MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Phần I. Lí luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
I. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
2. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
II. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1. Các lý thuyết kinh tế vĩ mô về FDI 5
1.1. Mô hình Heckcher-Ohlin-Samuelson (HOS) 5
1.2. Mô hình Mac Dougall-Kemp 5
1.3Lý thuyết phân tán rủi ro - Salvatore 6
1.4.Lý thuyết của Krugman 7
1.5. Lý thuyết của Kojima 7
2. Các lý thuyết kinh tế vi mô về FDI 7
2.1. Lý thuyết chiết trung 7
2.2. Lý thuyết nội vi hoá 7
2.3. Lý thuyết tổ chức công nghiệp 7
2.4. Lý thuyết địa điểm công nghiệp 8
2.5. Lý thuyết xuất khẩu tư bản 8
2.6. Lý thuyết chênh lệch chi phí sản xuất 8
2.7. Lý thuyết chu kỳ sản phẩm - Vernon 9
2.8. Lý thuyết chu kỳ sản phẩm bắt kịp - Akamatsu 9
III. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 10
1. FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các nước chủ nhà để phát triển kinh tế. 10
2. FDI với việc chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực công nghệ 11
3. FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12
4. FDI góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm mới 12
5. Những tác động khác 13
IV. Một số hạn chế của FDI 13
V. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 14
1. Xu hướng vận động của vốn FDI trên thế giới hiện nay 14
2. Chiến lược đầu tư phát triển của các TNCs 14
3. Môi trường đầu tư và khả năng cạnh tranh thu hút vốn FDI của các nước tiếp nhận đầu tư. 15
Phần II. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Việt nam giai đoạn từ 1994 đến nay 16
I. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam giai đoạn từ 1994 đến nay 16
1. Đánh giá chung 16
2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam phân theo ngành kinh tế 20
3. Cơ cấu đầu tư đầu tư trực tiếp của Mỹ theo địa phương 23
4. Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam phân theo hình thức đầu tư 25
II. Đánh giá kết quả và hiệu quả đạt được trong quá trình đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam thời gian qua 27
1. Những thành tựu đạt được 27
2. Một số hạn chế 30
3. Nguyên nhân của những hạn chế 31
Phần III. Phương hướng và một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam 33
I. Phương hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ nay đến năm 2010 33
1. Mục tiêu : 33
2. Định hướng : 33
II. Một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam 34
1. Tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài 34
2. Tăng cường kết cấu hạ tầng, hoàn thiện các chính sách khuyến khích 34
3. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư 35
4. Về bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài và đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư 36
5. Vấn đề bảo vệ môi trường 37
Kết luận 38
Tài liệu tham khảo 39
Mục lục 40
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tình hình đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam: Thực trạng và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiện nay, nhu cầu vốn đầu tư phát triển của các quốc gia rất lớn và ngày một tăng, nhưng khả năng cung cấp vốn đầu tư rất hạn chế, do đó quan hệ cung cầu về vốn trên thế giới rất căng thẳng. Khả năng thu hút vốn đầu tư của các quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, các nhân tố cơ bản là xu hướng vận động có tính quy luật của các dòng vốn FDI trên thế giới, chiến lược đầu tư và phát triển của các tập đoàn đa quốc gia, môi trường đầu tư và khả năng cạnh tranh thu hút vốn FDI của các nước tiếp nhận đầu tư.
1. Xu hướng vận động của vốn FDI trên thế giới hiện nay
Dòng vốn FDI trên thế giới ngày một gia tăng và chịu sự chi phối chủ yếu của các nước công nghiệp phát triển.
Đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức hợp nhất hoặc mua lại các chi nhánh công ty ở nước ngoài (M&A) đã bùng nổ trong những năm gần đây, trở thành chiến lược hợp tác phát triển chính của các công ty xuyên quốc gia (TNCs).
Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới
Các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật chi phối dòng vận động chính của vốn FDI (vào, ra) trên thế giới.
Các tập đoàn xuyên quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đang đẩy mạnh quá trình đầu tư ra nước ngoài.
Dòng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu á
Các xu hướng trên có ảnh hưởng to lớn tới việc thu hút FDI của tất cả các quốc gia trên thế giới.
