MỤC LỤC
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNG GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ XÁC LẬP PHƯƠNG THỨC TÍNH PHÍ NƯỚC THẢI. 3
I/ Khái niệm và đặc điểm ô nhiễm môi trường nước. 3
1. Ô nhiễm môi trường nước 3
2/Các chỉ tiêu đánh giá cơ bản 4
2.1 Nhu cầu ô xi sinh hóa(BOD) 4
2.2 Nhu cầu ô xi hóa học(COD) 5
2.3 Các hợp chất chứa ni tơ 5
2.4 ) Chất rắn lơ lửng ( TSS) 6
2.5 )Tổng Coliform 6
2.6 ) Dầu mỡ 6
2.7 Kim loại nặng 7
II Tổng quan về công cụ kinh tế trong quản lỳ môi trường 7
1 Các nguyên tắc cơ bản 7
1.1 Nguyên tắc người gây ô nhiễn phải trả tiền (ppp) 7
1.2 Nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền (BPP) 8
2. Cụng cụ kinh tế 10
3. Các loại công cụ kinh tế: 11
3.1) Tiền phí và tiền thuê (charges and taxes) 11
3.2) Các chương trỡnh thương mại 12
3.3) Hệ thống đặc cọc hoàn trả 13
3.4) Những chính sách khuyến khích về tài chính 13
3.5) Đầu tư cho bảo vệ môi trường 13
3.6) Các cơ chế thị trường khác 14
CHƯƠNG 2: TÍNH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI 16
I. Xác định mức phí bằng công tHức tổng quát 16
1 Công thức 16
2/ Xác định các thông số 16
3/ Áp dụng công thức tổng quát với công ty bia hà nội 20
KẾT LUẬN 23
1 Tổng kết 23
2 Các giải pháp chính 24
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3052 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của nhà máy bia Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mức độ ô nhiễm chất hữu cơ
Dựa vào BOD để:—
kiểm soát ô nhiễm hữu cỏ
đánh giá khả năng tự làm sạch của nước
Qui định chất lượng được đổ ra sông hồ từ các thành phố xí nghiệp.
Trong kĩ thuật môi trường BOD co' y' nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp xử lý nước cũng như qui mô công trình xử lý.BOD còn được dùng để đánh giá hiệu quả xử lý.
Giá trị của BOD càng lớn nghĩa là mức độ ô nhiễm càng cao.
Trong các sông hồ bị ô nhiễm bẩn bởi nước thỉa sinh hoạt BOD5 thường bàng 70% BOD toàn phần. Trong trường hợp nước thải công nghiệp BOD5 dưới 9 mg/l có thể xác định bằng cách đo ô xi hòa tan trực tiếp trong nước trong thời gian cất giữ 5 ngày ở 20 độ C
2.2 Nhu cầu ô xi hóa học(COD)
Nhu cầu ô xi hóa học là lượng ô xi cần thiết để ô xi hóa hết các hợp chất hữu cơ trong nước.hiện nay tác nhân ô xi hóa mạnh K2Cr207 thường được dùng để xác định COD vì chất này ô xi hóa dến 95-100% chất hữu cơ để tạo nên co2, n2, và H2O
Giá trị của COD càng lớn tức là mức độ ô nhiễm càng cao
Nhu cầu ô xi hóa học được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kĩ thuật môi trường. Là đại lượng dùng để đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm nguồn nước.Chỉ sè COD biểu thị cả lượng các chất hữu cơ không thể bị ô xi hóa bằng vi sinh vật do đó giá trị COD hơn BOD
2.3 Các hợp chất chứa ni tơ
Được tạo ra trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ, phân rác.
Các hợp chất chứa nito được xem như là các chaat chỉ thị để nhận biết chất ô nhiễm của các nguồn nước.
Trong nước thải hầu hết nitơ tồn tại dưới dạng ni tơ hữu cơ và amoniac,nitrite,nitrate…ni to llà một trong những chất dinh dường thiết yếu củatảo. chu trình chuyển hóa nitơ trong nước thường tư NH4+ thành NO—2 , tiêu tốn ô xi nên nước chứa nhiều NH+4 Sẽ làm giảm nồng độ ô xi hòa tan trong nước.
Việc xác định nitơ cần thiết để kiểm soát mức độ làm sạch trong sử lý sinh học . Việc khống chế Nitơ trở thành yếu tố quan trọng trong xử lý chất thải .
