Đề án Trái phiếu chính phủ Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 2

Phần I: Những vấn đề cơ bản về trái phiếu chính phủ 3

1. Trái phiếu 3

1.1. Khái niệm 3

1.2. Đặc điểm 3

1.3. Phân loại trái phiếu. 4

2. Trái phiếu chỉnh phủ: 5

2.1. Các loại Trái phiếu chính phủ 5

2.2. Lợi ích của đầu tư qua trái phiếu chính phủ 5

2.3. Khi đầu tư trái phiếu cần chú ý gì? 5

Phần II: Trái phiếu chính phủ của Việt Nam 7

1.Thực trạng trái phiếu chính phủ Việt Nam 7

1.1. Các quy định của chính phủ Việt Nam về việc phát hành trái phiếu 7

1.1.1 Quyết định của chính phủ về việc phát hành và sử dụng trái phiếu chính phủ giai đoạn 2003-2010 7

1.1.2 Quy trình đấu thầu 8

1.2. Thực trạng trái phiếu chính phủ của Việt Nam 12

1.2.1 Trái phiếu chính phủ trên thị trương trong nước 12

1.2.2 Trái phiếu chính phủ Việt Nam trên thị trường quốc tế 13

1.2.3 Nguyên nhân có sự thành công của trái phiếu chính phủ của

Việt Nam trên thị trường vốn 16

1.2.4 Những tác động tích cực khi phát hành trái phiếu ra thị trường trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế 16

1.2.5Những thách thức đối với kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường tài chính quốc tế 17 17

2. Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả phát hành trái phiếu chính phủ của Việt Nam trên thị trường vốn 17

2.1. Cải cách quy trình đấu thầu trái phiếu chính phủ 17

2.2. Tăng tính thanh khoản và tập trung phát hành TPCP theo lô lớn 18

2.3 Cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia 19

2.4. Lựa chọn đối tác bảo lãnh phát hành 20

2.5. Phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế 21

2.6. Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến việc phát hành trái phiếu 21

KẾT LUẬN 24

 

 

