Đề án Tình hình sử dụng và thu hút vốn đầu tư ở Hà Tĩnh

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương I Khái quát về vốn đầu tư 2

1. Khái niệm chung 2

2. Vai trò của vốn đầu tư 3

Chương II Thực trạng huy động và sử dụng vốn ở Hà Tĩnh. 6

1. Tình hình kinh tế Hà Tĩnh. 6

1.1. Giới thiệu về tiềm năng Hà Tĩnh 6

1.2. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội 8

2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư tại Hà Tĩnh 10

2.1. Tình hình huy động vốn đầu tư. 10

2.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư 14

3. Thực trạng lãng phí vốn đầu tư 18

4. Đánh giá tình hình huy động vốn đầu tư ở Hà Tĩnh 21

Chương III Giải pháp huy động và sử dụng vốn ở Hà Tĩnh. 25

KẾT LUẬN 30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 31

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2744 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tình hình sử dụng và thu hút vốn đầu tư ở Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành đặc biệt cần tăng tỉ trọng công nghiêp. Biểu đồ cơ cấu kinh tế Hà Tĩnh từ 1991 - 2003 Chỉ tiêu Cơ cấu % tính theo giá hiện hành 1991 1995 2000 2001 2003 Nông lâm, ngư nghiệp 65,8 57,75 51,31 48,60 46,3 Công nghiệp và xây dựng 9,0 10,24 13,44 15,20 16,7 Dịch vụ 25,2 32,02 35,25 36,2 37,0 Nhờ chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, năng suất lao động tăng liên tiếp qua các năm. Trong giai đoạn 1996-2004, tăng năng suất lao động và các yếu tố tổng hợp khác đóng góp 70% - 72% vào tốc độ tăng GDP, tăng số lượng lao động đóng góp vào tăng GDP vào khoảng 26-28%. Đóng góp của các yếu tố vào tăng GDP Đóng góp yếu tố: Tăng lao động Tăng năng suất lao động và các yếu tố tổng hợp khác Đơn vị % % 1996-2000 28,33 70,25 2001-2004 26,22 72,20 Vì vậy, trong những năm tới, năng suất lao động được xem là cơ sở để lựa chọn cơ cấu kinh tế, đồng thời cần hoàn thiện quản lý để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trên mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội. Về thu hút vốn đầu tư ,Hà Tĩnh đang dần hiểu rằng vốn đâu tư đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế cũng như xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng.Hiện nay Hà Tĩnh đang thu hút các nguồn vốn ngân sách nhà nuớc vốn ODA, FDI. Đặc biệt vốn FDI đang dần trở thành nguồn vốn được địa phương tỉnh quan tâm và có những chính sách ưu đãi đặc biệt trong việc thu hút vốn FDI.Sau đây xin trình bày thực trạng thu hút vốn đầu tư ở Hà Tĩnh. 2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư tại Hà Tĩnh 2.1. Tình hình huy động vốn đầu tư. Theo thống kê của cục thống kê Hà Tĩnh, từ năm 1996-2003 số vốn mà Hà Tĩnh huy động được khoảng 7482 tỉ đồng.Trong đó vốn trong nước vẫn chiếm chủ yếu do Hà Tĩnh vẫn là 1 tỉnh nghèo chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế. Nguồn vốn này vẫn là nguồn vốn đóng góp chính cho sự phát triển của Hà Tĩnh. Từ năm 1996 đến 2003 nguồn vốn trong nước có sự tăng truởng đáng kể , năm 2003 là 1189,4 tỉ đồng hơn gấp đôi năm 1996 chỉ có 530 tỉ đồng, đồng thời cũng tăng đều và ổn định trong các năm, năm 1997 là 647,5 tỉ đồng, năm 1999 là 704,2 tỉ đồng, năm 2001 là 958,6 tỉ đồng. Trong đó vốn ngân sách tăng nhưng không ổn định, năm 1996 là 16,151 tỉ đồng giảm xuông trong năm 1997 đến năm 1998 chỉ còn 10,393 tỉ đồng, nhưng đến năm 1999 tăng mạnh và cao hơn cả năm 1996 là 45.559 