MỤC LỤC
Lời nói đầu.1
Chương I :Một số vấn đề lí luận chung về cổ phần hoá DNNN
I .Bản chất của quá trình cổ phần hoá .2
II . Sự cần thiết phải đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở
Việt Nam . 4
III. Mục tiêu của cổ phần hoá.6
Chương II:Thực trạng của cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà
nước ở nước ta hiện nay.
I .Tiến trình cổ phần hoá.6
II. Thực trạng cổ phần hoá DNNN ở nước ta.7
Chương III :Định hướng và giải pháp nhằm thúc cổ phần hoá một
bộ phận doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nước ta
I . Hoàn thành khuôn khổ pháp lý.
II.Một số kiến nghị về cổ phần hoá. 11
III. Một số giải pháp. 13
Kết luận. 14
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Tình hình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và giải pháp để đẩy mạnh quá trình này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ham gia cổ phần nhưng không chiếm tỷ trọng lớn, không giữ vị trí chi phối. Với doanh nghiệp loại này nhà nước chỉ tham gia quản lý, điều tiết ở mức độ nhất định. Về mặt sở hữu, cũng có thể xem nó như một loại doanh nghiệp dựa trên cơ sở công hữu, nhưng thuộc thành phần kinh tế tư bản nhà nước, chúng sẽ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, các doanh nghiệp cổ phần không có sự tham gia của cổ phần nhà nước. Với những doanh nghiệp loại này, ngoài việc quản lý theo pháp luật, nhà nước khó điều tiết được khuynh hướng phát triển của nó. Về mặt sở hữu, có thể xem các doanh nghiệp này dựa trên cơ sở sở hữu tập thể và thuộc thành phần kinh tế tập thể. Các doanh nghiệp loại này có thể phát triển theo hai khuynh hướng tuỳ thuộc vào sự điều tiết của nhà nước. Nếu để việc mua bán cổ phần diễn ra một cách tự do, chúng có thể biến thành các doanh nghiệp tư nhân, đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đảm bảo cho sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần có chính sách quản lý, điều tiết có hiệu quả đối với các doanh nghiệp cổ phần, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc dạnh thứ ba.
Cũng từ phân tích trên, có thể khẳng định rằng, nhìn chung cổ phần hoá không hề đồng nghĩa với tư nhân hoá(như một số người nghĩ). Cổ phần hoá càng không có nghĩa là hướng tới sự phát triển không theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cổ phần hoá sẽ đi tới đâu chủ yếu phụ thuộc vào việc thực hiện quá trình cổ phần hoá như thế nào, vào sự quản lý, điều tiết của nhà nước ra sao. Việt Nam và Trung Quốc là những nước đã lựa chọn con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta có đủ khả năng để hướng quá trình cổ phần hoá phát triển một cách lành mạnh, giữ vững được sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực chất cổ phần hóa ở nước ta hiện nay là sự hình thành các doanh nghiệp đa sở hữu cho mọi thành phần kinh tế có thể tham gia, hợp tác chia sẻ trách nhiệm, san sẻ rủi ro thị trường và cùng hưởng lợi trong điều kiện có Đảng Cộng Sản lãnh đạo, nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước đảm bảo cho DNNN sau khi cổ phần hóa sẽ đi đúng định hướng XHCN, khác tư nhân hoá ở các nước khác quản lý doanh nghiệp cổ phần theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Một điểm khác biệt nữa là DNNN sau khi cổ phần hoá sẽ thành công ty cổ phần, điều lệ và thể thức hoạt động theo luật công ty. Còn DNNN sau khi tư nhân hoá trở thành doanh nghiệp tư nhân và thể thức hoạt động theo luật doanh nghiệp tư nhân.
