MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH THU VÀ CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3
I, Một số vấn đề chung về doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu : 3
1, Khái niệm về doanh thu: 3
2, Khái niệm về các khoản giảm trừ doanh thu: 3
3, Vai trò của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 4
4, Điều kiện ghi nhận một khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 5
5, Thời điểm xác định doanh thu bán hàng: 5
II, Tổng quan về hạch toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng: 6
1, Chuẩn mực số 14 về “Doanh thu và thu nhập khác” trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do bộ tài chính ban hành và công bố theo quyết định số 149/ 2001/ QĐ-BTC: 6
1.1, Quy định chung: 6
1.2, Nội dung chuẩn mực: 7
1.3, Doanh thu bán hàng: 7
1.4, Doanh thu cung cấp dịch vụ: 9
2, Các chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu: 11
3. Thực tế hạch toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu tại một số nước trên thế giới: 13
3.1, Theo chế độ kế toán Mỹ : 13
3.2, Theo chế độ kế toán Pháp: 15
PHẦN II: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHUẨN MỰC SỐ 14 VỀ DOANH THU VÀ CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU” TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM. 19
I, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 19
1, Tài khoản sử dụng: 19
2, Hạch toán tài khoản này cần phải tôn trọng một số quy định sau: 21
3, Phương pháp hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu: 23
II, Các khoản giảm trừ doanh thu : 27
1, Chiết khấu thương mại : 27
1.1, Tài khoản sử dụng: 27
1.2 Hạch toán tài khoản này cần chú ý một số nguyên tắc sau: 28
1.3, Phương pháp hạch toán TK 521: 29
2. Hàng bán bị trả lại: 29
2.1, Tài khoản sử dụng: 29
2.2, Hạch toán tài khoản này cần chú ý một số nguyên tắc như sau: 30
2.3, Phương pháp hạch toán tài khoản 531: 31
3, Giảm giá hàng bán: 32
3.1, Tài khoản sử dụng: 32
3,2, hạch toán tài khoản này cần chú ý một số nguyên tắc sau: 32
3.3, Phương pháp hạch toán: 33
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU VÀ CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 34
KẾT LUẬN 37
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
48 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3981 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tổ chức công tác kế toán khoản doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi tức, tiền bản quyền, cổ tức.
Doanh thu là giá trị gộp của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt độnh thông thường của doanh nghiệp, tạo nên sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, ngoài phần tăng lên từ các hoạt động đóng góp thêm của các cổ đông.
Như vậy, doanh thu chỉ bao gồm giá trị gộp của các lợi ích kinh tế đã nhận được và có thể nhạn được của riêng doanh nghiệp. Các khoản thu hộ bên thứ ba( ví dụ như VAT) không phải là các nguồn lợi ích kinh tế của doanh nghiệp và không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thì không được coi là doanh thu.
b, Doanh thu bán hàng:
- Xác định doanh thu:
Doanh thu được xác định trong từng trường hợp cụ thể sau:
+ Trường hợp bán hàng thu tiền hoặc các khoản tương đương tiền thì doanh thu bằng số tiền hoặc các khoản tương đương tiền thu được.
+ Trường hợp bán hàng cho người trả chậm: nếu bán chịu cho khách hàng không tính lãi thì doanh thu bằng số tiền hoặc các khoản tương đương tiền sẽ nhận được, nếu bán chịu cho khách hàng có tinh lãi thì doanh thu bằng giá trị hiện tại của các khoản sẽ thu được trong tương lai.
+ Trường hợp trao đổi hàng hoá: trao đổi hàng hoá có cùng tính chất thì doanh thu không được ghi nhận, trao đổi hàng hoá không tương tự thì doanh thu được ghi nhận là bằng giá trị tương đương của hàng hoá nhận được, bằng giá trị tương đương của hàng hoá đem trao đổi.
- Doanh thu bán hàng được công nhận khi:
+ Rủi ro và lợi ích quan trọng của việc sở hữu hàng hoá được chuyển sang cho người mua.
+ Doanh nghiệp không tiếp tục tham gia quản lý quyền sở hữu cũng không giám sát hiệu quả hàng đã bán ra.
+ Số doanh thu có thể được tính toán một cách chắc chắn.