tỉ đồng và tiếp tục tăng mạnh trong các năm tiếp theo, đến năm 2002 là 1049,5 tỉ đồng. Điều này chứng tỏ tư năm 1999 nhà nước đã quan tâm và đầu tư vào tỉnh nghèo Hà Tĩnh nhiều hơn, đây cũng là điều cần chú ý để có chính sách sử dụng nguồn vốn ngân sách hợp lý cho phát triển kinh tế tỉnh. Còn nguồn vốn nước ngoài mặc dù đóng góp không nhiều nhưng cũng có xu hướng tăng lên theo các năm. Đặc biệt có sự thay đổi lớn từ khoảng 1998 và 1999 vốn nước ngoài tăng từ 45 tỉ đồng lên 120,8 tỉ đồng. Có được điều này do Hà Tĩnh đã có sự quan tâm về thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư cho tỉnh. Chính nhờ điều này nên trong những năm gần đây Hà Tĩnh bắt đầu có những chương trình xúc tiến đầu tư rộng rãi, có các chính sách điều lệ ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh , đồng thời xây dựng các khu công nghiệp như Vũng Ánh, cửa khẩu Cầu Treo…và bắt đầu có những kết quả lạc quan trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tình hình huy động vốn từ 1996 - 2003 như sau: Đơn vị tính tỷ đồng Danh mục 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số Tổng số 580 690 787 825 950 1100 1200 1350 7482 Vốn trong nước 530 647,5 742 704,2 817,4 958,6 1049,5 1189,4 6639,0 Vốn nước ngoài 50 42,5 45 120,8 132,6 141,4 150,5 160,2 843 Vốn ngân sách 161,51 128 103,93 455,59 434,78 697,5 932,14 ------ Biểu đồ vốn nhà nước và vốn nước ngoài 1996-2003 Biểu đồ vốn ngân sách 1996-2003 Từ những năm 2003 trở lại đây, Hà Tĩnh đang có bước chuyển mình trong thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư đã bắt đầu quan tâm hơn vào Hà Tĩnh nhờ các chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư cùng với cơ sở hạ tầng tốt hơn những năm trước đây. Về chính sách đầu tư Hà Tĩnh đang có cải cách hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và tiếp nhận các chính sách ưu đãi như giảm thuế, cho thuê đất xây dựng, ưu tiên phát triển một số ngành,… tạo hành lang pháp lý cho đầu tư, với mục tiêu xây dựng một hệ thống chính sách đầu tư linh hoạt, thủ tục tiếp nhân đơn giản, nhanh gọn. Về xúc tiến đâu tư Hà Tĩnh hợp tác với viện khoa học quản trị doanh nghiệp mở các lớp xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu sản phẩm để đào tạo khoảng 1.500 học viên. Và nhiệm vụ trong những năm tiếp theo của tỉnh là tiếp tục phối hợp với các đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức các khoá huấn luyện cho doanh nghiệp và các tổ chức quản lý doanh nghiệp cũng như xúc tiến đầu tư, phối hợp với viện khoa học quản trị doanh nghiệp tập huấn cho các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp nữ và các chủ trang trại lớn nhằm cung cấp kinh nghiệm, kiến thức khoa học phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, tạo nền móng cho thu hút đầu tư. Nhờ đó đầu tư nước ngoài vào Hà Tĩnh đã có những bước tiến lớn .Theo thống kê của bộ thống kê trong 7 tháng năm 2008 này, tỉnh Hà Tĩnh đã có 30 nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư. Trong đó có nhiều nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc. Đặc biệt là có cả những tập đoàn lớn trong nước như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Vinashin, Công ty cổ phần Lilama 7, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại - dịch vụ và du lịch D.F.E, Công ty Sao Á… và cũng chỉ trong 6 tháng đầu năm Hà Tĩnh đã tiếp nhận 14 dự án đầu tư với tổng số vốn gần 