MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 5
1.1. Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa 5
1.1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hóa 5
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa 7
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 12
1.3. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 16
1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc - nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất trên thế giới 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 21
2.1. Tổng quan về thị trường thuỷ sản EU 21
2.1.1. Đặc điểm thị trường EU 21
2.1.2. Tình hình nhập khẩu thuỷ sản của EU từ năm 2000 đến nay 25
2.1.3. Các quy định pháp lý đối với thuỷ sản nhập khẩu vào EU 28
2.2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam từ năm 2000 đến nay 31
2.2.1. Tình hình nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản của Việt Nam 31
2.2.2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 33
2.2.2.1. Quy mô, chất lượng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 33
2.1.2.2. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu 40
2.2.3. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 44
2.2.3. Các yếu tố tác động tới hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 46
2.3. Các biện pháp, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của Chính phủ, Ngành Thuỷ sản, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 47
2.3.1. Các biện pháp, chính sách của Chính phủ 47
2.3.2. Các biện pháp của Ngành Thủy sản, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sảnViệt Nam 50
2.4. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 52
2.4.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị truờng EU 52
2.4.2. Cơ cấu thị trường chính 54
2.4.3. Cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản chính 57
2.5. Đánh giá về thực trạng của hoạt động xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU 61
2.5.1. Những thành tựu đạt được 61
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân 62
CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 64
3.1. Triển vọng, định hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 64
3.1.1. Triển vọng 64
3.1.2. Định hướngxuất khẩu hang thuỷ sản Việt Nam đến năm 2010 67
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt nam sang thị trường EU 68
3.2.1. Các giải pháp của Chính phủ 68
3.2.2. Các giải pháp về phía Ngành, Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản (VASEP), các doanh nghiệp thủy sản 73
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Triển vọng, định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 tháng, sản lượng thủy sản đạt 2551,5 nghìn tấn, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước (Cá đạt 1986,4 nghìn tấn, tăng 14,1%; tôm 231,6 nghìn tấn, tăng 1,5%), trong đó nuôi trồng 1296 nghìn tấn tăng 25%; khai thác 1255,5 nghìn tấn, tăng 0,1%. Trong nhiều năm liền, thuỷ sản duy trì được vị trí là một trong những mặt hàng đem lại nguồn ngoại tệ lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 8-11% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Với những kết quả đã đạt được, Việt Nam đặt mục tiêu năm 2008 phải đạt kim ngạch xuất khẩu 4,25 tỷ USD tăng 13,3% so với năm 2007 và lọt vào nhóm 5 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới.
Trong 11 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của VN sang EU đạt hơn 649,4 triệu USD, chiếm khoảng 21,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của VN, đứng thứ 2 sau Nhật Bản (25%), vượt trên thị trường Mỹ (19,15%).(Nguồn FICEN)
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam qua các năm được thể hiện cụ thể trong bảng 2.2 và biểu đồ 2.3.
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản VN qua các năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tính đến8/2008
Sản lượng XK (nghìn tấn)
291,92
375,49
458,66
518,747
531,325
626,992
821,68
925
2551,5
KN XK (tỷ USD)
1,479
1,778
2,023
2,200
2,397
2,728
3,364
3,8
2,3
% tăng so với năm trước
20,2
13,8
8,7
8,98
13,81
23,31
12,96
17,7
% so với tăng KNXK của Việt Nam
8,7
10,3
11.0
9,6
9,04
8,28
8,49
7,79
6,23
(Nguồn: www.fistenet.gov.vn)
Nguồn: www.fistenet.gov.vn
* Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Từ nhiều năm nay, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của VN vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể, các loại thủy sản đông lạnh và các loại thủy sản khô. Cơ cấu các mặt hàng XK của nước ta ngày càng bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong thời gian hơn 2 thập kỷ qua.
