MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 3
Phần I. Những vấn đề lý luận chung về đầu tư nước ngoài 4
I. Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 4
1. Khái niệm và vai trò. 4
1.1. Khái niệm. 4
1.2. Vai trò của FDI. 4
1.2. Các hình thức đầu tư. 8
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. 10
II. Một số vấn đề lý luận về đầu tư gián tiếp ( ODA). 13
1. Khái niệm và đặc điểm. 13
1.1. Khái niệm 13
1.2. Đặc điểm. 13
2. Vai trò của ODA. 15
2.1. ODA có vai trò quan trọng đối với việc bổ sung nguồn vốn trong nước. 15
2.2. ODA giúp tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực. 15
2.3. ODA giúp điều chỉnh cơ cấu kinh tế. 16
2.4. ODA tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 16
2.5. ODA góp phần tạo tiền đề mở rộng đầu tư phát triển trong nước. 16
3. Phân loại 16
3.1. Theo mục đích 16
3.2. Theo điều kiện 17
3.3. Theo tính chất 17
3.4. Theo đối tượng sử dụng 17
Phần II: Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 19
I. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. 18
1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 18
2. Thực trạng thu hút FDI theo cơ cấu ngành. 19
3. Thực trạng thu hút FDI phân theo các vùng lãnh thổ. 21
4. Thu hút đầu tư nước ngoài phân theo hình thức đối tác. 22
5. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài phân theo các hình thức đầu tư. 22
II. Thực trạng thu hút ODA ở Việt Nam. 24
1. Tình hình cam kết giải ngân ODA. 24
2. Tình hình thực hiện cam kết ODA. 25
2.1. Tình hình giải ngân ODA theo lĩnh vực đầu tư. 26
2.2. Tình hình cam kết giải ngân ODA theo vùng. 27
III. Đánh giá tình hình thu hút nguồn vốn nứơc ngoài. 28
1. Kết quả đạt được của ODA. 28
2. Kết quả đạt được của FDI. 30
2.1. FDI góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. 30
2.2. Giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng lao động và làm tăng kim ngạch xuất khẩu. 32
2.3. Vốn FDI là nguồn vốn có vai trò quan trọng để Việt Nam thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. 33
2.4. Đầu tư FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển giao công nghệ. 34
IV. Những tồn tại và nguyên nhân của nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam. 35
1. Công tác qui hoạch thu hút và sử dụng vốn vay 35
2. Cơ chế quản lý chính sách còn trùng lắp, chưa đồng bộ với các chính sách khác. 35
3. Huy động vốn có xu hướng chạy theo số lượng, chưa đề cao tới chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả của dự án. 36
4. Năng lực, trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý dự án và các cán bộ thực hiện dự án còn hạn chế. 36
Phần III. Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 37
I. Phương hướng thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 37
1. Tranh thủ mọi nguồn vốn ODA không gắn với các rằng buộc về chính trị và phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng là đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại. 37
2. Phối hợp sử dụng vốn ODA song song với các nguồn vốn đầu tư khác. 37
3. Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA phát triển cơ sở hạ tâng, kinh tế- xã hội, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường thể chế và viện trợ không hoàn lại cho các dự án vùng sâu vùng xa. 37
4. ODA là một trong những nguồn thu của ngân sách Nhà nước. 37
5. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư và đa phương hoá 38
6. Thu hút FDI thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. 38
7. Kết hợp hài hoà các loại lợi ích trong quá trình thu hút FDI. 38
8. Xây dựng môi trường đầu tư có tính cạnh tranh. 38
9. Đề cao thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút càng nhiều càng tốt, nhưng không phải bằng mọi giá mà cần gắn với qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội tổng thể 38
II. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. 39
1. Đảm bảo môi trường chính trị xã hội và hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thu hút nguồn vốn nước ngoài. 39
2. Nâng cao chất lượng qui hoạch. 40
3. Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về sỡ hữu trí tuệ Việt Nam. 41
4. Tăng cường hiệu lực trong tổ chức quản lý và điều hành. 41
5. Nâng cao công tác thông tin và tìm kiến thông tin. 42
6. Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ quản lý. 43
7. Nâng cao nhận thức và mở rộng quan hệ đối tác tài trợ. 43
Kết luận 45
Tài liệu tham khảo 46
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đầu tư nước ngoài đăng kí (Triệu USD).
