Trước hết, Kiểm toán Nhà nước đã nghiên cứu, soạn thảo và ban hành được các chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán chủ yếu và các quy chế hoạt động kiểm toán trên cơ sở vận dụng có chọn lọc các thông lệ, kinh nghiệm quốc tế và sát hợp với thực tiễn Việt Nam. Đây là căn cứ pháp lý và nghiệp vụ quan trọng để bước đầu thực hành kiểm toán một cách có bài bản, có chất lượng và là cơ sở để kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán cũng như đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên.
Thứ hai, Kiểm toán Nhà nước đã thiết lập và không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các cơ quan Kiểm toán Nhà nước các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như các quan hệ hợp tác trong khuôn khổ tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán Tối cao (INTOSAI), tổ chức các cơ quan Kiểm toán Tối cao Châu Á (ASOSAI) và các tổ chức quốc tế khác. Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là thành viên thứ 174 của INTOSAI từ năm 1996 và là thành viên của ASOSAI năm 1997. Đến nay, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã có quan hệ hợp tác ở các hình thức và mức độ khác nhau với cơ quan Kiểm toán Nhà nước của hơn 20 nước trên thế giới.
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tìm hiểu bộ máy tổ chức và hoạt động của cơ quan Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà nước Việt Nam
1. Chức năng của Kiểm toán Nhà nước
Nghị định số 70/CP ngày 11-7-1994 và Nghị định số 93/2003/NĐ-CP của Chính phủ khẳng định rằng: Kiểm toán Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước các cấp, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng Ngân sách Nhà nước; kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong việc quản lí, sử dụng Ngân sách Nhà nước và tài sản công theo kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ giao hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Cụ thể:
Kiểm toán các báo cáo tài chính, ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi trình ra Hội đồng nhân dân.
Kiểm toán tổng quyết Ngân sách Nhà nước của Chính phủ trước khi trình Quốc hội.
Kiểm toán báo cáo quyết toán của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các đơn vị sự nghiệp công, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí nhà nước.
Kiểm toán báo cáo quyết toán các chương trình, dự án, các công trình đầu tư của nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước… Theo kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các nhiệm vụ đột xuất do Thủ tướng Chính phủ giao hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước
Theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05-11-2002, Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 1/4/2003 của Chính phủ, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ. Đồng thời, căn cứ Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày 13-8-2003, Kiểm toán Nhà nước có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
2.1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng được Thủ tướng Chính phủ phân công các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm toán Nhà nước, chiến lược quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn 5 năm, hàng năm về Kiểm toán Nhà nước; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch sau khi được phê duyệt.
2.2. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó. Định kì báo cáo việc thực hiện chương trình, kế hoạch và kết quả kiểm toán lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng quản lí ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ.
2.3. Quản lí hồ sơ, tài liệu đã được kiểm toán theo quy định của nhà nước; giữ gìn bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật; cung cấp kết quả kiểm toán cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công khai báo cáo kết quả kiểm toán hàng năm theo quy định của pháp luật.
2.4. Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các phương pháp chuyên môn nghiệp Vụ Kiểm toán áp dụng trong các tổ chức, đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
2.5. Khi thực hiện nhiệm Vụ Kiểm toán, cơ quan Kiểm toán Nhà nước độc lập, chỉ tuân theo pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận kiểm toán của mình .
2.6. Thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị với đơn vị được kiểm toán sửa chữa những sai phạm, chấn chỉnh và hoàn thiện công tác quản lí kinh tế, tài chính, chế độ kế toán; kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lí nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, pháp luật cho phù hợp.
Báo cáo và tư vấn cho Quốc hội, trực tiếp là Uỷ ban kinh tế và ngân sách những vấn đề liên quan đến việc ban hành các đạo luật thuộc lĩnh vực kinh tế và Ngân sách Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật có tính chuyên môn và hiệu lực tài chính.
Báo cáo và tư vấn cho Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, và các địa phương về thực trạng nguồn tài chính, tác động của nó cùng với các giải pháp đề ra.
2.7. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan bảo vệ pháp luật xử lí những vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán.
