về thị truờng, thương mại, luật pháp, giá cả, mặt hàng... và tiến hành theo dõi sát biến động của thị trường đó bằng Internet. Đây là những cơ sở để doanh nghiệp xúc tiến hoạt động kinh doanh của mình với đối tác nước ngoài. 2. Thứ hai, TMĐT tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể xuất khẩu trực tiếp. Xuất khấu qua trung gian do sự yếu kém của công tác tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh vốn là những bất lợi thường thấy của các doanh nghiệp Việt Nam. Lợi nhuận bị chia sẻ, thị trường luôn luôn phụ thuộc vào thiện chí của người trung gian gây trở ngại cho việc phát triển kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Sử dụng Internet có thể giúp chúng ta tránh được những trung gian không cần thiết, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, chủ động về thị trường mà vẫn thu được lợi nhuận. 3. Thứ ba, TMĐT cũng góp phần làm giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp. Chúng ta phải thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp nhỏ, rất nhỏ so với thế giới. Việc đầu tư mở rộng tiêu thụ, thiết lập đại lý, chi nhánh giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài luôn luôn là vấn đề khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, ngay cả những mặt hàng mà chúng ta có ưu thế về giá, chất lượng nhưng chưa xuất khẩu được chỉ vì một lý do đơn giản: “không tiếp cận được”. Thiếu vốn luôn là vấn đề nan giải của các doanh nghiệp nước ta vì những khoản đầu tư dành cho chiến lược này không phải là nhỏ. TMĐT có thể giúp cho doanh nghiệp khắc phục một phần hạn chế này. Cụ thể: + Giảm chi phí thiết lập cơ sở kinh doanh Nếu tính chi phí các khoản đầu tư dành cho việc thiết lập một cơ sở kinh doanh ở nước ngoài thì khoản này ngoài tầm với của các doanh nghiệp Việt Nam. Song nếu sử dụng Internet – TMĐT thì các doanh nghiệp sẽ khắc phục những hạn chế của mình. Chỉ dành một khoản tiền nhỏ nằm trong tầm tay của các doanh nghiệp chi cho việc thiết lập một “văn phòng kinh doanh ảo” là doanh nghiệp đã có thể tham gia vào thị trường quốc tế một cách dễ dàng. + Giảm chi phí cho quảng cáo – trao đổi Để quảng cáo được trên thị trường thế giới, thông thường chỉ có các công ty rất lớn mới có thể thực hiện được. Tuy nhiên, nếu biết vận dụng Internet trong hoạt động này, doanh nghiệp có thể thực hiện quảng cáo của mình ngay trong nước mà vẫn tới dược khách hàng nước ngoài. Ngoài ra, trong kinh doanh quốc tế, các chi phí cho trao đổi giao dịch, đi lại, đàm phán, điện thoại, fax, thư tín... cũng không phải là nhỏ. Nhưng với công nghệ mới, chỉ bằng một phần chi phí này, TMĐT đã có thể giúp doanh nghiệp thực hiện được thực hiện toàn bộ các hoạt động trên. Tóm lại, TMĐT áp dụng vào hoạt động Ngoại thương là mô hình áp dụng phù hợp nhất đối với nước ta hiện nay cũng như trong tương lai. Nếu áp dụng được triệt để TMĐT thì Ngoại thương nước ta sẽ giải quyết được những bất cập lớn hiện vẫn còn tồn tại, mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ với thị trường thế giới. II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG Ở VIỆT NAM 1. KháI quát chung về TMĐT ở Việt Nam “Thương mại điện tử”- khái niệm này đến nay còn rất mới và mơ hồ đối với người đân Việt Nam nói chung, cho dù các phương tiện thông tin đại chúng đã nhắc đến nhiều. Còn đối với doanh nghiệp Ngoại thương, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam, TMĐT vẫn ở giai đoạn phôi thai. Ngay bản thân Internet cũng chưa thực sự đi sâu vào đời sống xã hội của người Việt Nam nên TMĐT chưa thực sự phát triển. Theo Bộ Thương mại, kết quả của cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy: hiện chỉ có 2% các doanh nghiệp XNK quan tâm và triển khai TMĐT cùng với khoảng 7% doanh nghiệp khác là bắt đầu triển khai hình thức kinh doanh mới này. Có nhiều