Năm 1986 hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng nguyên liệu sơ chế đông lạnh, trong đó tôm chiếm tới 64%, xuất khẩu cá không đáng kể. Từ đó đến nay, mặc dù khối lượng và giá trị xuất khẩu tôm vẫn liên tục tăng nhưng tỷ trọng trong tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu đã giảm dần do các mặt hàng khác tăng nhanh hơn, đặc biệt là cá. Do tình hình kinh tế thế giới có biến động, những nước nhập khẩu thuỷ sản lớn như Mỹ, Nhật Bản gặp khó khăn về kinh tế, thị hiếu tiêu dùng có thay đổi, chuyển sang tiêu thụ những sản phẩm kém xa xỉ, giá trung bình thấp tức là chuyển một phần tiêu thụ từ tôm sang cá. Mặt khác do các doanh nghiệp Việt Nam đã chú ý đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất các mặt hàng cá theo hướng thuận tiện cho người sử dụng, chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm từ nguyên liệu đến chế biến nên đã tận dụng được nguồn nguyên liệu đưa vào chế biến xuất khẩu. Đến năm 2003, xuất khẩu cá đã chiếm 1/3 khối lượng và 1/5 giá trị xuất khẩu. Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu 258,25 nghìn tấn cá các loại (chiếm tới 40,91% khối lượng xuất khẩu) gồm các mặt hàng cá đông lạnh, cá khô, và sản phẩm cá trị gia tăng khác, thu về 691,94 triệu USD (25,36% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản). Trong năm 2006, tỷ trọng cá xuất khẩu còn tăng cao hơn nữa (33,1% giá trị xuất khẩu thuỷ sản) và xu thế này còn tiếp diễn trong thời gian tới. Tuy nhiên, tôm đông lạnh vẫn duy trì được vị trí là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu, chiếm gần 1/2 giá trị xuất khẩu, tiếp theo là cá đông lạnh với tỷ trọng xấp xỉ 22%. Con tôm đang được phát triển nuôi rất rầm rộ trên toàn thế giới, sản lượng tôm ngày càng tăng thỏa mãn tương đối tốt nhu cầu tiêu thụ chung của thế giới. Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, con tôm có thể nói là mặt hàng cạnh tranh gay gắt nhất trong các mặt hàng TS thương mại trên thế giới, con tôm Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để duy trì tiềm năng xuất khẩu.
Năm 2007 XK tôm đạt gần 112 nghìn tấn, trị giá trên 1,067 tỷ USD, chỉ tăng rất nhẹ 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. XK tôm vẫn giữ vị trí là mặt hàng XK số 1, chiếm 39,4% tổng giá trị XKTS của nước ta. XK tôm tăng trưởng nhẹ là kết quả của nhiều yếu tố như sản lượng tôm nguyên liệu trong nước không tăng, giá tôm nguyên liệu luôn giữ mức cao so với nhiều nước sản xuất tôm trong khu vực và giá thành sản xuất nói chung tăng. Xu hướng của nhiều DN chế biến hiện nay là tăng tỷ trọng sản phẩm tôm GTGT, phù hợp với nhu cầu của các thị trường lớn như Nhật và Mỹ.
Mấy năm gần đây con cá tra thể hiện rõ tiềm năng to lớn trên vùng sông nước ĐBSCL, tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản VN. Năm 2007, XK cá tra đạt trên 272,7 nghìn tấn, trị giá trên trên 709 triệu USD, tăng khá mạnh 37,2 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. XK cá tra chiếm 26,2% tổng giá trị XKTS. Hiện nay, EU, Đông Âu và một số nước Bắc Mỹ vẫn có nhu cầu cao đối với philê cá tra đông lạnh, đây là sự thay thế thích hợp cho philê cá thịt trắng hiện đang sụt giảm dần sản lượng trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, kết hợp với tiềm năng công suất nuôi đang tăng mạnh trong nước, giá nguyên liệu đang ở mức vừa hợp lý, xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục lập kỷ lục mới trong năm 2007. XK cá ngừ cũng đạt được tiến bộ lớn, đạt trên 39,2 nghìn tấn, trị giá trên trên 111 triệu USD, với sức tăng trưởng khá cao 27,8% so với cùng kỳ năm 2006. Đơn giá của cá ngừ đại dương khá cao, vì vậy đây cũng là đối tượng sản phẩm thu hút sự đầu tư phát triển của các ngư dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Một điểm đáng chú ý và lạc quan trong tình hình XKTS của VN là mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh đạt mức tăng trưởng có thể nói là cao nhất trong mấy năm gần đây với 35,5% năm 2007 cao hơn về giá trị so với cùng năm 2006, đạt 60,4 nghìn tấn, trị giá 205,5 triệu USD, chiếm 7,7% tổng XKTS của nước ta. XK mặt hàng này đạt được kết quả khả quan một phần là nhờ sản lượng khai thác trong vài năm gần đây đã cải thiện lên khá nhiều.
