MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Giới thiệu chung về Bảo hiểm y tế (BHYT) 2
1.1 Sự cần thiết và tỏc dụng của BHYT 2
1.1.1 Sự cần thiết của BHYT 2
1.1.2 Tỏc dụng của BHYT 2
1.2 Đối tượng và phạm vi BHYT 3
1.2.1 Đối tượng BHYT 3
1.2.2 Phạm vi BHYT 3
1.3 Hỡnh thức và phương thức BHYT 4
1.3.1 Hỡnh thức BHYT 4
1.3.2 Phương thức BHYT 6
1.3 Quỹ BHYT và mục đích sử dụng quỹ BHYT 6
1.4.1 Quỹ BHYT 6
1.4.2 Mục đích sử dụng quỹ 7
2. Khỏi quỏt về BHYT ở Việt Nam 8
2.1 Sự ra đời và phát triển của BHYT ở Việt Nam 8
2.2 Quy định của nhà nước về BHYT hiện nay 9
2.3. Thực trạng BHYT ở Việt nam 10
3. Tỡnh hỡnh thực hiện BHYT cho người nghèo ở Việt Nam hiện nay. 12
3.1 Cơ sở thực hiện BHYT cho người nghèo ở Việt Nam 12
3.2 Kết quả thực hiện BHYT cho người nghèo ở Việt Nam 14
3.3 Đánh giá kết quả thực hiện 20
3.3.1 Ưu điểm 20
3.3.2 Khó khăn khi triển khai BHYT cho người nghèo hiện nay. 21
3.3.3 Nguyờn nhõn 22
4. Một vài kiến nghị để thực hiện chính sách BHYT cho người nghèo hiệu quả hơn 22
KếT LUậN 25
Tài liệu tham khảo 26
27 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2444 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tình hình thực hiện bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty BH. Mức chi trả theo mức đã ký trong hợp đồng.
1.3.2 Phương thức BHYT
Trên thế giới có nhiều phương thức BHYT, tuy nhiên căn cứ vào mức độ thanh toán chi phí KCB cho người có thẻ BHYT, BHYT có các phương thức sau:
+ BHYT trọn gói: Là phương thức BHYT mà cơ quan BHYT sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT cho người được BHYT.
+ BHYT trọn gói, trừ các đại phẩu thuật: Là phương thức BHYT mà cơ quan BHYH chịu trách nhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT cho người được BHYT, trừ các cuộc đại phẩu thuật (theo quy định của cơ quan y tế).
+ BHYT thông thường : Là phương thức BHYT trong đó trách nhiệm của cơ quan BHYT được giới hạn tương xứng với trách nhiệm và nghĩa vụ của ngươì được BHYT.
Quỹ BHYT và mục đích sử dụng quỹ BHYT
1.4.1 Quỹ BHYT
Một tổ chức muốn tồn tại và thực hiện được các mục tiêu của mình đều cần phải có tài chính. BHYT cũng vậy để thực hiện các mục đích nhân đạo của mình, BHYT phải có một quỹ tài chính: đó là Quỹ BHYT, Quỹ BHYT là qũy tiền tệ được hình thành từ nguồn thu phí bảo hiểm và các nguồn thu hợp pháp khác, Quỹ tồn tại độc lập có quy mô phụ thuộc vào số lượng thành viên đóng góp và mức đóng góp của các thành viên.
Với mục đích nhân đạo của BHYT, không có mục đích kinh doanh nên mức đóng của người sử dụng lao động đóng 50%-66% mức phí, còn người lao động đóng 34%- 50% mức phí BH. Mức phí BH đóng phụ thuộc vao nhiều yếu tố như xác suất bệnh, chi phí y tế, độ tuổi tham gia BHYT… ngoài ra có nhiều mức phí khác nhau cho những người có khả năng tài chính khác nhau trong việc nộp phí lựa chọn … Phí BHYT thường được tính trên cơ sở các số liệu thống kê về chi phí y tế và số người tham gia BHYT thực tế trong thời gian liền kề trước đó.
*Quỹ BHYT được hình thành từ các nguồn sau:
+ Tiền thu BHYT do người sử dụng lao động và người tham gia BHYT đóng.
