MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 2
I. Khái niệm và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm. 2
1. Khái niệm: 2
2. Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm: 3
II. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm(TTSP) 3
1. Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp(DN) 4
2. TTSP thực hiên mục đích của sản xuất và tiêu dùng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tiêu dùng 5
3. TTSP có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu về các loại hàng hoá trong nền KTQD 5
4. Thông qua TTSP dự đoán nhu cầu tiêu dùng xã hội và xây dựng kế hoạch sản xuất cho kỳ tiếp theo 5
III. Nội dung của TTSP ở doanh nghiệp 6
1. Điều tra nghiên cứu thị trường để lựa chọn sản phẩm thích ứng . 6
2. Lựa chọn sản phẩm thích ứng và tiến hành tổ chức sản xuất 7
3. Xây dựng chiến lược tiêu thụ, chiến lược, sách lược sản phẩm, chiến lược tiếp thị và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 8
4. Xây dựng chính sách giá và xác định mức giá sản phẩm thích hợp. 9
5. Lên phương án phân phối vào các kênh tiêu thụ. 10
6. Xúc tiến bán. 12
7. Thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả TTSP. 12
Chương II:Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp việt nam 14
I. Đối với thị trường nước ngoài 14
1. Ngành dệt may 15
2. Ngành giầy dép. 16
II. Đối với thị trường trong nước 18
III. Nguyên nhân 20
1. Nguyên nhân về phía nhà nước. 20
2. Nguyên nhân từ phía DN. 23
Chương III: Các Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. 28
I. Định hướng chung 28
1. Thị trường nội địa 28
2. Đối với kinh doanh xuất nhập khẩu. 29
II. Giải pháp về phía nhà nước 30
1- Biện pháp kích cầu của nhà nước 30
2. Xúc tiến thương mại 31
3. Chính sách bảo hộ hợp lý để thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, khuyến khích người tiêu dùng dùng hàng nội địa. 32
4. Biện pháp tài chính, giá cả 34
III. Biện pháp từ phía DN. 35
1. Nâng cao chất lượng sản phẩm. 36
2. Hoạt động dịch vụ trong tiêu thụ sản phẩm. 41
3. Mạng lưới bán hàng. 43
4. Thông tin 44
5. Tổ chức công tác vận chuyển, xuất giao, thanh toán tiền hàng nhanh chóng linh hoạt 44
Kết luận 45
Tài liệu tham khảo 46
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong những năm tới cũng sẽ là thị trường đáng quan tâm và có thể phát triển, từ những dự đoán về tình hình sản xuất và nhu cầu thị trường tiêu thụ giầy dép trên thế giới, căn cứ vào tiềm năng và lợi thế của Việt Nam, ngành giầy dép Việt Nam trong những năm tới có thể đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% về KN XK.
II. đối với thị trường trong nước
Thị trường trong nước số cung ngày càng vượt quá số cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt:
Số cung: thêm nhiều DN ra nhập thị trường, năng lực sản xuất của các DN ngày càng ra tăng- sự hiện diện của các DN có vốn nước ngoài – hàng ngoại nhập đặc biệt là hàng nhập lậu không ngừng tấn công vào thị trường nội địa.
Số cầu: gia tăng chậm hơn so với số cung – sức mua có khả năng thanh toán còn hạn chế – nhu cầu ngày càng đa dạng và ngày càng trở nên khó tính.
Nền kinh tế nước ta đang ở trong giai đoạn cuối cùng của thế kỷ XX, sau nhiều năm hoạt động mức tăng trưởng cao thì hiện nay tốc độ tăng trưởng đã chậm lại và giảm sút. 6 tháng đầu năm 1999 GDP tăng 4,3% mức thấp nhất so cùng kỳ 3 năm trước, cụ thể
Biểu V. Mức tăng trưởng GDP
Năm
1999
2000
2001
GDP
+4,8
+6,7
+7,5
Biểu VI. Chỉ số giá tiêu dùng năm 1999
Tháng
T3
T4 T5
T6
T7 T8
Chỉ số giá giảm
0,7%
0,6% 0,4%
0,3%
0,4% 0,5%
Tổng cầu xã hội giảm sút, lượng lượng hàng tồn kho của một số ngành như sau (năm 1999):
Biểu VII. Lượng tồn kho năm 1999
Ngành
Lượng tồn kho (triệu tấn)
Trị giá(tỷ đồng)
Than
Ximăng
Đường
Thép
Cà phê
Giấy
Cao su
Dệt may
3,2
1,32
0,33
0,16
0,08
0,022
0,018
900
200
1700
640
160
220
150
100
Tỷ lệ lao động không có việc làm tăng lên. Mỗi năm nước ta có từ 1,8 đến 2,0tr người đến tuổi lao động cần phải được thu hút vào khu vực sản xuất. Tuy nhiên do kinh tế còn gặp khó khăn nên số người đến tuổi lao động không được thu hút vào khu vực sản xuất, đồng thời có hiện tượng “chảy ngược “lao động từ một số ngành sản xuất gặp khó khăn ra thị trường lao động tự do, làm tăng áp lực lao động dư thừa, tạo sức ép giảm giá trị ngày công.
