Thật là thiếu sót nếu nói nhiều về món ăn Huế mà không nhớ đến món ăn chay. Vì xưa nay ai cũng đã biết Huế có một thời gian dài, thời các chúa Nguyễn, phật giáo trở thành quốc giáo. Cả một lớp quý tộc ăn chay nên các món ăn chay ở Huế rất phong phú ( có khoảng 125 món ăn). Các món ăn chay được làm cầu kỳ ngon không kém món ăn mặn. Đối với các gia đình phật tử ở Huế mà mời bạn bè ăn một bữa cơm chay, thì đó là một cách bày tỏ sự quý mến và trân trọng người bạn của mình lắm.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tiềm năng phát triển tài nguyên du lịch ở địa bàn Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nằm ở biờn giới Việt - Lào và kộo dài đến éà Nẵng. éịa hỡnh trung du chiếm khoảng 1/2 diện tớch. éịa hỡnh đồng bằng là một phần của đồng bằng duyờn hải miền Trung, bề ngang hẹp và chiều dọc kộo dài theo phương Tõy Bắc - éụng Nam, song song với bờ biển. Trong miền đồng bằng ven biển cú nhiều đầm phỏ như phỏ Tam Giang, đầm Hà Trung, đầm Cầu Hai, vũng An Cư,... Chỳng đổ ra biển ở cửa Thuận An, cửa Tư Hiền và cửa Lăng Cụ.
2.2.3. Đặc điểm khí hậu và thời tiết.
Huế nằm trong khu vực nhiệt đới giú mựa, thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mựa: mựa Xuõn mỏt mẻ, ấm ỏp; mựa Hố núng bức; mựa Thu dịu mỏt và mựa éụng giú rột. Thời tiết lạnh là thời kỳ ẩm vỡ mựa mưa lệch về Thu éụng. Sang mựa Hạ tiết trời tuy khụ nhưng thỉnh thoảng vẫn cú mưa rào và giụng. Nhiệt độ trung bỡnh hàng năm là 25 độ C. Số giờ nắng trung bỡnh là 2.000 giờ. Mựa mưa ở Huế chủ yếu từ thỏng 9 đến thỏng 12. éộ ẩm dao động trong năm từ 72-90%. Bóo ở Huế khỏ nhiều, thường bắt đầu từ thỏng 6, nhiều nhất vào thỏng 9, thỏng 10. Ngoài ra, Huế cũn chịu ảnh hưởng lớn của giú mựa đụng bắc và một phần của giú Lào.
2.2.4. Đặc điểm Thuỷ văn (Tiềm năng du lịch biển).
Hệ thống sông ngòi của Huế khá dày đặc. Hầu hết cỏc sụng lớn của TT-Huế đều bắt nguồn từ dóy nỳi Trường Sơn, chảy ngang qua đồng bằng, xuống đầm phỏ, đổ ra biển, như sụng ễ Lõu, sụng Bồ, sụng Hương, sụng Truồi, sụng Cầu Hai... Trong đú, sụng Hương là con sụng lớn nhất, cú diện tớch lưu vực 300km2, gồm hai nhỏnh lớn là tả trạch và hữu trạch. Hữu trạch chảy từ éộng Ruy, cũn tả trạch chảy từ nỳi Vang và đổ vào sụng chớnh ở ngó ba Tuần. Sụng Hương đổ ra cửa biển Thuận An.
Vì vậy nên Thừa Thiên Huế có một nguồn nước vô cùng phong phú phục vụ phát triển nhiều loại hình du lịch. Ngoài ra Huế còn có rất nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng thu hút khách nội địa và quốc tế đến du lịch. Trong đó điển hình như:
- Bãi biển Thuận An: Nằm bên cạnh cửa biển Thuận An, nơi dòng sông Hương đổ ra phá Tam Giang rồi thông ra biển. Bãi biển chỉ cách thành phố Huế 15 km và du khách có thể đi đến đó bằng ô tô. Thuận An là nơi thú vị cho người dân xứ Huế kéo nhau về hóng mát và tắm biển vào dịp hè. Thời kỳ tấp nập nhất ở đây thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 lúc tiết trời nóng bức nhất. Ngoài ra du khách có thể đến tham quan miếu Thái Dương ở gần đó với sự tích nữ thần Thái Dương được dân làng hết sức sùng bái, hoặc thăm miếu Âm Linh thờ thần cá voi, con vật linh thiêng của dân miền biển.
