Đề án Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 2

Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3

I. Khái niệm về toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 3

1. Khái niệm về toàn cầu hoá. 3

2. Khái niệm về khu vực hóa 5

3. Khái niệm về hội nhập 6

3.1. Định nghĩa về hội nhập. 6

3.2. Các hình thức và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế 8

II. Các nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế 10

1. Sự phát triển của khoa học - công nghệ 10

2. Chính sách mở cửa, tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế 11

3. Sự quốc tế hoá các hoạt động kinh doanh và vai trò của các công ty xuyên quốc gia 12

Chương II. THỰC TRẠNG KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM. 14

I.Tính tất yếu hội nhập kinh tế Việt Nam 14

1. Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan 14

2. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá 15

II. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 22

1. Giai đoạn trước năm 1985 22

2. Quá trình đổi mới , mở cửa, hội nhập từ 1986 đến năm 2000. 24

21. Chính sách đổi mới, mở cửa đơn phương từ 1986 đến 1990 24

2.2. Chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ từ 1991 đến 1995 25

2.3. Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới từ năm 1996 đến nay 28

III. Những thành tựu, hạn chế cần khắc phục và bài học kinh nghiệm của quá trình hội nhập 30

1. Những thành tựu đã đạt được sau 15 năm mở của đổi mới 30

2. Những hạn chế cần khắc phục. 32

3. Những bài học kinh nghiệm của quá trình đổi mới 35

IV. Chủ trương , nguyên tắc chỉ đạo hội nhập kinh tế cần thực hiện trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam 37

1. Mục tiêu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 37

2. Chủ trương, nguyên tắc của đảng và nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 38

V. Những nhiệm vụ và các biện pháp cần thực hiện trong quá trình hội nhập 39

KẾT LUẬN 43

 

 

 

