MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần I- Lý luận chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba:
Chương I- Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
I. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba :
II . Quá trình hình thành và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Việt Nam .
Chương II- Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
I . Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
1. Đối Tượng Tham Gia Bảo Hiểm
2. Phạm Vi Bảo Hiểm
II. Phạm vi bảo hiểm và hạn mức trách nhiệm
1. Phí bảo hiểm
a ) Khái niệm
b ) Phí bảo hiểm
Phần II- Tình hình triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm Hà Tây
Chương I- Quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm Hà Tây 2
I . Sự cần thiết khách quan bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm Hà Tây 2
II . Khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm Hà Tây 3
III . Công tác giám định và bồi thường tổn thất. 8
1. Giám định. 8
2. Công tác bồi thường. 11
2.1. Thủ tục khiếu nại. 12
2.2. Xác định số tiền bồi thường. 13
IV- Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. 16
V. Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo Hiểm Hà Tây. 19
Phần IV
Kiến nghị
I- Thuận lợi và khó khăn. 21
1. Thuận lợi. 21
2. Khó khăn. 22
II- Kiến nghị 24
1. Với Nhà nước và với Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam. 24
2. Với công ty bảo hiểm Hà Tây. 25
2.1. Công tác khai thác. 25
2.2. Công tác giám định và bồi thường 26
2.3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. 27
Kết luận 30
Tài liệu tham khảo 31
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tình hình triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo hiểm Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yêu cầu đặt ra của Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam.
Sau khi kết thúc quá trình điều tra, giám định khi lập biên bản giám định cán bộ giám định tổng hợp toàn bộ chi phí thiệt hại thực tế của vụ tai nạn. Khi hồ sơ giám định đã hoàn tất, thì công việc tiếp theo thuộc trách nhiệm giải quyết của bộ phận bồi thường.
2. Công tác bồi thường.
Bồi thường là khâu cuối cùng hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm, luôn đi liền với khâu giám định. Nhằm thực hiện tốt phương châm kinh doanh của công ty là “Tăng trưởng và hiệu quả”, chất lượng phục vụ đặt lên hàng đầu. Mà như chúng ta biết bảo hiểm là một ngành dịch vụ và chất lượng của nó thường chỉ được biết đến ở giai đoạn cuối cùng sau khi có tai nạn xẩy ra. Do đó công tác bồi thường của các loại hình bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng thể hiện chất lượng của sản phẩm bảo hiểm.Và chất lượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sẽ được quyết định sự thành công của hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của công ty. Nếu như chất lượng của công tác khai thác bảo hiểm thể hiện chủ yếu ở số đơn bảo hiểm mới mà công ty khai thác được thì chất lượng của công tác bồi thường lại thể hiện ở số lượng đơn bảo hiểm tái tục vào những năm tới. Mà việc duy trì khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng đều có ý nghĩa quan trọng đối vơí hoạt động kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của công ty.
Thấy rõ được tầm quan trọng của công tác bồi thường trong những năm qua Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng của công tác này.
2.1. Thủ tục khiếu nại.
Khi xẩy ra rủi ro, để yêu cầu người bảo hiểm bồi thường, chủ xe (lái xe) phải gửi hồ sơ khiếu nại bồi thường cho người bảo hiểm. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ:
- Thông báo tai nạn của chủ xe.
- Giấy tờ xe:
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm
+ Đăng ký xe.
+ Giấy phép lưu hành, bằng lái...
- Bản sao hồ sơ vụ tại nạn:
+ Biên bản khám nghiệm hiện trường.
+ Tờ khai tai nạn của chủ xe.
+ Bản kết luận điều tra tai nạn (nếu có).
+ Biên bản hoà giải dân sự (nếu có).
+ Quyết định của toà án (nếu có).