Tóm lại, giá cả thị trường liên tục giảm xảy ra làm tăng tỷ lệ lao động không có việc làm là những đặc trưng cơ bản tạo ra hiện tượng thiểu phát của nền kinh tế trong năm 1999.
Tuy nhiên cho đến nay các giải pháp kích cầu của nhà nước đã bắt đầu phát huy tác dụng, chỉ số giá tiêu dùng bắt đầu nhích lên.Trong 11 nhóm hàng hoá dịch vụ có 5 nhóm gia tăng (lương thực,thực phẩm,thiết bị đồ dùng gia đình văn hoá thể thao giải trí ).
III- Nguyên nhân
1. Nguyên nhân về phía nhà nước.
1.1. Cơ chế quản lý của nhà nước chưa chặt chẽ thiếu đồng bộ
1.2. Quy hoạch, kế hoạch và đầu tư của nhà nước mất cân đối.
Khi mà nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và mỏ cửa hội nhập thị trường trong nước và thế giới có diễn biến phức tạp, thì việc định hướng, dự báo, quy hoạch, kế hoạch, xác định chính sách, đầu tư phải tính đến một cách kỹ lưỡng, khoa học, những quan hệ cân đối lớn như cung _ cầu, xuất nhập, cán cân thanh toán.. để tránh phải thay đổi lớn hoặc phà vỡ quy hoạch, kế hoạch. Kéo theo nhiều sự thay đổi khác.
Việc xây dựng các nhà máy đường đã tiến hành không đồng bộ gắn với vùng nhiên liệu. ở phía Nam ngoài 4 nhà máy ép của tổng công ty mía đường, 2 nhà máy của các địa phương và 13 nhà máy 100% vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động với tổng công suất 20.250 tấn /ngày. hiện có thêm 8 nhà máy đưa tổng số lên 25 nhà máy với tổng công suất 367500 tấn/ngày tiêu thụ 5,5 tấn mía cây. Trữ lượng mía dùng để ăn tươi, làm giống là giành cho khu vực chế biến đường thủ công, sản lượng trên khó được đáp ứng đủ. Việc đầu tư xây dựng tràn lan các nhà máy đường, mía không có quy hoạch cho các vùng nguyên liệu nên ngành mía đường có sự điều chế.
1.3. Nhà nước chưa thông tin kịp thời đầy đủ, cụ thể, về thị trường nước ngoài cho DN.
Sáu tháng đầu năm 99 ngành than xuất khẩu có tăng, đạt 1,52 triệu tấn, tăng 16% nhưng do giá than giảm khoảng 13% so với giá bán bình quân năm 1998 nên KNXK đạt 45,06 tr USD chỉ tăng 15%. đây là một ngịch lý và là mối quan tâm của nhiều bộ, ngành hữu quan. Nguyên nhân có nhiều nhưng tình trạng thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu của các DN là đáng báo động hơn cả. các DN có hàng trong tay nhưng không biết xuất khẩu sang thị trường nào họ không biết thị trường các nước cần hàng gì để xuất khẩu, hoàn toàn thiếu thông tin về thị trường nước ngoài nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các quy định, tiêu chuẩn hàng hoá, luật phấp nước sở tại. Đây là nhữngyếu tố cơ bản hết sức quan trọng giúp DN ra các quyết định cho chính xác: sản xuất hàng gì cho xuất khẩu, sản xuất trên công nghệ nào theo tiêu chuẩn nào, xuất khẩu cho ai, số lượng bao nhiêu và khi nào xuất.