docx48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi ích vô cùng to lớn cho đất nước, mở ra những cơ hội phát triển rất lớn. Những lợi ích và cơ hội đó là: Một là, thông qua các hiệp ước song phương và đa phương, cho đến nay, nước ta đã có quan hệ với 154 nước ở khắp các châu lục. kim ngạch xuất khẩu của nước ta đã tăng từ 677,8 rúp/USD năm 1998 lên 14,3 tỷ rúp/USD lên tới 15,2 tỷ USD. Từ chỗ nhập siêu tương đối lớn vào cuối những năm 80, đến nay cán cân xuất- nhập khẩu đã gần đạt đến độ cân bằng. Từ chỗ có rất ít hàng hoá đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD. Đến cuối những năm 90, nước ta đã có những mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD như dầu thô, gạo, hàng dệt may, giầy dép, chế biến thuỷ sản... Nhìn về tương lai, nếu chúng ta thực hiện đầy đủ các cam kết của AFTA, tức là giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hoá của các nước thành viên xuống từ 0 đến 5% vào năm 2006, thì lúc đó các hàng hoá của Việt Nam có thể tiêu thụ khắp thị trường ASEAN với dân số trên 500 triệu người và GDP trên 700 tỷ USD. Nếu sau một số năm nữa, Việt Nam gia nhập WTO,thì đương nhiên được hưởng quyền ưu đãi tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với khoảng 150 nước thành viên của WTO( hiện nay đã có 134 nước thành viên) Nhờ vậy, hàng hoá nước ta xuất khẩu vào các nước đó dễ dàng hơn. Từ năm 2010, hàng rào thuế quan của các nước phát triển thuộc APEC( hiện co 21 nước thành viên chiếm 60% GDP, và 45% thương mại thế giới) sẽ bãi bỏ, nước ta cũng có thể mở rộng thị trường, tiêu thụ hàng hoá sang các nước này. Đối với các nước EU cũng vậy, tiềm năng mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá Việt Nam tại các nước đó rất lớn. Dĩ nhiên, nước ta có bán được nhiều hàng hoá ra bên ngoài hay không còn phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, mẫu mã ... Tóm lại là sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ra sao? Hai là, đi đôi với mở rộng thị trường ra thế giới, Việt Nam đã tăng khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được chính thức ban hành đầu năm 1988 đến cuối năm 2000 đã có trên 700 công ty thuộc 62 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào nước ta với hơn 3000 dự án, có tổng số vốn đăng ký 36 tỷ USD, trong đó vốn đã thực hiện khoảng 17 tỷ USD. Mặc dù trong mấy năm gần đây, do ảnh hưởng của cuổc khủng hoảng tài chính- tiền tệ trong khu vực vũng do chúng ta chậm tiếp tực đổi mới cơ chế chính sách, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta giảm mạnh so với những năm 90, song sự đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào sự phát triển kinh tế đất nước vẫn có xu hướng gia tăng: tỷ trọng của khu vực này trong GDP đã lần lượt tăng lên 6,3% năm 1995; 7,4% năm 1996; 9,1% năm 1997;9,8% năm 1998; khoảng 10% năm 2000. Ngoài việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu, các dự án đầu tư còn tạo ra khoảng 35 vạn việc làm trực tiếp và hàng chục vạn việc làm gián tiếp. Ba là cùng với các dòng vốn đầu tư trực tiếp, nhiều tiến bộ kỹ thuật và công nghẹ mới cũng được đưa vào nước ta. Trong những dự án liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài thuộc các ngành bưu chính viễn thông, dầu khí, điện, điện tử, dệt may, da giầy,... các công nghệ được chuyển giao là tương đối hiện đại. Cũng có những công nghệ thuộc loại trung bình không còn hiệu quả ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Tây Âu nhưng lại là thích hợp và còn hiệu quả ở nước ta trong một số ngành sản xuất khác do yêu cầu sử dụng lao động của các công nghệ đó cao, có khả năng tạo thêm nhiều việc làm mới. Dĩ nhiên, ngoài việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo cơ hội tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới về phục vụ các nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Song vì nước ta còn nghèo, dự trữ ngoại tệ rất hạn chế, kinh nghiệm tiếp cận thị trường chưa nhiều, trình độ thẩm định công nghệ lại kém và khả năng quản lý sản xuất kinh doanh với công nghệ cao còn yếu, cho nên con đường thích hợp đối với nước ta hiện nay là tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để lấy lại nhịp độ gia tăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp như nhưng năm trước, qua đó mà tiếp nhận chuyên giao và sử dụng công nghệ tiên tiến có hiệu