II. sự cần thiết phải đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở việt nam
1 Lợi ích công ty cổ phần trong sự phát triển kinh tế thị trường
- Công ty cổ phần cho phép đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập chung tư bản, mở rộng quy mô sản xuất nhanh chóng tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển tư bản, phân tán bớt rủi ro cho những người đầu tư trong môi trường cạnh tranh
- Cổ phần hoá DNNN tạo động lực mạnh mẽ cho nhà đầu tư, cho nền kinh tế bằng cách đa dạng hoá sở hữu không riêng gì cho DNNN được cổ phần hoá mà còn góp phần đa dạng hoá cả nền kinh tế. Cổ phần hoá DNNN mở ra triển vọng xây dựng thị trường vốn lành mạnh phong phú, đỡ gánh nặng cho ngân sách nhà nước . Cổ phần hoá góp phần tích cực cho việc hình thành thì trường vốn lành mạnh tiến đến hình thành thị trường chứng khoán, một yêu cầu cấp thiết cho việc vận hành của nền kinh tế thị trường.
- Cổ phần hoá sẽ mở rộng đa dạng sở hữu, do đó có điều kiện thuận lợi cho việc mạnh dạn cơ cấu lại nền kinh tế phân bổ theo nhiều thành phần kinh tế. Đồng thời cải tiến công tác quản lý kinh tế có hiệu quả hơn, bởi nó khẳng định vai trò của hội đồng quản trị là tổ chức thay mặt tất cả các cổ đông, quản lý với tư cách người chủ thật sự với động cơ tất cả vì hiệu qủa của đồng vốn vì quyền lợi của các cổ đông.
- Cổ phần hoá DNNN sẽ giúp cho người lao động thực hiện quyền làm chủ tốt hơn.
2. Doanh nghiệp nhà nước ở Viẹt Nam
Do đặc điểm của nước ta vừa thoát khỏi cơ chế bao cấp nên những ảnh hưởng của nó vẫn còn tồn tại ở trong đại bộ phận các doanh nghiệp. Vì thế khi chuyển sang cơ chế mới các DNNN thường làm ăn kém hiệu quả, không có lãi. Lúc đó nhà nước buộc phải có chính sách tài trợ, bao cấp. Trong điều kiện ngân sách đang thiếu hụt thì đây thực sự là một gánh nặng.
Quy mô doanh nghiệp phần lớn nhỏ bé và dàn trải về ngành nghề đã gây chi phối xẻ lẻ các nguồn lực không tập chung được những nghành then chốt
Trình độ kĩ thuật, công nghệ lạc hậu. Phần lớn các DNNN đã được thành lập khá lâu, có trình độ kĩ thuật thấp. Theo báo cáo điều tra của bộ khoa học công nghệ và môi trường thì trình độ công nghệ trong các DNNN Việt Nam hiện nay kém các nước từ 3-4 thế hệ. Có doanh nghiệp còn sử dụng trang bị kĩ thuật từ năm 1939 và trước đó. Mặt khác, đại bộ phận DNNN được xây dựng bởi kĩ thuật của nhiều nước khác nhau nên thiếu tính đồng bộ.
Bên cạnh những khó khăn chủ quan xuất phát từ nội bộ nền kinh tế thì các tác động tiêu cực do hội nhập kinh tế mang lại như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực gần đây đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nước ta điều này cho thấy tính cấp bách phải khẩn trương nâng cao tính hiêu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế để đảm bảo sự phát triển đất nước một cách ổn định vững chắc không những trước mắt mà cả trong tương lai.
Chính từ những lợi ích ta thu được từ các công ty cổ phần và tình hình doanh nghiệp trong nước đảng và nhà nước ta đã nhận thấy được vai trò quan trọng của việc nên cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Tuy vậy không có nghĩa là nước ta sẽ cổ phần hoá toàn bộ DNNN thuộc mọi ngành nghề. Mục tiêu của Đảng và nhà nước ta là cân bằng giữa khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, không thể phủ nhận những thành tựu của DNNN trong một số ngành then chốt như luyện kim ,điện ....Vậy nên quan điểm của Đảng ta khi thực hiện cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp.
III. Mục tiêu của cổ phần hoá
Theo “đề án thí điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần” ban hành kèm theo quyết định 202-HĐBT của chủ tịch hội đồng bộ trưởng mục tiêu của cổ phần hóa bao gồm:
Một là: chuyển một thành phần sở hữu về tài sản của nhà nước thành sở hữu của cổ đông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh.