130 tỷ đồng, dẫn đầu về cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI. Trong đó dự án lớn nhất là dự án đầu tư của Tập đoàn Formosa để xây dựng khu liên hợp luyện thép và cảng Sơn Dương với tổng số vốn đăng ký giai đoạn I trên 7tỷ USD, dự án đầu tư của Công ty cổ phần nhiệt điện Vũng Áng đầu tư nhà máy nhiệt điện II với số vốn trên 1 tỷ USD, dự án mỏ sắt Thạch Khê với tổng số vốn trên 670 triệu USD, tổ chức ODA của Chính Phủ Bỉ đầu tư cho dự án xử lý rác thải Thành phố Hà Tĩnh trên 50 tỷ đồng..Trong thời gian tiếp theo Hà tĩnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tuyên truyền nhằm kêu gọi đầu tư vào các khu công nghiệp Vũng Áng, cửa khẩu Cầu Treo, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu kinh tế, khu tái định cư phục vụ cho giải phóng mặt bằng. Mục tiêu trong năm 2009 của tỉnh là vẫn tiếp tục tập trung thực hiện các hoạt động nhằm thu hút vốn đầu tư vào các khu kinh tế Vũng Áng, khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiều thủ công nghiệp trong toàn tỉnh, đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển nghành công nghiệp cảng biển, thương mại, du lịch và dịch vụ; vào các lĩnh vực xây dựng hạ tầng, nhà ở, thiết bị, sản xuất, chế biến nông – lâm - thuỷ - hải sản, thực phẩm, giày da, may mặc, vận tải, du lịch, thương mại, dịch vụ, khách sạn…để phục vụ các dự án trọng điểm quốc gia. Dự án FDI lớn nhất Việt Nam vào Hà Tĩnh Theo Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), ngày 16/6, dự án khu liên hợp sản xuất gang thép và cảng Sơn Dương giai đoạn 1 của Tập đoàn Formosa (Đài Loan) với tổng vốn đầu tư gần 7,9 tỷ USD đã được ký giấy chứng nhận đầu tư. Theo kế hoạch giai đoạn 1, nhà đầu tư sẽ tiến hành xây dựng cảng Sơn Dương, diện tích 1.500 ha và khu liên hợp sản xuất gang thép diện tích 2.000 ha, công suất 7,5 triệu tấn/năm. Giai đoạn 2, nhà đầu tư sẽ đưa công suất bốc dỡ của cảng lên khoảng 60 triệu tấn/năm. Công suất nhà máy thép cũng sẽ đạt 15 triệu tấn/năm. Tổng vốn đầu tư cả 2 giai đoạn dự kiến trên 16,2 tỷ USD. Dự án sẽ chính thức được khởi công vào tháng 7. Giai đoạn 1 sẽ được thực hiện trong vòng 48 tháng. 2.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư Tình hình sử dụng vốn phân theo ngành ở Hà Tĩnh. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 580 690 787 825 950 1100 1900 1350 Nông nghiệp 155,6 181,5 145,3 279 232 275,9 200,4 246,6 Công nghiệp và xây dựng 129,4 153,9 285,7 188,4 142,6 173,8 92,4 182,2 Thương nghiệp 18,9 22,5 33,6 21,6 33,4 36,7 74,4 60,8 Vận tải + Kho bãi 26,5 31,5 144,7 171,4 338,3 386,5 493 513 Phục vụ cá nhân cộng đồng 0 0 10,7 22,9 30,7 28,5 24 41,8 Quản lý nhà nước + An ninh quốc phòng 168 200,2 59,8 35,8 57,6 59,7 120 121,5 Giáo dục đào tạo 55,8 66,5 49,6 82,5 38,2 50,6 60 81 Y tế văn hoá 25,5 30,4 57,1 68,4 77,2 88,1 135,6 104 Biểu đồ sö dông vèn phân theo ngành ở Hà Tĩnh Từ bảng trên ta thấy ngành giao thông vận tải và ngành nông nghiệp là 2 ngành có số lượng vốn đầu tư nhiều nhất sau đó đến các ngành công nghiệp xây dựng và y tế văn hoá. Tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển trong giai doạn này lần lượt tăng lên từ 580 tỉ đồng năm 1996 đên 750 tỉ đồng năm 2000 và năm 2003 là 1350 tỉ đồng. Trong thời gian qua, tỉnh đã rất chú trọng đầu tư và ngành giao thông vận tải. Điều này thể hiện sự hợp lý của kế hoạch sử dụng vốn của tỉnh nhà. Vì Hà Tĩnh còn là một