+ Các khoản nhà nước đóng BHYT cho đối tượng theo quy định và các khoản hỗ trợ khác của nhà nước (nếu có).
+ Tiền sinh lời do các biện pháp hợp pháp nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHYT.
+ Các khoản thu từ nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Các khoản thu hợp pháp khác.
Mục đích sử dụng quỹ
Có một quỹ tài chính độc lập được đóng góp từ nhiều nguồn, việc sử dụng quỹ như thể nào để bảo đảm được nguyên tắc cân đối thu chi, và phải làm thế nào để huy động và xử dụng hiệu quả nguồn quỹ, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế ngày càng cao và sự gia tăng của chi phí y tế. Với mục đích sử dụng quỹ là để thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người tham gia BHYT theo phạm vi quyền lợi mà người tham gia BHYT được hưởng và các khoản chi phí khác theo quy định. Sau khi hình thành, quỹ BHYT được sử dụng như sau :
+ Chi thanh toán chi phí y tế chi người được BHYT – Đây là khoản chi thườn xuyên, lớn nhất của quỹ BHY
+ Chi dự trữ, dự phòng dao động lớn – Khoản chi này thường được tồn tích lại trong thời gian dài nhằm đảm bảo cho quyền lợi của người tham gia BHYT.
+ Chi đề phòng, hạn chế tổn thất : khoản chi này được chi ra với mục đích làm giảm thiểu tổn thất nếu rủi ro xảy ra – đay là khoản giảm chi thanh toán chi phí BHYT cho người được BHYT.
+ Chi quản lý : Các khoản chi quản lý hành chính nhằm đảm bảo cho hoạt động của bộ máy BHYT diễn ra bình thường.
Nếu cơ quan quản lý BHYT là cơ quan không thuộc nhà nước mà là đơn vị kinh doanh thì phải đóng thuế. Mức chi và tỉ lệ các khoản chi này phụ thuộc vào quyết định của cơ quan chủ quản- BHYT, và thay đổi theo từng điều kiện cụ thể . Do có hai hình thức BHYT là tự nguyện và bắt buộc nên hình thức tổ chức và quản lý quỹ là khác nhau.
2. Khái quát về BHYT ở Việt Nam
2.1 Sự ra đời và phát triển của BHYT ở Việt Nam
Sự phát triển của BHYT gắn liền với định hướng, quan điểm của Đảng qua các nghị quyết, văn kiện quan trọng mà khởi đầu là Đại hội VI năm 1986. Thực hiện chủ trương đổi mới trong lĩnh vực y tế, Nghị quyết đã đề ra phương châm: “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đây là chủ trương mới xóa bỏ bao cấp trong KCB, huy động nguồn lực trong cộng đồng cùng nhà nước chăm lo bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Trước mhững vấn đề cấp bách đặt ra đối với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân thời kì đổi mới, xóa bỏ bao cấp. BHYT ra đời theo NGhị định 299-HĐBT, có hiệu lực từ ngày 1/10/92 của Hội đồng bộ trưởng, chính thức đi vào hoạt động và thực hiện theo điều lệ BHT ban hành kèm theo NĐ này, và sau đó sửa đổi để tự hoàn thiện theo NĐ 58/CP năm 1998.
Trước những vấn đề đặt ra trong công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, ngày 23/2/2005 Bộ chính trị -ban chấp hành TW khóa IX ra nghị quyết 46NQ-TW với nhận định: BHYT được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng” , Nghị quyết nêu rõ định hướng: “Phát triển BHYT toàn dân, nhằm từng bước đạt công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện chia se giữa người nghèo với người giau, người khỏe với người ốm, người trong độ tuổi lao động với trẻ em và người già”. Ngày 18/4/2005 chính phủ ban hành nghị quyết số 05 /2005 /NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa các họat động giáo dục, y tế ,văn hó, thể dục thể thao tiếp tục thực hiện nhất quán tư tưởng , quan điểm phát triển BHYT :” thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2010” . Hiện nay chủ trương thực hiện BHYT toàn dân đang được Quốc hội thảo luận và tìm các giải pháp thich hợp để có một khung pháp lý hợp lý đẩy nhanh tiến trính BHYT toàn dân.
