MỤC LỤC
TRANG
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ FDI CỦA HÀN QUỐC VÀ FDI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 6
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC THU HÚT FDI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 13
PHẦN III: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM 16
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Tiềm năng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải được chọn lọc thật kỹ, làm sao để cú thể thu hỳt được những cụng nghệ tiờn tiến, cụng nghệ cao của cỏc nước khỏc. Đối tượng cũng phải là những cụng ty xuyờn quốc gia, cú tiềm lực về tài chớnh và cụng nghệ. Tuy VN cú lợi thế về nguồn lao động giỏ rẻ, song trỡnh độ chuyờn mụn lại khụng cao. Nếu chủ quan, khụng đào tạo lao động tớch cực hơn thỡ trong tương lai chất lượng đầu tư vào VN sẽ khụng được như mong đợi.
Do đó, việc nghiên cứu, khảo sát cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam để có những giải pháp thích hợp là cần thiết, nên tác giả chọn đề tài "Tiềm năng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc" để nghiên cứu, làm đề án chuyên nghành kinh doanh quốc tế.
2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
*Mục đích:
Đánh giá tiềm năng của Việt Nam trong việc thu hút FDI của Hàn Quốc, đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới.
*Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ thực trạng về FDI của Hàn Quốc nói chung và FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam.
Đánh giá tiềm năng của Việt Nam trong việc thút vốn FDI của Hàn Quốc.
Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong việc thu hút FDI của Hàn Quốc, đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm thúc đẩy FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời mở cửa và hội nhập của đất nước.
*Phạm vi nghiên cứu:
Các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam kể từ khi quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc được xúc tiến vào năm 1992 đến nay (hết tháng 8 năm 2007). Các phương hướng và giải pháp đề xuất đến năm 2010, định hướng đến 2020.
3.Phương pháp nghiên cứu
Đề án vận dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị học Mác - Lê nin như : phương pháp biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lôgic thống nhất với lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như quan sát, thống kê, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, phương pháp hệ thống... để giải quyết các vấn đề thuộc nội dung của đề án.
4. Kết cấu của đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề án được kết cấu thành 3 phần.
Phần 1
Tổng quan về fdi của hàn quốc và fdi của hàn quốc vào việt nam
Một khảo sát về Việt Nam được tiến hành bởi cơ quan Phát triển Đầu tư - Thương Mại của Hàn Quốc cho thấy mức độ thỏa mãn cao từ các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam. Theo khảo sát này, 214 công ty trả lời trong số 668 công ty được hỏi thì 42,1% hài lòng, 50,5% tương đối hài lòng và chỉ 1,4% không hài lòng; kết quả là 92,6% từ tương đối hài lòng trở lên. Hơn nữa, 60,6% số công ty trả lời dự định sẽ giới thiệu các công ty khác đầu tư vào Việt Nam trong khi chỉ 9,7% dự định chuyển các nhà máy sang nước khác.
Mặt khác, theo khảo sát do Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc thực hiện năm 2004, mức độ hài lòng của các công ty Hàn Quốc tại Trung Quốc trên mức tương đối là 79,3%, thấp hơn so với Việt Nam. Mặc dù sự so sánh giản đơn này có thể bao hàm nguy cơ bỏ qua các yếu tố khác ảnh hưởng đến thực tế nhưng những kết quả khảo sát cho thấy rằng tiềm năng tăng cường FDI tại Việt Nam là rất lớn.
