Đề án Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 2

Chương I : Những vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp Việt Nam. 3

1.1 . Đầu tư trực tiếp nước ngòai (FDI) 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2. Đặc điểm của FDI 3

1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1.1.2.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 4

1.1.2.2 Xí nghiệp liên doanh 5

1.1.2.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 5

1.1.2.4 BOT ( xây dựng – vận hành – chuyển giao) 5

1.1.2.5. Đầu tư mới, mua lại và sát nhập 6

1.1.2.5. Theo quy định của luật pháp Việt Nam 6

1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 8

1.1.3.1. ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. 9

1.1.3.2 ĐTNN thúc đẩy chuyển giao công nghệ. 9

1.1.3.3 ĐTNN góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới. 10

1.1.3.4 ĐTNN đóng góp đáng kể vào NSNN 11

1.1.3.5 ĐTNN góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động. 11

1.1.4 . Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI 12

1.1.4.1 Tình hình chính trị 12

1.1.4.2. Chính sách, pháp luật 12

1.1.4.3 Trình độ phát triển kinh tế. 13

1.1.4.5 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 13

1.1.4.6 Đặc điểm văn hóa, xã hội 13

1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam 13

1.2.1 Nông nghiệp 13

1.2.2 Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 14

1.2.2.1 Cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người 14

1.2.2.2 Cung cấp các yếu tố đầu vào cho các ngành kinh tế khác 15

4.3. Nông nghiệp và nông thôn là thị truờng tiêu thụ lớn của công nghiệp và dịch vụ 15

4.4. Nông nghiệp góp phần tăng thu ngoại tệ nhờ xuất khẩu nông sản 16

4.5. Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái 16

1.2.3 Đặc điểm của ngành nông nghiệp 17

1.2.3.1 Sản xuất của ngành nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên 17

2.2. Sản xuất nông nghiệp gắn liền với ruộng đất 17

2.3. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi 18

2.4. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao 18

2.5 Khả năng sinh lợi trong ngành nông nghiệp là không cao. 18

1.2.4. Đặc điểm của đầu tư phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam 19

1.2.4.1 Đầu tư phát triển nông nghiệp thường có thời gian thu hồi vốn dài hơn đầu tư vào các ngành kinh tế khác 19

1.2.5 Sự cần thiết của việc thu hút FDI vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam 20

1.2.5.1 Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp. 20

1.2.5.2 Góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm. 20

1.2.5.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp tạo điều kiện khám phá thị trường nông sản của nước ta. 21

1.2.5.4 Góp phần nâng cao việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của ngành nông nghiệp. 22

 1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp 22

1.2.6.1 Đất đai 22

1.2.6.2 Dân cư và nguồn lao động 23

1.2.6.3. Cơ sở hạ tầng 23

1.2.6.4. Thủ tục hành chính 23

1.2.6.5. Thị trường sản phẩm. 24

Chương II : Thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp ở Việt Nam 25

2.1 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong ngành nông nghiệp Việt Nam 25

2.1.1 Số lượng, quy mô, tốc độ tăng của FDI vào nông nghiệp. 25

2.1.2. Các quốc gia và lãnh thổ đầu tư trong nông nghiệp 26

2.1.3. Phân bố FDI Nông nghiệp vào các vùng miền 27

2.1.4 Tình hình đầu tư theo các tiểu ngành nông nghiệp 28

2.1.5 Các hình thức đầu tư trực tiếp trong nông nghiệp tại Việt Nam 28

2.2 Đánh giá chung tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp tại Việt Nam 29

2.2.1 Những thành tựu đạt được 29

2.2.1.1 FDI góp phần bổ sung nguồn vốn cho đầu tư, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách. 29

2.2.1.2 FDI bước đầu đã góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông, lâm nghiệp theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. 30

2.2.1.3 FDI góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo việc làm cho ngành 31

2.2.2 Những hạn chế trong việc thu hút FDI vào nông nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua. 32

2.2.2.1 Hiệu quả họat động của các dự án trong ngành nông nghiệp chưa cao. 32

2.2.2.3. Phân bố vốn FDI không đồng đều giữa các địa phương. 34

2.2.2.4 So với các ngành khác, tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông, lâm nghiệp còn thấp, và chưa tương xứng với tiềm năng và tầm quan trọng của ngành trong nền kinh tế quốc dân 35

