MỤC LỤC
Lời mở đầu. 1
Chương I. Sự cần thiết phải thực thi chiến lược hướng về xuất khẩu. 2
I - Nội dung của chiến lược thay thế nhập khẩu . 3
II. Hạn chế của chiến lược thay thế nhập khẩu . 4
III. Tính tất yếu khách quan thực thi chiến lược hướng vào xuất khẩu. 6
IV. Tác động của quá trình hội nhập hình tế quốc tế đến hoạt động ngoại thương của Việt nam 7
V- Ảnh hưởng của các chính sách trong kinh tế đối ngoại tới hoạt động xuất khẩu của nước ta. 8
VI. Các chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu . 15
1. Chính sách thuế ưu đãi đối với hàng xuất khẩu . 15
2. Chính sách tỷ giá hối đoái. 16
3. Chính sách đầu tư đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và tham gia hoạt động xuất khẩu . 17
4. Chính sách, chiến lược xúc tiến xuất khẩu . 19
Chương III : Phương hướng thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu. 22
I.Quan điểm của nhà nước về ngoại thương nói chung về hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. 22
II.Thách thức đối với hoạt động ngoại thương Việt Nam khi tham gia hội nhập. 22
III. Phương hướng thực hiện một số chính sách. 24
1. Chú trọng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, hay nói cách khác bên cạnh tốc độ tăng trưởng cần chú ý hơn chất lượng tăng trưởng. 24
2. Coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và trọng điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại. 25
3. Bảo đảm mục tiêu thâm nhập vào thị trường quốc tế theo nguyên tắc đa phương hoá. 25
4. Hướng tới sự thay đổi căn bản về đối tượng và phương thức quản lý. 25
5. Một số kiến nghị đối với hoạt động khai thác và đánh bắt thuỷ sản. 25
6. Mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo và chính sách của nhà nước cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến 2010. 26
Lời kết.28
Danh mục tài liệu tham khảo 29
38 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Trong xu thế hội nhập của thị trường hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam (doanh nghiệp của bạn) phải làm những gì để nâng cao chất lượng hàng hoá và bắt kịp thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g mới cho tăng trưởng xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc chuyển hướng các mặt hàng xuất khẩu đặc biệt là thịt chế biến vào thị trường Liên Xô (cũ) gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực cũng như sự gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc đã làm cho việc xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Hồng Kông trở nên bế tắc.
Về quy mô, xuất khẩu của nước ta còn hết sức nhỏ bé xét cả về tương đối lẫn tuyệt đối. Nếu tính bình quân đầu người ngay từ những năm 1986 và hiện lên tới 80-90 tỷ USD. Thái Lan đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ từ những năm 1987, hiện lên tới 55-60 tỷ USD. Philipin là nước kém hơn nhưng cũng đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 1992 và hiện nay xấp xỉ 25 tỷ USD. Nếu tính kim ngạch xuất khẩu/đầu người, năm 1996 Malaixia đã đạt 3700 USD, Thái Lan đạt 930 USD và Philipin đạt 285 USD trong khi đó Việt Nam mới đạt 96 USD. Năm 2000 Indolexia đạt 267 USD, Philipin 344 USD, Thái Lan 943 USD, Malaixia 3750 USD, Hàn Quốc 3961 USD, Xingapo 4167 USD, VIệt Nam 150 USD/đầu người.
Thực tế cho thấy, nguy cơ này xa hơn là hiện thực nếu như chúng ta không có giải pháp để tạo ra những chuyển biến cơ bản cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và cho xuất khẩu nói riêng. Như trên đã phân tích một trong những nguyên nhân chủ quan quan trọng gây ra hiện tượng tốc độ xuất khẩu ngày một chậm dần là do cơ cấu mặt hàng ít có sự thay đổi căn bản.