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
Vốn
1.568
2012,4
2.535,50
1.557,10
3100
Tốc độ tăng liên hoàn(%)
28,3418
25,9938
-38,588
99,09
Tốc độ tăng định gốc(%)
28,3418
61,7028
-0,6952
97,7
Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư.
Từ năm 1999 đến năm 2003 vốn đầu tư nước ngoài đăng kí là 10.773 triệu USD, mức vốn đăng kí có khuynh hướng tăng trở lại sau cuộc khủng hoảng Châu á từ 1568 triệu USD năm 1999 lên 2535,5 triệu USD năm 2001 với tốc độ tăng 61,7028%. Năm 2002 vốn đăng kí lại giảm do tình các nhà đầu tư còn lo ngại sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu á, nhưng từ năm 2003 trở đi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã khởi sắc trở lại( Theo nhận định của nhiều nhà kinh tế).
Ngoài ra, tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng: Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Đơn vị tính: tỷ USD)
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Vốn cấp phép mới
8,64
4,65
3,89
1,56
1,92
2,46
1,33
Vốn tăng thêm
0,78
1,15
0,87
0,64
0,41
0,58
0,91
Vốn giải thể
1,14
0,54
0,56
0,56
1,63
1,35
0,69
Vốn thực tăng
8,28
5,25
2,34
1,64
0,71
2,69
1,55
Vốn thực hiện
2,87
3,07
2,2
2,15
2,00
2,3
2,35
(Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư).
2. Thực trạng thu hút FDI theo cơ cấu ngành.
FDI ngày càng tỏ rõ vai trò động lực trong quá trình CNH-HĐH nền kinh tế Việt Nam. Nếu như những năm trước đây, các ngành nghề đầu tư tập trung vào lĩnh vực khách sạn-du lịch thì càng về sau này, các nhà đầu tư càng tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Số doanh nghiệp FDI trong công nghiệp tính đến 31/12/1998 mới có 881 doanh nghiệp thì đến 1/7/2002 đã có 1.539 doanh nghiệp( gồm 1.137 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 284 doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nứoc ngoài). Các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số dự án lẫn vốn đầu tư, tiếp đến là lĩnh vực khách sạn, du lịch và các dịch vụ khác, ngành nông lâm nghiệp có số dự án lớn nhưng vốn thấp. Chứng tỏ qui mô dự án ở lĩnh vực này tương đối nhỏ). Để hình dung được cụ thể hơn thì ta xem bảng số liệu dưới đây:
Bảng: FDI vào Việt Nam theo ngành tính đến 28/2/2003.
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Tổng VĐT
Đầu tư thực hiện
Vốn TH/Vốn ĐT
Tổng số
3766
38240437746
20885468219
54.62%
I.
Cồng nghiệp
3.267
17897819883
11501516565
64,26%
1
CN dầu khí
30
195353221
3346083212
171,28%
2
CN nhẹ
1020
5144071521
2422431000
47,09%
3
CN nặng
1022
8345193761
4267101511
51,13%
4
CN thực phẩm
195
2455021380
1465900842
59,71%
II.
Xây dựng
369
1014225925
4015855896
39,6%
1
Xây dựng
245
3373511188
1921219113
56,95%
2
Xây dựng KĐT mới
3
2466674000
394618
0,02%
3
XDVP
104
3424394686
1607449410
46,94%
4
XDCSHT
17
877675051
486792755
55,46%
III.
Nông lâm nghiệp
484
2428587975
1323329639
54,49%
1
Nông lâm
402
2194563044
1216924703
55,45%
2
Thuỷ sản
82
234024931
106404936
45,47%
IV.
Dịch vụ
515
7142080300
3834693111
53,69%
1
GTVT-BĐ
108
2572098003
997389245
38,78%
2
KS-Du lịch
133
3235537444
2020414061
62,44%
3
TC-ngân hàng
47
602050010
555478070
92,26%
4
Dvụ
227
732394843
261411735
35,69%
V.
