Theo phương pháp này người ta tiến hành chọn mẫu theo các bước sau:
- Căn cứ vào năng suất ước tính của vụ hiện tại để phân vùng chọn xã hoặc hợp tác xã đại diện, phân hạng chọn thửa đại diện và từ thửa lại chọn điểm mẫu có diện tích 9m² để tiến hành điều tra gặt thử. Cụ thể là sau khi có năng suất ước tính,người ta xếp hạng năng suất từ thấp đến cao. Sau đó chia thành các tổ, mỗi tổ không quá 50 ha hay 50 mẫu bắc bộ. Mỗi tổ tối đa 10 hạng. Nếu mỗi hạng có 10 thửa thì cứ 2,5 thửa ta lại có 1 thửa đại diện, tiến hành gặt tại các điểm mẫu 9m² trên thửa đại diện sao cho đảm bảo được mỗi hạng được gặt tối thiểu là 3 điểm.
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3845 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tìm hiểu và vận dụng các phương pháp điều tra chọn mẫu trong thống kê năng suất sản lượng lúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t
Ft = P( q’ - ex £ q +ex) = P (½q’ - q½£ ex)
Ví dụ:
t=1 tương ứng với Ft = 0.6827
t=2 tương ứng với Ft = 0.9545
t =3 tương ứng với Ft = 0.9974
Nếu kích thước mẫu càng lớn, tính đại biểu càng cao thi phạm vi sai số mẫu ex càng nhỏ và hệ số tin cậy t cũng như xác suất tin cậy Ft càng lớn.
Từ đó người ta tiến hành tìm các ước lượng như sau:
_Nếu không biết giá trị trung bình của tổng thể chung (`X) thì ta lấy trung bình mẫu `x làm ước lượng không chệch của `X
`x - ex £ `x £`x + ex
_Nếu không biết phương sai của tổng thể chung s² ta lấy phương sai mẫu S² là ước lượng không chệch cho s².
n
s² = * S²
n – 1
4.2.Xác định sai số bình quân chọn mẫu
Trên đây ta đã đề cập đến sai số chọn mẫu và các nhân tố ảnh hưởng đến sai số chọn mẫu. Với điều kiện số lượng đơn vị tổng thể mẫu cố định thì trên mỗi mẫu sẽ có một sai số chọn mẫu. Như vậy sẽ có Q giá trị sai số chọn mẫu. Từ đó cần phải xác định một giá trị sai số chọn mẫu đại diện cho Q giá trị sai số chọn mẫu. Đó chính là sai số bình quân chọn mẫu. Để tính sai số bình quân chọn mẫu không thể dựa vào tổng các sai số chọn mẫu vì về phương diện lý thuyết thì tổng đó bằng không, tức là ∑( x − ỡ)=0.Do đó phải dựa vào độ lệch tiêu chuẩn của các số bình quân mẫu, tức là:
s = Ös² hay
_Sai số bình quân được tính theo các công thức sau đây:
mx =
Khi điều tra mẫu nhằm suy rộng số bình quân:
Chọn hoàn lại
Chọn không hoàn lại
mx =
mx =
mx =
mx =
Khi điều tra chọn mẫu nhằm suy rộng tỉ lệ theo một tiêu thức nào đó
Trong các công thức trên khi ứng dụng tính toán thực tế thường không có tài liệu về phương sai của tổng thể chung (s2). Vì vậy, có thể thay thế bằng phương sai mẫu điều chỉnh.
ƒ:tỷ lệ của tổng thể mẫu.
*Trường hợp chọn mẫu nhiều cấp.
m =
Trong đó n, n1,n2,n3,: Số đơn vị của tổng thể và số đơn vị mẫu được chọn ở từng cấp.
m, m1, m2, m3: Sai số bình quân chọn mẫu 3 cấp và sai số chọn mẫu từng cấp
5)Xác định số đơn vị mẫu cần điều tra (n)
Việc xác định số đơn vị mẫu cần điều tra (cỡ mẫu,kích thước mẫu) cần đảm bảo các yêu cầu sau:
-Phải đảm bảo mẫu được chọn cho sai số chọn mẫu ex là nhỏ nhất.
-Phải đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm về thời gian, chi phí và nhân lực.
-Phải căn cứ vào tính đồng đều của tổng thể để xác định cỡ mẫu phù hợp.Tổng thể càng đồng đều thì cỡ mẫu càng nhỏ.
