MỤC LỤC
Phần 1: Giới thiệu đề án 2
1.1 Thành viên nhóm: 2
1.2 Giới thiệu sơ lược về đề án: 3
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của CTY CP Nam Việt: 4
1.3.1 Giới thiệu công ty: 4
1.3.2 Lịch sử hình thành: 5
1.3.3 Sự phát triển: 6
Phần 2: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. 10
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT 10
2.1.1 Loại hình kinh doanh 10
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh: 11
2.1.2.1 Mạng lưới kinh doanh: 11
2.1.2.2 Cách thức mua bán 11
2.1.2.3 Hạch toán người mua – người bán 12
2.1.2.4 Vận chuyển hàng hóa: 13
2.1.2.4.1 Giao hàng nhanh chóng: 13
2.1.2.4.2 Giao hàng trong nước: 14
2.1.2.5 Nhà cung cấp: 15
2.1.2.6 Các quy định về hoa hồng- tiền thưởng 15
2.1.3 Đặc điểm hàng hóa. 15
2.1.3.1 Mặt hàng kinh doanh: 15
2.1.3.2 Đặc điểm của sản phẩm: 17
2.1.3.3 Tình hình tiêu thụ: 17
2.1.4 Tổ chức bộ máy kinh doanh: 19
2.1.4.1 Đại hội đồng cổ đông 20
2.1.4.2 Hội đồng quản trị : 20
2.1.4.3 Ban kiểm soát: 20
2.1.4.4 Ban Tổng Giám Đốc: 20
2.1.4.5 Phòng hành chánh: 21
2.1.4.6 Phòng kế toán tài chính: 22
2.1.4.7 Phòng nghiên cứu và phát triển: 22
2.1.4.8 Phòng đầu tư: 23
2.1.4.9 Phòng quản lý chất lượng : 23
2.1.4.10 Phòng thiết kế công nghệ : 23
2.1.4.11 Phòng xuất nhập khẩu và Marketing : 23
2.1.4.12 Phòng tổ chức nhân sự và quản trị sản xuất : 24
2.1.4.13 Các xí nghiệp trong công ty: 25
2.1.5 Mục tiêu, phương hướng phát triển trong thời gian tới. 27
2.1.6 Yêu cầu quản lý: 28
2.2 Đ ẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG KẾ TOÁN 30
2.2.1 Hình thức tổ chức: 30
2.3 YÊU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN 34
2.3.1 Niên độ kế toán 34
2.3.2 Các chế độ kế toán áp dụng: 34
2.3.3 Trình bày về yêu cầu thông tin: 38
2.3.3.1 các loại thông tin, ý nghĩa, tầm quan trọng của từng loại thông tin: 38
2.4 ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN VÀ ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ CHI TIẾT 42
2.4.1 Danh mục đối tượng kế toán 42
2.4.2 Danh mục đối tượng quản lý chi tiết 44
2.5 HỆ THỐNG CHỨNG TỪ 45
2.5.1 Danh mục chứng từ 45
2.5.1.1 Bảng danh sách các chứng tư sử dụng 45
2.5.1.2 Phiếu nhập kho 48
2.5.1.2.1 Mục đích lập 48
2.5.1.2.2 Phương pháp lập 48
2.5.1.2.3 Biểu mẫu 48
2.5.2 Quy trình lập và luân chuyển chứng từ: 49
2.5.2.1 Giới thiệu và phân tích khái quát về nghiệp vụ bán hàng: 49
2.5.3 quy trình và luân chuyển chứng từ 53
2.6 HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 63
2.7 Nhận Xét. 73
76 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tìm hiểu công tác tổ chức kế toán trong công ty cổ phần Nam Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h.
- Chịu trách nhiệm về an toàn lao động sản xuất và công tác phòng cháy chữa cháy.
- Chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sãn xuất kinh doanh của đơn vị.
- Thực hiện các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sản xuất cho công ty.
NAVI 5
- Kinh doanh sản phẩm gỗ dùng trang trí nội thất gia đình và văn phòng như : kệ, tủ hồ sơ, bàn ghế làm việc…
- Giới thiệu sản phẩm của Công ty ra thị trường.
- Thực hiện kinh doanh do Công ty giao.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Mục tiêu, phương hướng phát triển trong thời gian tới.
- Xây dựng thương hiệu công ty và thương hiệu sản phẩm.