lý do khiến các doanh nghiệp chưa nhận ra lợi ích và áp dụng TMĐT, nhưng sự chậm trễ làm cho các doanh nghiệp XNK bị thua thiệt khi tham gia buôn bán với khu vực và thế giới. Cũng theo kết quả điều tra, có đến 90% các doanh nghiệp XNK chưa quan tâm và cũng chưa có bất cứ nghiên cứu gì về TMĐT. Hiện nay, Việt Nam đã đi gần hết 1/3 lộ trình để tiếp cận với TMĐT và nhiều doanh nghiệp đã nhận ra lợi ích các loại hình kinh doanh qua mạng này, tuy nhiên sau 4 năm kết nối mạng Internet, trong tổng số 56000 doanh nghiệp Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 1500 doanh nghiệp có trang web và vài nghìn doanh nghiệp có quảng cáo trên mạng. Tuy nhiên, những trang web và quảng cáo này đa phần mới dừng lại ở việc giới thiệu địa chỉ, số fax, e-mail, các mặt hàng chính... chứ chưa phải là nơi để tăng sức cạnh tranh và đẩy mạnh hoạt động thương mại. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet và sự ra đời của các hành lang pháp luật có liên quan, TMĐT sẽ là thứ không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là các doanh nghiệp XNK vốn đã có các nghiệp vụ và sẵn có các mối quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài. 2. Tình hình phát triển TMĐT trong hoạt động Ngoại thương ở Việt Nam Về phía các doanh nghiệp Trong những năm gần đây, TMĐT đã làm sôI động thị trường kinh doanh qua mạng. PhảI nói đến trước tiên là hãng hàng không Pacific Airlines. Pacific Airlines là hãng hàng không lớn thứ hai ở Việt nam, được thành lập vào năm 1991. Hãng hàng không này sử dụng phương thức giao dịch qua mạng. Tất cả mọi khách hàng đều có thể đặt chỗ, bán vé và thanh toán tiền vé băng thẻ tín dụng cho các chuyến bay nội địa cũng như quốc tế của Pacific Airlines. Nhờ có phương thức giao dịch này mà các hoạt động trở nên dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng hơn nhiều. Gần đây nhất, 4/4/2007, khai trương “siêu thị trực tuyến 123 mua” với chương trình khuyến mại hấp dẫn “Shopping online – Hai lần miễn phí”. Theo chương trình, các khách hàng tham gia mua hàng trực tuyến sẽ có cơ hội nhận những phần quà hấp dẫn và quà tặng sẽ dược gửi đến tận nhà cho những khách hàng may mắn nhất. Thể lệ tham gia cực kì đơn giản,khách hàng chỉ cần truy cập vào trang web “123 mua” và 50 phần quà sẽ được gửi đến những khách hàng mua những sản phẩm đó sớm nhất. Ở TPHCM, cũng có rất nhiều công ty đã vươn ra thị trường nước ngoài bằng con đường trên mạng, điển hình là công ty TNHH Phát Thành. Trang fataco.com.vn của công ty khá đơn giản gồm 3 trang tiếng Việt, 3 trang tiếng Anh đã mang lại hợp đồng đầu tiên với khách hàng Hà Lan trị giá 100.000 USD(vào tháng 10/2005). Đến nay, tỷ lệ giao dịch qua mạng trên tổng doanh thu của công ty ngày càng tăng, các đối tác, bạn hàng nước ngoài ngày càng mở rộng. Tính đến tháng 8/2007, tổng trị giá giao dịch qua mạng của công ty lên tới gần 1.5 triệu USD với các hợp đồng giá trị lớn được kí kết với bạn hàng Hà Lan, Hồng Kông, Ấn Độ... b. Về phía nhà nước và các cơ quan ban ngành liên quan Tháng 9/2000, Sở Thương Mại TPHCM đã đưa vào hoạt động trang web hàng Việt Nam xuất khẩu trên mạng. Trang web giới thiệu khoảng 500 doanh nghiệp Việt Nam có hàng xuất khẩu (tên, địa chỉ liên lạc, sản phẩm, hình ảnh...) bằng tiếng Anh và bằng tiếng Việt. Hơn hai năm qua, thông qua sự hoạt động cửa trang web này, rất nhiều bạn hàng từ nước ngoài đã biết đến các mặt hàng xuất khẩu của các công ty Việt Nam và trực tiếp liên hệ, tìm hiểu, thiết lập mối quan hệ bạn hàng. Nhiều hợp đồng Ngoại thương theo phương thức giao dịch điện tử đã được kí kết và thực hiện. Siêu thị điện tử lớn nhất Việt Nam hiện nay là Vietnam Cybermall đã hoạt động được hơn 3 năm với khoảng hơn 500 mặt hàng. Đã có khoảng 60.000 đợt đặt hàng qua siêu thị, trong đó những đơn đặt hàng có khối