Trong thời gian qua, việc chuyển dịch cơ cấu diện ra chủ yếu nhờ tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của bốn nhóm hàng : dệt may, giầy dép, sản phẩm gỗ tinh chế và điện tử (bao gồm cả linh kiện máy tính ). Trong số này chỉ có sản phẩm gỗ tinh chế là đạt hàm lượng nội địa cao các nhóm hàng còn lại chủ yếu dựa vao phương pháp gia công hàm ưlợng nội địa tương đối thấp.
Song một điều không thể phủ nhận khi nhìn lại trong thời gia qua cơ cấu nhóm, mặt hàng xuất khẩu vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng đã qua chế biến, nhất là chế biến sâu. Nếu nh năm 1991, hàng nguyên liệu thô chiếm trên 92%thì nay chỉ còn 60% kim ngạch xuất khẩu. Hàng chế biến trong đó có hàng chế tạo năm 1991 chỉ chiếm khoảng 8% thì đến năm 2000 đã tăng lên 40%. Nhóm hàng nông lâm thuỷ-hải sản năm 91 chiếm 53% đến nay xuống còn 36,5%, nhóm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 91 chiếm 47%, năm 2000 đã lên tới 63,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nhóm hàng xuất khẩu ngày càng được mở rộng đã có 16 nhóm mặt hàng hoàn toàn mới và khoảng 20 nhóm mặt hàng lần đầu tiên thâm nhập vào một số thị trường. Nếu như năm 1991 mới có 4 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dầu thô, thuỷ-hải sản, gạo và dệt may thì đến năm 2000 đã có thêm 8 mặt hàng chủ lực mới là cà phê, cao su, điều, giầy dép, than đá, hàng điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ và rau quả. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào diễn biến của thị trường quốc tế mức đóng góp của mỗi mặt hàng chủ lực trong từng năm có khác nhau. Nếu hàng dệt may, giầy dép, thuỷ sản, cà phê, hạt điều đóng góp lớn vào việc tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của năm 97(26,6%) thì đầu năm đến nay đến lượt dầu thô, thuỷ sản, máy tính điện tử, thủ công mỹ nghệ, rau quả đóng vai trò tiên phong trong việc tăng trưởng giá trị suất khẩu. Theo Tổng cục Thống kê tỷ trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong mời tháng qua của dầu thô là 51%; thuỷ sản là 16,3%; máy tính điện tử là 7,3%.
Một điều nữa đáng ghi nhận là từ đầu năm đến nay nhóm hàng nông sản của Việt Nam (trừ gạo) luôn tỏ ra sung sức về khả năng sản xuất và có mức xuất khẩu ngày một tăng. Trong năm vừa qua, cả nước xuất khẩu 74000 tấn lạc nhân (tăng gần 47%); 214000 tấn cao su (tăng 18,3%) ; 543000 tấn cà phê (tăng 65,4%) đã vượt kế hoach cả năm 8,5%; 34000 tấn chè (tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái). Đặc biệt lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong năm qua không những vượt ngưỡng một tỷ mà còn đạt 1,16 tỷ USD tăng 49.45% so với cùng kỳ năm trước, vượt 6% so với kế hoạch năm. Kết quả xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế tác từ đầu năm đến nay vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá. Kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may trong mười tháng qua đạt trên 1.516 tỷ USD ( tăng 4.4% so với cùng kỳ năm trước), giầy dép đạt 1.163 tỷ USD tăng 5.2%, hàng thủ công mỹ nghệ đạt gần 200 triệu USD tăng gần 49% và vượt kế hoạch năm 10.6%, điện tử đạt 132 triệu USD tăng 9%, máy vi tính đạt 518 triệu USD tăng 38.6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Lê Đức Gia-Phó vụ Trưởng Vụ tổ chức Bộ thương mại ba nhóm hàng nêu trên có tầm quan trọng như ba chân kiềng của hoạt động xuất khẩu nớc ta. Ông nhận định : “hàng năm do nhiều yếu tố khác nhau có thể nhóm hàng này tăng nhóm hàng kia giảm nhưng nếu biết phát huy để bù trừ cho nhau thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng bền vững”.