- Các chứng từ có liên quan đến thiết hại của người thứ ba bao gồm: thiệt hại về con người, tài sản... Các chứng từ phải hợp lệ thì bồi thường mới được tiến hành. Trong những năm gần đây, do sự quản lí chặt chẽ từ khâu khai thác đến khâu giám định của các cán bộ chuyên môn, của công ty Bảo Hiểm Hà Tây và của Tổng công ty, sự nhận thức của người dân (cụ thể là các chủ xe) được nâng cao...Do vậy tình trạng làm hồ sơ không đúng sự thật, chưa hợp lệ đã giảm nhiều, phát hiện kịp thời nhiều vụ tai nạn ngoài phạm vi bảo hiểm và hồ sơ giả, nhiều vụ mua bảo hiểm sau khi tai nạn xẩy ra. Như năm 1998 công ty đã phát hiện và từ chối bồi thường vụ tai nạn của xe ô tô 33H-3285 chủ xe Đặng Văn Minh, xẩy ra ngày 13/12/1997 tại tỉnh Thái Nguyên. Sau khi tai nạn xẩy ra mới mua bảo hiểm và cùng với cơ quan lập hồ sơ giả ghi lùi ngày xẩy ra tai nạn, Công ty đã khước từ bồi thường với số tiền là 30.236.000đ. Và một vụ tai nạn của Công ty Sungeiway Hà Tây xẩy ra tại Quốc Oai Hà Tây, hậu quả hai xe đâm nhau bị hỏng nặng phải bồi thường số tiền 249.709.700đ. Vì thế thủ tục khiếu nại rất quan trọng, là cơ sở cho khâu bồi thường có chính xác và hợp lý hay không.
2.2. Xác định số tiền bồi thường.
Sau khi hồ sơ bồi thường dẫ hoàn tất (đầy đủ và hợp lệ), trong vòng 15 ngày Công ty sẽ giải quyết bồi thường cho người bị nạn.
Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, số tiền bồi thường được xác định dựa trên thiệt hại của bên thứ ba. Mà mức độ thiệt hại thực tế của người thứ ba đôi khi rất lớn và rất khó lường trước được. Vì vậy công ty Bảo Hiểm Hà Tây cũng như các công ty khác khống chế mức trách nhiệm của mình, mức khống chế phù hợp với kinh tế xã hội trong từng thời kỳ và trong từng nơi.
- Theo qui định chung:
+ Về con người:12.000.000đ/vụ.
+ Về tài sản: 30.000.000đ/vụ.
- Đồng thời dưa ra hai mức tự nguyện:
+ Mức giữa:
. Người:15.000.000đ/người/vụ
.Tài sản:40.000.000đ/ngưòi/vụ.
+ Mức cao nhất:
. Người: 15.000.000đ/ người/vụ.
.Tài sản:80.000.000đ/người/vụ.
Sau khi xác định mức độ thiệt hại thực tế công ty phải xác định mức độ lỗi của chủ xe tại hiện trường xẩy ra tai nạn. Số tiền được bồi thường được xác định và tính toán theo qui định chung của Tổng công ty.
Bảng 3: Tình hình bồi thường thiệt hại của Bảo Hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Chỉ tiêu
ĐVT
1998
1999
2000
1. Số vụ tai nạn
+ Ô tô
+ Mô tô
Vụ
140
134
6
125
113
12
163
149
14
2.Số vụ tai nạn được giải quyết trong năm
+ Ô tô
+ Mô tô
Vụ
138
132
6
123
111
12
163
149
14
3.Tổng số tiền bồi thường
+ Ô tô
+ Mô tô
1000đ
999.835
981.793
18.042
637.547
605.106
32.442
4.Số tiền bồi thường bình quân cho mỗi vụ tai nạn.
+ Ô tô
+ Mô tô
1000đ/vụ
7.437,826
3.007
5.451,4
2.703.5
6.574,33
1.831,21
5.Tỷ lệ chi bồi thường/ thu phí.