Hiện nay, các DNXK hàng công nghiệp chỉ khai thác thông tin về thị trường nước ngoài chủ yếu theo “kênh” gián tiếp là dựa vào Bộ Thương Mại, phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, ban vật giá Chính Phủ, các phái đoàn ngoại giao của Việt Nam cung cấp nhưng những thông tin đó mang tính chất tổng hợp, không đầy đủ nên không đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi của từng DN. Mặt khác việc thu thập thông tin về thị trường của DN từ “kênh này” cũng không dễ dàng và thuận tiện do trở ngại của thủ tục hành chính đối với DN có văn phòng đại diện hay trụ sở đóng tại thành phố lớn thì còn có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng đối với DN vừa và nhỏ và ở xa trung tâm lớn thì việc thu thập thông tin cực kỳ khó khăn, nếu họ có thông tin thì cơ hội kinh doanh cũng qua rồi. Còn “kênh” thông tin trực tiếp giữa DN và thị trường nước ngoài thì vượt xa khả năng của DN do “tài chính eo hẹp”.
1.4. Do sự mất cân đối cơ cấu kinh tế giữa các khu vực, vùng trong cả nước.
Cơ cấu tăng trưởng giữa các khu vực của nền kinh tế không hợp lý làm cho thu nhập và theo đó là nhu câu của một bộ phận dân cư lớn nhất nước ta (khu vực nông thôn chiếm 76,5% dân số cả nước) không tăng lên được. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tương quan thu nhập của một lao động nông nghiệp với một lao động cong nghiệp như sau: năm 1996 – 65,95%, năm 1997 – 62,91%, năm 1998 – 56,69% mặc dù tương quan già giữa sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm công nghiệp trong những năm gần đây có lợi cho nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng của khu vực này thấp (đến cuối năm 1998 so với 1990 công nghiệp tăng 2,7 lần trong khi nông nghiệp tăng 1,4 lần), sự suy giảm về thu nhập đẫn đến sức mua ở khu vực nông thôn luôn duy trì ở mức thấp.
Tiền lương thực tế của công nhân viên khu vực hành chính – sự nghiệp giảm do lạm phát. Tiền lương danh nghĩa kể từ năm 1993 đến nay về cơ bản không thay đổi, trong khi tỷ lệ lạm phát của 6 năm 1993 – 1999 gần 50%. Nhà nước mới bù trượt giá khoảng 20% ( năm 1995). Như vậy thu nhập thực tế của công nhân viên khu vực hành chính sự nghiệp hiện nay chỉ còn 30% thu nhập danh nghĩa, ảnh hưởng đến sức mua của một bộ phận dân cư.
1.5. Sự phối hợp không đồng bộ của các cơ quản chức năng.
Hệ thống các văn bản của cơ quan nhà nước bị chồng chéo. Điều đó đã gây cản trở rất nhiều trong việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.
1.6. Nhà nước khống chế quảng cáo khuyến mại.
Trong sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, quảng cáo là một công cụ hữu hiệu góp phần TTSP của DN. Nhưng theo luật thuế thu nhập DN “chi phí quảng caó khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ vàg các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 7% tổng số chi phí”.