1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng
Năm 1992 khi mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được thiết lập thì vốn đầu tư của Hàn Quốc đã tăng 2,26 lần so với 4 năm trước gộp lại (140.600.000USD). Năm 1993, Hàn Quốc đã được nâng lên vị trí thứ 3 với 30 dự án và 508.500.000USD tổng vốn đầu tư, tăng gần 4 lần so với năm 1992 nhưng vẫn xếp sau Đài Loan, Hồng Kông về số dự án. Vị trí này vẫn được duy trì trong suốt 2 năm 1994 và 1995 song vị trí về số vốn đầu tư tăng rõ rệt hàng năm. Năm 1994 Hàn Quốc xếp thứ 6 trên tổng số 54 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Năm 1995, với số vốn đầu tư (656,8 triệu USD) tăng gần gấp đôi so với năm 1994 đã đưa Hàn Quốc lên vị trí thứ 4 sau Đài Loan (1.214 triệu USD), Nhật Bản (1.188 triệu USD) và Mỹ (830 triệu USD). Riêng 6 tháng đầu năm 1996 Hàn Quốc vượt lên đứng đầu với tổng số trên 30 dự án và 714.468.100USD. Tính đến tháng 6/1997 Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam tổng số là 206 dự án với số vốn đăng ký là trên 2.363.548.252USD. Cho đến tháng 4/1999 Hàn Quốc đang có 231 dự án được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam và còn hiệu lực với tổng vốn đang ký 3.450 triệu USD, đứng thứ 4 trong số các nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Tính đến tháng 3 năm 2004, Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam tất cả 696 dự án với tổng số vốn đăng ký là 4,311 tỷ USD.
Kể từ năm 1988 - 2006 (tính đến hết ngày 20/10/2006) Hàn Quốc đứng thứ 2 về tổng số dự án đầu tư với 1246 dự án chỉ xếp sau Đài Loan (1547 dự án) với tổng số vốn đầu tư là 6.153.865.751USD. Hàn Quốc vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Điều này lại một lần nữa được khẳng định khi trong 7 tháng đầu năm qua (2007) Hàn Quốc dẫn đầu về tổng số dự án đầu tư vào Việt Nam….
Xét một cách tổng quát, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam kể từ năm 1992 đến nay có xu hướng tăng lên và tăng mạnh nhất từ năm 1993 đến năm 1996 và dự báo trong những năm tới đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng mạnh. Trong khoảng thời gian này, có những năm đầu tư của Hàn Quốc dẫn đầu cả về số lượng dự án lẫn tổng số vốn đầu tư và luôn nằm trong số 10 nước và vùng lãnh thổ có số dự án và vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Tuy nhiên, nhịp độ đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam có xu hướng giảm dần kể từ năm 1997 đến năm 2000, do ảnh hưởng của cuộc tài chính tiền tệ Chầu á bắt đầu từ năm 1997, các công ty của Hàn Quốc gặp khó khăn, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam bị giảm sức mạnh, nhất là các năm 1998, 1999. Kể từ năm 2000 đến nay, cùng với quá trình phụ hồi của kinh tế Hàn Quốc, tình hình đã có những chuyển biến tốt hơn. Đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào Việt Nam đã dần lấy lại được nhịp độ trước đây.
Trong các dự án đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam thì các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc đã có mặt và chiếm gần một nửa tổng số vốn đầu tư. Điều đáng nói ở đây là sự có mặt của 7 tập đoàn kinh tế lớn như Samsung, Daewoo, Công ty Xây dựng và Công nghiệp nặng Hàn Quốc, Tập đoàn kinh tế Kumho, Kolon, Huyndai và Tập đoàn LG với số vốn bình quân mỗi dự án là trên 10 triệu USD. Riêng 3 công ty lớn của Hàn Quốc như Daewoo, LG và Samsung đã tham gia đầu tư vào các dự án với tổng số vốn đầu tư là 1.275 triệu USD chiếm trên 80% tổng số vốn đầu tư của các công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam. Các tập đoàn này đã triển khai đầu tư trên quy mô lớn, từ bất động sản và xây dựng cơ sở hạn tầng đến các lĩnh vự : điện - điện tử, sản xuất ô tô, dược phẩm…, riêng tập đoàn Daewoo là tập đoàn đầu tư vào Việt Nam lớn nhất với tổng số vốn đăng ký lên tới 700 triệu USD.