+ Doanh nghiệp có khả năng là sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch.
+ Chi phí giao dịch có thể được tính toán một cách chắc chắn.
- Tính không chắc chắn về khả năng thu về khoản đã được tính trong doanh thu sẽ được coi như là một khoản chi phí chứ không phải là một khoản điều chỉnh doanh thu.
- Doanh thu không thể được công nhận khi chi phí không thể được tính toán một cách chắc chắn. Những khoản hoàn trả đã nhận được từ bán hàng sau này sẽ được chuyển về sau như một khoản nợ cho tới khi công nhận doanh thu.
c, Một số điểm khác biệt giữa Chuẩn mực số 14 của Việt Nam (VAS 14) với chuẩn mực doanh thu thế giới( IAS 18) là:
Có thể thấy rằng những nội dung về doanh thu của IAS 18 là khá tương đồng với VAS 14 : quan niệm về doanh thu, Vấn đè xác định doanh thu ( IAS và VAS đều phân theo các trường hợp cụ thể là doanh thu thu được tiền, doanh thu trả chậm và doanh thu do trao đổi hàng hoá có tính chất thương mại, doanh thu được xét theo các loại hình kinh doanh là doanh thu bán hàng hoá, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu và thu nhập từ các hoạt đông khác. Tuy nhiên, theo VAS còn xét thêm thu nhập khác ngoài doanh thu từ tiền lãI, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia, nghĩa là VAS phân loại rõ hơn theo xu hướng xét doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác từ các hoạt động không thương xuyên của doanh nghiệp.
3. Thực tế hạch toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu tại một số nước trên thế giới:
3.1, Theo chế độ kế toán Mỹ :
a, Kế toán ghi nhận doanh thu:
Theo nguyên tắc cơ bản của kế toán Mỹ, Doanh thu là dòng tiền vào hay sự tăng lên của các loại vốn của đơn vị hay sự giải quyết các khoản nợ ( hoặc kết hợp cả hai) từ việc giao hàng, sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc những hoạt động khác, hình thành nên những hoạt động chủ yếu của đơn vị, trong trường hợp đơn giản nhất, chúng tương đương với giá cả hàng hoá đã bán ra hay dịch vụ đã cung ứng trong một thời kỳ nhất định. Nói cách khác, doanh thu được xác địnhlà giá trị tài sản hoặc việc tiếp nhận nợ mà doanh nghiệp có được từ việc cung cấp các sản phẩm hàng hoá hoặc thực hiện dịch vụ. Điều quan trọng là xác định thời điểm ghi nhận doanh thu. Doanh thu được xác định theo nguyên tắc khi xác định được hoặc có thể xác định được và thực thu được. Doanh thu được xác đinh khi hàng hoá, dịch vụ được trao đổi và nhận về một khoản tiền hoặc quyền được đòi tiền. Doanh thu thực thu được khi doanh nghiệp về căn bản đã hoàn thành quá trình bán hàng và thu được lợi ích. Tuy nhiên, do có sự đa dạng khác nhau của các nghiệp vụ doanh thu nên doanh thu cũng có khi được ghi nhận tại các thời điểm khác nhau trong quá trình bán hàng, đó là:
- Ghi nhận doanh thu tại thời điểm bán hàng( giao hàng)
- Ghi nhận doanh thu trước khi giao hàng
- Ghi nhận doanh thu sau khi giao hàng.
- Ghi nhận doanh thu đối với hàng gửi bán đại lý
b, Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
- Chiết khấu thương mại: Là sự giảm giá so với giá được ghi trên danh mục giá bán hàng hoá, được dùng để tính giá trên hoá đơn hay giá bán loại hàng được hưởng chiết khấu. Chiết khấu thương mại thường được các nhà sản xuất hay các nhà bán buôn dùng để tái xuất bản danh mục giá bán khi giá bán biến đổi. Giá được đưa ra có phần chiết khấu thương mại chỉ sử dụng để thuận tiện cho việc đạt đến một thoả thuận giá cả trên và không thể hiện trên các ghi chép của kế toán.
- Giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại: phát sinh khi bán hàng không đúng quy cách, phẩm chất quy định trong hợp đồng. Khách hàng có thể trả lại hàng hoặc doanh nghiệp có thể giảm giá bán cho khách hàng nếu khách hàng chấp nhận mua. Hàng bị trả lại hay giảm giá được phản ánh vào tài khoản “ Hàng bán bị trả lại và giảm giá”. Tài khoản này là tài khoản hiệu chỉnh cho tài khoản danh thu.
- Chiết khấu thanh toán : Việc bán chịu hàng thường kèm theo các điều khoản về tín dụng để làm tăng khả năng thanh toán của khách hàng. Có hai phương pháp ghi nhận doanh thu được chấp nhận có liên quan đến chiết khấu thanh toán, đó là những doanh thu gộp( doanh thu ghi nhận theo giá bán, tài khoản chiết khấu bán hàng được xem là tài khoản hiệu chỉnh giảm trừ doanh thu) và doanh thu ròng( doanh thu được ghi sổ theo giá bán đã trừ chiết khấu cho khách hàng).
c, Nhận xét mô hình kế toán Mỹ:
- Ưu điểm:
+ Là hệ thông kế toán mở, việc đưa ra những thời điểm khác nhau để ghi nhận doanh thu đã đáp ứng được thực tiễn đa dạng của các nghiệp vụ phát sinh doanh thu, nhờ đó các doanh nghiệp có thể chủ động trong công tác hạch toán.
+ Tại mỗi thời điểm ghi nhận doanh thu, quy định của kế toán lại đưa ra nhiều phương pháp ghi nhận và hạch toán doanh thu, việc lựa chọn phương pháp nào là tuỳ thuộc vào doanh nghiệp, nhưng nhìn chung đều dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính thận trọng tối đa cho doanh nghiệp.
+ Thông tin trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh được công bố rõ ràng để trình bày, dễ đọc và sử dụng.
- Nhược điểm:
+ Việc đưa ra hai phương pháp ghi nhận doanh thu sau khi bán hàng đã không đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc dồn tích của kế toán.
+ Khoản chiết khấu thanh toán được xử lý ghi giảm trừ doanh thu bán hàng là không hợp lý, không đúng với bản chất của nghiệp vụ.
+ Hạch toán khoản chiết khấu thanh toán theo phương pháp doanh thu ròng là không hợp lý, vì tại thời điểm bán hàng chưa đủ bằng chứng pháp lý cần thiết để kế toán khấu trừ vào doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong khi thực tế khoản chiết khấu thanh toán này chưa phát sinh.
3.2, Theo chế độ kế toán Pháp:
Với mô hình kế toán thuế, kế toán được xem là một công cụ để kiểm soát thuế của Nhà nước nên kế toán Pháp quy định rất cụ thể, chi tiết cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
a, Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
- Giá bán hàng hoá được hạch toán là giá thực tế, tức là tổng số tiền ghi trên hoá đơn trừ đi các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp thuận cho người mua.
- Giá bán không bao gồm các khoản thuế đã thu của người mua và phảI nộp cho nhà nước sau này.
- Nếu có chiết khấu chấp thuận cho người mua đã trừ bớt đi trên tổng trị giá hoá đơn bán hàngcũng phải kể vào giá bán. Khoản chiết khấu này được hạch toán vào chi phí tài chính.
b, Thời điểm ghi nhận doanh thu:
Kế toán Pháp chỉ đề cập là thời điểm khi việc bán hàng đã thực sự xảy ra và kế toán đã có trong tay kết quả của ngiệp vụ để ghi nhận vào sổ sách.
- Khi hàng được bán xong, doanh nghiệp đã thưc hiện hầu hết tất cả các công việc cần thiết trong việc bán hàng và mọi công việc còn lại sẽ không đáng kể.
- Vào thời điểm bán hàng giá bán đã được người bán và người mua thoả thuận là một sự đo lường khách quan của thu nhập.
- Vào thời điểm bán hàng, xảy ra một sự trao đổi tài sản, hàng hoá được trao đổi để lấy khoản sẽ thu hoặc tiền mặt.
c, Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm giảm giá, bớt giá, hồi khấu và chiết khấu thanh toán.
- Nếu các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu và chiết khấu thanh toán được ghi trên hoá đơn bán hàng, các khoản này được trừ vào tổng số tiền ghi trên hoá đơn. Kế toán chỉ ghi nhận doanh thu theo giá bán thực thu.