Việc khống chế quảng cáo khuyến mại chỉ ở mức 7% chi phí đã làm sản xuất kinh doanh của ngành bia chững lại. Nếu như năm 1997 doanh thu của tổng công ty Rượi - bia- nước giải khát đạt 2.385,574 tỷ đ nộp ngân sách 1.232,714 tỷ đ. Năm 1998 doanh thu đạt 2.529,594 tỷ đồng nộp ngân sách 1.295,151 tỷ đồng. Nhưng bắt đầu từ cuối năm 1998 ngành bia đã gặp rất nhiều khó khăn trong khâu TTSP. Lượng bia tồn kho của 2 công ty bia Sài Gòn và bia Hà Nọi tính đến cuối tháng 5 năm 99 là khoảng 9 tr lít. Trong đó công ty bia Sài Gòn tồn 8tr lít, bia Hà Nội tồn 1tr lít. Theo báo cáo của Tổng công ty, tính đến tháng 6/1999, giá trị tổng sản lượng của tổng công ty ước đạt 1.055,876 tỷ đ bằng 93,5% so với cùng kỳ năm 1998 và bằng 45,31% so với kế hoạch. Do sản phẩm tiêu thụ chậm thị trường tiêu thụ khó khăn và ngày càng bị thu hẹp Tổng công ty đãc tăng cường công tác khuyến mại để hỗ trợ khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Nhưng chi phí cho quảng cáo khuyến mại bị khống chế ở mức 7% giá thành. Với các ngành hàng sản xuất kinh doanh khác, tổng chi phí chiếm tới 80-90% doanh thu thì 7% chi phí là con số không nhỏ nhưng ngành bia thì do phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tới 60-70% doanh thu ( bia hơi chịu thuế TTĐB 50%, bia lon 65%, bia chai 75%), nên phần chi phí ngoài thuế thấp, 7% chi phí này là không đáng kể. Dự kiến nhu cầu chi phí riêng cho khuyến mại để hỗ trợ khach hàng của công ty bia Sài Gòn là 80 tỷ đ (khoảng 10% tổng chi phí) trong khi chi phí cho phép dùng trong khuyến mại là 22 tỷ đ, số còn lại của7% được dùng cho các chi phí hội họp, tiếp khách, quảng cáo. mặc dù rất nỗ lực giúp đỡ khách hàng nhưng do chi phí hạn hẹp, sự hỗ trợ không được bao nhiêu trong khi các hãng bia nước ngoài không bị hạn chế về quảng cáo, khuyến mại đã có đủ các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng với những quà tặng phần thưởng hấp dẫn.. khách hàng quen bắt đầu bỏ sản phẩm của tổng công ty để bán những sản phẩm nước ngoài thu lợi nhuận cao.
2. Nguyên nhân từ phía DN.
2.1. Công nghệ lạc hậu nên chất lượng hàng hoá, hiệu quả sản xuất, năng xuất thấp.
Ngành cà phê: chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào thu hoạch và công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm. Thu hoạch quả chín tươi, chế biến kịp thời và đúng quy trình công nghệ là yếu tố quan trọng giữ được phẩm chất, vốn có của hạt cà phê. Mặc dù trong thời gian qua, cà phê Việt Nam được các nhà cung ứng Mỹ và Châu Âu đánh giá cao về chất lượng cà phê xuất khẩu mới chỉ là bước đầu, còn chưa ổn định điển hình là số lượng hạt lỗi, vỡ, đen còn khà lớn làm cho chất lượng nước uống bị ảnh hưởng. Hiên nay Việt Nam đang sử dụng hai phương pháp chế biến: phương pháp chế biến kho và phương pháp chế biến ướt nên mặc dù ngành cà phê đã nỗ lực đầu tư vaò thiết bị chế biến để hạn chế tối đa sự mất cân đối giữa sản lương thu hoạch và khả năng chế biến nhưng nhìn lại hệ thống thiết bị hiện có từ máy móc có công suất lớn đến bán cơ khí và thủ công phần lớn còn lạc hậu, chắp vá, không đồng bộ, chất lượng kém. Trên thực tế trừ một số công ty, nông trường lớn là có sân phơi, còn phần lớn nông dân phơi trên đất, khá lắm là phơi trên bạt. phơi gặp mưa cũng không thềm chạy, họ không biết “mùi đất” thấm vào hạt cà phê vị chát là do thu hái cả trái xanh, có nơi cà phê xanh chiếm 15-20% lượng thu hoạch trong khi sản phẩmcà phê của hội nông đân chiếm 85% sản lượng cả nước.
2.2. Trình độ quản lý yếu kém, lạc hậu, chất lượng lao động thấp.
Theo nghiên cứu tổ chức BFRI về khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Việt Nam đứng thứ 48/59 Quốc gia được kiểm sát. lao động Việt Nam đạt 32điểm/100, thuộc vào nhóm yếu kém trong khi Singapore và các quốc gia được kiểm sát đạt 84 điểm.
Biểu VIII. Bảng đánh giá chất lượng lao động một số nước.
Quốc gia
Năng suất
Lao dộng
Trình độ
Lao động
Kỹ năng
Nghề nghiệp
Đánh giá
Chất lượng lđ
Singapore
Thuỵ sỹ
Nhật Bản
Bỉ
Mỹ
Việt Nam
85(1)
64(4)
68(3)
72(2)
20
83(3)
92(2)
97(1)
40
95(8)
100(1)
100(1)
100(1)
16
84(1)
75(1)
73(3)
73(3)
70(5)
32(48)
Ghi chú: số ngoài dấu ( )- số điểm trên thang 100.