Bảng 1. Một số dự án đầu tư lớn của Hàn Quốc tại Việt Nam
STT
Ngày cấp phép
Tên công ty
Lĩnh vực hoạt động
Đối tác Việt Nam (V) và đối tác nước ngoài (F)
Tổng số vốn. Triệu USD và tỷ lệ góp vốn
Thời gian họat động
Nơi đầu tư
1.
20/5/1992
Oil exploitation
Thăm dò và khai thác dầu khí
F: Pedeo
V: Petro
74tr
25
217 Nơ Trang, Bình Thuận, HCM
2.
6/1/1993
Orion-Hanel Picture Tube Co
SX bóng đèn hình TV mầu, đen trắng
F:Orion-Hanel
F: Daewoo Corp Co
170tr
(70:30)
50
Khu CN Xài Đồng, Gia Lâm, HN
3.
21/6/1993
Daeha Bussiness Center
XD và QL Trung tâm Thương mại
F:Daewoo Corp
V: Hanel
134tr
(75:25)
38
Liễu Giai, BĐ, HN
4.
18/1/1994
VSC-Posco Steel Co
(VPS)
SX thép uốn
F: Posco
F: KeoYang Co,Ltd
V: VSC
V: Cty Kim khí HP
56,12tr
(50:40)
25
An Hùng, Hồng Bàng, HP
5.
17/6/1996
Daewoo-Hanel Corp
XD cơ sở hạ tầng
F: Daewoo Corp
V: Hanel
152tr
(60:40)
50
Đống Đa, HN
6.
16/6/1996
Kumho SG, Joint Venture Co
XD khách sạn, văn phòng
F: Cty Kumho
V: Cty du lịch SG
V: Công ty dịch vụ phát triển nhà ở
209.32tr
(65:35)
45
39 Lê Duẩn
7.
Huyndai Vinashim Shipyard Co Ltd
XD và sửa chữa tàu biển
F: Cty Huyndai
V: Cty đóng tàu biển VN
95,39tr
(70:30)
50
Nha Trang, Khánh Hoà
8.
21/8/1997
Liên doanh xi măng HP
SX xi măng
F: Cty XD và CN Hàn Quốc
V: Cty than VN
250tr
(55:40)
50
Hạ Long, Quảng Ninh
9.
14/6/1995
Samsung Vina Synthetic Co
SX tơ và sợi tổng hợp
F: Cty Samsung
F: Cheil Synthenic
192,69tr
50
Nhơn Trạch, Đồng Nai
C
1/8/1997
Kolonvin Industries INSC
SX sợi tơ tổng hợp từ vật liệu TPA
F: Tập đoàn Công Nghiệp Kodan
147,86tr
50
Nhơn Trach, Đồng Nai
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư, 1999
Bảng 2. Một số dự án hàng đầu của Hàn Quốc tại Việt Nam hiện nay
Tên dự án
Tổng vốn đầu tư (triệu USD)
Tỷ lệ đồng góp vốn (%)
Lĩnh vực hoạt động
Tên nhà đầu tư
Vị trí đầu tư
Orion - Hanel
178,6
70
TV CRT
Daewoo
Hà Nội
Deeha hotel
177,0
70
Khách sạn
Daewoo
Hà Nội
Hyundai Vinashin
167,0
70
Đóng tầu
Hyundai
Nha Trang
I.B.C
91,9
60
Xây dựng và dịch vụ
Posco
HCM
Samsung
192,7
100
Dệt may
Samsung
Đồng Nai
Vina Kolon Viêt Nam Ind
147,9
100
Dệt may
Kolon
Đồng Nai
Xi măng hạ Long
250,0
65
Xi măng
Hanjung
Quảng Ninh
Kumho Sài Gòn
233,0
65
Xây dựng nhà văn phòng
XD kumho
HCM
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và Đầu tư
2. Cơ cấu đầu tư theo nghành
Giai đoạn đầu, Hàn Quốc trú trọng tới nhiều lĩnh vực đầu tư công nghiệp nhẹ như may mặc, giầy dép, ba lô, túi sách… và công nghiệp chế biến lâm, hải sản bởi vì các lĩnh vực này vốn đầu tư ít nhưng lại tận dụng được nhiều nhân công rẻ. Song sau năm 1994 và đặc biệt là gần đây Hàn Quốc đã tiến tới đầu tư vào công nghiệp kỹ thuật cao như điện tử, công nghệ ô tô, công nghiệp chế tạo cơ khí và xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Hướng tăng trưởng đầu tư này rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế Việt Nam.