+ Ô tô
+ Mô tô
%
64,43
79,34
5,7
32,73
40,07
7,4
44,05
59,18
4,25
6.Tỷ lệ số vụ tai nạn giải quyết trong năm so với số vụ tai nạn
%
98,57
98,4
100
(Nguồn: Công ty Bảo Hiểm Hà Tây)
Qua bảng 3 cho thấy: Số vụ tai nạn có khiếu nại bồi thường trong năm đa số được giải quyết hết, chỉ có một số ít phải chuyển sang năm sau hoặc không được giải quyết. Như năm 1998 có 134 vụ ô tô thì 132 vụ được giải quyết, 2 vụ hồ sơ không hợp lệ, năm 1999 có 2 vụ phảo chuyển sang năm sau do tai nạn xẩy ra vào ngày cuối cùng trong năm. Đối với mô tô, 100% các vụ được giải quyết bồi thường, số tiền bồi thường ít hơn, và những vụ tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự đến người thứ ba cũng ít hơn. Nên việc giải quyết bồi thường nhanh chóng hơn, chủ xe ít làm hồ sơ giả và trục lợi bảo hiểm. Đạt được kết quả như trên là sự cố gắng của cán bộ bồi thường nhằm giải quyết kịp thời và chính xác cho ccs chủ xe, hơn nữa trong những năm gần Công ty đã có cải tiến thủ tục bồi thường, giảm bớt các thủ tục rườm rà, tăng tính tự quyết và tạo sự linh hoạt cho cán bộ bồi thường. Nhưng không có nghĩa là lãnh đạo công ty nơi lỏng việc quản lí đối với các cán bộ chuyên môn, đồng thời tự nâng cao ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm đối với nhiện vụ của mình. Bên cạnh đó Công ty thường xuyên nhắc nhở các cán bộ bồi thường, giải quyết bồi thường nhanh chóng cho các chủ xe, giúp cho họ khắc phục kịp thời tổn thất và ổn định cuộc sống.
Hàng năm, Công ty bồi thường cho các chủ xe với số tiền tương đối lớn, mặc dù có xu hướng giảm. Đối với ô tô năm 1998 là 981.793.000đ, năm 1999 chỉ có 605.105.000đ, đến năm 2000 là 979,575 triệu đồng. Vì chất lượng giám định bồi thường ngày một nâng cao nên việc giải quyết bồi thường chính xác đúng người, đúng việc. Mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn có giảm nên đã giảm bớt được các chi phí thất thoát góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Đối với xe mô tô, tiền bồi thường so với của ô tô rất ít vì số lượng các vụ tai nạn giải quyết bồi thường ít hơn mô tô rất nhiều. Năm 1998 số tiền bồi thường là 18.042.000đ tương ứng với 6 vụ, đến năm 1999 số vụ tai nạn giải quyết bồi thường tăng gấp đôi với số tiền bồi thường 32.442.000đ. Năm 2000 số tiền bồi thường giảm còn 25.637.000đ tương ứng với 14 vụ. Các vụ tai nạn giải quyết bồi thường có tăng lên qua các năm nhưng mức độ nghiêm trọng của các vụ lại giảm xuống. Sở dĩ các vụ tai nạn mô tô giải quyết bồi thường có tăng là do số lượng mô tô lưu hành ngày càng tăng, xác suất gây ra tai nạn lớn hơn. Nhưng do cán bộ giám định bồi thường làm việc có hiệu quả hơn ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn xác định số tiền bồi thường chính xác, các vụ tai nạn có hồ sơ giả bị ngăn chặn và phát hiện kịp thời. Trong một vài năm gần đây, số tiền bình quân cho mỗi vụ tai nạn có giảm, năm 1998 là7.437.826đ/vụ thì sang năm 1999 là5.451.400đ/vụ đến năm 2000 là 6.574.330đ/vụ, năm 2000 số tiền bồi thường có tăng lên so với năm 1999 là do cũng như mô tô, số xe lưu hành ngày càng tăng với dân số đông (khoảng 2,4 triệu người ở tỉnh Hà Tây) cho nên tai nạn xẩy ra không thể lường trước được. Tuy nhiên năm 2000 số vụ tai nạn giải quyết bồi thường lớn hơn năm 1998 nhưng số tiền bồi thường lại nhỏ hơn. Bên cạnh đó số tiền bồi thường bình quân cho mỗi vụ tai nạn đối với xe mô tô giảm đi rõ rệt qua các năm, năm 1998 là 3.007.000đ/vụ, thì đến năm 2000 chỉ còn 1.831.210đ/vụ mặc dù số vụ tai nạn giải quyết bồi thường tăng lên gấp đôi. Qua đó càng khẳng định công tác giám định bồi thường của Công ty Bảo Hiểm Hà Tây ngày càng nâng cao chất lượng. Để thấy rõ hơn ta xét tỷ lệ chi/ thu, năm 1998 trên 60%, thì sang năm 1999 và 2000 giảm rất nhiều dưới 50% nằm trong tỷ lệ cho phép (50%), nhưng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới (ô tô) đối với người thứ ba tỷ lệ cao hơn so với bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy rất nhiều.