Văn hoá-GD-ytế
131
629694663
210073008
33,36%
Bảng: Cơ cấu nguồn vốn FDI theo ngành
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Tổng VĐT
Thực hiện/VĐT
Tổng số
100%
100%
100%
1
Công nghiệp
60,2%
46,8%
55,07%
2
Xây dựng
9,8%
26,52%
19,23%
3
Nông, lâm
12,85%
6,35%
6,34%
4
Dịch vụ
13,67%
18,68%
18,36%
5
Văn hoá-GD
3,48%
1,65%
1,01%
Qua bảng số liệu ta thấy vốn đầu tư FDI chủ yếu đầu tư vào công nghiệp chiếm 60,2% về số dự án và chiếm 46,8% tổng vốn đầu tư cả nước. Bên cạnh đầu tư cho công nghiệp thì nguồn vốn này còn đóng góp phần đáng kể cho nông-lâm nghiệp tuy số vốn còn nhỏ chỉ chiếm 12,85% số dự án và 6,35% tổng vốn đầu tư nhưng nó là nguồn vốn không thể thiếu được để đưa nông-lâm nghiệp của Việt Nam ngày càng phát triển.
Cơ cấu FDI vào Việt Nam theo ngành cho thấy trong giai đoạn vừa qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được mục tiêu tập trung vào những ngành có lợi thế so sánh trước mắt, FDI đã hướng vào những ngành phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu và các ngành có khả năng cạnh tranh trong giai đoạn phát triển kinh tế đất nước hiện nay.
3. Thực trạng thu hút FDI phân theo các vùng lãnh thổ.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vai trò là nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu chuyển dịch cơ cấu giữa các vùng. Vì vậy , Chính Phủ đã có chủ trương , chính sách và biện pháp khuyến khích các nhà đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng đầu tư vào những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa...Nhưng cho đến nay, các nhà đầu tư vẫn đầu tư vào những vùng thuận lợi về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, giao thông...tiêu biểu hơn cả là tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm. Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua bảng số liệu sau:
Bảng: Đầu tư FDI vào các vùng tính đến 30/11/2002
Số dự án
Tổngvốn đăng kí
Vốn thực hiện
KTTĐ Bắc Bộ
662
9861022250
4542191913
KTTĐ MTrung
68
534250746
851774360
KTTĐ Nam Bộ
2291
20431273985
9654971376
Vung núi trung du Bắc Bộ
83
327245713
177353976
Tây Nguyên
69
916049026
156557263
ĐB SCL
132
1093959274
768178132
Nguồn: Vụ quản lý dự án- Bộ KH và ĐT.
Qua bảng số liệu ta thấy có sự mất cân đối khá lớn giữa các vùng, vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ chiếm môt khối lượng khá lớn cả về vốn đầu tư, cả về số dự án( chiếm 69,3% về số dự án và 61,6% tổng vốn đầu tư cả nước), là địa bàn kinh tế năng động nhất cả nướcvà cũng thu hút được lượng vốn FDI nhiều nhất. Tại vùng này, các dự án FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp với 1652 dự án và gần 13 tỷ USD, chiếm 70% số dự án và gần 62% tổng vốn đầu tư FDI vào vùng. Lĩnh vực dịch vụ có 407 dự án và 6,59 tỷ USD, lĩnh vực nông-lâm nghiệp có 233 dự án với 1,236 tỷ USD vốn đầu tư đăng kí. Tiếp theo sau là vùng KTTĐ Bắc Bộ và các vùng khác.
Số liệu trên cho thấy phần nào vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng lãnh thổ và vấn đề kết hợp hoạt động này với việc khai thác các tiềm năng trong nước đạt kết quả chưa cao. Đây cũng chính là vấn đề rất cần được chú ý quan tâm trong thời gian tới.
4. Thu hút đầu tư nước ngoài phân theo hình thức đối tác.
Với quan điểm của Đảng là: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Cho đến nay, đã có 64 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn tương đối lớn, chủ yếu đến từ các nước Châu á với số vốn đầu tư chiếm tới 70%( dẫn đầu là Singapore với 303 dự án và 6199,9 triệu USD, tiếp theo sau là Đài Loan với số vốn đầu tư là 5671,2 triệu USD, Hồng Kông với số vốn đầu tư là 3884,5 triệu USD, Nhật Bản, Hàn Quốc...các nước thuộc khối ASEAN...Trong số các nước đầu tư vào Việt Nam thì các nước đầu tư vào Việt Nam được minh hoạ qua bảng số liệu sau:
Bảng: FDI của các nước ấEN vào Việt Nam tính đến 28/2/2003
STT
Các đối tác
Số dự án
Tổng VĐT
Vốn THiện
1
Campuchia
2
700000
400000
2
Indonesia
7
107702221
118913780
3
Malaysia
120
1144958808
1172905115
4
Philipin
19
184374154
80035999
5
Thai Lan
113
1177127036
539807059
6
Singapore
273
7307702281
2679173308
7
Lào
4
11053528
3208527
I
Tổng FDI ASEAN
538
9933618028
4594443788
II
Tổng FDI cả nước
3766
38240437746
208854682189
III
Tỷ trọng ASEAN/cả nước
14,28%
25,98%
22,00%
Nguồn: Vụ QLDA. Bộ KH và đầu tư.
Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy các nước Châu á nói chung và các nước ASEAN nói riêng ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam , điều này chứng tỏ môi trường đầu tư ở Việt Nam hiện nay đang thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ( đặc biệt là các nước Châu á). Điều đó cũng chứng tỏ trình độ, điều kiện , khả năng của các nhà đầu tư của các nước Châu á nói chung hay ASEAN nói riêng đang phù hợp với điều kiện, yêu cầu phát triển của Việt Nam trong thơi gian qua.
Tuy nhiên, cho đến nay trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì sự có mặt của các nhà đầu tư thuộc các tập đoàn lớn chưa nhiều. Đây là điểm cần chú ý khi lựa chọn các đối tác đầu tư sắp tới nhằm làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong yêu cầu của CNH-HĐH của ta đạt hiệu quả cao hơn.
5. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài phân theo các hình thức đầu tư.
Hiện nay , hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài và hình thức liên doanh là hai hình thức đầu tư trực tiếp nứơc ngoài phổ biến nhất tại Việt Nam. Hình thức liên doanh chiếm 46,2% số dự án chiếm tới 69,4% số vốn đăng kí (với 1694 dự án và 27,13 tỷ USD), hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm tới 71,4% số dự án và chiếm 39,5% số vốn đăng kí cả nước( với 2615 dự án và 15,45 tỷ USD). Điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng: Đầu tư nước ngoài phân theo hình thức đầu tư còn hiệu lực đến hết 20/12/2002.
(Đơn vị: tỷ USD)
Hợp tác đầu tư
Số dự án
Vốn đăng kí
Vốn thực hiện
100%VNN
2615
15,45
7,11
Liên doanh
1694
27,13
10,91
HĐHTKD
265
5,72
5,6
BOT,BTO,BT
7
1,97
0,22
Tổng số
3663
39,09
20,74
Nguồn: Bộ KH và ĐT.
Bảng: Cơ cấu đầu tư nước ngoài phân theo hình thức đầu tư còn hiệu lực đến hết 20/12/2002.
(Đơn vị:%)
Hợp tác đầu tư
Số dự án
Vốn đăng kí
Vốn thực hiện
100%VNN
71,39
39,52
34,282
Liên doanh
46,25
69,4
52,604
HĐHTKD
7,235
14,63
27,001
BOT,BTO,BT
0,191
5,04
1,0608
Tổng
100%
100%
100%
Nguồn: Bộ KH và ĐT.
Tuy nhiên theo thời gian thì hình thức liên doanh có xu hướng giảm xuống và hình thức 100% vốn nước ngoài có xu hướng tăng lên cả về con số tuyệt đối lẫn tương đối. Có rất nhiều lý do về vấn đề này như sau:
Do giai đoạn đầu hoạt động thì họ chưa có kinh nghiệm về nhiều mặt nên họ thường gặp khó khăn trong giao dịch, quan hệ...Trong điều kiện như vậy đa số nhà đầu tư thích lưa chọn hình thức liên doanh để bên nước chủ nhà đứng ra lo thủ tục pháp lý cho các doanh nghiệp. Nhưng sau một thời gian hoạt động các nhà đầu tư nước ngoài đã dần dần thông thạo, hiểu biết về pháp luật, chính sách, phong tục tập quán và cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
Do môi trường tốt nên họ yên tâm thực hiện đầu tư theo hình thức 100% vốn nứơc ngoài.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nguyên nhân chuyển thành 100% vốn nước ngoài bắt nguồn từ việc liên doanh gượng ép và không ngang tầm giữa các đối tác. Bên Việt Nam vốn góp chủ yếu là cơ sở hạ tầng và các cán bộ quản lý hạn chế. Dẫn đến bên Việt Nam bị hạn chế về nhiều mặt, trong khi các đối tác nước ngoài có tiềm lực mạnh và theo đuổi các chiến lược kinh doanh toàn cầu, nên quan điểm và chiến lược kinh doanh khác nhau.