Hai là: phải huy động được một khối lượng vốn nhất định ở trong và ngoài nước để đầu tư sản xuất kinh doanh
Ba là: tạo điều kiện để người lao động thưc hiện sự làm chủ doanh nghiệp
Với 3 mục tiêu trên chương trình thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của chính phủ có thể thấy vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghịêp nhà nước cần phải giải quyết một cách cơ bản. Sự lựa chọn giải pháp cổ phần hoá là con đường giải quyết được những vấn đề cơ bản này, đồng thời tạo ra một mô hình doanh nghiệp hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yếu cầu kinh doanh hiện đại - đó là công ty cổ phần
Các mục tiêu của cổ phần hoá về thực chất là nhằm chuyển hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu nhà nước toàn phần trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần hỗn hợp nhà nước- tư nhân hoặc công ty tư nhân tạo điều kiện xác lập thị trường tài chính, mà cốt lõi là thị trường chúng khoán để chuyển phương thức vay mượn từ ngân hàng sang huy động vốn từ thị trường tài chính
Chương II
Thực trạng của cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay.
I TIếN TRìNH Cổ PHầN HOá
Quá trình cổ phần hoá diễn ra trong hai giai đoạn:
1 Giai đoạn thí điểm(1992-1995)
Hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành TW Đảng lần thứ 2 khoá VII (11-1991), Đảng chủ trương: “chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp”. Cũng trong thời gian đó, quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 10 (12-1991) đã đưa cổ phần hoá và nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 1991-1995: “ thí điểm việc cổ phần hoá một số cơ sở kinh tế quốc doanh để rút kinh nghiệm và có thêm nguồn vốn phát triển”.
Sau 4 năm triển khai đã chuyển được 5 DNNN thành công ty cổ phần :
1. Công ty đại lý liên hiệp vận chuyển thuộc bộ giao thông vận tải (1993)
2.Công ty cơ điện lạnh thuộc UBND TP HCM.(1993)
3.Xí nghiệp giầy Hiệp An thuộc bộ công nghiệp(1994)
4. Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu thuộc UBND tỉnh Long An(1995)
5.Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn(1995).
Nói chung tốc độ cổ phần hoá giai đoạn này rất chậm chạp và cả 5 doanh nghiệp nhà nước đuợc cổ phần hoá đều ở miền nam (4 doanh nghiệp thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,1 doanh nghiệp thuộc địa bàn Long An)
2.Giai đoạn mở rộng thêm từ 1996 đến nay.
Trên cơ sở đánh giá các ưu điểm và tồn tại trong giai đoạn triển khai thí điểm cổ phần hoá DNNN,nước ta đã đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá. Từ sau nghị định 28/CP 7/5/1996về việc tiếp tục một số DNNN thành công ty cổ phần đến tháng 9-1998 đã có thêm 25 doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần , riêng 6 tháng đầu năm 1998 tới 12 DNNN hoàn thành công tác cổ phần hoá. Cho tới thời điểm tháng 12-2004 nước ta đã có 2240 DNNN đã được cổ phần hoá trên địa bàn nhiều tỉnh thành phố. Đó là 1 tín hiệu đáng mừng cho công việc cổ phần hoá doanh nghiệp ở nước ta.
* Các doanh nghiệp muốn cổ phần hoá thì phải tiến hành qua các bước sau:
- Xin phép chính phủ về việc cổ phần hoá
- Thẩm định giá trị cổ phần
- Đại hội thành lập công ty cổ phần
II. Thực trạng cổ phần hoá DNNN ở nước ta
1 Tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp giai đoạn 2001-2005
Cùng với tiến trình đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới , phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần nghị quyết trung ương 3 khóa IX, công tác cổ phần hoá đã đạt được những kết quả khả quan. Năm 2005 có 650 DNNN và bộ phận DNNN hoàn thành cổ phần hoá, đưa tổng số DNNN và bộ phận DNNN được cổ phần từ trước tới nay lên 2955 đơn vị , trong đó riêng trong 5 năm 2001-2005 cổ phần hoá được 2378 đơn vị
Trong giai đoạn này, số lượng DNNN được cổ phần hoá đã bằng 80,4% tổng số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá từ trước tới nay. Nếu chỉ tính trong 2 năm 2004-2005 đã có 1480 đơn vị, bằng 58% tổng số đơn vị cổ phần hoá. Qua đó ta thấy kể từ khi có nghị quyết trung ương 3, khoá IX(năm 2001) đến nay đã có những bước chuyển biến rõ rệt.