Tuy nhiên trong thực tế thường không có tài liệu về phương sai của tổng thể chung. Khi đó có thể giải quyết bằng một trong các cách sau:
- Cách 1:Nếu tổng thể đã từng được tiến hành điều tra nhiều lần, ta có thể lấy phương sai lớn nhất trong các lần điều tra trước đó để sử dụng.
- Cách 2:Có thể lấy phương sai của những hiện tượng tương tự đồng chất và có kết cấu giống tổng thể điều tra làm phương sai để tính toán.
- Cách3:Tính phương sai từ ước lượng độ lệch tiêu chuẩn thông qua chỉ tiêu biến thiên.
s =
_Cách 4:Tiến hành điều tra thí điểm để tính ò2
CHƯƠNG II. ĐIỀU TRA CHỌN MẪU TRONG THỐNG KÊ NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG LÚA
I. Những đặc trưng cơ bản trong điều tra năng suất sản lượng lúa.
Như ta đã biết, ngành trồng trọt nói chung và ngành trồng lúa nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Chính điều này đã tạo ra những nét đặc thù riêng trong điều tra năng suất sản lượng lúa.
1.Điều tra năng suất lúa bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên.
Một trong những đặc điểm cơ bản của hoạt động nông nghiệp là chủ yếu diễn ra ngoài môi trường tự nhiên, do đó nó phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện tự nhiên.
1.1.Về đất đai,thổ nhưỡng
Đất đai là một tư liệu lao động đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Quy mô và chất lượng đất quyết định đến sản lượng và năng suất lúa. Ngoài chế độ chăm sóc, phân bón, các vùng có thổ nhưỡng khác nhau năng suất lúa cũng khác nhau. Phần lớn các vùng đất trũng, phù sa màu mỡ như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long năng suất và sản lượng lúa cao hơn những vùng khác và cao hơn mức trung bình của cả nước. ở những vùng này có truyền thống trồng lúa nước từ rất sớm và dần trở thành hai vựa lúa lớn nhất của cả nước.
NĂNG SUẤT CẢ NĂM
Đơn vị tính: tạ/ha
Năm
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
1995
36,9
44,4
28,6
24,5
31,4
33,5
24,4
28,3
40,2
1996
37,7
28,2
22,9
23,5
27,7
36,2
22,9
27,7
40,1
1997
38,8
28,1
22,7
26,0
36,1
36,8
22,1
26,7
39,8
1998
39,6
32,6
22,9
25,8
34,2
36,8
22,0
27,2
40,7
1999
41,0
54,6
37,3
28,7
38,9
39,2
30,8
30,5
40,9
2000
42,4
54,3
40,0
29,5
40,6
39,8
33,2
32,9
42,3
2001
42,9
53,4
40,3
31,6
42,3
41,2
35,7
33,3
42,2
2002
45,9
56,4
42,2
32,7
45,1
42,8
32,5
34,7
46,2
2003
46,4
54,8
43,7
35,0
46,4
46,0
38,6
36,4
46,8
2004
48,6
57,8
44,7
36,3
49,3
47,1
39,5
37,5
48,7
2005
48,9
54,3
45,7
35,5
47,0
47,3
37,3
38,9
50,4
2006
48,9
58,0
45,5
38,2
52,0
49,3
42,6
38,8
48,3
Sơ bộ 2007
49,8
56,7
45,6
36,4
47,4
50,0
41,9
42,4
50,6
Ngay trên cả một cánh đồng hay cùng một thửa ruộng thì năng suất lúa cũng có sự khác biệt. Tất cả đều do chất lượng đất quyết định, những thửa ruộng có chất đất tốt thì cho năng suất lúa cao. Chính vì vậy mà trong điều tra năng suất sản lượng lúa bao giờ cũng có sai số.