- Bãi tắm Lăng Cô: Dài 10km, nằm cạnh đường quốc lộ 1A, gần đèo Hải Vân và chỉ cách khu Bạch Mã 24km. Với bờ biển thoải, cát trắng, mực nước biển cạn và nhiệt độ trung bình khoảng 250C vào mùa tắm biển, Lăng Cô là nơi lý tưởng cho những ai đam mê tắm biển. Ngoài việc tận hưởng những món ăn hải sản tuyệt vời, du khách có thể đến thăm thắng cảnh Chân Mây và làng chài Lăng Cô gần bãi biển. Có thể nói Cảnh Dương là bãi biển đẹp nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 60km.
- Bãi biển Cảnh Dương: Nằm giữa hai ngọn núi, có hình vòng cung và dài chừng 8km. Bãi biển rộng 200m, dãi cát trắng mịn tạo nên độ dốc thoai thoải và mặt nước phẳng lặng khác thường khiến cho Cảnh Dương là nơi tắm biển lý tưởng và tổ chức các hình thức thể thao dưới nước.
2.2.5. Cảnh quan thiên nhiên
Cảm giỏc đầu tiờn mà ta bắt gặp khi ở Huế chớnh là đang bước vào một nơi tĩnh lặng hiền hoà. Du khỏch khụng phải đối diện với những ngọn nỳi cao hựng vĩ, chút vút, cũng khụng phải đối diện với những con sụng dài mờnh mụng cuộn súng tung bờ mà là một cảnh quan rất thấp, rất nhẹ, rất ờm, rất xinh. Tất cả đú là cảnh quan của Huế:
- Núi Ngự Bình: Là ngọn đồi cao105m, hình thang cân, đứng ngay trước mặt Thành Nội như một bức bình phong. Đứng trên núi Ngự, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Huế thơ mộng.
- Sông Hương: Là một thắng cảnh được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Sông dài 800km, độ dốc của dòng nước so với mặt biển khoảng 1% nên nước sông chảy chậm. Sông Hương uốn lượn quanh co giữa núi rừng, mang theo những hương thơm của Thảo mộc rừng nhiệt đới Việt Nam. Sông chảy ngang qua các di tích lịch sử như miếu Văn Thánh, chùa Thiên Mụ, uốn mình trước kinh thành Huế, xuyên ngang qua thành phố Huế, chảy dưới các cầu: Dã Viên, Phú Xuân, Tràng Tiền, qua cồn Hến, Bao Vinh rồi đổ vào Phá Tam Giang. Sông là một nơi giải trí trên mặt nước thú vị đối với du khách . Du khách có thể đi thuyền đến các điểm du lịch như : Lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, Chùa Thiên Mụ, hoặc đi dọc sông để ngắm những xóm làng , vườn tược xanh tươi của Kim Long, Vĩ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, Chợ Vinh, Nam Phổ, và ra Phá Tam Giang, bãi biển Thuận An... hoặc để thưởng thức các món ăn đặc sản trên sông, kết hợp với nghe ca Huế, ngắm trăng, hoặc tìm hiểu cuộc sống dân dã của dân chài.
- Núi Bạch Mã: Là Vườn Quốc Gia cách thành phố Huế 60 km về phía Nam. ở độ cao cách mực nước biển 1.450m, Bạch Mã có khí hậu như Sapa, Tam Đảo hay Đà Lạt. ở đây thực vật phong phú, tươi tốt quanh năm, động vật cũng đa dạng và vô số các loài chim. Núi Bạch Mã nổi tiếng về những con suối và ngọn thác ngoạn mục. Đứng trên đỉnh núi Bạch Mã có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh lộng lẫy của đèo Hải Vân, núi Túy Vân, đầm Cầu Hai và ánh điện lung linh của thành phố Huế vào ban đêm.
- Đồi Vọng Cảnh: Là ngọn đồi cao 55m đứng soi bóng bên bờ sông Hương cách thành phố Huế 9km. Từ trên đồi có thể thấy được một cách bao quát vẻ đẹp nên thơ của cảnh quan Huế.
2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.3.1. Di tích lịch sử văn hoá
* Di tích triều Nguyễn
Nói tới Huế, ta không thể không nhắc tới những hạng mục kiến trúc đồ sộ của kinh thành xa và hàng loạt lăng tẩm các Vua nhà Nguyễn. Hơn 400 năm, Huế là trung tâm chính trị, văn hoá của xứ Đàng Trong và của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu ấn của thời gian ấy. Xây dựng từ thời Gia Long 1802, Kinh thành Huế được bao bọc bởi 3 vòng thành cùng chung một trục.