Nếu như trên phân tích cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng của hiện tượng tốc độ tăng trưởng giảm dần là do cơ cấu hàng xuất khẩu chưa có những thay đổi trên tất cả các mặt hàng mà chủ yếu nhờ tăng nhanh kimh ngạch của bốn nhóm hàng cơ bản : dệt may, giầy dép, sản phẩm gỗ tinh chế và điện tử thì vấn đề thị trường xuất khẩu là lời giải cho câu hỏi vì sao cơ cấu hàng xuất khẩu có sự thay đổi tích cực mà tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng chậm.
Hiện nay, nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 60 nước và có thoả thuận đối xử tối hậu quốc (MFN) với 68 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Sự tan rã của khối SEV dẫn tới những thay đổi lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của nước ta thể hiện : Liên Xô (cũ) và Đông Âu, Việt Nam chỉ còn chiếm gần 2% kim ngạch xuất khẩu đạt 230 triệu USD. Do đó, Châu á trở thành thị trường xuất khẩu chính ở nước ta. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cho thị trường này tăng từ 26,73% vào năm 1989 lên 43,29% vào năm 1990 và năm 1991 tăng lên tới 76,73% và luôn duy trì trong khoảng 72-74% từ đó đến nay. Trong đó Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò lớn ( Nhật Bản chiếm 15,8%; các nước ASEAN chiếm 21,3%). Nhìn chung, cơ cấu thi trường xuất khẩu đã có những chuyển hướng tích cực. ở khu vực Châu á- Thái Bình Dương do các thị trường trong khu vực đang trên đà khôi phục, sức mua tăng lên một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu tăng lên ( điện tử, lương thực, thực phẩm).
Khu vực Âu- Mỹ hàng năm nước ta xuất siêu trên 2000 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: hàng may mặc, giầy dép, thuỷ sản, cao su.
Với thị trường Tây-Nam A-Châu Phi quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và khu vực này chưa được phát triển đáng kể, mặc dù ta có khả nâng xuất khẩu gạo, chè. đồ điện tử, hàng may mặc, giầy dép có thể nhận định rằng đây là khu vực còn nhiều tiềm năng để khai thác nếu sử lý tốt vấn đề thông tin, xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm.
Bên cạnh nước ta là Trung Quốc, sự gia tăng của Trung Quốc là một hạn chế gây ảnh hưởng rất lớn cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu chính sang Trung Quốc tăng từ 340, 2 triệu USD năm 1996 lên 858,9 triệu USD vào năm 2000.
Tỷ trọng xuất khẩu sang EU nói riêng và Châu Âu nói chung tăng dần trong những năm qua. Năm 1991, EU mới chiếm 5 - 6% kim ngạch xuất khẩu thì đến nay đã tăng lên 21,7%.
Nhìn chung quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trường suất khẩu đã diễn ra tương đối tốt trong thời gian qua, góp phần đáng kể vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch suất khẩu sau khi mất đi thị trường truyền thống. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này chưa được định hướng trên tầm nhìn dài hạn, chủ yếu mới là sự thích ứng với thay đổi đột biến của tình hình và vì vậy đã nhanh chóng bộc lộ những điểm yếu. Từ chỗ trước đây phụ thuộc chủ yếu vào buôn bán với hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) xuất khẩu nước ta hiện nay lại phụ thuộc lớn vào thị trường Châu á. Dẫn đến cơ cấu thị trường nước ta hiện nay vẫn thiên lệch, thậm chí trên phương diện nào đó còn thiên lệch hơn cả trước đây.
Thị trường nước ta mới chỉ có chiều rộng mà chưa có chiều sâu, hàng hoá và dịch vụ của nước ta chưa chiếm đước thị phần lớn tại các thị trường đã xâm nhập được, thậm chí còn bị mất chỗ đứng trên một số thị trường. Một hạn chế nữa là ở một số thị trường có dung lượng hàng hoá và dịch vụ của ta chưa có mặt, việc tìm kiếm, mở rộng thị trường còn có phần thụ động, hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư để xâm nhập thị trường chưa được quan tâm đúng mức.