1.2.Về thời tiết, khí hậu, nguồn nước
Lúa là loài cây ưa ẩm và nhiệt, đặc biệt do trồng ngoài môi trường tự nhiên nên chịu sự tác động rất lớn của thời tiết. Những năm thời tiết thuận lợi,sâu bệnh ít thì năng suất lúa thường cao. Những năm thời tiết bất ổn, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên, sâu bệnh phát triển thì năm đó thường mất mùa,sản lượng và năng suất lúa điều tra giảm. Do đó, số liệu điều tra năng suất và sản lượng lúa qua các năm luôn có những biến động phức tạp. Ngoài ra,ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và khí hậu còn biểu hiện ở sự khác biệt về năng suất lúa theo mùa. Khí hậu và thời tiết thay đổi theo mùa, do đó năng suất lúa ở các mùa khác nhau cũng khác nhau. Theo số liệu điều tra năng suất sản lượng lúa hàng năm cho thấy năng suất lúa vụ Đông Xuân thường cao hơn so với vụ hè thu và vụ mùa
NĂNG SUẤT LÚA THEO VỤ CỦA CẢ NƯỚC
Đơn vị tính:tạ/ha
Năm
Vụ Đông Xuân
Vụ Hè Thu
Vụ mùa
1995
44,3
37,3
29,7
1996
48,0
34,7
29,5
1997
49,6
35,2
29,9
1998
48,7
35,1
33,1
1999
48,8
37,4
35,2
2000
51,7
37,6
35,3
2001
50,6
37,7
37,3
2002
55,1
40,1
39,2
2003
55,7
40,5
39,6
2004
57,3
44,1
41,1
2005
58,9
44,4
39,6
2006
58,7
41,8
42,6
2007
57,0
45,9
43,5
Nguồn Tổng cục thống kê-Niên giám Thống kê 2007
2. Điều tra năng suất sản lượng lúa bị ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội
Bên cạnh sự tác động của điều kiện tự nhiên, năng suất sản lượng lúa còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội. Kinh tế xã hội càng phát triển,càng có điều kiện để nâng cao trình độ kĩ thuật chăm sóc, phân bón, tưới tiêu, kinh nghiệm thâm canh tăng năng suất sản lượng lúa. Những nơi có điều kiện chăm bón tốt, lúa sẽ cho năng suất cao ngược lại chúng sẽ cho năng suất thấp.
Hiện nay, khi kinh tế xã hội càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu,phát triển công nghệ sinh học, nhiều giống lúa mới cho năng suất cao ra đời thay cho các loại lúa cũ kém phẩm chất. Do đó, trong công tác điều tra năng suất sản lượng lúa đòi hỏi phải không ngừng cải tiến, cập nhật và bổ sung các giống lúa mới để điều tra cũng như cải tiến phương pháp điều tra cho phù hợp với từng giai đoạn nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
II. Các phương pháp điều tra chuyên môn về năng suất, sản lượng lúa ở nước ta
Trong những năm qua, ngành thống kê Việt Nam đã không ngừng cải tiến, đổi mới các phương pháp điều tra chọn mẫu nhằm phù hợp với tình hình phát triển của từng giai đoạn và nâng cao chất lượng điều tra năng suất sản lượng lúa phục vụ tốt cho công tác quản lý các cấp.
_Giai đoạn trước 1967 : Trong giai đoạn này, công tác điều tra thống kê năng suất sản lượng lúa được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu điển hình phân loại.
_Giai đoạn từ 1968-1986 : áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu máy móc trong điều tra năng suất sản lượng lúa.
_Giai đoạn từ 1987 cho đến nay : Tiến hành điều tra năng suất sản lượng lúa bằng phương pháp điều tra chọn mẫu theo hộ.
Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung cũng như ưu nhược điểm của từng phương pháp trên.
1.Phương pháp chọn mẫu điển hình phân loại
1.1.Khái niệm
Phương pháp chọn mẫu điển hình phân loại trong điều tra năng suất sản lượng lúa là phương pháp chọn mẫu mà trong đó người ta chỉ chọn vào mẫu những đơn vị điển hình đại diện cho từng loại. Đó là những đơn vị có mức độ trung bình về năng suất làm đơn vị đại diện cho tất cả các đơn vị khác trong vùng, trong xã, trong hạng và trong thửa.
1.2.Nội dung của phương pháp
Theo phương pháp này người ta tiến hành chọn mẫu theo các bước sau:
- Căn cứ vào năng suất ước tính của vụ hiện tại để phân vùng chọn xã hoặc hợp tác xã đại diện, phân hạng chọn thửa đại diện và từ thửa lại chọn điểm mẫu có diện tích 9m² để tiến hành điều tra gặt thử. Cụ thể là sau khi có năng suất ước tính,người ta xếp hạng năng suất từ thấp đến cao. Sau đó chia thành các tổ, mỗi tổ không quá 50 ha hay 50 mẫu bắc bộ. Mỗi tổ tối đa 10 hạng. Nếu mỗi hạng có 10 thửa thì cứ 2,5 thửa ta lại có 1 thửa đại diện, tiến hành gặt tại các điểm mẫu 9m² trên thửa đại diện sao cho đảm bảo được mỗi hạng được gặt tối thiểu là 3 điểm.