Thành ngoài là Kinh thành hay Phòng thành, hình vuông, chu vi 9.950m. Các cạnh được xây "dích dắc" theo dạng thành Vauban, kiến trúc phòng thủ kiểu phương Tây. Ngoài thành có hào sâu, gọi là Hộ thành hà.. Thành giữa là Hoàng thành (Đại Nội), xây gạch cao 4m, dày 1m, hào sâu bao bọc phía ngoài. Có 10 cầu bắc qua hào để đi vào thành. Tử Cấm Thành, trung tâm cẩn mật của kinh đô, nơi ăn ở sinh hoạt làm việc của nhà Vua. Nơi đây có nhiều cung điện nguy nga như: điện Cần Chánh, điện Càn Thành, Khôn Thái, điện Kiến Trung. Ngoài phi tần, mỹ nữ và thái giám, không ai được phép vào khu vực này.
Kinh thành Huế nguy nga với những cung điện cầu kỳ, tráng lệ. Ai đến Huế cũng đều không thể không ngưỡng mộ hệ thống lăng tẩm của các ông vua nhà Nguyễn, trong đó có một số công trình tiêu biểu có giá trị đặc biệt:
- Lăng Tự Đức
Được xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Thượng Ba, cách thành phố Huế 8 km. Lăng được xây vào giữa năm 1864 và 1867, gồm bức tường thành rộng lớn, bên trong có gần 50 kiến trúc lớn nhỏ khác nhau. Bước qua cửa Vũ Khiêm, du khách sẽ đến khu vực hồ Lu Khiêm, trên hồ có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ nơi nhà vua thường đến ngắm hoa, làm thơ và đọc sách.
Đi tiếp ba bậc tam cấp bằng đá thanh dẫn vào Khiêm Cung môn, rồi đến Điện Hòa Khiêm nơi trước đây là nơi làm việc của vua nhưng nay là nơi thờ phụng vua và hoàng hậu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm cũng là nơi an nghỉ của vua và sau này là nơi thờ mẹ vua, bà Từ Dũ.
Ngay sau hai hàng tượng quan viên văn võ uy nghi là Bi Đình (nhà bia) với tấm bia bằng đá thanh lớn có khắc bài khiêm cung ký do nhà vua soạn để nói về cuộc đời, vương nghiệp cũng như lỗi lầm và sai phạm của mình. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trí là Bửu Thành xây bằng gạch nơi chôn cất thi hài của vua.
- Lăng Minh Mạng
Nằm trên ngọn núi Cẩm Kê cách thành phố Huế khoảng 14km, gần ngã ba Bằng Lăng nơi hợp nguồn tạo thành sông Hương. Lăng được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 1840 và được vị vua nối ngôi Minh Mạng tiếp tục xây dựng cho đến khi hoàn tất vào năm 1843.
Lăng Minh Mạng là một mô hình kiến trúc qui mô gồm 40 công trình lớn nhỏ bao gồm cả cung điện, đền miếu và lâu đài. Đại Hồng môn - cổng chính vào lăng chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào lăng sau đó được đóng chặt. Du khách vào tham quan lăng sẽ qua một trong hai cổng - Tả Hồng môn (cửa phía bên trái) và Hữu Hồng môn (cửa phía bên phải).
Lăng Minh Mạng với hai hồ và kiến trúc trang hoàng tuyệt đẹp gồm cả cầu thang “rồng” bất hủ là một trong những lăng tẩm uy nghi, đường bệ nhất trong các lăng tẩm vua nhà Nguyễn.
- Lăng Gia Long
Được khởi công xây vào năm 1814 và đến năm 1820 thì hoàn tất, không chỉ riêng lăng Gia Long mà còn cả một quần thể lăng trong hoàng quyến.
Toàn bộ khu lăng là một quần sơn 42 ngọn đồi lớn nhỏ và được chia làm 3 khu vực. Khu vực chính giữa là lăng, mộ vua và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. Bên phải là điện Minh Thành, nơi thờ Hoành đế và Hoàng hậu thứ nhất. Bên trái khu lăng là Bi đình, nay chỉ còn là tấm bia. Trên tấm bia vua Minh Mạng có khắc dòng chữ ca ngợi công đức của vua cha.
Lăng Khải Định
Vua Khải Định qua đời năm 1925, thọ 40 tuổi và thi hài được chôn cách thành phố Huế 10 km. Lăng Khải Định kéo dài 11 năm, đến năm 1931 mới hoàn thành. So với lăng của các vị vua khác, lăng Khải Định có diện tích nhỏ hơn nhiều và hội nhập được các dòng kiến trúc Phương Đông và kiến trúc Châu âu.
Đáng chú ý nhất là thành bậc đắp rồng bằng đá (to lớn nhất nước) dẫn vào phòng chính và điện Khải Thành, trên các bức tường điện được trang trí bằng những bức khảm kính nhiều màu và sứ .
- Lăng Thiệu Trị
So với lăng tẩm của các vua tiền nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng độc đáo. Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng.Lăng gồm hai khu vực lăng và tẩm. Khu lăng là sự thể nghiệm giản đơn, để 16 năm sau, một Khiêm Lăng trữ tình , thơ mộng ra đời, đánh dấu một bước ngoặt vinh quang trong nghệ thuật kiến trúc triều Nguyễn.
* Các ngôi chùa
Là thủ đụ Phật giỏo của Việt Nam một thời, Huế cú hàng chục ngụi chựa nổi tiếng tọa lạc giữa những thung lũng của vựng gũ đồi tĩnh mịch hay trong cỏc thụn hẻo lỏnh, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng như:
- Chùa Thiên Mụ
Chùa do chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Ngôi chùa nằm bên bờ trái sông Hương thuộc địa phận làng Hương Long, cách trung tâm thành phố Huế 5km.
Đến năm 1665 chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu và năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả đại hồng chung (cao 2,5m, nặng 3.285kg), và năm 1715, chúa lại cho xây dựng một tấm bia cao 2,58m đặt trên lưng một con rùa làm bằng cẩm thạch. Mặc dù chùa đã bị hư hỏng nặng năm 1943 và đã được trùng tu trong suốt 30 năm qua nhưng hiện nay vẫn giữ được nét huy hoàng, tráng lệ như xưa, thu hút du khách gần xa.
- Chựa Diệu éế
Chựa Diệu éế khụng đẹp bằng chựa Thiờn Mụ nhưng lại cú vẻ độc đỏo riờng. Chựa cú bốn lầu (hai lầu chuụng, một lầu trống và một lầu bia), nằm ở vị trớ giữa cầu éụng Ba và cầu Gia Hội. Người dõn Huế xưa một thời rạo rực với những cõu thơ:"éụng Ba Gia Hội hai cầu.Cú chựa Diệu éế bốn lầu hai chuụng"
Diệu éế là ngụi Quốc tự thứ ba ở Huế được vua Thiệu Trị liệt hạng một trong hai mươi thắng cảnh của đất Thần Kinh. Do sắc thỏi và cảnh quan đặc biệt, chựa sớm đi vào ca dao nờn được rất nhiều người ở Huế như khắp mọi miền đất nước biết đến.
- Chùa báo quốc
Chựa tọa lạc trờn đồi Hàm Long thuộc địa phận Phường éỳc . Chùa xây theo kiểu chữ khẩu, ở giữa bày nhiều chậu cảnh và phong lan, sõn trước rộng, sõn trong cú la thành bao bọc. Diện tích chùa khoảng 2 mẫu. Trong khuụn viờn chựa cú đủ thỏp mộ của cỏc vị Tổ sư trong đú cú ba ngụi kiến trỳc đồ sộ là Thỏp Tổ, thỏp Hũa thượng Trớ Thủ và Hũa Thượng Thanh Trớ.
Báo quốc là ngôi chùa ở vị trí trung tâm thành phố thành phố, được nhiều người biết đến, nờn rất tiện cho sinh hoạt du lịch. Từ nhiều năm nay, chựa Bỏo Quốc rất đụng đảo bạn bố, du khỏch gần xa lui tới thăm viếng.
- Chùa Thuyền Tôn: Có 2 ngôi tháp là Tháp Liễu Quán và tháp của ngài đệ nhị Tăng thống Thích Giác Nhiên, được đánh giá là những ngôi tháp đẹp nhất ở Huế thu hút nhiều du khách tới tham quan.
