Các trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các sốdư
tài khoản đang được kiểm toán. Trên cơsởkết quảcủa việc thực hiện các trắc nghiệm
phân tích đó, kiểm toán viên sẽquyết định mởrộng hay thu hẹp các trắc nghiệm trực
tiếp sốdư. Trong giai đoạn thực hiện kếhoạch kiểm toán, qui trình phân tích còn bao
hàm những thủtục phân tích chi tiết đối với sốdưcác tài khoản và được thực hiện qua
các bước sau:
Xác định sốdưtài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra.
Tính toán giá trị ước tính của tài khoản cần được kiểm tra.
Xác định giá trịchênh lệch có thểchấp nhận được.
Kiểm tra sốchênh lệch trọng yếu.
Đánh giá kết quảkiểm tra.
38 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Trình tự tổ chức công tác kiểm toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ro trên, xảy ra do các nhân tố :
- Kiểm toán viên thực hiện các bước kiểm toán không thích hợp do kế hoạch kiểm
toán chi tiết không được chú trọng hoặc do không áp dụng quy trình hợp lý cho từng
phần hành.
- Kiểm toán viên có phát hiện được các bằng chứng nhưng không nhận thức được các
sai sót cũng như ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài chính.
- Hoàn toàn không phát hiện được sự sai sót do có sự thông đồng.
2.2.8 Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro
kiểm soát.
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát là
một phần việc hết sức quan trọng mà kiểm toán viên phải thực hiện trong một cuộc
kiểm toán, vấn đề này được quy định trong nhóm chuẩn mực đối với công việc tại chỗ ở
điều thứ 2 trong 10 Chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi( GASS): “Kiểm toán
viên phải có một sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm
toán và để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các cuộc khảo sát phải thực
hiện” . Và điều này cũng được quy định trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400,
Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ: “ Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống
kế toán và kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng
cách tiếp cận kiểm toán có hiệu quả”.
Trong các bước tiếp theo của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, dựa vào các yếu tố xác
định trong kế hoạch kiểm toán tổng quát, kiểm toán viên sẽ thiết kế các thủ tục kiểm
toán chi tiết và soạn thảo chương trình kiểm toán.
2.2.9 Thiết kế chương trình kiểm toán
2.2.9.1 Chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực
hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như
14
Đề ánkiểm toán tài chính khổng minh
dũng-Kiểm toán42a
dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của
chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với từng khoản mục
hay bộ phận được kiểm toán.
Chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp sẽ đem lại nhiều lợi ích:
Sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực, đảm bảo sự phối hợp giữa
các kiểm toán viên cũng như hướng dẫn chi tiết cho các kiểm toán viên trong quá
trình kiểm toán.
Đây là phương tiện để chủ nhiệm kiểm toán (người phụ trách kiểm toán) quản lý,
giám sát cuộc kiểm toán thông qua việc xác định các bước công việc được thực hiện.
Bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán đã thực hiện. Thông thường sau
khi hoàn thành một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên ký tên hoặc ký tắt lên chương
trình kiểm toán liền với thủ tục kiểm toán vừa hoàn thành.
2.2.9.2 Qui trình thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành 3 phần:
trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp các số dư. Mỗi
phần được chia nhỏ thành các chu kỳ nghiệp vụ và các khoản mục trên Báo các tài
chính.
2.2.9.3 Thiết kế các trắc nghiệm công việc:
- Các thủ tục kiểm toán: Việc thiết kế các thủ tục kiểm toán của trắc nghiệm công việc
thường tuân theo phương pháp luận với 4 bước sau:
Cụ thể hoá các mục tiêu kiểm soát nội bộ cho các khoản mục đang được khảo sát.
Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù mà có tác dụng làm giảm rủi ro kiểm soát
của từng mục tiêu kiểm soát nội bộ.
Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc thù nói trên.
Thiết kế các trắc nghiệm công việc theo từng mục tiêu kiểm soát nội bộ có xét đến
nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ và kết quả ước tính của thử nghiệm kiểm
soát.
- Quy mô mẫu chọn: Trong trắc nghiệm công việc, để xác minh quy mô mẫu chọn
người ta thường dùng phương pháp chọn mẫu thuộc tính được sử dụng để ước tính
tỷ lệ của phần tử trong một tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc thuộc tính được
quan tâm.
15
Đề ánkiểm toán tài chính khổng minh
dũng-Kiểm toán42a
- Khoản mục được chọn: sau khi xác định quy mô mẫu chọn, kiểm toán viên phải xác
định các phần tử cá biệt mang tính đại diện cao cho tổng thể.
- Thời gian thực hiện: các trắc nghiệm công việc thường được tiến hành vào thời điểm
giữa năm( nếu hợp đồng kiểm toán dài hạn) hoặc vào thời điểm kết thúc năm.
2.2.10 Thiết kế các trắc nghiệm phân tích
Các trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các số dư
tài khoản đang được kiểm toán. Trên cơ sở kết quả của việc thực hiện các trắc nghiệm
phân tích đó, kiểm toán viên sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp các trắc nghiệm trực
tiếp số dư. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, qui trình phân tích còn bao
hàm những thủ tục phân tích chi tiết đối với số dư các tài khoản và được thực hiện qua
các bước sau:
Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra.
Tính toán giá trị ước tính của tài khoản cần được kiểm tra.
Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được.
Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu.
Đánh giá kết quả kiểm tra.
2.2.11 Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư
Sơ đồ 3: Phương pháp luận thiết kế các khảo sát chi tiết số dư
Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro đối với khoản mục kiểm toán
Đánh giá rủi ro kiểm soát với chu kỳ kiểm toán được thực
Thiết kế và dự đoán kết quả các trắc nghiệm công việc
và trắc nghiệm phân tích
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư của khoản mục được
xét để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù: Các thủ tục
kiểm toán quy mô mẫu chọn khoản mục được chọn
16
Đề ánkiểm toán tài chính khổng minh
dũng-Kiểm toán42a
Chương trình kiểm toán được thiết kế ngay trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán
và có thể cần phải sửa đổi do hoàn cảnh thay đổi. Việc thay đổi chương trình kiểm toán
ban đầu không phải là điều bất thường vì việc dự kiến trước tất cả các tình huống xảy ra
là rất khó khăn. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300, lập kế hoạch kiểm
toán, kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán sẽ được sửa đổi, bổ xung nếu cần
trong quá trình kiểm toán nếu có những thay đổi về tình huống hoặc do những kết quả
ngoài dự đoán của các thủ tục kiểm toán. Nguyên nhân dẫn đến việc phải có những sửa
đổi đáng kể trong kế hoạch kiểm toán hoặc chương trình kiểm toán cần phải được ghi rõ
trong hồ sơ kiểm toán.
Trong thực tế, chương trình kiểm toán có thể được soạn thảo trong giai đoạn thực
hiện kiểm toán hoặc không cần soạn thảo mà sử dụng chương trình kiểm toán mẫu của
công ty kiểm toán phù hợp với điều kiện thực tế.
2.3. Thực hiện kế hoạch kiểm toán
2.3.1 Khái quát quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm
toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là
quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán
nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của Báo cáo tài
chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Như vậy, thực hiện kế
hoạch kiểm không chỉ là quá trình triển khai một cách máy móc kế hoạch đã vạch ra,
cũng không phải là quá trình thu thập một cách thụ động các bằng chứng kiểm toán theo
định hướng trong kế hoạch kiểm toán hoặc tràn lan theo diễn biến của thực tiễn. Trái
lại, đó là một quá trình chủ động thực hiện các kế hoạch và chương trình kiểm toán kết
hợp với khả năng của kiểm toán viên để có được những kết luận xác đáng về mức độ
trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính. Hơn nữa, để có được những kết luận cùng
những bằng chứng này, quá trình xác minh không chỉ dừng ở những thông tin trên Báo
cáo tài chính mà quan trọng hơn là cả những thông tin cơ sở đã được tổng hợp vào Báo
cáo này thông qua “công nghệ kiểm toán” với những thủ tục kiểm toán cụ thể.
Sơ đồ 4: Sự kết hợp các trắc nghiệm trong thủ tục kiểm tra chi tiết
17
Thủ tục kiểm
tra chi tiết
Trắc nghiệm độ
vững chãi trong
ắc nghiệm công
Trắc nghiệm
trực tiếp số dư
tr
Đề ánkiểm toán tài chính khổng minh
dũng-Kiểm toán42a
Để hiểu rõ quá trình thực hiện các trắc nghiệm này chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu
việc thực hiện các thủ tục kiểm toán và vận dụng chúng trong các loại nghiệp vụ.
2.3.2 Thực hiện thủ tục kiểm soát
Thủ tục kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ với
đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có hệ thống kiếm soát nội bộ hoạt động có hiệu
lực. Khi đó, thủ tục kiểm soát được triển khai nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán
về thiết kế và về hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Chuẩn mực Kiểm toán Việt
Nam số 500 quy định: “Thử nghiệm kiểm soát( kiểm tra hệ thống kiểm soát) là việc
kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu
hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ”.
Cụ thể, các bằng chứng kiểm toán phải minh chứng được:
- Thiết kế các hoạt động kiểm soát cụ thể của khách thể kiểm toán thích hợp để ngăn
ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai phạm trọng yếu.
- Hoạt động kiểm soát đã được triển khai theo đúng yêu cầu của thiết kế trong thực tế.
Bằng chứng về sự vận hành hữu hiệu này liên quan đến cách thức áp dụng các hoạt
động kiểm soát về tính nhất quán trong quá trình áp dụng và đối tượng áp dụng
những hoạt động đó.
Các cách thức hay phương pháp cụ thể được áp dụng trong kiểm tra hệ thống kiểm soát
nội bộ bao gồm:
- Điều tra: bao gồm quan sát thực địa và xác minh thực tế kể cả chữ ký trên các chứng
từ hoặc báo cáo kế toán.
- Phỏng vấn: là cách thức đưa ra những câu hỏi và thu thập những câu trả lời của các
nhân viên của khách thể kiểm toán để hiểu rõ về những nhân viên này và xác nhận
họ đã thực hiện các hoạt động kiểm soát.
- Thực hiện lại:được hiểu đơn giản là phép lặp lại hoạt động của một nhân viên đã làm
để xác nhận mức độ thực hiện trách nhiệm của họ với công việc được giao.
- Kiểm tra từ đầu đến cuối: là sự kết hợp giữa kỹ thuật phỏng vấn, điều tra và quan sát
theo trật tự diễn biến qua từng chi tiết của nghiệp vụ cụ thể đã được ghi lại trong sổ
cái.
18
Đề ánkiểm toán tài chính khổng minh
dũng-Kiểm toán42a
- Kiểm tra ngược lại: theo thời gian là biện pháp kiểm tra một nghiệp vụ từ sổ cái
ngược lại đến thời điểm phát sinh nghiệp vụ đó.
Sau khi thực hiện các biên pháp kỹ thuật chủ yếu, cần lưu hồ sơ và xem xét ảnh
hưởng của những phát hiện qua kiểm tra đến lựa chọn các phép thử với mỗi hoạt động
kiểm tra, cần lưu trữ vào hồ sơ các tài liệu chủ yếu như: tính chất, thời gian và phạm vi
của các biện pháp kiểm soát nội bộ và những phát hiện của kiểm toán viên. Nếu phát
hiện qua kiểm tra trùng với đánh giá ban đầu trong kế hoạch kiểm toán thì các thủ tục
kiểm toán cơ bản được giữ nguyên theo kế hoạch. Trong trường hợp ngược lại cần thực
hiện theo các phương án khác. Chẳng hạn, có thể tiếp tục thảo luận với khách hàng để
xác định các hoạt động tương ứng để có thể cung cấp cùng một bảo đảm hoặc có thể áp
dụng các thủ tục kiểm toán chi tiết số liệu để thu nhận bằng chứng cho bảo đảm trên.
Sau kiểm tra bổ xung trên, nếu bảo đảm này không có cơ sở thì cần thay đổi lại đánh giá
hệ thống kiểm soát nội bộ trong kế hoạch và mở rộng phạm vi của các thử nghiệm cơ
bản kể cả thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết.
2.3.3 Thực hiện thủ tục phân tích
Các giai đoạn chủ yếu thực hiện thủ tục phân tích:
- Phát triển một mô hình: kết hợp với các biến tài chính và hoạt động. Khi phát triển
một mô hình, chúng ta xác định các biến tài chính hoặc hoạt động và mối quan hệ
giữa chúng. chẳng hạn, chi phí về tiền lương có thể là sản phẩm của các biến số như:
số lượng nhân viên và mức tiền lương bình quân hoặc số lượng sản phẩm và đơn giá
tiền lương hoặc tỷ lệ tiền lương và tổng chi phí hay doanh thu…Khi kết hợp được
những biến độc lập có liên quan, mô hình sẽ cho ta nhiều thông tin hơn và vì vậy dự
đoán sẽ chính xác hơn. Ngược lại, nếu mô hình và dự đoán đơn giản hoá quá nhiều
cũng đồng nghĩa với đơn giản hoá các phép so sánh và mức hạn của bằng chứng
kiểm toán. Để có thể tăng tính chính xác cho các dự đoán bằng cách phát triển mô
hình theo hướng chi tiết hoá dữ liệu, thậm chí chi tiết hoá thành nhiều mô hình nhỏ
hơn.
- Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ: tính độc lập và
tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ sử dụng trong mô hình có ảnh hưởng trực
tiếp đến tính chính xác của dự đoán và tới bằng chứng kiểm toán thu được từ thủ tục
phân tích.
19
Đề ánkiểm toán tài chính khổng minh
dũng-Kiểm toán42a
- Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ: dựa theo mô hình và trên cơ sở dữ liệu
độc lập và tin cậy có thể so sánh ước tính này với giá trị ghi sổ. Phép so sánh này
cần chú ý tới những xu hướng sau:
Tính thường xuyên của việc đánh giá mối quan hệ đang được nghiên cứu.
Tính biến động tất yếu và biến động bất thường.
- Phân tích nguyên nhân chênh lệch: chênh lệch phát sinh có thể do số dư tài khoản
hay loại nghiệp vụ được kiểm toán chứa đựng sai sót nhưng có thể chênh lệch được
hình thành từ chính ước tính trong phân tích.
- Xem xét những phát hiện qua kiểm toán: bằng chứng kiểm toán thu nhận được từ
thủ tục phân tích cần được đánh giá do phát hiện qua kiểm toán không chỉ bao gồm
những sai sót trong tài khoản mà cả những quan sát hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ
thống thông tin và những vấn đề khác.
2.3.4 Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắc nghiệm tin cậy
thuộc trắc nghiêm công việc và trắc nghiệm trực tiếp số dư để kiểm toán từng khoản
mục hoặc nghiệp vụ tạo nên số dư trên khoản mục hay loại nghiệp vụ. Quá trình kiểm
tra chi tiết bao gồm 4 bước cơ bản:
2.3.5 Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết: bước này bao gồm những công việc chủ yếu
như:
- Xác định mục tiêu của các biện pháp kỹ thuật: mục tiêu này có thể:
Thu thập bằng chứng kiểm toán về sai phạm trọng yếu trong các cơ sở dẫn liệu
thuộc các mục tiêu kiểm toán.
Ước tính giá trị chênh lệch kiểm toán đối với những cơ sở dẫn liệu của Báo cáo tài
chính đang chứa đựng khả năng có sai phạm trọng yếu.
- Lựa chọn các khoản mục trong tổng thể: bao gồm cả xác định số lượng các khoản
mục và chọn mẫu khoản mục để kiểm toán. Xác định mẫu chọn cụ thể phải căn cứ
vào tình hình thực tế của khách thể kiểm toán và kinh nghiệm của kiểm toán viên.
Với loại hình nghiệp vụ, xác định mẫu chọn cần chú ý tới thời điểm chọn mẫu để
bảo đảm tính đại diện của mẫu chọn.
2.3.6 Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết
Có thể áp dụng các biện pháp kiểm tra chi tiết với từng khoản mục trong tổng số hoặc
với nhóm các khoản mục. Nếu áp dụng các biện pháp kiểm tra chi tiết không phải với
20
Đề ánkiểm toán tài chính khổng minh
dũng-Kiểm toán42a
tất cả các khoản mục trong một tài khoản thì phải chấp nhận mức độ không chắc chắn
của bằng chứng kiểm toán thu được. Điều này có thể chấp nhận được vì những lý do
sau:
- Trong kiểm toán cần thu nhận những bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục chứ
không phải là bằng chứng kiểm toán có tính kết luận.
- Có thể kết hợp bằng chứng kiểm toán từ nhiều nguồn.
- Chi phí kiểm tra tất cả các khoản mục là không kinh tế.
Khi không lựa chọn tất cả các khoản mục từ một tài khoản thì chúng ta có thể lựa chọn
một số khoản mục dựa trên cơ sở chọn điển hình những khoản mục chính chính hoặc
chọn mẫu đại diện hoặc kết hợp cả hai phương pháp.
2.3.7 Lựa chọn khoản mục chính
Các khoản mục chính là những khoản mục mà dựa trên đánh giá, kinh nghiệm và sự
hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng, kiểm toán viên thấy chúng là khoản
mục không phát sinh thông thường, không dự đoán trước được hay dễ có sai phạm. Để
lựa chọn được những khoản mục chính cần đọc những chứng từ tài liệu.
Bảng số1: cơ sở và thủ tục lựa chọn các khoản mục chính
Cơ sở lựa chọn khoản mục Ví dụ về thủ tục tương ứng áp dụng
Thiếu số thứ trong dãy số liên tục Đọc danh mục hoá đơn bán hàng để tìm
ra những số thứ tự bị khuyết
Trùng lắp số thứ tự trong dãy số liên tục Đọc hồ sơ nhân viên để tìm ra những hồ
sơ có 2 bản của cùng một nhân viên
trong một thời kỳ nào đó
Giá trị lớn (hoặc bé ) hơn một giá trị cụ
thể
Đọc lướt danh mục hàng tồn kho để phát
hiện những dòng có giá trị âm
v.v… v.v…
2.3.8 Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã
chọn
Trên cơ sở các khoản mục đã chọn, cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật để kiểm tra
chi tiết. Có thể áp dụng các kỹ thuật kiểm toán thích hợp đối với mỗi khoản mục lựa
chọn để tiến hành kiểm tra chi tiết nhằm xác định khả năng tồn tại những chênh lệch
đến mức đòi hỏi điều tra và theo dõi. Trong các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết xác
nhận và kiểm tra thực tế là những kỹ thuật thường được áp dụng rộng rãi trong kiểm
toán báo cáo tài chính và cần được thực hiện trên cơ sở xác định.
21
Đề ánkiểm toán tài chính khổng minh
dũng-Kiểm toán42a
Xác nhận:xác nhận số dư và những nghiệp vụ bằng một nguồn bên ngoài thường cung
cấp bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục. Xác nhận thường là một thủ tục kiểm
toán có hiệu quả vì thủ tục này có thể xác nhận được thời điểm bắt đầu của nghiệp vụ và
những hoạt động xử lý nghiệp vụ đó. Về loại xác nhận, tuỳ theo loại câu hỏi và câu trả
lời tương ứng, có thể áp dụng các loại xác nhận khác nhau: xác nhận mở, xác nhận
đóng, xác nhận chủ động, những thủ tục kiểm toán thay thế, và xác nhận thụ động.
Kiểm tra thực tế: kiểm tra thực tế được ứng dụng rộng rãi trong kiểm toán tài sản nói
chung và đặc biệt trong kiểm toán hàng tồn kho.
2.3.9 Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết
Cần đánh giá những bằng chứng kiểm toán đã thu thập được từ quá trình kiểm tra chi
tiết. Những phát hiện bao gồm các sai sót không chỉ về tài khoản mà còn về chức năng
hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống thông tin và có thể về tính khách
quan của ban giám đốc, và năng lực của đội ngũ nhân viên. Nếu sau kiểm tra xác đinh
có chênh lệch kiểm toán thì phải điều tra về tính chất và nguyên nhân, cân nhắc tính
trọng yếu của chênh lệch kiểm toán này trong cơ sở dẫn liệu Báo cáo tài chính về một
mục tiêu kiểm toán. Cũng cân nhắc ảnh hưởng của chênh lệch này đối với tình hình
kinh doanh của khách hàng.
2.3.10 xử lý chênh lệch kiểm toán
Xử lý chênh lệch kiểm toán tuỳ thuộc vào loại chênh lệch kiểm toán, nguyên nhân
của những chênh lệch và cả những thủ tục tiến hành khi phát hiện trong quá trình kiểm
toán cho thấy có sai sót.
Các loại chênh lệch kiểm toán: cần được phân loại theo kỳ quyết toán chênh lệch của
năm trước và chênh lệch của năm nay.
Điều tra tính chất và nguyên nhân của những chênh lệch kiểm toán cần được thực
hiện với một mức độ hoài nghi nghề nghiệp thích hợp. Theo đó, chênh lệch kiểm toán
trước hết được phân loại theo tính chất của vi phạm cố ý hoặc sai sót vô tình.
Những thủ tục tiến hành khi phát hiện dấu hiệu vi phạm tuỳ thuộc vào mức độ ảnh
hưởng tiềm tàng của nó tới báo cáo tài chính.
Báo cáo về những chênh lệch kiểm toán: cần được thực hiện ngay lập tức cho Ban
giám đốc và tuỳ thuộc vào hoàn cảnh có thể thông tin cho Hội đồng quản trị trong
những trường hợp sau đây:
- Phát hiện ra sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính.
- Phát hiện ra một điểm yếu quan trọng hoặc một khía cạnh cần phải báo cáo về hệ
thống kiểm soát nội bộ.
22
Đề ánkiểm toán tài chính khổng minh
dũng-Kiểm toán42a
- Phát hiện ra sai phạm cố ý.
- Tin rằng có tồn tại sai phạm thậm chí có ảnh hưởng không trọng yếu đối với Báo
cáo tài chính.
Với những chênh lệch kiểm toán không được sửa đổi cần lập một tóm tắt tính trọng
yếu của những chênh lệch này và xét khả năng ảnh hưởng của chúng đến Báo cáo tài
chính.
2.4 Kết thúc kế hoạch kiểm toán
2.4.1 Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến:
Trong thực tế, có những sự kiện phát sinh trong năm có thể dẫn đến một khoản
công nợ hay thiệt hại mà cho đến thời điểm khoá sổ vẫn chưa thể xác định liệu có thể
chắc chắn xảy ra hay không, và số tiền cụ thể là bao nhiêu?
Ví dụ: Mọt khách hàng kiện đơn vị trong năm, đòi hỏi đơn vị phải bồi thường một
khoản tiền lớn. Đến cuối năm sự kiện vẫn chưa kết thúc nên chưa thể kết luận chắc chắn
rằng liệu đơn vị có phải bồi thường không và nếu có là bao nhiêu?
Những khoản công nợ hay thiệt hại đó được gọi là công nợ ngoài dự kiến hay còn
gọi là các khoản còn mập mờ. Đó là các nghĩa vụ có thể có do một sự kiện đã xảy ra tạo
nên; và việc nghĩa vụ này có thực sự có hay không, và số tiền cụ thể là bao nhiêu thì
còn tuỳ thuộc vào một số sự kiện trong tương lai. Nói cách đây là những thiệt hại có thể
chắc chắn xảy ra, hay có thể xảy ra, hay là rất khó xảy ra, sự mập mờ đó chủ yếu là do
tuỳ thuộc ở các sự kiện tương lai. Các chuẩn mực kế toán thường yêu cầu khai báo các
khoản công nợ ngoài dự kiến trọng yếu trên Báo cáo tài chính dưới dạng chú thích.
2.4.1.1 Các loại công nợ ngoài dự kiến thường có:
- Các vụ kiện chưa xét xử hoặc đang đe doạ về trách nhiệm pháp lý đối với sản
phẩm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp v.v…
- Các sự tranh chấp về thuế với cơ quan thuế.
- Các bảo lãnh công nợ của người khác v.v…
- Các cam kết thường có mối quan hệ gần gũi với công nợ ngoài dự kiến. Ví dụ
như các cam kết mua hàng với giá cố định… là những hợp đồng cam kết duy trì những
điều kiện mà bất chấp những biến động tương lai. Do đó các cam kết sẽ trở thành thiệt
hại nếu xảy ra các biến đổi không thuận lợi, chẳng hạn giá cả tăng sẽ làm cam kết bán
hàng với giá cố dịnh trở thành thiệt hại. Các cam kết có thể được khai báo riêng, hoặc
kết hợp để khai báo cùng với các công nợ ngoài dự kiến trên Báo cáo tài chính.
2.4.1.2 Một số thủ tục kiểm toán để phát hiện các khoản công nợ ngoài dự kiến của
đơn vị:
23
Đề ánkiểm toán tài chính khổng minh
dũng-Kiểm toán42a
Các thủ tục kiểm toán thích hợp cho việc khảo sát các khoản nợ ngoài không được
xác dịnh rõ ràng như các thủ tục trong các lĩnh vực kiểm toán khác vì mục tiêu chủ yếu
ở giai đoạn đầu của các khảo sát là xác định sự hiện diện của các khoản nợ ngoài dự
kiến, và khi kiểm toán viên nhận thấy có các khoản nợ ngoài ý muốn tồn tại thì việc
đánh giá tính trọng yếu của chúng và sự công khai quy định có thể được giải quyết một
cách thoả đáng. Sau đây là một số thủ tục thường được sử dụng để tìm các khoản nợ
ngoài dự kiến:
- Trao đổi với người quản lý đơn vị về khả năng có thể có các khoản công nợ
ngoài dự kiến chưa được khai báo. Kiểm toán viên cần trình bày rõ cho người quản lý
biết về các khoản công nợ ngoài dự kiến nào cần phải khai báo trên Báo cáo tài chính.
Thủ tục phỏng vấn này chỉ hữu ích nếu người quản lý đơn vị không có chủ định giấu
các khoản công nợ này. Cuối cùng, kiểm toán viên sẽ yêu cầu người quản lý đơn vị
cung cấp một thư giải trình xác định đã khai báo đầy đủ các khoản công nợ ngoài dự
kiến mà đơn vị đã biết.
- Gửi thư yêu cầu luật sư, hay tư vấn pháp lý của đơn vị cung cấp thư xác nhận,
trong đó:
+ Mô tả nội dung các vụ kiện hoặc bất đồng về thuế
+ Đánh giá hậu quả,
+ Đánh giá khả năng thiệt hại.
- Xem xét các biên bản họp hội đồng quản trị để biết được các hợp đồng, các vụ
kiện quan trọng v.v…
Sau cùng, kiểm toán viên cần đánh giá tầm quan trọng của các khoản công nợ
ngoài dự kiến và nội dung cần thiết khai báo trên Báo cáo tài chính. Nếu khả năng xảy
ra của các khoản công nợ này đã rõ, và sai số tiền thiệt hại có thể ước tính gần đúng, nó
cần được ghi nhận vào sổ kế toán như một khoản công nợ thực sự. Nếu khả năng xảy ra
của các khoản công nợ này là hiếm, hoặc khoản công nợ không trọng yếu, lúc đó việc
khai báo trên Báo cáo tài chính sẽ là không cần thiết. Việc đánh giá của kiểm toán viên
phải được tiến hành một cách độc lập chứ không phải dựa vào ý kiến của đơn vị.
2.4.1.3 Xem xét sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán:
Phần lớn công việc quan trọng của một cuộc kiểm toán được tiến hành sau ngày
kết thúc niên độ. Riêng từ ngày kết thúc niên độ cho đến hoàn thành Báo cáo kiểm toán,
có thể xảy ra những sự kiện có ảnh hưởng đến việc đánh giá hoặc khai báo trên Báo cáo
tài chính. Do đó, kiểm toán viên còn có trách nhiệm xem xét các sự kiện xảy ra trong
thời gian này, tức là những sự kiện hay nghiệp vụ xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán cho
đến trước ngày hoàn thành kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán.
Công việc xem xét sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán thường được kiểm toán
viên tiến hành vào cuối cuộc kiểm tra.
24
Đề ánkiểm toán tài chính khổng minh
dũng-Kiểm toán42a
Có hai loại sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán cần được quan tâm bởi những
là quản lý đơn vị và kiểm toán viên là: các sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo
tài chính và đòi hỏi phải điều chỉnh lại Báo cáo tài chính; và các sự kiện không ảnh
hưởng đến Báo cáo tài chính nhưng cần phải khai báo trên Báo cáo tài chính.
2.4.1.4.Các sự kiện có ảnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trình tự tổ chức công tác kiểm toán.pdf