2.4 ) Chất rắn lơ lửng ( TSS)
Chất rắn lơ lửng là các tác nhân gây ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh , đặc biệt là sự cản trở quang hợp của các thực vật nước do các chất lơ lửng trong nước sữ làm giảm sự đâm xuyên của ánh sáng . Đồng thời gây tác hại về cảnh quan và bộ lắng dòng sông .
2.5 )Tổng Coliform
Thường có trong nước thải đô thị , do nhu cầu đô thị hóa dân cư sống tập chung đông nên nước thải sinh hoạt hàng ngày bị nhiễm bẩn nặng . Một phần do hệ thống thoát nước không tốt , một phần do ý thức con người chưa tự giác nên đa số Coliform nhiều trong nước thải , làm cho chất lượng nước suy giảm nhiều .
2.6 ) Dầu mỡ
Dầu mì trong nước thải sau khi thải sẽ lan nhanh trên mặt nước tạo thành màng dầu chỉ một phần nhỏ tan trong nước . Khi hàm lượng dầu tan trong nước cao 0,2 mg/l thì nước bắt đầu có mùi hôi , không thể dùng vào mục đích nấu ăn uống .
Ô nhiễm dầu sẽ làm iảm khả năng tự làm sạch các nguồn nước do giết chết các vi sinh vật đáy tham gia vào quá trình tự làm sạch . Nước thải nhiễm dầu còn còn gây cạn kiệt ôxi của nguồn nước di tiêu thụ ôxi cho quá trình ôxi hóa hiddrrocaacsbon và che mặt thoáng không khí choi ôxi tái hợp không khí và nguồn nước . Khi hàm lượng dầu trong nguồn nước từ 0,1-0,5 mg\l sẽ gây giảm năng suất và chất lượng cá.
2.7 Kim loại nặng
Những chất gây ôi nhiễm này được thải ra từ các hóa chất . Với công nghệ lạc hậu nên việc xử lý các chất ô nhiễm trước khi đượ thải ra môi trường thường không có hiệu quả .
Thủy ngân : đây là một loại kim loại dạng lỏng có độc tinhs cao chỉ với một lượng nhỏ có thể gây chết người hoặc sinh vật xung quanh . Vì ở dạng lỏng nên khả năng phân tán trong môi trường đặc biệt là nước rất cao nên phạm vi o nhiễm rộng , vì thế phải xem xét xử lý thận trọng trước khi xả thải .
Chì : thường có trong nước thải của nhà máy pin , chì là kim loại có hại cho suwcs khỏe con người do đó đối với nhà máy pincaanf phải có hệ thống thu hồi hóa chất để trong chất thải không còn chứa những kim loại gây ô nhiễm môi trường.
II Tổng quan về công cụ kinh tế trong quản lỳ môi trường
1 Các nguyên tắc cơ bản
1.1 Nguyên tắc người gây ô nhiễn phải trả tiền (ppp)
Nguyên tắc PPP bắt nguồn từ các sáng kiến do tổ chức hợp tác kinh tế và phát
Triển OECD đế suất vào năm 1972 & 1974 PPP tiêu chuẩn năm 1972 cho rằng ,những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí chohoatj động kiểm soát ô nhiễm .PPP mở rộng năm 1974 chủ trương rằng các tác nhân gây ô
Nhiễm thì ngoài việc phải tuân thủ các chi phí khắc phục ô nhiễm còn phải bồi thường cho những người bị thiệt hại do ô nhiễm này gây ra .theo nguyên tắc PPP thì người gây ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức thực hiện nhằm khắc phục và hoàn trả.nguyên tắc PPP suất phát từ luận điểm của Pigou về nền kinh tế phúc lợi .trong đó nội dung quan trọng nhất đố với một nền kinh tế lý tưởng là giá cả các loại hàng hóa và dịch vụ có thể phản ánh đầy đủ các chi phí xã hội , kể cả chi phí cơ hội(bao gồm chi phí chống ô nhiễm khai thác tài nguyên, cũng như các dạng ảnh hưởng khác tới môi trường).Gía cả phải nói lên thực sự về những chi phí sản xuất và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ.Nừu không sẽ dẫn tới việc sự dụng bừa bãi các nguồn tài nguyên,làm cho ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trong hơn so với mức tối ưu xã hội. Việc buộc người gây ô nhiễm phải trả tiền là một trong những cách tốt nnhất để giảm bớt các tác động ngoại ứng gây tác động tới môi trường.
