MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Cơ sở lý luận về tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường 2
1. Tổng quan về thị trường lao động 2
1.1. Khái niệm thị trường lao động 2
1.2. Chức năng của thị trường lao động 2
1.3. Các yếu tố của thị trường lao động và sự hình thành giá cả sức lao động 3
1.3.1. Cung lao động 3
1.3.2. Cầu lao động 5
1.3.3. Giá cả sức lao động 5
2.Tiền lương trong nền kinh tế thị trường 7
2.1 Đặc điểm của tiền lương 7
2.2 Vai trò của tiền lương 8
2.3 Cơ chế thoả thuận tiền lương trong nền kinh tế thị trường 8
3. Tiền lương tối thiều và tác động của nó đến cung cầu thị trường lao động 9
3.1. Khái niệm tiền lương tối thiểu 9
3.2.Cơ cấu tiền lương tối thiều 11
3.3. Đặc trưng của tiền lương tối thiểu 11
3.4. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu: 11
3.5. Điều chỉnh mức lương tối thiểu 13
3.5.1. Các vấn đề cần xem xét khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu 13
3.5.2. Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu. 14
3.5.2.1. Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu đối với tiền lương. 14
3.5.2.2. Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu đến việc làm. 15
3.5.2.3. Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu với lạm phát. 15
3.5.2.4. Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu đến phân phối thu nhập. 15
3.5.2.5. Tác động của điều chỉnh lương tối thiểu đến tăng trưởng kinh tế. 16
Chương 2: Thực trạng tiền lương tối thiểu ở Việt Nam 17
1. Thực trạng thị trường lao động việt nam 17
2. Thực trạng tiền lương tối thiểu ở Việt Nam từ năm 1946 đến 2007 21
2.1. Giai đoạn 1946 – 1959 21
2.2. Giai đoạn 1960 – 1985. 22
2.3. Giai đoạn 9/1985 – 31/1993. 23
2.4. Giai đoạn 4/1993 đến nay 24
3. Thực trạng tiền lương tối thiểu trong các khu vực. 26
4. Mặt tích cực và tiêu cực của chính sách tiền lương tối thiểu 27
4.1 Mặt tích cực của chính sách tiền lương tối thiểu 27
4.2 Mặt tiêu cực trong chính sách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam 28
Chương 3: Giải pháp phương hướng cải cách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam 30
1. Nội dung của đổi mới chính sách tiền lương 30
2. Giải pháp đổi mới chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trưòng 30
KẾT LUẬN 33
Tài liệu tham khảo 34
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5597 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tiền lương tối thiểu và tác động của nó đến cung cầu thị trường lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc tính tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất, chưa qua đào tạo nghề
+ Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhất không đòi hỏi tiêu hao nhiều năng lượng thần kinh cơ bắp.
+ Tiền lương tối thiều được tính tương ứng với môi trường và điều kiện lao động bình thường, không có tác động xấu của các yếu tố điều kiện lao động.
+ Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với nhu cầu tiêu dùng ở mức tối thiều.
+ Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với giá cả tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình.
3.4. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu:
Mức tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất trả cho lao động làm công ăn lương trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, cần tiếp cận theo nhiều phương pháp khác nhau đó là: nhu cầu, mức sống tối thiểu của người lao động, Mức lương trung bình trên thị trường, khả năng của nền kinh tế.
Việc xác định mức lương tối thiểu trung trong nền kinh tế thị trường là rất phức tạp đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho người lao động phù hợp với khả năng chi trả tiền lương của người sử dụng lao động nhằm thúc đẩy thị trường lao động phát triển. Ở nước ta từ năm 1993 đến nay khi cải cách tiền lương theo yêu cầu kinh tế thị trường đã sử dụng 4 phương pháp tiếp cận xác định tiền lương tối thiều như sau:
+ Phương pháp 1: Xác định từ mức sống thiết yếu theo nhu cầu thiết yếu của người lao động có nuôi con (nhu cầu tối thiểu)
Phương pháp này được xác định trên cơ sở hệ thống nhu cầu tối thiểu chi cho ăn uống và hệ thống nhu cầu xã hội khác của người lao động hòa nhập vào thị trường lao động. Kết quả của phương pháp này phụ thuộc vào việc xác định rõ hàng hóa lương thực thực phẩm hệ số nuôi con, tỷ lệ cho ăn uống và chi cho nhu cầu xã hội khác của gia đình người lao động.