lượng lớn và giá trị lớn đều là những đơn đặt hàng từ các bạn hàng nước ngoài như Nhật Bản, Thái Lan, Singapore... Chỉ cần truy cập vào Website theo địa chỉ “Cybermall.com.vn”, khách hàng đã có thể chọn các mặt hàng khác nhau. Sau khi điền vào đơn đặt hàng của siêu thị qua E-Mail, việc thanh toán có thể là thẻ tín dụng hoặc tiền gửi qua ngân hàng. Các khách hàng nước ngoài, sau khi hoàn tất mọi thủ tục, hàng sẽ được giao theo thời hạn của hợp đồng đã kí. Hiện có khoảng 60 chi nhánh của các ngân hàng đã tham gia vào hệ thống chuyển tiền điện tử liên ngân hàng. Đó là các chi nhánh của các ngân hàng Công Thương, Đầu Tư, Xuất nhập khẩu và Hàng hải tại các nơi như Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM và Cần Thơ. Việc xử lý, hoàn tất các khoản thanh toán kể từ khi khởi tạo việc thanh toán cho tới khi hoàn tất việc thanh toán cho người thụ hưởng đều được thực hiện qua mạng máy tính. Việt Nam trong hai, ba năm trở lại đây đã xuất hiện nhiều mạng giao dịch nối giữa Việt Nam và nước ngoài. Chúng ta có thể kể đến mạng giao dịch giữa ta và Nhật Bản. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, việc giao dịch tỏ ra không hiệu quả do khối lượng giao dịch quá nhỏ. Tóm lại, TMĐT trong hoạt động Ngoại thương nước ta tuy mới triển khai song đã thu được những thành tựu nhất định. Bước đầu, tỷ lệ giao dịch qua mạng mới chiếm khoảng 6% tổng kim ngạch XNK cả nước song đây là những tín hiệu khả quan cho phép chúng ta hy vọng bước phát triển đột phá của TMĐT trong hoạt động Ngoại thương trong thời gian tới. III. Những thuận lợi và khó khăn cho quá trình phát triển TMĐT trong hoạt động Ngoại thương ở Việt Nam Những thuận lợi Thuận lợi khách quan TMĐT ở Việt Nam ra đời muộn hơn so vơi nước khác trên thế giới và trong khu vực, do đó, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Ngoại thương nói riêng có điều kiện học hỏi, rút kinh nghiệm từ những bài học thành công của các nước đi trước trong việc áp dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh XNK. Xét từ một góc độ khác, Việt Nam là một nước đang phát triển nên một số công nghệ phải chuyển giao từ nước ngoài vào, trong đó có ngành công nghệ thông tin. Những doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ chuyển giao đầu tiên sẽ là những doanh nghiệp lớn, có khả năng ứng dụng công nghệ thông và các doanh nghiệp sẵn có mối liên hệ với nước ngoài khi những doanh nghiệp gia công XNK, các khu chế xuất, các doanh nghiệp XNK. Đây là những thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp Ngoại thương trong việc giảm được rủi ro nghiên cứu và chi phí đầu tư vào nghiên cứu. Mặt khác, hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ đã kí kết ngày 13/7/2000 tại Washington làm thay đổi chính sách thuế; giao dịch giữa hai nước được điều hoà, chuyển giao công nghệ được dễ dàng hơn. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận với nền công nghệ tiên tiến nhất thế giới, tiếp cận với cái nôi của TMĐT. Thuận lợi chủ quan Bên cạnh những thuận lợi khách quan trên, TMĐT trong lĩnh vực Ngoại thương cũng có những thuận lợi đáng kể xét từ mặt chủ quan mà trước tiên phải kể đến những nỗ lực của chính phủ. Chúng ta biết rằng TMĐT phát triển gắn liền với sự phát triển của Internet và công nghệ phần mềm. Do đó, quan tâm và thúc đẩy TMĐT phát triển, chính phủ cũng rất quan tâm đến chính sách phát triển công nghệ phần mềm. Ngày 20/11/2000, phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã kí quyết định 128/QĐ_TTg về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư, phát triển công nghệ phần mềm, trong đó có rất nhiều ưu đãi đối với các doanh nghiệp, chẳng hạn: - Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được. - Miễn thuế XNK đối với sản phẩm phần mềm... Thiết thực hơn đối với việc thúc đẩy sự phát