Nguyên tắc PPPchủ chương sửa chữa thất bại thị trường do tính thiếu hoặc không tính tới chi phí môi trường trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ bằng cách bắt buộc người gây ô nhiễm phải tiếp thu đầy đủ chi phí sản xuất.Để hiểu rõ về nguyên tắc PPP ta xem xét ví dụ:giả sử co' một công ty sản xuất bia, trong qúa trình sản xuất công ty đã thải ra các chất gây ô nhiễm vào một dòng sông mà không phải trả một khoản tièn nào cả. Như vây cg ty sản xuất bia đã gây ra ô nhiễm môi trường nhưng lại không bị thu tiền để bồi thường thiệt hại mà công ty đã gây ra.Nguyên tắc PPP cho rằng,công ty phải lắp đặt một thiết bi làm giảm chất thải ô nhiễm hoặc phải bồi thường cho những người sông ở cuối dòng sông tức là những người bị thiệt hại do sự ô nhiễm dòng sông gây ra.
Nguyên tắc PPP đôi khi cũng bị người ta phản đối vì hai lý do:Một là người gây ô nhiễm co thể được trợ cấp về tài chính và kĩ thuật trong khi đó nguyên tắc –PPP đòi hỏi phải áp dụng nhằm đạt được các mục tiêu môi trường rộng rãi và sâu sắc. Hai là nếu việc thực hiện nguyên tắc PPP được dự kiến sẽ dẫn đến gián đoạn trong phát triển kinh tế và xã hội. Trong một thời gian ngắn thì những người gây gây ô nhiễm vẫn có thể tiếp tục được trợ giúp.
Mặc dù nguyên tắc PPPtự nó sẽ còn phát triển tiếp tục nhưng gân đây nó đã dược củng cố bởi nguyên tắc cơ bản khác nhằm tạo ra các nguyên tắc chủ đạo cho việc hoạch định các chíng sách môi trường . đó là nguyên tắc phòng ngừa nguyên tắc hiệu quả kinh tế /tiết kiệm kinh phí , những nguyên tắc này sẽ bổ xung cho những thiếu sót của PPP
1.2 Nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền (BPP)
Nguyên tắc BPP chủ trương tạo lập một cơ chế nhằm đạt được các mục tiêu về môi trường .Đối ngịch với việc ngưòi trực tiếp gây ô nhiễm phải trả tiền ,ngưòi hưởng thụ một môi trường đã được cải thiện cũng phải trả một khoản phí .Có thể hiểu nguyên tắc BPP một cách tổng quát hơn là tất cả những ai hưởng lợi do có một môi trường trong lành không bị ô nhiễm thì phải nộp phí . NHƯ ví dụ ở trên ( nhà máy sản xuất bia gây ô nhiễm dòng sông: Nguyên tắc BPP đề nghị những người sác cạnh dòng sông, hưởng lợi từ dòng sông cũng phải trả một khoản phí và khoản tiền này sẽ được dùng để tài trợ cho các biẹn pháp BVMT.
Nguyên tắc BPP đưa ra các giải pháp bảo vệ moi trường với một cách nhìn nhận riêng.T hay vì PPP, nguyên tắc BPP chủ trương rằng việc phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường cần hỗ trợ từ phía những ngưòi muốn thay đổi hoặc những người không phải trả giá cho các chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Thực hiện nguuyên tắc BPP cũng sẽ tại ra một khoản thu nhập ban đầu đáng kể, Mức phi tính theo đàu ngưòi càng cao và cũng có nhiều người nộp phí , thì số tiền thu được càng nhiều .Số tiền thu được theo nguyên tắc BPP có thể do các cá nhân muốn bảo vệ môi trừơng, hoặc do nhưng cá nhân không phải trả tiền cho việc thải ra các chất gây ô nhiễm trong giá thành sản phẩm nộp. Tuy nhiên, khong phải tiền do các công ty gây ô nhiễm trực tiếp trả nên nguyên tắc BPP không tạo ra bất kì sự khuyến khích nào đối với việc bảo vệ môi trường trực tiếp.
Về thực chất , nguyên tắc BPP có thể được sử dụng như một định hướng hỗ trợ nhằm đạt được các mục tiêu môi trường, cho dù đó là mục tiêu bảo vệ hay phục hồi môi trường. NÕu mức phí có thể thu đủ dành cho các mục tiêu môi trường thì lúc đó chính sách này có thể coi là chính sách hiệu quả về môi trường, do đó công chúng ủng hộ rông rãi.