- Cỡ mẫu được xác định theo công thức :
t²s²
n= e²x
- Khi gặt thống kê tính năng suất sản lượng lúa phải chọn thước đo chính xác sao cho độ dài cạnh huyền của thước là 4,2426 m, hai cạnh kia mỗi cạnh là 3 m. Tiếp đó phải đo gặt theo đúng vị trí, nghĩa là sao cho đường huyền của thước đặt giữa hàng sông.
_Phải thực hiện đầy đủ, chính xác các công đoạn của thống kê thu hoạch như sau:
+Gặt ở từng điểm mẫu rồi tiến hành vò, cân trọng lượng tươi của thóc.Sau đó lại đem thóc đi phơi khô, tuy nhiên cần phải chú ý không phơi quá khô, sấy quá kĩ.
+Tiến hành cân đo đong đếm sản lượng khi thóc đã nguội để xác định trọng lượng khô của thóc.
+Tính tỷ lệ hao hụt kết hợp với ghi chép chi tiết về đối tượng điều tra như giống lúa, trà lúa, chân ruộng, xứ đồng, mật độ cấy, hời điểm gặt để tổng hợp các số liệu điều tra được ở các mẫu làm căn cứ tính năng suất cho thửa, cho hạng và cho HTX đại diện còn năng suất bình quân toàn vùng, toàn huyện được xác định thông qua hệ số điều chỉnh.
1.3. Ưu nhược điểm của phương pháp
Qua nội dung của phương pháp, ta rút ra được một số ưu nhược điểm sau:
*Ưu điểm:
- Theo phương pháp điều tra chọn mẫu, số điểm gặt điều tra được rải đều, và hầu như thửa nào cũng có.
- Việc chọn mẫu trên cơ sở phân hạng cho phép sàng lọc một cách kĩ lưỡng để đảm bảo các thửa trong cùng một hạng sẽ có độ thuần nhất tức là có năng suất gần giống nhau.
*Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm trên,phương pháp điều tra chọn mẫu điển hình phân loại có nhược điểm. Đó là do việc chọn mẫu mới chỉ do chủ quan người điều tra tính toán lấy nên chưa có gì đảm bảo được mẫu được chọn sẽ có tính đại diện cao.
2. Phương pháp chọn mẫu máy móc
2.1. Khái niệm
Phương pháp chọn mẫu máy móc trong điều tra năng suất sản lượng lúa là phương pháp điều tra trong đó đơn vị điều tra được chọn vào mẫu theo hai cấp. Cấp thứ nhất là lựa chọn các đơn vị căn cứ vào năng suất. Cấp thứ 2 là lựa chọn các đơn vị vào mẫu căn cứ vào vị trí toạ độ địa lý.
2.2. Nội dung của phương pháp
Theo phương pháp này,người ta tiến hành chọn mẫu theo hai cấp:
- Cấp 1 : Là chọn hợp tác xã đại diện cho huyện được xếp theo thứ tự giảm dần về năng suất thực thu bình quân của ba vụ cùng tên trước đó.
- Cấp 2 : Là từ hợp tác xã chọn ra các điểm mẫu 4 m² làm đại diện.
Người ta xuất phát từ bản đồ ruộng đất của hợp tác xã và các điểm mẫu được xác định theo một toạ độ định trước. Các điểm này phải nằm trên các đường song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và khoảng cách giữa các đường đó là bằng 60 m.
2.3. Một số ưu nhược điểm của phương pháp
Phương pháp điều tra năng suất sản lượng lúa bằng chọn mẫu máy móc có một số ưu nhược điểm chủ yếu sau.
*Ưu điểm:
- Phương pháp điều tra này dựa trên đo đạc cắm mốc rõ ràng nên có tính khách quan cao.
- Phương pháp này cho phép có thể xác định nhiều thông tin từ điểm gặt, điểm gặt đó thuộc chân ruộng nào, giống lúa nào, khi nào gặt được, gặt trước hay gặt sau.