triển TMĐT trong lĩnh vực Ngoại thương, trong năm 2002, một loạt cơ sở pháp lý đã được thiết lập: Thứ nhất, Việt Nam đã công nhận chữ kí điện tử trong thanh toán vốn Ngày 21/3/2002, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định công nhận giá trị chữ kí điện tử dùng trong thanh toán. Theo đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kết toán để hạch toán và thanh toán vốn. Chứng từ điện tử phải có đủ các yếu tố quy định cho chứng từ kế toán, bảo đảm tính pháp lý của chứng từ kế toán và phải được mã hoá để đảm bảo an ninh trong quá trình xử lý truyền tin và lưu trữ. Quyết định này cũng quy định việc mã hoá bằng khoá mật mã cho chữ kí điện tử và công nhận giá trị của chữ kí điện tử như chữ ký tay trên chứng từ giấy. Thứ hai, khai báo hải quan qua mạng Việc khai báo hải quan qua mạng được tiến hành từ tháng 6/2002 đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng gia công. Hiện nay, hải quan TPHCM đang quản lý hồ sơ XNK của hơn 1000 doanh nghiệp gia công các ngành hàng khác nhau. Nhiều nhất là các doanh nghiệp ngành dệt may, da giầy, điện tử. Mỗi ngày, chi cục xử lý từ 600-700 tờ khai hải quan. Thứ ba, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đi vào hoạt động từ cuối tháng 7/2002 Hệ thống này được tuyên bố hoàn thành kỹ thuật vào ngày 6/3/2002 và chính thức hoạt động vào ngày 2/5/2002. Như vậy, từ tháng 8/2002, người sử dụng chỉ cần vài phút nhập dữ liệu và sau khi gửi dữ liệu này bằng E-Mail đến tài khoản của người nhận thì người nhận sẽ nhận được tiền tức thì tại ngân hàng đến. Mỗi khoản thanh toán từ khởi lệnh cho đến khi hoàn tất đều đuợc trung tâm thanh toán Quốc Gia tại Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam kiểm soát. Tóm lại, một loạt cơ sở pháp lý quan trọng đã được thiết lập thúc đẩy sự mở rộng và phát triển TMĐT trong hoạt động Ngoại thương. Cùng với sự tham gia vào mạng của các hãng lớn như Hàng Hải, Bảo hiểm, giờ đây, sau khi kí kết các hợp đồng Ngoại thương qua mạng, các doanh nghiệp sẽ thông qua một đầu mối do Bộ Thương Mại quản lý, làm tất cả các thủ tục từ thủ tục hải quan đến mua bảo hiểm, thuê tàu và cuối cùng kết thúc giao dịch bằng phương thức thanh toán điện tử. Tất cả các công đoạn này của quy trình giao dịch đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện hợp pháp nhanh chóng và thuận tiện. 2. Những khó khăn Những khó khăn trong quá trình phát triển TMĐT trong hoạt động Ngoại thương cũng chính là những khó khăn mà Việt Nam đang phải đối mặt trong quá trình đưa TMĐT thâm nhập vào cuộc sống. * Trước hết, về hạ tầng công nghệ, hạ tầng kinh tế kĩ thuật của chúng ta còn rất hạn chế, các Website đều mang tính “tự thích ứng”. Quy mô mạng trực tuyến tương đối nhỏ, cơ hội thị trường hạn chế. Tỷ lệ máy tính trên đầu người ở nuớc ta thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, hơn nữa, số máy tính đã lạc hậu, hiệu suất sử dụng không cao. Sau 4 năm triên khai dịch vụ Internet ở Việt Nam, nếu tính cả các thuê bao trực tuyến, thuê kênh riêng với số người dùng chung account, cả những hình thức khác như dùng thẻ Internet, dịch vụ “gọi VNN 1269”, Internet công cộng,... theo ước tính có tới 300.000 người sử dụng Internet thì Việt Nam mới chỉ đạt gần 0,4% dân số sử dụng Internet, thấp hơn nhiều so với khu vực (Asean 1,5%) và thế giới (8%). Hệ thống điện lực cũng là vấn đề cần quan tâm. Lượng điện cung cấp không đủ lại hay bị trục trặc. Điều này là một trở ngại rất lớn đối với TMĐT- một phương thức giao dịch 24/24. Điều này càng gây trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Ngoại thương khi giao dịch với các đối tác nước ngoài. Nhìn chung, hạ tầng cơ sở Internet còn rất giản đơn, phần mềm và công cụ Internet còn thô sơ. Các phần mềm cơ bản để tạo ra các trình ứng dụng đặc thù cho TMĐT còn hạn