XÐt về hiệu quả kinh tế thì nguyên tăc BPP là nguyên tắc có tính phù hợp cao mà hiệu quả kinh tế chỉ đạt được nếu các nguồn lợi được sử dụng tối ưu .Tức là hiệu quả kinh tế có thể đạt được nếu mước phí môi trường được đưa ra ở mức tối ưu và mứcphí thu được giữ lại phục vụ cho biện pháp bảo vệ môi trường .Như vídụ trên nhà máy sản suất bia gay o nhiễm cho dongh sông và chất lương môi trường lúc đó dưới mức tối ưu nhưng việc thu phí theo nguyên tắc BPP có thể được sử dụng để đưa chất lương môi trường về mức tối ưu và lúc đó tính hiệu quả sẽ coi là đạt được .
Xét về mặt công bằng kinh tể thì nguyên tắc BPP không đáp ứng được vì tính công bằng kinh tế đòi hỏi mọi người phải trả đày đủ chi phí cho hàng hóa và dich vụ họ sử dụng .Nhưng ở đây các công ty sử dụng nguồn lợi môi trường cho hàng hóa và dịch vụ lịa không trả tiền mà người khac phải chiu chi phí đó .Như vậy các công ty đó không trả dủ chi phí cho hàng hóa dịch vụ mà họ tiêu thụ .
2. Công cụ kinh tế
Để hiểu rõ công cụ của kinh tế (trong quản lý môi trương) chúng ta cần nêu lên một số đặc trưng cơ bản của chúng, phản ánh trong các định nghĩa sau đây:
Công cụ kinh tế sử dụng sức mạnh thị trường để đề ra quyết định nhằm đạt được mục tiêu môi trường, từ đó sẽ có cách ứng xử hiệu quả chi phí cho bảo vệ môi trường.
Công cụ kinh tế đơn giản là con đường mà chính phủ có thể thay đổi được hành vi ứng xử của mọi người thông qua việc lựa chọn những phương thức kinh tế khác nhau hoặc giảm thiểu chi phí trên thị trường nhằm mục tiêu môi trường.
Công cụ kinh tế là biện pháp “cung cấp những tín hiệu thị trường để giúp cho những người ra quyết định ghi nhận hậu quả môi trường trong việc lựa chọn của họ”.
Trong tất cả các địng nghĩa trên ta có thể rút ra 2 điểm cơ bản để làm sáng tỏ thêm nội dung của công cụ kinh tế của phương tiện chính sách.
Công cụ kinh tế hoạt động thông qua giá cả, chức năng giá của các hoạt động làm tổn hại đến mội trường lên hoặc hạ giá của các hoạt động BVMT xuống.
Công cụ kinh tế dành khả năng lựa chọn cho các công ty và các hành động phù hợp với điều kiện của họ.
Như vậy, công cụ kinh tế tương phản thường xuyên với các quy định “điều hành và kiểm soát” được tiến hành thông qua các cơ chế ra lệnh cho các hành động của môi trường xử phát nếu không tuân thủ các quy định của Nhà nước. Ngược lại, các công cụ kinh tế duy trì một tập hợp tương đối rộng rãi các hành động tương đối rộng rãi các hoạt động môi trường có tính phát lý, nhưng có thể xác định những hậu quả khác nhau đối với những sự lựa chọn khác nhau.
Ví dụ: Có một tiêu chuẩn phát thảo nào nằm trong quy định điều hành và kiểm soát. Quy định pháp lý yêu cầu (“điều hành”) những người gây ô nhiễm phải đáp ứng những yêu cầu phát thải. Nếu những người gây ô nhiễm không tuân thủ thì như vậy họ đã phạm luật và buộc phải chịu phạt hành chính, phạt tù, đóng cửa nhà máy… (“kiểm soát”). Ngược lại, một lệ phí phát thải cho phép người gây ô nhiễm lựa chọn mức độ thải ra trong giới hạn mà các công cụ kinh tế đã quy định và như thế vẫn không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, họ có thể cân nhắc lựa chọn nên trả hay lắp đặt các thiết bị giảm thải ô nhiễm.
Từ những trình bầy trên ta thấy:
_ Công cụ kinh tế là một trong những phương tiện chính sách được sử dụng để đạt tới mục tiêu môi trường thành công.
_Công cụ kinh tế không phải phương tiện chính sách riêng biệt, mà chúng được sử dụng thường xuyên cùng với các phương tiện chính sách khác như những quy định pháp lý về điều hành và kiểm soát (CAC).
3. Các loại công cụ kinh tế:
3.1) Tiền phí và tiền thuê (charges and taxes)
Thuật ngữ “phí” (charges), thuế (tax); “tiền phí tổn”(levy) và “lệ phí”(fee) thường được sử dụng để chỉ những nội dung khác nhau, trong đó “phí”,”tổn phí” và “lệ phí” thường được dùng thay đổi cho nhau nhằm chỉ số tiền phải chi trả cho một dịch vụ hoặc một sản phẩm nào đó.
Tiền phí và tiền thuế làm tăng thờm cỏc giá trị phải trả cho các hoạt động có ảnh hưởng lớp đến cản trở mục tiêu bảo vệ môi trường và thu nhập chung cho xã hội. Một cách tổng quát, ta có thể chia những khoảng tiền nói trên thành những khoảng tiền sau đây:
_Thuế đầu và đầu ra của sản phẩm
_Tiền thu lao hay tiền công cho việc phân phối hay vận chuyển hàng hóa, tiền khuyến khích người sử dụng (khuyến mại) và lệ phí luân chuyển hàng hóa (quay vòng), lệ phí đặc cọc trước.
3.2) Các chương trình thương mại
Các chương trình thương mại có liên quan đến việc bảo vệ môi trường được phản ánh bằng nhiều các khác nhau thông qua những hạn ngạch (qua tas) có thể trao đổi bằng mua bán cho nhau trong lĩnh vực ngư nghiệp chẳng hạn. Thông qua các chương trình trao đổi, mua bán này đặt công việc thu gom đồ phế thải gây ô nhiễm môi trường và các quy định mức gây ô nhiễm có thể trao đổi, buôn bán mức độ ô nhiễm được quy định cho họ có thể đạt được tổng giá trị chi trả ít nhất.
Liên quan tới việc phát thải cũn cú cả việc phát tán và thu gom vận chuyển. Nguồn phế thải ghi trong chương trình thương mại có thể là nguồn điểm, các nguồn di động hoặc cả hai nguồn đó.
Ngoài việc buôn bán các giấy phép thu gom, xử lý chất thải, còn có thể buôn bán nhiều loại giấy phép hoạt động tiêu thụ các chất độc hại hoặc các chất vật nuôi…
Có thể dẫn ra một số chương trình mua bán kể trên như sau:
_Tín phiếu trao đổi mua bán việc khử phế thải.
_ Trao đổi mua bán đồ phế thải
_ Trao đổi mua bán có trọng điểm không có trọng điểm việc đổ phế thải xuống đường thủy.
_ Trao đổi mua bán việc chuyên trở nước thải đến hệ thống xử lý
_ Trao đổi mua bán những giấy phép về xử lý chất Benzen trong xăng dầu. Hoạt động ngân hàng trong việc làm giảm bớt độ ẩm của đất (nhờ đó mà các nhà kinh doanh dẫn lưu nước ở vùng đất ẩm ướt có thể yêu cầu bồi thường những hoạt động của họ hàng bằng cách đảm bảo lượng Protein của những vùng đất ẩm khác).
3.3) Hệ thống đặc cọc hoàn trả
Hệ thống đặc cọc hoàn trả là hệ thống áp đặt mọi sự đặt tiền trước ở vào lúc hàng hóa được mua và số tiền đó được hoàn trả khi mặt hàng đú đó được quay vòng sử dụng.
Mặc dù hệ thống này thường được áp dụng mang tính chất truyền thống đối với các đồ uống (giải khác) nhưng nội dung của nó đã bị giảm bớt đi đối với những thứ không có giá trị lắm để nhường chỗ cho những cái có giá trị hơn.
Hệ thông đặc cọc hoàn trả có thể áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào, mà chúng đòi hỏi một sự tập trung cao để tái sử dụng, tái quay vòng làm đảm bảo cho việc đặc cọc và hạn chế bớt những hàng hóa ít giá trị. Có thể dẫn ra những tầu thủy chở xe ô tô, những container thuộc trừ sâu, dầu hỏa và những hàng hóa trang thiết bị khác dễ sẩy ra tai nạn bất thường để làm ví dụ.