Bên cạnh các mặt hàng chủ lực, XK hàng khô và hải sản khác chỉ tăng ở mức khiêm tốn về giá trị và có giảm nhẹ về khối lượng. Tuy nhiên, tổng XK của các mặt hàng này cũng chiếm một phần đáng kể trong toàn bộ giá trị XK của TS VN với giá trị trên 365,6 triệu USD năm 2007.
Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam được thể hiện cụ thể trong bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4: Cơ cÊu s¶n phÈm thuû s¶n xuÊt khÈu cña ViÖt Nam
2001
2002
2003
2004
2005
2007
10th¸ng®Çu 2008
Tên hàng
Số lượng (tấn)
Kim ngạch
Số lượng (tấn)
Kim ngạch
Số lượng (tấn)
Kim ngạch
Số lượng (tấn)
Kim ngạch
Số lượng (tấn)
Kim ngạch
SL
Kim
Ng¹ch
SL
(tÊn)
Kim ng¹ch
Giá trị (1000 USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000 USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000 USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000 USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000 USD)
Tỷ trọng (%)
(tấn )
GT
(1000
USD)
Tỷ trọg
(%)
GT
(1000
USD)
Tû
Träng
(%)
Mực, Bạch tuộc đông lạnh
41653
115892
6,52
54879
140221
6,93
44813
112178
5,10
62415
167621
6,98
62535
184319
6,76
604000
205500
7,7
5100
20000
14,6
Cá đông lạnh
86832
275490
15,50
104782
352134
17,41
116757
372393
16,93
102537
288246
12,01
94542
292553
10,72
Cá tra, basa
1737
5051
0,28
27987
86975
4,30
32876
81071
3,69
83844
231536
9,64
141011
328886
12,06
272700
709000
550000
1200000
24.6
Các mặt hàng khác
123732
404011
22,73
115169
324112
16,02
141942
498104
22,65
108802
322502
13,43
132750
404581
14,83
Hàng khô
34281
196825
11,07
40289
154985
7,66
20866
77593
3,53
32606
122838
5,12
44857
158956
5,83
Tôm đông lạnh
87256
780218
43,89
115552
964394
47,68
124813
1058238
48,11
141122
1268039
52,82
155567
1358728
49,81
1112000
11067000
39.4
1158528
11300000
35,4
Tổng số
375491
1777486
100,00
458658
2022821
100,00
482067
2199577
100,00
531326
2400781
100,00
631261
2728023
100,00
Nguồn: Trung tâm tin học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2.1.2.2. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu
Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…
Mỹ: Từ năm 1994, Mỹ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam. Thuỷ sản Việt Nam đã bắt đầu được xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ tăng đột biến, đạt gần 300 triệu USD, gấp 2,14 lần so với năm 1999 và là mức tăng nhanh nhất trong số các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ. Thị trường Mỹ đã trở thành thị trường quan trọng chiếm vị trí dẫn đầu, với thị phần tăng nhanh. Điều này có thể là kết quả của những tác động ban đầu của việc đàm phán và ký kết thành công Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ.
Sau khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực tháng 12/2001, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Mỹ đã phát triển nhảy vọt, đưa Mỹ trở thành một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam. Năm 2001, Mỹ đã thay thế Nhật trở thành thị trường nhập khẩu thuỷ sản đứng đầu, chiếm 27,51% so với 26,21% thị phần của Nhật Bản. Mỹ tiếp tục duy trì vị trí này liên tục trong 3 năm liền (2001 – 2003). Việt Nam vươn lên vị trí 14 so với vị trí thứ 26 vào những năm 1990 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ. Năm 2004, sau tác động của vụ kiện bán phá giá cá tra, basa và vụ kiện bán phá giá tôm, thị phần xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Việt Nam bị thu hẹp và Nhật Bản trở lại vị trí là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam .
Nhật Bản: Trước kia thị trường Nhật thường chiếm tỷ trọng 50 – 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng trong gần 10 năm trở lại đây chỉ còn trên dưới 30%. Mặc dù Bộ Thủy sản triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm bảo đảm vệ sinh sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, nhưng một số doanh nghiệp vẫn bị phát hiện sử dụng hoá chất, kháng sinh bị cấm. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Nhật Bản. Tháng 7/2006, Nhật Bản đã ban hành lệnh kiểm tra 50%, tiếp đến là 100% đối với các lô hàng sản phẩm cá mực sau khi họ phát hiện 2 doanh nghiệp Việt Nam có lô hàng nhiễm dư lượng kháng sinh Chloramphenicol.