Nhìn chung công tác bồi thường của Công ty đối với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đã dần đáp ứng được yêu cầu đặt ra, hoạt động đi vào khuôn khổ. Do đó trong những năm vừa qua Công ty vẫn duy trì được số đơn bảo hiểm của khách hàng truyền thống và khai thác được nhiều khách hàng mới. Như trên đã trình bày thì công tác giám định có ảnh hưởng đến tính chính xác cũng như tiến độ của công tác bồi thường. Nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai khâu này để nâng cao chất lượng sản phẩm.Và nhân thức của các chủ xe được nâng cao, trình độ chuyên môn của cán bộ cũng dầy dặn kinh nghiệm hơn, hiện tượng tiêu cực giảm dần, hiệu quả kinh doanh của công ty đảm bảo. Tuy nhiên trong những năm vừa qua tình trạng làm hồ sơ không đúng sự thật vẫn là một khó khăn mà công ty phải kiên quyết khắc phục trong những năm tới.
IV- Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất:
Đề phòng và hạn chế tổn thất là công việc có ý nghĩa quan trọng đối với công ty bảo hiểm. Như đã biết bảo hiểm hoạt động như một cơ cấu chuyển giao rủi ro, theo đó người tham gia bảo hiểm đồng ý trả cho người bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm và người bảo hiểm chấp nhận gánh chịu những rủi ro của người tham gia. Cho nên các công ty bảo hiểm rất quan tâm đến việc quản lí các rủi ro thông qua việc đề phòng và hạn chế tổn thất. Đề phòng và hạn chế những tổn thất, không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của các công ty bảo hiểm. Nếu làm tốt khâu này, số vụ tổn thất sẽ giảm đi và công ty bảo hiểm giảm được số tiền chi trả bồi thường cho các đối tượng tham gia bảo hiểm. Vì vậy trong kinh doanh bảo hiểm công tác đề phòng và hạn chế có ý nghĩa cả về mặt xã hội lẫn kinh tế. Trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba, muốn giảm số vụ tai nạn giao thông xẩy ra hàng năm công ty đã phối hợp chặt chẽ với các ngành giao thông, công an, tăng cường hệ thống biển báo, xây dựng thêm những đường lánh nạn, hay hỗ trợ kinh phí để tổ chức thi lại xe an toàn và giám định xe định kỳ. Tuy nhiên công tác đề phòng và hạn chế tổn thất không chỉ là công việc thuần tuý của người bảo hiểm mà còn là trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm.
Xuất phát từ lợi ích của công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Công ty Bảo Hiểm Hà Tây đã trích lập quỹ đề phòng và hạn chế tổn thất, đây cũng là quy định của Bộ Tài Chính. Hàng năm công ty sử dụng quỹ này xây dựng biển báo chỉ đường thông báo các đoạn đường nguy hiểm, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất có chi phí lớn sẽ do Tổng công ty bảo hiểm cấp. Để thấy rõ tình hình chi đề phòng và hạn chế tổn thất của Công ty Bảo Hiểm Hà Tây, ta có bảng sau:
Bảng 4:Tình hình chi đề phòng và hạn chế tổn thất đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới ở Công ty Bảo Hiểm Hà Tây.