Trong số các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần, doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 5 tỷ chiếm 56%, tập trung chủ yếu vào các ngành xây lắp, công nghiệp sản xuất, gia công hàng hóa tiêu dùng, thương mại dịch vụ, chế biến nông thuỷ sản thực phẩm do các địa phương quan lý. Doanh nghiệp có vốn từ 5-10 tỷ chiếm 24%. Những đơn vị có kết quả cao so với kế hoạch cổ phần DNNN là: Bộ công nghiệp(143%), bộ xây dựng(125%), tổng công ty dệt may Việt Nam(133%)...
Từ năm 2004 đã có những doanh nghiệp có vốn nhà nước khá lớn, hoạt động có hiệu quả cũng được cổ phần hoá như: công ty sữa Việt Nam có vốn 1500 tỷ đồng, công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh có vốn nhà nước 650 tỷ đồng ...bên cạnh những DNNN độc lập quy mô lớn cổ phần hoá lần đầu tiên, 4 tổng công ty nhà nước đã được thí điểm cổ phân fhoá đó là tổng công ty xuất nhập khẩu kĩ thuật và xây dựng-VINACONEX (bộ xây dựng), tổng công ty điện tử và tin học Việt Nam (bộ công nghiệp), tổng công ty thương mại và xây dựng (bộ giao thông vận tải), tổng công ty bảo hiểm Việt Nam và 2 ngân hàng thương mại quốc doanh : ngân hàng thương mại Việt Nam, ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.Nhiều doanh nghiệp trước đây rất ít “đụng chạm” đến vấn đề cổ phần hoá : dầu khí, bưu chính viễn thông, điện lực bảo hiểm cũng đã cổ phần hoá. Nhìn chung việc cổ phần hoá trong thời gian qua đạt một số nội dung sau:
1. Đã tạo ra loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu: bao gồm nhà nước người lao động trong doanh nghiệp trong đó người lao động trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp. Theo số liệu hết quý 1 năm 2005 ở 2242 doanh nghiệp đã cổ phần hoá, nhà nước nắm giữ 46,5 % vốn điều lệ, người lao động nắm giữ 38,1%vốn điều lệ. Cổ đông ngoài nắm giữ 15,4% vốn điều lệ. Người lao động trong doanh nghiệp trở thành chủ doanh nghiệp đã được tham gia quản lý doanh nghiệp thông qua đại hội cổ đông, quyết định những vấn đề quan trong của doanh nghiệp nhờ đó mà nâng cao được tính chủ động ý thức kỉ luật tinh thần tự giác, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra cơ chế công khai minh bạch về tài chính của công ty, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân, cho doanh nghiệp và xã hội.
Đem lại cơ cấu sản xuất kinh doanh hợp lý cho doanh nghiệp, tập chung vào những ngành những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và quy mô lớn hơn để khăng định vai trò chủ đạo của mình. Việc hoàn thành cổ phần hoá 2955 DNNN không chỉ đơn thuần làm giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nà còn làm cho DNNN từ chỗ phân tán dàn trải ở hầu hết các ngành, lĩnh vực này tập chung hơn vào khoảng 39 ngành, lĩnh vực khá then chốt. Qua đó quy mô vốn của doanh nghiệp tăng lên đáng kể nếu năm 2001 vốn trung bình của doanh nghiệp khoảng 24 tỷ nay tăng 63,6 tỷ( gấp 2,65 lần), hầu như không còn doanh nghiệp có số có vốn nhà nước dưới 1 tỷ .
Tạo cơ hội để DNNN lành mạnh hoá một bước tài chính doanh nghiệp và cơ cấu lại lao động
Mang lại cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động hiệu quả, thích nghi và linh hoạt hơn trong cơ chế thị trường: chuyển sang cơ chế thị trường các doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường, tự chủ tự chịu trách nhiệm một cách toàn diện về kết quả sản xuất kinh doanh trước các cổ đông.các công ty cổ phần đã thực hiện nhiều biên pháp để tiết kiệm chi phí đồng thời tiến hành ra soát lại và xây dựng mới quy chế tài chính, lao động, tuyển dụng, đề bạt cán bộ xác định rõ quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ lãnh đạo, người lao động và các cổ đông
Tuyệt đại đa số các doanh nghiệp nhà nước Sau khi cổ phần hoá đã nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động.