*Nhược điểm:
- Trong giai đoạn chọn mẫu cấp 1 của phương pháp, việc chọn mẫu xuất phát từ năng suất thực thu bình quân 3 vụ cùng tên trước đó thiếu chính xác so với xuất phát từ năng suất thực thu của vụ hiện tại. Vì năng suất sản lượng qua các năm luôn biến động phức tạp do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên,thời tiết khí hậu. Hơn nữa, việc tính năng suất thực thu 3 vụ trước đó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức ,phức tạp hơn là sử dụng số liệu năng suất thực thu của vụ hiện tại.
- Trong giai đoạn chọn mẫu cấp 2, nhược điểm chủ yếu là xuất phát từ việc xác định vị trí điểm gặt mẫu trên bản đồ. Sai sót giữa bản đồ và thực tế đồng ruộng là không tránh khỏi vì đa số các HTX không thể thường xuyên đo đạc lại bản đồ mới. Do sự sai lệch này nên chọn mẫu cấp 2 thường không chính xác.
3.Phương pháp chọn mẫu theo hộ
Hai phương pháp điều tra năng suất và sản lượng lúa bằng chọn mẫu máy móc và điển hình phân loại còn tồn tại nhiều nhược điểm, do đó cần phải có một phương pháp mới cải tiến và phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, với sự ra đời của chính sách khoán trong sản xuất nông nghiệp, từ chỗ làm ăn theo kiểu tập thể hợp tác xã là chủ yếu thì các hộ sản xuất đều được chia ruộng. Chính vì vậy, từ 1987, phương pháp điều tra chọn mẫu theo hộ đã được áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Từ đó đến nay, phương pháp này vẫn được ứng dụng trong điều tra năng suất và sản lượng lúa ở nước ta.
3.1.Khái niệm
Phương pháp điều tra năng suất sản lượng lúa bằng chọn mẫu theo hộ là phương pháp điều tra trong đó đơn vị được chọn vào mẫu theo 3 cấp và được chọn máy móc căn cứ vào số liệu về diện tích gieo trồng thu thập được.
3.2.Nội dung
Theo phương pháp này, người ta tiến hành chọn mẫu theo 3 cấp:
_Chọn mẫu cấp 1.
Đối với huyện đơn vị mẫu cấp 1 là xã hoặc hợp tác xã nông nghiệp và chỉ được chọn một trong hai loại hoặc xã hoặc hợp tác xã để đảm bảo tính đồng nhất ở mẫu cấp 1. Số lượng xã hoặc hợp tác xã đại diện cho mỗi huyện thay đổi theo quy mô số đơn vị tổng thể.
+Nếu huyện có 30 xã(HTX) trở lên thì chọn 10 xã(HTX) đại diện.
+Nếu huyện có 20-29 xã(HTX) thì chọn 8 xã(HTX) đại diện.
+Nếu huyện có 10-19 xã(HTX) thì chọn 5 xã(HTX)đại diện.
+Nếu huyện có 9 xã(HTX) thì chọn 3 xã(HTX) đại diện.
Từ bản đồ địa chính huyện, người ta lập danh sách các xã (HTX) trong huyện theo thứ tự (Bắc - Nam, Đông - Tây) và đánh thứ tự từ 1 đến hết. Từ điểm cao nhất trên đường ranh giới phía Bắc giữa các xã (HTX), người ta xếp các xã (HTX) phía Bắc trước, phía Nam sau. Nếu các xã (HTX) có cùng vĩ tuyến thì các xã phía Đông xếp trước, các xã phía Tây xếp sau. Dựa vào diện tích cấy lúa của từng xã (HTX) vụ hiện tại để tính diện tích cộng dồn và khoảng cách chọn đại diện.