docx27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3014 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Trái phiếu chính phủ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương pháp đấu thầu. 1.1.1 Quyết định của chính phủ về việc phát hành và sử dụng trái phiếu chính phủ giai đoạn 2003-2010: “Phát hành và sử dụng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 - 2010 - Theo Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 24/7/2006, Thủ tướng Chính phủ quyết định: tổng mức trái phiếu Chính phủ phát hành là 110.000 tỷ đồng. Mức phát hành và thời điểm phát hành hàng năm được xác định trên cơ sở nhu cầu vốn và tiến độ thực hiện của các dự án... Nguyên tắc phân bổ nguồn vốn: Bảo đảm bố trí vốn không vượt quá tổng mức đã được thông báo giao chỉ tiêu theo ngành, lĩnh vực, Tập trung vốn đầu tư cho các dự án theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo bố trí đủ vốn để hoàn thành dứt điểm dự án, đáp ứng yêu cầu bức thiết của dự án. Riêng đối với đường giao thông ô tô đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô, ngoài nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các địa phương cần bố từ ngân sách địa phương và huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác, kể cả việc huy động từ đóng góp của cộng đồng dân cư để đầu tư... Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24/7/2006.” 1.1.2 Quy trình đấu thầu trái phiếu: Bước 1: Thông báo đấu thầu: Trước ngày tổ chức đấu thầu 04 ngày làm việc, Ban đấu thầu trái phiếu thực hiện việc thông báo đấu thầu trái phiếu tại Trung tâm (mẫu 02/ĐTTP) cho các thành viên qua mạng máy tính và Fax, đồng thời công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các phương tiện thông tin hiện có của Trung tâm. Nội dung thông báo  theo quy định tại Điểm 8.2 Thông tư 21/TT-BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài chính. Bước 2:  Lập phiếu dự thầu: Thành viên tham gia đấu thầu cho chính mình sử dụng mẫu 03A/ĐTTP. Các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên sử dụng mẫu 03B/ĐTTP. Mỗi thành viên/ tổ chức, cá nhân chỉ được bỏ một phiếu dự thầu cho một đợt đấu thầu. -  Đối với một phiếu dự thầu thì phần đặt thầu cạnh tranh được ghi tối đa 05 mức lãi suất khác nhau; phần đặt thầu không cạnh tranh chỉ được ghi khối lượng. - Khối lượng đặt thầu: + Khối lượng đặt thầu tính theo mệnh giá trái phiếu; khối lượng tối thiểu đối với các thành viên tham gia đấu thầu là 100.000.000 đồng (trong trường hợp tham gia dự thầu với nhiều mức lãi suất thì khối lượng tối thiểu của mỗi mức lãi suất là 100.000.000đ); khối lượng đặt thầu tối đa là khối lượng trái phiếu thông báo đấu thầu (trong trường hợp tham gia dự thầu với nhiều mức lãi suất thì tổng khối lượng đặt thầu của các mức lãi suất không được vượt quá khối lượng trái phiếu đấu thầu) + Phần chữ và phần số của khối lượng đặt thầu phải khớp nhau - Lãi suất đăng ký đấu thầu ghi theo tỷ lệ % /năm, phần thập phân tối đa là 02 con số sau dấu phảy. - Phiếu dự thầu phải được điền đầy đủ, rõ ràng, không tẩy xoá, không viết bằng mực đỏ hoặc bút chì và có chữ ký của giám đốc / tổng giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền đã đăng ký tại Đơn xin tham gia thành viên đấu thầu. - Đối với phiếu dự thầu của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên: các nội dung về khối lượng, lãi suất đặt thầu (cả phần số và phần chữ) do tổ chức, cá nhân ghi và phải có chữ ký và đóng dấu (nếu là tổ chức) hoặc chữ ký (nếu là cá nhân). - Mỗi phiếu dự thầu được bỏ trong một phong bì niêm phong kín có đóng dấu của thành viên tại một góc phong bì. Đối với phiếu dự thầu của khách hàng thì ngoài phong bì phải được đóng  thêm dấu  của khách hàng (nếu là tổ chức) hoặc có chữ ký của khách hàng (nếu là cá nhân). Các phiếu