- Ngay trong năm đầu tiên của cổ phần hoá, doanh thu bình quân của các doanh nghiệp tăng 13%, lợi nhuận sau thuế tăng 48,8%. Điều này cho thấy việc chuyển đổi đã có tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá nhiều năm đã đi vào hoạt động ổn địnd, tốc độ tăng trưởng được duy trì, doanh thu bình quân tăng 23,6%, lợi nhuận trước thuế tăng 9,4%, lợi nhuận sau thuế tăng tới 54,4%. Một số doanh nghiệp có doanh thu tăng cao như công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển: 30 lần, công ty cổ phần cơ điện lạnh: 13 lần, công ty cổ phần Kymdan:11,2 lần...
- Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đều tăng: năng suất lao động tăng bình quân 18,3%; mức lộp ngân sách bình quân của các doanh nghiệp tăng 24,9%;đầu tư tài sản cố định tăng 11,5%; lương bình quân doanh nghiệp tăng 11,4%.điều đó khẳng định hiệu quả của việc chuyển dổi các DNNN thành các công ty cổ phần
- Sau cổ phần hoá các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm, thu hút thêm lao động. Số lao động trong các ngành cổ phần hoá tăng bình quân 6,6%. Cổ tức bình quân của các doanh nghiệp đạt 17,11%. Hầu hết các doanh nghiệp đều có mức tổ chức cao hơn lãi xuất tiền gửi ngân hàng
2. Những mặt được của quá trình cổphần hoá DNNN
- Sản xuất phát triển, đời sống cán bộ, công nhân được nâng lên
- Công tác quản lý được đổi mới, bộ máy quản lý tinh giản, gọn nhẹ, có hiệu quả hơn
- Mọi người trong doanh nghiệp đều quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty bởi lợi ích của họ gắn với lợi ích của công ty, đây là bước chuyển đổi trong tư duy
- Nhà nước thu ngân sách tăng, kể cả thuế và lợi tức cổ phần
- Tập dượt cho đội ngũ cán bộ kinh doanh tổ chức quản lý theo cơ chế thị trường, không dựa vào nhà nước như trước.
- Số lượng vốn huy động trong dân tuy chưa nhiều nhưng cũng đã tập dần cho họ thành thói quen đầu tư vào sản xuất
3. Những tồn tại chủ yếu trong tiến trình cổ phần hoá DNNN
Hiện nay còn trên 6000 Doanh nghiệp trong đó cần phải đa dạng hoá sở hữu cổ phần hoá... chiếm một tỷ lệ quan trọng. Vì vậy để tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan làm công tác này '' dẫm chân tại chỗ'' (Báo cáo của chính phủ trước Quốc Hội) là điều cần thiết. Những nguyên nhân chủ yếu có thể là:
1. Về nhận thức và hành động từ các cơ quan quản lý đến doanh nghiệp chưa đầy đủ, hành động chưa thường xuyên, liên tục biểu hiện:
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước có ba trở ngại là trở ngại đi chệch hướng đường lối phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa; sự tụt hậu so với phát triển chung, nạn tham nhũng của một số cán bộ.
Đối với các doanh nghiệp người lãnh đạo (giám đốc phó giám đốc) hầu hết là chế độ bổ nhiệm nên họ.
Do đó từ trên xuống dưới cả trong nhận thức và hành động đều thiếu tin tưởng và run sợ mất quyền lợi của mình.
2. Khung pháp lý chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ như chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mới dừng lại ở quyết định, chỉ thị của thủ tướng chính phủ, các ngành các cấp mới chỉ hành động về hành chính. Trong khi đóởcor phần hoá cần đến sự quy định rõ ràng bằng luật, tài chính, lao động... các điều kiện của cơ chế thị trường giành cho hoạt động này còn thiếu.