Hiện nay ở Việt Nam có 2 hình thức BHYT; đó là BHYT tự nguyện và BHYT bắt buộc, cả hai hình thức đều được thực hiện với mục đích góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia khi không may gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật từ đó khôi phục phát triển sản xuất và đời sống.
Đối với BHYT bắt buộc thì đối tượng tham gia là chủ sử dụng lao động và người lao động ở các đợn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể… những tổ chức có hưởng lương, BHYT tự nguyện được áp dụng cho tất cả các đối tượng có nhu câu tham gia và có khả năng tham gia, kể cả những đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc nhưng muốn tham gia BHYT tự nguyện để được hưởng mức dịch vụ BHYT cao hơn người tham gia BHYT bắt buộc; người nước ngoài đến học tập và làm việc tại Việt Nam.
2.2 Quy định của nhà nước về BHYT hiện nay
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, đã có ba Nghị định về BHYT đó là NĐ 299/HĐBT ban hành về diều lệ BHYT chính thức khai sinh chính sách BHYT tại Việt Nam, tiếp theo chính phủ ban hành hai NĐ 58/CP và 63/CP. Ngày 16/5/2005, chính phủ ra nghị định số 63/CP ban hành Điều lệ BHYT mới thay cho Nghị định số 58/CP. NĐ 63 ra đời mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT bắt buộc, Mở rộng quyền lợi cho người tham gia kể cả thanh toán chi phí vận chuyển, các bệnh bẩm sinh và tai nạn giao thông. Bỏ chế độ cùng chi trả , mở rộng quyền hạn cho cơ quan BHXH trong việc tổ chức đại lý BHYT. Nghị định 63 ra đời đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của chính sách BHYT để hướng tới mục tiêu BHYT toán dân. quyền lợi của người tham gia được bảo đảm toàn diện.
Đối với BHYT tự nguyện: hiện nay đang được thực hiện trên cơ sơ NĐ 63/CP và được bổ sung thêm bởi các quy định của thông tư 06 /2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30/3/2007 của bộ y tế và bộ tài chính. Có điều kiện triển khai như sau :
1.Đối với thành viên hộ gia đình: Triển khai theo địa bàn xã, phường, thị trấn khi có đủ điều kiện sau:
- 100% thành viên trong hộ gia đình tham gia, trừ những người tham gia BHYT bắt buộc và trẻ em dưới 6 tuổi )
- Ít nhất 10% số hộ gia đình trong phạm vi địa bàn tham gia.
2.Đối với học sinh sinh viên triển khai theo nhà trường
- Điều kiện ít nhất 10% số HSSV trong nhà trường tham gia.
Trên đây là điều kiện đủ để thực hiện BHYT tự nguyện ở Việt Nam. Thông tư này đã tác động rất lớn đến số lượng tham gia BHYT tự nguyện, đặc biệt đối tượng là người nghèo, cận nghèo.
2.3. Thực trạng BHYT ở Việt nam
Ra đời từ năm 1992 đến nay, chính sách bảo hiểm y tế đã khẳng định được tính đúng đắn trong việc lựa chọn tài chính để giảm bớt gánh nặng chi phí khám chữa bệnh, chia sẻ rủi ro trong cộng đồng, tạo điều kiện cho nhiều người được khám chữa bệnh hơn. Hơn 14 năm qua, BHYT đã góp phần to lớn trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người dân. Trong qua trình hình thành và phát triển, BHYT Việt Nam không ngừng được bổ sung và hoàn thiện về nội dung cũng như cơ chế quản lý. Đã thể hiện sâu sắc tính nhân đạo, chia sẽ rủi ro trong cộng đồng, nhiều người bệnh nặng, chi phí cao đã được cộng đồng người tham gia giúp đỡ, nhiều người dân có đóng BHYT cả dời cũng không đủ để chi trả điều trị, người bệnh được sử dụng các kĩ thuật cao như chụp cắt lớp, điều trị ung thư, điều trị can thiệp tim mạch… đã được hưởng BHYT.