Tính cả thời kỳ 1992 đến tháng 4 đầu năm 2004, các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào nghành công nghiệp như lắp ráp ô tô, thép, cơ khí, điện tử, giày dép, dệt may và xây dựng, với 575 dự án với tổng vốn đăng ký lên tới 3,05 triệu USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất so với tổng số dự án và tổng số vốn đăng ký tương ứng 82,49%; 70,68%.
Tiếp đến là lĩh vực dịch vụ với 78 dự án (chiếm 11,2% về số dự án) với tổng số vốn đăng ký là 1,178 triệu USD (chiếm 27,34% về vốn đầu tư). Nghành nông, lâm nghiệp có số dự án tương đối lớn (44 dự án) nhưng tổng số vốn đầu tư thấp (85,05 triệu USD), chứng tỏ quy mô vốn ở lĩnh vự này tương đối nhỏ.
Điều này được thể hiện rõ trên bảng 3 về cơ cấu vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam như sau:
Bảng 3. Cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam theo ngành kinh tế ( Tính tới ngày 25/3/2004 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT
Ngành
Số dự án
Tổng vốn đầu tư (triệu USD)
I
Công nghiệp
575
3.048
CN dầu khí
2
106
CN nhẹ
378
1.602
CN nặng
158
1.208
CN thực phẩm
14
41,594
Xây dựng
23
89,435
II
Nông - lâm nghiệp
44
85,058
Nông - lâm nghiệp
29
65,243
Thuỷ sản
15
19,815
III
Dịch vụ
78
1.179
GTVT - bưu điện
24
257,17
Khách sạn - Du lịch
10
186,709
Tài chính - Ngân hàng
4
50
Văn hoá - Y tế - Giáo dục
17
48,081
XD Văn phòng - Căn hộ
7
467,938
XD hạ tầng KCN - KCX
2
156,95
Dịch vụ khác
14
11,907
Tổng số
697
4.311,619
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và Đầu tư.
Về cơ cấu ngành đầu tư, nếu như Đài Loan, Singapo đầu tư vào Việt Nam chủ yếu hướng vào các nghành dịch vụ, khách sạn, nhà hàng và du lịch thì đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào sản xuất công nghiêp, với 575 dự án (chiếm 82,49% về số dự án) có tổng số vốn đầu tư 3,05 tỷ USD (chiếm 70,68% về vốn đầu tư). Trong đó công nghiệp nhẹ chiếm chủ yếu với 378 dự án với tổng số vốn đầu tư đạt tới 1,602 tỷ USD. Lĩnh vực dịch vụ và du lịch thu hút thu hút 78 dự án của Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tư 1,178 tỷ USD. Trong đó, riêng giao thông vận tải và bưu điện có 24 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 257,170 triệu USD. Bên cạnh đó, thì đầu tư của Hàn Quốc cũng tập trung vào những ngành công nghiệp nặng. Cụ thể, có 158 dự án (chiếm 22,67% số vốn đầu tư) với tổng số vốn đăng ký 1,208 tỷ USD (chiếm 28,02% về vốn đầu tư). Do vậy, nếu chỉ xem xét đơn thuần về số liệu thống kê về vốn đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam vào các ngành như trên, có thể dễ làm cho ta nhận thấy sự phù hợp tương đối của các chỉ số này với yêu cầu về cơ cấu của một nền kinh tế hiện đại, phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
3. Phân bố đầu tư theo vùng