Mặt khác, việc chậm trở lại với thị trường truyền thống và mở lối để “ lách chân” vào các thị trường khác trong những năm gần đây thể hiện sự bất cập trong chính sách bạn hàng xuất khẩu của nước ta. Như vậy, mặc dù chúng ta chủ trương đa phương hoá thị trường, đa phương hoá quan hệ nhưng trên thực tế lại thiếu những chính sách và giải pháp cụ thể thúc đấy quan hệ đó.
Bên cạnh những chuyển động về cơ cấu thị trường, cơ cấu chủ thể tham gia hoạt đông xuất khẩu cũng có những thay đổi lớn trong những năm vừa qua. Cơ chế xuất nhập khẩu đẫ được đổi mới một cách cơ bản, chuyển từ cơ chế nhà nước độc quyền ngoại thương sang cơ chế mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho cacs địa phương, các ngành và các thành phầ kinh tế; từ cơ chế hành chính mệnh lệnh sang sự vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày 30/7/1999, chính phủ đã ban hành nghị định số 57/1999 ND-OP quy định chi tiết về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và mua bán hàng hoá, đại lý với nước ngoài. Nghi định và xu hướng thay đổi cơ chế trên đã xoá bỏ hoàn toàn chế độ giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Tới nay đã có 8.137 doanh nghiệp đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tăng hơn 3 lần so với thời thời gian trước ngày 1/9/1999, trong đó các doanh nghiệp quốc doanh là 4.497, ngoài quốc doanh là 3.640. Cùng với sự thay đổi cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường, thì sự thay đổi cơ cấu chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu được xem là sự thay đổi sâu rộng nhất. Điều đó chứng tỏ nhà nước ta đã có những nhận định ban đầu đúng đắn, những chính sách đưa ra dù chưa được là hoàn chỉnh thì cũng đã phần nào phù hợp với xu hướng phát triển và điều kiện thực tiễn. Kết quả của những cố gắng đó là “ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng bền vững” như phó vụ trưởng vụ tổ chức Bộ thương mại nhận xét. Ngoài việc phát huy nội lực của các doanh nghoiệp trong nước, để đạt được kết quả trên cong có phần đóng góp của các doanh nghiệp cóa vốn đầu tư nước ngoài chưa kể kim ngạch xuất khẩu dầu thô (trên 2,75 tỷ USD), kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng khác của khu vực đầu tư nước ngoài cũng đạt trên 2,7 tỷ USD, tăng 29,7% so với kết quả 10 tháng đầu năm 2000.
Tựu chung lại, xuất khẩu Việt Nam trong thời gian qua có những thay đổi lớn cả về quy mô, tốc độ, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường và đặc biệt là cơ cấu chủ thể tham gia hoạt đông xuất khẩu. Những chuyển biến này làm thay đổi cục diện nền kinh tế đất nước, góp phần lớn vào thu nhập quốc dân, cải thiện đời sống của nhân dân, thay đổi căn bản cơ cấu công nghiệp của đất nước thúc đẩy sự hình thành cơ cấu copong nghiệp đa dạng của đất nước. Qua đó, phát hiện những ngành có tiềm năng phát triển lớn, có khả năng tạo bước đột phá và trở thành ngành xuất khẩu đầu tầu như dệt may, dầy dép, điện tử và đặc biệt là ngành khai thác và chế biến thuỷ sản.
Tình hình xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua
Thuỷ sản là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Nó không những đóng góp vào thu nhập quốc dân cũng như là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao mà còn là một ngành góp phần giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn, cải thiện bộ mặt của nông thôn miền biển, làm giầu cho đất nước.