Hiện nay cả nước có 36,78 triệu người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và 11,1 triệu người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Mỗi năm khoảng 60 triệu người được khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm. Tuy vậy, đa số những đối tượng tự nguyện đều không mặn mà với bảo hiểm, tham gia không ổn định, chủ yếu là những người có nguy cơ đau ốm, bệnh tật, sức khoẻ yếu…, mức đóng của đối tượng bắt buộc lại thấp. Theo quy định hiện hành, mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc là 3% tiền lương và phụ cấp. Mức đóng của người nghèo là 80.000 đồng/người/năm…Mấy năm gần đây, mức đóng bảo hiểm tăng nhanh nhờ lộ trình điều chỉnh tiền lương. Nhưng, lại có sự chênh lệch rất lớn giữa khu vực bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện. Từ đó dẫn đến quỹ bảo hiểm y tế mất cân đối thu chi nghiêm trọng. Bình quân mức đóng của cả hai loại hình bắt buộc và tự nguyện đều chưa đáp ứng được nhu cầu chi phí y tế thực tế và không bảo đảm tính công bằng giữa các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm. Báo cáo của UB các vấn đề xã hội cho biết, việc mở rộng quyền lợi cho bệnh nhân BHYT và điều kiện tham gia BHYT tự nguyện từ năm 2005 là một trong những nguyên nhân khiến quỹ BHYT thâm hụt nghiêm trọng. Tần suất KCB tăng, số người có thẻ tăng vọt nhưng phần lớn là loại hình tự nguyên ( với tỉ lệ cao người già, người có sẵn bệnh) và người nghèo được nhà nước phát thẻ. Với hai đối tượng này mức đóng rất thấp nhưng số chi cho hị lại rất lớn. Chỉ trong hai năm, 2005-2006, Quỹ BHYT đã bội chi gần 2000 tỷ đồng , xấp xỉ số tiền tích lũy 12 năm thực hiện BHYT. Riêng trong năm 2006 đã bội chi 1620 tỷ đồn, trong đó 862 tỷ cho người nghèo, và một con số khác cho bệnh nhân BHYT tự nguyện.
Chỉ chín tháng thực hiện qui định BHYTT hiện hành(thông tư 06), số người tham gia loại hình này đã tụt từ 3 triệu xuống còn 700.000 người, đặt ra câu hỏi có những bất cập gì trong chính sách BHYT? BHXH VN sẽ phải sử dụng 2.000 tỉ đồng tạm ứng từ Quỹ Bảo hiểm xã hội để thanh toán. Trung bình, trong 6 tháng đầu năm nay, cứ 100 người có thẻ BHYT tự nguyện thì có 280 lượt KCB ngoại trú và 22 lượt nội trú/năm. Như vậy, những thẻ BHYT tự nguyện được mua phần lớn bởi những người có nhu cầu khám chữa bệnh thật sự, thường xuyên.
Nhu cầu đó là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, đó là bài học đắt giá cho việc thực hiện chính sách BH nói chung ở VN, bởi do công tác vận động kém, không thu hút được những người khoẻ mạnh tham gia, và phương hướng giải quyết thế nao để BHYT thật sự là chính sách xã hội đảm bao công bằng trong chăm sóc sức khỏe cho toàn dân, và hướng tới thực hiện BHYT toàn dân.
3. Tình hình thực hiện BHYT cho người nghèo ở Việt Nam hiện nay.
3.1 Cơ sở thực hiện BHYT cho người nghèo ở Việt Nam
Hướng tới BHYT toàn dân, hướng tới đảm bảo công bằng trong khâu khám chữa bệnh , đảm bảo quyền lợi của mọi thành viên tham gia BHYT. Thực hiện BHYT ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, đặc biệt khi sự phân hóa giàu nghèo này càng sâu sắc, số đối tượng người nghèo cần sự quan tâm chia sẽ của các thành viên trong xã hội, nâng cao chất lượng sống và tiếp cận với các dịch vụ tối thiếu trong cuộc sống, nhìn chug đã được nhà nước quan tâm. Chính sách BHYT cho người nghèo nằm trong chương trình ASXH của Đảng và nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn chưa được nhà nước mua thẻ BHYT, do đó khi đi khám chữa bệnh vẫn phải đóng viện phí, gặp rất nhiều khó khăn.