Trong những năm đầu, đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc chủ yếu tập trung ở phía Nam, do ở đây có đại hình đất đai rộng rãi, cơ sở hạ tầng tốt và có nguồn lao động rồi rào. Nhưng mấy năm gần đây, Chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích và điều chỉnh nguồn vốn cho nên phân bố đầu tư đã có sự đều khắp cả nước, mặc dù vậy các dự án đầu tư của Hàn Quốc phần lớn chỉ tập trung ở hai vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc và phía Nam như Hà Nội, Thành phố HCM, Đồng Nai, Bình Dương là các địa phương có cơ sở hạ tầng tốt, những nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, chỉ riêng Thành phố HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương đã có 502 dự án chiếm 72,02% về số dự án với 1,885 tỷ USD chiếm 43,72% về tổng vốn đăng ký. Hà Nội thu hút 47 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 1.003 tỷ USD. Đồng Nai thu hút 97 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 0,989 tỷ USD; Thành phố HCM thu hút 236 dự án, tổng số vốn đầu tư là 0,901 tỷ USD; Hải Phòng thu hút 19 dự án, với tổng vốn 0,266 tỷ USD. Nói chung đa số các dự án của Hàn Quốc vẫn chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Nam do môi trường, chính sách đầu tư hấp dẫn và thông thoáng hơn, thủ tục hành chính đơn giản hơn, lao động rồi rào hơn… Tuy nhiên, trong những năm tới định hướng cơ cấu vùng đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam sẽ mở rộng phạm vi, trước hết là các vung ven biển (nơi có tiềm năng dầu khí và khai thác hải sản) các vùng có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp… bên cạnh việc nâng cấp các khu vực đầu tư trọng điểm đã được xây dựng trong thập niên qua.
Bảng 4: Phân bố đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam theo vung lãnh thổ
(Đơn vị, triệu USD)
1. Đông Nam Bộ
2.229
2. Đồng Bằng sông Hồng
1.502
3. Đông Bắc
279,56
4. Duyên Hải miền Trung
228,649
5. Đồng bằng sông Cửu Long
59,658
6. Tây Nguyên
9,043
7. Tây Bắc
3
Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và Đầu tư
Phần ii
đánh giá tiềm năng của việt nam trong việc thu hút fdi của hàn quốc
Việt Nam là quốc gia có rất nhiều loại vật liệu thô khác nhau mà các công ty của Hàn Quốc cần đến. Nguồn dầu mỏ của Việt Nam đạt khoảng 356.000bbl/ngày (Sách Sự kiện thế giới CIA, 2003) chưa đạt tới 1% tổng sản lượng dầu mỏ Thế giới. Nhưng nguồn dầu mỏ dự trữ chưa khai thác được ước tính còn khá lớn. Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn có một ưu thế mang tính cạnh tranh đó là đội ngũ lao động rẻ và chất lượng có động cơ và kỹ năng cao. Lực lượng lao động của Việt Nam chiếm khoản 60% dân số và con số này tăng nhanh khoảng 2,5%/năm.
Ngoài ra, liên quan đến các điều kiện cầu, tiềm năng tăng trưởng của thị trường nội địa Việt Nam đem lại cho các nhà đầu tư Hàn Quốc triển vọng có được một thị trường xuất khẩu và đầu tư lớn hơn. Không chỉ khía cạnh định lượng, ví dụ như thị trường lớn với 80 triệu dân, mà cả khía cạnh định tính, ví dụ như tầng lớp trung lưu ngày càng tăng luôn đòi hỏi được bắt kịp trong tiêu dùng, cũng ngày càng trở nên hấp dẫn hơn.