EU là thị trường có nhu cầu lớn và ổn định về hàng thuỷ sản, nhưng lại là thị trường được coi là có yêu cầu cao nhất đối với sản phẩm nhập khẩu, với các quy định khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh. Tuy nhiên do chủ động thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh đáp ứng yêu cầu của thị trường này, nên trong thời gian qua xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU đã có những bước phát triển đáng chú ý. Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2003, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này còn rất nhỏ bé chỉ chiếm khoảng 3 – 5%. Đến năm 2004, khi thêm 10 nước gia nhập vào khối EU thì giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang khối này đã có sự tăng trưởng mạnh tới 98,33% so với năm 2003, chiếm 9,64% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản (nay thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), năm 2006 EU đã chiếm khoảng 22% thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, đứng vị trí thứ hai sau Nhật Bản Sang năm 2007, EU đã thay Nhật Bản giữ vị trí thứ nhất với thị phần 25% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, Nhật Bản bị đẩy xuống vị trí thứ ba (chiếm 19%), vị trí thứ hai thuộc về Mỹ (chiếm 20%). Nguyên nhân chính của sự thay đổi vị trí này là do năm 2007 thuỷ sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn trên thị trường Nhật Bản do vấn đề dư lượng kháng sinh nhất là trong mặt hàng tôm và mực.
Trung Quốc và Hồng Kông: là những thị trường nhập khẩu thuỷ sản trung bình trên thế giới, nhưng là láng giềng gần gũi có nhiều nét tương đồng về tiêu dùng và văn hoá với Việt Nam. Đây là thị trường có nhiều triển vọng cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Nhập khẩu của Trung Quốc và Hồng Kông chủ yếu được dùng để tái chế biến phục vụ xuất khẩu. Từ ngày 30/6/2003 các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Trung Quốc phải được kiểm tra và cấp chứng nhận chất lượng an toàn vệ sinh theo các chỉ tiêu do Trung Quốc quy định, đồng thời phải đăng ký danh sách doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc kèm theo mã số. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến xuất khẩu thuỷ của Việt Nam vào thị trường này giảm mạnh từ năm 2003 đến nay.
Các thị trường khác
Các thị trường khác thuộc châu Á đã được Việt Nam quan tâm ngày một nhiều hơn, nhất là khi thuế nhập khẩu vào các thị trường khu vực giảm xuống 0 – 5% và khi thị trường lớn có biến động. Trong đó phải kể đến hai thị trường quan trọng là Hàn Quốc và Đài Loan.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản đã có sự thay đổi rõ nét kể từ năm 2000 đến nay (xem bảng 2.5).
Bảng 2.5: Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
10 th¸ng2008
Giá trị
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng(%)
Mỹ
489.035
27,51
654.977
32,38
777.656
35,35
602.969
25,12
649.630
23,81
19,15
20
Nhật Bản
465.901
26,21
537.459
26,57
582.838
26,50
772.195
32,16
824.907
30,24
25
19
18
EU
90.745
5,11
73.720
3,64
116.739
5,31
231.528
9,64
433.085
15,88
21,2
25
25.6
Hàn Quốc
102.788
5,78
114.308
5,65
107.296
4,88
144.002
6,00
162.083
5,94
Đài Loan
93.519
5,26
116.261
5,75
70.723
3,22
106.072
4,42
118.965
4,36
Trung Quốc
194.766
10,96
172.612
8,53
50.785
2,31
46.827
1,95
60.843
2,23
ASEAN
64.860
3,65
79.343
3,92
73.013
3,32
167.488
6,98
127.091
4,66
Các thị trường khác
275.872
15,52
274.141
13,65
420.527
19,11
329.700
13,73
351.419
12,88
Cộng
1.777.486
100,00
2.022.821
100,00
2.199.577
100,00
2.400.781
100,00
2.728.023
100,00
Nguồn: www.fistenet.gov.vn
Trong tháng 8/2008 Thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn là các thị trường thuộc khu vực EU, thị trường Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Nga, Ucraina… Trong tháng 8/2008, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới thị trường Nhật Bản đứng ở vị trí thứ hai, đạt 80,1 triệu USD, tuy giảm 11,19% so với tháng 7/2008 nhưng lại tăng 5,68% so với cùng kỳ năm 2007, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng tại thị trường này đạt 539,3 triệu USD, tăng 20,28% so với 8 tháng đầu năm 2007. Bên cạnh đó, trong tháng 8/2008, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta tới thị trường Mỹ đạt 88,6 triệu USD, tăng 16,61% so với tháng trước và tăng 12,39% so với tháng 8/2007, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng sang thị trường này đạt 431,1 triệu USD, tuy vậy vẫn giảm nhẹ 7,93% so với 8 tháng đầu năm 2007. Xuất khẩu thuỷ sản tới thị trường Hàn Quốc cũng có sự tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tới thị trường này trong tháng 8/2008 đạt 34,9 triệu USD, tăng 1,63% so với tháng 7/2008 và tăng 55,64% so với cùng năm 2007. Tám tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tới thị trường Hàn Quốc tăng 35,57% so với cùng kỳ năm 2007, đạt 212,1 triệu USD.
Ngoài ra, trong tháng 8/2008, xuất khẩu thuỷ sản tới một số thị trường lại có sự giảm sút. Kim ngạch xuất khẩu tới thị trường Ôxtrâylia trong tháng 8/2008 chỉ đạt 9,8 triệu USD, giảm 38,49% so với tháng trước và giảm 58,76% so với tháng 8/2007, xuất sang thị trường Hồng Kông đạt 6,6 triệu USD, giảm 1,13% so với tháng 7/2008 và giảm 10,04% so với tháng 8/2007…
2.2.3. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Thị trường xuất khẩu đã được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả năm châu lục, trong đó Nhật Bản và Mỹ, EU là các thị trường lớn đầy tiềm năng. Đặc điểm của thị trường thương mại thế giới là vừa xuất lại vừa nhập. Riêng thủy sản Việt Nam hầu như chỉ mới chỉ chú trọng đến xuất khẩu. Gần đây các doanh nghiệp kinh doanh chế biến xuất nhập khẩu của nước ta đã mở rộng nhập khẩu nguyên liệu để chế biến tái xuất. Điều đó thể hiện những dấu hiệu mới, một mặt chứng tỏ sức cạnh tranh, công nghệ, kỹ thuật, trình độ tay nghề của công nhân và khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam đang thực sự vươn lên, mặt khác chỉ có tham gia nhập-xuất mới có thể phần nào giải quyết được vấn đề muôn thuở của nghề cá đó là tính mùa vụ.
Trong nhiều năm liền, thuỷ sản duy trì được vị trí là một trong những mặt hàng đem lại nguồn ngoại tệ lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 8-11% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Với những kết quả đã đạt được, Việt Nam đặt mục tiêu năm 2008 phải đạt kim ngạch xuất khẩu 4, 25 tỷ USD tăng 13,3% so với năm 2007 và lọt vào nhóm 5 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới.
Tình hình xuất khẩu diễn ra trong các tháng đều tương tự như mấy năm gần đây, nghĩa là quí I đạt mức thấp và tăng dần đến hết quí III, sang quí IV đạt đỉnh ở tháng 10 sau đó giảm nhẹ vào tháng 11 và tháng 12.
Các thị trường nhập khẩu chính của thủy sản Việt Nam không có nhiều biến động lớn về nhu cầu và giá cả, nhưng các thị trường này đã có nhiều thay đổi lớn về chính sách kiểm soát vệ sinh ATTP đối với thủy sản nhập khẩu, do vậy đã gây nhiều khó khăn lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam.
Tuy nhiên, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản, cộng đồng các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqaved) đã tháo gỡ kịp thời nhiều khó khăn về dư lượng kháng sinh trong tôm và mực xuất khẩu sang Nhật, đồng thời giải quyết nhiều vướng mắc khác sang Nga, Ôxtrâylia….
Tỷ trọng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam của các thị trường lớn trên thế giới được phân bố khá đồng đều: khối EU chiếm 25,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tiếp đến là Nhật Bản chiếm 21,1%, Mỹ chiếm 20,4% và các thị trường nhập khẩu đáng kể khác như Hàn Quốc, Trung Quốc - Hồng Kông, Ôxtrâylia, Đài Loan… đều tăng nhập từ VN trong năm vừa qua.