* Di tích khác
Ngoài hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, chùa chiền Huế hiện nay còn có hàng chục di tích lịch sử văn hoá khác nữa như đàn Nam Giao Tây Sơn, đàn Nam Giao triều Nguyễn, Hổ Quyền, đền Voi Ré, bảo tàng Hồ Chí Minh, cầu Tràng Tiền, bảo tàng cổ vật, Văn Miếu...
- Khu Đàn Nam Giao
Đàn được khởi công xây dựng ngày 25/3/1806. Đến 1807 triều đình Gia Long đã cử hành lễ tế giao đầu tiên tại đây. Đàn Nam Giao được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 10 ha ở phía Nam kinh thành Huế, kết cấu của nó gồm 3 tầng, tầng trên cùng tròn, hai tầng dưới vuông (ngụ ý trời tròn đất vuông), thiên thanh địa hoàng, chiều cao 3 tầng là 4,65m. Trong các di tích về tế trời, đàn Nam Giao triều Nguyễn ở Huế là di tích tế trời duy nhất còn lại tại Việt Nam. Từ thời Gia Long, lễ tế Giao được cử hành vào thượng tuần tháng 2 âm lịch hàng năm. Từ thời Thành Thái trở đi, triều đình thay đổi 3 năm tế một lần. Khu này hiện đang khôi phục.
- Hổ Quyền
Hổ Quyền là một đấu trường được xây dựng vào năm 1832 để tổ chức các trận chiến giữa voi và cọp cho vua, đình thần và dân chúng xem giải trí. Hổ Quyền tuy không phải là tác phẩm mỹ thuật hay một kiến trúc tinh xảo, nhưng có giá trị cao về mặt lịch sử và văn hóa.
Hổ Quyền không chỉ là di tích đặc biệt và độc đáo của Việt Nam mà còn là một di tích quý hiếm của thế giới. Không xa Hổ Quyền có đền Voi Ré , nơi thờ những con voi từng chiến đấu trên trận mạc. Hổ Quyền và đền Voi Ré là điểm thu hút khách khá lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hàng năm có hàng nghìn khách tới đây tham quan vui chơi, giải trí.
- Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chớ Minh chi nhỏnh Thừa Thiờn Huế thành lập ngày 16/9/1980 trờn cơ sở những sự kiện đặc thự về thời niờn thiếu của Chủ tịch Hồ Chớ Minh và gia đỡnh người suốt gần 10 năm ở Huế. Nội dung trưng bày của bảo tàng Hồ Chớ Minh Thừa Thiờn Huế gúp phần làm sỏng tỏ những yếu tố gắn bú giữa cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chớ Minh với dõn tộc và thời đại.
Bờn cạnh những nội dung mang tớnh đặc thự về thời niờn thiếu cũn cú phần trưng bày tổng hợp cỏc chuyờn đề về Chủ tịch Hồ Chớ Minh với nhiều hỡnh ảnh, hiện vật phong phỳ và đa dạng.
Ngoài việc tham quan nhà trưng bày, bảo tàng Hồ Chớ Minh cũn tổ chức đún tiếp, hướng dẫn quý khỏch đến tham quan cỏc di tớch lưu niệm thời niờn thiếu của Chủ tịch Hồ Chớ Minh và gia đỡnh Người ở Thừa Thiờn Huế.
- Bảo tàng cổ vật
Bảo tàng cổ vật hiện ở tại số 3 đường Lờ Trực với một khuụn viờn rộng tới 6.330 m2.Toà nhà chớnh để trưng bày cỏc cổ vật tiờu biểu cú diện tớch gần 1200m2. Bản thõn toà nhà này là một cụng trỡnh bằng gỗ tuyệt mỹ, cú tới 128 cõy cột gỗ quý. Nhiều nhà nghiờn cứu đó đỏnh giỏ đõy là một trong những cung điện đẹp nhất ở Việt Nam.
Trong cung điện này, hiện trưng bày khoảng 300 hiện vật cổ quý hiếm bằng vàng, bạc, ngọc, sành, sứ, gỗ... Tất cả những cổ vật được trưng bày tại bảo tàng là những tỏc phẩm nghệ thuật cú giỏ trị được cỏc nghệ nhõn thực hiện một cỏch cụng phu và tài tỡnh.
2.3.2. Các lễ hội truyền thống
Thừa Thiên Huế là một trong những vùng còn giữ lại được các nghệ thuật truyền thống và lễ hội quý báu, đặc sắc và phong phú ở Việt Nam.