Một lý do khác để đầu tư vào Việt Nam đó là triển vọng phát triển cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng liên quan đến giao thông và phương tiện thông tin chưa phát triển đem đến cho các nhà đầu tư Hàn Quốc có kỹ thuật tiên tiến và dầy dặn kinh nghiệm một cơ hội để cải thiện lĩnh vực này. Cho tới nay, dể thu hút đầu tư với một cơ sở hạ tầng còn hạn chế, Việt Nam đã phát triển một hệ thống các khu Công nghiệp. Đến cuối năm 2002, 76 khu Công nghiệp đã được xây dựng ở các vùng khác nhau trên khắp cả nước. Khi các nghành công nghiệp có liên quan và các nghành công nghiệp hỗ trợ được đặt ở gần nhau thì sẽ dễ tiếp cận thông tin và các phần liên quan. Việt Nam có lợi thế đó là cơ sở tiếp cận đến thị trường thứ ba. Về mặt địa lý, Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực Đông Dương nên có thể có các cơ hội tiếp cận dễ hơn với các nước láng giềng.
Về chiến lược, cơ cấu và tính cạnh tranh của doanh nghiệp, những ý kiến quốc tế ngày càng cao giúp môi trường kinh doanh trở nên toàn cầu hơn và hiệu quả hơn. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hết mình để thu hút FDI nhiều hơn nữa bằng cách đưa ra các hình thức khuyến khích đầu tư khác nhau.
Do vậy, việc thúc đẩy FDI của Hàn Quốc có thể giải thích như sau. Các nhà đầu tư Hàn Quốc có thể sử dụng công nghệ cao, các kỹ năng quản lý và vốn marketing của mình (ví dụ như nhãn hiệu và sự nổi tiếng) làm các thế mạnh mang tính sở hữu. Nhân công rẻ, thị trường lớn và mạng lưới quốc tế có thể được coi là các thế mạnh bản địa mà Việt Nam đem lại cho các nhà đầu tư Hàn Quốc. Xuất khẩu tăng làm chi phí chuyển giao cũng tăng, do vậy các doanh nghiệp đầu tư thường chuyển giao kiến thức nội bộ để giảm chi phí chuyển giao ở các thị trường bên ngoài. Tuy nhiên, trong số 668 nhà đầu tư Hàn Quốc ở Việt Nam thì đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có các thế mạnh mang tính sở hữu. Thế thì thế mạnh mang tính sở hữu giải thích các trường hợp này như thế nào?
Vì những điều kiện thực tế, lượng lớn FDI tại chỗ của Hàn Quốc trong suốt thập kỷ qua đã mang lại tiền vốn cũng như những kỹ năng quản lý và công nghệ cho Việt Nam. Các công nghệ do những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nhìn chung đều ở mức cao hơn các công nghệ hiện có tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông, hoá chất và điện tử,vv…. Việt Nam học hỏi và lĩnh hội công nghệ từ các đối tác nước ngoài đồng thời hiện đại hoá quản lý và hợp tác chính trị. Trong khi đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc tận dụng các nguồn tài nguyên và lực lượng lao động tích cực có thu nhập thấp của Việt Nam.
Cả hai nước đều có lợi ở những phương diện khác nhau. Xét về các điều kiện đòi hỏi, thông qua đầu tư tại Việt Nam, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã chiếm lĩnh được cả thị trường trong nước và quốc tế của Việt Nam. Hàn Quốc có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều mặt hàng khác nhau có chất lượng và kỹ năng tiếp thị cao. Về các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan: ở vị trí trung tâm của Đông Dương lại có được hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ, là thanh viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược về địa thế và đem lại tiềm năng phát triển cho hạ tầng cơ sở của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Do đó, các ngành công nghiệp xây dựng và công nghệ thông tin của Hàn Quốc đang ngày càng nâng cao tầm quan trọng của mình tại Việt Nam. Những đánh giá ngày càng cao của cộng đồng quốc tế về Việt Nam và việc thúc đẩy các nguồn FDI trong nước của Chính phủ Việt Nam giúp cấu trúc công nghiệp của nước ta mang tính cạnh tranh và có hiệu quả hơn. Hàn Quốc tối đa hoá lợi nhuận từ FDI bên ngoài thông qua các doanh nghiệp.