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
1998
1999
2000
1. Chi đề phòng và hạn chế tỏn thất
1000đ
55.559
76.138
110.367
2.Chi bồi thường
1000đ
981.793
605.105
979.575
3. Tốc độ chi đề phòng và hạn chế tổn thất
%
37,04
44,96
4.Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất với chi bồi thường
%
5,66
12,58
11,27
(Nguồn: Công ty Bảo Hiểm Hà Tây)
Nhìn vào bảng 4 ta thấy số tiền chi đề phòng và hạn chế tổn thất có tăng lên qua các năm, với tốc độ ngày càng tăng, năm 1999/1998 tăng 37,04% với số tuyệt đối là 20.579.000đ, năm 2000/1999 tăng 44,96% số tuyết đối là 34.229.000đ. Do tai nạn xẩy ra ngày càng nhiều đặc biệt là năm 2000, số lượng xe cơ giới lưu hành rất lớn, chất lượng đường xá giảm sút, để hạn chế rủi ro Công ty Bảo Hiểm Hà Tây đã phối hợp với các cơ quan chức năng đầu tư trang bị hệ thống biển báo những đoạn đường nguy hiểm, xây dựng đường lánh nạn, tạo tâm lí yên tâm, đảm bảo an toàn cho chủ xe khi chạy trên đường và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, các vụ tai nạn xẩy ra xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cho nên việc quản lí rủi ro tai nạn giao thông là rất cần thiết. Giúp cho công ty giảm bớt số vụ khiếu nại bồi thường từ đó giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra số tiền bồi thường giảm một phần cũng là do phòng và hạn chế tổn thất, thực hiện tốt của cả chủ phương tiện và của Công ty bảo hiểm cùng các cơ quan chức năng.
Tỷ lệ chi đề phòng và hạn chế tổn thất với chi bồi thường có tăng qua các năm, năm 1998 là 5,66% năm 1999 là 12,58% năm 2000 là 11,27%. Việc tăng cường quản lí rủi ro tăng lên thì chi bồi thường phải giảm xuống đó là điều mà công ty luôn mong muốn thực hiện được. Việc đề phòng và hạn chế tổn thất mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, cho xã hội.
Tuy nhiên, kết quả đạt được có hiệu quả so với những năm 1996, 1997. Những số chi cho đề phòng và hạn chế tổn thất cho nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng và đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới nói chung là vẫn còn hạn chế. Nói chung những năm tới Công ty Bảo Hiểm Hà Tây có trách nhiệm nâng cao hiệu quả chi phí bỏ ra, để hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xẩy ra.
V. Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo Hiểm Hà Tây:
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, các công ty bảo hiểm phải tự hạch toán kinh doanh. Nên hiệu quả kinh doanh là vấn đề đầu tiên mà các công ty phải quan tâm.
Kết quả và hiệu quả kinh doanh nói chung và kinh doanh bảo hiểm nói riêng chủ yếu thể hiện ở hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuân.
Trong những năm vừa qua nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Công ty Bảo Hiểm Hà Tây hoạt động ngày càng có hiệu quả, được thể hiện rất rõ ở bảng sau.
Căn cứ vào bảng 10 từ năm 1998 nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo Hiểm Hà Tây hoạt động có hiệu quả , thể hiện rất rõ ow phần lợi nhuận. Năm 1998 là 201.412.351đ sang năm 1999 là 933.410.650đ, và năm 2000 là 804.694.000đ, lợi nhuận tăng lên rất nhanh. Do áp dụng biểu phí mới của Bộ tài Chính doanh thu tăng lên qua các năm, còn chi phí chủ yếu là chi phí bồi thường giảm, hoặc tăng không đáng kể, so với doanh thu phí đặc biệt năm 1998 chi bồi thường từ 999.835.000đ xuống còn 637.547.000đ trong khi đó doanh thu lại tăng từ 1.551.864.351đ (1998) đến 1.947.499.650đ. Năm 2000 lợi nhuận có giảm một chút so với năm 1999 do có sự cạnh tranh của các tổ chức bảo hiểm khác, nên thị phần bị san xẻ, tổng chi phí có tăng lên với phương châm lấy uy tín và chất lượng làm điều kiện tốt nhất để cạnh tranh và phát triển.