+ Phương pháp 2: xác định từ điều tra mức chi trả tiền lương đối với lao động giản đơn trên thị trường lao động
Phương pháp này được xác định trên cơ sở thống kê các mức lương thấp nhất Chính phủ áp dụng cho các đối tượng hưởng lương khác nhau và tính bình quân các mức lương thấp nhất thực trả trên thị trường lao động. Kết quả của phương pháp này dựa vào mẫu và các tiêu chí điều tra tiền lương thực trả thấp nhất trên thị trường lao động.
+Phương pháp 3: Xác định từ khả năng của nền kinh tế
Phương pháp này tính trên số liệu thống kê của tổng cục thống kê về quỹ tiêu dùng cá nhân dân cư trong GDP lao động việc làm trong nền kinh tế quy mô hộ gia đình, thời gian làm việc hưởng lương, năng suất lao động xã hội và tương quan thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Kết quả của phương pháp này phụ thuộc vào hệ số nuôi con. Tỷ trọng tiền lương trong tổng thunhập quan hệ tỷ lệ bình quân so với tiền lương thấp nhất
+ Phương pháp 4: Xác định từ chỉ số tăng giá tiêu dùng
Kết quả của phương pháp này là tính đủ trượt giá tiêu dùng và lương tối thiều hiện áp dụng giữ tiền lương bằng thời kỳ trước. Trước năm 2001 bù đủ trượt giá vào lương là mục tiêu chính sách tiền lương ở nước ta. Từ năm 2001 mức tiền lương tối thiểu chung đã được điều chỉnh cao hơn mức tăng giá tiêu dùng do tổng cục thốg kê công bố. Tuy nhiên với mức lương 450.000đ hiện nay, nhiều chuyên gia vẫn đánh giá là vẫn chưa đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động chưa thực hiện được các chức năng của tiền lương tối thiểu. Vì vậy, phương pháp này chỉ có ý nghĩa thực tiến khi tiền lương tối thiều đã đảm bảo được mức sống tối thiểu theo nhu cầu thiết yếu của người lao động.
Căn cứ vào kết quả của 4 phương pháp tiếp cận mức lương tối thiểu chung. Chúng ta đều đưa ra một miền xác định lương tối thiểu với sự chênh lệch nhau giữa mắc cao nhất so với mức thấp nhất. Trong tình trạng ngân sách nhà nước gặp khó khăn thì phải quy định mức lương tối thiểu ở cận dưới dẫn đến mức lương người lao động rất lạc hậu so với thực tiễn gây khó khăn cho cải cách cơ bản chính sách tiền lương theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
* Xác định mức lương tối thiểu theo vùng.
Mức lương tối thiểu theo vùng được xác định lao động trong vùng, mức sống chung đạt được trong vùng, mặt bằng tiền lương trong vùng giácả tiêu dùng trong vùng, các yếu tố về vị trí vai trò mức hấp dẫn của vùng.
* Xác định mức lương tối thiểu ngành
Mức lương tối thiểu ngành được xác định theo 3 yếu tố: chất lượng điều kiện lao động theo yêu cầu của ngành, quan hệ cung cầu của ngành, các yếu tố về vị trí vai trò mức độ hấp dẫn của ngành.
3.5. Điều chỉnh mức lương tối thiểu
3.5.1. Các vấn đề cần xem xét khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu
Để đảm bảo giá trị thực tế của tiền lương tối thiểu khi xem xét các yếu tố quyết định điều chỉnh tiền lương tối thiểu cần chú trọng đến các chỉ tiêu sau:
+ Chỉ số tăng giá cả sinh hoạt của một cửa hàng hóa tính tiền lương tối thiểu
+ Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập cá nhân thực tế.
Ngược điều chỉnh lương tối thiểu tác động các vấn đề kinh tế xã hội như: mức tiền lương trên thị trường, tác động về hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp và lợi nhuận doanh nghiệp, tác động đến phân phối thu nhập và tác động đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế: như tăng trưởng kinh tế, tổng cầu việc làm và thất nghiệp lạm phát các vấn đề xã hội.
Chính vì vậy: Phương pháp chủ đạo để tính tiền lương tối thiểu là dựa vào hệ thống nhu cầu của người lao động và gia đình họ. Tiền lương tối thiểu cần bảo đảm mức chi phí tối thiểu để người lao động và gia đình họ có thể sinh sống tái sản xuất sức lao động. Cần khắc phục tình trạng tiền lương tối thiểu luôn thấp hơn so với nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Mức tiền lương tối thiểu cần điều chỉnh định kỳ dựa vào các yếu tố sau:
+ Chỉ số giá sinh hoạt (CPI): Tiền lương tối thiểu cần điều chỉnh theo hệ số tăng giá sinh hoạt, bảo đảm sức mua thực tế. Theo dự kiến, thời kỳ 2007 – 2016 mức tăng chỉ số giá sinh hoạt khoảng 7-8% do vậy tiền lương tối thiểu cần tăng 7-8%/năm.
+ Mức tắc GDP: Mức lương tối thiểu cần điều chỉnh theo mức tăng GDP để đảm bảo sự chia sẻ của người lao động đối với các thành tựu phát triển kinh tế kết quả hồi qui giữa GDP và tiền lương tối thiểu của 123 nước trong thời kỳ qua cho thấy GDP tăng 1% tiền lương tối thiểu thực tế tăng 0,913%. Như vậy nếu trong thời kỳ 2007 – 2010 nếu GDP tăng 8% thì tiền lương tối thiểu tăng 7-8%.
Năm 2007 tính trên cơ sở nhu cầu mức tiền lương tối thiểu cần đạt 679 ngàn đồng. Tuy nhiên do mức tiền lương tối thiểu năm 2006 chỉ đạo 150 ngàn/tháng do vậy cần phải tăng 20%/năm để bù vào phần thiếu hụt và tốc độ tăng chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế dự kiến.
Qua 6 lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu vừa qua thì tăng lương không phải là yếu tố chính gây tác động tăng giá. Thời điểm điều chỉnh tiền lương tối thiểu vào cuối năm cộng với việc tâm lý tăng giá do tăng lương tối thiểu. Do vậy tiền lương cần thực hiện hàng năm có thể 1/1 hoặc 1/7 hàng năm và cần phải thông báo trước về kế hoạch tăng tiền lương tối thiểu 3 tháng trước đó để doanh nghiệp và người lao động chuẩn bị tinh thần.
3.5.2. Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu.
3.5.2.1. Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu đối với tiền lương.
Tiền lương tối thiểu là nền để tính tiền lương trong nền kinh tế thị trường. Khi tiền lương tối thiểu tăng lên thì tiền lương người lao động tăng đời sống người lao động được nâng cao.
Nếu mức tiền lương tối thiểu là quy định chung tăng lên nó sẽ có tác động lớn đến tiền lương của bộ phận người lao động cải thiện đời sống đông đảo người lao động, hơn là tăng mức tiền lương tối thiểu cho từng ngành, vùng.
3.5.2.2. Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu đến việc làm.
Khi tăng tiền lương tối thiểu sẽ dẫn đến tăng mức tổng chi phí lao động, mức việc làm giảm do:
Ở hiện tại doanh nghiệp không đủ quỹ tiền lương để trả cho số công nhân có mức năng suất lao động thấp hơn tiền lương tối thiểu, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất sa thải công nhân đó do đó thất nghiệp tăng lên.
Tương lai, tốc độ tăng việc làm mới giảm do doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất do tổng chi phí lao động tăng lên, giá cả sản phẩm tăng cầu hàng hóa dịch vụ giảm xuống trong tương lai, cầu lao động trong tương lai giảm.
Tuy nhiên với một số ngành thiếu lao động tăng tiền lương tối thiểu sẽ dẫn đến tăng việc làm. Để đối phó với việc tăng lên của chi phí lao động khi tăng lương tối thiểu, Chính phủ cần có biện pháp tăng lương hợp lý, theo từng giai đoạn: giai đoạn đầu khi tiền lương tối thiểu tăng lên làm tăng tiền lương người lao động, kích thích người lao động làm việc nâng cao năng suất lao động tác động tích cực của giai đoạn này là giảm chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm. Giai đoạn sau áp dụng một số biện pháp như cải thiện quan hệ lao động, tăng hiệu quả sử dụng giảm lãng phí lao động do ốm đau, bỏ việc dẫn đến công nhân yên tâm phấn khởi làm việc do vậy năng suất lao động sẽ tăng lên.
3.5.2.3. Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu với lạm phát.
Tiền lương tối thiểu được qui định để bảo vệ người lao động yếu thế. Tuy nhiên khi tiền lương tối thiểu tăng lên ở phạm vi rộng sẽ làm tăng tổng quỹ lương dẫn đến lạm phát do tổng chi phí lao động tăng lên trong khi mức cầu về hàng hóa dịch vụ không thay đổi.
Lạm phát không xảy ra đảm bảo mối quan hệ hàng hóa – tiền tệ được cân bằng.
3.5.2.4. Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu đến phân phối thu nhập.
Khi mức tiền lương tối thiểu tăng cao sẽ có 2 bộ phận người lao động ở hoàn cảnh khác nhau: Một bộ phận người lao động bị mất việc làm, thu nhập giảm. Một bộ phận người lao động được giữ lại làm việc thu nhập họ tăng. Như vậy điều chỉnh tiền lương có thể dẫn đến phân hóa tạo khoảng cách trong thu nhập giữa các bộ phận dân cư: Có việc làm và không có việc làm giữa nông thôn và thành thị. Điều này dẫn đến tăng luồng di dân từ nông thôn ra thành thị.
3.5.2.5. Tác động của điều chỉnh lương tối thiểu đến tăng trưởng kinh tế.
Những tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế do điều chỉnh tiền lương tối thiểu là:
Tăng tiền lương tối thiểu, tiền lương tăng sẽ kích thích tăng chi tiêu dân cư khích thích tổng cầu hàng hóa dịch vụ. Đặc biệt tăng tiền lương của nhóm người có thu nhập thấp sẽ tác động tăng tổng cầu về hàng hóa dịch vụ có hàm lượng lao động cao do vậy sẽ khuyến khích phát triển sản xuất dẫn đến tăng việc làm trong tương lai.
Việc tăng tiền lương tối thiểu bên cạnh đó có tác dụng kích thích người chủ chuyển đầu tư từ ngành thu hút nhiều lao động có năng suất thấp sang ngành có năng suất lao động cao do vậy kích thích tăng trưởng kinh tế.
Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế do điều chỉnh tiền lương tối thiểu.
Tiền lương tối thiểu tăng lên tiền lương tăng tăng các khoản chi trả của ngân sách nhà nước, giảm khoản chi tiêu khác ngoài lương làm giảm tích lũy giảm đầu tư tăng trưởng kinh tế thấp. Mặt khác tiền lương tăng lên có thể gây ra lạm phát thất nghiệp đây là biến số vĩ mô làm hạn chế mức tăng trưởng của nền kinh tế.
Chương 2: Thực trạng tiền lương tối thiểu ở Việt Nam
1. Thực trạng thị trường lao động việt nam
Thị trường lao động là một trong những thị trường quan trọng và cơ bản của nền kinh tế thị trường, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX xác định: “Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng XHCN, đặc biệt quan tâm những thị trường quan trọng nhưng còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ”. Nhìn chung, sau 20 năm đổi mới thị trường lao động Việt Nam đã từng bước được hình thành và phát triển, tuy nhiên quy mô còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Để có cách nhìn tổng thể về thị trường lao động, định hướng phát triển cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn có thể xem xét các yếu tố cấu thành cơ bản như sau.
Yếu tố cung lao động
B¶ng 1. Lùc lượng lao ®éng ViÖt Nam, n¨m 2005
Sèlượng / người
T¨ng/ gi¶m so víi 2004(%)
C¶ nưíc
44.385.000
1,75
Trong ®ã:
Thµnh thÞ
12443500
3,52
N«ng th«n
31.941.500
1,33
N÷
21615495
Nam
22769505
Nguån: Bé L§-TB-XH, b¸o c¸o "§iÒu tra thùc tr¹ng lao ®éng - viÖc lµm" 1-7-2005
Về số lượng, theo điều tra Lao động-Việc làm 01/07/2005, lực lượng lao động cả nước là 44.385 nghìn người (trong đó nữ chiếm 48,7%), bình quân hàng năm tăng 844 nghìn người với tốc độ tương đương 1,7%/năm (giai đoạn 1996-2005)
B¶ng 2: C¬ cÊu lực lượng lao động chia theo tuổi
2005
Tæng số
44385000
Chia ra:
15_34
35_54
55+
20165600
20582100
3637300
- ChiÕm tû lÖ (%)
45.44
46.38
8.18
- Trong tuæi lao ®éng (ngêi)
41810670
- ChiÕm tû lÖ (%)
94.2
- Trªn tuæi lao ®éng (ngêi)
2574330
- ChiÕm tû lÖ (%)
5.8
Nguån: Bé L§-TB-XH, b¸o c¸o "§iÒu tra thùc tr¹ng lao ®éng - viÖc lµm" 1-7-2003
Năm 2005, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm 94,2%, trên độ tuổi lao động chiếm 5,8%; nhóm lực lượng lao động trẻ (15-34) là 20.165,6 nghìn người chiếm 45,44%, nhóm lực lượng lao động trung niên (35-54) là 20.582,1 nghìn người chiếm 46,38% và nhóm lực lượng lao động cao tuổi (trên 55) là 3.637,3 nghìn người chiếm 8,18%.
Có thể nhận thấy lực lượng lao động khá dồi dào, lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ cao so với dân số, mức tăng lao động cao, hằng năm có khoảng 1 triệu lao động bước vào độ tuổi lao động bổ sung thêm cho nguồn lực lao động. Đây là nguồn lực có tiềm năng cao, cần được quan tâm, bồi dưỡng và đào tạo cả về thể chất và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để có thể tạo ra một cung lao động đủ mạnh phục vụ cho thị trường lao động trong tương lai.
Về chất lượng lao động, nhờ có các chính sách hỗ trợ đào tạo, dạy nghề trong các năm qua, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo nghề đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động cả nước tiếp tục được nâng cao, năm 2005, tỷ lệ mù chữ của lực lượng lao động là 4,04%, tốt nghiệp PTCS là 32,6%, tốt nghiệp PTTH là 21,2%, đây là một trong những điều kiện quan trọng giúp người lao động tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiếp thu các kỹ năng lao động mới. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động được nâng lên, năm 1996, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 12,3%, năm 2005 là 24,79%, với tốc độ tăng bình quân là 1,85%/năm; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề nói chung là 19%.Tuy nhiên cơ cấu lao động việt nam vấn còn chưa hợp lí số liệu qua bảng sau :
B¶ng 3 So s¸nh c¬ cÊu ®µo t¹o nghÒ nghiÖp
§¹i häc
Trung häc chuyªn nghiªp
C«ng nh©n
kü thuËt
C¬ cÊu ®µo t¹o hîp lý
1
4
10-15
C¬ cÊu cña ViÖt Nam hiÖn nay
1
0,98
2,66
Về phân bố lao động, với đặc thù là quốc gia có vị trí địa lý phức tạp, địa hình bị chia cắt, hiểm trở, dân số phân bố không đều giữa miền núi và đồng bằng, thành thị và nông thôn đã dẫn đến hệ quả phân bố lao động kể cả số lượng và chất lượng không đồng đều giữa các khu vực (trong đó nông thôn chiếm 75,1%), giữa các vùng, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng (22,41%), Đồng bằng sông Cửu Long (21,44%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (3,18%);
Yếu tố cầu lao động
Nhìn chung, cầu lao động của nền kinh tế có xu hướng tăng cả về số lượng và chất lượng, số lao động có việc làm năm 2005 là 43.456,6 nghìn người, tăng 7.360 nghìn người so với năm 1996, tăng bình quân 817 nghìn người/năm. Cơ cấu lao động có việc làm chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp; năm 1996, tỷ lệ lao động có việc làm trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ là 69,8%, 10,55% và 19,65%, tỷ lệ này tương ứng năm 2005 là 56,8%, 17,9% và 25,3%.
Năm 2005, cả nước có 11.106,6 nghìn người làm công ăn lương, chiếm 25,6% và 32.350 nghìn người không làm công ăn lương, chiếm 74,4% trong tổng số lao động đang làm việc. Thị trường lao động phát triển không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam, vùng có tỷ lệ lao động làm công ăn lương lớn nhất là Đông Nam Bộ (44%), Duyên hải Nam Trung bộ (27,9%), Đồng bằng sông Cửu Long (26,7%) và thấp nhất là Tây Bắc (9,2%). Theo loại hình kinh tế, tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tương ứng là 10,2%, 88,2% và 1,6%.
Yếu tố tiền lương, tiền công
Giá cả sức lao động được hình thành và điều chỉnh theo quy luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh. Như vậy các yếu tố này đã tác động qua lại và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thị trường lao động. Khi thị trường được xác lập người lao động và người sử dụng lao động tự do thỏa thuận mức tiền lương, tiền công theo yêu cầu công việc và trình độ năng lực làm việc và đương nhiên mức thỏa thuận này bị chi phối bởi các quy luật nêu trên. Có thể nhận thấy, các hoạt động phát triển thị trường lao động đang được lành mạnh hóa, các giao dịch thuê mướn, sử dụng lao động được thực hiện công khai, minh bạch, người lao động có quyền làm việc cho bất cứ ai, miễn là công việc đó không bị pháp luật cấm và được trả lương xứng đáng với công sức bỏ ra. Chính vì vậy mức lương cho các vị trí công việc đang được điều chỉnh phù hợp với quy luật thị trường. Chênh lệch mức lương giữa người làm quản lý, kỹ thuật, khoa học ngày được phân định rõ hơn. Thu nhập tiền lương giữa các công việc, ngành nghề ngày càng phân biệt rõ và đã trở thành động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, khuyến khích người lao động nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn để có thể làm việc ở những vị trí có mức lương cao hơn. Theo báo cáo thống kế gần đây, mức thu nhập của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp từng bước được cải thiện, năm 2005, bình quân đạt 1.840 nghìn đồng/người/tháng, tăng 11,5% so với năm 2004. Tuy nhiên, tiền lương bình quân tháng của một lao động trong các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp mặc dù tăng qua các năm, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập so với giá cả sức lao động của họ. Số vụ đình công vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân và chủ yếu tập trung ở các tỉnh/thành phố có thị trường lao động phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai cho thấy dấu hiệu bộc lộ các mâu thuẫn giữa người lao động và sử dụng lao động mà nguyên nhân sâu xa là bất hợp lý về tiền công, tiền lương và một số quyền lợi khác.
Thể chế về quan hệ lao động, giao dịch trên thị trường lao động Nhà nước đã xây dựng các cơ chế, chính sách tác động đồng bộ đến cung, cầu lao động đồng thời thiết lập các thể chế, chính sách thị trường lao động như: sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Lao động, Luật doanh nghiệp …; ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định các thể chế về thị trường như chế độ tuyển dụng, hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, bảo hiểm xã hội, tiền lương, tiền công … thúc đẩy thị trường lao động phát triển.
Các hoạt động giao dịch trên thị trường lao động đa dạng, phong phú kết nối người lao động và người sử dụng lao động. Đến nay, cả nước có 165 Trung tâm giới thiệu việc làm, trên 3.000 doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm và nhiều tổ chức cung ứng lao động; hàng năm tổ chức khoảng 40 hội chợ việc làm cấp tỉnh và hàng trăm hội chợ việc làm ở các trung tâm giới thiệu việc làm, các trường, các doanh nghiệp… với hàng vạn lao động tham gia, tổng số được phỏng vấn, được tuyển dụng tại chỗ chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 25-30%).
Tuy nhiên, hoạt động của các Trung tâm giới thiệu việc làm còn hạn chế về khả năng tư vấn, giới thiệu việc làm mới, các hội chợ việc làm chưa mang tính chất thường xuyên, rộng khắp; giao dịch trên thị trường lao động chủ yếu là hình thức trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động (chiếm trên 80%). Xuất phát từ thực tế trên và bối cảnh hội nhập kinh tế, phát triển thị trường lao động Việt Nam là yêu cầu khách quan, là động lực phát triển kinh tế xã hội bền vững theo hướng phát huy nội lực. Có như vậy mới phát huy được tiềm năng, thế mạnh nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong hội nhập, đồng thời hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
2. Thực trạng tiền lương tối thiểu ở Việt Nam từ năm 1946 đến 2007
2.1. Giai đoạn 1946 – 1959
Ngày 2/9/1945 Hồ Chủ Tịch đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngay từ đầu năm 1946 Chính phủ và Hồ Chủ Tịch đã định ra chế độ tiền lương và mức lương tối thiểu. Chính sách tiền lương và tiền lương tối thiểu ra đời sớm như vậy thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Bác Hồ tới đời sống của công nhân viên chức, người lao động. Những người quản lý xã hội tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Giai đoạn 1946 – 1959, giá cả tăng liên tục qua các năm; mức tiền lương tối thiểu cũng được Chính phủ điều chỉnh tăng qua các năm.
Năm
1946
1948
1980
1953
1954
Tiền lương tối thiểu (đ)
180đ
220đ
36.000đ/tháng
Tiền lương tối thiểu (kg gạo)
72 kg gạo
55 kg gạo
57 kg gạo
63 kg gạo
75 kg gạo
Cùng với điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu, Chính phủ còn tiến hành nhiều biện pháp nâng cao thu nhập nâng cao đời sống công nhân viên và người lao động như:
Năm 1947, Chính phủ đã định ra chế độ phụ cấp đắt đỏ căn cứ vào giá gạo thị trường, đồng thời định thêm chế độ phụ cấp cho vợ, con.
Năm 1948 Chính phủ định thêm chế độ phụ cấp gia đình.
Năm 1949 – 1950 là những năm cực kỳ khó khăn khi chiến tranh nên Chính phủ đã tìm nhiều cách để bảo đảm mức sống tối thiểu của công nhân viên chức.
Năm 1950 cũng là năm đánh dấu mốc trong tiến trình cải cách tiền lương ở Việt Nam. Chính phủ quyết định lấy gạo làm bản vị và quyết định trả lương bằng gạo.
Sang năm 1953 Chính phủ đặt thêm chế độ phụ cấp gạo, muối, vải.
Đến năm 1954, Chính phủ trả lương thống nhất tính bằng tiền bỏ phụ cấp nuôi con.
Có thể nhận xét rằng: Trong giai đoạn đầu Chính phủ luôn tính đến việc bảo đảm mức sống tối thiểu của cán bộ công nhân viên chức biểu hiện bằng phụ cấp trượt giá gạo, phụ cấp nuôi vợ con. Các chế độ phụ cấp đó thay đổi thường xuyên cũng như mức lương tối thiểu được tăng lên hàng năm do biến động của giá cả.
2.2. Giai đoạn 1960 – 1985.
Năm 1960, tiếp thu lý luận về tiền lương của các nước xã hội chủ nghĩa mức lương tối thiểu đã được thiết kế trên cơ sở nhu cầu tối thiểu, mức sống tối thiểu và tính đến quan hệ với thu nhập của nông dân. “Mức lương tối thiểu lúc này là 27,3đ ngang giá với 68 kg gạo. Trong đó chi về ăn bằng 73%, mặt bằng 21%, nhà ở lúc này được Nhà nước bao cấp. Ở mức tối thiểu, công nhân viên chức được hưởng chế độ chữa bệnh miễn phí và con cán bộ công nhân viên đi học cũng không mất tiền. Thực đơn cho nhu cầu ăn phần cơ thể hấp thụ được là 2140 kcal/24h, chất lượng chủ yếu là ghi xít. Trong đó mức lương đã có cả phần nuôi con.
Năm 1975, đất nước ta hoàn toàn độc lập, Việt Nam bước vào giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa bỏ qua tư bản chủ nghĩa chế độ tiền lương mang nặng tính bình quân, theo kiểu chính sách xã hội, điều này đã làm triệt tiêu động lực làm việc trong xã hội.
Năm 1984 nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn. Đây là thời kỳ siêu phát do cơ cấu kinh tế chưa hợp lý. Năm 1984 tỷ lệ lạm phát là 164,9% tăng trưởng kinh tế đạt 6%, năm 1985 lạm phát 191,6% tăng trưởng 3%, cùng với đó là thiên tai mất mùa, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Nhà nước phải bổ sung vào tiền lương bằng chế độ cung cấp bằng hiện vật để đối phó với sự tăng lên của giá cả nhằm tăng tiền lương thực tế cho cán bộ công chức, người lao động. Chế độ tem phiếu bắt đầu và ngày càng mở rộng nhằm bảo đảm cho người lao động một mức sống tối thiểu. Nhà nước đã điều chỉnh nhiều lần thông qua các loại phụ cấp: lương cung cấp bằng hiện vật là có hạn trong khi đó giá cả thị trường ngày càng tăng nhanh. Nhà nước cũng tiến hành đổi tiền theo cơ chế 10 cũ bằng 1 mới xóa bỏ cơ chế bao cấp tiêu dùng tuy nhiên còn nhiều sai lầm trong chính sách, các giải pháp thực hiện không đồng bộ. Do vậy, những cố gắng của nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát bình ổn giá cả nâng cao tiền lương thực tế cho người lao động, nâng cao đời sống cho người lao động, là không thành công. Đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn sức mua của tiền lương giảm xuống một cách rõ rệt chỉ bằng 10% sức mua ban đầu.
2.3. Giai đoạn 9/1985 – 31/1993.
Trước những khó khăn và tồn tại của giai đoạn 1960 – 8/1985. Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 8 khóa V đã đề ra nghị quyết sửa đổi tiền lương, thay đổi những quan niệm về tiền lương tối thiểu thời kỳ trước.
Theo đó mỗi một công nhân viên của ngành nghề khác nhau có trình độ phức tạp khác nhau thì có hệ số lương khác nhau và mức lương tối thiểu làm căn cứ để xác định mức lương cho mỗi người.
Mức lương tối thiểu được xác định làm 3 phần là: phần chi về ăn đã được tăng thêm về lương thực, thực phẩm bảo đảm cho người hưởng lương tối thiểu làm các công việc giản đơn nhất, với cường độ nhẹ nhành nhất, trong điều kiện lao động bình thường có thể tái sản xuất được sức lao động. Phần chi về ăn này chiếm 66%.
Phần thứ hai là phần chi về mặc, đồ dùng, đi lại, phần chi về văn hóa dịch vụ. Các khoản chi tiêu này chiếm 34%. Với thành phần về tiền lương tối thiểu như vậy, đã đảm bảo cho công nhân viên mức sống tối thiểu có đủ cả về vật chất, tinh thần. Ngoài ra trong mức tiền lương tối thiểu còn tính đến yếu tố nguồn nhân lực tươ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36073.doc