- Tập trung cũng cố và phát triễn hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty:
* Tấm lợp và các sản phẩm xi măng sợi : nghiên cứu chuẩn bị đầu tư dây chuyền sản xuất tám phẳng xi măng sợi.
* Sản xuất chế biến gỗ : tăng cường hoạt động xuất khẩu đồng thời phát triển thị trường nội địa.
- Đẩy mạnh tiến độ triển khai dự án Khu Kỹ Nghệ Gỗ Navifico.
- Chuẩn bị và tiến hành các thủ tục cần thiết cho việc khai thác mặt bằng nhà máy hiện hữu thành khu chung cư kết hợp thương mại.
- Xây dựng các liên kết với các đối tác chiến lược thông qua việc liên kết đầu tư vốn , chuyển giao công nghệ, liên kết thị trường.
Yêu cầu quản lý:
Bộ phận kế toán là bộ phận quan trọng trong một công ty . Đó là một bộ phận mang tính chất đặc thù riêng biệt và có nhiều ảnh hưởng của công ty không những vậy bộ phận kế toán còn chịu trách nhiệm về cung cấp thông tin : bao gồm các đối tượng bên trong cho nên việc xây dựng tổ chức công tác kế toán trong công ty phải thoả các yêu cầu quản lý đó là:
Tuân thủ luật pháp và các định chế tài chính kế toán vì kế toán là một chuỗi, một dây chuyền chịu sự chi phối của nhiều bộ luật nhiều quy phạm pháp luật cùng một lúc. Ví dụ như luật thống kê , luật kế toán, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế GTGT…
Cung cấp thông tin cho bên tronng và bên ngoài doanh nghiệp theo đúng luật.
Ví dụ: cung cấp thông tin tài chính cho đối tượng bên ngoài như nhà cung cấp, cổ đông, đối tác… qua báo cáo tài chính.
Cung cấp thông tin cho đối tượng bên trong doanh nghiệp như cho ra báo cáo quản trị để báo cáo lên ban giám đốc của công ty
Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin này yêu cầu phải chính xác, trung thực, kịp thời và phải thoả mãn chế độ kế toán chuẩn mực kế toán và thảo mãn kiểm soát nội bộ.
Trong hạch toán kế toán, kế toán Việt Nam phải sử dụng đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam, đây là quy định bắt buộc của luật kế toán. Mọi đơn vị tiền tệ ngoại tệ đều phải quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá thời điểm.
Bộ phận kế toán của công ty Việt Nam phải được xây dựng và hoạt động thoả mãn quan điểm, đường lối, cách thức quản lý, phương thúc sử dụng nguồn nhân lực của công ty.
Đối với công ty sản xuất như các công ty Việt Nam thì việc tính giá khi cung cấp thông tin là một việc rất quan trọng nó không những ảnh hưởng đến vấn đề lợi nhuận mà còn ảnh hưởng tới chiến lược lâu dài
Cuối mỗi năm kế toán phải cho ra báo cáo tài chính hợp nhất.
Bộ phận kế toán cón làm chức năng hỗ trợ, cung cấp thông tin cho bộ phận nhân sự trong việc ra quyết định về vấn đề nhân sự, tính toán tiền lương và các khoản ưu đãi cho nhân viên theo yêu cầu của cấp quản lý.
Bộ phận kế toán phải hỗ trợ cho các cấp quản lý trung gian như các trưởng phòng, phó phòng các phòng ban trong công ty.
Đ ẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG KẾ TOÁN
Hình thức tổ chức:
Là công ty cổ phần hoạt động trên 5 lĩnh vực;
- Chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng
- Cơ khí chế tạo máy
- Thiết kế, thi công xây lắp các công trình công nghiệp dân dụng
- Kinh doanh địa ốc
- Kinh doanh du lịch
Có 5 xí nghiệp trực thuộc là:
+ Xí nghiệp sản xuất tấm lợp và cấu kiện bê tông (NAVI 1)
Ngành nghề hoạt động : sản xuất tấm lợp, tấm vách xi măng sợi, gạch block,gạch lát vỉa hè.
+ Xí nghiệp cơ khí chế tạo (NAVI 2)
Ngành nghề hoạt động : chế tạo máy và thiết bị sản xuất tấm lợp công nghệ seo, hệ thống hút bụi Optiflow, máy móc chế biến gỗ, nhập khẩu và kinh doanh thiết bị chế biến gỗ, thi công lắp đặt hệ thống khi nén, thang cáp điện công nghiệp.