2.8. Tham gia ý kiến với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc lập, quyết định và phân bổ Ngân sách Nhà nước hàng năm đảm bảo các nguyên tắc của tính tuân thủ, tính hợp lý, khả thi và tiết kiệm.
2.9. Quyết định các dự án đầu tư về Kiểm toán Nhà nước thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
…
III. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam
1. Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước được tổ chức, thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ và điều lệ tổ chức hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Mới đây, cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước được tăng cường, hoàn thiện thêm một bước theo Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ.
Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ (hành pháp), là công cụ kiểm tra tài chính công cao nhất của Nhà nước.
Mô hình tổ chức của cơ quan Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam hiện nay
Vụ giám định kiểm tra chất lượng kiểm toán
Vụ tổ chức cán bộ
Vụ pháp chế
Văn phòng
Kiểm toán NSNN I
Kiểm toán NSNN II
Kiểm toán các chương trình đặc biệt
Kiểm toán đầu tư dự án I
Kiểm toán đầu tư dự án II
Kiểm toán DNNN
Kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng
KTNN các khu vực
Trung tâm tin học
Trung tâm khoa học và bồi dưỡng cán bộ
Tạp chí kiểm toán
Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc
Tổng kiểm toán
Chính phủ
Bộ máy Kiểm toán Nhà nước
Hiện nay Kiểm toán Nhà nước gồm 16 tổ chức giúp Tổng Kiểm toán thực hiện chức năng nhiệm vụ, và 3 tổ chức sự nghiệp thuộc Kiểm toán Nhà nước, có 11 Kiểm toán Nhà nước ở Trung ương, 5 Kiểm toán Nhà nước ở khu vực đóng trên địa bàn các địa phương với hơn 600 cán bộ, công chức, kiểm toán viên.
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước có địa vị pháp lí cao, được tổ chức và quản lí tập trung thống nhất. Đứng đầu Kiểm toán Nhà nước là Tổng Kiểm toán, tiếp đó là các phó Tổng Kiểm toán.
Tổng Kiểm toán do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Tổng Kiểm toán có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Một là, lãnh đạo, quyết định và chịu trách nhiệm về công tác Kiểm toán Nhà nước, được tham dự các phiên họp của Chính phủ về xem xét, phân bổ quyết toán Ngân sách Nhà nước và về những vấn đề có liên quan đến hoạt động Kiểm toán Nhà nước.
Hai là, chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung các văn bản pháp quy do Kiểm toán Nhà nước soạn thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển Kiểm toán Nhà nước sau khi được phê duyệt.
Ba là, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các tổ chức đó.
Bốn là, quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỉ cương, kỉ luật hành chính trong hoạt động Kiểm toán Nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Kiểm toán Nhà nước.
Năm là, thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Phó Tổng Kiểm toán do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Tổng Kiểm toán, giúp việc cho Tổng Kiểm toán.
Phó Tổng Kiểm toán được Tổng Kiểm toán phân công chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Kiểm toán vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán được Tổng Kiểm toán uỷ nhiệm lãnh đạo công tác của Kiểm toán Nhà nước.
Các bộ phận trong Kiểm toán Nhà nước được thành lập theo các quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước, đồng thời có quy định kèm theo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ phận này. Căn cứ vào các Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước ngày 1/3/2004, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận như sau:
Vụ Tổ chức cán bộ
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Tổ chức cán bộ hiện nay được quy định trong Quyết định số 98/QĐ-KTNN ngày 1/3/2004 của Tổng Kiểm toán; theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Tổ chức cán bộ là:
Thứ nhất, trong công tác tổ chức bộ máy, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì nghiên cứu xây dựng các đề án, chuẩn bị các văn bản qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Kiểm toán Nhà nước cùng các bộ phận trình Tổng Kiểm toán Nhà nước để trình cấp có thẩm quyền ban hành…
Thứ hai, trong công tác biên chế và tiền lương, Vụ Tổ chức cán bộ quản lí thống nhất biên chế cán bộ, công chức trong cơ cấu; tổ chức thực hiện công tác báo cáo thống kê về biên chế, tiền lương theo qui định của Nhà nước…
Thứ ba, trong công tác quản lí nhân sự, Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sử dụng, thôi việc và giải quyết chính sách đối với nhân sự; xây dựng các qui định về quản lí và phân cấp trách nhiệm quản lí nhân sự phù hợp với qui định của Nhà nước…
Thứ tư, trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng và tổng hợp quy hoạch đào tạo cán bộ, công chức trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt; phối hợp với Trung tâm Khoa học và bồi dưỡng cán bộ thực hiện nhiệm vụ; thực hiện công tác thống kê, tổng hợp về công tác đào tạo, bồi dưỡng; chủ trì lập và phân bổ kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp.