* Để giải quyết những khó khăn bất cập về kinh phí KCB cho người nghèo và mở rộng diện người nghèo được tham gia BHYT, ngày 29/1/1999 Bộ lao động thương binh xã hội, bộ y tế, bộ tài chính ban hành thông tư số 05/1999/TTLT : Hướng dẫn việc thực hiện KCB được miễn nộp một phần viện phí đối với người thuộc diện quá nghèo quy định tại nghị định 95/CP. Theo quy định của thông tư này thì đối tượng được cấp thẻ BHYT là những người thuộc diện qúa nghèo với mệnh giá thẻ là 30000VNĐ/thẻ/năm. Kinh phí dùng mua thẻ được trích từ các nguồn : Chi đảm bảo xã hội, từ quỹ xóa đói giảm nghèo, ngân sách địa phương, các nguồn hỗ trợ khác…
* Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều bất cập về cơ chế tạo nguồn tài chính mua thẻ BHYT cho người nghèo, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 139/2002/QĐ-TTg về việc KCB cho người nghèo. Vấn đề quan trọng cua QĐ139 là thành lập quỹ KCB cho người nghèo với định mức tối thiểu là 70000đ/người/năm. Quỹ KCB cho người nghèo là quỹ của nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc không vì lợi nhuận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Qũy được hình thành từ các nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước đảm bảo tối thiểu 75% tổng giá trị của qũy, ngoài ra tùy điều kiện từng địa phương có thể tăng chi cho quỹ từ nguồn ngân sách địa phương.
- Ngoài ra còn có đóng góp của cá nhân tổ chức trong và ngoài nước.
- Qũy được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và được hưởng lãi suất theo quy định hiện hành.
Theo QĐ này thì chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, quản lý và sử dụng quỹ KCB cho người nghèo như sau:
- Mua thẻ BHYT cho người nghèo với mệnh giá 50000đ/người/năm hoặc thực thanh thực chi cho dịch vụ KCB tại tuyến xã và viện phí cho các đối tượng theo quy định.
- Đồng thời hỗ trợ một phần viện phí cho các trường hợp gặp khó khăn đột xuất do mắc các bệnh nặng chí phí cao…
* Với mục tiêu: BHYT là một chính sách xã hội do nhà nước thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân và các tổ chức có liên hướng tới mục tiêu công bằng xã hội, hiệu quả trong khám, chữa bệnh và toàn dân tham gia. Chính phủ đã ban hành NĐ63/2005/NĐ-CP, Nội dung nghị định nêu rõ, bệnh nhân được hỗ trợ một phần chi phí để thanh toán các dịch vụ kỹ thuật cao như chẩn đoán hình ảnh, can thiệp tim mạch, được thanh toán các chi phí điều trị do tai nạn giao thông xét theo nguyên nhân bị tai nạn và được chi phí về phục hồi chức năng trong thời gian điều trị, khám chữa bệnh.
Những người nghèo (theo tiêu chí người nghèo do nhà nước ban hành), người có công với cách mạng, người đang sinh sống hoặc công tác ở vùng sâu, vùng xa được thanh toán chi phí vận chuyển khi chuyển tuyến điều trị. Với mức đóng là 50000đ/người /năm. Nguồn kinh phí này do NSNN cấp. Như vậy, từ 01/7/05 việc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo chỉ thực hiện thông qua hình thức duy nhất là BHYT. Hướng tới toàn bộ người người nghèo trong cả nước sẽ được cấp thẻ KCB, để được hưởng quyền lợi theo chế độ BHYT.
Ngoài ra, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh (trừ các dịch vụ kỹ thuật cao) thay vì chỉ được thanh toán 80% tổng chi phí điều trị như hiện nay. Đồng thời, sẽ có nhiều phương thức thanh toán bảo hiểm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm và chủ động cho các cơ sở khám chứa bệnh, trong đó có phương thức thanh toán theo phí dịch vụ, theo định suất, thanh toán từng nhóm bệnh...
* Thông tư 06 quy định việc thực hiện BHYT tự nguyện: đối với thành viên hộ gia đình triển khai theo địa bàn xã, phường, thi trấn. Và đối với học sinh, sinh viên: triển khai theo nhà trường. Các quy định về điều kiện tham gia BHYT tự nguyện đã ảnh hưởng rất lớn đến đối tượng là người nghèo và cận nghèo đang mong muốn tham gia BHYT tự nguyện. Bởi những hạn chế trong điều kiện tham gia BHYT tự nguyện, do đó hiện nay Quốc hội đang có những thảo luận về thông tư 06 và đưa ra dự thảo về luật BHYT.