dự thầu không đúng và đầy đủ các nội dung theo mẫu 03A/ĐTTP và 03B/ĐTTP và các quy định trên đây là không hợp lệ Bước 3: Gửi và tiếp nhận phiếu dự thầu: Các thành viên/tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu bỏ phiếu dự thầu vào hòm phiếu tại Trung tâm và phải ký xác nhận vào danh sách tham gia đấu thầu. Thời gian bỏ phiếu trong vòng 60 phút trước giờ mở thầu. Trường hợp gửi qua bưu điện thì Trung tâm phải nhận được trước giờ mở thầu 15 phút (căn cứ vào thời điểm ký nhận giữa Trung tâm và bưu điện) Bước 4: Tổ chức xét thầu: 4.1 Mở thầu Vào thời điểm bắt đầu đấu thầu, Thư ký Ban đấu thầu kiểm tra dấu niêm phong và mở hòm phiếu dưới sự chứng kiến của đại diện các thành viên (nếu có). 4.2 Kiểm tra tính hợp lệ của phiếu dự  thầu - Hai thành viên của Ban đấu thầu kiểm tra tính hợp lệ của phiếu dự thầu và ký xác nhận đã kiểm tra. - Các phiếu dự thầu không hợp lệ bị loại bỏ, Ban đấu thầu có trách nhiệm thông báo cho thành viên liên quan ngay trong ngày (mẫu 04/ĐTTP). 4.3 Nhập số liệu vào hệ thống Ban đấu thầu nhập nội dung các phiếu dự thầu hợp lệ vào hệ thống. Thông tin về nội dung phiếu dự thầu được hiển thị trực tuyến lên bảng điện tử của Trung tâm. 4.4  Xét thầu           Hệ thống đấu thầu xác định lãi suất trúng thầu và khối lượng trúng thầu  theo quy định tại  Điểm 8.4 Mục II Thông tư 21/TT-BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài chính. Giá bán trái phiếu được xác định theo quy định tại Điểm 8.5 Mục II Thông tư 21/TT-BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài chính. Bước 5: Thông báo kết quả đấu thầu: Ngay sau khi kết thúc việc đấu thầu, Ban đấu thầu  thực hiện việc thông báo kết quả đấu thầu như sau: - Lập Báo cáo kết quả đấu thầu trái phiếu (mẫu 05/ĐTTP) gửi cho tổ chức phát hành, Bộ Tài chính (UBCKNN, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính), UBND tỉnh, thành phố (nếu là trái phiếu Chính quyền địa phương). - Lập và gửi Thông báo kết quả đấu thầu trái phiếu (mẫu 06/ĐTTP) cho các thành viên tham gia đấu thầu và Ngân hàng nơi Trung tâm mở tài khoản.  - Công bố kết quả đấu thầu trên phương tiện thông tin đại chúng và trên phương tiện thông tin hiện có Trung tâm. Bước 6: Thanh toán tiền mua và chuyển giao trái phiếu - Ngày phát hành trái phiếu được ấn định vào ngày làm việc thứ hai kể từ ngày đấu thầu. Trong phạm vi 02 ngày làm việc tiếp theo ngày đấu thầu, các thành viên trúng thầu phải chuyển toàn bộ tiền mua trái phiếu theo giá bán đã được xác định  trong thông báo trúng thầu vào tài khoản của tổ chức phát hành. Thành viên có trách nhiệm thu tiền đối với phần trúng thầu trái phiếu của  khách hàng đấu thầu qua mình để nộp cho tổ chức phát hành. - Ngân hàng nơi mở tài khoản của tổ chức phát hành  sau khi nhận được tiền sẽ báo Có cho tổ chức phát hành đồng thời thông báo cho Trung tâm  để làm thủ tục ghi sổ trái phiếu cho tổ chức, cá nhân trúng thầu. - Trên cơ sở thông báo của ngân hàng nơi tổ chức phát hành mở tài khoản về việc thanh toán của tiền mua trái phiếu và bảng tổng hợp kết quả đấu thầu, Trung tâm (Phòng ĐK-LK-TTBT) hạch toán khối lượng trái phiếu trúng thầu như sau: + Đối với những tổ chức có tài khoản lưu ký tại Trung tâm: Phòng ĐK-LK-TTBT hạch toán trực tiếp vào tài khoản của tổ chức và thông báo cho tổ chức đó. + Đối với tổ chức, cá nhân mở tài khoản lưu ký tại một thành viên lưu ký: Phòng ĐK-LK-TTBT hạch toán vào tài khoản của thành viên lưu ký liên quan  và thông báo cho thành viên đó. Căn cứ thông báo của Trung tâm, thành viên lưu ký này  hạch toán số trái phiếu trúng thầu và thông báo cho khách hàng của mình. - Nếu tổ chức, cá nhân trúng thầu muốn rút chứng chỉ trái phiếu thì phải làm thủ tục rút chứng chỉ trái phiếu theo quy định. Bước 7: Xử lý các trường hợp vi phạm thanh toán - Trường hợp các tổ chức, cá nhân trúng thầu làm thủ tục thanh toán chậm so với ngày quy định, tổ chức phát hành thông báo cho Trung tâm tên tổ chức trúng thầu và thời gian chậm thanh toán. - Trên cơ sở thông báo của tổ chức phát hành, Trung tâm yêu cầu ngân hàng nơi thành viên liên quan mở tài khoản trích tài khoản tiền gửi chuyển cho tổ chức phát hành. Số tiền được trích chuyển bao gồm tiền chậm trả của chính thành viên và của khách hàng của thành viên. Thành viên có trách nhiệm thu hồi tiền chậm trả của khách hàng - Tổ chức, cá nhân thanh toán chậm sẽ bị  phạt chậm thanh toán. Số tiền phạt chậm thanh toán được trích từ tài khoản tiền gửi của thành viên. Thành viên phải chịu trách nhiệm nộp tiền phạt đối với cả phần chậm thanh toán của khách hàng và có quyền thu hồi số tiền phạt từ khách hàng. - Việc xác định số tiền phạt và nộp vào các cơ quan liên quan  được thực hiện theo quy định tại Điểm 9.2 Thông tư 21/TT-BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài chính. - Trường hợp quá 5 ngày so với thời gian thanh toán quy định, số dư trên tài khoản tiền gửi của các thành viên liên quan vẫn không đủ để thanh toán, ngân hàng nơi thành viên liên quan tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm. Trên cơ sở đó, Trung tâm huỷ bỏ phần kết quả trúng thầu chưa được thanh toán và yêu cầu ngân hàng trích tài khoản tiền gửi của thành viên liên quan nộp phạt  5% trên số tiền bị huỷ bỏ để  nộp vào các cơ quan theo quy định tại Điểm 9.2 Thông tư 21/TT-BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài chính - Trung tâm thực hiện thông báo về kết quả xử lý cho tổ chức phát hành, Bộ tài chính (UBCKNN, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính), UBND tỉnh, thành phố (nếu là trái phiếu Chính quyền địa phương) và thành viên 1.2. Thực trạng trái phiếu chính phủ của Việt Nam : 1.2.1 Trái phiếu chính phủ trên thị trương trong nước - Ở thị trường vốn trong nước, Chính phủ Việt Nam đã phát hành thành công nhiều đợt trái phiếu theo phương thức đấu giá lãi suất. Trung tuần tháng 3/2007, 300 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ lần đầu tiên được phát hành đấu thầu theo lô lớn (lô 100, 200, 300... tỷ đồng) đã được các nhà đầu tư nước ngoài mua hết với mức lãi suất thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây 6,8%/năm. Từ sau lần này, những đợt phát hành tiếp theo lãi suất trái phiếu sẽ cố định, nhưng mệnh giá sẽ thay đổi. Giá trái phiếu sẽ không là 100.000 đồng nữa, mà có thể xuống 99.000-98.000 đồng hay lên 101.000-102.000 đồng. Sức hấp dẫn của trái phiếu càng cao, thì giá trúng thầu sẽ càng thấp hơn mệnh giá và ngược lại. - Theo số liệu của Kho Bạc Nhà Nước: + Tổng số tiền thu được từ phát hành TPCP đợt I (năm 2003) và đợt II (năm 2004) là 8228 tỷ đồng và 77,392 triệu USD. Nếu quy đổi ngoại tệ ra nội tệ thì tổng số phát hành trái phiếu tương đương 10.066 tỷ đồng/9.500 tỷ đồng, đạt hơn 105% kế hoạch huy động + TPCP do Kho bạc Nhà nước phát hành, năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 thông qua gần 30 phiên đấu thầu TPCP tại HASTC, đã huy động được 12.695 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Hơn nữa, lãi suất đấu thầu trái phiếu giảm dần (lần đầu tiên lãi suất TPCP đã giảm xuống mức thấp hơn lãi suất ngân hàng, cụ thể lãi suất cơ bản vào ngày 1/6/2007 là 8,25% theo Quyết định 1143/QĐ-NHNN ngày 29/5/2007, trong khi đó lãi suất trúng thầu TPCP kỳ hạn 5 năm vào ngày 11/6/2007 là 7,15%), dẫn đến lãi suất bảo lãnh phát hành cũng giảm. Điều này đã giúp làm giảm đáng kể gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, góp phần bình ổn lãi suất cho vay của ngân hàng, từ đó góp phần bình ổn kinh tế vĩ mô. + Tuy nhiên, phiên đấu thầu 200 tỷ đồng TPCP (kỳ hạn 15 năm, phát hành ngày 27/9/2007 dưới hình thức ghi sổ) do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành diễn ra vào chiều 25/9/2007 tại HASTC với khối lượng trúng thầu bằng 0! Và mới đây nhất, phiên đấu thầu TPCP do Kho bạc Nhà nước phát hành đợt 16/2007 loại kỳ hạn 5 năm diễn ra vào chiều 4/10/2007 kết quả cũng lại như phiên đấu thầu TPCP hôm 25/9, toàn bộ 500 tỷ đồng cũng không phát hành được. 1.2.2 Trái phiếu chính phủ Việt Nam trên thị trường quốc tế - Trái phiếu Chính phủ Việt Nam chào bán lần đầu tiên trên thị trường vốn quốc tế ngày 27/10/2005 - Đề án phát hành trái phiếu quốc tế đã được Bộ Tài chính “thai nghén” từ cách đây hơn 10 năm. Năm 1994, ngay sau khi Trung Quốc phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra thị trường thế giới, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính bắt tay vào nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm để xây dựng đề án này. Tuy nhiên do những biến động của thị trường tài chính-tiền tệ thế giới, đề án đã nhiều lần bị trì hoãn vì chưa hội đủ các điều kiện thuận lợi. Năm 2005, Kinh tế trong nước phát triển, nợ nước ngoài ở mức an toàn, thị trường tài chính thế giới ổn định cộng với nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngày một lớn tháng 10/2005 chính phủ Việt Nam đã phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường chứng khoán Singapore. - Lần đầu tiên Chính phủ VN phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế đã thành công rực rỡ. Số lượng các nhà đầu tư quốc tế tham gia mua trái phiếu đạt mức kỷ lục trên thị trường vốn trong nhiều năm trở lại đây. Có tới trên 255 nhà đầu tư lớn mua trái phiếu của Chính phủ VN (so với 150 nhà đầu tư mua trái phiếu của Chính phủ Indonesia đầu tháng 10/2005). - Tổng số lượng nhu cầu các nhà đầu tư đặt mua lên tới 4,5 tỷ USD, gấp 6 lần lượng trái phiếu Chính phủ VN phát hành. Ngày 03/11/2005 giờ Mỹ, tức ngày 04/11/2005 (sau 12 tiếng giờ Việt Nam) số tiền trái phiếu Chính phủ 750 triệu USD sẽ chính thức chuyển về VN.Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính LêThị Băng Tâm, chúng ta phải chia ra bán cho các nhà đầu tư và phần lớn chỉ đáp ứng 20% nhu cầu đặt mua, thậm chí có nhà đầu tư đặt mua nhưng không có để bán. Ngay ngày đầu tiên tại Hồng Kông, số lượng các nhà đầu tư đặt mua khoảng 1 tỷ USD, gấp 2 lần số lượng trái phiếu Chính phủ VN định phát hành. Chính phủ quyết định tăng khối lượng phát hành thêm 250 triệu USD (tổng phát hành 750 triệu USD), số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã tăng lên hơn gấp 3 lần từ mức 1 tỷ USD lên mức khoảng 3 tỷ USD. Ngày 29/10/2005 là ngày định giá trái phiếu Chính phủ VN trên thị trường tài chính thế giới thì số lượng các nhà đầu tư đặt mua lên tới 4,5 tỷ USD. - Tất cả các nhà đầu tư quan trọng, có uy tín lớn trên thị trường tài chính thế giới từ Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ đều quan tâm tham gia đặt mua trái phiếu của Chính phủ VN với số lượng lớn. Đặc biệt lần này một số Ngân hàng trung ương và các tổ chức đầu tư của Chính phủ các nước trong khu vực Châu Á đặt mua tới 50 - 100 triệu USD. Trong đó có Ngân hàng dự trữ quốc gia Malaysia tính đến nay chưa từng mua trái phiếu Chính phủ của quốc gia nào thì nay đã đặt mua trái phiếu của Chính phủ VN. - Cũng theo bà Tâm, lãi suất trái phiếu Chính phủ VN phát hành rất hiệu quả, thấp hơn lãi suất trái phiếu của các nước trong khu vực có cùng hệ số tín nhiệm. Lãi suất trái phiếu loại 10 năm của VN thực trả là 7,125%/năm. Trong khi, mức lãi suất trái phiếu Chính phủ Philippines loại 10 năm giao dịch ở mức 8,1%/năm, còn trái phiếu Chính phủ Indonesia loại 10 năm giao dịch ở mức 7,8%/năm - Trong bài báo của tác giả Beth Thomas trên tờ Bloomberg số ra ngày 23/3/2007, công ty Pacific Investment Management Co. and HSBC Holdings Plc cho