3.4) Những chính sách khuyến khích về tài chính
Những chính sách tài chính khuyến khích sự giảm bớt chi tiêu trong việc bảo vệ môi trường do chính phủ đề ra từ ngân sách nhà nước. Ví dụ việc trợ cấp ban hành kỳ phiếu vay và cho vay, việc trợ cấp tỷ lệ lãi suất việc bãi bỏ hoặc giảm bớt một số mặt hàng nào đó.
3.5) Đầu tư cho bảo vệ môi trường
Đầu tư cho bảo vệ môi trường là công cụ quan trọng tạo ra nguồn kinh phí cơ hội tốt nhất cho sự phát triển bền vững. Thực tiễn cho thấy quốc gia nào sớm nhìn nhận sớm vấn đề này sẽ tránh những thiềt hại không đáng có do ô nhiễm môi trường và suy thúai môi trường gây ra. Đầu tư cho bảo vệ môi trường có thể được phân thành hai nhóm cơ bản:
_ Đầu tư quốc tế: Tức là đầu tư các quốc gia, các tổ chức quốc tế và cỏc nhõn nước ngoài cho nước sở tại với mục tiêu bảo vệ môi trường. Như nguồn vốn của: UNDP,ODA, WB, GEF đầu tư cho các dự án BVMT.
Ví dụ: Dự án cải tạo nước sụng Tụ Lịch- Hà Nội do Nhật Bản hợp tác với chính phủ Việt Nam thực hiện.
_ Đầu tư trong nước: Bao gồm việc huy động vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn trong dân cho mục tiêu bảo vệ môi trường. Có thể lấy ví dụ như chương trình 327 của Việt Nam là một hình thức vốn nhà nước cho việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Việc thu tiền vệ sinh hàng tháng của các hộ gia đình để trả lương cho công nhân quét rác hỗ trợ công tác vệ sinh môi trường.
3.6) Các cơ chế thị trường khác
a) Đảm bảo tài chính
Đảm bảo tài chính được áp dụng khi chính phủ yêu cầu một công ty nào đó phải đảm bảo trước chính phủ một tài sản, một giao kèo hay một khoảng tiền mặt. Số thuế chấp đặt cọc này chỉ được trả lại khi có đầy đủ chứng cớ chứng tỏ rằng công ty đã chấp hành tốt chương trình bảo vệ môi trường. Nếu công ty không thi hành đúng cam kết chương trình bảo vệ môi trường thì số tiền hay tài sản kí cược sẽ bi xung vào công quỹ. Sau đó, có thể sử dụng tài sản ký cược này chi trả cho những phí tổn nhằm khôi phục lại môi trường khắc phục những tổn hại mà công ty đã gây ra, hoặc đền bù những thiệt hại cho nhân dân.
Đảm bảo tài chính là một việc làm hợp lý bởi vì có thể một công ty nào đó không chịu thực hiện chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường mà họ cam kết. Đảm bảo tài chính này cũng nhằm vào mục đích sau đây:
_ Tăng cường sự thỏa thuận giữa hai bên với những luật lệ kiểm tra nghiêm ngặt.
_ Bảo vệ đất ngập nước khỏi sự buôn bán hoặc phát triển nhà ở
_ Đảm bảo sự cải tạo sau khai thác mỏ một cách hợp lý.
_ Đảm bảo sự an toàn lao động tăng cường quản lý đất hoang đặc biệt là quản lý lấp đất, khôi phục quỹ đất.
b) Trác nhiệm pháp lý đối với môi trường
Trách nhiệm pháp lý nay quy định những người gây ô nhiễm môi trường phải chi trả một số tiền do đã làm tổn hại đến môi trường, hoặc phải trả một số tiền để tạo lại cảnh quan môi trường. Theo chế độ pháp lý này những người gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền khi mà trước tòa họ đã nhận là có lỗi.
Hơn nữa chế độ pháp lý gắn trách nhiệm bồi thường của bản thân người làm ô nhiễm môi trường với những rủi ro môi trường do hành vi phạm luật của họ gây nên
c) Cung cập thông tin
Việc cung cập thông tin về những đặc điểm môi trường về dịch vụ hàng hóa và các thông tin về các công ty dịch vụ là cần thiết đó là một thứ công cụ nhằm khai thác những sức mạnh của thị trường để đạt tới các kế hoạch bảo vệ môi trường một cách hữu hiệu. Cung cấp thông tin có thể tiến hành bằng một số cách chủ yếu sau đây:
_ Ghi nhận thông tin
_ Giấy chứng nhận về kỹ thuật môi trường
_ Đăng ký ISO 14000
d) Dịch chuyển thuế gây nản chí
Có một cách đánh thuế làm giảm bớt sự hứng khởi trong công việc bảo vệ môi trường. Nếu loại bỏ được cách đánh thuế này thì sẽ giải phóng được sức mạnh thị trường ảnh hướng tốt đến công việc bảo vệ môi trường.