3. Hình thức cổ phần hoá DNNN là còn quá sơ sài giản đơn chưa mang tính đa dạng trong khi đó các loại hình doanh nghiệp ở các vùng, các ngành có đặc thù riêng. Nên ở đây thiếu sự chỉ đạo thích ứng. Sự nhận thức về DNNN và doanh nghiệp ngoài quốc doanh công ty cổ phần còn nặng nề, ấu trĩ ở cả giác độ lý luận và thực tiễn.
4. Thói quen luân vốn vào công ty cổ phần để kinh doanh chưa có.
5. Các chính sách khuyến khích công nhân viên chức trong các DNNN chuyển sang công ty cổ phần chưa nhiều, chưa có sự hấp dẫn cần thiết để họ hăng hái trong hoạt động này.
6. Thủ tục hành chính quá ư rườm rà và tốn kém biết bao cửa ải mà doanh nghiệp phải chịu đựng. Do đó trong kỳ họp thứ 5 quốc hội khoá X sửa đổi luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp tư nhân để tạo hành lang pháp lý cơ động, đảm bảo quyền lợi, tiến độ thời gian cho việc xúc tiến ra đổi công ty cổ phần....
7. Tổ chức chỉ đạo chưa tập trung thiếu đồng bộ giữa các Bộ, ngành, Trung ương, địa phương. Có ngành, có địa phương chỉ muốn thực hiện cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp lâu nay thua lỗ.
8.Các cán bộ quản lý và công nhân các doanh nghiệp nhà nước chưa mặn mà với chủ trương cổ phần hoá do ngại lợi ích cá nhân bị thiệt hại.
9. Chưa có đủ một tổ chức, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ đủ kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn có thể làm tham mưu cho việc triển khai chủ trương cổ phần hoá một cách đồng bộ và xuyên suốt.
10. Còn nhiều tồn tại về tài chính, hành phần kinh tế nước ta còn nhỏ bé, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút vốn cổ phần.
11. Nền kinh tế nước nhà chưa ổn định, chưa thật tin tưởng, yên tâm bỏ vốn làm ăn. Chưa có thị trường chứng khoán. Do đó chưa tạo lập ra môi trường thuận lợi phục vụ cho quá trình mua bán cổ phần, tín dụng...
Chương iii
định hướng và giải pháp nhằm thúc cổ phần hoá một bộ phận doanh Nghiệp Nhà NƯớC trong NềN KINH Tế NƯớc ta
Hoàn thành khuôn khổ pháp lý
Một trong những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay của nhà nước ta là hoàn thành khuôn khổ pháp lí cho quá trình cổ phần hoá. Chính sách cổ phần hoá cần được hoàn thiện để phù hợp với luật doanh nghiệp theo hướng sau:
- Bỏ quy định về hạn chế mức mua cổ phần hoá lần đầu và mức mua cổ phần hoá ưu đãi của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, theo đó họ không được mua quá mức cổ đông trong và ngoài doanh nghiệp.
- Thay đổi phương pháp định giá doanh nghiệp theo “hội đồng” hay theo kiểu “hành chính” chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan hiện nay sang hình thức đấu giá thịnh hành trong nền kinh tế thị trường.
- Ban hành những hướng dẫn về việc sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN cũng như việc sử dụng tiền bán cổ phần đối với doanh nghiệp cổ phần hoá và lợi tức cổ phần của phần vốn nhà nước tại DNNN đã cổ phần hoá để có thể huy động nhanh chóng có thể huy động nhanh chóng, có hiệu quả nhất khoản tiền này và khắc phục tình trạng tồn đọng hiện nay tại kho bạc nhà nước.
- Ban hành các chính sách để chấm dứt tình trạng mất bình đẳng trong quan hệ với các tổ chức tín dụng giữa các DNNN và các doanh nghiệp đã cổ phần hoá. Đồng thời ban hành quy chế hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức đoàn thể khác trong các công ty cổ phần hoá.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các DNNN đã cổ phần hoá, đặc biệt trên các mặt như định hướng , chiến lược, quy hoạch ....