Hơn nữa ngành thuỷ sản nước ta còn có tiềm năng rất lớn, cần phải phát huy hơn nữa để tăng vai trò của ngành thuỷ sản trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. ở Việt Nam, như chỉ thị 20 CT/TƯ của Bộ chính trị đã nêu rõ: “vùng biển, hải đảo và ven biển là địa bàn chiến lược có vị trí quyết định đối với sự phát triển của nước ta, là thế mạnh và tiềm năng quan trọng chọ sự nghiệp CNH, HĐH” Do vậy chỉ thị cũng nêu: “Dựa trên những tiến bộ về khoa học và công nghệ làm động lực vừa thúc đẩy nghiên cứu, quản lý khai thác tiềm năng biển có hiệu quả...”
Cùng với tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu năm 1999 chiếm 8,17% toàn quốc đứng hàng thứ tư trong số mặt hàng thu nhiều ngoại tệ cho đất nước, trong thời gian 10 năm qua ngành thuỷ sản có mức tăng trưởng bình quân hàng năm về tổng sản lượng khoảng 4%, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng từ 0 đến 15% đạt 858,6 triệu USD vào năm 1999. Tuy nhiên đây mới chỉ là con số khởi đầu (theo nhận xét của ông Nguyễn Trọng Hồng - Thứ trưởng bộ thuỷ sản) bởi vì ngành khai thác và chế biến thuỷ sản vẫn còn là ngành tiềm năng chưa được đầu tư và phát triển đúng mức.
Trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản đang khẳng định vai trò chủ lực trong xuất khẩu ở Việt Nam. Hiện nay nước ta đứng thứ 29 trên Thế giới về xuất khẩu thuỷ sản, xuất khẩu sang 45 nước. Trong 12 năm qua, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân là 20% /năm (từ 90 triệu USD năm 1988 năm 2001 dự kiến 1.2 tỷ USD) ước tính giá trị xuất khẩu thuỷ sản quý 1/2001 sẽ đạt 212 triệu USD tăng 13,88% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả cao nhất là trong hai năm 1999 -2000 đã đưa hàng thuỷ sản lọt vào danh sách năm hàng xuất khẩu chủ lực đạt giá trị cao nhất của Việt Nam và là một trong ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt mức tăng trưởng trên 10% về giá trị trong hai năm qua: năm 1999 tăng 10,59% so với năm 1998, năm 2000 tăng 13,08% so với năm 1999. Nếu tính cả giai đoạn 11 năm 1990 đến 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng gấp 4,06 lần so với năm 1990.
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu trong hai năm 1999 và 2000 những mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính là: đơn vị là %.
Mặt hàng
1999
2000
Hàng khô
7
5
Cá đông lạnh
10
8
Tôm đông lạnh
59
35
Nhuyễn thể đông lạnh
11
9
Các loại khác
13
43
Nhìn vào số liệu trên thì trong hai năm 1999 và 2000 cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của thuỷ sản được mở rộng nhưng vẫn trọng điểm là hàng tôm đông lạnh chiếm 39%.
Tính đến hết tháng 8/2000, sản lượng khai thác thuỷ sản đạt 911233 tấn tăng 110,47% so với cùng kỳ năm 1999. Một số loài trước đây dùng chế biến bột cá hoặc phơi khô rồi tiêu dùng nội địa như cá bò, cá cơm...nay cũng tận dụng để chế biến xuất khẩu .
Phương thức nuôi trồng cũng được chuyển đổi : mức độ thâm canh cáo nâng sản lượng khai thác lên tới 442.888 tấn kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng nhanh như vậy là do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan; đó là “ thiên thời địa lợi “, nhu cầu thuỷ sản trên thế giới tăng mạnh đặc biệt là với mặt hàng chế biến giá trị gia tăng và giá trị cao hàng thuỷ sản Việt Nam được đánh giá cao hơn so với những năm trước. Do đó, doanh nghiệp đưa tỷ trọng hàng giá trị gia tăng từ 19,7% năm 2000, lên khoảng 30% trong năm nay.
Mặt khác giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thuỷ sản chủ lực của Việt Nam tăng lên đáng kể : riêng giá trị kim nghạch xuất khẩu tôm các loại trong năm 2000 đạt 428 triệu USD so với 282 triệu USD của năm 1999.
Kết quả trên là hệ quả tất yếu của việc chủ động tìm khách hàng, lấy xuất khẩu làm trọng tâm của ngành thuỷ sản. Cùng với chính sách hỗ trợ của Chính Phủ về thuế, tín dụng, đầu tư... các doanh ngiệp xuất khẩu thuỷ sản đã phát huy hết khả năng và tích cực mở rộng thị trường. Việt Nam hiện nằm trong danh sách một xuất khẩu vào liên minh châu Âu (EU) và có 40 cơ sở nước ta có mã số cho thị trường này. Đây chính là bàn đạp quan trọng cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào các thị trường khác.
Trong những năm gần đây kim nghạch xuất khẩu của nước ta sang Mỹ cũng tăng lên từ 39 triệu năm 1998 lên tới 80 triệu năm 1999 và 129 triệu năm 2000. Ước tính tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này trong cả năm 2001 sẽ đạt 250 triệu và Mỹ là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai của Việt Nam.
Về cơ cấu chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian qua đã có những thay đổi đáng kể. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường EU, có thể liệt kê ra một số doanh nghiệp như An Giang fisery import-export company, work shop No 1- AGIFISH Ngoc Ha company Ltd. Food processing and trading... đặc biệt là ngày 14-7-1999 Chủ tịch nước ký quyết định 287/KT/CTN đã phong tặng danh hiệu anh hùng lao động với thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới cho xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu Cần Thơ (Cafatex). Đây là xí nghiệp đạt được những thành công to lớn trong việc xác định đúng thị hiếu của khách hàng để cân đối cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, tìm được sự tin cậy hợp tác quý báu của khách hàng trong và ngoài nước. Mặt khác Cafatex là đơn vị đi đầu trong việc tìm kiếm nguyên liệu cho chế biến.
Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang cũng là một doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu ngành thuỷ sản và là một trong những đơn vị đứng đầu tỉnh An Giang về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Trong 11 năm 1990 và 2000 tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng 11 lần nộp ngân sách nhà nước 7,45 tỷ. Là một trong 18 doanh nghiệp đầu tiên được cộng đồng châu Âu đưa vào danh sách nhóm một các doanh nghiệp được phép xuất khẩu thuỷ sản vào EU.
VI. Các chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu .
1. Chính sách thuế ưu đãi đối với hàng xuất khẩu .
Thuế là một công cụ Nhà nước dùng để đánh vào các loại hàng hoá và dịch vụ.
Tác động của thuế tới hoạt động xuất khẩu là tác động xuôi chiều, khi thuế thấp kích thích xuất khẩu (thuế ưu đãi). Phần lớn các nước hiện nay có xu hướng khuyến khích xuất khẩu nên việc đánh thuế vào hàng hoá xuất khẩu hay đầu vào dùng để xuất khẩu đều được hưởng những ưu đãi nhất định. Đặc biệt là ở Việt Nam khi mà thiếu ngoại tệ để nhập công nghệ mới, cải tiến kỹ thuật thì những chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu được các nhà lập chính sách cân nhắc rất kỹ sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, tham gia hoạt động xuất khẩu. Cụ thể là :
Điều 3 của luật thuế tiêu thụ đặc biệt(TTĐB) quy định đối tượng không chịu thuế TTĐB là hàng hoá quy định tại khoản 1 điều 1 luật thuế TTĐB khi cơ sở sản xuất gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, uỷ thác cho các cơ sở kinh doanh xuất khẩu .
Hiện nay do chính sách ưu tiên xuất khẩu nên hàng hoá đặc biệt khi xuất khẩu không phải là đối tượng chịu thuế TTĐB. Như vậy ngay trong việc thực hiện chính sách và ban hành chính sách ưu tiên xuất khẩu cũng có những vấn đề đặt ra:
Hàng hoá đặc biệt khi xuất khẩu, thoát ly khỏi ràng buộc của thuế TTĐB do người tiêu dùng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam Nhà nước không điều chỉnh tiêu dùng của đối tượng này.
Mặt khác việc xác định hàng hoá đặc biệt khi xuất khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nào?
Ngoài việc, xác định đối tượng chịu thuế đối với hàng hoá xuất khẩu đã có những ưu đãi thì việc hoàn thuế với hàng hoá xuất khẩu cũng được khuyến khích.
Luật thuế giá trị gia tăng quy định việc áp dụng thuế suất 0% không theo mặt hàng hay nhóm hàng như các mức thuế suất 5%, 10% hoặc 20% được quy định theo mục đích và hàng hoá xuất khẩu. Luật thuế giá trị gia tăng quy định việc áp dụng thuế suất 0% không theo mặt hàng hay nhóm hàng như các mức thuế suất 5%, 10% hoặc 20% được quy định theo mục đích và hàng hoá xuất khẩu. Điều này có nghĩa là bất cứ mặt hàng nào thuộc đối tượng chịu thuế VAT khi đem xuất khẩu đều được áp dụng thuế suất 0% và được hoàn thuế VAT đầu vào. Như vậy cùng với việc khuyến khích xuất khẩu, kích thích sản xuất cùng với vấn đề giải quyết việc làm, hàng hoá đặc biệt khi xuất khẩu được bình đẳng với hàng hoá khác khi xuất khẩu .
2. Chính sách tỷ giá hối đoái.
Cũng giống như các biến số kinh tế vĩ mô khác, tỷ giá hối đoái rất nhạy cảm với sự thay đổi của nó có những tác động rất phức tạp, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo những tác động khác nhau thậm chí trái ngược nhau. Đưa đến những kết quả khó lường trước, đụng chạm không chỉ tới xuất nhập khẩu, cán cân thương mại mà còn tới mặt bằng giá cả, lạm phát và tiền lương thực tế, đầu tư và vay nợ nước ngoài, ngân sách nhà nước ,cán cân thanh toán quốc tế cũng như sự ổn định kinh tế vĩ mô nói chung .
Ngay từ 1996, thực hiên chính sách đổi mới toàn diện và sâu sắc, nước ta có những điều chỉnh lại tỷ giá một cách căn bản. Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu 2000 gấp hơn 4 lần so với 1990, quan hệ với các nước trên thế giới mở rộng. Với sự phá giá rất mạnh nội tệ, sau đó nhanh chóng thống nhất tỉ giá chính thức với thị trường, xoá bỏ cơ bản hệ thống tỉ giá cũ quá phức tạp ... thì cơ chế quản lý ngoại hối và chính sách tỉ giá của Việt Nam đã có bước chuyển biến rất căn bản sang cơ chế thị trường, thoát khỏi trạng thái thụ động để trở thành công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế mở.
Trong giai đoạn 1992-1996, ổn định tỉ giá hối đoái quan trọng hơn là tăng giá để khuyến khích xuất khẩu là điều cốt lõi và cũng là thành công của chính sách tỷ giá trong giai đoạn này biểu hiện kim ngạch xuất khẩu liên tục qua các năm tăng cao từ 20-30%/năm.
Sự ra đời của thị trường ngoại tệ cho phép 7 ngoại tệ được sử dụng để giao dịch: USD, DEM, GBP, FF, JPY, HKD, VND, cùng với việc ra đời 2 trung tâm giao dịch ngoại tệ ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là bước tiến đáng kể theo hướng thị trường gián tiếp kích thích xuất khẩu thông qua tạo mặt bằng giá hợp lý hơn. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, xuất khẩu là một trong những nguồn cung ngoại tệ chủ chốt song cung cầu ngoại tệ luôn luôn căng thẳng và VND không có khả năng chuyển đổi hoàn toàn nên trong thời gian tới vẫn tập chung ngoại tệ vào các ngân hàng, để ngân hàng thống nhất ngoại hối. Đồng thời tự do hoá quyền sở hữu và sử dụng ngoại tệ, đặt ngoại tệ thành một hàng hoá đặc biệt được trao đổi trên thị trường. Đẩy mạnh các biện pháp khuyến khích không tiêu dùng tiền mặt trong thanh toán ngoại tệ, mở rộng tiến tới tự do hoá mở và sử dụng tài khoản nước ngoài và kinh tế trong nước. Để kích thích xuất khẩu giảm dần tiến tới xoá bỏ việc bảo đảm cân đối ngoại tệ từ phía chính phủ. Mở rộng quyền sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu, tăng cường quyền hạn và vai trò của ngân sách Nhà nước trong dịch vụ xuất khẩu. Để đảm bảo cho nhà xuất khẩu một mặt cần điều chỉnh giá mua ngoại tệ linh hoạt không để doanh nghiệp bị thua lỗ do biến động tỷ giá. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu mở, sử dụng, chuyển cũng như đóng tài khoản của mình.
Trong dài hạn, mục tiêu là khả năng chuyển đổi hoàn toàn của Việt Nam và một tỷ giá thích hợp có tác dụng khuyến khích tăng trưởng kinh tế và khuyến khích xuất khẩu. Khi VND có khả năng chuyển đổi hoàn toàn thì quy định về ngoại hố nói chung về bản tệ nói riêng sẽ được dần dần nới lỏng và các nhà xuất khẩu có toàn quyền sở hữu và chủ động sử dụng số ngoại tệ của mình theo cơ chế thị trường.
Tóm lại trong thời gian tới vẫn tiếp tục duy trì chính sách tỷ giá hợp lý để ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt, phù hợp cung cầu không gây biến động lớn cho nền kinh tế, góp phần khuyến khích xuất khẩu trong ngắn hạn và trung hạn không đặt vấn đề kích thích xuất khẩu bằng công cụ phá giá và nới lỏng quản lý ngoại hối mà chỉ dừng lại ở chính sách tỷ giá không cản trở hay bóp chết xuất khẩu .
3. Chính sách đầu tư đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và tham gia hoạt động xuất khẩu .
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn và làm tăng quy mô của tài sản quốc gia.
Hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư trong nước và đầu te nước ngoài. Đối với đầu tư trong nước đặc biệt là những doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng hoá xuất khẩu được Nhà nước khuyến khích xuất khẩu nhất là các mặt hàng chủ lực có lợi thế so sánh thông qua vận hành quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ bảo lãnh xuất khẩu cũng như các biện pháp hỗ trợ về thông tin, tìm kiếm khách hàng, tham dự triển lãm...
Đối với khu vực đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hội nhập kinh tế của một đất nước, là một cầu nối quan trọng giữa kinh tế nội địa với nền kinh tế toàn cầu. Do đó, tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là giải pháp quan trọng húc đẩy xuất khẩu. Trong đề án này em xin đưa ra giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy xuất khẩu .
Trước tiên, cần phải khẳng định rằng, trong thời gian qua khu vực có vồn đầu tư nước ngoài cung cấp cho xã hội khối lượng hàng hoá ngày càng lớn, nhất là hàng hoá xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Cụ thể là: Kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 1991 là 52 triệu USD, năm 1995 tăng lên 440 triệu, năm 1996 đạt 786 triệu, năm 1998 đạt 1,5 tỷ(chiếm khoảng 15% tổng kim nghách xuất khẩu cả nước) chưa kể dầu thô. Trong 10 năm qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội và đóng góp ngày càng cao và tăng kim nghạch xuất khẩu cũng như đóng góp vào GDP: năm 1992 là 2%, đến năm 1998 là 8,6%. Trong những năm tới Nhà nước liên tục có những điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài nhằm phát huy vai trò của nố đối với hoạt động xuất khẩu thông qua: Bổ sung nguồn vốn cho doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mở rộng thị trường...
Như vậy có thể thấy rằng gia tăng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dung vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là một trong những giải pháp hữu hiệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0599.doc