tỉnh nghèo, điều kiện về cơ sơ vật chất kĩ thuật còn đang rất lạc hậu vì vậy đầu tư và giao thông vận tải tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế giao lưu kinh tế.Tuy nhiên theo chính sách phát triển trong những năm gần đây (từ năm 2003 ) thì Hà Tĩnh sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiêp và ngành vận tải dựa vào tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và các khu công nghiệp. Vì vậy các ngành ngành công nghiệp và vận tải sẽ thu hút vốn đầu tư nhiều nhất đặc biệt là vốn FDI. Về nông nghiệp: là ngành đã được quan tâm trong đầu tư về các yếu tố sản xuất, nguyên liệu, các ngành nghề trong nông nghiệp đã được phát triển khá đa dạng. Tỉnh đã có những chính sách sử dụng vốn đầu tư vào các lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh, tỉnh đã chú trọng cho giống , chăn nuôI , cây ăn quả và cây công nghiệp và đặc biệt chú trọng đầu tư cho việc phát triển cũng duy trì các cư sở chế biến các sản phẩm sơ chế để làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác. Đến nay nông nghiệp vẫn là ngành chính tạo ra thu nhập cho ngân sách của tỉnh cũng như tạo ra công ăn việc làm lớn nhất so với các ngành nghề khác. Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể thấy nông nghiệp là ngành đầu tư có lượng vốn đầu tư lớn thứ hai sau ngành giao thông vận tảI tuy nhiên sự tăng vốn đầu tư là không liên hoàn mà có sự thay thay đổi liên tục không ổn định.Nói chung là tăng nhưng lại giảm vào các năm 1998,2000, 2002. Tuy nhiên theo đánh giá tổng hợp thì những năm qua Hà Tĩnh đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, thực hiện được mục tiêu mà Đảng đề ra, vấn đề lương thực được ổn định và tăng trưởng đáng kể từ 40 vạn tấn năm 2000 lên 47, 5 vạn tấn năm 2003. Thời kỳ này (1997-2000) đã có 35 dự án lớn với tổng giá trị là 302.762 triệu đồng trong đó ngân sách tỉnh quản lý đạt 74.031 triệu đồng chiếm 24,45% tổng số đầu tư cho nông lâm nghiệp . Đầu tư cho nông nghiệp thời kỳ này chủ yếu tập trung cho công tác giống cây và con, bảo vệ thực vật thú y , trồng khoanh nuôI và chăm sóc các loại cây có giá trị kinh tế cao.Kết quả đã tạo ra một cơ cấu đầu tư tương đối hợp lý. Về công nghiệp: ngành công nghiệp là một trong những ngành có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước cũng như của riêng tỉnh Hà Tĩnh, tuy nhiên mặc dù đã có những cố gắng trong việc sử dụng hợp lý trong đầu tư nhưng nhìn chung sự tăng trưởng và hiệu quả của đầu tư trong lĩnh vực này là chưa cao. Hàng năm tỉnh đã sử dụng một lượng vốn lớn cho đầu tư vào ngành này.Năm 1997 là 153.7 tỷ đồng thì đến 2002 là 182.5 tỷ đồng. Công nghiệp cũng có sự tăng giảm không ổn định. Tuy nhiên xét về mặt cơ bản thì cơ cấu đầu tư trong ngành công nghiệp so với các ngành nghề khác của nền kinh tế thì có thể coi là hợp lý. Trong công nghiệp một số dự án lớn đã và đang được triển khai. Đặc biệt là đầu tư nâng cấp cảng biển Vũng áng và cảng Hộ Độ. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp từ chổ rất nhỏ bé nay nhờ ccó sự sử dung hợp lý các nguồn vốn đầu tư đã hình thành rõ nét . Qúa trình tổ chức lại doanh nghiệp, ra đời một số liên doanh với nước ngoài đang từng bước được củng cố và ổn định.Các loại dự án sản xuất công nghiệp khác: Có 21 dự án lớn trong đocs 50% số dự án là khai khoáng xà sản xuất vật liệu xây dựng, số dự án còn lại là chế biến thuỷ sản, thực phẩm….. Về điện số lượng dự án đã được đầu tư trong thời kỳ 1997-2000 là 101 dự án với tổng số vốn đầu tư là 153644 triệu đồng, trong đó ngân sách đầu tư là 34.349 triệu đồng , vốn bộ ngành là 86000 triệu đồng , vốn ngân sách huy động xã và các nguồn khác là 33.006 triệu đồng. Cơ sở hạ tầng ngành điện đã đạt được những kết quả tốt: 778 trạm biến áp, 1.479 km đường dây điện cao thế Thuỷ lợi: có 43 dự án đã được triển khai trong thời gian qua, trong đó có 3 dự án do trung ương quản lý, 7 dự án vốn nước ngoàI với tổng vốn đầu tư là 520 tỷ chiếm 15,63% so với tổng đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó vốn Bộ ngành trung ương là 124.829 triệu đồng chiếm 23,99% , vốn ngân sách tỉnh là 85.744 triệu đồng chiếm 16.43% , nguồn vốn nước ngoàI là 225.431 triệu đồng chiếm 43,33% , còn lại là ngân sách huyện x ã, và huy động khác . Hoàn thành đưa vào sử dụng một số công trình thuỷ lợi lớn như hệ thống thuỷ nông sông Rác , sông Tiêm ,Khe hao, Cao Thắng , kênh mương Linh Cảm, Kẻ Gỗ…. Kết quả đầu tư vào thuỷ lợi mấy năm qua đã bồi đúc được 318 km đê sông , đê biển , kiên cố hoá kênh các loại, tăng diện tích tưới chủ động từ 44 nghìn ha lên 48 nghìn ha năm 2002. Về thuỷ sản: Có 18 dự án với tổng vốn đầu tư 109.673 triệu đồng chiếm 3.3% vốn đầu tư trên địa bàn, trong đó có 8 dự án dầu tư nuôi trồng thuỷ sản với 13350 triệu đồng chiếm 13% so với tổng nguồn vốn đầu tư cho thuỷ sản, chương trình đánh bắt xa bờ 50.329 triệu đồng chiếm 49% , 4 dự án đầu tư hạ tầng phục vụ đánh bắt xa bờ với 23.480 triệu đồng chiếm gần 23% 23% cơ cấu vốn đầu tư cho thuỷ sản chủ yếu là nguồn vốn tín dụng đầu tư: 59.622 triệu đồng chiếm gần 55% , nguồn vốn nước ngoàI là 29.204 triệu đồng chiếm 26,9% , ngân sách tập trung là 9759 triệu đồng chiếm 8,9% và nguồn dân góp 10.749 triệu đồng chiếm 9,8% . Kết quả đầu tư đã làm cho diện tích nuôi trồng từ 2700 ha năm 1997 lên 4100 ha năm 2001, trong đó nuôI trồng nước lợ 1560 ha, sản lượng đánh bắt từ 15000 tấn lên 22000 tấn. Ngành y tế văn hóa: ngành y tế văn hoá - nguồn vốn đầu tư cho ngành này cũng được tăng lên qua các năm, điều này thể hiện sự quan tâm của nhà nước, tổ sức khoẻ, đời sống tinh thần của nhân dân nhiều hơn vốn đầu tư được tập trung vào cải tạo và mở rộng xây dựng mới các bệnh viện, các nhà văn hoá, các chương trình văn hoá của tuyến tỉnh - huyện và xã do đó đã làm cho cơ sở vật chất của ngành y tế văn hoá không ngừng được tăng lên, ấp ứng phần lớn việc khám chữa bệnh cũng như đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh. Tất cả đã có là 273 dự án đầu tư vào lĩnh vực này với tổng số vốn khoảng 104 tỷ đồng trong năm 2003 và số vốn đầu tư qua các năm có xu hướng tăng. Kết quả đạt được trong những năm qua là về y tế đã tăng số giường bệnh cho các bệnh viện trong tỉnhvà đặc biệt là bệnh viện đa khoa, các bệnh viện trung tâm các tỉnh, chẳng hạn đã chú ý tập trung nhiều hơn cho các bệnh viện của các cấp cơ sở.Bệnh viện trung tâm Đức Thọ với quy mô 70 giường, bổ sung trung tâm điều trị 3 tầng cho bệnh viện Nghi Xuân, nhà khám 2 tầng cho trung tâm y tế Thạch Hà. Trong lĩnh vực văn hoá có 38 dự án đầu tư với tổng mức vốn là 111.559 triệu đồng. Với cơ cấu cụ thể như sau, ngân sách trong tỉnh là 59.918 triệu đồng chiếm 53,7% , vốn ước ngoàI là 7000 triệu đồng chiếm 40,1%. Đã hoàn thiện sân vận động tỉnh với 2, 2 vạn chỗ ngồi, đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng nhà văn hoá tỉnh, một trong những nhà văn hoá vào loại quy mô lớn của miền trung với vốn đầu tư lên tới gần 40 tỷ đồng. Bên cạnh đó đã nâng cấp nhà văn hoá Đức Thọ, rạp 26 tháng 3, trùng tu 17 di tích. Ngành giáo dục đào tạo là ngành có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh nói riêng và của đất nước nói chung, tuy nhiên năm gần đây ngành này được quan tâm nhiều hơn, Tỉnh đã chú trọng đầu tư cho ngành này. Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục được cũng cố phát triển và cũng cố tích cực. Hệ thống quy mô các loại hình trường lớp ở các ngành học bậc học đươc mở rộng hợp lý . Tổng vốn đầu tư trong thời kỳ 96-2003 là 344.862 triệu đồng với trên 230 dự án chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư phá triển trên địa bàn.Trong đó vốn ngân sách trong tỉnh chiếm 28,6%,ODA chiếm 19,92% , tín dụng chiếm 13,02% , vốn chương trình mục tiêu phát triển và bộ ngành là 12,32% , các nguồn khác là 26,48% . Năng lực tăng thêm 243 phòng học các trường PTTH, 683 phòng THCS , 978 phòng Tiểu học.Đưa vào sử dụng 19352 m2 nhà cấp 3-cấp 2và nâng cấp 493 m2 nhà cấp 4 lên cấp 3 (2 tầng) trong đó, hoàn chỉnh trường CĐSP tỉnh. 3. Thực trạng lãng phí vốn đầu tư Hà Tĩnh đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong đầu tư và đã trở thành một trong những tĩnh thu hút đầu tư FDI nhiều nhất nước ta. Để đạt được điều đó, Hà Tĩnh đã mất nhiều năm để quảng bá xúc tiến đầu tư và mất nhiều tiền công sức để có được thành quả như ngày hôm nay. Thế nhưng bên cạnh đó Hà Tĩnh cũng giống như nhiều địa phương khác trong cả nước lại mắc phải một nhược điểm là quản lý dự án không tốt dẫn đến lãng phí đầu tư. Như vậy thu hút vốn đầu tư nhiều để làm gì khi vốn đầu tư không sử dụng hiệu quả ?.Có thể nêu ra một số ví dụ điển hình về lãng phí đầu tư trong tỉnh trong những năm qua như sau : Theo điều tra mới đây do Trung tâm nước sinh hoạt & Vệ sinh môi trường nông thôn, dự án nước sạch vệ sinh môi trường do Hà Tĩnh thực hiện từ năm 2002 - 2007 cho thấy tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tư 11.472.000.000 đồng để xây dựng 93 giếng làng, với năng lực thiết kế 42.650 người nhưng năng lực thực tế chỉ có khoảng 19.244 người, đạt 45%. Trong đó có 36 giếng được cải tạo lại từ giếng làng cũ. Số này thường nằm trong khu vực dân cư cách xa khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản nên chưa bị ô nhiễm các loại thuốc bảo vệ thực vật nhưng lại bị ô nhiễm từ các nguồn chất thải sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, do việc quản lý, sử dụng một cách bừa bãi nên hiệu quả cũng không đáng bao nhiêu. Số còn lại 57 giếng được đầu tư mới và thường là nằm giữa cánh đồng hay cạnh cánh đồng sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế đã xẩy ra hiện tượng nguồn nước đã ô nhiễm nặng các loại thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến người dân không dám dùng. Trên thực tế, hầu hết các giếng này hiện đều bị bỏ hoang và đang xuống cấp nghiêm trọng. Điều này đã làm dự án thất bại lãng phí hơn 11 tỉ đồng ,nguyên nhân chính là do dự án hoach định vị trí không chính xác và không được người dân ủng hộ. Hiện nay dự án đã dừng lại tuy nhiên những cái giếng vẫn còn đó trở thành những giếng rác và những cái bẫy gây nguy hiểm cho trẻ em. Dự án nuôi tôm Việt - Mỹ do Công ty Công nghệ Việt Mỹ (thành viên của Tập đoàn ATI - Hoa Kỳ, trụ sở tại 26 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) làm chủ đầu tư với số vốn quy ra VND tương đương 750 tỷ được triển khai tại 7 xã vùng bãi ngang thuộc 2 huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên. Khi phê duyệt triển khai siêu dự án này năm 2003, ban đầu lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh hi vọng vùng đất nghèo Biển ngang Hà Tĩnh sẽ trỗi dậy, kéo cả một địa phương chậm phát triển của miền Trung đi lên. Hi vọng như vậy là hoàn toàn dễ hiểu vì theo dự kiến khi đi vào hoạt động, dự án sẽ trở thành một khu công nghiệp liên hoàn khép kín từ nhân giống tôm, nuôi tôm thành phẩm, chế biến thủy sản xuất khẩu đến khu du lịch sinh thái, tạo ra 20.000 việc làm cho con em địa phương với mức thu nhập bình quân 1 triệu đồng/người/tháng, làm đòn bẩy giúp Hà Tĩnh xóa tỉnh nghèo. Tuy nhiên đến đầu tháng 9/2008, khi mùa thu hoạch tôm vừa mới bắt đầu. Siêu dự án này bắt đầu thể hiện sự thất bại thảm hại trong đầu tư. Hàng trăm ao tôm nham nhở, hoang tàn; dọc lối đi ngổn ngang những cánh quạt, nilông chống thấm, ống dẫn nước và các thiết bị nuôi tôm bị vứt la liệt … báo hiệu thêm 1 dự án nữa sắp bị khai tư. Không những gây lãng phí thất thoát đầu tư là còn làm ô nhiêm môi trường sinh thái quanh đây. Nguyên nhân thất bại chủ yếu của dự án này theo ông Bùi Tùng Phong, Giám đốc Sở Thuỷ sản Hà Tĩnh cho rằng: "Đây là một dự án có nhiều ước mơ, nhưng điều kiện ít. ý định thì lớn mà trình độ lại kém. Dự án này thất bại là điều không tránh khỏi. Dự án dứa ở Kì Anh - Hà Tĩnh với diện tích quy hoạch 10 000 ha đất trồng dứa tuy nhiên sự thật thì diện tích trồng dứa năm đầu chỉ đạt 400 ha, tụt dần xuống 300 ha rồi 200 ha , 100 ha như bây giờ và nhà máy đang thoi thóp thở. Nguyên nhân thất bại của dự án này chủ yếu công tác quản lí không tốt, dự án không hợp lí đó là việc nhập máy móc sản xuẩt dứa cũ không phù hợp khi không gọt được những quả dưa to. Vì thế nhà máy không nhập dứa to là nguời dân đầu ra buộc phải phá dứa trồng cây khác, đây là hiện tượng không hiếm thế nhưng vẫn chưa có giải pháp hợp lí để tránh vết xe đổ … Vốn trong nước đặc biệt là vốn ngân sách nhà nước cũng có sự thất thoát lãng phí trong đầu tư chủ yếu là do giải ngân vốn chậm. Theo đó các công trình, dự án XDCB trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giải ngân chậm tăng một cách đáng kể. Tính riêng trong năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, tỷ lệ các dự án chậm giải ngân tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2006 , gây thất thoát, lãng phí trong XDCB. Do giải ngân chậm, công trình sẽ không được hoàn thành đúng tiến độ, hiệu quả khai thác không được như mong muốn và sẽ dẫn đến các yếu tố trượt giá. Cũng qua phân tích, tính toán của các chuyên gia xây dựng, nếu một công trình chậm giải ngân trong một năm thì chủ đầu tư phải bù lỗ cho việc trượt giá ít nhất là 20- 25% so với tổng mức đầu tư ban đầu. Theo báo cáo của liên Sở Kế hoạch Đầu tư, Kho bạc nhà nước Hà Tĩnh, tổng nguồn vốn XDCB ngân sách địa phương của Hà Tĩnh trong năm 2007 được 1.372 tỷ đồng, song chỉ giải ngân được 728,288, tỷ đồng đạt 53,7% kế hoạch. Hơn 644,023 tỷ đồng không giải ngân được trong năm 2007, phải kéo rê sang năm 2008. Bên cạnh đó, các nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, 135, tỷ lệ giải ngân cũng ở mức thấp đạt 75- 80%. Tỷ lệ giải ngân thấp trong thời gian gần đây chủ yếu rơi vào các nguồn vốn: nguồn hỗ trợ có mục tiêu và các nguồn vốn bổ sung tạm ứng trong năm 2007. Đơn cử, như hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo năm 2007 tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 34% kế hoạch. Các công trình thuộc nguồn vốn khắc phục bão lụt, trái phiếu Chính phủ tỷ lệ giải ngân cũng chỉ đạt khoảng 40- 45% so với kế hoạch năm 2007. Tình hình giải ngân 3 tháng đầu năm 2008 nhìn chung cũng rất chậm. Số liệu từ Kho bạc nhà nước Hà Tĩnh năm 2008 cho biết: đơn vị đã nhận được thông báo kế hoạch vốn trên địa bàn cho 459 dự án, công trình, hạng mục công trình với số tổng vốn 1.052.339 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 233.000 triệu đồng cho 10 dự án, ngân sách địa phương 819.339 triệu đồng cho 449 dự án. Đến hết tháng 3, có trên 80 dự án công trình chủ đầu tư đăng ký kế hoạch giải ngân vốn trong quý I/2008 với số tiền 196.925 triệu đồng, Kho bạc nhà nước Hà Tĩnh đã làm thủ tục giải ngân được 89.300 triệu đồng, đạt 8,4% KH. Việc các công trình XDCB trên địa bàn thời gian gần đây giải ngân chậm, ngoài các nguyên nhân như giá nguyên vật liệu xây dựng tăng, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm còn do các qui định hướng dẫn quản lý đầu tư của các cấp, ngành liên quan chậm ban hành và chưa đồng bộ dẫn đến công tác tổ chức chuẩn bị đầu tư gặp khó khăn. Đây cũng là lý do khiến một số dự án sau khi thông báo kế hoạch vốn mới hoàn chỉnh thủ tục đầu tư và hệ quả là công trình bị chậm giải ngân so với kế hoạch. Mặt khác, việc triển khai nghị định 99 của chính phủ về quả lý chi phí đầu tư xây dựng công trình còn chậm, gây khó khăn cho các chủ đầu tư trong triển khai thực hiện, đặc biệt là trong thanh toán vốn đầu tư.Nói như vậy nghĩa là Hà Tĩnh cần có nhiều biện pháp để quản lý và sử dụng vôn đầu tư được hiệu quả hơn. 4. Đánh giá tình hình huy động vốn đầu tư ở Hà Tĩnh a,Những thành công đạt được của việc đầu tư đối với nền kinh tế Hà Tĩnh trong thời gian qua. Về môi trường đầu tư :môi trường đầu tư tại địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục được cải thiện và đang trở thành địa phương hấp dẫn đầu tư nhất ở Việt Nam. Các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và có cả những tập đoàn lớn trong nước như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Vinashin, Công ty cổ phần Lilama 7, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại - dịch vụ và du lịch D.F.E, Công ty Sao Á bắt đầu quan tâm và đổ vốn vào địa phương tạo làn sóng đầu tư mới tại Hà Tĩnh. Việc tích cực trong xúc tiến đầu tư cũng như sự thay đổi các chính sách thủ tục đăng kí đầu tư, ưu đãi đầu tư theo hướng đơn giản, ngắn gọn nhằm khuyến khích đầu tư đang là ưu tiên số một của Hà Tĩnh , những vấn đề này đang giúp phát huy hiệu quả trong thu hút vốn đầu tư. Về kinh tế: Khi nông nghiệp được chú ý đầu tư thì diện tích đất nông nghiệp được sử dụng hiệu quả hơn với hệ số lần trồng tăng lên gấp 2 lần. Cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lí hơn. Hà Tĩnh đã có những sản phẩm hàng hoá chất lượng hơn, bên cạnh đó cây ăn quả đã được chú trọng hơn , đầu tư đã phát triển mô hình vườn đồi hướng chuyên canh phù hợp với sinh thái trong tiểu vùng. Năm 1995 diện tích cây ăn quả dường như không đáng kể nhưng đến năm 1999 thì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22419.doc
Tài liệu liên quan