II. Thực trạng thu hút ODA ở Việt Nam.
Ngày nay vay nợ đã trở thành xu thế tất yếu đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nó không phụ thuộc vào quốc gia đó giàu hay nghèo, chế độ chính trị thế nào...Các nhà nghiên cứu kinh tế cũng chỉ ra rằng, nếu Chính Phủ cắt giảm vay nợ cùng với cắt giảm chi tiêu cho đầu tư phát triển sẽ làm cho năng suất lao động tăng chậm lại vào thời gian sau đó. Đối với nước ta, vấn đề này lại càng có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là vay nợ từ bên ngoài. Bởi lẽ, bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế buộc chúng ta phải tăng cường mở cửa và hợp tác với tất cả các quốc gia khác trên thế giới, khi đó việc huy động vốn để giải quyết những vấn đề thương mại, hợp tác, đầu tư...sẽ trở thành một tất yếu khách quan. Hơn nữa, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển chúng ta phải có vốn. Song đây lại là thứ mà Việt Nam đang thiếu. Nên việc vay nợ và viện trợ nước ngoài của Chính Phủ hiện nay chủ yếu được thực hiện bằng việc thu hút nguồn vốn ODA thông qua hội nghị các nhà tài trơ cho Việt Nam hàng năm nhằm mục đích bổ sung vốn cho đầu tư phát triển của Nhà Nước.
1. Tình hình cam kết giải ngân ODA.
Trong những năm qua, việc huy động vốn nước ngoài thông qua vay nợ Chính Phủ mà thể hiện cụ thể bằng các khoản vay ODA đã trở thành một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước, tạo động lực cho việc khai thác và phát huy tác dụng các nguồn lực khác trong nước. Tính đến hết 2002 tổng số vốn ODA cam kết tài trợ cho Việt Nam được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng: Cam kết vốn ODA 1993-2002( tỷ USD)
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Cam kết
1,81
1,94
2,26
2,43
2,4
2,7
2,8
2,4
2,4
2,5
Tốc độ liên hoàn (%)
-
7,2
16,5
7,5
-0,01
-0.06
-0,05
11,6
0
4,2
Tốc độ tăng định gốc (%)
-
7,2
24,9
34,3
32,6
24,9
18,8
32,6
32,6
38,1
Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư.
Bảng số liệu cho thấy tổng vốn ODA cam kết tính đến năm 2002 đạt 23,6 tỷ USD( trong đó các khoản viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 15%, còn lại là các khoản vay ưu đãi). Trong tổng số các nhà tài trợ cho Việt Nam thì Nhật Bản, WB, ADB là 3 nhà tài trợ có qui mô cung cấp vốn lớn nhất , chiếm khoảng 70% giá trị cam kết về ODA. Nhật Bản là nước có mức cam kết lớn nhất, chiếm tỷ trọng 40% giá trị cam kết ODA( trong đó 4,62 tỷ USD là vốn vay ưu đãi chiếm 98,44% và 73,22% là viện trợ chiếm 1,58%. Mức ODA cam kết tài trợ cho Việt Nam đã tăng liên tục qua các năm trong 10 năm1993-2002 từ 1,81 tỷ USD năm 1993 lên 2,5 tỷ USD năm 2002 với tốc độ tăng 38,1%. Chỉ riêng 3 năm 1997,1998,1999 do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á nên số vốn cam kết có phần giảm song không đáng kể.
Nhật Bản là nhà tài trợ vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam, vốn ODA của Nhật Bản được cung cấp cho Việt Nam thông qua hai cơ quan đại diện là ngân hàng hợp tác Nhật Bản( JBIC) và cơ quan hợp tác quốc tế(JICA). Nhà tài trợ ODA lớn thứ 2 cho Việt Nam là WB, với số vốn cam kết là 2,4 tỷ USD chiếm 20,46%( trong đó 2,36 tỷ USD là vốn vay ưu đãi chiếm 97,8%, viện trợ là 53,11 triệu USD chiếm 2,25%). Bên cạnh đó thì ADB là nhà tài trợ ODA lớn thứ ba sau IBIC và WB, với hình thức là nhà tài trợ đa lĩnh vực không thể thiếu được cho Việt Nam. Thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng: Thực hiện chi tiêu( 1998-2002).