+ Xí nghiệp kinh doanh (NAVI 3)
Ngành nghề hoạt động: hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Xí nghiệp NAVI – FURNITURE (NAVI 4)
Ngành nghề hoạt động: sản xuất công nghiệp, sản phẩm gỗ nội thất.
+ Xí nghiệp NAVI – DÉCOR (NAVI 5)
Ngành nghề hoạt động: sản xuất sản phẩm gỗ nội thất công trình, trang trí nội thất.
Chính vậy mà đơn vị có tổ chức công tác kế toán với đặc thù kinh doanh của công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần NAVIFICO
Kế toán trưởng (Trưởng phòng).
Thủ quỹ
Kế toán Tài sản cố định.
Kế toán công nợ
Kế toán tổng hợp (Phó phòng)
Kế toán thanh toán tiền lương
Kế toán tiền.
Kế toán hàng hóa.
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Kế toán trưởng:
- Xét duyệt các phiếu xuất nhập nguyên vật liệu
- Quản lý và phân công nhiệm vụ cho các bộ phận kế toán viên
- Xét duyệt sổ sách của kế toán viên
- Trình bày báo cáo tài chính trước hôi đồng quản trị cuối niên độ
Kế toán tổng hợp:
-Thực hiện các nhiệm vụ do kế toán trưởng phân công
-Thay mặt cho kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt
Kế toán tài sản cố định:
-Ghi chép, theo dõi về tình hình tăng tăng giảm tài sản cố định, hao mòn tài sản cố định, báo hỏng tài sản cố định.
Kế toán thanh toán và tiền lương:
- Lập bảng chấm công
- Lập bảng thanh toán lương
- Lập các khoản trích theo lương
Kế toán bán hàng:
- Quản lý các nghiệp vụ phát sinh về mua bán bán hàng hóa
- Theo dõi tình hình tiêu thụ của công ty
Kế toán tồn kho:
- Lập thẻ kho
- Quản lý hàng tồn kho
- Kiểm kê hàng tồn
Kế toán công nợ:
-Theo dõi các khoản thu chi
-Các khoản phải thu khach hàng
-Các khoản phải trả nhà cung cấp
-Các khoản phát sinh khác
Thủ quỹ:
-Quản lý tiền của công ty
-Chịu trách nhiệm về việc thu chi tiền theo quyết định của giám đốc, kế toán trưởng.
Kế toán tiền:
- Tạm ứng lương, chi tiền mặt, chuyển khoản, thu hồi các khoản tạm ứng, các khoản chi phí phát sinh bằng tiền mặt.
Hình thức kế toán công ty áp dụng
Hình thức kế toán trên máy tính
Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung
Chính sách kế toán
Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995 và quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính.
YÊU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN
Niên độ kế toán
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 kết thúc niên độ ngày 31 tháng 12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác là Đồng Việt Nam Trong hạch toán kế toán, kế toán Việt Nam phải sử dụng đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam, đây là quy định bắt buộc của luật kế toán.
Mọi đơn vị tiền tệ ngoại tệ đều phải quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá thời điểm.
Các chế độ kế toán áp dụng:
1.Hạch toán ngoại tệ theo phương pháp tỷ giá thực tế.
Trường hợp nhập ngoại tệ vào quỹ tiền mặt hoặc gửi ngoại tệ vào ngân hàng: phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Trường hợp mua ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào ngân hàng bằng Đồng Việt Nam thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán.
Trường hợp rút ngoại tệ thì quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán theo phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO).
2.Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Thuế GTGT đầu vào bằng (=) Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ ( bao gồm cả TSCĐ) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu, hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo quy định của Bộ Tài Chính.
Xác định thuế GTGT đầu ra phải nộp khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ: Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ phải lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán.
3.Hạch toán hàng tồn theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán.
Các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hoá. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn trên sổ kế toán. Về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời.
4.Khi xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, doanh nghiệp áp dụng phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO):
Áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
5.Kế toán chi tiết hàng tồn kho
Cả về giá trị và hiện vật theo từng thứ, từng loại, quy cách vật tư, hàng hoá theo từng địa điểm quản lý và sử dụng, luôn phải đảm bảo sự khớp, đúng cả về giá trị và hiện vật giữa thực tế về vật tư, hàng hoá với sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư.
6. Lập dự phòng phải thu khó đòi:
Cuối niên độ kế toán doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào hoặc ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ báo cáo.
Nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi ( khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,… nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần vẫn không thu được nợ). Các khoản phải thu được coi là phải thu khó đòi phải có các bằng chứng chủ yếu sau:
- Số tiền phải thu phải theo dõi được cho từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.
- Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ,…
Căn cứ để ghi nhận là một khoản phải thu khó đòi là:
- Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng chưa được.
- Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Việc xoá các khoản nợ khó đòi phải được sự đồng ý của Hội đồng quản trị doanh nghiệp.
7.Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
Thời gian khấu hao được xem xét lại vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi tương ứng.
Đối với TSCĐ vô hình, phải tuỳ thời gian phát huy hiệu quả để trích khấu hao tính từ khi TSCĐ được đưa vào sử dụng (theo hợp đồng, cam kết,…).
Trình bày về yêu cầu thông tin:
Như chúng ta đã biết công ty nào cũng muốn tạo ra một hệ thống kế toán tốt cho riêng công ty của mình. Một hệ thống kế toán tốt phải đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng. Các thông tin kế toán cần cung cấp rất đa dạng, phong phú và ngày càng được đòi hỏi cao hơn về chất lượng cũng như sự kịp thời.
Để xác định yêu cầu thông tin, khi tiến hành tổ chức công tác kế toán cần xác định các đối tượng sử dụng thông tin kế toán trong và ngoài doanh nghiệp.
Đối với các đối tượng sử dụng thông tin kế toán bên ngoài doanh nghiệp, thông tin cần cung cấp là thông tin tài chính theo luật định. Những thông tin này được thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán.
Đối với các đối tượng sử dụng thông tin bên trong doanh nghiệp, cần phân cấp quản lý. Mỗi cấp quản lý cần xác định các hoạt động, các quyết định mà cấp quản lý đó cần đưa ra, cần thực hiện; và từ đó xác định thông tin kế toán cần cung cấp để phục vụ cho việc ra quyết định đó.
các loại thông tin, ý nghĩa, tầm quan trọng của từng loại thông tin:
Thông tin tài chính: là các loại báo cáo tài chính hàng năm của công ty gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.
Những thông tin này phản ánh tổng quát về sản nghiệp, kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Cung cấp thông tin tài chính cho đối tượng bên ngoài như nhà cung cấp, cổ đông, đối thủ cạnh tranh, cơ quan thuế, thanh tra, ngân hàng… và chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu quản lý vĩ mô.
Thông tin quản trị: là những loại thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, như thông tin về doanh thu bán hàng, nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa nguyên vật liệu, thông tin về nhân sự, nghiên cứu phát triển thị trường, nợ phải trả, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm…
Những thông tin này cung cấp cho các nhà quản lý và đối tượng trong nội bộ công ty, đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanh nghiệp.
BẢNG MÔ TẢ NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN
STT
Người sử
dụng
Nội dung thông tin
Mục tiêu
Phạm vi
Trong DN
Ngoài DN
1
ĐHCĐ, HĐQT, BKS
Các báo cáo tài chính, lợi nhuận, thông tin về tình hình hoạt động của công ty
Kiểm soát, kiểm tra các báo cáo tài chính, kiểm soát hoạt động kinh doanh…
x
x
2
Các cổ đông, các đối thủ cạnh tranh, cơ quan thuế…
Các báo cáo tài chính, giá cổ phiếu, tỷ lệ trả cổ tức, lợi nhuận kinh doanh của công ty
Đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện đúng nghĩa vụ đối với các cơ quản có thẩm quyền
x
3
Ban Giám đốc
Thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận thuần
Đánh giá kết quả hoạt động của công ty
x
4
Giám đốc tài chính
Thông tin về nợ phải thu khách hàng, tình hình thanh toán, tình hình chiết khấu cho khách hàng trong kỳ kế toán, và kế hoạch kinh doanh của công ty trong kỳ sau.
Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc đưa ra các chính sách tín dụng cho phù hợp
x
5
Trưởng phòng nghiên cứu phát triển, đầu tư, quản lý chất lượng
Thông tin về công nghệ, chất lượng sản phẩm
Tham mưu cho giám đốc các phương án mở rộng sản xuất kinh doanh, lên kế hoạch kinh doanh, hoạch định các chiến lược đầu tư phát triển…
6
Trưởng phòng xuất nhập khẩu và marketing
Thông tin về sản phẩm, thông tin về thị trường trong và ngoài nước
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh xuất nhập khẩu. giới thiệu chào bán sản phẩm, khảo sát thị trường…
x
7
Trưởng phòng hành chính, quản trị nhân sự và sản xuất
Thông tin về quy chế, tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự.
Tham mưu cho ban Tổng giám đốc về bộ máy quản lý, bố trí nhân lực cho phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty
x
8
Trưởng phòng kế toán tài chính
Thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các quy định mới của cơ quan quản lý cấp trên…
Theo dõi công nợ, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác, thực hiện công tác quyết toán quý, sáu tháng, năm đúng niên độ.
x
ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN VÀ ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ CHI TIẾT
Danh mục đối tượng kế toán
01
Doanh thu
1.1
Doanh thu bán hàng
1.1.1
Doanh thu bán hàng qua đại lý
Hàng hoá
1.1.2
Doanh thu bán hàng qua showroom
Hàng hoá
1.1.3
Doanh thu bán lẻ
Hàng hoá
1.1.4
Doanh thu hoạt động tài chính
Hàng hoá
1.1.5
Doanh thu bán hàng khác
1.3
Doanh thu nội bộ
02
Các khoản chiết khấu
Hàng hoá
2.1.1
Chiết khấu thương mại khách hàng
Hàng hoá, vật tư
2.1.2
Chiết khấu thương mại từ các đối tác
2.2.1
Chiết khấu thanh toán khch hàng
Hàng hoá, vật tư
2.2.2
Chiết khấu thanh toán từ các đối tác
Nhà cung cấp đại lý, showroom ...
2.3
Các khoản hoa hồng
Đối tác, nhà cung cấp
03
Giảm giá
Hàng hoá
04
Giá vốn hàng bán
Giảm giá hàng bán
Hàng hoá
05
Phải thu, phải trả
5.1
Phải thu
Khách hàng, đại lý, showroom ...
5.1.1
Phải thu khách hàng
Khách hàng, đại lý, showroom ...
5.1.2
Phải thu nội bộ
5.1.3
Phải thu khac khác
5.2
Phải trả
Khách hàng, nhà cung cấp...
5.2.1
Phải trả người bán
Nhà cung cấp đại lý, showroom ...
5.2.2
Phải trả công nhân viên
Công nhân viên
5.2.3
Phải trả nội bộ
5.2.4
Phải trả , phải nộp khác
06
Đầu tư
6.1
Đầu tư dài hạn
Các khoản mục đầu tư
6.1.1
Bất động sản đầu tư
6.1.2
Đầu tư vào công ty con,LD, LK
6.1.3
Đầu tư dài hạn khác
6.2
Đầu tư ngắn hạn
6.2.1
Đầu tư chứng khoán
6.2.2
Đầu tư ngắn hạn khác
07
Dự phòng
7.1
Dự phòng giảm giá ĐTDH
Các khoản mục dự phòng
7.2
Dự phòng giảm giá ĐTNH
7.3
Dự phòng giảm giá
7.4
Dự phòng phải thu khó đòi
7.5
Dụ phòng giảm giá hàng tồn kho
7.6
Dự phòng khác
08
Chi phí
8.1
Chi phí trả trước
Trả trước
8.2
Chi phí sản xuất
Chi phí xản xuất, kinh doanh
8.2.1
Chi phí NVL
8.2.2
Chi phí nhân công
8.2.3
Chi phí sản xuất chung
8.3
Chi phí bán hàng
8.4
Chi phí quản lý
8.5
Chi phí tài chính
8.6
Chi phí khác
09
Tài sản
Tăng giảm TSCĐ
9.1
TSCĐ hữu hình
9.2
TSCĐ vô hình
10
Nguồn vốn
Tăng giảm nguồn vốn kinh doanh
10.1
Nguồn vốn chủ sở hữu
10.2
Nguồn vốn kinh doanh
Danh mục đối tượng quản lý chi tiết
STT
TÊN ĐỐI TƯỢNG
NỘI DUNG MÔ TẢ
NỘI DUNG QUẢN LÝ
PHƯƠNG PHÁP
Mã hoá
1
Khách hàng
Mã khách hàng, tên khách hàng, địa chỉ, số điện thoại, loại khách hàng
Theo dõi chi tiết từng khách hàng nợ phải thu, chi tiết theo từng chứng từ, theo dõi gốc nguyên tệ
Khu vực- loại khách hàng- tên khách hàng- mã khách hàng
KH01
2
Nhà cung cấp
Tên nhà cung cấp, mặt hàng cung cấp, địa chỉ, số điện thoại
Chi tiết theo chứng từ, theo dõi nợ phải trả theo từng tài khoản chi tiết
Tên viết tắt nhà cung cấp- loại hàng cung cấp-mã nhà cung cấp
CC01
3
Hàng hóa
Tên hàng hóa, mã hàng, hình thức phân phối hàng, loại hàng
Quản lý hàng tồn kho theo từng loại hàng, tình hình tiêu thụ, phương thức vận chuyển, định kỳ kiểm kê từng loại
Tên hàng- mã hàng- loại hàng
HH01
4
Tài khoản Ngân hàng
Số hiệu tài khoản, tên Ngân hàng, số tài khoản, hình thức ngân hàng
Chi tiết từng tài khoản, từng đơn vị tiền tệ, theo dõi chi tiết số dư, số phát sinh hàng ngày, định kỳ đối chiếu
Mã tên ngân hàng- số tài khoản
NH01
5
Vật tư
Tên vật tư, loại vật tư, mã vật tư, nơi sử dụng
Quản lý nhập kho, xuất kho vật tư từng nơi sử dụng, định kỳ kiểm kê
Tên vật tư- mã vật tư- loại vật tư
VT01
6
Tài sản cố định
Tên tài sản cố định, loại tài sản cố định, số hiệu tài khoản, nơi sử dụng tài sản cố định
Theo dõi chi tiết tình hình tăng, giảm, hao mòn tài sản cố định, theo dõi từng nơi sử dụngtheo từng loại
Tên tài sản- mã tài sản- loại tài sản
TS01
7
Nguyên vật liệu
Loai nguyên vật liệu, tên nguyên vật liệu, số hiệu tài khoản, nơi sử dụng
Theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu , chi tiết từng nơi sử dụng, định kỳ kiểm kê
Tên nguyên vật liệu- mã nguyên vật liệu- loại nguyên vật liệu
VL01
8
Phân xưởng
Tên phân xưởng, loại phân xưởng
Quản lý hoạt động của từng phân xưởng
Tên phân xưởng- loại phân xưởng
PX01
HỆ THỐNG CHỨNG TỪ
Danh mục chứng từ
Bảng danh sách các chứng tư sử dụng
STT
Tên chứng từ
Người lập
Nơi duyệt
Mục đích sử dụng
01
Đơn đặt hàng khách hàng
Khách hàng
BP bán hàng
Xác lập quan hệ vơi khách hàng
02
Lệnh bán hàng
BP xư lý đơn đặt hàng
Trưởng BP bán hàng
Cơ sở lập hoá đơn phiếu xuất kho
03
Phiếu đóng gói
BP kho
Trưởng BP kho
Xác nhận số lượng, chủng loại...
04
Phiếu xuất kho
BP kho
Trưởng BP kho
Xác nhận số lượng, chủng loại...Cơ sở ghi nhận doanh thu
05
Phiếu nhập kho
BP kho
Trưởng BP kho
06
Phiếu vận chuyển
BP Giao hàng
Trưởng BP bán hàng
Cơ sở xác nhận khách hàng chấp nhận thanh toán
07
Phiếu giao hàng
BP Giao hàng
Trưởng BP bán hàng
Cơ sở xác nhận khách hàng chấp nhận thanh toán
08
Hoá đơn vận chuyển
Các BP
Trưởng BP
Thuê dịch vụ vận chuyển
09
Hoá đơn bán hàng
BP bán hàng
Trưởng BP bán hàng
Chứng từ ghi nhận doanh thu, thuế phải nộp nhà nước
10
Giấy báo thanh toán
BP kế toán
Giám đốc
Yêu cầu KH thực hiện nghĩa vụ thanh toán
11
Biên lai, biên nhận
BP kế toán
Trưởng BP kế toán
Chứng từ ghi nhận doanh thu, thuế phải nộp nhà nước
12
Phiếu thu
BP kế toán
Trưởng BP kế toán
Xác nhận khách hàng đã thanh toán
13
Phiếu chi
BP kế toán
Giám đốc
Xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán
14
Giấy báo nợ
Khách hàng
Xác nhận nghĩa vụ thanh toán
15
Báo cáo phải thu khách hàng theo thời hạn
BP kế toán
Trưởng BP kế toán
Cơ sở xác lập khoản nợ khó đòi
16
Báo cáo phải trả người bán theo thời hạn
17
Chứng từ ghi có; phiếu định khoản
BP kế toán
Giám đốc
Xác nhận ghi giảm TK phải thu KH
18
Chứng từ ghi nợ; phiếu định khoản
BP kế toán
Giám đốc
Trả lại hàng, giảm giá, chiết khấu,...