chế. Thêm vào đó, đường truyền hẹp cũng làm giảm khả năng truy cập Internet của các đối tượng truy cập. *Về hạ tầng pháp lý cho TMĐT trong lĩnh vực Ngoại Thương, hiện kế hoạch xây dựng trung tâm đầu mối thương mại (Tradepoint) của Bộ Thương mại vẫn chưa hoàn thành nên còn nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Ngoại thương khi tiến hành các giao dịch XNK. Ngoài việc khai báo hải quan qua mạng, chữ kí điện tử, phương thức thanh toán điện tử được thừa nhận cùng vài dịch vụ khác, các hãng lớn như vận tải, bảo hiểm... vẫn chưa thực sự triển khai giao dịch EDI. Do đó, các giao dịch XNK chưa hoàn toàn tiến hành bằng phương thức điện tử mà vẫn phải kết hợp với phương thức giao dịch truyền thống. Vấn đề bảo mật và an toàn trên mạng của chúng ta vẫn còn hạn chế. Luật bảo vệ quyền lợi của người vào mạng cũng như các chế tài hành chính, hình sự cho các trường hợp vi phạm hầu như chưa được xây dựng. *Về hạ tầng xã hội, TMĐT hiện đòi hỏi một đội ngũ chuyên gia về công nghệ thông tin lớn ở các trình độ khác nhau nhưng hiện chúng ta chưa đáp ứng được. Mặc dù có rất nhiều trường đại học, cao đẳng quan tâm đến ngành công nghệ thông tin nhưng số lượng đầu ra chất lượng cao hầu như rất thấp. Đội ngũ cán bộ tin học của chúng ta mới chỉ có khoảng trên 20.000 người, lực lượng chuyên gia công nghệ thông tin từ nhiều ề nguồn khác nhau như chuyên viên đào tạo từ nước ngoài, các Việt kiều... nhưng chỉ là rất nhỏ so với nhu cầu hiện nay. *Về nhận thức, tâm lý, nhiều doanh nghiệp XNK Việt Nam chưa đựơc chuẩn bị. Các doanh nghiệp vẫn quen với phương thức giao dịch truyền thống; nghĩa là trực tiếp đàm phán để kí kết hợp đồng. Họ chỉ thật sự an tâm khi tận mắt tiếp cận với sản phẩm, trong phương thức thanh toán chỉ chủ yếu thực hiện bằng hình thức nhờ thu, chuyển tiền hoặc dùng phương thức L/C. Các hình thức thanh toán điện tử còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam. Bản thân nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được việc quảng bá địa chỉ Website của mình trong hoạt động quảng cáo, kinh doanh; thông tin cần thiết về sản phẩm lại không cập nhật. Đặc biệt, hầu hết các doanh nghiệp Ngoại thương Việt Nam chưa chú trọng đến việc xây dựng cho mình một thương hiệu trực tuyến trên Internet. Điều này sẽ gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp Ngoại thương Việt Nam trong việc xây dựng hình ảnh và uy tín của mình trên trường quốc tế. Tóm lại, việc phát triển TMĐT ở Việt Nam nói chung và trong hoạt động Ngoại thương nói riêng còn nhiều khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, những trở ngại này cũng dần được khắc phục khi cả ba chủ thể chính: Chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng chúng ta cùng quyết tâm vào cuộc. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG Ở VIỆT NAM Xuất phát từ thực trạng của TMĐT tại Việt Nam, đặc biệt trong hoạt động Ngoại thương, đồng thời xuất phát từ những thuận lợi cũng như những khó khăn như đã phân tích ở chương II, để TMĐT ở Việt Nam có những bước phát triển phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, không chỉ chính phủ mà các tổ chức, các doanh nghiệp đều phải tự trang bị cho mình, đồng thời giải quyết những vấn đề mà TMĐT đặt ra. I. CÁC GIẢI PHÁP VĨ MÔ ( PHÍA NHÀ NƯỚC ) Để TMĐT có thể phát huy những tác dụng trong hoạt động Ngoại thương đòi hỏi phải giải quyết một loạt vấn đề liên quan đến hạ tầng cơ sở, công nghệ, nhân lực, bảo mật và an toàn, bảo vệ sở hữu trí tuệ... Xét trên góc độ vĩ mô, Chính phủ cần có những biện pháp thiết thực tạo cơ sở cho TMĐT phát triển. 