Gọi K là khoảng cách diện tích để chọn xã (HTX) đại diện cho huyện
Tổng diện tích gieo trồng lúa của các xã (HTX)
K=
Tổng số xã (HTX) đại diện
Xã (HTX) được chọn đầu tiên kí hiệu là “t”, là xã (HTX) có diện tích gieo trồng lúa xấp xỉ gần nhất với diện tích gieo trồng bình quân xã (HTX) của toàn huyện với t = Diện tích cộng dồn của xã đó. Sau đó từ đơn vị này chọn toả ra hai phía theo công thức : t + 1*k, t +2*k,…,t – 1*k,…
Trong đó diện tích gieo trồng lúa bình quân một xã (HTX) được tính theo công thức:
Diện tích gieo trồng lúa Tổng diện tích gieo trồng lúa toàn huyện
=
bình quân 1 xã (HTX) Tổng số xã (HTX) toàn huyện
Để các đơn vị mẫu đảm bảo tính đại diện thì tỷ lệ xã ( HTX) đại diện được chọn cần xấp xỉ với tỷ trọng diện tích gieo trồng lúa của các xã (HTX) này. Hai công thức dùng để tính toán 2 chỉ tiêu tỷ lệ xã (HTX) đại diện được chọn và tỷ trọng diện tích gieo trồng lúa của các xã (HTX) như sau :
Tỷ trọng diện tích gieo Tổng diện tích gieo trồng lúa của xã (HTX) đại diện
trồng lúa của xã (HTX) =
đại diện Tổng diện tích gieo trồng lúa toàn huyện
Tổng số xã (HTX) đại diện
Tỷ lệ xã (HTX) đại diện =
Tổng số xã (HTX) toàn huyện
_Chọn mẫu cấp 2:
Đơn vị mẫu cấp 2 là các ấp (đội, bản). Cứ một xã (HTX) người ta chọn 3 ấp (đội, bản) đại diện theo nguyên tắc sau:
Trước hết ta sắp xếp các ấp (đội, bản) trong xã (HTX) đại diện theo thứ tự từ cao xuống thấp về diện tích gieo trồng và đánh số thứ tự từ 1 đến hết. Sau đó tính khoảng cách (d) chọn ấp (đội,bản) đại diện theo công thức:
Tổng số thôn ấp (đội,bản) của xã (HTX)
d =
Tổng số ấp (đội,bản) đại diện
Ấp (đội,bản) đầu tiên được chọn là “t” và có số thứ tự đứng giữa trong dãy số thứ tự đã được đánh số.
+Đối với xã (HTX) có số thôn, ấp (đội,bản) chẵn thì chọn đơn vị đầu tiên là đơn vị thứ n/2.
+Đối với xã (HTX) có số thôn, ấp (đội,bản) lẻ thì đơn vị chọn đầu tiên là đơn vị thứ (n+1)/2.
Các đơn vị được chọn tiếp theo xuất phát từ đơn vị được chọn đầu tiên và toả ra về 2 phía theo công thức t + 1*d,t + 2*d,…,t – 1*d,t – 2*d,…
- Chọn mẫu cấp 3
Đơn vị mẫu cấp 3 là hộ nông dân thực tế có gieo trồng lúa hoặc các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghịêp có diện tích thực cấy lúa trên địa bàn.
*Căn cứ vào diện tích gieo trồng lúa ta xác định số hộ cần chọn đại diện cho mỗi huyện
- Đối với những huyện có diện tích gieo trồng lúa từ 10000 ha trở lên ta tiến hành điều tra 300 hộ thực tế có cấy lúa.
- Đối với những huyện có diện tích gieo trồng lúa từ 7000-10000 ha ta tiến hành điều tra 200 hộ thực tế có cấy lúa.
- Đối với những huyện có diện tích gieo trồng lúa từ 1000 ha đến dưới 4000 ha ta tiến hành điều tra 150 hộ thực tế có cấy lúa.
- Đối với những huyện có diện tích gieo trồng lúa dưới 1000 ha ta tiến hành điều tra 100 hộ thực tế có cấy lúa.
*Số hộ cần điều tra ở mỗi xã đại diện là :
=
Số hộ cần chọn để điều tra Tổng số hộ đại diện cho toàn huyện
1 xã (HTX) Tổng số xã (HTX) đại diện
*Số hộ đai diện cho ấp(đội, bản) được tính theo công thức:
Số hộ đại diện Tổng số hộ đại diện của xã (HTX)
=
của đội 3
Gọi h là khoảng cách để chọn hộ, ta có:
Tổng số hộ thực tế có gieo trồng lúa của đội (ấp,bản)
h =
Tổng số hộ đại diện của đội (ấp,bản)
Hộ đầu tiên được chọn là “t” là hộ nằm ở vị trí nằm giữa trong danh sách hộ. Từ hộ đầu tiên được chọn,các hộ tiếp theo sẽ được chọn máy móc toả ra hai phía theo công thức : t + 1*h, t + 2*h,…,t – 1*h,…cho đến khi đủ số cần chọn ( tương tự như chọn mẫu cấp 1)
3.3.Một số ưu nhược điểm của phương pháp
*Ưu điểm:
- Việc thực hiện điều tra năng suất sản lượng lúa theo phương pháp điều tra chọn mẫu không quá phức tạp như hai phương pháp trên vì không mất thời gian đi ước tính năng suất sản lượng lúa đến 3 lần như trong phương pháp chọn mẫu điển hình phân loại mà chất lượng tài liệu thu thập vẫn cao. Đồng thời cũng không phải mất công tính toán năng suất thực thu bình quân 3 vụ cùng tên trước đó như trong phương pháp chọn mẫu máy móc.