Phần iii
Triển vọng và giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của hàn quốc tại việt nam
1. triển vọng của việt nam trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ hàn quốc
Trong thời gian tới, đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ chịu sự tác động của các yếu tố mang tính toàn cầu, khu vực và quốc gia khác nhau. Trên phạm vi toàn cầu, tất cả các nền kinh tế trên thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, trong đó đặc biệt là cách mạng công nghệ thông tin và sinh học, của quá trình tự do hoá kinh tế.. Trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc sẽ chịu tác động của yếu tố Trung Quốc, sự lớn mạnh của các NIEs, làn sóng liên kết kinh tế khu vực, kể cả việc tìm kiếm các FTAs, sự chênh lệch trong phát triển giữa các quốc gia, cũng như một số biến động khác. Ngoài ra định hướng chiến lược phát triển kinh tế của hai nước cũng là yếu tố tác động lên sự phát triển quan hệ song phương. Xu hướng tác động của các yếu tố này là khác nhau. Các yếu tố có tác động thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc tại Việt Nam:
Tiềm năng phát triển kinh tế của Hàn Quốc với tư cách là một NIE Châu á tiếp tục làm cho nước này có lợi thế về vốn và công nghệ, còn Việt Nam tiếp tục có lợi thế về lao động và tài nguyên - nền tảng cho sự gặp nhau giữa nhu cầu và lợi ích của hai nước.
Việc thực hiện các cam kết về tự do hoá thương mại trong phạm vi WTO, APEC, đặc biệt khi chương trình làm việc Đôha đã được thông qua, trong đó đề cập đến việc xoá bỏ mọi rào cản đối với thương mại hàng nông sản, sẽ tạo thuận lợi cho mở rộng quan hệ Việt Nam - Han Quốc.
Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam và Hàn Quốc có thể nhận thấy rằng trong tương lai, xu hướng chuyển dịch cơ cấu của hai nước tiếp tục thể hiện tính bổ sung cho nhau rõ rệt. Việt Nam chú trọng đến phát triển nông nghiệp, tạo nên những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao. Còn Hàn Quốc thông qua đầu tư vào công nghệ để có được các sản phẩm mới có tính năng bảo vệ môi trường, tạo nên các ngành dịch vụ mới để phụch vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
Một số yếu tố khác có tác động làm chậm lại sự phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. Đó là:
Yếu tố Trung Quốc. Sự nổi lên của Trung Quốc vừa mang lại cơ hội phát triển, đồng thời cả những thách thức cho nhiều nước trong khu vực. Những cải cách của Trung Quốc trong thời gian qua, đặc biệt sau khi nước này gia nhập WTO, kết hợp với sự chuyển hướng chiến lược phát triển kinh tế sang miền Tây và những biện pháp ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, đang làm cho dòng đầu tư đổ vào Châu á bị chệc hướng và đổ vào Trung Quốc. Trong dòng đầu tư đó bao gồm cả đầu tư từ Hàn Quốc.
Sự tìm kiếm của FTA có thể làm cho Chính phủ Hàn Quốc quan tâm đến một số mục tiêu khác. Bởi lẽ, tuy Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 15 của nước này, song lại chủ yếu được tạo nên bởi sự gia tăng đầu tư. Hệ quả là, nếu đầu tư có nguy cơ giảm đi, sẽ làm thay đổi vị trí của thị trường Việt Nam đối với Hàn Quốc.