rằng nếu Việt Nam nới lỏng các hạn chế về phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ thì có thể khai thác tốt hơn nhu cầu của các nhà đầu tư quốc tế cũng như cắt giảm chi phí vay nợ. - Còn tại hội nghị do Tổng Công ty Đầu tư vốn Nhà nước và Euromoney phối hợp tổ chức tại Hà Nội, ông Brian Baker, CEO của Pimco Asia Ltm đã phát biểu: "Các bạn đang có một thị trường nước ngoài rất hấp dẫn, thật đáng tiếc là vẫn còn quá nhiều thủ tục phải thông qua để phát hành được trái phiếu." - Theo ông Joshua Matthews, thuộc HSBC: Chính phủ Việt Nam có thể huy động hàng tỷ USD trên thị trường quốc tế nếu họ thực sự muốn, hiện đang có một số lượng ngoại tệ quá lớn tìm kiếm một số lượng trái phiếu quá ít ỏi. 1.2.3 Nguyên nhân có sự thành công của trái phiếu chính phủ của Việt Nam trên thị trường vốn: - Hãng đánh giá đầu tư và kinh tế Moody"s vừa nâng mức xếp hạng từ "ổn định" lên "tích cực" đối với trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ của Việt Nam. - Ông Tom Byrne, Phó chủ tịch Moody"s, cho biết sự điều chỉnh này là do "thành công liên tục của chính sách phát triển hướng ra bên ngoài của Việt Nam và sự ổn định chung của tình hình tài chính chính phủ". - Trong năm nay, VND đã tăng giá 0,3% so với USD, hiện đang ở mức khoảng 16.000 VND/USD, VN Index đã tăng 48%, những con số hấp dẫn với nhà đầu tư quốc tế. Gần đây còn có thông tin trên kênh tài chính Blooberg của Mỹ cho thấy định mức tín nhiệm của Việt Nam được nâng lên. Tập đoàn Standard & Poor (S&P) nâng tín nhiệm của mình từ BB - lên BB (cao hơn nữa là BB+). 1.2.4 Những tác động tích cực khi phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế :   - Cầu nối giữa thị trường vốn trong nước với thị trường tài chính quốc tế, việc phát hành trái phiếu quốc tế mở ra một kênh huy động vốn có khả năng đáp ứng các dự án có quy mô lớn, thời gian dài và nguồn lực hầu như không hạn chế. Trong bối cảnh các nước đang phát triển có giới hạn về nguồn vốn tiết kiệm, thì nguồn vốn huy động từ hoạt động phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế có một ý nghĩa to lớn.  - Đối với những nước có thị trường tài chính phát triển, ngân sách nhà nước thặng dư, trái phiếu quốc tế còn đóng vai trò là công cụ để thực hiện chính sách quản lý nợ quốc gia. Thông qua việc phát hành mới trái phiếu ra thị trường quốc tế, chính phủ có thể chủ động điều tiết danh mục tài sản nợ chính phủ để thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ.   1.2.5Những thách thức đối với kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường tài chính quốc tế:  + Tuân thủ các nguyên tắc và thủ tục pháp lý quốc tế.  + Phải xây dựng kế hoạch sử dụng có hiệu quả ngay tiền thu được từ phát hành trái phiếu, tránh gây lãng phí trong đầu tư.  + Có kế hoạch cụ thể trong thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu khi đáo hạn: Chính phủ cần phải có kế hoạch cân đối nguồn thu và chuẩn bị nguồn ngoại tệ đủ để thanh toán lãi và vốn gốc khi đáo hạn. Nếu việc thanh toán không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến uy tín của VN trên trường quốc tế, và đến các đợt phát hành tiếp sau.   2. Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả phát hành trái phiếu chính phủ của Việt Nam trên thị trường vốn 2.1. Cải cách quy trình đấu thầu trái phiếu chính phủ - Quy trình đấu thầu: Sở giao dịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đại lý cho Bộ tài chính trong việc đấu thầu trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn dưới một năm. Khách hàng thương mại và các công ty bảo hiểm, ai trong số các khách hàng bỏ thầu với lãi suất thấp nhất, số lượng trái phiếu mua cao nhất sẽ trúng thầu. Tuy nhiên, quá trình đấu thầu có những điểm không hợp lý. Bộ Tài Chính là cơ quan phát hành đáng lẽ phải công