- Phương pháp này cho phép tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực. Do không phải mua sắm cọc tiêu hay xác định điểm gặt trên bản đồ và ngoài thực địa. Bên cạnh đó do việc điều tra tiến hành theo hộ đại diện chứ không phải ở điểm mẫu nên việc cân đong đo đếm xác định năng suất sản lượng lúa đơn giản hơn.
- Độ chính xác của tài liệu tính toán trên mẫu chênh lệch rất ít so với điều tra toàn bộ.
- Nội dung công việc có thể dễ dàng chia nhỏ ra để thực hiện.
Như vậy, phương pháp điều tra chọn mẫu có nhiều ưu điểm và đã khắc phục được một số nhược điểm của hai phương pháp trên. Tuy nhiên nó còn có một số nhược điểm sau:
*Nhược điểm:
- Do nguồn thông tin chủ yếu nằm ở các hộ gia đình nên việc thu thập thông tin sẽ khó khăn nếu điều tra viên không có quan hệ tốt với hộ.
- Do sản xuất và thu hoạch trong nông nghiệp thường diễn ra trong một thời gian tương đối dài, nên điều tra viên thường không bao quát hết được tình hình dẫn đến tình trạng khi điều tra viên đến rất có thể một phần khối lượng sản phẩm thu hoạch đã bị tiêu thụ, dẫn đến sai số trong điều tra.
- Việc chọn đơn vị để đưa vào mẫu xuất phát từ chỉ tiêu quy mô là diện tích gieo trồng mà không phải từ yếu tố cơ bản cần nghiên cứu cũng chưa hợp lý. Nghĩa là nghiên cứu biến động năng suất sản lượng lúa thì phải lấy chỉ tiêu năng suất sản lượng lúa để chọn mẫu. Bên cạnh đó, công thức chọn mẫu đơn vị mẫu dựa trên diện tích gieo trồng của phương pháp này cũng chưa chính xác. Với quy mô diện tích gieo cấy khác nhau thì số hộ đại diện được chọn điều tra cũng khác nhau, tuy nhiên nếu căn cứ vào số diện tích gieo trồng mà mỗi hộ đại diện ta sẽ thấy số đơn vị điều tra chỗ thì nhiều, chỗ thì ít do đó tính đại diện của mẫu không được tốt.
- Nếu như điều tra năng suất sản lượng lúa bằng phương pháp chọn mẫu điển hình phân loại và chọn mẫu máy móc còn có thể suy ra năng suất của thôn, của xã thì điều tra năng suất sản lượng lúa bằng chọn mẫu theo hộ lại chỉ suy rộng được năng suất cho toàn huyện dựa trên hệ số điều chỉnh.
- Và cuối cùng, khi tiến hành điều tra chọn mẫu theo hộ thì lượng thóc sau khi thu hoạch được đổ lẫn, không được phân chia theo cánh đồng nên sẽ không phân biệt được năng suất trà lúa, giống lúa, khóm lúa.
CHƯƠNG III. ĐIỀU TRA NĂNG SUẤT SẢN LƯỢNG LÚA BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA CHỌN MẪU THEO HỘ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Từ năm 1987, nước ta đã áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu theo hộ trong điều tra năng suất sản lượng lúa, tuy còn tồn tại một số hạn chế nhưng thực tế cho thấy trong 3 phương pháp mà tổng cục thống kê áp dụng trong điều tra năng suất và sản lượng lúa ở nước ta từ trước đến nay thì phương pháp này có tính chính xác cao hơn cả, tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực trong quá trình tiến hành điều tra.