1. Về hạ tầng cơ sở công nghệ Đây là nền tảng để TMĐT phát triển. Tuy nhiên, việc đầu tư vào hạ tầng tốn rất nhiều kinh phí, không thể tiến hành vi mô, riêng lẻ. Do đó, nhà nước phải đầu tư để cung cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin cần thiết như viễn thông, công nghệ phần mềm, phần cứng,...cho các doanh nghiệp. Giải pháp cụ thể là: nhà nước có thể cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay vốn với lãi suất thấp trong thời hạn dài để các doanh nghiệp trang bị thiết bị máy móc công nghệ... phục vụ cho việc hoà mạng Internet và đi vào tiến hành từng buớc của TMĐT. Ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách quốc gia, nhà nước nên có cơ chế huy động vốn, khuyến khích đầu tư và xã hội hoá lĩnh vực TMĐT để xây dựng một hệ thống TMĐT hoàn chỉnh cho các doanh nghiệp. Nhà nước cũng nên ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có khả năng đầu tư vào công nghệ để doanh nghiệp tham gia TMĐT càng sớm càng tốt. Bên cạnh việc trực tiếp hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhà nước cũng có thể sử dụng các biện pháp gián tiếp khuyến khích các doanh nghiệp này sớm tham gia TMĐT bằng cách tác động đến các ngành và doanh nghiệp khác có liên quan như ngành Bưu chính, Viễn thông, Điện lực hay các doanh nghiệp tin học và phát triển công nghệ. Đối với các doanh nghiệp tin học và phát triển công nghệ phần mềm, nhà nước cần đưa các chính sách và biện pháp khuyến khích cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp này phát triển, chẳng hạn: +Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc cho các doanh nghiệp này hưởng các mức thuế suất thuế thu nhập ưu đãi trong vòng 4-5 năm đầu từ khi có thu nhập chịu thuế. + Miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được. Khi các doanh nghiệp này đã phát triển, nó sẽ hỗ trợ trở lại cho chính phủ và sẽ trở thành nguồn động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của TMĐT trong cả nước nói chung và trong lĩnh vực Ngoại thương nói riêng. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhà nước tiến hành hỗ trợ cho các doanh nghiệp có khả năng đầu tư vào công nghệ, giảm bớt chi phí truy cập Internet bằng nhiều phương thức chẳng hạn như hỗ trợ về giá cho các loại cung cấp dịch vụ mạng hoặc tháo gỡ những quy định bất hợp lý đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet hay dịch vụ của ngành Viễn thông. Cần nhấn mạnh lại một đặc điểm rất quan trọng của TMĐT là tính toàn cầu hoá cao độ. Vì vậy, chỉ cần thiết lập Website trên Internet, Doanh nghiệp đã có thể trở thành một doanh nghiệp XNK trực tiếp. Chính vì vậy, để TMĐT trong hoạt động Ngoại thương ngày một mở rộng và phát triển, sự hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp mà trước hết là những doanh nghiệp có khả năng đầu tư vào công nghệ là hết sức cần thiết. 2. Về hạ tầng pháp lý Vì TMĐT còn tương đối mới mẻ với không ít các doanh nghiệp XNK khẩu Việt Nam. Vì vậy, nhà nước cần ban hành riêng các Nghị định về phát triển TMĐT trong lĩnh vực Ngoại thương. Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện bộ luật Thương mại để điều chỉnh phương thức giao dịch mới này trong lĩnh vực Ngoại thương cũng là việc làm hết sức cần thiết. TMĐT còn đặt ra các vấn đề về an toàn, bảo mật, bảo vệ sở hữu trí tuệ. Vì vậy, Nhà nước cần ban hành bộ luật về sở hữu trí tuệ, trong đó quy định rõ quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân và tổ chức. Như vậy, bí mật quốc gia, bí mật thương mại, bảo mật dữ liệu,... sẽ được quy định cụ thể trong luật, thay thế cho các pháp lệnh hiện hành. Đối với các sản phẩm phần mềm, Nhà nước cần xúc tiến biện pháp dán nhãn sản phẩm được phép lưu hành và đã đăng ký bảo hộ. Về vấn đề thuế trong TMĐT, Nhà nước cần có những quy định cụ thể đưa thành luật và tổ chức thi hành sao cho có hiệu quả, ít tốn kém. Chính phủ cần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThương mại điện tử trong hoạt động Ngoại thương Việt Nam- thực trạng và giải pháp.docx
Tài liệu liên quan