2. Chiến lược đầu tư phát triển của các TNCs
Từ đầu thập kỷ 80 đến nay các TNCs đã dần trở thành lực lượng chủ yếu, nòng cốt thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới thông qua tác động to lớn của các TNCs trong việc phân bố nguồn lực của nền kinh tế thế giới, thúc đẩy quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế ở các quốc gia, chi phối lưu chuyển hàng hoá của thương mại quốc tế. Các TNCs cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải kỹ thuật, công nghệ thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở những nước đang phát triển. Do đó, chiến lược đầu tư phát triển của các TNCs có tác động rất lớn đến dòng và xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3. Môi trường đầu tư và khả năng cạnh tranh thu hút vốn FDI của các nước tiếp nhận đầu tư.
Dòng FDI chỉ thực sự mở rộng và ưa tìm đến những nơi có môi trường đầu tư đảm bảo cho dòng vốn sinh sôi nảy nở. Môi trường đầu tư hấp dẫn, có sức cạnh tranh để thu hút FDI trước hết bao gồm các nhân tố:
Sự ổn định về kinh tế và chính trị - xã hội và luật pháp đầu tư
Sự mềm dẻo và hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng
Sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học - công nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nước và trên địa bàn.
Sự phát triển của nền hành chính quốc gia và hiệu quả của các dự án FDI đã triển khai
Tóm lại, FDI đã, đang và sẽ tìm đến quốc gia và địa phương nào có nền kinh tế - chính trị - xã hội ổn định, hệ thống pháp luật đầu tư đầy đủ, cởi mở, tin cậy và mang tính chuẩn mực quốc tế cao; chính sách ưu đãi đầu tư linh hoạt và hấp dẫn,…. Đặc biệt việc các quốc gia đó tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, cũng như tuân thủ nghiêm túc các công ước, quy định về luật pháp đầu tư và thông lệ đối xử quốc tế… sẽ là những yếu tố đảm bảo lòng tin và hấp dẫn các dòng FDI thậm chí còn mạnh hơn việc đưa ra các ưu đãi tài chính cao… nghĩa là dòng FDI chỉ ưa tìm đến những nơi đầu tư an toàn, đồng vốn được sử dụng có hiệu quả, quay vòng nhanh và ít rủi ro.
Phần II
Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Việt nam giai đoạn từ 1994 đến nay
Mỹ là nước có tiềm lực kinh tế mạnh, với hàng trăm công ty đa quốc gia quy mô lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, Mỹ là chủ đầu tư của nhiều nước. Mỹ đầu tư nhiều nhất vào những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ lao động có chuyên môn cao, luật pháp ổn định rõ ràng, mức độ rủi ro thấp. Như vậy, những nước có nền kinh tế càng phát triển càng thu nhận nhiều FDI. Và các nước ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương (bao gồm cả ASEAN) là địa chỉ hấp dẫn để thu hút FDI.
Năm 1998, dòng FDI của thế giới là 643.879 triệu USD. Trong đó, riêng FDI ra nước ngoài của Mỹ là 121.644 triệu USD, chiếm 19% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của toàn thế giới.
Trong bối cảnh chung đó, để biết được Mỹ đầu tư vào Việt nam như thế nào, ta đi vào xem xét thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam.
I. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam giai đoạn từ 1994 đến nay
1. Đánh giá chung
Từ sau khi Mỹ chính thức xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt nam vào ngày 3/2/1994, hoạt động đầu tư trực tiếp của các công ty Mỹ vào Việt nam đã có bước nhảy vọt. Nhiều công ty và tập đoàn kinh tế Mỹ vào Việt nam với mục đích là thăm dò hoạt động đầu tư của thị trường này. Chỉ riêng năm 1994 - năm đầu tiên khi lệnh cấm vận được bải bỏ - số vốn đầu tư của Mỹ vào Việt nam đã tăng vọt lên 120,310 triệu USD với 12 dự án, đưa nước này lên vị trí thứ 14 trong danh sách các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt nam. So với cả giai đoạn 1988-1993, khi lệnh cấm vận còn hiệu lực, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam với tổng số vốn đăng ký là 3,34 triệu USD. Điều này cho thấy: trước khi Mỹ xoá bỏ cấm vận, các công ty của Mỹ đã rất sốt ruột muốn được vào đầu tư kinh doanh tại Việt nam, để có cơ hội cạnh tranh với các công ty của Nhật Bản, Châu Âu và các nước khác. Do đó khi huỷ bỏ lệnh cấm vận, các công ty Mỹ đã "nhảy" vào đầu tư ở Việt nam. Cụ thể, sau khi huỷ bỏ lệnh cấm vận 1 ngày, đã có 30 công ty mở văn phòng đại diện tại Việt nam, "mở đầu cuộc đấu tranh để giành trái tim và ví tiền của người Việt nam". Chỉ vài năm sau đó, nhất là khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao, đầu tư của Mỹ tại Việt nam đã tăng lên nhanh chóng. Cụ thể:
Bảng 1: Đầu tư của Mỹ tại Việt nam
(Tính đến tháng 10/2002 - các dự án còn hiệu lực)
Năm
Số dự án
Tổng số vốn đầu tư
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
Quy mô dự án
(triệu USD)
1994
12
120,310
8,57
10,03
1995
19
397,871
28,34
20,94
1996
16
159,722
11,38
9,98
1997
12
98,544
7,02
8,21
1998
15
306,955
21,87
20,46
1999
14
66,352
4,73
4,74
2000
12
95,275
6,79
7,94
2001
23
110,8
7,89
4,82
10/2002
19
-
-
-
Tổng cộng
144
1.403,680
100,00
9,75
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Với quy mô và tốc độ đầu tư tăng khá lớn vào Việt nam, chỉ 2 năm sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ, Mỹ đã vượt lên thứ 6 trong danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt nam và chỉ sau Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Xingapo và Thuỵ Điển. Năm 1995, đã tạo ra một bước đột biến mới với 19 dự án đầu tư của Mỹ với tổng số vốn đầu tư là 397,871 triệu USD. Đây là năm đạt mức đầu tư cao kỷ lục cả về số lượng dự án lẫn số vốn đầu tư và quy mô dự án, chiếm tới 28,34% tổng vốn đầu tư; 13,19% số dự án đầu tư, với quy mô dự án bình quân đạt 20,94 triệu USD - mức cao nhất từ trước đến giờ của đầu tư Mỹ vào Việt nam và cao hơn nhiều so với quy mô dự án của cả giai đoạn (9,75 triệu USD). Điều đáng quan tâm là các công ty tầm cỡ thế giới của Mỹ đã tham gia chính với những dự án quy mô lớn và có tầm quan trọng đối với tương lai phát triển của nền kinh tế Việt nam. Chẳng hạn như Mobil Oil với dự án dầu khí (Mỏ Thanh Long) 55 triệu USD, dự án khu du lịch Non Nước của tập đoàn BBI China Beach Ltd 243 triệu USD…. Vị trí này Mỹ tiếp tục giữ trong năm 1997, mặc dù cả số dự án lẫn tổng vốn đầu tư của Mỹ vào Việt nam giảm mạnh (trong năm chỉ có thêm 12 dự án với tổng số vốn 98,544 triệu USD). Tuy tốc độ đầu tư của Mỹ vào Việt nam hai năm 1996-1997 có dấu hiệu chựng lại do tác động của nhiều nhân tố khách quan như khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, môi trường, chính sách đầu tư của Việt nam chưa ổn định, phức tạp, nhiều rủi ro, chậm thu lợi nhuận, chính sách đối xử của Việt nam đối với các công ty nước ngoài nói chung, công ty Mỹ nói riêng, còn nhiều phân biệt, chưa thuận cho cách làm ăn kinh doanh của họ,… Nhưng tác động tích cực của các nhân tố khác như việc chính phủ Mỹ cho phép Cơ quan phát triển thương mại Mỹ (TDA) chính thức mở các chương trình hỗ trợ đầu tư tại Việt nam, sự cấp phép hoạt động tại Việt nam của ngân hàng xuất nhập khẩu và Tổ chức đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC), cũng như hiệp định về bản quyền giữa chính phủ hai nước được ngoại trưởng hai nước ký vào ngày 27/6/1997, đã tạo cơ sở pháp lý và những tiền đề quan trọng trong việc phát triển quan hệ kinh tế hai nước nhất là lĩnh vực đầu tư.
Sau hai năm theo xu hướng giảm sút, đầu tư của Mỹ vào Việt nam năm 1998 lại tạo được bước tăng đột biến với số vốn đầu tư tăng hơn 3 lần so với năm trước, đạt 306,955 triệu USD với 15 dự án. Điều này một phần là do ngày 10/3/1998, tổng thống Mỹ B.Clinton đã tuyên bố bãi bỏ tù chính án Jackson-Vanik đối với Việt nam, nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt nam lên một bước mới. Phía Mỹ cho rằng, bỏ tù chính án Jackson-Vanik đối với Việt nam là bước đầu cho việc thực hiện các chương trình bảo hiểm đầu tư, tạo thế thuận lợi cho cả hai bên Việt-Mỹ, đồng thời tăng thêm niềm tin đối với các công ty Mỹ vốn quan tâm tới việc hợp tác đầu tư vào Việt nam. Mặc dù vốn đầu tư tăng song thứ hạng của Mỹ đã tụt xuống vị trí thứ 8 trong danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt nam.
Sang năm 1999 - năm ảm đạm nhất trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam - đầu tư của Mỹ vào Việt nam cũng trong tình trạng chung. Mặc dù số dự án đầu tư của Mỹ vào Việt nam giảm không đáng kể so với năm trước, đạt 66,352 triệu USD. Nếu như năm 1995 được ghi nhận là năm đạt mức cao kỷ lục về tổng vốn đầu tư, số dự án và quy mô dự án thì năm 1999 đánh dấu mức thấp nhất về tổng vốn đầu tư và quy mô dự án của vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam. Quy mô trung bình một dự án chỉ bằng 48,62% mức trung bình của cả giai đoạn và chỉ gần bằng 1/4 so với mức tương ứng năm 1995. Sự giảm sút này đã đẩy Mỹ xuống vị trí cuối cùng trong danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt nam trong năm 1999.
Tính đến hết năm 2000, Mỹ chỉ chiếm 3,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam, xếp thứ 9 trong tổng số 13 nước này.
Năm 1999-2000 đầu tư của Mỹ vào Việt nam đã giảm hẳn. Tìm hiểu nguyên nhân suy giảm đầu tư của Mỹ vào Việt nam có thể đưa ra vài nhận xét: Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, nhiều nước đã lấy lại được phong độ phát triển tốt, thay đổi chính sách đầu tư như Thái Lan, Hàn Quốc… nên đã hút vốn nước ngoài nhiều hơn, trong đó có Mỹ, thay vì Mỹ đầu tư vào Việt nam thì đầu tư vào các nước đó. Mặt khác, Trung Quốc là nước láng giềng của Việt nam cũng có nhiều lợi thế hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư Mỹ vào Trung Quốc. Ngoài ra, phải kể đến, nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái, các công ty Mỹ cần cơ cấu lại và họ sẵn sàng rút các dự án đầu tư ở nước ngoài nếu nhắm thấy không có hiệu quả.
Tuy nhiên, số dự án đầu tư của Mỹ đang có chiều hướng tăng lên. Năm 2000, luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi đã chỉ rõ những ngành nghề được nhà nước khuyến khích đầu tư: sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng kỹ thuật cao, sử dụng nhiều lao động, tài nguyên sẵn có tại Việt nam, xây dựng cơ sở hạ tầng,… Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được kí kết vào ngày 13/7/2000 (giờ Hoa Kỳ) đánh dấu việc hoàn tất quá trình bình thường hoá hoàn toàn quan hệ Việt-Mỹ. Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá thì hiệp định thương mại Việt-Mỹ được kí kết sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt nam, đặc biệt là các nhà đầu tư Mỹ. Do đó, năm 2001, đầu tư của Mỹ vào Việt nam được cải thiện hơn với 23 dự án và tổng só vốn đầu tư là 110,8 triệu. Điều này đã đưa Mỹ lên vị trí thứ 6 trong tổng số 10 nhà đầu tư lớn vào Việt nam năm 2001. Mặc dù vậy, nếu so với các quốc gia khác như Hà Lan - nước dẫn đầu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam năm 2001- thì tổng vốn đầu tư của Mỹ chưa bằng 1/5 của Hà Lan.
Từ đầu năm 2002 đến nay, các doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư vào Việt nam khoảng 20 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 50 triệu USD, trở thành 1 trong 6 nước và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt nam trong năm nay.
Hiện nay, Mỹ có khoảng 144 dự án còn hiệu lực tại Việt nam với tổng vốn đăng ký trên 1 tỉ USD, đứng vị trí thứ 13 trong số các nước và vùng lãnh thổ về FDI vào Việt nam. Trong đó, có 62 dự án với tổng vốn đầu tư 582 triệu USD đã đi vào sản xuất kinh doanh và 25 dự án với tổng vốn đăng ký 151 triệu USD đang xây dựng dự án.
Nếu so với nhiều đối tác đầu tư khác thì tình hình góp vốn của Mỹ, tình hình thực hiện vốn đã đăng ký và tình hình thực hiện vốn pháp định đã đăng ký của Mỹ là tương đối thấp. Và mặc dù là một nước lớn với nguồn vốn dồi dào, nhưng các dự án của Mỹ đầu tư vào Việt nam đa số chỉ là những dự án nhỏ, quy mô một dự án thấp hơn cả mức bình quân chung của tất cả các đối tác đầu tư (Bảng 2)
Bảng 2: Tình hình thực hiện vốn và quy mô dự án
Các chỉ tiêu
Mỹ
Bình quân chung
Tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định đăng ký(%)
71
77
Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư đã đăng ký (%)
37
42
Tỷ lệ thực hiện vốn pháp định đã đăng ký (%)
49
48
Quy mô bình quân 1 dự án (triệu USD)
9,75
16,23
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư.
Tuy có những bước phát triển nhảy vọt, song hoạt động đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam còn dừng lại ở những kết quả khiêm tốn so với tiềm năng của cả hai phía. Đến nay, Mỹ mới chiếm 3,2% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam. Nếu so sánh vốn đầu tư của Mỹ vào Việt nam với tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ thì con số này hết sức nhỏ nhoi: trong suốt những năm qua tỷ lệ này chưa năm nào đạt nổi 0,5% (dao động trong khoảng từ 0,227% đến 0,456%).
Như vậy, qua nghiên cứu quá trình đầu tư của Mỹ vào Việt nam, ta thấy đầu tư của Mỹ vào Việt nam lúc lên, lúc xuống không đều. Mỹ là quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh, lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ lớn, nhưng so với các quốc gia khác đầu tư vào Việt nam thì lượng vốn FDI của Mỹ thu hút vào Việt nam là quá bé, chưa tương xứng với tiềm năng là một cường quốc số một về kinh tế, chưa khai thác hết lợi thế của một vùng đất mà Mỹ đã và đang có mặt.
2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam phân theo ngành kinh tế
Cơ cấu FDI theo ngành phản ánh chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, phản ánh mức độ phù hợp giữa đầu tư và yêu cầu cân đối các ngành trong nền kinh tế. Thời gian qua, các dự án đầu tư của Mỹ vào Việt nam được thực hiện trên nhiều lĩnh vực nhưng mức độ khác nhau ở mỗi ngành.
Vốn đầu tư của Mỹ tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp. Đầu tư vào các ngành này chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư. Với 85 dự án và tổng vốn đăng ký hoạt động trên 760 triệu USD. Nếu so với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam, tỷ trọng vốn đầu tư của Mỹ vào ngành công nghiệp cao hơn nhiều so với chỉ số tương ứng của tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam: 54,17% so với 37,78%. Điển hình Mỹ đầu tư vào ngành này là dự án sản xuất lắp ráp ôtô Ford với số vốn đăng ký là102,6 triệu USD, dự án công ty sản xuất xà phòng, kem đánh răng colgate Palmolive (40 triệu USD),… Tiếp đến là các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ (tài chính, ngân hàng, văn phòng cho thuê, dịch vụ phần mềm, y tế, giáo dục,…) với 39 dự án và tổng vốn đầu tư đạt trên 400 triệu USD chiếm 28,53% tổng vốn đầu tư của Mỹ vào Việt nam. Tuy tỷ trọng nhỏ nhưng nông, lâm nghiệp cũng là lĩnh vực được các nhà đầu tư Mỹ chú ý hơn các nhà đầu tư khác với 20 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 242,811 triệu USD (chiếm 17,3% vốn và 13,89% số dự án). Cụ thể:
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam phân theo ngành kinh tế (tính đến tháng 10/2002- các dự án còn hiệu lực)
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
Tỷ trọng (%)
I
Công nghiệp
85
760.347.606
54,17
Công nghiệp dầu khí
6
153.800.000
10,96
Công nghiệp nhẹ
13
107.002.000
7,62
Công nghiệp nặng
47
346.213.606
24,66
Công nghiệp thực phẩm
11
63.120.000
4,50
Xây dựng
8
90.212.000
6,43
II
Nông, lâm nghiệp
20
242.811.798
17,30
Nông-Lâm nghiệp
14
178.838.686
12,74
Thuỷ sản
6
63.973.112
4,56
III
Dịch vụ
39
400.520.596
28,53
GTVT- Bưu điện
8
55.930.540
3,98
Tài chính - Ngân hàng
7
82.150.000
5,85
Văn hoá- Y tế- Giáo dục
11
124.330.000
8,86
XD văn phòng- Căn hộ
5
76.833.215
5,47
Dịch vụ
8
61.276.841
4,37
Tổng số
144
1.403.680.000
100,0
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Qua bảng trên cho thấy, đầu tư của Mỹ nhiều nhất là vào ngành công nghiệp nặng với 47 dự án chiếm khoảng 1/3 số dự án đầu tư của Mỹ vào Việt nam, với tổng số vốn đầu tư lên tới 346,213 triệu USD, chiếm 24,66% tổng vốn đầu tư của Mỹ vào Việt nam. Các công ty Mỹ đầu tư vào Việt nam như Microsoft, IBM, Hewlett-Parckard, APC, oracle,… trong lĩnh vực tin học; hãng hàng không Boeing và Airburs trong công nghiệp hàng không; Chrysler, Ford trong công nghiệp chế tạo ôtô, P&G trong công nghiệp hoá chất, Pepsi và Cola trong lĩnh vực nước giải khát… đã trở thành khá quen thuộc đối với những đối tác đầu tư ở Việt nam. Ngành nông- lâm nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng vốn đầu tư. Tuy nhiên, tổng số vốn đầu tư vào ngành này chiếm 12,74% trong tổng số vốn đầu tư của Mỹ vào Việt nam với 178,838 triệu USD.
Các nhà đầu tư Mỹ cũng khá quan tâm tới ngành công nghiệp dầu khí. Tuy chỉ có 8 dự án nhưng số vốn đầu tư lên tới 143,8 triệu USD chiếm 10,96%. Lí giải cho điều này, có thể nói Mỹ là một nước có nhu cầu khá lớn về dầu khí, khoảng 50% dầu tiêu thụ Mỹ phải nhập khẩu từ bên ngoài. Mặt khác, dầu khí vốn là thế mạnh xuất khẩu của Việt nam trong mấy năm qua, mà Mỹ đã không mua được của Việt nam bao nhiêu. Do đó, các nhà đầu tư Mỹ đã quan tâm đầu tư lĩnh vực này.
Văn hoá - Y tế - Giáo dục cũng là một lĩnh vực được các nhà đầu tư Mỹ quan tâm với 124,33 triệu USD chiếm 8,86% tổng vốn đầu tư. Tiếp đến là các ngành công nghiệp nhẹ với tổng vốn đầu tư 107,002 triệu USD chiếm 7,62%; tài chính, ngân hàng với 7 dự án, tổng vốn đầu tư 82,150 triệu USD chiếm 5,8%; xây dựng có 8 dự án với tổng vốn đầu tư 90,212 triệu USD chiếm 6,43%. Ngành giao thông vận tải - Bưu điện có tổng vốn đầu tư nhỏ nhất với 55,93 triệu USD.
Nếu phân theo giá trị dự án thì đầu tư lớn nhất của Mỹ vào Việt nam là các ngành nước giải khát, xe hơi, hoá mỹ phẩm, chế biến nông sản, khai thác dầu khí. Còn nếu phân theo số dự án thì Mỹ đầu tư nhiều nhất vào ngành chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử, cơ khí ôtô, dầu khí, hoá chất, thuốc chữa bệnh.
Khác với các nhà đầu tư Nhật Bản và một số nước Châu á khác, đầu tư của Mỹ vào Việt nam phần lớn thường tập trung trong các ngành công nghệ kỹ thuật cao như dầu khí, điện tử, tin học, chế tạo ôtô, dịch vụ máy bay, xây dựng cơ sở hạ tầng…. Các ngành dịch vụ đòi hỏi chi phí cao như mỹ phẩm, nước giải khát,…. Và các ngành sử dụng nhiều vốn như hoá chất, giao thông vận tải,…. Tuy số dự án không nhiều nhưng quy mô một dự án thường khá lớn.
Mặc dù đã có một số chuyển biến tích cực theo hướng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhưng nhìn chung cơ cấu đầu tư trực tiếp của Mỹ theo ngành thời gian qua vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý. Các nhà đầu tư Mỹ luôn muốn thu hồi vốn nhanh và có lợi nhuận cao nên thường tập trung vào những ngành đáp ứng được yêu cầu này. Các ngành chế biến nông sản và thực phẩm là thế mạnh của Việt nam song rất ít dự án và vốn đầu tư cho một dự án thường nhỏ. Các lĩnh vực cần thiết như văn hoá, giáo dục, y tế… cũng thu hút được rất ít các dự án đầu tư trực tiếp của Mỹ.
3. Cơ cấu đầu tư đầu tư trực tiếp của Mỹ theo địa phương
Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư ảnh hưởng lớn đến trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Nó tạo ra sự hài hoà giữa các vùng, các địa phương, do đó quyết định sự tăng trưởng chung của cả nước. Đồng thời, quyết định khoảng cách phân hoá giàu nghèo, mức độ bình đẳng, ổn định xã hội. Nhà nước đã có quy hoạch đầu tư vào các vùng, các địa phương sao cho đảm bảo hài hoà, cân đối, vừa có trọng điểm vào một số vùng để làm đầu tàu tăng trưởng. FDI là nguồn vốn lớn, vì vậy dòng chảy của nó vào đâu sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo địa phương của Việt nam.
Mỹ là một trong những nước có nguồn vốn FDI vào Việt nam. Do vậy, cơ cấu đầu tư của Mỹ vào các địa phương cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo địa phương của Việt nam.
Đầu tư của Mỹ vào Việt nam cũng dàn trải trên nhiều tỉnh, có cả Hưng Yên, Thái Bình, Phú Yên, Đắc Lắc,…. Tuy nhiên, vốn đầu tư của Mỹ chỉ tập trung chủ yếu ở một số địa bàn thuận lợi nhất. Đây là tình hình chung thực tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam. Riêng TP. Hồ Chí Minh chiếm 24,04% tổng vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam, chiếm 28% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam. Chỉ hai địa bàn thu hút nhiều vốn đầu tư nhất là TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai đã chiếm gần nửa (43,37%) tổng vốn đầu tư của Mỹ vào Việt nam. Còn nếu tính thêm cả Hà Nội - nơi thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ lớn thứ 3 - thì ba địa danh này chiếm gần 2/3 tổng vốn đầu tư của Mỹ vào Việt nam. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có số dự án chiếm tỷ trọng cao nhất, nhưng ở Hà Nội nhìn chung là những dự án quy mô nhỏ. Tuy không có dự án nào đầu tư vào Hải Phòng, nhưng Mỹ cũng có một dự án lớn đầu tư vào Hải Dương, một tỉnh giáp ranh Hải Phòng, nối liền Hà Nội, đó là công ty TNHH Ford VN.
Mười địa phương thu hút vốn đầu tư nhiều nhất chiếm tới 90% tổng vốn đầu tư của Mỹ vào Việt nam, cao hơn so với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư nhiều nhất vào 10 địa phương tại Việt nam (87,8%). Cụ thể:
Bảng 4: Mười địa phương thu hút nhiều nhất vốn đầu tư của Mỹ
(tính đến tháng 10/2002)
STT
Địa phương
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
Tỷ trọng (%)
1
TP. Hồ Chí Minh
40
337.469.578
24,04
2
Đồng Nai
15
271.374.220
19,33
3
Hà Nội
23
208.142.980
14,83
4
Bình Dương
14
129.362.540
9,22
5
Hải Dương
1
102.700.000
7,32
6
Bà Rịa - Vũng Tàu
7
64.431.218
4,59
7
Cần Thơ
4
46.201.000
3,29
8
Hà Tây
2
40.000.000
2,85
9
Đắc Lắc
3
32.063.530
2,28
10
Hoà Bình
3
31.700.000
2,26
11
Địa phương khác
32
140.234.934
9,99
Tổng cộng
144
1.403.680.000
100,0
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Nhìn vào số liệu thống kê trên cho thấy: đầu tư của Mỹ chủ yếu tập trung vào các tỉnh phía Nam - nơi có môi trường đầu tư thông thoáng, cơ sở hạ tầng và điều kiện sản xuất kinh doanh tốt hơn các tỉnh thành khác trong cả nước. Cả số dự án và tổng vốn đầu tư đều chiếm 2/3 so với tổng số dự án và tổng vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam. Nếu so với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh phía Nam thì đầu tư của Mỹ vẫn dàn trải hơn (khoảng 66% so với gần 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các tỉnh phía Nam)
Sự tập trung quá nhiều các dự án FDI của Mỹ ở các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế, quá ít ở một số tỉnh vùng sâu,vùng xa, điều kiện khó khăn đã dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo. Khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng càng giãn rộng và có thể dẫn đến sự quá tải về đầu tư, sự lệ thuộc kinh tế vào bên ngoài ở một số nơi. Trong khi một số nơi khác không có điều kiện, không có vốn để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, sử dụng nhân công rẻ, dồi dào, cải thiện kinh tế, đời sống xã hội. Đó là các tỉnh thuộc miền Trung, Tây Nguyên, vùng núi, nơi mà cả điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội đều khó khăn, kém phát triển, kém thuận lợi hơn các địa phương khác.
Cho đến tháng 10/2002, đầu tư trực tiếp của Mỹ tập trung vào 29 tỉnh và thành phố, chủ yếu là các tỉnh và thành phố phát triển phía Nam (chủ yếu là TP. Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ) và một số tỉnh ở phía Bắc (Bắc Bộ).
Qua việc xem xét, đánh giá tình hình FDI của Mỹ vào Việt nam theo địa phương đã thấy nổi lên một số vấn đề còn tồn tại. Nhiệm vụ đặt ra là cần phải thực hiện công tác quy hoạch và các chính sách hợp lý để điều chỉnh cơ cấu FDI nói chung và FDI của Mỹ nói riêng theo đúng hướng chiến lược phát huy triệt để thế mạnh từng vùng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.
4. Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam phân theo hình thức đầu tư
Mỗi hình thức đầu tư đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Tuỳ thuộc vào điều kiện tình hình cụ thể mỗi giai đoạn mà FDI ở Việt nam có sự thay đổi về hình thức đầu tư.
Nhìn chung, việc đa dạng hoá hình thức đầu tư không ảnh hưởng đến việc định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt nam. Bởi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, ở bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp Việt nam. Bởi vậy, nhà nước Việt nam đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài kể cả các công ty Mỹ được linh hoạt chuyển đổi các hình thức đầu tư của mình nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
Trong giai đoạn đầu, vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam được phân phối khá đồng đều cho 2 hình thức liên doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, trong khi hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm tỷ trọng không đáng kể (0,3%). Đây là nét đặc trưng của các nhà đầu tư Mỹ. Nếu trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam, tỷ trọng của liên doanh - loại hình thu hút đa số vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam - chiếm 70%, trong khi hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 20% thì trong cơ cấu đầu tư của Mỹ vào Việt nam giai đoạn này, hai chỉ số này đã xích lại gần nhau với liên doanh 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 69011.DOC