2.2.3. Nguyên nhân 35

2.2.3.1 Nguyên nhân chủ quan 35

2.2.3.1.1 Chưa có chiến lược thu hút, quy hoạch và sử dụng nguồn vốn FDI, cũng như chưa có cơ quan theo dõi, giải quyết các vướng trong quá trình xúc tiến và thực hiện các dự án đầu tư, chưa có chính sách nhất quán giứa ngành chủ quản và các địa phương 35

2.2.3.1.2 Bất cập cơ chế và rào cản hành chính 36

2.2.3.1.3 Quy mô, trình độ kỹ thuật, tay nghề của người lao động còn thấp 37

2.2.3.1.4 Hạ tầng nông thôn quá yếu kém không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư 38

2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan 39

Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI vào lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam 41

I. Định hướng thu hút ĐTNN trong ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 41

3.1. Mục tiêu phát triển của ngành trong những năm tới. 41

3.2 Định hướng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 41

3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút FDI vào nông nghiệp trong những năm sắp tới. 42

3.1. Thuận lợi 42

3.1.1. Xu hướng vận động của dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay 42

3.1.2. Môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 43

3.2. Khó khăn 43

3.3 Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam. 44

3.3.1 Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành sản phẩm 44

3.3.2 Đơn giản hóa các thủ tục hành chính và quản lý đầu tư. 45

3.3.3 Hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích FDI cho nông nghiệp. 45

3.3.4 Cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn 47

3.3.5 Nâng cao trình độ tay nghề của người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 48

3.3.6. Nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp 48

3.3.6.1 Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu 49

3.3.6.2 Mở rộng thị trường đầu ra cho ngành nông, lâm, thủy sản. 49

KẾT LUẬN 50

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c mùa, giá cả nông sản sẽ giảm theo quy luật cung cầu, nếu mất mùa, giá tăng nhưng tính ra nông dân cũng không được lợi do sản lượng thấp. Nếu muốn tăng giá trị cho nông sản thì phải kéo dài chuỗi giá trị của nó, tức là gắn liền với công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, nền nông nghiệp Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng. Hơn nữa một trong các yếu tố làm khả năng sinh lời trong ngành nông nghiệp sinh lời thấp là do sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, không tập trung, mang tính tự cung tự cấp do thói quen canh tác lâu đời, năng suất thấp do chủ yếu là lao động chân tay. Ruộng đất canh tác thì đang giảm đi nhanh chóng do nhiều nguyên nhân trong đó có sự phát triển nhanh của quá trình đô thị hóa, cũng một phần do công tác quy hoạch chưa cao. Khí hậu tự nhiên của Việt Nam lại rất khắc nghiệt do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, gây ảnh hưởng và tổn thất không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp. Mục đích của các nhà đầu tư luôn là lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh. Nhưng do đặc điểm của ngành nông nghiệp mà việc thu hút đầu tư vào ngành vẫn còn gặp nhiều hạn chế, vốn đầu tư thu hút vào nông nghiệp có tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với các ngành khác. 1.2.4. Đặc điểm của đầu tư phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam Đầu tư phát triển nông nghiệp thường có thời gian thu hồi vốn dài hơn đầu tư vào các ngành kinh tế khác và nguyên nhân chủ yếu để gây ra hiện tượng này đó là thời gian thu hồi vốn trong nông nghiệp kéo dài hơn các ngành khác. Cụ thể là Tính sinh lời của sản xuất kinh doanh nông nghiệp trong điều kiện hiện nay thường thấp hơn các ngành khác Chu kỳ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp thường dài, năng suất lao động nông nghiệp lại thấp. Thời gian khấu hao của TSCĐ trong nông nghiệp thường kéo dài hơn so với các ngành kinh tế