Chương 2: tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của nhà máy bia hà nội
I. XáC định mức phí bằng công tHức tổng quát
1 Công thức
Công tức tính phí bảo vệ môi trường với nước thải có dạng:
T = M(A1 X1 +A2X2 +…+An Xn).y .z . v +H (1)
Trong đó:
T: phí gây ô nhiễm
M:TÔngr lượng nước thải trên một đơn vị thời gian
Ai: mức phí cho một đơn vị gây ô nhiễm
Xi: nồng độ của các chất ô nhiễm trong dòng thải
y: hệ số thể hiện khả năng chịu tải của môi trường
z : hệ số đặc trưng của nền kinh tế việt nam
H: hằng số gây ô nhiễm
2/ Xác định các thông số
--Xác định hệ số đặc trưng của nền kinh tế việt nam(z) theo kinh nghiệm của các nước cho thấy phí ô nhiễm có quan hệ với chính sách phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước, trình độ khoa học công nghệ trong mỗi thời kì. Nhưng vấn đề đặt ra đối với phí ô nhiễm môi trường là phải tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp cần được khuyến khớphát triển trong điều kiện hiện tại và tương lai. Điều này thể hiện qua hệ số đặc trưng của nền kinh tế.Dưới góc độ phí ô nhiễm môi trường cần xác định:
Các ngành kinh tế được nhà nước ưu tiên và phát triển đối vói các ngành kinh tế và khu vực này nên quui định trong khoảng 0 <z<1 tùy theo mức độ ưư tiên của nhà nước ngành nào được ưu tiên nhát sẽ có hệ số z nhỏ nhất (như các ngành công nghệ hay các ngành Ýt gây ô nhiễm)
Các ngành kinh tế mang tính nhân đạo: đối với truwongf hợp đặc biệt này dù khu vực đố có công nghệ cao, mới hay cũ thì cũng nen áp dụng
STT
Ngành kinh tế
Hệ sè z
1
Hóa chất phân bón thuốc trừ sâu
0.8
2
Giấy ,sản phẩm bằng giấy
1
3
Thuốc lá
1
4
Dệt sợi
1
5
Bia ,nước giải khát
1
6
Xi măng ,sản xuất vật liệu xây dựng
1
7
Chế biến thực phẩm thủy sản
0.7-1
8
Hóa mỹ phẩm
1
9
Luyện kim
1
10
Sản xuất hàng tiêu dùng
1
11
Bệnh viện xí nghiệp dược phẩm
0.7-0.9
12
Sản xuất nguyên liệu da
1
13
Gốm, sành sứ, thủy tinh
1
14
Khai thác hầm mỏ
1
15
Chế biến lâm sản va sản xuất gỗ
1
một hệ số z bằng nhau với tất cả các doanh nghiệp hoặc các cơ quan thuộc diện phải nộp phí va z nằm trong khoảng 0<z <1.
Trong trường hợp các nghành kinh tế nhân đạo mà chung với các khu vực kinh tế được nhà nước ưư tiên thì sẽ áp dụng hệ số nhỏ hơn.
BẢNG 1: HỆ SỐ ĐẶC TRƯNG CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Nguồn cục môi trưòng
Các ngành kinh tế không thuộc hai loại đã nêu trên sẽ có z =1.
Tuy nhiên chúng ta cũng có thể không xét đến hệ số đặc trưng của nền kinh tế tức là không có sự ưu tiên trong nộp phí mooi trường .Mọi ngành công nghiệp đều bình đẳng như nhau trong vấn đề nộp phí môi trường theo đúng nguyên tắc PPP. Người gây ô nhiễm phải trả tiền.