Năm
ADB
JBIC
WB
1998
127,8
306,8
220,4
1999
191,2
423,8
157,8
2000
218,9
612,7
174,3
2001
176,2
327,1
178
2002
231,7
264
260,7
Tổng
845,8
1934,4
991,1
Bảng: Tỷ lệ chi tiêu( 1998-2002).
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
ADB
17,2
23,8
22,5
19,7
26,3
JBIC
15,7
18,1
23,2
12,2
8,9
WB
20,7
12,4
12,4
12,6
16,9
2. Tình hình thực hiện cam kết ODA.
Những năm qua nguồn vốn vay nợ và viện trợ nước ngoài của Chính Phủ tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư phát triển của đất nước ngày càng tăng, bước đầu thúc đẩy và duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế-xã hội, góp phần hình thành động lực và phương hướng cho các chính sách kinh tê theo hướng CNH-HĐH đất nước( Vốn vay ưu đãi của Chính Phủ được sử dụng cho các mục đích như bù đắp bội chi ngân sách, hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế và cho vay lạil đối với các doanh nghiệp trong nước thông qua các chương trình, dự án đầu tư phát triển...Tính đến hết năm 2002 số vốn ODA giải ngân được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng: Giải ngân vốn ODA 1993-2002( triệu USD)
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Giải ngân
410
720
740
900
1000
1240
1350
1650
1500
1530
Giải ngân nhanh
89
216
203
253
153
140
120
389
341
288
GN/ CK (%)
22
37
32
37
41
46
48
68
62
61
Nguồn: Bộ KH và ĐT.
Tổng vốn ODA giải ngân trong 10 năm qua mới chỉ đạt 11,067 tỷ USD bằng 66,6% so với tổng vốn ODA đã cam kết. Nếu xét theo từng năm thì trong 10 năm qua tốc độ giải ngân vốn liên tục tăng qua các năm nhưng không ổn định từ 0,41 tỷ USD năm 1993 lên 1,53 tỷ USD năm 2002và tỷ lệ vốn giải ngân so với vốn cam kết năm 1993 mới chỉ đạt 22% thì đến năm 2002 đã lên tới 61%,năm 2000 là năm có tỷ lệ vốn giải ngân lên cao nhất trong 10 năm qua là 68%.Điều này thể hiện những tiến bộ vượt bậc nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân ODA, trong đó có vai trò quan trọng của Chính Phủ Việt Nam và nhà tài trợ.
2.1. Tình hình giải ngân ODA theo lĩnh vực đầu tư.
Trong giai đoạn 1993-2002 nguồn vốn ODA được sử dụng nhiều cho hai ngành là : công nghiệp năng lượng 26% và giao thông vận tải 27,8%, tiếp theo sau là các ngành : nông nghiệp và phát triển nông thôn 14,3%, cấp nước và vệ sinh môi trường 7%, lĩnh vực xã hội( ytế, giáo dục đào tạo, dân số...) 6,8%, còn lại là các ngành khác. Hiện nay việc sử dụng vốn vay nước ngoài nói chung và ODA nói riêng, ngày càng được chú trọng hơn vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu đã góp phần tăng giá trị sản lượng nông nghiệp với nhịp độ phát triển tương đối cao trong thời gian vừa qua, đồng thời tạo ra nguồn thu ngoại tệ để trả nợ nước ngoài. Nhiều thiết bị và công nghệ hiện đại tài trợ bằng nguồn vốn ODA được sử dụng cho một số dự án quan trọng, qui mô lớn, đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật và công nghệ cao đã tạo ra bước ngoặt mới trong sự phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác dầu khí và chế biến, viễn thông, điện lưc, hàng không...Qua đây là bảng thực hiện ODA của các nhà tài trợ cho Việt Nam
Bảng3: Nguồn vốn ODA phân theo các lĩnh vực.
ADB
JBIC
WB
%
tr USD
%
tr USD
%
tr USD
NN va NT
29
503,1
0
3.6
29
734,7
cơ sở hạ tầng
24
414
10
549
27
606,7
Giao thông/ phương tiện
37
636,1
52
2753,9
20
517,2
Ngân hàng/ tài chính/ các ngành CN
0
0
1
32,8
2
49%
Năng lượng
6
97
37
2001
22
574
Các ngành khác
4
60,1
0
0
0
0
Tổng
100
1710,3
100
5340,2
100
346
2.2. Tình hình cam kết giải ngân ODA theo vùng.
Trên phạm vi toàn quốc có 617 dự án với tông số vốn ODA được tài trợ là 11,81 tỷ USD. Các dự án này chủ yếu là nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước, hỗ trợ xoá đói giảm nghèo và một phần được sử dụng để đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao dân trí và cải thiện nguồn nhân lực. Các dự án đều được thực hiện thông qua các vùng của đất nước.