Hiệu quả sử dụng một đồng chi phí trong năm có tăng. Một đồng chi phí bỏ ra cho doanh thu từ 1,156đ năm 1998 đến 1,92đ năm 1999 và năm 2000 bị giảm còn 1,55đ do chi bồi thường tăng. Do vậy để duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba, Công ty cần phải tìm hiểu biện pháp sử dụng một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ sẽ đem lại cho công ty mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất.
Tóm lại, kết quả và hiệu quả mà Công ty Bảo Hiểm Hà Tây đạt được trong những năm qua dã cho thấy nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba hoạt động có hiệu quả trong giai đoạn mới với phương châm “ tăng trưởng và hiệu quả”. Để kết quả và hiệu quả đạt được cao hơn nữa Công ty cần phát huy điểm mạnh của mình và đối phó với các nghiệp vụ và địa phương có cạnh tranh, duy trì và ổn định tài chính cho công ty.
Chương II
một số đề xuất
I - những Thuận lợi và khó khăn.
Mỗi công ty bảo hiểm khi tiến hành kinh doanh một nghiệp vụ bảo hiểm nào cũng có những thuận lợi và khó khăn. Công ty Bảo Hiểm Hà Tây khi tiến hành kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng.
1. Thuận lợi.
Công ty Bảo Hiểm Hà Tây là một chi nhánh của Tổng Công ty Bảo Hiểm Việt nam, một công ty có bề dầy không chỉ về số năm hoạt động trên thị trường bảo hiểm mà còn có uy tín và chất lượng sản phẩm của công ty và các mối quan hệ rộng. Đây là một thuận lợi với công ty Bảo Hiểm Hà Tây trong việc khai thác các đơn bảo hiểm thông qua các mối quan hệ truyền thống mà Tổng cong ty dã có được.
Và vì công ty thuộc sở hữu Nhà nước, nên niềm tin của người tham gia bảo hiểm đối với các công ty Nhà nước cũng là một lợi thế cho công ty trong công tác khai thác.
Bảo hiểm rách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là loại hình bảo hiểm có tính chất bắt buộc đối với mọi chủ xe khi lưu hành trên lãnh thổ Việt nam theo nghị định 115CP và quyết định 299/BTC. Đồng thời nghiệp vụ cũng được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng có trách nhiệm. Sự tăng cường kiểm tra, quản lí trật tự an toàn giao thông đô thị giúp công ty đẩy mạnh khai thác số lượng còn rất lớn xe cơ giới chưa tham gia bảo hiểm.
Hơn nữa Hà Tây là cưae ngõ của thủ đô Hà nội, một trung tâm văn hoá lớn của cả nước. Những hoạt đọng kinh tế lớn của thủ đô có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong những năm vừa qua nền kinh tế Hà Tây đã có những bước chuyển biến tích cực, đời sống cuae người dân được nâng cao, với dân số đông hơn 2,4 triệu người, theo đó hoạt động giao thông đường bộ cũng diễn ra sôi động. Đây là một thuận lợi để Công ty Bảo Hiểm Hà Tây phát triển nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Sau NĐ 100CP (18/12/1993 có một số công ty bảo hiểm ra đời. Đến năm 1995 thị trường bảo hiểm có dấu hiệu cạnh tranh gay gắt. Trong khi ở các tỉnh, thành phố khác các công ty bảo hiểm trong hệ thống Bảo Việt đang gặp phải sự cạnh tranh với các công ty bảo hiểm như: Bảo Minh, PViC, PJiCO... thì công ty Bảo Hiểm Hà Tây chưa phải cạh tranh khốc liệt với các công ty bảo hiểm khác. Tuy sang năm 2000 thì Công ty Bảo hiểm PJiCO thành lập và xuất hiện sự cạnh tranh nhưng do công ty Bảo Hiểm Hà Tây đã hoạt động được hơn 20 năm và lại là một công ty Nhà nước do vậy có uy tín và hiệu quả hơn.
Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đã được sự quan tâm của Chính phủ. Để khắc phục tồn tại trong nghị định 30/HĐBT (1998) Chính phủ đã ban hành nghị định 115CP(1997) và việc ban hành biểu phí mới của Bộ tài chính (1998) đảm bảo lợi ích của công ty với nghiệp vụ. Do đó khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc có hiệu quả.
Ngoài ra công ty Bảo Hiểm Hà Tây có đội ngũ cán bộ trẻ trung, năng động và nhiệt tình với công việc tạo được tình cảm và sự tin cậy với khách hàng.
2. Khó khăn.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, và thị trường cạnh tranh gay gắt thì tính cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày càng mạnh mẽ và điển hình phức tạp. Từ trước năm 2000 chưa có tổ chức nào đặt trụ sở chính thức tại Hà Tây, song công ty cũng có sự cạnh tranh của các tổ chức bảo hiểm khác đóng tại Hà nội và sang năm 2000, văn phòng bảo hiểm PJICO Hà Tây đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động làm cho tình hình triển khai có khó khăn hơn.
Do sức ép của cạnh tranh, các công ty bảo hiểm khác ngoài Bảo Việt Hà Tây đã có những biện pháp thiếu lành mạnh, làm cho thị trường bảo hiểm ở Hà Tây phức tạp như là: Thông qua các nhà môi giới truyền thống để dành dịch vụ, dùng các chính sách khác với Bảo Việt để lôi kéo khách hàng. Mở rộng phạm vi bảo hiểm, tăng tỷ lệ hoa hồng, áp dụng giảm phí, ngoài ra còn dùng chi phí để lôi kéo một số cán bộ có khả năng quyết định việc tham gia bảo hiểm.
Trong những năm qua, mặc dù công ty rất nỗ lực cố gắng và phối hợp với các cơ quan chức năng. Song số lượng xe mô tô mà công ty khai thác được so với số lượng xe lưu hành vẫn còn thấp, số xe ô tô tham gia bảo hiểm ngày càng tăng nhưng chưa triệt để trong khi tỷ lệ chi bồi thường còn cao. Đây là điều mà công ty bảo hiểm luôn quan tâm và tìm mọi biện pháp khắc phục.
Hà Tây là một tỉnh nằm kề sát với thủ đô Hà nội tình hình kinh tế có những bước chuyển biến tích cực song Hà Tây vẫn là một tỉnh nông nghiệp, tốc độ phát triển kinh tế còn chậm, thu nhập trung bình của người dân còn thấp. Thêm vào đó tình hình dân trí, ý thức của các chủ xe phương tiện xe cơ giới về bảo hiểm trách nhiệm dân sự vẫn còn thấp. Một phần do kinh phí của công ty chi phí cho việc tuyên truyền quảng cáo đến từng người dân, từng chủ xe cơ giới là không có (vì vậy gây khó khăn rất lớn cho công tác khai thác).
Hơn nữa sản phẩm baỏ hiểm lợi ích của nó không nhìn thầy trước mắt được, để đánh giá được phải trải qua thời gian dài. Vì vậy gây khó khăn rất lớn đối với công ty trong công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Từ những thuận lợi, khó khăn và yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn mới để nâng cao hiệu quả kinh doanh và thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh mà Tổng công ty Bảo Hiểm Việt nam và uỷ ban tỉnh giao cho, tôi có một số kiến nghị với công ty Bảo Hiểm Hà Tây nói riêng, với Nhà nước nói chung.