Số trong dấu ( )- thứ hạng về khả năng cạnh tranh trên 59 Quốc gia được kiểm sát.
Qua đó ta thấy chất lượng lao động của Việt Nam quá kém dẫn đến mất khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Về trình độ quản lý king tế, sản xuất kinh doanh tuy đã được tăng lên một bước thaeo quy chế mới, song nói chung còn yếu kém tư duy và hành dộng chưa bắt kịp với tốc độ thay đổi của tình hình đâts nước nhiều mặt quản lý nhất là quản lý tài chính còn lỏng lẻo, sơ hở gây lãng phí và thất thoát, có những cơ hội có thể phát triển lại rụt rè, có những lúc mạnh dạn đầu tư lại không gặp vận may do đánh giá tình hình biến động trên thị trường không chính xác, đôi lúc chưa quán triệt sâu sắc mục tiêu hàng đầu của sản xuất kinh doanh là hiệu quả kinh doanh ( Công ty Gang Thép Thái Nguyên năm 1998, sản lượng thép cán chỉ đạt 91,77% và giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 92,45% so 1997, mà lại bị tồn kho 2 vạn tán thép cán,5000 tấn gang, sản xuất kinh doanh lỗ lớn, tổng nợ lên đến 675tỷ, gấp 2 lần vốn điều lệ của công ty
2.3. Doanh nghiệp chưa xây dựng chiến lược kinh doanh (CLKD)
Hiện nay, ở hầu hết các DN chưa xây dựng cho mình một CLKD, mà làm ăn theo từng “ thương vụ” kiểu làm ăn “chụp giựt”. Phải chăng tư tương “ mì ăn liền này” cần phải bổ sung tư tương CLKD tính đến con đường làm ăn lâu dài.Cái lối làm ăn dựa vào các “lợi thế” nhất thời, các thủ thuật “mánh vặt” khai thác kẽ hở của pháp luật, của cô quan Nhà nước ..cần phải được thay thế bằng cung cách kinh doanh chân chính, có “ bài bản”và hiện đại. Điều này một phần do việc nghiên cứu, hướng dẫn, triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược trong hoạt động kinh doanh của các DN chưa có được sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước và các cơ quan nghiên cứu. Nền kinh tếViệt Nam chưa hội đủ các yếu tố, các điều kiện cần thiết để các DN có thể xây dựng và thực hiện quản lý theo chiến lược. Việc ban hành các chính sách quản lý vĩ mô chưa ổn định và chưa đáp ứng kịp thời sự chuyển biến của nền kinh tế -xã hội mà nhất là trong lĩnh vực kinh doanh XNK. Nhưng nhuyên nhân chủ quan là do sự nhận thức lý luận và thực tiễn về vai trò của công tác Kế hoạch hoá và quản lý chiến lược trong cơ chế thị trường của các DN chưa được nhất quán, nên việc xây dựng và thực hiện CLKD còn là một công việc khá mới mẻ đối vối các DN, điều này làm hạn chế việc sử dụng những phương pháp công cụ xây dựng CLKD mang tính khoa học và làm cho quá trình xây dựng CLKD của các DN chưa tuân theo một quy trình hợp lý
2.4. Quảng cáo chưa được chú trọng, nhiều DNNN còn có quan niệm sai lầm về quảng cáo
Hiện nay, đa số các DN Việt Nam chỉ dành một số vốn rất hạn hẹp cho quảng cáo (một phần do quy định của Nhà nước: chi phí cho quảng cáo không quá 7% tốngố chi phí –theo luật thuế thu nhập DN) vá DN chưa hiểu biết cách sử dụng ngân sách cho quảng cáo. Theo thống kê của IAA (Hiệp hội quảng cáo Quốc tế ) đưa ra trong hội thảo sáng ngày 24/11/99 tại TP Hồ Chí Minh thì doanh số quảng cáo ở Việt Nam năm 1998là 110 tr USD. Bình quân 1,4USD / người trong khi ở Đài Loan là 10,6 USD/ người, ở Châu mĩ là 6-7 USD/ người. Hiện nay, trên các mặt báo chúng ta dễ dàng thấy tràn ngạp kiểu quảng cáo giới thiệu tên trụ sở công ty, lĩnh vực hoạt động và ảnh giám giám đốc.. một kiểu quảng cáo đơn điệu kém hiệu quảvà người đọc