Khu vực Nam Bộ với trung tâm chính là thành phố Hồ Chí Minh là khu vực được đầu tư nhiều dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Nguồn vốn này được sử dụng chủ yếu ở khu vực này là sử dụng cho hai ngành trọng điểm: ngành năng lượng và giao thông như đầu tư vào xây dựng đường dây 500KV Bắc-Nam, các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, thuỷ điện Đại Ninh với tổng số vốn đầu tư lên tới 700 triệu USD. Bên cạnh đó thì ngành giao thông ở đây cũng được đầu tư rất nhiều ở Nam Bộ như: dự án nâng cấp đường xuyên á thành phố Hồ Chí Minh đến Phnômpênh là dự án có số vốn lên tới 100 triệu USD, rồi các dự án hành lang Đông Tây, dự án giao thông đô thị ơ thành phố Hồ Chí Minh...góp phần đáng kể vào sự thay đổi bộ mặt của khu vực Nam Bộ.
Khu vực đồng bằng Sông Hồng với tiêu điểm là thủ đô Hà Nội, đây là khu vực có số vốn lớn nhưng số dự án ít. Nguồn vốn ODA đầu tư vào đây chủ yếu là đầu tư vào ngành giao thông phục vụ cho thủ đô Hà Nội thông qua đầu tư vào các tuyến đường, bên cạnh đầu tư phục vụ cho Hà Nội thì nguồn vốn này cho đến nay còn tập trung đầu tư vào các tỉnh như Hải Phòng, Hải Dương... để phục vụ cho các ngành công nghiệp. Còn vấn đề đầu tư cho giáo dục thì nguồn vốn này chủ yếu đầu tư ở Hà Nội thông qua việc cải thiện cơ sở vật chất, cải thiện các phương pháp giảng dạy ở các trường học...
III. Đánh giá tình hình thu hút nguồn vốn nứơc ngoài.
Trải qua một thời gian dài chúng ta sống trong thời kỳ bao cấp với tư duy đơn giản, cực đoan, bảo thủ, trì truệ để đi đến phủ nhận những thành quả của nhân loại, phủ định những thành tựu khoa học công nghệ, quản lý kinh tế và những gì thuộc về chủ nghĩa tư bản. Với sự đột phá mới trong tư duy nhìn thẳng vào sự thật, nói và làm trên những tiến bộ của nhân loại...Đại hội Đảng lần thứ VI là mốc đánh dấu sự kiện này, đưa chúng ta nhận thức lại các qui luật kinh tế, đồng thời đề ra đường lối phát triển của đất nước mình. Đó chính là đường lối phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Trong điều kiện ngày nay và qua thực tiễn các nước đi trước đã chứng minh rằng sự lựa chọn chính sách kinh tế mở của Đảng và Nhà Nước ta là hoàn toàn đúng đắn. Và nó phải được thể hiện trên cả hai khía cạnh là mở trong nước và mở với bên ngoài( đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, thu hút đầu tư nước ngoài...). Chính sách này đòi hỏi đặc bịêt quan tâm đến nhu cầu bức thiết của khu vực hoá, quốc tế hoá nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh...mà nền kinh tế Việt Nam không thể tách rời nó.
Đại hội Đảng VII đã tuyên bố:" Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển". Đây chính là tiền đề quan trọng cho sự thành công. Điều đó được thể hiện phần nào qua kết quả đạt được của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
1. Kết quả đạt được của ODA.
Trong những năm qua nguồn vốn huy động được từ bên ngoài qua vay nợ của Chính Phủ đặc biệt là khoản vay ODA đã trở thành nguồn vốn quan trọng bổ sung cho các mục tiêu phát triển, tạo động lực cho việc khai thác và phát huy tác dụng của các nguồn lực khác trong nứơc. Những năm qua nguồn vốn vay nợ và viện trợ nước ngoài của Chính Phủ tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư phát triển của đất nước ngày càng tăng, bước đầu thúc đẩy và duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế xã hội, góp phần hình thành động lực và phương hướng cho các điều chỉnh chính sách kinh tế theo hướng CNH-HĐH đất nước.
Vốn vay ưu đãi của Chính Phủ đã được sử dụng để bổ sung, tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề và các lĩnh vực làm cho nước ta từng bước chuyển biến theo hướng của một nền kinh tế thị trường hiện đại. Nó được thể hiện phần nào qua bảng số liệu sau:
Bảng: Phân phối ODA theo vùng đến năm 2002.( Tỷ USD)
Vùng
Vốn ODA( cam kết)
Tỷ trọng(%)
Vùng núi phía Bắc
0,546
21
Đồng băng Sông Hồng
0.624
24
Bắc Trung Bộ
0.26
10
Nam Trung Bộ
0.234
9
ĐB SCL
0.364
14
Tây Nguyên
0.13
5
Nam Bộ
0.442
17
Tổng
2.6
100
Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư).
Qua bảng số liệu trên ta thấy được điều đáng ngạc nhiên là vùng núi phía Bắc lại có nguồn phân bổ ODA khá lớn chiếm 21% tổng vốn ODA cam kết, điều đó thể hiện sự quan tâm kịp thời và đúng mức của các nhà tài trợ và của Nhà nước đến phát triển kinh tế của các vùng nói riêng và đất nước nói chung. Qua đó cũng thể hiện trong thời gian qua các vùng đã chú trọng chủ động và tích cực thu hút các nguồn vốn phục vụ cho quá trình phát triển.
Bên cạnh việc tài trợ ODA cho các vùng thì các ngành cũng được các nhà tài trợ quan tâm và qua đó bằng nguồn vốn được tài trợ của mình các ngành cũng đóng góp phần nào cho sự phát kinh tế của đất nước.
Bảng: Thu hút ODA theo ngành đến năm 2002.
Ngành
Giá trị(Triệu USD)
Tài nguyên thiên nhiên
58
Công nghiệp
59
Sức khoẻ
89
Nông nghiệp
100
Phát triển nguồn nhân lực
106
Quản lý kinh tế
117
Phát triển xã hội
122
Phát triển khu vực
126
Năng lượng
150
Giao thông
375
(Nguồn: Nghiên cứu về ODA của UNDP 2002)
Qua bảng số liệu ta thây ngành giao thông chiếm một khối lượng vốn ODA áp đảo với 375 triệu USD, tiếp đến là ngành năng lượng với số vốn ODA là 150 triệu USD , hai ngành này luôn dẫn đầu về số vốn ODA được phân bổ. Nó góp phần cải thiện về điều kiện cơ sở hạ tầng của nước ta, giảm chi phí cho các nhà đầu tư khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam Bên cạnh đó thì hiện nay việc sử dụng vốn ODA ngày càng được chú trọng hơn vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu đã góp phần làm tăng giá trị sản lượng nông nghiệp với nhịp độ tương đối cao trong thời gian vừa qua, đồng thời tạo ra nguồn thu ngoại tệ để trả nợ nước ngoài. Nhiều thiết bị và công nghệ hiện đại tài trợ bằng nguồn vốn ODA sử dụng cho một số dự án quan trọng , qui mô lớn, đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật và công nghệ cao đã tạo ra một bước ngoặt mới trong sự phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác dầu khí, viễn thông, điện lực, hàng không...
Bên cạnh đó nguồn vốn ODA đã đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách về vốn để thực hiện các mục tiêu đầu tư của các doanh nghiệp qua các hình thức như cho vay lại, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất và đầu tư chiều sâu nằm nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất và dịch vụ, nâng cao năng lực của nền sản xuất xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, tiếp thu được các công nghệ mới và nhận chuyển giao công nghệ mới đã giúp các doanh nghiệp có cơ hội được đào tạo và đào tạo lại nhân lực của mình , nâng cao được kĩ năng quản lý, nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ theo hướng tiếp cận với công nghệ và kỹ năng tổ chức, quản lý tiên tiến của các nước công nghiệp phát triển, góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập của nước ta với khu vực và thế giới.
2. Kết quả đạt được của FDI.
Kể từ ngày 31 tháng 12 năm 1987 luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua, một phạm trù kinh tế mới mẻ đã hình thành, phát triển và trở thanh một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam. Số thời gian chưa đủ dài để có thể đánh giá một cách tỉ mĩ, nhưng qua đây chúng ta cũng có thể thấy được phần nào kết quả mà FDI mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
2.1. FDI góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35657.doc