19
Phiếu yêu cấu hàng hoá, dịch vụ
Các BP
Trưởng BP
Xác nhận Y/C mua HH, DV
20
Phiếu yêu cấu NVL,...
Các BP
Trưởng BP
Xác nhận Y/C mua NVL,...
21
Giấy xác nhận đơn hàng
BP bán hàng
Trưởng BP bán hàng
Xác nhận đơn đặt háng đã được duyệt
22
Báo cáo nhận hàng
BP nhận hàng
Trưởng BP bán hàng
Căn cứ ghi tăng hàng tồn kho
24
Bảng phân bổ, kết chuyển
BP kế toán
Trưởng BP kế toán
Căn cứ tính giá thành
25
Phiếu tính giá thành
BP kế toán
Trưởng BP kế toán
Xác lập giá vốn xuất kho
23
Thẻ thời gian
BP kế toán
Trưởng BP kế toán
Căn cứ tính lương phải tra CNV
26
Bảng chấm công
BP kế toán
Trưởng BP kế toán
Căn cứ xác lập chi phí
27
Bảng kê lương
BP kế toán
Trưởng BP kế toán
Căn cứ xác lập chi phí SXKD
28
Bảng kê sử dụng TSCĐ
BP kế toán
Trưởng BP kế toán
Căn cứ xác lập chi phí SXKD
29
Bảng trích khấu hao TSCĐ
BP kế toán
Trưởng BP kế toán
Căn cứ xác lập chi phí SXKD
30
Biên bản thanh lý
Các BP
Trưởng BP
Căn cứ xác lập chi phí, thuế phải nộp
31
Biên nhận bàn giao
Các BP
Trưởng BP
Căn cứ xác lập chi phí, thuế phải nộp
Phiếu nhập kho
Mục đích lập
Phiếu xuất kho: sử dụng trong trường hợp đối với nguyên vật liệu, CCDC,… mua qua kho được xuất ra để sản xuất hay phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.
Phương pháp lập
Căn cứ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC(ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC), theo Mẫu số:02-VT
Biểu mẫu
CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT
P.Phước Long B, Q9, TP HCM
Số phiếu: XFN03/02
TK Nợ: 6211
TK Có: 1521
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 01 tháng 03 năm 2010
Bộ phận sử dụng: XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT TẤM LỢP – NAVI 1
Đối tượng sử dụng: sản xuất
Xuất từ kho Kho nguyên vật liệu – tấm lợp
STT
Mả vật tư
Nội dung
ĐVT
Thực xuất
Đơn giá
Thành tiền
01
AAM002
Xuất amiant565 - sx
Tấn
12.0000
9,760,505
117,120,600
02
ATS001
Xuất sợi thủy tinh - sx
Tấn
0.2720
3,518
956,896
03
AGV001
Xuất giấy vụn - sx
Kg
2,400.0000
4,226
10,142,960
Cộng thành tiền:128,220,456
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm hai mươi tám triệu hai trăm hai mươi ngàn bốn trăm năm mươi sáu đồng chẳn./.
Thủ trưởng
P.KD
Thủ kho
Người nhận
Người lập phiếu
Quy trình lập và luân chuyển chứng từ:
Giới thiệu và phân tích khái quát về nghiệp vụ bán hàng:
1. Giới thiệu :
Hoạt động bán hàng được nằm trong chu trình doanh thu của doanh nghiệp. chu trình doanh thu bao dồm các nghiệp vụ kinh tế ghi nhận những sự kiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề án báo cáo công tác kế toán tại công ty CP Nam Việt.doc