3.2 Kết quả thực hiện BHYT cho người nghèo ở Việt Nam
Quá trình thực hiện các chính sách của nhà nước đối với việc khám chữa bệnh cho người nghèo nhìn chung có nhiều bước chuyển tích cực. Thông tư số 05/1999/TTLT quy định những người thuộc diện quá nghèo theo quy định tại NĐ 95/Cp cuả chính phủ mới được cấp thẻ BHYT miễn phí, còn đại bộ phận người nghèo khác không được cấp thẻ, đã tạo ra sự mất công bằng trong chính sách, gây khó khăn cho địa phương khi xét chọn đối tượng người nghèo, làm cho nhiều người hiểu sai tính ưu việt của chính sách cấp thẻ cho người nghèo của Đảng và nhà nước. Hình thức cấp thẻ BHYT cho người nghèo là hình thức có nhiều ưu điểm nhất, với hình thức này người nghèo được khám chữa bệnh như hình thức BHYT bắt buộc. Tuy nhiên, kết quả thực tế cho thấy do kinh phí hạn hẹp nên thực tế số người nghèo được cấp thẻ KCB miễn phí còn ít và có sự khác nhau giữa các tỉnh. Trạm y tế xã là nơi người nghèo thường sử dụng nhất khi cần KCB nhưng hầu hết lại không được miễn giảm phí khi KCB ở tuyến xã- đây là hạn chế việc sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo ở tuyến y tế cơ sở. Đối với tuyến trên, mặc dù được miễn giảm phí nhưng trên thực tế người nghèo vẫn gặp rất nhiều khó khăn do vẫn phải chi cho các chi phí KCB gián tiếp như ăn uống, đi lại. Do vậy nhiều người nghèo được hưởng chế độ miễn giảm KCB nhưng vẫn không đến được cơ sở y tế.
Khắc phục những nhược điểm đó QĐ số 139/2002/QĐ-TTg thành lập quỹ KCB cho người nghèo do UBNN các tỉnh quản lý, các địa phương có thể vận dụng 1 trong 2 phương thức: Thực hiện thực thanh thực chi hoặc mua thẻ KCB cho người nghèo. Cuối năm 2004 cả nước mới có 33 địa phương áp dụng phương thức mua thẻ BHYT cho 3,6 triệu người nghèo, chiếm khoảng 30% số người nghèo cả nước.
Viện phí vẫn là rào cản đối với người nghèo trong việc tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Do đó các chính sách miễn giảm đối với các đối tượng không có khả năng chi trả đã được áp dụng thông qua quỹ Bảo trợ xã hội ở mỗi tỉnh, hình thức miễn giảm gồm: cung cấp thẻ BHYT, cung cấp giấy chứng nhận được KCB miễn phí hoặc sổ hộ nghèo… Quyết định số 139 /QĐ-TTg là cơ sở quan trọng trong việc hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ CSSS. Thực tế kinh phí cấp cho việc KCB cho người nghèo liên tục tăng, tuy nhiên để số kinh phí trên đến được tay người nghèo vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Ví dụ: kinh phí cấp khám chữa bệnh cho người nghèo năm 2003 la 520 tỷ đồng thì đến năm 2006 đã lên tới 900 tỷ đồng. Và dự kiến còn tăng đến hơn 2000 tỷ trong những năm tới, nhưng dịch vụ CSSS của người nghèo có được cải thiện? là một câu hỏi cần được quan tâm.
Sau một năm triển khai thực hiện Quyết định 139, công tác khám chữa bệnh cho người nghèo đã thu được những thành tựu đáng kể:
Một là, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã thành lập Ban chỉ đạo khám chữa bệnh cho người nghèo.
Hai là, trong năm 2003, Bộ Tài chính đã cân đối từ ngân sách Nhà nước cấp cho 100% đối tượng được hưởng theo Quyết định 139 (522 tỷ đồng cho 11 triệu người). Ngoài ra, các tỉnh, thành phố cũng huy động được hơn 20 tỷ đồng cho Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo của các địa phương.
Ba là, có hai phương thức thực hiện chủ yếu là Quỹ khám chữa bệnh thanh toán theo chế độ thực thanh, thực chi (chủ yếu ở các tỉnh miền núi) đạt 56,1% và mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo (chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng) đạt 27,7%. Như vậy là đã có 83,8% người nghèo được hưởng lợi từ Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo.
Bốn là, đã khuyến khích được nhiều nhà tài trợ quan tâm tới chủ trương trên và có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ cho người nghèo.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, khi triển khai Quyết định 139 đã bộc lộ một số hạn chế. Công tác truyền thông chưa sâu rộng, nhiều tỉnh chưa hiểu một cách cặn kẽ phương thức thanh toán. Nhiều người nghèo chưa hiểu hết ý nghĩa của chủ trương khám chữa bệnh cho người nghèo. Y tế cơ sở các xã còn nghèo, vừa yếu và hầu như chưa có bác sỹ, trong khi quy định chỉ có bác sỹ mới được khám chữa bệnh cho người nghèo. Ngoài ra hệ thống chính sách chưa đồng bộ, trần bảo hiểm y tế còn thấp. Chưa có văn bản hướng dẫn thu phí ở trạm y tế xã. Phương thức huy động các nguồn nhằm phát triển Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo ở mỗi địa phương mỗi khác...
Từ khi nghị định 63/2005/NĐ/CP được ban hành thì kể từ ngày 1/7/2005,tất cả người lao động đều là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. Người tham gia BH được thanh toán các chi phí mà trước đây không có, đó là các chi phí điều trị tai nạn giao thông, chi phí điều trị tai nạn lao động, thanh toán cho các thủ thuật và phẫu thuật, những ca bệnh cần biệt dược đắt tiền hay điều trị kinh niên như chạy thận, ghép gan… cũng được hỗ trợ trong giới hạn quy định. Người tham gia sẽ được thanh toán 100% chi phí KCB (trừ các dịch vụ kĩ thuật cao), thay vì thanh toán 20% chi phí điều trị như trước. Như vậy có thêm 16 triệu người được hưởng lợi. Tất cả đối tượng là người nghèo (quy định tại Quyết định 139/QĐ-TTg) sẽ được tham gia BHYT, theo Bộ LĐ_TB&XH hiện nay cả nước co 14 triệu người nghèo nhưng mới có trên 3 triệu người tham gia BHYT, sau nghị định 63, trên 10 triệu người còn lại sẽ tiếp tục được tham gia BHYT. Tuy nhiên có thể mức đóng BHYT là khác nhau. Tính đến 31/12/2006 hầu hết các địa phương đã thực hiện BHYT cho người nghèo, chỉ còn 3 địa phương chưa thực hiện( Hòa Bình, Quảng Trị, Phú Yên). Người nghèo trở thành đối tượng tham gia BHYT nhiều nhất. Cụ thể như sau:
SO SÁNH SỐ NGƯỜI THAM GIA BHYT CUẢ CÁC ĐỐI TƯỢNG
( đơn vị: người )
chỉ tiêu
2005
2006
so sánh: 2006/2005
người nghèo
4646979
14978859
322,0
bắt buộc khác
9227692
10130769
110,0
TNHS
7746425
7102168
92,0
TNND
1534233
2021225
132,0
cộng
23155329
34233021
148,0
Như vậy người nghèo được cấp thẻ BHYT, số người nghèo được tham gia BHYT ngay một tăng, điều đó cũng đồng nghĩa với quyền lợi của người nghèo càng ngày càng được bảo đảm, người nghèo đi KCB không phải trả tiền. Quyền lợi khi KCB được mở rộng hơn trước, cơ bản được thanh toán tất cả các chi phí KCB theo giá viện phí, bao gồm cả chi phí dịch vụ kĩ thuật cao, chi phí chuyển viện theo đúng quy định...
Tuy nhiên, đa số người nghèo do ở xa các trung tâm y tế, các cơ sở KCB, đặc biệt là các đồng bào vùng sâu vúng xa đi lại khó khăn nên ngại đi KCB, thực tế đólàm cho tần suất KCB của đối tượng người nghèo nhìn chung là rất thấp. Năm 2006, tần suất KCB của đối tượng người nghèo chỉ có 0,92 lần/ thẻ/năm con số này của đối tượng bắt buộc khác là 2,87, tự nguyện học sinh là 1.05 cao nhất là đối tượng tự nguyện nhân dân 5,15. cụ thể như sau:
Đối tượng
số lượt KCBBQ/ thẻ -năm
chi BQ/ lần –thẻ (đ/lần KCB)
Người nghèo
0,92
68000
BB khác
2,87
109000
TNHS
1.05
53000
TNND
5,15
106000
Cộng
1,17
92000
Một lần KCB bình quân(ngườiọi trú và ngoại trú) cũng thấp hơn một số đối tượng khác, chỉ có 68000 đồng /lượt, thấp hơn cả mức bình quân 92000 dồng của tất cả các đối tượng. Trong khi đó, đối tượng bắt buộc khác nhau là 109000đồng, tự nguyện nhân dân là 106000 đồng.
Mức chi phí bình quân cuả một lần KCB của các đối tượng tuy chỉ có chênh lệch nhau, tần suất KCB của các đối tượng cũng khác nhau, nhưng do mức đóng BHYT của các đối tượng. Mức đóng BHYT năm 2006 một thẻ là 127000đ. nhưng mức chi phí KCB là chi 64000đ nhưng mức chi phí KCB BQ là 164000đ, âm 37000đ. cụ thể như sau:
So sánh cân đối thu BQ một thẻ BHYT năm 2006
Đối tượng
tổng số thẻ
thu BQ/ thẻ
chi BQ/ thẻ(đ)
chênh lệch BQ/ thẻ(đ)
người nghèo
14978859
51000
62000
-11000
bb khác
10130769
301000
314000
-13000
TNHS
7102168
45000
56000
-11000
TNND
2021225
109000
547000
-438000
cộng
34233021
127000
164000
-37000
Nhìn vào bảng ta thấy mức BHYT của tất cả các đối tượng đều thấp hơn so với mức hưởng. Với chính sách thu hci BHYT như hiện nay thì càng tăng số người tham gia BHT thì quỹ càng bị thâm hụt. Trong đó, mức bù lỗ cho một thẻ BHYT của đối tượng tự nguyện nhân dân là cao nhất(-438000đ/ thẻ). Đây là một khó khăn lớn nhất trong việc thực thi chính sách BHT cho đối tượng nói chung và đối tượng BHYT người nghèo nói riêng.
Thực trạng đó, dẫn đến quỹ BHYT năm 2006 bị mất cân đối. số thu không đủ cho số chi, quỹ bị bội chi khoảng 1500 tỷ đồng. Trong đó, quỹ KCB củ tất cả các đối tượng đều bị bội chi, riêng quỹ BHYT cho người nghèo bội chi trên 200 tỷ. Thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam ngày 25.11 cho biết, chỉ trong vòng nửa năm 2006: kể từ khi điều lệ Bảo hiểm y tế (BHYT) mới theo Nghị định 63 có hiệu lực từ 6.2006 đến tháng 7.2007, Quỹ BHYT đã tiêu hết số tiền 2.800 tỉ đồng kết dư từ 10 năm qua.
Trong 6 tháng đầu năm 2007, riêng phần chi trả cho người tham gia BHYT tự nguyện đã bội chi đến 700 tỉ đồng (chi 1.000 tỉ/300 tỉ đồng thu phí). Ước tính đến hết năm 2007, mức bội chi của BHYT tự nguyện có thể đến 2.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo tính toán của chuyên gia trong ngành, khoản vay này chỉ có thể đủ chi trả đến giữa năm 2008. Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, đang đề nghị Chính phủ nâng mức hỗ trợ cho nhóm được cấp thẻ BHYT miễn phí. Theo đó, mệnh giá thẻ BHYT cấp cho người nghèo và trẻ dưới 6 tuổi (hiện ở mức 80 ngàn đồng và 110.000đ/thẻ) lên 3% lương tối thiểu. Như vậy, khi điều chỉnh nâng mức lương tối thiểu, mệnh giá thẻ cho nhóm này sẽ là 162.000 đồng/thẻ.
3.3 Đánh giá kết quả thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình thực hiện Bảo Hiểm YT cho người nghèo ở Việt Nam hiện nay.doc