II. Một số kiến nghị về cổ phần hoá
Để cổ phần hoá trở thành động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và không đi chệch hướng, chúng tôi xin nêu một số kiến nghị sau đây:
1. Cổ phần hoá là một phương tiện có hiệu quả để thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong điều kiện nước ta hiện nay. Chính vì vậy phải đẩy mạnh việc cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Tuy đã có chủ trương cổ phần hoá, song trong thời gian qua, việc thực hiện cổ phần hoá còn khá chậm chạp. Có nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Song, theo tôi, không thể vì các nguyên nhân này mà làm chậm tiến độ cổ phần hoá. Đây phải được xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách trong quá trình đổi mới nền kinh tế- từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. Trong điều kiện mở cửa, chủ động hội nhập, chúng ta không thể chậm trễ hơn trong việc phát triển nền kinh tế thị trường. Cổ phần hoá là khâu đột phá trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Việc thực hiện cổ phần hoá phải đảm bảo sự phát triển của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ việc phân tích các loại hình cổ phần hoá trên đây, có thể nói, cổ phần hoá không đồng nhất với tư nhân hoá. Tuy nhiên, không có nghĩa là nó sẽ không dẫn đến tư nhân hoá, sẽ không tự phát đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tính chất và xu hướng vận động của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá phụ thuộc vào quá trình thực hiện cổ phần hoá và sự quản lý, điều tiết của nhà nước đối với doanh nghiệp. Ba loại hình thực hiện cổ phần hoá đã trình bày bước đầu tạo điều kiện cần thiết để giữ vững sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự vận động của các doanh nghiệp cổ phần là khá phức tạp, đặc biệt là ở loại hình thứ ba- không có cổ phần của nhà nước trong doanh nghiệp. Không loại trừ khả năng ở loại hình này (và xa hơn, cả hai loại hình còn lại) vận động tự phát theo hướng tư nhân hoá. Chúng ta cần thông qua các biện pháp quản lý, điều tiết để chống việc biến quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Cho nên, sự quản lý, điều tiết của nhà nước không chỉ dừng lại ở khâu thưc hiện cổ phần hoá, mà ở cả sự vận động, phát triển tiêp theo của các doanh nghiệp đã cổ phần hoá.
3. Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng , sự quản lý của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung đối với quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước nói riêng.
Quá trình cổ phần hoá không thể tách rời bối cảnh chung của sự phát triển kinh tế xã hội. ở nước ta các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Sự lớn mạnh của doanh nghiệp này, một mặt sẽ là động lực cho sự phát triển đất nước, song mặt khác cũng là một nhân tố dẫn đến sự phát triển tự phát sang chủ nghĩa tư bản, chính vì vậy cùng với sự quản lý, điều tiết các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá, việc quản lý điều tiết các doanh nghiệp này cũng hết sức quan trọng. Song sự quản lý, điều tiết các doanh nghiệp này không đơn giản, mà điều quan trọng bậc nhất là phải đảm bảo lợi ích của các chủ doanh nghiệp. Chúng ta cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng vừa làm chỗ dựa cho các doanh nghiệp phát triển, vừa đảm bảo cho sự phát triển của các doanh nghiệp này không đi lệch con đường mà ta đã chọn.
Quản lý theo pháp luật là yêu cầu và cũng là tiền đề để hướng sự phát triển của các doanh nghiệp với các hình thức sở hữu khác nhau vào mục đích chung- phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy Đảng và nhà nước cần đặc biệt tăng cường sự lãnh đạo quản lý của mình thông qua hệ thống pháp luật.
Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, phải tăng cường sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý của nhà nước trên các mặt trận văn hoá, tư tưởng chính trị.. chính những việc làm này sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng ý thức hệ trong cộng đồng và đó cũng là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển theo định hướng đã lựa chọn.
Thực tiễn cho thấy rằng, đa dạng hoá các hình thức sở hữu là yêu cầu khách quan trong sự nghiệp đổi mới , phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cổ phần hoá trong đó có cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, là phương tiện quan trọng để thực hiện quá trình đa dạng hoá các hình thức sở hữu ở nước ta. Việc đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước với sự quản lý, điều tiết có hiệu quả của nhà nước là một trong những động lực cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35764.doc