khác. + Do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi,….. ngoài các yếu tố con người, máy móc thiết bị còn phụ thuộc vào rất nhiều vào yếu tố tự nhiên nên độ rủi ro cao hơn các ngành khác. + Tính rủi ro và kém ổn định của sản xuất kinh doanh nông nghiệp, một mặt ảnh hưởng tới thời gian thu hồi vốn đầu tư trong nông nghiệp, mặt khác ảnh hưởng tới thời gian thu hồi vốn đầu tư của ngành kinh tế nông thôn có sử dụng nguyên liệu nông nghiệp hoặc liên quan tới nông nghiệp. + Họat động đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn nhất là trong nông nghiệp thường diễn ra trên phạm vi rộng lớn. Phần lớn các họat động đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có phạm vi không gian rộng lớn hơn trong các lĩnh vực khác. Chính vì điều này lại làm tăng tính phức tạp của việc quản lý điều hành các công việc của thời kỳ đầu tư xây dựng các công trình cũng như thời kỳ khai thác các công trình đầu tư. 1.2.5 Sự cần thiết của việc thu hút FDI vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam Cũng như đối với nền kinh tế nói chung, vài trò của nguồn vốn FDI đối với ngành nông nghiệp cũng rất quan trọng, thể hiện: 1.2.5.1 Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp. FDI là nguồn bổ sung vốn cho quá trình phát triển khi mà nguồn trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu, đối với ngành nông nghiệp nó lại có vai trò quan trọng hơn khi do đặc điểm của ngành nông nghiệp mà nguồn vốn vào ngành này lại càng trở nên ít ỏi. Trong 5 năm từ năm 2002 đến 2007, tổng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn khoảng 113.116 tỷ đổng, chỉ đáp ứng được 17% nhu cầu, và chiếm một con số khiêm tốn trong tổng đầu tư cả nước (8.7%), chưa kể số vốn sử dụng chưa hiệu quả. Như vậy, nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp là rất lớn nhưng nguồn trong nước vẫn chưa đáp ứng được. Đặt ra vấn đề phải tăng cường thu hút vốn từ nước ngoài vào. Hiện nay, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài vào trong ngành nông nghiệp là chưa cao (chiếm tỷ trọng khoảng 6,7% tỷ trọng vốn đầu tư FDI đăng ký cả nước) nhưng vẫn là nguồn lớn hỗ trợ cho nông nghiệp nước nhà. 1.2.5.2 Góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, đa dạng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế song, các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập. Với 758 dự án đã và đang triển khai, lĩnh vực FDI trong nông nghiệp đem lại doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD, xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm và tăng mạnh trong thời gian gần đây. Tuy các dự án đầu tư FDI vào nước ta là không lớn (khoảng hơn 950 dự án nông nghiệp trên cả nước so với tổng 8900 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cả nước) và số vốn mỗi dự án còn hạn chế nhưng các dự án này đã tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho khoảng 75 nghìn lao động trực tiếp tham gia cho các nhà máy, các khu chế xuất…, đồng thời còn giúp hàng vạn hộ nông dân tham gia lao động tạo nguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ (trồng mía đường, khoai mì…), góp phần quan trọng thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo. Tính trung bình, ĐTNN vào nông nghiệp nói chung tạo ra tỷ lệ việc làm gián tiếp so với việc làm trực tiếp rất cao 34,5/1. Đặc biệt, ở một số địa phương, dự án ĐTNN tạo việc làm cho khoảng 1/4 dân cư trên địa bàn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã góp phần nâng cao năng suất của người lao động, người lao động làm việc có ý thức, kỷ luật cao hơn. 1.2.5.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp tạo điều kiện khám phá thị trường nông sản của nước ta. Nguồn vốn FDI cũng tạo điều kiện cho nông sản nước ta có cơ hội thâm nhập vào thị trường thế giới. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có lợi thế về hệ thống phân phối của họ trên thị trường thế giới. Khi có sự tham gia của họ vào ngành nông nghiệp, mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới, nâng cao chất lượng nông sản, và từ đó lại giúp nước ta khai thác, tận dụng được những lợi thế của mình và tiếp tục phát triển . Đồng thời, với các dự án của các nhà đầu tư nước ngoài, thì giá trị của nông sản cũng được nâng cao, tăng thêm giá trị xuất khẩu, làm tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước. 1.2.5.4 Góp phần nâng cao việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của ngành nông nghiệp. Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho ngành sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đất - rừng - sông, hồ, biển… do có điều kiện đầu tư cho sản xuất, giảm thiểu tình trạng lãng phí tài nguyên đang diễn ra ở nhiều nơi do không có điều kiện đầu tư hoặc sử dụng không đúng cách. Hơn thế nữa, việc tăng cường đầu tư cũng góp phần khai thác thế mạnh của vùng, tạo nên sản phẩm mang tính đặc sản, vừa nâng cao giá trị sản phẩm, vừa sử dụng tối đa nguồn tài nguyên nông nghiệp. Như vậy, ta có thể thấy rằng, là một ngành kinh tế chính của đất nước, nông nghiệp Việt Nam có vai trò quan trọng đối với cả kinh tế lẫn trong cả đời sống xã hội. Tuy nhiên, do những đặc điểm gắn liền với cách thức sản xuất của ngành mà ngành nông nghiệp vẫn chưa có được sự đầu tư thích đáng cho nhu cầu phát triển. Chính vì vậy, để phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, yêu cầu của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại vào phát triển ngành là một trong yêu cầu tất yếu hiện nay. Vì vậy Việt Nam cần đưa ra những chính sách, biện pháp, phương hướng nhằm thúc đẩy, tăng cường thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp. 1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Do những đặc điểm khác biệt của sản xuất nông nghiệp, việc thu hút FDI vào ngành nông nghiệp cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau. Các nhân tố này đều có tác động trực tiếp tạo ra những khó khăn và thuận lợi trong việc thu hút FDI vào nông nghiệp, thể hiện : 1.2.6.1 Đất đai Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 12% diện tích đất tự nhiên, trong khi số dân vẫn không ngừng tăng lên. Tuy diện tích đất hoang hóa còn nhiều, nhưng việc khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và tiền của. Đó là chưa kể đến việc mất đất do nhiều nguyên nhân như xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng. Vì vậy, con người cần phải sử dụng hợp lý diện tích đất nông nghiệp hiện có và bảo vệ độ phì của đất. 1.2.6.2 Dân cư và nguồn lao động Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp ở hai mặt: vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là nguồn tiêu thụ các nông sản. Các cây trồng và vật nuôi cần nhiều công chăm sóc đều phải phân bố ở những nơi đông dân, có nhiều lao động; có nhiều loại cây trồng và vật nuôi lại cần hàm lượng kỹ thuật cao. Chính vì vậy, việc phân bố nguồn lao động và lao động có tay nghề cao ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển các loại cây trồng vật nuôi. Truyền thống sản xuất, tập quán ăn uống của các dân tộc ở mỗi vùng miền, mỗi đất nước có sự khác nhau: các nước Hồi giáo không ăn thịt lợn, ấn Độ không ăn thịt bò,... Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nuôi con gì, trồng cây gì để không làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo trong cùng một địa phương, một khu vực, một đất nước. 1.2.6.3. Cơ sở hạ tầng Đây là một nhân tố được các nhà đầu tư đánh giá cao trong khi cân nhắc việc đầu tư vào một thị trường nào đó. Vì kết cấu hạ tầng vật chất tốt đồng nghĩa với việc thuận lợi trong kinh doanh, liên lạc, vận chuyển hàng hóa, và kết quả là giảm chi phí kinh doanh. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống điện, nước, đường xá, hệ thống thủy lợi. Ngoài ra nhà đầu tư còn quan tâm tới các hệ thống dịch vụ như bưu điện,ngân hàng,... các dịch vụ khác.... 1.2.6.4. Thủ tục hành chính Những thủ tục thông thoáng trong quá trình cấp giấy phép, triển khai dự án và quản lý dự án giúp cho các doanh nghiệp có vốn FDI tiết kiệm không nhỏ thời gian và tiền bạc cho nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thực hiện một dự án, do đó nhanh chóng đưa được dự án đi vào hoạt động. Với việc sớm đi vào hoạt động, các sảm phẩm sẽ sớm ra đời, giúp các nhà đầu tư chiếm lĩnh thị trường, tăng sức cạnh tranh khiến dự án đầu tư trở nên có lãi, là cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài xem xét để đầu tư hay không, và cũng là cơ sở đầu tiên đảm bảo cho nước chủ nhà có thể thu được các khoản thuế 1.2.6.5. Thị trường sản phẩm. Thị trường sản phẩm tạo ra đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo cho họat động của các DN diễn ra một cách thuận lợi, quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Một thị trường sản phẩm lớn, hướng ra xuất khẩu, vừa khuyến khích được các nhà đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa nâng cao được thương hiệu của sản phẩm, từ đó lại khuyến khích thu hút đầu tư. Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở các nước khác nhau là khác nhau nên cây trồng vật nuôi lẫn việc chăm xóc cũng khác nhau, việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành nông nghiệp Việt Nam cũng rất hạn chế. Không như công nghiệp, để sản xuất ra được một sản phẩm nông nghiệp mới ở một nước cần rất nhiều thời gian. (trồng thử, ít nhất cùng 3 vụ) nếu thành công thì không có vấn đề gì, nhưng không thành công thì nhà đầu tư sẽ mất rất nhiều. Các quốc gia muốn phát triển bền vững họ đều đặt vấn đề an ninh lương thực lên hàng đầu. Muốn phát triển công nghiệp, dịch vụ, xã hội thì cần đảm bảo được lương thực. Các nước công nghiệp phát triển ngoài việc nhập khẩu lương thực thì họ còn có rất nhiều biện pháp hỗ trợ cho ngành nông nghiệp phát triển. Mặt khác tỷ lệ người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của các nước phát triển là rất thấp (có thể dẫn chứng bằng số liệu). Người lao động ít, tỷ lệ sử dụng đất của người nông dân cao, hưởng những ưu đãi của chính phủ……. Tỷ trọng sản phẩm của họ chiểm tỷ trọng rất nhỏ…. Họ không có khả năng đầu tư ở nước ngoài. Cái này khó diễn đạt quá Chương II : Thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp ở Việt Nam 2.1 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong ngành nông nghiệp Việt Nam 2.1.1 Số lượng, quy mô, tốc độ tăng của FDI vào nông nghiệp. Trong những năm vừa qua tình hình thu hút FDI vào nông nghiệp đã tăng lên một cách đáng kể. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ năm 1998 đến tháng 8/2008 khu vực nông nghiệp có 966 dự án (831 dự án nông lâm nghiệp; 135 dự án thuỷ sản). Vốn đầu tư khoảng 4.682 triệu USD, tổng vốn điều lệ khoảng 2.236 triệu USD. Trong 831 dự án nông - lâm - nghiệp, vốn đầu tư là 4.222 triệu USD, vốn điều lệ là 1.977 triệu USD. 135 dự án thuỷ sản, vốn đầu tư là 460 triệu USD, vốn điều lệ là 258 triệu USD. Tuy nhiên trong 10 năm qua (từ năm 1998 – 2008), FDI trong nông nghiệp chỉ chiếm 10,7% tổng số dự án FDI cả nước với 966 dự án và số vốn đầu tư đăng ký trong lĩnh vực này khoảng 5,24% vốn đầu tư trong cả nước (từ 1998-12/2007).  Cơ cấu vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ và ngày càng có xu hướng giảm, nhất là trong 3 năm gần đây. Năm 2006, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 6% tổng vốn đăng ký đầu tư, năm 2007 là 5,24%, nhưng đến tháng 11.2008 chỉ đạt 3,3%. Bảng số liệu về nguồn vốn của DN FDI vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy hải sản từ năm 2000-2006 và tổng số vốn đầu tư FDI vào tất cả các ngành Đơn vị : tỷ đồng Năm Ngành nông, lâm nghiệp, thủy hải sản. Tổng số vốn FDI vào Việt Nam Tỷ trọng thu hút vốn FDI của ngành nông nghiệp so với tổng số FDI thu hút vào Việt Nam 2000 1486 240235 0.618% 2001 1596 267955 0.595% 2002 1803 308196 0.585% 2003 2066 368788 0.560% 2004 2448 449274 0.545% 2005 2645 527964 0.501% 2006 2679 655456 0.409% ( Nguồn : Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 7 năm đầu thế kỷ XXI) Trong những năm