thường quyên ngay sau khi rời mắt khỏi trang quảng cáo bởi vì mục tiêu của quảng cáo là để khách hàng biết đến các thông tin về sản phẩm, dịch vụ là chính:chất lượng bao bì, thông số kỹ thuật, công dụng sản phẩm..từ đó có quyết định mua hàng ?Vậy thì sản phẩm ở đây là gì ? là ông giám đốc hay là những ngô nhà cao tầng không có một điểm gì nổi bật, ấn tượng. Còn quảng cáo trên ti vi của các công ty Việt Nam thì sao? Sau một cơn sốt “Phim thương mại” mà đi cùng với nó là điểm quảng cáo của các “ngôi sao” và “người đẹp” không biết họ định giới thiệu sản phẩm là các “ngôi sao” “người đẹp” hay là sản phẩm vì người xem đã bị cuốn vào “ngôi sao”và “người đẹp mất rồi”. Hiện nay công ty Việt Nam đã nhận thức được kiểu quảng cáo không hiệu quả đó thì vẫn rơi vào tình trạng quảng cáo dài,không ấn tượng, không có tính sáng tạo,thông điệp quảng cáo thì ghi hết huy chương này đến huy chương khácmà không đề cập đến “cái cần bán”và quảng cáo được xem như là một phương tiện để khoe trương. Các DN không thể đổ lỗi cho khách hàng là không hiểu được thông điệp quảng cáo bởi một chương trình quảng cáo hấp dẫn gợi được trí tò mò,khám phá của khách hàng của DNVN quá hiếm hoi.
2.5. Thiếu thông tin thị trường đặc biệt là thị trường XK và DNVN chưa có kinh nghiệm kinh doanh trên trường Quốc tế.
Trước đây khi nghị định 33/CP của Chính Phủ ngày 19/4/1994 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) còn hiệu lực, đa số các DN thường phàn nàn rằng có quá nhiều thủ tục hành chính, những điều kiện gây khó khăn, hạn chế khả năng kinh doanh XNK của DN. Nhưng đến khi Nghị định 57/NĐ-CP của Chính Phủ ra đời ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động XNK đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn taọ điều kiện thông thoáng về thủ tục pháp lý cho các DN chủ động trong kinh doanh XNK nhưng đến cuôí năm 1998 theo ông Đỗ Xuân Thuỷ - Giám đốc công ty XNK SIMEX- cho biết: có nhiều mặt hàng xuất khẩu vẫn không tăng, nhiều DN có hàng trong tay nhưng không biết XK sang thị trường nào. các DN hoàn toàn thiếu thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, tập quán, sở thích, thị hiếu, thông lệ buôn bán ở nước sở tại. Chính vì sự eo hẹp về tài chính mà không thể lúc nào DN cũng cử cán bộ đi khảo sát và đặt văn phòng đại diện ở thi trường nước ngoài, thậm chí việc tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ tổ chức tại nước ngoài giới thiệu sản phẩm là điều xa xỉ với nhiều DN còn khả năng DN tự nối mạng Internet nhằm khai thác thông tin cũng như quảng cáo sản phẩm lại càng xa vời.
Hiện nay, ở nước ta có hãng kinh doanh thông tin REUTER LTD VIET NAM, nếu DN truy nhập 5 giờ /tháng với giá 250 USD, truy nhập 10 giờ /tháng giá là 400 USD, còn 20 giờ /tháng là 600 USD phương tiện truy nhập đơn giản chỉ cần một chiếc máy tính, một môden và một đường dây địên thoại. Mỗi lần truy nhập DN có thể thu thập rất nhiều thông tin cập nhật hoặc bất kỳ một sự quan tâm về thị trường giá cả, mặt hàng nào đó. Tuy nhiên hiện nay khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty liên doanh và các công ty 100% vốn nước ngoài còn các DN Việt Nam thì rất hiếm. Chính vì sự thiếu thông tin thị trường này mà ngành dệt may và giầy da tuy KNXK đạt trên 1tỷ USD nhưng chủ yếu là làm gia công theo đơn đặt hàng của nước ngoài nên giá trị thực thu ngoại tệ mới chiếm 20% KNXK.
2.6. Thiếu vốn.
Vốn luôn là vấn đề nóng bỏng của các DNVN tình trạng thiếu vốn là vấn đề nan giải của hầu hết các công ty Việt Nam vì thiếu vốn mà VINACAFE không thể duy trì tồn kho, chờ giá cao để xuất khẩu. Theo VINACAFE, để VINACAFE xuất khẩu đươc 70.000 tấn cà phê, cần tới trên 1000 tỷ đồng vốn. Trong khi đó vốn của VINACAFE chỉ có hơn 10 tỷ đồng còn lại phải vay ngân hàng 150 tỷ đồng, quay vòng 9 tháng, lãi suất phải trả hơn 1,1 tỷ/tháng. Thiếu vốn, lãi xuất trả ngân hàng lớn đã buộc VINACAFE không thể tăng mua cà phê vào mùa thu hoạch rộ, không thể gom hàng chờ giá cao mới xuất khẩu. Ngược lại phải nhanh chóng bán hàng ra, quay vòng vốn nhanh, nên thua thiệt trong xuất khẩu là điều khó tránh khỏi đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm gía cà phê trong nước xuống thấp trong mùa thu hoạch gây thua thiệt cho người trồng. Theo một quan chức của hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam (VICOFA) đã tính Việt Nam có thể thu hoạch thêm 40 tr USD trong xuất khẩu hơn 404.000 tấn cà phê 98/99. Nếu bán được giá như Inđônêxia (90 USD/tấn) cũng do thiếu vốn mà cho đến nay Việt Nam chưa thể tham gia hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC). Vì Việt Nam khó có thể thực hiện được nguyên tắc cơ bản của (ACPC) là:khi giá cà phê thế giới xuống thấp ACPC sẽ hạn chế xuất khẩu, tăng dự trữ chờ tăng giá đảm bảo quyền lợi chung cho cả người sản xuất và xuất khẩu.
Chương III: Các Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
I. Định hướng chung
1. Thị trường nội địa
Tập trung tổ chức tốt thị trường và các kênh lưu thông hợp lý, hướng mọi hoạt động thương mại theo Luật Thương Mại phối hợp giữa quản lý ngành và lãnh thổ thông qua hệ thống chính sách đồng bộ của nhà nước để khuyến khích sản xuất và tiêu thụ hàng cho dân. Có chính sách, cơ chế mạnh dạn để bảo hộ có điều kiện cho sản xuất trong nước. Đối với sản xuất công nghiệp được bảo hộ một phần đầu vào trên cơ sở chất lượng và giá cả Quốc tế, bảo hộ giá TTSP hàng hoá cho nông dân và kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, ngăn chặn triệt để nhập lậu.
Tổ chức tốt thu mua sản phẩm hàng hoá của các ngành công, nông, lâm, ngư nghiệp đặc biệt là hàng nông sản, đáp ứng nhu cầu nội tiêu và XK, trực tiếp góp phần kích cầu thông qua tăng quỹ mua và mua cho dân cư. Kích thích nông nghiệp và thị trường nông thôn phát triển kể cả nghề phụ. Đề nghị nhà nước có chính sách bán hàng trả góp trả chậm chủ yếu và trước hết đối với các máy móc thiết bị, vật tư hàng hoá sản xuất trong nước và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Kết hợp chặt chẽ với các ngành thu nợ để nông dân bán được nông sản vào thời điểm và giá cả thích hợp, không để tư thương ép giá. Khuyến khích các cơ sở chế biến công ty kinh doanh cùng với người sản xuất lập quỹ bảo hiểm thiên tai đối với những cây chủ lực. Kết hợp chặt chẽ với các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…trên nguyên tắc gắn kế hoạch với thị trường chủ động điều hành các kế hoạch sản xuất
Lưu thông đảm bảo hoạt động có hiệu quả ngay từ đầu năm kế hoạch.Cải tiến nội dung và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về hoạt động thương mại. Tăng cường chỉ đạo tổ chức tốt hoạt động thương mại trên thị trường nông thôn, miền núi, hải đảo, nhất là trong các khâu thu mua sản phẩm và cung ứng vật tư tại chỗ cho nông dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và kinh tế hàng hoá nông thôn miền núi phát triển nhanh.
Tiếp tục sắp xếp lại DNNN và thực hiện cổ phần hoá trong toàn ngành và trực thuộc bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Hướng mạnh vào việc đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất hang hoá,nhất là trong lĩnh vực chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm với cơ cấu chủng loại phong phú, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Lấy biện pháp kinh tế là chủ yếu có kết hợp với biện pháp hành chính để thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, sản xuất và kinh doanh hàng giả và những hành vi vi phạm Luật Thương Mại. Tiếp tục nghiên cứu, áp dụng việc dán tem hàng nhập khẩu để tạo thêm điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước phát triển thuận lợi
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thương mại thông qua việc tiếp tục hoàn thiện các văn bản về cơ chế quản lý, chính sách biện pháp điều hành hoạt động thương mại, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn theo đúng pháp luật, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước của các cơ sở thương mại
2. Đối với kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tạo diều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu, căn cứ nghị định 57/1998 NĐ- CP của Chính Phủ và thông tư 18/1998 TT-BTM ngày 2/8/1998 của bộ thương mại thì mọi thương nhân đều được trực tiếp kinh doanh XNK.
Có thể xem xét lại quyền kinh doanh xuất khẩu của khối DN có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại quýêt định số 0321/1998/QD-BTM của Bộ thương mại để mở rộng thêm phạm vi kinh doanh cho họ, đặc biệt là cao su, sản phẩm gỗ, kể cả cà phê và thuỷ hải sản.
Về tài chính tín dụng: theo dõi sát việc thi hành thuế thu nhập DN để bảo đảm những biện pháp khuyến khích về thuế lợi tức như miễn thu thuế bổ sung sẽ được tiếp tục duy trì khi áp dụng thuế thu nhập DN. Theo dõi sát việc thi hành thuế VAT để kịp thời đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc phát sinh. Giải quyết vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng Việt Nam của các DN có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là những DN có tham gia xuất khẩu. Cụ thể hoá những biện pháp về chế độ thuế và tín dụng cho từng mặt hàng cụ thể.
Về hỗ trợ tài chính đối với một số mặt hàng xuất khẩu khó khăn bộ đã đề nghị Chính Phủ chỉ đạo ngành tài chính và ngân hàng cho hưởng chế độ vay với lãi xuất tiền lãi. Để mở rộng thị trường hàng của Việt Nam đã xuất sang rất nhiều thị trường trên thế giới: ASEAN, EU, Mỹ, SNG, Đông âu, và một số nước Châu Phi. Hiện nay Việt Nam đang cố gắng đàm phán với Mỹ để ký hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ và Mỹ dành cho Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc. Khi đó hàng Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ chỉ phải chịu thuế suất như hàng của các nước khác xuất khẩu vào Mỹ. Thị trường Mỹ tương lai sẽ là thị trường đầy hứa hẹn của các DN Việt Nam.
II. Giải pháp về phía nhà nước
1- Biện pháp kích cầu của nhà nước
Tình hình hàng hoá ứ đọng, chậm tiêu thụ, hơn nữa DNVN lại chịu ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế khu vực thị trường xuất khẩu của Việt Nam ở khu vực Đông Nam á giảm do sự giảm giá của một số đồng tiền của các nước Đông Nam á nên hàng hoá của các nước đó rất rẻ, tràn sang thị trường Việt Nam thông qua con đường nhập lậu làm hàng hoá trong nước ứ đọng, còn xuất khẩu thì hàng Việt Nam thiếu tính cạnh tranh.
Trong thời gian qua Việt Nam đã thực hiện các biện pháp kích cầu (xây dựng các công trình nhà ở, khu giải trí..) để tăng tiêu thụ ở thị trường trong nước. Trong năm qua Ngân Hàng cũng xem xét điều chỉnh tỷ giá hối đoái 3 lần, lần cuối cùng đã hạ lãi suất từ 1,15% xuống còn 1,05% để kích thích mạnh việc vay vốn đầu tư sản xuất nhất là khu vực nông thôn. nhưng xem ra mãi đến cuối năm 1999 chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 mới nhích lên sau thời kỳ giảm phát liên tục, như vậy chính sách kích cầu của nhà nước đã bắt đầu phát huy tác dụng. Tuy nhi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35155.doc