quả hơn. Bốn là, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo điều kiện khai thông việc giao lưu các nguồn lực giữa nước ta và thế giới. Trong các nguồn lực của sự phát triển hiện nay, nguồn lực con người với trí tuệ là tay nghề cao ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt. Hiện nay, với dân số trên 79 triệu người, Việt Nam có nguồn nhân lực khá dồi dào, tỷ lệ lao động được đào tạo kỹ thuật chuyên môn còn thấp( năm 2000 mới đạt trên 20%), ít hiểu biết về thị trường và nghiệp vụ kinh doanh, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn khá cao. Vì thế , nước ta đang thừa nhiều lao động giản đơn được đào tạo trong khi lại thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật và biết kinh doanh. Trong tình hình ấy, chúng ta đã thông qua con đường hội nhập kinh tế quốc tế để vừa xuất khẩu mỗi năm khoảng 24-25 ngàn lao động ra bên ngoài vừa thực hiện các hợp đồng gia công chế biến xuất khẩu, được xem là xuất khẩu lao động tại chỗ, nhờ vậy mà giảm bớt sức ép về việc làm ở trong nước. Đồng thời chúng ta đã nhập khẩu một số lại lao động kĩ thuật cao để giúp cho việc quản lý ,điều hành các cơ sở sản xuất kinh doanh có công nghệ tiên tiến ,qua đó chúng ta có thể học hỏi những kinh nghiệm cần thiết . Dù nhìn ở từng điểm riêng rẽ hay nhìn một cách tổng thể thì việc mở rộng thị trường ra bên ngoài, gia tăng khả năng thu hút vốn trực tiếp, tạo cơ hội tiếp nhận chuyển giao công nghệ và đẩy mạnh giao lưu nguồn nhân lực giữa nước ta với thế giới. Tất cả đều đã góp phần đưa lại những nhân tố mới cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm vừa đặt ra yêu cầu và vừa tạo ra điều kiện cho một bộ phận đáng kể công nhân, viên chức, cán bộ khoa học kỹ thuật của viên chức của ta tiếp cận được những công nghệ mới, học hỏi được những kinh nghiệm quản lý tiên tiến, qua đó nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực của chính chúng ta. Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đem lại những lợi ích mà còn đặt nước ta trước nhiều thách thức nếu chúng ta không có biện pháp ứng phó tốt để vượt qua thì sự thua thiệt cả về kinh tế và xã hội có thể rất lớn; ngược lại ,nếu chúng ta có chiến lược thông minh, chính sách khôn khéo thì sẽ hạn chế được thua thiệt dành được lợi ích nhiều hơn cho đất nước. Thách thức đầu tiên mà nhiều người lo ngại nhất hiện nay là do tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, nước ta phải giảm dần thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan thì hàng hoá nước ngoài sẽ ồ ạt đổ vào nước ta chèn ép nhiều đơn vị kinh doanh trong nước kéo theo hệ quả xấu về việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động. Với lo ngại đó, nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiêp trung bình và yếu kém, thường đỏi hỏi nhà nước thi hành chính sách bảo hộ càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, nếu đứng từ góc độ lợi ích về lâu dài của quốc gia mà xem xét thì nhà nước không thể và không nên đáp ứng đòi hỏi nêu trên của các doanh đó được bởi lẽ: - Một là Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện các cam kết về tự do hoá thương mại vào các mốc 2006 and 2020 khi đã tham gia AFTA và APEC, cũng như các cam kết khác khi được kết nạp vào WTO. - Hai là việc thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch luôn là “con dao hai lưỡi”.Một chính sách bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn thì sẽ kích thích các nhà sản xuất trong nước khẩn trương đổi mới, tích cực vươn lên để có sức cạnh tranh mạnh hơn. Trái lại một chính sách bảo hộ quá mức thì rất có thể trở thành “ gập ông đập lưng ông”. Một tài liệu nghiên cứu gần đây cho biết: “việc hạn chế định lượng nhập khẩu xi măng là cho giá xi măng thông dụng cao hơn giá xi măng nhập khâủ chưa có thuế là 50%( khoảng 20-22 USD/ tấn). Toàn bộ xã hội phải trả thêm 220 triệu USD(11 triệu tấn x 20 triệu USD) năm 1999 để bảo hộ cho ngành xi măng, trong đó có gần 1/2 số tiền vào túi các nhà đầu tư nước ngoài. Số tiền đó tương đương với khoảng 40% ngân sách giáo dục của cả nước, gấp gần 4 lần ngân sách khoa học- kỹ thuật” Thách thức thứ hai, một thách thức rất nhạy cảm và hệ trọng được đặt là phải làm giữ vững được độc lập tự chủ trong tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.Không ít ý kiến cho rằng, nước ta hiện nay với