vừa qua, tổng số vốn FDI thu hút vào Việt Nam tăng đều qua các năm như năm 2006 – 2007 tổng số vốn FDI là 32.3 tỷ USD, năm 2008. Tuy nhiên dòng vốn FDI tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến, và một số ngành dịch vụ trong khi đó những ngành thuộc khu vực sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản chưa thu hút đựơc dự án đầu tư nước ngoài. Bảng số liệu về tỷ trọng lao động, vốn và doanh thu của các DN FDI vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tại Việt Nam (đơn vị tính : %) Trong đó tổng số FDI là 100% Tỷ trọng lao động Tỷ trọng vốn Tỷ trọng doanh thu Năm 2000 2006 2000 2006 2000 2006 Nông, lâm nghiệp 0.7 0.3 0.6 0.3 0.3 0.3 Thủy sản 0.2 0.2 0.1 0.1 0.006 0.032 ( Nguồn : Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 7 năm đầu thế kỷ XXI) 2.1.2. Các quốc gia và lãnh thổ đầu tư trong nông nghiệp Mặc dù cho đến nay, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thu hút được của trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, các đối tác châu Á (Đài Loan, Nhật bản, Trung Quốc, Thái Lan…) hiện chiếm trên 60% vốn đăng ký, trong đó dẫn đầu là Đài Loan 26%, tiếp đó là Nhật Bản 18%, Hàn Quốc 13%, và chưa có sự xuất hiện của các quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao như Nga, Mỹ, các nước EU. Theo khảo sát của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, số vốn FDI của các nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có Pháp (8%), quần đảo British Virgin Islands (11%). Một số nước có ngành nông nghiệp phát triển mạnh  (Hoa Kỳ, Canada, Australia) vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta. Nguồn : Báo cáo FDI trong nông nghiệp 1988-2003 và định hướng tới 2010 2.1.3. Phân bố FDI Nông nghiệp vào các vùng miền Hầu hết các dự án FDI tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi như các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc, trong khi đó ở các tỉnh vùng sâu vùng xa hầu như vắng bóng các nhà đầu tư. Thống kê cho thấy, hiện có tới 70% số dự án FDI tập trung ở các khu vực phía Nam, trong đó Bình Dương hiện là tỉnh thu hút vốn đầu tư lớn nhất (trên 1,1 tỷ USD) đồng thời là nơi có dự án nhiều nhất( trên 260 dự án, tiếp theo là các tỉnh đồng nai, lâm đồng, TPHCM, Tây Ninh., các khu vực như miền núi phía Bắc (4%), đồng bằng sông Hồng (5%), Bắc Trung Bộ(5%), Tây Nguyên (4%), và đồng bằng sông Cửu Long (13%). Nguồn : Báo cáo FDI trong nông nghiệp 1988-2003 và định hướng tới 2010 2.1.4 Tình hình đầu tư theo các tiểu ngành nông nghiệp Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp có 933 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 4,4 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,02 tỷ USD; chiếm 10,8% về số dự án ; 5,37% tổng vốn đăng ký và 6,9% vốn thực hiện, (giảm từ 7,4% so với năm 2006). Trong số đó các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất 53,71% tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có hiệu quả bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau. Tiếp theo là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67% tổng vốn đăng ký của ngành. Rồi tới lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7%. Cuối cùng là lĩnh vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án. Có 130 dự án thuỷ sản với vốn đăng ký là 450 triệu USD. Vốn đăng ký kinh doanh bình quân của một doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp cũng có sự chênh lệch lớn giữa nông thôn và thành thị, các ngành nghề trong đó DN chăn nuôi và sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi tăng từ 7.99% năm 2003 đến 9.96% năm 2006, DN trồng trọt, chế biến và kinh doanh nông sản tăng từ 3.25% năm 2003 đến 9.9% năm 2006 và DN trồng rừng, sản xuất và chế biến lâm sản chiếm tỷ trọng ít nhất từ 1.4% năm 2003 đến 3.2% năm 2006. 2.1.5 Các hình thức đầu tư trực tiếp trong nông nghiệp tại Việt Nam Các dự án đầu tư vào nông nghiệp nước ta chủ yếu có 3 hình thức cơ bản là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong đó, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm số lượng lớn nhất, khoảng 75% trong tổng số dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp, tiếp theo là doanh nghiệp liên doanh chiếm 24% và hình thức hợp tác kinh doanh chiếm khoảng 1%. Mặc dù thành lập doanh nghiệp liên doanh với đối tác trong nước sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài giảm đáng kể chi phí kinh doanh, đặc biệt là trong lần đầu tiên thâm nhập thị trường mới. Nhưng tại Việt Nam phần lớn hoạt động trong ngành nông nghiệp nói chung không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện, hơn nữa ngành này có tính rủi ro cao, vì vậy hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được coi là phù hợp với yêu cầu điều hành của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức đầu tư vào ngành nông nghiệp Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài có sự khác nhau đáng kể. Một số quốc gia như Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore là những quốc gia có số dự án 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi các nhà đầu tư Pháp, Hồng Kông và Malaysia có số dự án liên doanh chiếm tới 87%. Biểu đồ các hình thức đầu tư FDI vào ngành Nông nghiệp Việt Nam Nguồn : Vụ kế họach, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2.2 Đánh giá chung tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp tại Việt Nam 2.2.1 Những thành tựu đạt được 2.2.1.1 FDI góp phần bổ sung nguồn vốn cho đầu tư, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách. Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ song vốn FDI hàng năm đã bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển của ngành nông nghiệp, làm giảm bớt gánh nặng của Nhà nước trong việc đầu tư vào phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, trong năm 2007, vốn đầu tư cho ngành nông, lâm, ngư nghiệp là hơn 34.000 tỷ đồng, trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp là 286,78 triệu USD. Nguồn vốn này tuy không lớn nhưng đã góp phần giảm thiểu bớt chênh lệch cán cân thu chi của ngân sách nhà nước dành cho nông nghiệp so với các ngành khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành nông nghiệp cũng đã tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mặc dù nguồn thu này còn khá khiêm tốn. Tính đến năm 2001, các doanh nghiệp FDI đã nộp vào ngân sách khoảng 150 triệu USD. Năm 2003, đóng góp của các doanh nghiệp này vào ngân sách nhà nước đạt trên 17 triệu USD. Đến năm 2005, trung bình mỗi năm các doanh nghiệp FDI nông nghiệp đóng góp khoảng 30 triệu USD. Mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp FDI nông nghiệp đã tăng dần. Điều này cho thấy hiệu quả của các doanh nghiệp FDI nông nghiệp ngày càng được cải thiện. Bảng số liệu Thuế và các khoản phải nộp đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của DNFDI trong lĩnh vực nông nghiệp ( đơn vị : tỷ đồng) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nông, lâm nghiệp 10.1 18.3 26.6 29.2 24.4 37.4 28.7 Thủy sản 0.9 0.9 1.5 0.9 0.9 1.8 1.5 2.2.1.2 FDI bước đầu đã góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông, lâm nghiệp theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Các dự án FDI đã thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông, lâm nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm vào cả 3 lĩnh vực: đối tượng (các loại cây trồng, vật nuôi), loại sản phẩm và quy mô sản xuất. Xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu với trồng trọt và chăn nuôi nhỏ lẻ là chính, đến nay nguồn vốn FDI được thu hút khá đồng đều vào các lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông lâm thuỷ sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy đã góp phần đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Thông qua các dự án FDI, nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi mới đã xuất hiện ở Việt Nam làm phong phú thêm hệ thống cây con trong nông nghiệp. Một