Trong hai nhóm yếu tố trên, nhóm các yếu tố thúc đẩy có tác động mạnh hơn. Do đó, triển vọng của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc trong tương lai là rất khả quan. Kết luận này còn được dựa trên nhận định cho rằng trong mối quan hệ nay, các bên tham gia chưa khai thác hết tiềm năng của mình. Các dự án đầu tư vào các ngành phụ trợ còn ít, đặc biệt cho các ngành công nghiệp nhẹ. Dựa trên tất cả những điều đó có thể khẳng định rằng trong tương lai, đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng.
2. một số kiến nghị và giải pháp
Tham gia hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, dịch vụ và toàn cầu hoá, Việt Nam được thừa hưởng thành quả của các tri thức, công nghệ của các nước ngoài, nhưng sẽ là những thách thức rất lớn nếu không biết tận dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để theo kịp trào lưu phát triển của thời đại.
Sử dụng hiệu quả nguồn lao động dồi dào của Việt Nam hiện nay phải là mục tiêu của phía Việt Nam và của cả các nước tham gia hợp tác đầu tư thương mại với Việt Nam. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một việc làm thiết thực tuy chưa đem lại hiệu quả ngay nhưng có lợi ích lâu dài, bền vững và vì vậy cần phải tiến hành song song hoặc đi trước các lĩnh vực đầu tư khác.
Qua nghiên cứu thực tế quá trình đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc tại Việt Nam xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp sau:
+ Trong khi tiếp tục sử dụng nguồn lao động nhiều và rẻ của Việt Nam trong một số ngành kỹ thuật vừa phải như dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ ở trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần xác định đúng một số lĩnh vực cần ưu tiên phát triển của Việt Nam, đồng thời đó là nhu cầu và là thế mạnh của Hàn Quốc. Chẳng hạn như các ngành sản xuất linh kiện ô tô, máy móc trong xây dựng và sản xuất nông nghiệp chế biến nông sản, đóng tầu, kỹ thuật điện tử tin học.
Trong tất cả các lĩnh vực đó, công nghệ hiện đại đang thay thế bằng những phát minh mới với tốc độ nhanh. Công nghệ mới đã tạo ra nhiều cơ hội để phát triển các ngành nghề kinh doanh và tạo ra nhiều công ăn việc làm nhưng đồng thời cũng ngày càng đòi hỏi một trình độ giáo dục và đào tạo cao hơn để sử dụng chúng có hiệu quả. Những công việc được tạo ra bởi các sản phẩm công nghệ cao đã thay thế những công việc bị mất đi ở các ngành công nghệ thấp do bị cạnh tranh. Công nghệ mới sẽ chi phối chúng ta thay đổi cách sống và làm việc, nhu cầu về các nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật viên sẽ tiếp tục tăng lên đặc biệt trong các lĩnh vực nghiên cứu hứa hẹn sự thành công sớm trong kinh doanh.
+ Chuyển giao công nghệ của Hàn Quốc cho Việt Nam sẽ ngày càng tăng cường và có hiệu quả hơn nếu được thực hiện trong môi trường có sự chuẩn bị tốt về mặt pháp lý, có đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên và lao động có khả năng tích luỹ theo nhu cầu cần thiết. Vì thế việc đào tạo nhân lực khoa học kỹ thuật cần đẩy mạnh hơn nữa, không chỉ ở trong các trường đại học, viện nghiên cứu mà còn ở các doanh nghiệp tư nhân.
+ Việt Nam cần tiếp tục cải cách để tạo ra một môi trường đầu tư tốt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Môi trường đầu tư tốt không phải môi trường đầu tư có vô số các ưu đãi, miễn thuế và trợ cấp cho các doanh nghiệp mà là môi trường đầu tư trong đó có sự quản lý kinh tế tốt, chính sách vĩ mô về kinh tế, tài chính và tiền tệ hợp lý, kiểm soát được tình trạng tham nhũng và bảo hộ quyền sở hữu có hiệu quả. Thêm vào đó là các cơ sở hạ tầng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 69648.DOC