Huế là nơi Phật giáo chiếm đa số. Các lễ hội Phật Đản (15/4), Vu Lan (15/7) đông vui, nhộn nhịp tng bừng sẽ quyến rũ các du khách đi theo dòng các Phật tử lên chùa để thấy cảnh quan trầm mặc của chùa Huế và nghe tiếng trầm trầm tụng kinh, để tâm hồn thanh thoát, trở về với triết học phơng Đông sâu thẳm. Là một tỉnh có rất nhiều dân tộc khác nhau, Thừa Thiên Huế là nơi diễn ra rất nhiều lễ hội truyền thống của các nhóm dân tộc khác nhau. Lễ tế Gián (Thái Dương Thần nữ) ở Thuận An là lễ tế một thần linh có gốc Chăm Pavilion. Thánh mẫu Thiên Y A Na được thờ phụng ở điện Hòn Chén cũng có gốc Chàm. Bà Thiên Hậu cùng ông Quan Công được thờ trong các chùa ở Huế vốn có gốc là Trung Quốc. Vậy là có sự đan xen văn hóa giữa người Việt và Chăm Pavilion, người Việt và Trung Quốc. Dưới đây là một vài lễ hội nổi bật nhất:
- Lễ hội Điện Hòn Chén: Thường được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 (âm lịch). Tới đây, du khách sẽ có dịp đi bằng cả đường bộ và thủy.
Lễ hội điện Hòn Chén là một cuộc trình diễn hóa trang nổi bật sắc thái cung đình - các đệ tử phục trang khăn chầu, áo ngự lộng lẫy chẳng khác gì các ông Hoàng, bà Chúa của phong kiến triều Nguyễn sống lại, diễn lại cho ta xem cuộc biểu diễn phục trang cổ giữa khung cảnh núi, đồi, non, nước. Bảo tàng cổ vật giữa thiên nhiên này còn trưng bày bao nhiêu là cờ quạt, võng lọng, binh khí, đồ tế lễ mà ngày thường chẳng bao giờ du khách được thấy. Phong phú hơn nữa là y trang của các dân tộc thiểu số muôn màu, muôn vẻ.
- Hội chợ xuân Gia Lạc: Được tổ chức từ thời Minh Mạng (1820-1840). Lúc đầu, chợ chỉ họp nhóm trong giới hạn thân nhân của phủ lệ nhằm trao đổi hàng hóa vui chơi. Sau thấy vui, nhân dân quanh vùng đến mua bán, rồi bày các trò chơi dân gian. Ngày nay chợ Gia Lạc là một hình thức hội chợ xuân, loại phiên chợ trong ngày Tết. Hàng hóa mua bán ở chợ Gia Lạc rất phong phú, thay đổi theo năm: cau Nam Phổ, trầu chợ Dinh, đồ chơi dân gian trẻ em bằng đất sét nặn hoặc bột sắn nhuộm màu. Thức ăn có đủ thứ, đặc biệt là thịt bò thui.
Chợ còn là điểm tập trung vui chơi trong ba ngày tết: các cuộc chơi bài chà, bài ghế, hò giã gạo. Người đi chợ ăn mặc đẹp, chỉnh tề. Cả người bán và người mua đều vui vẻ lịch sự. Ngoài việc mua bán còn có ăn uống vui chơi. Cuộc vui chỉ diễn ra trong 3 ngày tết (từ 1 - hết 3).Chợ xuân Gia Lạc là biểu hiện của nét đẹp văn hóa Huế, từ phong cách ăn mặc đến ngôn ngữ.
- Lễ hội làng Sình: Làng Sình nằm ở ngay bên bờ nam sông Hương, thuộc huyện Hương Phú. Làng Sình nổi tiếng về hội vật mồng mười tháng giêng. Vật làng Sình là một truyền thống thượng võ đẹp của người dân Huế gần sáu thế kỷ qua. Nó là một di sản văn hóa do người Việt Nam đem từ miền đất tổ phía Bắc vào. Vào những ngày lễ lớn của dân tộc hay của Huế, lễ vật võ này cũng thường được tổ chức, thu hút rất đông người tham dự.
2.3.3. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác
* Các làng nghề truyền thống
Thừa Thiên Huế có rất nhiều các làng nghề thủ công truyền thống lâu đời được nhiều người biết đến như: Làng nón Phú Cam, làng thêu Thuận Lộc, làng chạm Mỹ Xuyên...đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng phong phú , tinh xảo không chỉ góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm cho dân địa phương mà còn là những sản phẩm lưu niệm du lịch độc đáo, hấp dẫn, thu hút du khách gần xa.
- Làng Nón Phú Cam: Còn Được Gọi Là Phường Phước Vĩnh nằm ở ngay trung tâm thành phố Huế, bên bờ Nam sông An Cựu. Ngôi làng này nổi tiếng về sản phẩm nón độc đáo. Nón Phú Cam nhẹ và mỏng nên khi soi lên ánh sáng thấy rõ lớp giấy vẽ phong cảnh xứ Huế cùng với những vần thơ nằm giữa hai lớp lá. Nón bài thơ (Nón được khắc lên những vần thơ) là một loại hình nghệ thuật được đánh giá cao đồng thời cũng là nét độc đáo đối với bộ phận văn hóa Huế.
- Làng thêu Thuận Lộc: Chỉ vừa mới được biết đến nhưng đã nhanh chóng được thừa nhận. Những người thợ thêu Thuận Lộc thêu những sợi chỉ màu một cách điêu luyện lên vải những bức tranh đặc biệt như chim, thú và phong cảnh. Hàng thêu chủ yếu là khăn trải giường. Mỗi tấm là một tác phẩm nghệ thuật. Ngày nay rất nhiều sản phẩm sau khi hoàn tất được xuất ra nước ngoài.
- Làng chạm Mỹ Xuyên: Nằm ven sông Ô Lâu, cách Huế khoảng 40km về phía Bắc, làng chạm gỗ Mỹ Xuyên đợc hình thành từ thế kỷ 15. Vốn đã nổi tiếng về sản phẩm chạm gỗ dùng trong gia đình, trang trí nội thất và các vật dụng chạm trổ tinh vi, điêu luyện dùng trong Đại Nội, người dân làng Mỹ Xuyên vẫn tiếp tục phát triển nghề điêu khắc và chạm trổ của cha ông.
- Làng chài Thuận An: Làng nằm ở phía đông phá Tam Giang, trên một dãi cát hẹp với một bãi biển đẹp và có rất nhiều di tích lịch sử . Dân làng Thuận An chủ yếu sống nhờ vào nghề chài lới, cung cấp nguồn thủy sản không nhỏ cho thành phố Huế. Chính nơi đây du khách có thể tìm thấy quang cảnh nên thơ và thanh bình của một làng quê Việt Nam. khi đến thăm vùng này du khách có thể thư giản với những quang cảnh tuyệt đẹp xung quanh đồng thời hòa mình vào lối sống không mấy thay đổi của người dân ở đây qua bao thế kỷ.
* Đặc sản và văn hoá ẩm thực
Từ muôn đời nay trong cuộc sống hàng ngày, chuyện ẩm thực quả chiếm nhiều thời gian . Người ta ưa thích ăn ngon hoàn toàn không chỉ vì đói mà còn vì những niềm vui tinh thần nữa. Đối với người Huế, truyện ăn uống được coi là một nghệ thuật và là một lạc thú ở đời.
Huế là một vùng đất được khai phá muộn, phần đông là dân tứ xứ theo chúa Nguyễn vào nam lập nghiệp. Vì thế món ăn cũng phong phú, hội tụ được tinh hoa của các nơi khác, biến thành món ăn riêng mạng bản sắc độc đáo địa phương.
Món ăn Huế vừa có món sang trọng, cao lương mỹ vị, vừa có món mộc mạc nhưng do khéo tay, biết chế biến, biết cách thức nêm nấu nên vẫn trở thành món ăn thi vị.
Món ăn dân dã và khó quên nhất là cơm hến. Đó là một món ăn giản dị, đượm đầy hương vị đồng quê được làm từ một sản vật nằm trong lòng con sông thi vị của xứ Huế.
Món ăn Huế giản dị, phong phú, mang hương vị, mùi ngon đằm thắm của các sản phẩm nơi đồng ruộng, đầm phá, núi sông xứ Cựu đô.
Ngoài các món ăn dân dã mà tinh tế ở ngoài dân gian, những món ăn ngon lúc đầu chỉ giành cho giới quý tộc cho các vương phủ, dần dần cũng theo chân người nội trợ ra phục vụ cho những gia đình khá giả, trong các dịp lễ, cúng kị, đám cưới... Mọi người có thể biết tới nem chua An Cựu, chả lụa Thanh Hân và nhiều món ăn ngon khác.
Thật là thiếu sót nếu nói nhiều về món ăn Huế mà không nhớ đến món ăn chay. Vì xưa nay ai cũng đã biết Huế có một thời gian dài, thời các chúa Nguyễn, phật giáo trở thành quốc giáo. Cả một lớp quý tộc ăn chay nên các món ăn chay ở Huế rất phong phú ( có khoảng 125 món ăn). Các món ăn chay được làm cầu kỳ ngon không kém món ăn mặn. Đối với các gia đình phật tử ở Huế mà mời bạn bè ăn một bữa cơm chay, thì đó là một cách bày tỏ sự quý mến và trân trọng người bạn của mình lắm.
Cùng với các món ăn trong gia đình, Huế còn có những món ăn đặc sản như bún bò giò heo, mà nổi tiếng nhất là bún Gia Hội, chợ Tuần.. Lại còn hàng chục bánh mặn, ngọt mà ai đã một lần nếm thử, hẳn không quên được món quà đặc sản chốn cựu Kinh. Đó là các loại bánh nổi tiếng gắn liền với các địa danh: Bánh khoái Đông Ba, bánh bèo Ngự Bình, bánh canh Nam Phổ....
Chè Huế cũng phong phú không kém gì các loại quà bánh. Có thể kể ra 36 loại chè khác nhau: chè bột lọc thịt quay, chè hạt sen bọc long nhãn, chè đậu xanh đánh...Hoa quả Huế tập hợp được nhiều loại quả của 3 miền, đặc biệt còn có những thứ là đặc sản địa phương như quýt Hương Cần, thanh trà Nguyệt Biều...
Kể sao cho hết hàng trăm món ngon xứ Huế, chỉ điểm qua vài nét đơn sơ trong cuộc sống thường nhật của người dân để thấy được hương vị một vùng thơ xứ Huế!
* Văn hoá nghệ thuật
Thừa Thiên Huế không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, di tích lịch sử nổi tiếng, làng nghề truyền thống....mà còn là cái nôi sản sinh ra nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật khá phong phú đa dạng: Hát vè, ca múa nhạc Cung Đình, hò Huế trên sông Hương...đặc trưng cho vựng đất mang nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng và là vùng đất duy nhất còn lưu giữ được nền văn hoá cung đình với những nét sinh hoạt riêng của vùng.
Những loại hình nghệ thuật này của Thừa Thiên Huế nếu được đầu tư, tổ chức khai thác tốt không những bảo tồn được văn hoá truyền thống, tài nguyên nhân văn quý giá của dân tộc mà còn là sản phẩm du lịch độc đáo có sức cuốn hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
2.4. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch Huế
2.4.1. Những mặt lợi thế
Có thể khẳng định rằng Thừa Thiên Huế là 1 tỉnh có tiềm năng du lịch nhân văn rất phong phú và độc đáo. Đây là vùng còn lưu giữ rất nhiều quần thể các di tích văn hoá mà đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1993 với trên 300 công trình kiến trúc bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm của các chúa nhà Nguyễn,....
Ngoài ra Thừa Thiên Huế còn là quê hương của nền văn hoá nghệ thuật: múa cung đình, ca hò Huế...Với những làng nghề nổi tiếng có truyền thống lâu đời như: làng nón Phú Cam, làng thêu Thuận Lộc, làng chạm Mỹ Xuyên...Tất cả đó là những tài nguyên nhân văn đặc sắc độc đáo và là thế mạnh của du lịch Thừa Thiên Huế.
Hơn nữa các tài nguyên này lại được phân bổ ở các vị trí khá thuận lợi cho việc phát triển phục vụ du lịch, thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch: du lịch văn hoá lễ hội, du lịch trở về cội nguồn, du lịch sinh thái.....đang là xu hướng chủ đạo trong phát triển du lịch của khu vực và thế giới có sức cuốn hút du khách hết sức mạnh mẽ.
Bên cạnh nguồn tài nguyên nhân văn phong phú và đa dạng, Thừa Thiên Huế còn có hệ thống cảnh quan thiên nhiên khá độc đáo so với nhiều tỉnh.
Thiờn nhiờn đó tạo ra cho Thừa Thiờn Huế một nột đẹp hài hũa phản ỏnh đầy đủ những thắng cảnh của nước Việt Nam thu nhỏ: Thành phố với con sụng chảy vào lũng, những khu vườn sum xuờ, những dũng kờnh bao quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28082.doc