bố lãi suất trái phiếu trước, sau đó các ngân hàng và công ty bảo hiểm sẽ bỏ thầu lãi suất. Nhưng đấu thầu đã làm ngược lại: khách hàng tuyên bố lãi suất và mức mua của họ, sau đó bộ tài chính mới công bố lãi suất phát hành. Lãi suất của khách hàng nào sát cận với lãi suất của Bộ Tài Chính sẽ trúng thầu. - Với phương thức đấu thầu như trên, Nhà nước khó huy động được vốn với lãi suất thi trường phù hợp. Không ít thời điểm lãi suất tiển gửi và lãi suất cho vay của Ngân hàng đã được hạ thấp, nhưng lãi suất trái phiếu kho bạc vẫn cao. Chưa kể trong trường hợp ngân sách Nhà nước cần tiền gấp để đầu tư cho một công trình dự án nào đó, phải phát hành trái phiếu, nhưng khách hàng câu kết với nhau, bỏ thầu lãi suất cao, thì các phiên đấu giá sẽ thất bại. Và trên thực tế có những lần Nhà nước tổ chức đấu thầu mà không có một trái phiếu nào được phát hành. - Tóm lại chúng ta phải cải cách lại hình thức đấu thầu: Bộ Tài Chính là cơ quan phát hành phải công bố lãi suất trái phiếu trước, sau đó các Ngân hàng và công ty Bảo hiểm sẽ bỏ thầu lãi suất và số lượng. 2.2. Tăng tính thanh khoản và tập trung phát hành TPCP theo lô lớn - Để TPCP thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư đòi hỏi phải tăng tính thanh khoản cho TPCP. Muốn làm được điều đó, trước hết cần phải thực hiện tốt việc kế hoạch hoá công tác phát hành và công khai hoá thông tin; đa dạng hoá kỳ hạn phát hành TPCP (từ 90 ngày đến 15 năm) và hình thành các kỳ hạn chuẩn; thực hiện tái cơ cấu lại các loại TPCP đã phát hành; nâng cấp hệ thống giao dịch, lưu ký, thanh toán bù trừ theo hướng tự động hoá và rút ngắn thời gian thanh toán; hình thành và phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm. - Tiến hành đổi mới phương thức phát hành bằng cách hạn chế bán lẻ TPCP, giảm bớt tần suất phát hành và chủ yếu tập trung vào phát hành trái phiếu theo lô lớn. Chẳng hạn như thay vì phát hành liên tục TPCP theo lô nhỏ vài trăm tỷ đồng thì nên để dồn lại và phát hành lô 1.000 – 2.000 tỷ đồng, có cùng ngày thanh toán, cùng một lãi suất. Việc phát hành TPCP lô lớn sẽ giảm số lượng các loại TPCP lưu hành trên thị trường, giúp các nhà đầu tư cũng như các tổ chức trung gian dễ theo dõi, nắm bắt diễn biến về giá của các loại TPCP - Theo ông Nhâm Hà Hải (Giám đốc Phân tích, Công ty Tài chính FPT): Chỉ vài năm nữa thôi, thị trường trái phiếu ở Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trưởng và diễn ra sôi động như thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng của thị trường này đến đâu phụ thuộc nhiều vào chính sách của nhà nước để tạo lập một thị trường đủ minh bạch, đủ thanh khoản. Hơn nữa, sự tham gia ngày một nhiều của các ngân hàng, các quỹ và nhà đầu tư sẽ làm cho giao dịch trái phiếu sôi động hơn. Nhưng quan trọng hơn cả là Nhà nước nên sớm tạo lập và phát triển thị trường thứ cấp để giao dịch trái phiếu đạt hiệu quả cao hơn và kích thích thị trường phát triển. 2.3 Cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia:  - Hệ số tín nhiệm là đánh giá khả năng về tài chính cũng như khả năng hoàn trả tiền gốc và lãi của chính phủ phát hành. Hệ số tín nhiệm không chỉ cần thiết đối với việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường tài chính quốc tế mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện các khoản vay thương mại. Với các nước phát triển hệ số tín nhiệm cao có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản vay thương mại. Còn đối với các nước đang phát triển, đang được hưởng ưu đãi qua các khoản vay ODA nên việc đưa ra hệ số tín nhiệm thấp có thể gây khó khăn cho các khoản vay thương mại, còn nếu càng cao thì thuận lợi cho vay thương mại nhưng ngược lại sẽ giảm đi những ưu đãi về vay ODA. Công tác đáng giá về hệ số tín nhiệm quốc gia được thực hiện bởi công ty xếp hạn tín nhiệm do Chính phủ lựa chọn thuê.   - Kết quả xếp hạng tín nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của các đợt phát hành, cũng như lãi suất của trái phiếu. Đối với các nước đang phát triển như Việt nam, giai đoạn đầu khi tiếp cận với kênh huy động vốn này, nên cần phải được một công ty xếp hạng có huy tín trên thế giới thực hiện. Điều này, nhằm tạo niềm tin tưởng cho các nhà đầu tư. Vì vậy, Chính phủ có thể chọn thuê các những công ty như: CBRS ( Tổ chức xếp hạng trái phiếu Canada- Canadian Bond Service), JBRI (Tổ chức xếp hạng trái phiếu Nhật- Japanese Bond Intitute), Standard&Poor’s, Moody’s hoặc Fitch’s. Đồng thời, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hạng mức tín nhiệm như:  + Điều hành chính sách tài khoá chủ động, hạn chế thâm hụt ngân sách dưới 5% GDP, kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong giới hạn hợp lý dưới hai con số.  + Tiếp tục đổi mới về cơ chế quản lý điều hành theo định hướng kinh tế thị trường, đặc biệt là chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái. Đây là những nhân tố ảnh hưởng đến các đánh giá về xếp hạng tín nhiệm, thông qua các chỉ số về lãi suất và tỷ giá sẽ phản ánh thực trạng về cung cầu vốn, về năng lực cạnh tranh của hàng hóa VN trên thị trường thế giới.  + Đổi mới hình thức hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh thích ứng với tiến trình phát triển hội nhập kinh tế quốc tế.  + Xây dựng dự trữ ngoại tệ quốc gia vững mạnh, mức dự trữ ngoại tệ là một yếu tố quan trọng làm cơ sở đánh giá rủi ro về khả năng thanh toán. + Trong lĩnh vực quản lý nhà nước: Đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Trong các cơ quan nhà nước hiện nay nạn quan liêu, tham nhũng đang có dấu hiệu gia tăng, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, chất lượng các công trình đầu tư giảm, làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư. Đồng thời, từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp, tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các hoạt động kinh doanh, cũng như bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước 2.4. Lựa chọn đối tác bảo lãnh phát hành:   - Để nâng cao mức tín nhiệm của chủ thể phát hành trong quá trình tiếp cận nguồn vốn, cần thiết phải có người bảo lãnh phát hành. Thông thường có thể là một tập đoàn tài chính hoặc một ngân hàng đầu tư có uy tín, có kinh nghiệm trên thị trường vốn quốc tế, đã từng giúp một số quốc gia trong khu vực phát hành. Việc lựa chọn sẽ thông qua phương thức đấu thầu cạnh tranh để đảm bảo có lợi nhất cho chính phủ phát hành. Vì vậy các định chế tài chính quốc tế, hoặc các ngân hàng lớn sẽ là tổ chức mà chúng ta lựa chọn làm nhà bảo lãnh phát hành.  2.5. Phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế:  - Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cả của trái phiếu phát hành là tình hình lãi suất thực tế trên thị trường tài chính quốc tế tại thời điểm phát hành. Thông thường giá trái phiếu được tính dựa trên trái phiếu kho bạc của Mỹ, mà một trong những yếu tố cấu thành lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ là mức lãi suất cơ bản do Cục dự trữ liên bang Mỹ công bố.  - Ngoài ra, chính phủ phát hành còn phải tìm hiểu về quy mô, giá cả của các loại trái phiếu mới phát hành, cũng như dự tính quy mô của các đợt phát hành tiếp theo để có thể đánh giá chính xác mức cung trái phiếu trên thị trường.  2.6Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến việc phát hành trái phiếu:  Yêu cầu về các loại tài liệu thông thường gắn với hình thức phát hành. Trong trường hợp phát hành rộng rãi ra công chúng gồm cả các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTrái phiếu chính phủ Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan