A. PHẦN MỞ ĐẦU. 1
B. NỘI DUNG. 2
I. Những lý luận về phân phối thu nhập.
1, Phân phối là một khâu của tái sản xuất xã hội 2
2, Phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất 2
II . Thực trạng phân phối thu nhập ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 3
1. Tính tất yếu khách quan của nhiều hình thức phân phối thu nhập của nước ta trong thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta.
2. Các hình thức phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 4
a. Phân phối theo lao động. 4
b. Phân phối theo vốn, giá cả sức lao động 6
c. Phân phối qua phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội. 7
3. Các hình thức thu nhập. 8
a. tiền công – tiền lương. 8
b. Lợi nhuận, lợi tức, lợi tức cổ phần. 8
c. Thu từ các quỹ tiêu dùng công cộng. 9
d. Thu từ các nguồn khác. 9
III. Giải pháp thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập. 9
C. KẾT LUẬN 11
15 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Trình bày phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Lý luận, thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường định hướng xã hội chủ nghĩa thì phân phối có ý nghĩa rất quan trọng để tạo ra động lực mạnh mẽ góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định tình hình kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Phân phân phối thu nhập để giải quyết công bằng về kinh tế đã được đặt ra lâu đời, nhưng tới nay vẫn chưa có được một giải pháp hoàn toàn thỏa đáng. Tất cả mọi sự phân phối hiện tại chỉ là một sự thỏa hiệp tạm chấp nhận trong xã hội. Các cơ sở làm tiêu chuẩn cho sự phân phối đã thực hiện trong lịch sử là phân phối dựa vào nhu cầu và sự công bằng.
Để thực hiện công bằng trọng phân phối thu nhập Đảng và nhà nước ta có rất nhiều giải pháp như phát triển mạnh lực lượng sản xuất; điều tiết thu nhập trong dân cư, hạn chế sự chênh lệch quá đáng về mức thu nhập; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động trong các ngành nghề có thể phát huy tinh thần làm việc hăng say, công hiến hết tài năng của mình
Trên đây tôi đã trình bày khái quát về thực trạng và giải pháp trong phân phối thu nhập để giúp người đọc hiểu sơ lược về nó. Đây là một đề tài khá phức tạp nó liên quan đến nhiều các yếu tố như sản xuất, kinh doanh, lao động, tình trạng thu nhập của nước ta qua các nămNên trong thời gian rất ngắn tôi chỉ có thể trình bày sơ qua về phân phối thu nhập của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình làm khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi mong nhận được ý kiến đóng góp và xây dựng của bạn đọc.
B. NỘI DUNG
Những lý luận về phân phối thu nhập.
1, Phân phối là một khâu của tái sản xuất xã hội.
Quá trình tái sản xuất gồm bốn khâu: sản xuất - phân phối – trao đổi – tiêu dùng.
+, Phân phối là một khâu của tái sản xuất xã hội.
+, Phân phối do sản xuất quyết định nhưng phân phối cũng tác động trở lại đối với sản xuất.
Một mặt, Phân phối cho tiêu dùng sản xuất là tiền đề, điều kiện của sản xuất, nó quy định quy mô, cơ cấu và tốc độ của sản xuất.
Mặt khác, thu nhập của các tầng lớp dân cư được hình thành thông qua phân phối thu nhập quốc dân, nếu phân phối thu nhập quốc dân hợp lý, đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia quá trình sản xuất sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển; ngược lại, nếu phân phối không hợp lý, không đảm bảo lợi ích các chủ thể sẽ không thúc đẩy sản xuất phát triển.
Ph.Ăngghen viết: “phân phối không chỉ đơn thuần là kết quả thụ động của sản xuất và trao đổi: nó cũng có tác động trở lại đến sản xuất và trao đổi”.
Phân phối bao gồm phân phối các yếu tố sản xuất và phân phối các sản phẩm, phân phối cho sản xuất và phân phối cho tiêu dùng cá nhân. Phân phối cho sản xuất là sự phân chia các yếu tố sản xuất (tư liệu sản xuất và người lao động) cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm. Sự phân phối này, nếu chỉ xét một chu kỳ sản xuất riêng biệt, thì dường như là sự phân phối trước sản xuất, quyết định quy mô và cơ cấu sản xuất thúc đẩy kinh tế phát triển, khi đó giải quyết được nhiều vấn đề xã hội như : khuyến khích xuất khẩu để hạn chế đến mức tối đa thâm hụt cán cân thương mại; ngoài ra, tạo nhiều công ăn việc làm mới cho người lao động nhằm giảm tình trạng thất nghiệp cho lao động đến tuổi đi làm hoặc lao động bỏ chỗ làm cũ vì cảm thấy công việc đó không phù hợp với khả năng, lương thấp hoặc chỗ làm việc không đáp ứng được sự mong mỏi của mình. Vì vậy, phân phối có tác động tích cực đến sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.
2) Phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất.
- Phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất, do quan hệ sở hữu quyết định. Quan hệ phân phối có tác động trở lại đối với quan hệ sở hữu và do đó đối với sản xuất: có thể làm tăng hoặc giảm quy mô sở hữu, hoặc cũng làm biến dạng tính chất của quan hệ sở hữu. Các quan hệ phân phối vừa có tính đồng nhất vừa có tính lịch sử. Tính đồng nhất thể hiện ở chỗ, trong bất cứ xã hội nào, sản phẩm sản lao động cũng được phân chia thành: một bộ phận dùng cho tiêu dùng sản xuất, đó là cách tích lũy của doanh nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và đổi mới trang thiết bị kĩ thuật tiên tiến nhất nhằm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm; một bộ phận dự trữ, các doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa họ luôn mong muốn hàng mình bán chạy và được giá, có thể vào thời điểm này họ chưa đem ra bán, tích lũy tại kho chờ khi nào hàng sốt giá họ mới tung ra thị trường như vậy sẽ được lợi hơn, ngoài ra nhà nước ta cũng cần phải dự trữ một số hàng hóa cần thiết cho đời sống chẳng hạn như lương thực, vừa qua báo chí và thời sự nói rất nhiều về vấn đề lương thực tăng nhanh chóng mặt đặc biệt là gạo, do một số thông tin không chính xác của các doanh nghiệp họ nói gạo sẽ khan hiếm gạo trong thời gian sắp tới nên người dân đổ sô đi mua gạo đẩy giá gạo lên cao, một số người không có gạo để mua đó là những hành vi tung tin của một số nhà đầu cơ nhằm truộc lợi làm cho thị trường gạo trong nước trở nên nóng bỏng, ngay sau đó thủ tướng đã hạn chế xuất khẩu gạo ra bên ngoài để giảm sức nóng cho thị trường đang trong tình trạng lạm phát tăng nhanh như hiện nay, tung ra một số lượng gạo lớn ra thị trường nhằm giảm giá gạo và đỡ gây hoang mang cho người dân đặc biệt là những người có thu nhập thấp; thứ ba là một bộ phận cho tiêu dùng chung của xã hội và cho tiêu dùng cá nhân. Tính lịch sử trong quan hệ phân phối là mỗi xã hội có quan hệ phân phối riêng phù hợp với tính chất của quan hệ sản xuất của xã hội đó, nghĩa là quan hệ phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất cũng như quan hệ sản xuất, quan hệ phân phối có tính lịch sử. C. Mác viết: “ quan hệ phân phối nhất định chỉ là biểu hiện của một quan hệ sản xuất lịch sử nhất định”. Do đó, mỗi hình thái phân phối đều biến đi cùng một lúc với phương thức sản xuất nhất định tương ứng với hình thái phân phối ấy. Chỉ thay đổi được quan hệ phân phối khi đã cách mạng hóa được quan hệ sản xuất đẻ ra quan hệ phân phối ấy. Phân phối có tác động rất lớn đến sản xuất, nó thúc đẩy hàng hóa lưu thông nhanh nên nhà nước cách mạng cần sử dụng phân phối như là một công cụ để xây dựng chế độ mới, để phát triển kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa.
II. Thực trạng phân phối thu nhập ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tính tất yếu khách quan của nhiều hình thức phân phối thu nhập của nước ta trong thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta.
Tính tất yếu khách quan của nhiều hình thức phân phối thu nhập trong thời kỳ qua độ của nước ta do các yếu tố sau quy định:
Thứ nhất, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần. Mỗi thành phần kinh tế là một kiểu quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở một hình thức sở hữu nhất định, tương ứng với mỗi hình thức sở hữu nhất định sẽ có một hình thức phân phối nhất định.
Thứ hai, trong nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh khác nhau do đó phương thức hình thành thu nhập cũng khác nhau, vì vậy có nhiều hình thức phân phối thu nhập khác nhau.
Thứ ba, lực lượng sản xuất nước ta còn kém phát triển, do đó để huy ddoonhj tối đa mọi nguồn lực vào phát triển sản xuất tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng của cải cho xã hội cũng phải thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập tương ứng với sự đóng góp của các nguồn lực đó.
Thứ tư, nước ta đang trong thời kỳ hình thành và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hôi chủ nghĩa, do đó quan hệ phan phối cũng phảI là sự kết hợp cuae các hình thức phân phối của cơ chế thị trường (như phân phối theo vốn) với các hình thức phân phối của CNXH (như phân phối theo lao động), trong đó các hình thức phân phối CNXH đóng vai trò chủ đạo.
Các hình thức phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2006 – 2010, Đaih hội đại biểu toàn quốc lần thứ X nêu rõ: “thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế , đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác thông qua phúc lợi xã hội’’.
a. Phân phối theo lao động.
- Phân phối theo lao động là nguyên tắc phân phối cơ bản dưới chủ nghĩa xã hội: đây là nguyên tắc phân phối thu nhập cho người lao động dựa vào số lượng và chất lượng lao động mà mỗi người đã đóng góp cho xã hôI không phân biệt giới tính, tôn giáo, sắc tộc( “ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít thưởng ít, ai không làm thì không hưởng”)
- Phân phối theo lao động thực hiện trong thành phần kinh tế nàh nước và một phần trong thành phần kinh tế tập thể.
- Thực chất của phân phối lao động là phân phối theo lao động sống đã cống hiến.
- Yêu cầu của nguyên tắc phân phối theo lao động:
+ Trong điều kiện như nhau, lao động ngang nhau thì trả công ngang nhau; ngược lại lao động khác nhau thì trả công khác nhau. Ví dụ: hai công nhân may mặc cùng làm việc ở một công ty có trang thiết bị phục vụ trong công việc như nhau, thời gian làm việc như nhau, số lượng và chất lượng ngang nhau thì hai công nhân đó có hiệu suất làm việc bằng nhau, dĩ nhiên tiền lương của họ được hưởng là như nhau.
+Trong điều kiện khác nhau, lao động như nhau có thể trả công khác nhau, hoặc lao động khác nhau có thể trả công như nhau. Ví dụ: một công nhân khai thác than họ làm việc trong điều kiện làm việc rất độc hại và nguy hiểm, ngoài lương chính của họ ra họ còn nhận được tiền độc hại, cũng với người công nhân làm trong nghề than nhưng họ không trực tiếp khai thác mà họ làm trong văn phòng có điều hòa, có quạt, có đầy đủ thiết bị nên dĩ nhiên họ sẽ không nhận được tiền độc hại.
Căn cứ cụ thể của phân phối lao động:
+Số lượng lao động (đo bằng thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm làm ra)
+Trình độ thành thạo của người lao động và chất lượng sản phẩm làm ra.
+Điều kiện và môi trường làm việc.
+Tính chất của lao động.
+Các nghành nghề cần được khuyến khích.
Phân phối lao động được thực hiện qua những hình thức cụ thể, như:
+Tiền công trong các đơn vị sản xuất – kinh doanh, đó là số tiền trả công lao động của các ông chủ được tính dựa trên số sản phẩm mà người công nhân đã làm ra và chất lượng của chúng.
+Tiền thưởng, đây là số tiền mà ông chủ thưởng cho những công nhân nào có tinh thần làm việc tốt, đưa ra nhiều ý tưởng hay và tay nghề khéo.
+Tiền phụ cấp, đây là số tiền mà công nhân nhận được trong thời gian thất nghiệp, ốm đau, hoặc sinh conĐó là biện pháp hữu hiệu nhằm giữ chân công nhân, trách tình trạng công nhân bỏ việc làm do công ty đó lương thấp hoặc điều kiên đi làm khó khăn hay công việc đó không phù hợp với mình, mỗi lần tuyển nhân sự công ty phải chi một khoản tiền không nhỏ.
+Tiền lương trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đây là các cơ quan của nhà nước, người làm việc trong đó làm đúng thời gian quy định của chính phủ và sau khi về hưu họ được nhận lương hưu.
Phân phối theo lao động là tất yếu khách quan dưới chủ nghĩa xã hội, bởi vì:
+ Do các thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất nên quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả mọi người đều như nhau. Do đó không thể lấy quyền sở hữu về tư liệu sản xuất (lao động quá khứ) làm cơ sở để phân phối mà phải lấy lao động sống để phân phối.
+Còn có sự khác biệt giữa những người lao động về thái độ, tính chất và trình độ lao động.
+Mặc dù lực lượng sản xuất đã phát triển, tuy nhiên sản phẩm sản xuất ra chưa đủ để thực hiện phân phối theo nhu cầu.
Tác dụng của phân phối thu nhập:
+ Kết hợp chặt chẽ lợi ích của người lao động với kết quả sản xuất – kinh doanh sẽ kích thích tích cực của người lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sản phát triển.
+Góp phần giáo dục thái độ, tinh thần và kỷ luật lao động đúng đắn cho người lao động từ đó góp phần hình thành con người mới XHCN.
Hạn chế của nguyên tắc phân phối thoe lao động: phân phối trong lao động chưa phân biệt được sự khác nhau về thể lực, trí lực, hoàn cảnh, điều kiện sống của từng người do đó phân phối theo lao động có thể chưa hoàn toàn bình đẳng. Đây mới chỉ là sự bình đẳng trong sản xuất hàng hóa.
b. Phân phối theo vốn, theo giá cả lao động.
- Trong các cơ sở kinh tế có yếu tố tư bản và lao động làm thuê tồn tại hình thức phân phối theo tư bản và giá cả lao động:
+ Thu nhập của người lao động trong các cơ sở kinh tế này dựa trên quyền sở hữu sức lao động ( thu nhập của người lao động chính là giá cả của hàng hóa sức lao động. Giá cả hàng hóa sức lao động không chỉ phụ thuộc vào giá trị của nó mà còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường lao động. Đây là hạn chế của phân phối theo giá trị sức lao động).
+ Thu nhập của chủ sở hữu tư bản (dưới dạng vốn đầu tư hay tài sản đóng góp vào trong quá trình sản xuất) là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất.
Trong kinh tế cá thể: chủ thể vừa là người lao động, vừa là người sở hữu tư liệu sản xuất. Vì vậy kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh thuộc về họ.
Trong thành phần kinh tế dựa trên sự đóng góp cổ phần thì các cổ đông (các chủ sở hữu cổ phần) được quyền hưởng thu nhập trên cơ sở đóng góp cổ phần của mình)
Thực hiện phân phối theo sở hữu giá trị tài sản hay vốn là tất yếu khách quan và có tác dụng to lớn:
+ Khai thác tối đa mọi nguồn lực, tiềm năng về vốn trong các tầng lớp dân cư.
+ Góp phần hình thành thị trường vốn các loại, là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế hàng hóa.
- Tuy nhiên thực hiện hình thức phân phối này cũng có hạn chế làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Cụ thể là: Năm 1993, chi cho tiờu dựng bỡnh quõn đầu người của gia đỡnh giàu nhất cao gấp 5 lần so với gia đỡnh nghốo nhất thỡ tỷ lệ này tăng lờn 6,3 lần vào năm 2004. Do vậy, tỷ lệ chi tiờu bỡnh quõn đầu người của nhúm giàu nhất trong tổng chi tiờu dựng xó hội tăng từ 41,8% lờn 44,7%, trong khi đú nhúm nghốo nhất lại giảm từ 8,4% xuống cũn 7,1% ở cựng thời kỳ. Sự khỏc biệt trong chỉ số khoảng cỏch nghốo giữa nụng thụn và thành thị rất lớn, nhưng tốc độ gia tăng trong khoảng cỏch chi cho tiờu dựng cú chiều hướng chậm lại kể từ năm 1998 trở lại đõy.
Bởi vậy, mức độ bất bỡnh đẳng ở nụng thụn đang tiến gần hơn đến mức độ bất bỡnh đẳng ở thành thị. Một phần nguyờn nhõn là do di cư từ nụng thụn ra thành thị đó tăng mạnh từ khi Việt Nam bắt đầu cụng cuộc đổi mới kinh tế. Nhằm giảm tỷ lệ hộ nghốo xuống cũn 15% vào năm 2010, Thủ tướng Chớnh phủ đó thụng qua khoản đầu tư từ 60.000 đến 62.000 tỷ đồng Chương trỡnh mục tiờu quốc gia xoỏ đúi giảm nghốo giai đoạn 2006-2010. Trước mắt, năm 2007, cỏc bộ, ngành nghiờn cứu chủ động ỏp dụng cỏc hỡnh thức hỗ trợ cần thiết phự hợp với quy định trong WTO đối với người nghốo, vựng nghốo, đối với những bộ phận xó hội ớt được hưởng lợi hoặc bị thiệt thũi trong quỏ trỡnh hội nhập, đặc biệt quan tõm tới nụng nghiệp, nụng thụn và nụng dõn. Để thu hẹp khoảng cỏch giàu nghốo, cỏc nhà hoạch định chớnh sỏch cho rằng: cần ưu tiờn củng cố hệ thống an sinh xó hội theo hướng mở rộng diện bao phủ phổ cập đến mọi người dõn, để nhiều hộ nghốo cú mức thu nhập, chi cho tiờu dựng ở ngay sỏt trờn chuẩn nghốo được bảo vệ trước tỏc động của cỏc cỳ sốc trong bối cảnh hội nhập. Giảm sự chờnh lệch giàu nghốo giữa cỏc vựng, đặc biệt ở khu vực nụng thụn , miền nỳi, vựng sõu, vựng xa, hải đảo cần thỳc đẩy việc đa dạng hoỏ thu nhập trong nụng nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm bớt việc làm nụng nghiệp và tăng việc làm phi nụng nghiệp ở những vựng này. Tuy nhiờn, Việt Nam cũng sẽ gặp phải một thỏch thức là sự xuất hiện của nhúm nghốo mới do đất nụng nghiệp bị thu hồi để chuyển đổi sang mục đớch sử dụng khỏc. Vỡ thế, tỏc động xó hội của quỏ trỡnh đụ thị hoỏ phải được đỏnh giỏ cẩn thận và cõn nhắc đầy đủ trong quy hoạch đụ thị, để cú thể thiết kế kốm theo những giải phỏp phự hợp.
c. Phân phối thông qua phúc lọi tập thể và phúc lợi xã hôi.
- Đây là hình thức phân phối rất cần thiết trong thời kỳ quá độ vì nó khắc phục hạn chế, đồng thời bổ sung các hình thức phân phối nói trên.
- Tác dụng:
+ Góp phần nâng cao mức sống cho người dân đặc biệt là những người có thu nhập thấp, rút ngắn chênh lệch giữa các thành viên trong xã hội, góp phần thực hiên tiến bộ và công bằng xã hội.
+ Phát huy tính tích cực của người lao động.
+ Góp phần phát triển toàn diện con người.
+ Giáo dục ý thức cộng đồng.
Sử dụng quỹ phúc lợi xã hội và phúc lợi tập thể phải lưu ý:
+ Quỹ phúc lợi tập thể và xã hội không thể mở rộng quá khả năng của tập thể và của nền kinh tế cho phép, nếu không nó sẽ tác động tiêu cực tới tinh thần, thái độ của người lao động, ảnh hưởng đến năng suất lao động.
+ Việc sử dụng các quỹ tập thể và xã hội phải thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, phô trương hình thức.
+ Trong việc hình thành quỹ phúc lợi tập thể và xã hội, Nhà nước phải giữ vai trò nòng cốt, nhưng cũng cần động viên các cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội cùng tham gia.
Các hình thức thu nhập
a. Tiền lương-tiền công
- Tiền lương là phần thu nhập quốc dân dùng để phân phối cho người lao động dưới hình thức tiền tệ, căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của từng người.
- Tiền lương có thể được tính theo thời gian hoặc theo sản phẩm. Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Do vậy, chính sách tiền lương phải đảm bảo cho người lao động nhận được phần thu nhập phù hợp với sự đóng góp của họ không chỉ trên danh nghĩa (bằng số lượng tiền nhất định – tiền lương danh nghĩa) mà cả trên thực tế (tiền lương thực tế).
b. Lợi nhuận, lợi tức và lợi tức cổ phần.
Các khoản thu nhập này được hình thành từ hình thức phân phối theo tài sản, vốn. Tương ứng với các loại vốn, có các hình thức thu nhập sau:
Đối với vốn tự có của chủ doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp được hưởng thu nhập dưới hình thức lợi nhuận.
Đối với vốn cổ phần: thu nhập của cổ đông dưới hình thức lợi tức cổ phần.
Đối với vốn cho vay, thu nhập từ nguồn này gọi là lợi tức.
c. Thu nhập từ các quỹ tiêu dùng công cộng.
- Quỹ phúc lợi xã hội hình thành nên thu nhập của một bộ phận dân cư dưới hình thức: tiền trợ cấp cho người già, người mất sức lao động, xóa đói giảm nghèo
- Từ các quỹ phúc lợi xã hội, các thành viên trong xã hội được hưởng các dịch vụ công cộng về văn hóa, y tế, giáo dục không phải trả tiền hoặc chỉ trả một phần.
- Trong các quỹ phúc lợi tập thể và các thnahf viên của tập thể đó được hưởng phúc lợi tập thể.
d. Các hình thức thu nhập khác.
Thu nhập của người lao động thuộc về kinh tế cá thể; thu nhập từ kinh tế gia đình; thu nhập từ việc cho thuê đất, thuê nhà
III. Giải pháp thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập.
Trong thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì vẫn còn tồn tại bất bình đẳng về phân phối thu nhập. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải tạo ra những tiền đề, những biện pháp để từng bước thu hẹp và xóa bỏ sự bất bình đẩng đó, tiến tới một xã hội: “ không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phảI lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, ai không làm không hưởng”.
Để đạt được mục tiêu này, từ thực tiễn nước ta, cần phải thực hiện:
Thứ nhất, Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất vì phương thức phân phối về căn bản là phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được phân phối.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền công, tiền lương, chống chủ nghĩa bình quân và thu nhập bất hợp lý, bất chính.
Để từng bước thực hiện phân phân phối công bằng hợp lý, cần có chính sách phân phối đảm bảo thu nhập của những người lao động có thể tái sản xuất sức lao động. Gắn chặt tiền công, tiền lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả sẽ đảm bảo quan hệ hợp lý về thu nhập cá nhân giữa các ngành nghề. Nghiêm trị ngững kẻ có thu nhập bất chính, cần phảI tiền tệ hóa tiền lương và thu nhập, xóa bỏ những đặc quyền, đặc lợi trong phân phối.
Thứ ba, điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế mức chênh lệch quá đáng về mức thu nhập.
Nước ta phần lớn người dân làm trong nông nghiệp nên thu nhập của họ còn khá thấp, cần phải có chính sách đồng bộ nhằm giải sự mất cân đối giữa những hộ giàu và hộ nghèo. Hiện nay mức chênh lệch giữa giàu và nghèo là 12,5 lần, đó là con số khá lớn, phần trăm số người giàu trong xã hội chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng chi tiêu của họ lại lớn gấp nhiều lần hộ nghèo. Để giải quyết bài toán nan giải này, Đảng và Nhà nước ta phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đâị hóa trong nông nghiệp nông thôn, cần đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu và phải có đội ngũ đông đảo các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này nhằm tạo ra nhiều giống cây cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi với mọi loại thời tiết.
Thứ tư, khuyến khích làm giầu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo.
Mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Dân có giàu thì nước mới có thể mạnh, nước mạnh mới có khả năng thực hiện công bằng xã hội và có cuộc sống văn minh. Nhà nước không những khuyến khích nhân dân làm giàu mà còn tạo điều kiện giúp đỡ bằng mọi cách. Giảm đói nghèo là ưu tiên tiên hàng đầu của chính phủ ta, sau hai thập kỷ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa, số hộ nghèo đã giảm khá đáng kể từ chỗ 70% dân số xuống còn 20% dân số. Các nước trên thế giới thừa nhận Việt Nam là quốc gia đi đầu trong phong trào xóa đói, giảm nghèo.
Thứ năm, đẩy mạng phát triển sản xuất, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, giảm tới mức tối đa tỷ lệ thất nghiệp, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, ổn định đời sống xã hội.
Thứ sáu, thành lập nhiều trường đào tạo lao động có trình độ lao động cao, khuyến khích người dân tăng gia sản xuất.
III. KẾT LUẬN.
Ngày nay Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo con đường mà Đảng và nhà nước đã lựa chọn là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó lấy kinh tế nhà nước làm trung tâm cho mục tiêu phát triển. Chính vì tồn tại nhiều thành phần kinh tế nên lợi ích kinh tế của từng thành phần là không giống nhau. Nhưng bản thân mỗi thành phần kinh tế lại luôn muốn lợi ích cao nhất cho mình. Chính vì lễ đó bài nghiên cứu sẽ như một kim chỉ nam giúp cho những nhà hoạch định kinh tế của đất nước nói chung và các nhà doanh nghiệp nói riêng có thể tự tìm cho mình một hướng đi đúng đắn và phù hợp.
Bài nghiên cứu cũng nhấn mạnh cho người đọc hiểu được rằng: vấn đề cơ bản để đáp ứng được lợi ích kinh tế là cao nhất đó chính là khi mục đích, lý tưởng và hành động của các chủ thể kinh tế phải nhất trí với nhau. Muốn vậy thì vấn đề trước mắt đặt ra cho các doanh nghiệp là phải đáp ứng được công bằng mong muốn của các chủ thể. Đó chính là phải quan tâm tới việc phân phối thu nhập phù hợp cho các đối tượng lao động khác nhau. Sao cho họ cảm thấy thoả đáng nhờ đó thúc đẩy được mong muốn và lòng say mê lao động, góp phần đạt lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế của đất nước nói chung.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta hiện nay tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Mạc dù quan hệ phân phối có sự đan xen giữa tính chất phân phối của các thành phần kinh tế nhưng trong đó tính chất phân phối của các thành phần kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. Do nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nên tất yếu tồn tại nhiều quan hệ phân phối thu nhập. Ví như trong các doanh nghiệp nhà nước vốn và tài sản đều là của chung do vậy không thể lấy vốn và tài sản làm thước đo mà buộc phải lấy số lượng và chất lượng lao động làm cơ sở phân phối. Do đó hình thức phân phối thu nhập theo lao động. Cùng tồn tại tương ứng với quan hệ sở hữu tập thể, sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất thì. Với đặc trưng của nền kinh tế nhiều thanh phần thì hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất cũng kéo theo hình thức phân phối thu nhập khác nữa cho Việt Nam. Đó là phân phối theo vốn, tài sản và các nguồn lực khác. Đặc biệt là trong giai đoạn ngày nay khi bước đầu hình thành các công ty cổ phần tại nước ta thì hình thức nay càng thể hiện rõ nét thông qua lợi tức cổ phần mà các cổ đông nhận được tương ứng từ số vốn mà các cá nhân trong hội đồng quản trị bỏ ra đẻ mua cổ phiếu. Không chỉ dừng lại ở việc góp chung vồn kinh doanh mà từng bước đã hình thành rất nhiều các loại góp vốn khác nhau như góp tư liệu sản xuất, đầu tư yếu tố sản xuất, máy móc, nhà xưởng và các nguồn lực khác. Cùng với các hình thức phân phối thu nhập như đã nêu thì ở Việt Nam ta còn tồn tại phân phối thông qua phúc lợi tập thể và xã hội. Mỗi hình thức phân phối lại tỏ ra có một ưu thế nhất định, một khả năng riêng. Nhưng tất cả đếu hướng tới mục đích công bằng xã hội, dân chủ văn minh. Vì thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức sinh viên năm đầu còn hạn chế. Nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp ý và nhận xét từ phía các thầy các cô cũng như các bạn sinh viên để bài viết có thể hoàn chỉnh và có khả năng thực tiễn cao. Xin chân thành cảm ơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ktct-28.doc