xuất phát điểm kinh tế rất thấp nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi thị trường phát triển chưa đồng bộ, một bộ phận đáng kể của nền kinh tế chưa thoát khỏi lối sản xuất nhỏ lạc hậu, năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh kém, trong khi các nước đi trước, nhất là các cường quốc tư bản phát triển có lợi thế hơn hẳn về nhiều mặt. Do đó, nếu chúng ta mở rộng quan hệ với các nước đó thì chúng ta khó tránh khỏi bị lệ thuộc về kinh tế và từ chỗ lệ thuộc về kinh tế và từ chỗ lệ thuộc về kinh tế mà có thể đi đến chỗ không giữ vững được độc lập tự chủ nữa. Để hoá giải vấn đề này cần có cách nhìn nhận theo quan điểm mới. Trước hết, cần nhận rõ độc lập, tự chủ về thực chất là mỗi nước tự lựa chọn con đường và mô hình phát triển của mình. Tự quyết định các chủ trương, chính sách kinh tế- xã hội, tự đề ra mục tiêu chiến lược và kế hoạch trong từng thời kỳ và các biện pháp thực hiện các mục tiêu đo nhưng độc lập, tự do không có nghĩa là đóng cửa với thế giới quan niệm độc lập, tự chủ theo kiểu tự cấp, tự túc xây dựng cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh, hướng nội đã được kinh nghiệm của bản thân nước ta chứng minh là không còn phù hợp với xu thế chung của thời đại và không có hiệu quả, đẩy đất nước vào tình trạng chậm phát triển về kinh tế không được nếu không được khắc phục thì sẽ làm xói mòi lòng tin của nhân dân, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội nan giải, tạo ra nguy cơ từ bên trong đối với trật tự, an toàn xã hội và điều đó rốt cuộc khiến cho chúng ta khó giữ vững đựoc con đưòng phát triển đã lựa chọn là kết hợp độc lập dân tộc với CNXH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trái lại, việc mở rộng hợp tác kinh tế hai bên cùng có lợi giữa nước ta với các nước, các tổ chức quốc tế thì sẽ tạo nên một hình thái tương tuỳ, đan xen lợi ích với nhau, do đó mà chúng ta có thân thế và lực để giữ vững độc lập tự chủ của đát nước. đặc biệt trong khi thực hiện phương châm “ đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại” chúng ta sẽ thúc đẩy việc hình thành nên một hệ thống chằng chịt các mối quan hệ quốc tế để hạn chế và đẩy lùi âm mưu và hành động của một số thế lực nào đó buộc chúng ta phải lệ thuộc thái quá vào họ. Cách đây trên một thế kỷ, josé marti- người thầy của nền độc lập cuba đã nói một câu có ý nghĩa sâu xa :” quốc gia nào muốn độc lập và giàu mạnh thì phải buôn bán với nhiều nước, còn quốc gia nào chỉ buôn bán với một nước thôi thì khó tránh khỏi bị phụ thuộc vào nước duy nhất ấy”. Câu nói đó càng làm sáng tỏ thêm các luận điểm mà đảng ta, trung thành với tư tưởng hồ chí minh đã nêu lên để chỉ đạo tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế của nước ta trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay. Một thách thức nữa không kém phần quan trọng được đặt ra đối với chúng ta trong tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế là làm sao giữ vững được bản sắc văn hoá dân tộc, đảm bảo cho sự phát triển hài hoà và lành mạnh của đất nước. Đây không chỉ là nổi lo riêng của chúng ta mà còn là nỗi lo chung của nhiều nước khác trên thế giới. Bởi lẽ, thông qua các “ siêu lộ thông tin với mạng Internet, xu thế toàn cầu hoá và tiến trình hội nhạp quốc tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi chưa từng có để các dân tộc, các cộng dồng người ở mọi chân trời góc biển có thể nhanh chóng trao đổi với nhau về hàng hoá, dịch vụ, kiến thức, phát minh, sáng chế, dữ liệu... qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển khoa học và công nghệ, mở mang sự hiểu biết về các nền văn hoá của nhau mặt khác, quá trình trên cũng làm nảy sinh mối nguy cơ ghê gớm về “ sự đồng nhất hoá các hệ thống giá trị và tiêu chuẩn, đe doạ làm suy kiệt khả năng sáng tạo của nền văn hoá, nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của cả nhân loại” Nguy cơ nói trên lại càng tăng lên gấp bội khi một siêu cường nào đó tự xem các giá trị văn hoá của mình là ưu việt, là tối thượng. Từ đó, nảy sinh thái đồ ngạo mạn và ý đồ áp đặt các giá trị của mình cho các dân tộc khác bằng một chính sách có thể gọi là xâm lược văn hoá với nhiều biện pháp trắng trợn và tinh vi. Đứng trước tình hình đó, chúng ta không thể lui về chính sách đóng cửa, khước từ giao lưu, trao đổi, đối thoại với bên ngoài. Trái lại, với bản lĩnh vốn có của dân tộc trong quá trình giao lưu văn hoá với thế giới suốt mấy ngàn năm, chúng ta có thể vững tin và chủ động lựa chọn , tiếp thu các nhân bản, hợp lý, khoa học , tiến bộ của văn hoá các nước ở phương đông và phương tây , xem đó là nhân tố cực kỳ quan trọng khơi dậy các tiềm năng sáng tạo, làm nên những giá trị vật chất và tinh thần mới trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, chúng ta cũng kiên quyết phản đối sự tiếp nhận mọi thứ mà không phân biệt tốt xấu, hay dở, để đi đến chỗ mất gốc và lai căng về văn hoá, gây hậu quả xấu về tư tưởng, đạo đức, lối sống của tầng lớp dân cư. II. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 1. Giai đoạn trước năm 1985. Không phải bây giờ chúng ta mới hội nhập. Chủ trương hội nhập đã có từ khá lâu. Vào trước năm 1945, nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn là nền kinh tế phong kiến tự cung tự cấp. Cho đến những năm 1945, thắng lợi của cuộc cách mạng Việt Nam năm 1945 đã chấm dứt ách thống trị của thực dân pháp ở nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc Việt Nam. Ngay sau khi giành được độc lập, tư tưởng mở cửa về kinh tế, hội nhập với kinh tế thế giới đã được chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong thư gửi tổng thư ký liên hợp quốc năm 1946. Người viết: “Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: Nước Việt Nam nhận sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả ngành kỹ nghệ của mình; Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảng quốc tế. Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên Hợp Quốc” Sau đó, ngày 16-7-1947, khi trả lời một nhà báo nước ngoài, chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Chúng tôi chủ trương làm cho tư bản Việt Nam phát triển. mà chỉ có thống nhất và độc lập thì tư bản Việt Nam mới có thể phát triển. Đồng thời, chúng tôi hoan nghênh tư bản Pháp và tư bản các nước thật thà cộng tác với chúng tôi. Một là để xây dựng lại Việt Nam sau lúc bị chiến tranh nên chúng ta không thể triển khai đầy đủ tư tưởng mở cửa , hội nhập kinh tế nói trên trong suốt mấy thập kỷ. Chỉ sau khi thống nhất đất nước năm 1975 mở ra cơ hội to lớn cho sự nghiệp tái thiết và phát triển kinh tế –xã hội ở Việt Nam. Việt Nam đã tìm cách mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước, ký hiệp định buôn bán song phương mới, nâng tổng số bạn hàng buôn bán lên gần 40 nước. Mặc dù vậy, đầu tư vào Việt Nam vẫn chủ yếu là các nước XHCN dưới hình thức chủ yếu là các nước XHCN dưới hình thức viện trợ ko hoàn lại và cho vay không tính lãi .Tháng 6-1978, Việt Nam tham gia hội đòng tương trợ kinh tế (SEV).Tuy nhiên hiệu quả của việc Việt Nam tham gia khối cũng rất hạn chế bởi vì: - Thứ nhất SEV có chức năng kinh tế chủ yếu là phối hợp các kế hoạch phát triển kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức các hiệp định chính phủ về trao đổi hàng hoátheo kiểu hàng đổi hàng và quyết toán ghi sổ chứ không căn cứ trên các nguyên tắc thị trường; - Thứ hai sẽ không có ngân sách riêng để tài trợ cho các dự án và chương trình hợp tác mà hoàn toàn phụ thuộc vào cơ chế xin cho song phương; - Thứ ba các quyết định và luật chơi trong SEV mang nặng tính chủ quan chủ yếu phục vụ cho yêu cầu chính tri,đặc biệt là sự ganh đua Xô-Mỹ; - Thứ tư Liên Xô là trụ cột trong SEV nhưng bản thân khả năng kinh tế của Liên Xô cũng rất hạn chế nhất là từ cuối thập niên 1970 trở đi, Liên Xô gặp nhiều khó khăn đồng rúp không chuyển đổi được nên không thể hỗ trợ nhiều cho các hoạt động của SEV. Mặc dù có nhiều cố gắng để mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và tham gia vào liên kết kinh tế XHCN nhưng kết quả của những hoạt động đổtng thời kì 1976-1985 của nước ta cũng còn khá khiêm tốn. 2. Quá trình đổi mới, mở cửa, hội nhâp từ 1986 đến năm 2000. 