HỆ SỐ CHỊU TẢI MÔI TRƯỜNG(Y)
Hệ số này biểu thị mức độ chịu tải của môi trường của mỗi vùng phụ thuộc vào thục tr ạng môi trưòng , tình hình phát triển kinh tế xã hội của mỗi vungf và nó cũng phản ánh mức độ tiềm tàng tương ứng do ô nhiễm gây ra .Khả năng chịu tải của vùng núi, nông thôn, những vùng không có khu công nghiệp khác với các khu đô thị, các thành phố lớn, và các khu công nghiệp.Ngoài ra chọn hệ số chịu tải môi trường lớn ở những nơi có mức độ môi trường ô nhiễm cao sẽ tránh được hậu quả tích lũy.Vì vậy việc đưa yếu tố này vào là cần thiết.
Hệ số chịu tải môi trường y sẽ làm tăng hay giảm phí ô nhiễm tùy thuộc vào mức độ chiu tải của môi trường vùng đó.
Hệ số chịu tải môi trường được cho bởi bẳng sau:
BẢNG 2: VÙNG HỆ SỐ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI MÔI TRƯỜNG:
STT
Vùng
Hệ sè y
1
Thành phố có dân số lớn hơn 1 triệu
1,1
2
Thành phố có dân số lớn hơn 2 triệu
1,2
3
Các thành phố công nghiệp
1,3
4
Các khu công nghiệp hay chế xuất
1,3
5
Vùng nông thôn
0,8
6
Miền nói
0,5
7
Ven biển
0,8
Nguồn cục môi trường
--- SUẤT PHÍ AI :
Suất phí hay đơn giá là bao nhiêu đối với một đơn vị chất khối lượng chất thải. Suất phí trên một đơn vị chất thỉa sẽ tính bằng chính tác hại mà nó gây ra, hay bằng chi phí biên cho việc lắp đặt thiết bị giảm ô nhiễm.
Suất phí có thể cố định cho 1 loại chất thải đối với mội ngành công nghiệp khác nhau, hoặc biến đổi tùy thuộc vào các ngành công nghiệp khác nhau
Có thể xác định suất phí theo một số cách sau:
--Dựa trên giá trị ước tính tác hại do một đơn vị chất thải gây ra
--Dựa vào chi phí biên bỏ ra để lắp đặt thiết bị giảm thải.
--Dựa trên chi phí để xử lý chất thải ra mgoài môi trường.
--Dựa vào ngân sách nhà nước dự tính hằng năm.
--Dựa vào kinh nghiệm của nước ngoài.
Từ đó ta có thể đưa ra một suất phí giả định đối với các chất gây ô nhiễm môi trường được tính phí thể hiện ở bảng sau:
BẢNG 3: SUẤT PHÍ ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRONG CHƯƠNG TRÌNH THU PHÍ:
STT
Chất ô nhiễm bị tính phí
Suất phí dưới tiêu chuẩn
(đông/ tấn)
Suất phí trên tiêu chuẩn (đồng / tấn)
1
BOD5
1400
7000
2
COD
2800
14000
3
TSS
1400
2800
4
SO2
140000
350000
5
NO2
1400
350000
Nguồn cục môi trường
Hằng sè H:
Thể hiện trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các doanh nhgiệp thải chất ô nhiễm , do ảnh hưởng của quá trình sản xuất đến chất lượng môi trường .
H có thể xác định như sau:
Như nhau đối với ccas doanh nghiệp
Thay đổi đối với các doanh nghiệp
Vì vậy để đơn giản người ta lấy H như nhau đối với các doanh nghiệp là:
H :1 O00 000đ
Như vậy ta có thể thấy môi trường của thành phố hà nội có các thông số sau:
--y= 1.3
--z =1
--v=1
H=1 000 000đ
BẢNG 4 ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT BIA HÀ NỘI
Tên cở sở
Năng suất
Triệu/năm
BOD
Mg/l
SS
Mg/l
COD
Mg/l
PH
Công ty bia Hà Nội
50
948,12
226,1
1305,56
7,15
Nguồn các báo cáo khoa học tạo hội nghị môi trường tòan quốc 1998
3/ Áp dụng công thức tổng quát với công ty bia hà nội
Công ty bia Hà Nội là một loại hình doanh nghiệp nhà nước nằm tại 70A—HOÀNG HOA THÁM—HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI, được thành lập trước khi có luật bảo vệ môi trường.Hiện nay công ty đang hoạt động với công suất 50 triệu lit bia/ năm, hàng tháng thải ra môi trường 65000 m3 nước thải có chứa chất BOD (S BOD5 =948,12 mg/lit) TSS( XSS =226,1 mg/lit) ( Nguồn báo cáo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 799 moi truong.doc