II . một số đề xuất
1. Với Nhà nước và với Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam.
Bảo hiểm là một lĩnh vực mới trong thị trường Việt Nam, và là một ngành vẫn cần số lượng vốn lớn thì mới hoạt động và phát triển được theo kịp các tổ chức bảo hiểm trên thế giới. Vì vậy Nhà nước cần có nhiều sự quan tâm đối với ngành Bảo Hiểm, tạo điều kiện cho ngành phát triển, nên mở những trường lớp đào tạo riêng cho ngành bảo hiểm.
Đề nghị Tổng Công ty Bảo Hiểm Việt Nam, nên tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng cáo. Việc tuyên truyền quảng cáo trên đài truyền hình Trung Ương sẽ tăng hiệu quả, giảm chi phí vì nhiều tỉnh cùng được xem một chương trình.
Tổng công ty nên xem xét việc bồi thường trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba không nên bồi thường theo chi phí thực tế và phân lỗi. Vì trong thực tế khi sự việc đã xẩy ra rồi, giám định viên xác định chi phí thực tế, thu nhập và mất giảm thu nhập, gián đoạn kinh doanh chứ bên thứ ba và mức độ lỗi của mỗi bên là rất khó khăn, và nhiều khi dẫn đến hành động trục lợi bảo hiểm.
Đề nghị Tổng công ty nghiên cứu tăng thêm mức chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất đối với nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu cao song đang bị cạnh tranh gay gắt.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có tính chất bắt buộc (theo NĐ 115CP). Vì thế Tổng công ty cần có kiến nghị với Nhà nước nên có những biện pháp kiểm soát, kiểm tra xe lưu hành trên đường, các chủ xe phải thực hiện nghiêm chỉnh việc tham gia bảo hiểm bắt buộc. Những xe cơ giới không tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba sẽ bị phạt, để đảm bảo quyền bình đẳng của các chủ xe.
2. Với công ty bảo hiểm Hà Tây.
2.1. Công tác khai thác.
Qua phân tích thực tế tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo Hiểm Hà Tây, trong những năm qua cho thấy đây là nghiệp vụ có tính bắt buộc, nhưng vẫn còn một số lượng lớn chủ xe lưu chưa tham gia bảo hiểm. Trong những năm tới để đẩy mạnh khai thác triệt để, Công ty bảo Hiểm Hà Tây nên:
+ Tích cực tuyên truyền quảng cáo với nhiều hình thức làm cho mọi người hiểu ra và tự giác tham gia. Thông qua đó đánh vào nhận thức của người dân giúp họ hiểu được tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với đời sống và sản xuất kinh doanh. Do đặc trưng của ngành bảo hiểm là sản phẩm trừu tượng, nên việc tìm ra cách thức tuyên truyền, quảng cáo, tiếp cận với khách hàng là rất khó. Bảo hiểm cần phải được quảng cáo công phu không thì quảng cáo trực tiếp, có sản phẩm cho khách hàng nhận biết được ngay như: xà phòng, bột ngọt, hàng tiêu dùng... mà việc tuyên truyền quảng cáo các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới phải được thông qua các cuộc tìm hiểu an toàn giao thông. Để khai thác được nhiều đơn bảo hiểm cán bộ khai thác cần phải:
+ Phục vụ khách hàng kịp thời, chu đáo khi không may rủi ro xẩy ra.
+ Có thái độ phục vụ khách hàng niềm nở, nhiệt tình khi họ yêu cầu bảo hiểm. Thường xuyên thăm hỏi tạo được các mối quan hệ với khách hàng.
+ Các cán bộ khai thác nên được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ bảo hiểm, thường xuyên theo từng quí, để nắm được thông tin chính xác theo kịp thị trường, sự thay đổi nền kinh tế không những trong tỉnh mà cả nước và thế giới.
+ Tham gia vào công tác xã hội, công tác từ thiện.
+ Công ty cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, cảnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35363.doc