Thứ năm, Vụ Tổ chức cán bộ kiểm tra đối với công tác tổ chức cán bộ và đào tạo; phối hợp với Ban Bảo vệ chính trị nội bộ trong việc giúp Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước xây dựng…
Thứ sáu, Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tuyên truyền, nghiên cứu khoa học và một số nhiệm vụ khác do Tổng Kiểm toán Nhà nước giao và uỷ quyền.
2) Văn phòng Kiểm toán Nhà nước
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Kiểm toán Nhà nước hiện nay được quy định trong Quyết định số 99/QĐ-KTNN ngày 1/3/2004 của Tổng Kiểm toán; theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng là:
Thứ nhất, trong công tác tổng hợp, hành chính, Văn phòng xây dựng chương trình kế hoạch công tác, theo dõi tình hình thực hiện các mặt công tác của Kiểm toán Nhà nước; sắp xếp, bố trí chương trình làm việc của Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước Kiểm toán Nhà nước; tham mưu cho Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước trong việc quản lí, điều hành trong nội bộ Kiểm toán Nhà nước…
Thứ hai, trong công tác hợp tác quốc tế, Văn phòng nghiên cứu trình Tổng Kiểm toán Nhà nước các đề án hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế; quản lí thống nhất các vấn đề về hợp tác quốc tế của ngành; đầu mối tiếp xúc với khách nước ngoài đến làm việc với cơ quan, quản lí thống nhất mọi mặt đoàn ra, đoàn vào.
Thứ ba, trong công tác thi đua, thông tin tuyên truyền, Văn phòng nghiên cứu trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phương án, hình thức khen thưởng đối với cán bộ; quản lí thống nhất công tác thi đua, khen thưởng trong của Kiểm toán Nhà nước…
Thứ tư, trong công tác tài chính - kế toán, quản trị, Văn phòng giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước xây dựng, trình Chính phủ dự toán ngân sách hàng năm của Kiểm toán Nhà nước; quản lí tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, chế độ kế toán…
Thứ năm, Văn phòng còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Kiểm toán Nhà nước giao.
3) Vụ giám định và kiểm tra chất lượng kiểm toán
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Giám định và kiểm tra chất lượng kiểm toán hiện nay được quy định trong Quyết định số 100/QĐ-KTNN ngày 1/3/2004 của Tổng Kiểm toán; theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ này là:
Thứ nhất, trong công tác lập kế hoạch kiểm toán, quản lí hoạt động kiểm toán, tổng hợp và lập báo cáo kết quả kiểm toán, Vụ Giám định giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước tổng hợp và xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ, từ đó tham mưu cho Tổng Kiểm toán Nhà nước phân giao kế hoạch kiểm toán cho các đơn vị kiểm toán; quản lí, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm toán, từ đó đề ra phương án điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch kiểm toán…
Thứ hai, trong công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, Vụ Giám định kiểm tra các đơn vị kiểm toán, đoàn kiểm toán, kiểm toán viên trong việc chấp hành quy chế tổ chức và hoạt động, việc quản lí hồ sơ, tài liệu kiểm toán; thẩm định báo cáo kết quả kiểm toán của các đơn vị kiểm toán và tham mưu cho Tổng Kiểm toán Nhà nước thành lập Hội đồng kiểm toán…
Thứ ba, trong công tác thanh tra, kiểm tra các công tác của Kiểm toán Nhà nước, Vụ Giám định kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Kiểm toán Nhà nước; tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo, đề xuất biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật được làm rõ.
Thứ tư, Vụ Giám định còn thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn khác do Tổng Kiểm toán Nhà nước giao và uỷ quyền; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo kết quả công tác cho Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Vụ Pháp chế
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Pháp chế hiện nay được quy định trong Quyết định số 101/QĐ-KTNN ngày 1/3/2004 của Tổng Kiểm toán; theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ này là:
Thứ nhất, trong công tác xây dựng pháp luật, Vụ Pháp chế trình Tổng Kiểm toán Nhà nước chương trình xây dựng pháp luật của Kiểm toán Nhà nước và tổ chức thực hiện kế hoạch; chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các điều ước quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, làm đầu mối trong việc lấy ý kiến đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Kiểm toán Nhà nước được giao chủ trì soạn thảo; làm đầu mối tổ chức việc xây dựng…
Thứ hai, Vụ Pháp chế tổ chức thực hiện công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động Kiểm toán Nhà nước, đề xuất phương án xử lý kết quả rà soát; chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất việc đình chỉ thi hành hoặc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị kiểm toán ban hành trái với các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm toán nhà nước.
Thứ ba, Vụ pháp chế trực tiếp hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước; tuyên truyền pháp luật về kiểm toán nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành có liên quan để phục vụ cho công tác của Kiểm toán Nhà nước, xây dựng tài liệu hỏi đáp pháp luật về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.
Thứ tư, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp luật, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật và đề xuất giải pháp tăng cường pháp chế trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước và tham gia ý kiến về việc xử lý các vi phạm pháp luật, các biện pháp khắc phục; tư vấn pháp luật về kiểm toán nhà nước.
Thứ năm, báo các kết quả công tác và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác do Tổng Kiểm toán Nhà nước giao và uỷ quyền.
5) Kiểm toán Ngân sách Nhà nước I và II
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Kiểm toán Ngân sách Nhà nước hiện nay được quy định trong Quyết định số 102/QĐ-KTNN và 103/QĐ-KTNN ngày 1/3/2004 của Tổng Kiểm toán; theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của các Vụ này là:
Thứ nhất, kiểm toán các báo cáo quyết toán ngân sách của các đối tượng kiểm toán nhà nước; xây dựng, tổ chức thực hiện, báo cáo thực hiện kế hoạch kiểm toán; tổng hợp kết quả kiểm toán thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, trên cơ sơ đó phối hợp, góp ý kiến với nhau về kiểm toán báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước.
Thứ hai, có những quyền căn bản của cơ quan kiểm toán khi thực hiện nhiệm Vụ Kiểm toán.
Thứ ba, thông qua hoạt động kiểm toán, kiến nghị với đơn vị được kiểm toán sửa chữa những sai phạm, chấn chỉnh và hoàn thiện công tác quản lí kinh tế, tài chính; đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật cho phù hợp; chuyển hồ sơ sang cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý những vi phạm;
Thứ tư, chủ trì soạn thảo quy trình và phương pháp chuyên môn nghiệp Vụ Kiểm toán đối với lĩnh vực được phân công; tham mưu hoặc được uỷ quyền ký văn bản trả lời về vấn đề có liên quan đến công tác kiểm toán do đơn vị thực hiện.
6) Kiểm toán Đầu tư - Dự án I và II
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Kiểm toán Đầu tư - Dự án hiện nay được quy định trong Quyết định số 104/QĐ-KTNN và 105/QĐ-KTNN ngày 1/3/2004 của Tổng Kiểm toán; theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của các Vụ này là:
Thứ nhất, kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán vốn đầu tư của các công trình dự án đầu tư xây dựng cơ bản; xây dựng, tổ chức thực hiện, báo cáo thực hiện kế hoạch kiểm toán; tổng hợp kết quả kiểm toán thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, trên cơ sơ đó phối hợp, góp ý kiến với nhau về kiểm toán báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước.
Thứ hai, các Vụ này cũng có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định giống như các Vụ Kiểm toán Ngân sách Nhà nước.
Kiểm toán Doanh nghiệp Nhà nước
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Kiểm toán Doanh nghiệp Nhà nước hiện nay được quy định trong Quyết định số 106/QĐ-KTNN ngày 1/3/2004 của Tổng Kiểm toán, theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ này là:
Thứ nhất, kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhà nước, kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong quản lí, sử dụng vốn của Nhà nước và tài sản công của các đối tượng kiểm toán.
Thứ hai, Vụ này cũng có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định giống như các Vụ Kiểm toán Ngân sách Nhà nước.
Kiểm toán Các tổ chức tài chính - ngân hàng
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Kiểm toán Các tổ chức tài chính - ngân hàng hiện nay được quy định trong Quyết định số 107/QĐ-KTNN ngày 1/3/2004 của Tổng Kiểm toán; theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ này là:
Thứ nhất, kiểm toán các báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính của các tổ chức tài chính - ngân hàng, kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong quản lí, sử dụng vốn của Nhà nước và tài sản công của các đối tượng kiểm toán.
Thứ hai, Vụ này cũng có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định giống như các Vụ Kiểm toán Ngân sách Nhà nước.
9) Kiểm toán Chương trình đặc biệt
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Kiểm toán Chương trình đặc biệt hiện nay được quy định trong Quyết định số 108/QĐ-KTNN ngày 1/3/2004 của Tổng Kiểm toán, theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ này là:
Thứ nhất, kiểm toán các báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước, báo cáo tài chính của các cơ quan đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt, kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong quản lí, sử dụng vốn của Nhà nước và tài sản công của các đối tượng kiểm toán.
Thứ hai, Vụ này cũng có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định giống như các Vụ Kiểm toán Ngân sách Nhà nước.
10)Các Kiểm toán Nhà nước khu vực I, II, III, IV và V
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vụ Kiểm toán Nhà nước khu vực hiện nay được quy định trong các Quyết định số 109/QĐ-KTNN, 110/QĐ-KTNN, 111/QĐ-KTNN, 112/QĐ-KTNN và 113/QĐ-KTNN ngày 1/3/2004 của Tổng Kiểm toán, theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của các Vụ này là:
Thứ nhất, tổ chức thực hiện nhiệm Vụ Kiểm toán đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn khu vực theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước về các mặt kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính các cấp và của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng ngân sách của địa phương, của các Doanh nghiệp nhà nước có vốn của địa phương, của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong việc quản lí, sử dụng ngân sách và tài sản công trong khu vực…
Thứ hai, các Vụ này cũng có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định giống như các Vụ Kiểm toán Ngân sách Nhà nước.
Phạm vi địa bàn được phân công của các Vụ Kiểm toán Nhà nước khu vực được quy định tại Quyết định số 114/QĐ-KTNN ngày 1/3/2004 của Tổng Kiểm toán, theo đó phạm vi địa bàn của các Vụ Kiểm toán Nhà nước khu vực là:
Một là, Kiểm toán Nhà nước khu vực I có trụ sở tại Thành phố Hà Nội, kiểm toán trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía Bắc.
Hai là, Kiểm toán Nhà nước khu vực II có trụ sở tại Thành phố Vinh, kiểm toán trên địa bàn các tỉnh, thành phố miền Trung.
Ba là, Kiểm toán Nhà nước khu vực III có trụ sở tại Thành phố Đà Nẵng, kiểm toán trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Bốn là, Kiểm toán Nhà nước khu vực IV có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, kiểm toán trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc Đông Nam Bộ.
Năm là, Kiểm toán Nhà nước khu vực V có trụ sở tại Thành phố Cần Thơ, kiểm toán trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc Tây Nam Bộ.
Hiện nay, Kiểm toán Nhà nước đang tiến hành xây dựng và chuẩn bị bổ sung thêm một số kiểm toán Nhà nước khu vực, dự kiến là đến giữa năm 2007 sẽ đặt Kiểm toán Nhà nước khu vực 6 tại Việt Trì ( Phú Thọ) kiểm toán trên địa bàn các tỉnh phía Tây Bắc…Và trong tương lai Kiểm toán Nhà nước sẽ có mặt ở tất cả các khu vực trên cả nước ( 10 Kiểm toán Nhà nước khu vực ).
11)Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ hiện nay được quy định trong Quyết định số 115/QĐ-KTNN ngày 1/3/2004 của Tổng Kiểm toán, theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan này là:
Thứ nhất, trong công tác quản lí và tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, Trung tâm xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học của toàn ngành; nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm toán và các ngành khoa học có liên quan đến kiểm toán, tham gia xây dựng quy trình, chuẩn mực kiểm toán; nghiên cứu việc ứng dụng các thành tựu khoa học kiểm toán trong nước và trên thế giới; thu nhận, xử lý thông tin chọn lọc phục vụ cho nghiên cứu khoa học, quản lí, chỉ đạo và thực hiện nhiệm Vụ Kiểm toán trong từng giai đoạn; thu nhận, xử lý thông tin khoa học, thư viện, kho tư liệu khoa học kiểm toán; chủ trì soạn thảo các văn bản về quản lí khoa học…
Thứ hai, xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng thi tuyển, nâng ngạch theo quy định; phối hợp với Văn phòng và Vụ Tổ chức cán bộ, hợp tác quốc tế về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
Thứ ba, thực hiện các thử nghiệm cần thiết cho công tác nghiên cứu khoa học, mở rộng cung cấp các dịch vụ tư vấn kế toán, kiểm toán; sử dụng kinh phí được cấp hợp lí, theo chế độ.
12)Trung tâm Tin học
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Tin học hiện nay được quy định trong Quyết định số 116/QĐ-KTNN ngày 1/3/2004 của Tổng Kiểm toán, theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan này là:
Thứ nhất, quản lí thống nhất các hoạt động công nghệ thông tin và tuyên truyền của Kiểm toán Nhà nước; nghiên cứu triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lí và chuyên môn của Kiểm toán Nhà nước.
Thứ hai, phối hợp với Trung tâm Khoa học tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức tin học cần thiết; chỉ đạo chuyên môn tin học đối với các trạm công nghệ thông tin tại các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước; tổ chức, quản lí và tham gia thực hiện các đề án, dự án tin học trong Kiểm toán Nhà nước…
13)Tạp chí Kiểm toán
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tạp chí Kiểm toán hiện nay được quy định trong Quyết định số 117/QĐ-KTNN ngày 1/3/2004 của Tổng Kiểm toán, theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan này là:
Thứ nhất, thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến Kiểm toán Nhà nước;là diễn đàn khoa học, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, lý luận nghiệp vụ chuyên môn và các hoạt động khác liên quan đến Kiểm toán Nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị của Kiểm toán Nhà nước.
Thứ hai, tổ chức phát hành Tạp chí Kiểm toán theo quy định cùng các ấn phẩm tài liệu phục vụ công tác kiểm toán theo quy định.
Thứ ba, phối hợp với các đơn vị thuộc Kiểm toán Nhà nước và các kênh thông tin liên lạc khác trong việc thực hiện nhiệm vụ; nghiên cứu các chuyên đề, các đề tài khoa học, đề án phục vụ công tác của Tạp chí và nhiệm vụ công tác của Kiểm toán Nhà nước…
Các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực có Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng, cơ cấu tổ chức không quá 5 phòng. Các Kiểm toán trưởng (Vụ trưởng) và các Phó Kiểm toán trưởng (Phó Vụ trưởng) do Tổng Kiểm toán bổ nhiệm, miễn nhiệm.
1.4. Hội đồng kiểm toán
Được thành lập khi cần thiết để tư vấn cho Tổng Kiểm toán thẩm định các báo cáo kiểm toán quan trọng, phức tạp, hoặc tái thẩm định các báo cáo kiểm toán bị khiếu nại.
Việc thành lập, thành viên và quy chế làm việc của Hội đồng kiểm toán do Tổng Kiểm toán quyết định. Khi kết thúc vụ, việc thẩm định, Tổng Kiểm toán giải thể Hội đồng kiểm toán.
2. Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
Ngay từ khi mới thành lập, Kiểm toán Nhà nước đã nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, kiểm toán viên; từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lí cho hoạt động kiểm toán, thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28141.doc