Sự phát triển và điều hoà giữa các thị trường đã tạo thế cân bằng, vững chắc hơn cho xuất khẩu thủy sản VN trong bối cảnh thị trường quốc tế luôn nảy sinh nhiều cạnh tranh và rủi ro.
Năm 2007, các DN chế biến và xuất khẩu thủy sản đã tăng cường kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào, chống thu mua nguyên liệu chứa tạp chất và kháng sinh cấm. Mô hình liên kết ngang giữa các thành phần trong toàn bộ chuỗi sản xuất thủy sản đang được nhân rộng ở nhiều địa phương nuôi cá, tôm tập trung, trong đó doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu là nhân tố chủ đạo. Trong liên kết này, nguyên liệu sẽ được kiểm soát liên hoàn từ con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh đến thành phẩm cuối cùng. Nhiều vùng nuôi khác đang áp dụng các qui trình như SQF 1000, BAP, CoC…
Tuy nhiên, do nền sản xuất chung của ngành thủy sản hiện nay vẫn chủ yếu trong tình trạng không qui hoạch, phát triển tự phát và manh mún vì vậy việc quản lý chất lượng nói chung còn nhiều khó khăn.
2.2.3. Các yếu tố tác động tới hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
+ Thị trường xuất khẩu
Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản đã phát triển chiều rộng và từng bước đi vào chiều sâu, tạo được vị trí và thế đứng ở trong và ngoài nước. Thị trường xuất khẩu đã được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả năm châu lục. Đặc điểm của thị trường thương mại thế giới là vừa xuất lại vừa nhập. Riêng thủy sản Việt Nam hầu như chỉ mới chỉ chú trọng đến xuất khẩu. Gần đây các doanh nghiệp kinh doanh chế biến xuất nhập khẩu của nước ta đã mở rộng nhập khẩu nguyên liệu để chế biến tái xuất.
+ Mặt hàng xuất khẩu thủy sản
Mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên khắp 146 nước và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới nhờ những nỗ lực phát triển thị trường và đa dạng hoá sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Cơ cấu sản lượng và giá trị theo các nhóm hàng sản phẩm thủy sản xuất khẩu luôn có nhiều biến động, chỉ có mặt hàng tôm đông lạnh tương đối ổn định ở mức trên 50% thị phần.
+ Chất lượng hàng xuất khẩu
Chất lượng hàng xuất khẩu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng nguồn nguyên liệu trình độ nguồn nhân lực, cơ chế chính sách của nhà nước trong vấn đề quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và hàng thuỷ sản nói riêng.
2.3. Các biện pháp, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của Chính phủ, Ngành Thuỷ sản, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
2.3.1. Các biện pháp, chính sách của Chính phủ
a) Những thành công
Trong những năm gần đây, chính phủ đã có những chính sách quan trọng nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Hàng năm, Chính phủ phê duyệt kinh phí hỗ trợ và tổ chức hoạt động xúc tiến xuất khẩu như: Tổ chức và hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia hội trợ thủy sản, tổ chức đoàn khảo sát thị trường, cung cấp thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp thông qua các thương vụ; tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ có hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp. Thông qua các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa Việt Nam và các nước thành viên EU, Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp thủy sản tiếp cận với thị trường.
Việc đẩy mạnh chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia một mặt giúp các hiệp hội, ngành hàng tự khẳng định vị thế của mình đối với các doanh nghiệp trong nước cũng như các hiệp hội ngành hàng nước ngoài, mặt khác giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội duy trì mối quan hệ với các đối tác nước ngoài, cập nhật những thay đổi về thị hiếu nhu cầu các thị trường, góp phần quảng bá hình ảnh và thương hiệu sản phẩm thủy sản và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Các Thương vụ đã và đang là cầu nối quan trọng giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài. Với vai trò là trung tâm cung cấp thông tin tiềm năng, quảng bá thủy sản Việt Nam, Thương vụ góp phấn xây dựng thương hiệu thủy sản Việt Nam, giúp cho ngành thủy sản Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng nhanh cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu.
b) Những bất cập
- Môi trường pháp lý trong hoạt động xuất khẩu và xúc tiến thương mại thiếu đồng bộ
+ Nhà nước đã hết sức nỗ lực để đưa hoạt động xuất nhập khẩu vào một sân chơi lớn (WTO) và phát triển, đồng thời phải chấp nhận Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm (không muộn hơn 31/12/2018).
Mặc dù vậy, trong thời gian trước mắt, với cam kết từ điều khoản này theo dự báo của các chuyên gia kinh tế,Việt Nam sẽ phải hứng chịu nhiều thiệt hại khi bị áp dụng các quy định đối với nền kinh tế “phi thị trường”khi gặp các tranh chấp thương mại liên quan đến các biện pháp đối kháng và chống bán phá giá.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
Để bảo đảm VSATTP, rất cần trách nhiệm liên đới của nhiều ngành nhưng điều dễ nhận thấy là, ngành nào cũng... kêu khó! Theo đó, Bộ Y tế cho rằng tiến trình ban hành Nghị định của Chính phủ về Quy định hệ thống tổ chức quản lý VSATTP quá chậm, những tồn tại về tổ chức, biên chế về quản lý thanh tra VSATTP vẫn chưa được cải thiện, dẫn tới việc triển khai các hoạt động ở địa phương còn chậm trễ, không kịp thời và không đầy đủ. Cũng theo Bộ Y tế, các biện pháp phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây nhiễm qua thực phẩm chưa làm được nhiều do thiếu sự chỉ đạo, kiểm tra của chính quyền; việc xử lý các vi phạm chưa thỏa đáng; thiếu điều kiện để chính quyền điều hành hoạt động, trong đó quan trọng nhất là tổ chức chuyên trách và biên chế con người, trang thiết bị để thực thi nhiệm vụ.
Bộ Nông nghiệp và PTNT lại cho rằng việc quản lý, kiểm soát còn khó khăn cũng do nhận thức của cán bộ và nhân dân trong công tác VSATTP chưa cao, kể cả người sản xuất, tiêu dùng. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và kháng sinh trong sản xuất và nuôi trồng còn phổ biến; việc quy hoạch và phát triển vùng sản xuất nông sản, thủy sản an toàn còn chậm, chưa có cơ chế chính sách về đầu tư, quy hoạch, xây dựng hạ tầng, sản xuất, tiêu thụ nông sản, thủy sản an toàn để khuyến khích các tổ chức, cá nhân...
Bộ Công Thương thì kêu khó trong việc kiểm tra, kiểm soát. Kinh phí và trang bị của các lực lượng còn thiếu, không bảo đảm hoạt động. Chi phí kiểm nghiệm, kiểm định các mẫu hàng hóa cao so với khả năng kinh phí của lực lượng kiểm tra, kiểm soát.
Mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất sang thị trường EU trong những năm qua tăng cả về khối lượng lẫn giá trị. Tuy nhiên, khó có thể tăng đột biến vì Ủy ban Châu Âu (EC) kiểm tra thủy sản rất nghiêm ngặt. Nhiều năm qua, EC đã cử đoàn thanh tra thú y vào Việt Nam kiểm tra chất lượng tại các cơ sở nuôi và chế biến tôm xuất khẩu. Vấn đề dư lượng hóa chất và nguy cơ nhiễm khuẩn thủy sản nếu không giải quyết triệt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc xuất khẩu mặt hàng này. Trong số các nước EU, thị trường Tây Ban Nha có nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu thủy sản hơn cả. Tây Ban Nha thường theo dõi thủy sản nhập khẩu rất chặt chẽ và hay ban hành các lệnh báo cáo thú y, thậm chí trong trường hợp EC chỉ ra thông báo.
2.3.2. Các biện pháp của Ngành Thủy sản, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sảnViệt Nam
a) Những thành công
Theo sự đánh giá của các doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến xuất khẩu do VASEP tổ chức đã bước đầu giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường. Việc tham dự các hội chợ trong và ngoài nước là điều không thể thiếu để các doanh nghiệp duy trì quan hệ bạn hàng cũ, tiếp xúc, tìm kiếm, và thu hút các khách hàng mới, giới thiệu các sản phẩm mới cho người tiêu dùng và khách hàng, đẩy mạnh việc xúc tiến quảng bá sản phẩm.
b) Những hạn chế tồn tại
- Những hạn chế tồn tại của VASEP
Các chương trình xúc tiến xuất khẩu thủy sản do VASEP tổ chức còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có chiến lược định hướng lâu dài. Trong các chương tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22689.doc