Hiện nay, năng suất sản lượng lúa theo phương pháp điều tra chọn mẫu theo hộ được tiến hành tại địa phương theo từng vụ sản xuất trong năm (Vụ Đông Xuân,vụ Hè Thu,vụ Mùa).
Để tiến hành điều tra năng suất sản lượng lúa bằng phương pháp điều tra chọn mẫu theo hộ người ta phải tiến hành theo các bước sau:
I. Xác định mục đích và yêu cầu đối với điều tra.
1. Mục đích điều tra
- Xác đinh diện tích gieo cấy, năng suất sản lượng lúa thực thu của từng vụ và cả năm để tính toán các chỉ tiêu : tổng sản lượng lương thực, sản lượng lúa, sản lượng lương thực bình quân đầu người của các thành phần kinh tế trên địa bàn.
- Kết quả điều tra sẽ cung cấp thông tin phục vụ cho việc đánh giá kết quả sản xuất lúa, phục vụ cho kế hoạch tiêu dùng, xuất khẩu, dự trữ lương thực của địa phương, từng vùng và cả nước.
2. Yêu cầu đối với cuộc điều tra
Phải phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ và trung thực diện tích, năng suất, sản lượng thu hoạch theo lãnh thổ cũng như đánh giá được trình độ tin cậy của kết quả điều tra.
II. Xác định nội dung của điều tra
Nội dung của điều tra năng suất sản lượng lúa bằng phương pháp chọn mẫu theo hộ gồm:
- Thống kê diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch, diện tích mất trắng của mỗi vụ.
- Thống kê sản lượng thu hoạch (theo hình thái sản phẩm hạt khô, sạch)
- Thống kê năng suất gieo trồng, năng suất thu hoạch của địa phương.
III. Xác định phạm vi và đơn vị điều tra
1. Phạm vi điều tra
Là toàn bộ diện tích thực tế gieo cấy lúa trên lãnh thổ trong từng vụ gồm: Diện tích nhận khoán, đấu thầu, diện tích cấy trên đất tận dụng thùng đào, thùng đấu, chan mạ… của các thành phần kinh tế và các tổ chức thuộc đối tượng điều tra có trên địa bàn đièu tra.
2. Đơn vị điều tra
Đơn vị điều tra của thống kê năng suất sản lượng lúa chủ yếu là toàn bộ các hộ gia đình thực tế có gieo cấy lúa trên địa bàn.
IV. Quy trình và phương pháp điều tra
1. Điều tra năng suất lúa
Có thể nói rằng điều tra năng suầt sản lượng lúa, việc tính toán năng suất lúa là khâu quan trọng nhất và dược tiến hành thông qua việc thống kê các chỉ tiêu có liên quan như : chỉ tiêu sản lượng lúa và các chỉ tiêu diên tích thu hoạch, diện tích gieo trồng. Các công đoan của điều tra năng suất sản lượng lúa như sau:
1.1/Chọn mẫu điều tra
Như trong chương II đã trình bày, điều tra năng suất sản lượng lúa bằng trọn mãu theo hộ cần phải tuân theo một số quy trình nhât định. Chọn mẫu được tiến hành theo 3 cấp:
Cấp I chọn xã (HTX ) đại diện .
Cấp II chọn ấp (đội bản) đại diện.
Cấp III chọn hộ đại diện.
1.2/ Thu thập số liệu
Về phương pháp thu thập số liệu trong điều tra năng suất sản lượng lúa, người ta sử dụng phương pháp thu thập số liệu trực tiếp từ đơn vị điều tra vào thời điểm sau khi thu hoạch. Các điều tra viên sẽ trực tiếp đến các hộ đại diện để cân đo, đong đếm, kết hợp với quan sát sản lượng thực thu của hộ và ghi vào phiếu điều tra. Do đó khâu thu thập số liệu tại hộ gia đình là khâu quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng số liệu điều tra. Để hạn chế đến mức thấp nhất sai sót trong thu thập số liệu cần:
+ Tập huấn tốt nghiệp vụ cho điều tra viên về kỹ thuật thu thập số liệu, về cách ghi chép phiếu điều tra, cách tính toán số liệu.
+ Điều tra viên phải đến tận họ đại diện để thu thập sản lượng thực thu khô sạch trên toàn bộ diện tích gieo trồng thực tế của hộ, đồng thời tham khảo thêm ý kiến của câc thành viên khác của hộ và hộ lân cận.
+Điều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24886.doc