số dự án FDI đã mạnh dạn đầu tư vào nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ gen tạo ra các giống cây mới có tính thích nghi tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của nước ta. Những dự án này không những góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng gia tăng giá trị đầu tư công nghệ trong sản phẩm mà còn tạo điều liên thuận lợi để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại hoá. Hơn nữa các dự án FDI không chỉ làm gia tăng năng lực chế biến của nước ta mà còn tác động đến cơ cấu loại sản phẩm trong nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến, giảm tỷ trọng các loại sản phẩm thô. (Số liệu cụ thể qua các năm và các địa bàn đầu tư) Quy mô sản xuất trong nông nghiệp cũng được cải thiện đáng kể với nhiều khu chuyên canh với quy mô lớn, các nhà máy chế biến nông sản, sản xuất thức ăn gia súc lớn, có trang bị công nghệ hiện đại của các nhà đầu tư nước ngoài. Thông qua việc tiếp xúc với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều nông dân, đặc biệt là cư dân ở những vùng nguyên liệu, đã dần thay đổi được tập quá canh tác của mình. Tập quán canh tác nhỏ lẻ lạc hậu đã dần được thay thế bằng cách sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ, do đó cũng đã phần nào làm biến đổi quy mô sản xuất trong nông nghiệp. 2.2.1.3 FDI góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo việc làm cho ngành Thu hút FDI nhằm tạo thêm việc làm cho xã hội là một trong những mục tiêu của chính sách thu hút FDI của các quốc gia. Tại Việt Nam, một cách trực tiếp và gián tiếp, các doanh nghiệp FDI đã tạo ra nhiều việc làm cho lao động các địa phương. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, tính đến 01/07/2008 lao động làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tổng cộng 1831,4 nghìn lao động, trong đó ngành nông nghiệp chiếm khoảng 8,2% số lao động. Ngoài ra, sự gắn kết giữa các doanh nghiệp FDI với các vùng nguyên liệu đã tao ra nhiều việc làm gián tiếp cho nông dân ở đây. Người lao động sẽ có cơ hội nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Có thể nói FDI đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế – xã hội của nhiều vùng nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, các dự án FDI trong nông nghiệp cũng đóng vai trò tích cực trong việc đào tạo đội ngũ lao động cho ngành nông nghiệp nước ta, không chỉ dừng lại ở đội ngũ công nhân làm việc trong các nhà máy mà đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật cũng thường xuyên có cơ hội nâng cao năng lực và trình độ tay nghề, tiếp cận được với những công nghệ hiện đại. 2.2.2 Những hạn chế trong việc thu hút FDI vào nông nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua. 2.2.2.1 Hiệu quả họat động của các dự án trong ngành nông nghiệp chưa cao. Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn từ cuối năm 2008 đến nay cho thấy, số lượng dự án và số vốn đăng ký vào lĩnh vực này tăng không đáng kể. Nếu như cuối năm 2008, lĩnh vực nông nghiệp có 954 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 4,6 tỷ USD ( chiếm 10% số dự án và gần 3% số vốn FDI của cả nước), thì chỉ đến hết tháng 8/2009, số dự án chỉ đạt 967, tổng số vốn đăng ký là 5,4 tỷ USD. Khả năng thu hút đã kém, nhưng khả năng giải ngân của các dự án sử dụng nguồn vốn quan trọng này còn đáng quan ngại hơn. Tính đến hết tháng 8/2009, các dự án mới giải ngân được hơn trên 2,2 tỷ USD( bằng 5,37% tổng vốn đăng ký FDI của cả nước). Như vậy là khả năng thu hút FDI của năm 2009 tốt hơn 2008 nhiều chứ vì mới có 8 tháng năm 2009 đã bằng cả năm 2008 Hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như tính hấp dẫn của môi trường đầu tư chưa cao khiến nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng rời khỏi lĩnh vực nông nghiệp. Báo cáo tổng kết tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2008 cho thấy, có tới 30% số dự á

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26829.doc
Tài liệu liên quan