- Nếu các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu được chấp thuận ngoài hoá đơn bán hàng thì người bán phải lập hoá đơn báo có gửi cho khách hàng và khoản giảm trừ này được ghi giảm trừ doanh thu bán hàng vào cuối kỳ. Nếu nghiệp vụ xảy ra vào cuối năm và doanh nghiệp chưa lập hoá đơn báo có gửi cho khách hàng thì kế toán tạm thời ghi nhận khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu sẽ trả cho khách hàng và kết chuyển các khoản giảm trừ này vào doanh thu bán hàng trong kỳ. Sang năm sau, ghi bút toán đảo ngược để xoá bỏ bút toán đã điều chỉnh ở cuối năm trứơc. Sau đó khi lập hoá đơn thì kế toán ghi nhận bình thường như đã nêu.
Các khoản chiết khấu được hạch toán như một khoản chi phí tài chính của doanh nghiệp.
d, Nhận xét mô hình kế toán Pháp:
- Ưu điểm:
+ Hệ thống kế toán được quy định rất cụ thể, chặt chẽ nên thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh tế doanh nghiệp của nhà nước.
+ Quy định chặt chẽ, chi tiết từng phần hành kế toán cụ thể đã tạo ra được tính thống nhất trong kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh, do đó số liệu ghi chép của kế toán được tổng hợp trên các báo cáo đảm bảo tinh so sánh được giữa các kỳ, và giữa các doanh nghiệp với nhau.
- Nhược điểm:
+ Do hệ thống kế toán được quy định quá chi tiết, cụ thể và cứng nhắc nên việc hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế trở nên phức tạp, không cần thiết, làm hạn chế tài năng của kế toán.
+ Trong khi bớt giá và hồi khấu là thể hiện sự ưu đãi của doanh nghiệp dành cho khách hàng, thì giảm giá là thể hiện lỗi chủ quan của doanh nghiệp do giao hàng không đúng hợp đồng, kém phẩm chất. Đây là hai nội dung hoàn toàn khác nhau về bản chất lại được phản ánh chung trên cùng một tài khoản, điều đó làm hạn chế khả năng cung cấp thông tin không những cho chủ doanh nghiệp mà những người quan tâm đến Báo cáo tài chính cũng không thể xác định được mức độ ưu đãi hay lỗi chủ quan của doanh nghiệp trong chỉ tiêu đó là bao nhiêu.
+ Mặc dù hệ thống tài khoản kế toán xây dựng với số lượng tài khoản rất lớn để theo dõi cho rất nhiều các đối tượng kế toán, nhưng lại không có tài khoản riêng để theo dõi hàng bán bị trả lại, nên khi phát sinh kế toán ghi giảm trừ trực tiếp vào doanh thu bán hàng.
+ Một số nghiệp vụ được ghi nhận khi không có chứng từ đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc ghi sổ như hàng hoá giao cho khách hàng nhưng chưa lập hoá đơn đã ghi doanh thu , giảm giá, bớt giá hồi khấu hàng bán…
Qua nghiên cứu kinh nghiệm về kế toán doanh thu theo quan điểm của kế toán tài chính Mỹ và kế toán tổng quát Pháp , có thể thấy về cơ bản, kế toán doanh thu theo chế độ kế toán Việt Nam có nhiều điểm phù hợp với hệ thống kế toán của các nước. Tuy nhiên qua đó có thể rút ra những kinh nghiệm cho kế toán doanh thu Việt Nam, đó là:
- Phương pháp xác định và ghi nhận doanh thu phải đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc kế toán đươc thừa nhận, đáp ứng được yêu cầu chuẩn mực kế toán “ doanh thu” và sự hài hoà với kế toán các nước có nên khinh tế thị trương phát triển.
- Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và các trường hợp phát sinh trong quá trình bán hàng phảI phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ và việc hạch toán phải dựa trên những chứng cứ pháp lý chắc chắn.
- Các đối tượng kế toán khác nhau về bản chất phải được phản ánh trên các tài khoản riêng. Trên cơ sở đó cung cấp thông tin được chi tiết, cụ thể để đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
PHẦN II: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHUẨN MỰC SỐ 14 VỀ DOANH THU VÀ CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU” TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM.
I, DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ:
1, Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 511 – “ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và nghiệp vụ sau:
- Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hoá mua vào, hoặc bán, thanh lý bất động sản đầu tư.
- Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, cũng như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, khách sạn, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, tư vấn, kiểm toán, cho thuê bất động sản đầu tư (cho thuê tài sản hoạt động)…
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được tư các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản phẩm, hàng hoá,bất động sản đầu tư, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng,cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán ( nếu có).
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận ban đầu do các nguyên nhân: Doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã bán cho khách hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại (do không đảm bảo điều kiện về quy cách, phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế), và doanh nghiệp phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu được tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kỳ kế toán.
* Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
* Tài khoản 511 được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2:
- TK 5111-“ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: TK này phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá đã được xác định là tiêu thụ trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp.
TK này chủ yếu dùng cho các nghành kinh doanh hàng hoá, vật tư, lương thực…
- TK 5112-“ Doanh thu bán các thành phẩm”: phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) đã được xác định là tiêu thụ trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp.
TK này chủ yếu dùng cho các nghành sản xuất vật chất như: công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, lâm nghiệp, ngư nghiệp…
-TK 5113-“ Doanh thu cung cấp dịch vụ”: TK này phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp.
TK này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học kỹ thuật,dịch vụ kế toán, kiểm toán…
- TK 5114- “ Doanh thu trợ cấp, trợ giá”: dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp trợ giá của nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các ngiệp vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước.
- TK 5117- “ Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư”: Dùng để phản ánh doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm:
+ Doanh thu cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư là số tiền cho thuê tính theo kỳ báo cáo.
+ Doanh thu bán bất động sản đầu tư là giá bán của bất động sản đầu tư.
2, Hạch toán tài khoản này cần phải tôn trọng một số quy định sau:
(a) Tài khoản 511- “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư đã bán; dich vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.
(b) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất được tiến hành theo các nguyên tắc như sau:
+ Đối với sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT.
+ Đối với sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, doanh thu bán hàng là giá bán không có thuế GTGT.
+ Đối với sản phẩm, hàng hoá, bất sản đầu tư, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuể GTGT.
+ Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệthoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu).
+ Đối với hàng hoá nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng (chưa gồm thuế GTGT).
+Trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp, trả chậm thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác định.
+ Đối với trường hợp cho thuê tài sản theo phương thức cho thuê hoạt động ( như cho thuê nhà, văn phòng xưởng, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị…) có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính là số tiền cho thuê được xác định trên cơ sở lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chia cho số năm cho thuê tài sản. Doanh thu này bao gồm cả các khoản thu dưới hình thức khác như: thu để hoàn thiện, sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê theo yêu cầu của bên cho thuê.
+Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá số hàng này vẫn không được coi là tiêu thụvà không được ghi vào tài khoản 511 mà chỉ ghi vào bên có của tài khoản 131- “PhảI thu của khách hàng” về khoản thu của khách hàng. khi thực giao hàng cho người mua sẽ dược hạch toán vào tài khoản 511- “ Doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ” về giá trị hàng đã giao, đã thu trước tiền bán hàng, phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu.
+ Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
+ Về thủ tục chưng từ, hàng hoá, dịch vụ có giảm giá ghi trên hoá đơn thì hoá đơn phải ghi rõ: tỷ lệ (%) hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT (giá bán đã giảm giá), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
(c) Không hạch toán vào tài khoản này các trường hợp sau:
+Trị giá hàng hoá vật tư, bán thành phẩm xuất giao cho bên ngoài gia công chế biến.
+ Trị sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ cung cấp giữa các đơn vị thành viên trong một công ty, tổng công ty hạch toán toàn ngành (sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ tiêu thụ nội bộ).
+ Số tiền thu được về nhượng bán , thanh lý tài sản cố định.
+ Trị giá sản phẩm, hàng hoá đang gửi bán; dịch vụ hoàn thành đã cung cấp cho khách hàngnhưng chưa được người mua chấp nhận thanh toán.
+Trị giá hàng gửi bán theo phương thức ký gửi, đại lý chưa xác định là tiêu thụ.
+ Các khoản doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác không được coi là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
3, Phương pháp hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu:
1. Ghi nhận doanh thu của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm), hàng hoá, dịch vụ đã dược xác định là bán trong kỳ kế toán:
a, Đối với sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111,112,131… Tổng giá thanh toán
Có TK 511 : theo giá bán chưa có thuế GTGT
Có TK 3331( 33311): Thuế GTGT phải nộp
b, Đối với sản phẩm hàng hoá, bất động sản đầu tư, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuê GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàngvà cung cấp dịch vụ theo giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 111,112,131… Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Tổmg giá thanh toán
c, Đối với hàng hoá dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đươc ghi nhận là giá bán đã có thuế xuất khẩu nhưng chưa gồm thuế GTGT( thuế suất 0%), ghi:
Nợ TK 111,112,131 : Tổng giá thanh toán
(bao gồm cả thuế xuất khẩu
và thuế GTGT)
Có TK 511: giá bán gồm thuế nhập khẩu nhưng
chưa gồm thuế GTGT
2.Trường hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh bằng ngoại tệ, thì ngoài việc ghi sổ kế toán chi tiết số nguyên tệ đã thu hoặc phải thu, kế toán phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thưc tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để quy đổi ra đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán để hạch toán vào TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
3. Đối với doanh nghiệp chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi xuất sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ đổi lấy vật tư, hàng hoá, TSCĐ không tương tự để sử dung cho sản xuất kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511 : Giá bán chưa có thuế GTGT
Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp
4. Khi xuất sản phẩm hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp đổi lấy vật tư, hàng hoá, TSCĐ không tương tự để sử dụng cho sản xuất kinh doanh, ghi:
Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Tổng gía thanh toán
5. Khi bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp đối với sản phẩm hàng hoá, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ ,kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 131: PhảI thu của khách hàng
Có TK 333 : Thuế GTGT phải nộp
Có Tk 511(5111,5112,5117): giá bán trả tiền ngay
không có thuế GTGT
Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện ( Chênh
lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả
chậm ,trả góp với giá bán trả tiền ngay
chưa có thuế GTGT)
- Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 : Lãi trả chậm, trả góp
6.Khi bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp đối với sản phẩm hàng hoá, bất động sản đầu tư không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 131 : Tổng giá thanh toán
Có TK 511: giá bán trả tiền ngay có thuế GTGT
Có TK 3387: Chênh lệch giữa tổng số tiền theo
giá bán trả chậm so với giá bán
trả tiền ngay.
- Định kỳ, Ghi nhận doanh thu tiền lãi:
Nợ TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515: Lãi trả chậm, trả góp
7. Trường hợp bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng:
(a) Tại bên giao hàng đại lý:
- Khi xuất kho sản phẩm hàng hoá giao cho bên đại lý phỉa nhập phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. Căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:
Nợ TK 157 : Hàng gửi bán
Có TK 155, 156.
- Khi hàng hoá giao cho các đại lý đã bán được, căn cứ vào bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về:
+ Đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131… : Tổng giá thanh toán
Có TK 511 (5111, 5112): Giá bán chưa thuế GTGT
Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra:
Nợ TK 111, 112, 131…: Tổng giá thanh toán
Có TK 157 : Tổng giá thanh toán
+ Đối với hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc đối tương chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131…: Tổng giá thanh toán
Có TK 511 : Tổng giá thanh toán
Đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán :
Nợ TK 111, 112, 131…
Có TK 157
8. Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 511(5111, 5112, 5113) : Doanh thu BH và CCDV
Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu
9. Kế toán doanh thu từ các khoản trợ cấp, trợ giá của nhà nước cho doanh nghiệp, ghi :
Nợ TK 3339 : Thuế GTGT phảI nộp
Có TK 511 (5114)
10. Cuối kỳ kế toán, kết chuyến doanh thu của hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:
Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng va cung cấp dịch vụ
Có TK 531: Hàng bán bị trả lại
Có TK 532: Giảm giá hàng bán
Có TK 521 : Chiết khấu thương mại
11. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” , ghi:
Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh.
II, CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU :
1, Chiết khấu thương mại :
1.1, Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 521 “ Chiết khấu t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổ chức công tác kế toán khoản doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu.DOC