2.1.Chính sách đổi mới,mở cửa đơn phương từ 1986 đến 1990 Chúng ta đã cố gắng hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, song do cơ chế chính sách không phù hợp,cơ chế thị trường chưa hoạt động mà chủ yếu hoạt động theo cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung. Chúng ta vẫn chưa thể hội nhập một cách đầy đủ.Những năm đầu của thập kỉ 80 nền kinh tế nước ta bị lâm vào khủng hoảng kéo dài với tốc độ tăng trưởng thấp và không ổn định.Trước tình hình đó,tháng 12-1986, đại hôi VI của đảng đã quyết định đường lối đổi mới toàn diện mang tính chiến lược,mở ra thời kì mới cho sự phát triển kinh tế nói chung va kinh tế quốc tế nói riêng. Đại hội VI đã quyết định xây dựng môt nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lí của nhà nước. có thể nói quyết định này cùng với việc nước ta trở thành một nước độc lập và thống nhất sau năm 1975, là những điều kiện tiên quyết về chính trị và kinh tế cho phép chúng ta có thể mở cửa và hội nhập thực sự có hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Về kinh tế đối ngoại, đại hội VI xác định: “ muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia phân công lao động quốc tế, trước hết và chủ yếu là với Liên Xô, Lào, Campuchia, với các nước khác trong cộng đồng XHCN; đồng thời tranh thủ mở mang quan hệ kinh tế và khoa học kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển , các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi”. Nghị quyết của đại hội cũng nêu những nội dung chính của chính sách kinh tế có liên quan dến việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thống nhất quản lý ngoại hối, tranh thủ vốn viện trợ và vay dài hạn, khuyến khích đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, hợp tác quốc tế về xuất khẩu lao động, phát triển các dịch vụ du lịch, vận tải quốc tế, cung ứng tàu biển và máy bay. Hoạt động kinh tế đối ngoại có nhiều chuyển biến tích cực. Chúng ta đã cải thiện được đáng kể tình trạng nhập siêu trong cán cân thương mại( giảm từ 280% trong những năm 1981-1985 xuống còn 180% trong những năm 1986-1990. Giá trị kim ngạch xuât khẩu hàng năm tăng từ 570 triệu USD/ năm trong giai đoạn 1981-1985 lên 1370 triệu USD trong những năm 1986-1990. Hoạt dộng đầu tư nước ngoài bắt đầu khởi săc từ năm 1988 với 37 dự án và 371,8 triệu USD vốn pháp định. Như vậy, nhờ các chính sách cải cách kinh tế trong nước và các biện pháp mở cửa đơn phương thu hút đầu tư từ bên ngoài, nền kinh tế nước ta đã vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội của những năm đầu 1980 và thành nước xuất khẩu gạo, dầu thô và kiềm chế đướck lạm phát. 2.2. Chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế giai đoạn 1991-1995. Trong lúc cuộc khủng hoảng thứ nhất đầu những năm 1980 còn chưa được khắc phục một cách cơ bản thì cuộc khủng hoảng thứ hai xuất phát từ bên ngoài lại ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Đó là sự sụp đổ của Liên Xô cũ và hệ thống các nước XHCN ở đông âu. Nền kinh tế nước ta phải đương đầu với những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được khi nguồn vốn đầu tư bị cắt giảm đột ngột, nguồn viện trợ không còn và thị trường xuất nhập khẩu bị đảo lộn và thu hẹp đột ngột trong khi Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận kinh tế đối với nước ta bị suy giảm mặc dù chúng ta đã tuyên bố rút quân tình nguyện khỏi Campuchia,. Lạm phát tăng trở lại lên tới 67,1% năm 1990 và 67,5% năm 1991, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm. Để đối phó tình hình mới, đảng ta đã đề ra cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000(1991-2000). Đại hội VII(6-1991) của đảng đã khẳng định việc tiếp tục đường lối đổi mới, của đại hội VI. Với mục tiêu trong kế hoạch 5 năm 1991-1995 là vượt qua khó khăn thử thách , ổn định và phát triển kinh tế- xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đưa nước ta cơ bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Đồng thời, đại hội cũng đã đề ra đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá.Theo tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đáu vì hoà bình, độc lập và phát triển” nhằm phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận. Tham gia tích cực vào đời sống của cộng đồng quốc tế. Quyết định này đánh đấu một bước phát triển mới trong tiến trình hội nhập quốc tế của ta xuất phát từ yêu cầu nội tại của sự phat triển của tình hình đối nội cũng như đối ngoại của ta lúc đó, trên cơ sở những thành tựu ban đầu của công cuộc đổi mới và phù hợp với những xu thế chung của thời đại là toàn cầu hoá, hội nhập, hoá bình, ổn định và hợp tác vì phát triển. Thực hiện các quan điểm hội nhập kinh tế đa phương hoá, đa dạng hoá trong thời kỳ này. Chúng ta đã tiến hành đàm phán về trả nợ quá hạn cho IMF và đã nối lại được quan hệ tín dụng với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB từ tháng 10-1993 sau gần 15 năm bị gian đoạn, nhờ đó đã binh thường hoá quan hệ được với các tổ chức này. Tiếp đó, ngày 17-10-1994, Việt Nam chính thức gửi đơn xin gia nhập ASEAN và trở thành thành viên kê từ ngày28-7-1995 với cam kết sẽ bắt đầu thi hành nghĩa vụ thành viên khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA) từ ngày 1-1-1996. Việt Nam cam kết thực hiện AFTA theo các nội dung sau:(1) áp dụng trên cơ sở có đi có lại quy chế tối huệ quốc và quy chế đối xử quốc gia cho các nước thành viên ASEAN. Cung cấp các thông tin phù hợp về chính sách thương mại theo yêu cầu; (2) chuẩn bị danh mục cắt giảm thuế quan và bắt đầu thực hiện việc giảm thuế thực sự từ ngày 1-1- 1996 và hoàn thành việc cắt giảm thuế suất xuống còn 0-5% vào ngày 1-1-2006; (3) Hàng năm chuyển 20% các sản phẩm được loại trừ tạm thời vào danh mục cắt giảm ngay bắt đầu từ ngày 1-1-1999 và kết thúc vào ngày 1-1-2003; (4) chuyển dần các sản phẩm nông nghiệp được loại trừ vào danh mục cắt giảm ngay bắt dầu từ ngày 1-1-2000 và hoàn thành vào ngày 1-1-2006. Cũng trong thời giam này, tháng 12-1994, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập WTO. Việt Nam quyết định WTO vì các mục tiêu của WTO phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Các mục tiêu đó là: nâng cao mức sống và nâng cao thu nhập; bảo đảm tạo đầy đủ việc làm; mở rộng sản xuất và thương mại; sử dụng tốt nhất các nguồn lực của thế giới cho sư phát trỉên bền vững và cố gắng bảo đảm cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất có một tỷ trọng lớn hơn trong sự tăng trưởng của thương mại quốc tế. quyết định xin vào WTO cũng có nghĩa là chúng ta cam kết thực hiện các nguyên tắc tự do hoá mậu dịch cơ bản của WTO, của hệ thống thương mại da phương, một bộ phận then chốt của luật thương mại quốc tế nói chung. quyết diịnh xin gia nhập WTO là một quyết định cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với định hướng chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai của Việt Nam. Cùng với các chính sách đổi mới về cơ chế và tổ chức quản lý bên trong, các nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần tích cực vào việc thắng lợi kế hoạch 5 năm 1991-1995. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch đã được hoàn thành vượt mức, điều mà các kế hoạch 5 năm trước đó chưa bao giờ làm được. Nó cho thấy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của ta đã phát huy được vai trò của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước. 2.3. Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới từ năm 1996 đến nay. Cùng với sự phát triển của quá trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và thế giới, các tư tưởng và chủ trương chỉ đạo của đảng và nhà nước ta về hội nhập ngày càng rõ hơn, cụ thể hơn. đại hội đã khẳng định và cụ thể hoá chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hó và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh vè xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả, tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường quốc tế; mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền. toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Tuy nhiên, từ cuối năm 1996 trở đi, khi các yếu tố về kinh tế về đổi mới cơ chế, tổ chức quản lý đã dược khai thác một cách tương đối đầy đủ, sự phát triển về chiều rộng đã bộc lộ những hạn chế, chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế theo chiều sâu chưa được chú trọng, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, thì cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực bùng nổ, tác động mạnh mẽ đến nước ta trên cả phương diện đầu tư trực tiếp nước ngoài và thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, thiên tai lại liên tiếp xảy ra, mỗi năm làm nước ta thiệt hại về tài sản khoảng 4000 tỷ đồng, chưa kể thiệt hại lớn về người. Do đó, tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm sút mạnh từ 8,2% năm 1997 xuống còn 5,8% năm 1988 và 4,8% năm 1999. Nhịp độ tăng trưởng công nghiệp- xây dựng giảm tương ứng từ 12,6% xuống còn 8,3% và 7,7%, dịch vụ từ 7,1% xuống còn 5,1% và 2,3%. Trước tì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChủ trương , nguyên tắc chỉ đạo hội nhập kinh tế cần thực hiện trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan