Lời mở đầu
CHƯƠNG I: Tầm quan trọng của chính sách tiền tệ trong điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô
I - Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của Chính Phủ vào nền kinh tế
1.1 Nền kinh tế thị trường và những khuyết tật của nó
1.2 Vai trò của Chính Phủ trong sự phát triển kinh tế
1.3 Các công cụ của Chính Phủ để can thiệp vào nền kinh tế thị trường
II - Vai trò của chính sách tiền tệ trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế
2.1 Khái niệm và đặc trưng của chính sách tiền tệ
2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
2.3 Nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ
2.4 Các công cụ của chính sách tiền tệ
CHƯƠNG II : Đánh giá vai trò của chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay
I - Quá trình điều hành chính sách tiền tệ qua các giai đoạn ở Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô:
1.1 Giai đoạn 1986 – 1988
1.2 Giai đoạn 1989 – 1991
1.3 Giai đoạn 1992 – 1995
1.4 Giai đoạn từ 1996 đến nay
II - Thực trạng sử dụng công cụ lãi suất tín dụng từ khi có pháp lệnh ngân hàng đến nay:
2.1 Cơ chế lãi suất tín dụng thời kỳ 6/1992 đến 1995
2.2 Cơ chế lãi suất tín dụng thời kỳ 1996 đến 7/2000
2.3 Cơ chế lãi suất tín dụng từ 8/2000 đến nay
CHƯƠNG III : Phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô ở Việt Nam thời kỳ 2004 - 2010
I - Một số hạn chế còn tồn tại của chính sách tiền tệ trong thời gian vừa qua và nguyên nhân chủ yếu
1.1 Một số hạn chế của các công cụ
1.2 Nguyên nhân của những hạn chế trên
II - Phương hướng hoàn thiện công cụ lãi suất tín dụng
2.1 Phát huy hiệu quả của cơ chế lãi suất thoả thuận
2.2 Tiếp tục tự do hoá lãi suất
2.3 Tiến tới thực hiện cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước
III - Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính sách tiền tệ
Kết luận 2
3
3
5
7
8
8
10
13
15
20
20
20
20
21
22
22
24
28
31
31
32
33
33
34
35
36
38
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vai trò của chính sách tiền tệ trong điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưởng kinh tế có dự tính đến lạm phát. Hoạt động này chỉ khi nền kinh tế thực sự có nhu cầu. Khi các ngân hàng thương mại (NHTM) thiếu phương tiện thanh toán thì họ mới đến NHTW xin vay tái cấp vốn. NHTW luôn đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với hệ thống NHTM, nhằm kiểm soát chất lượng và số lượng tín dụng, các nguồn tiền gửi của các NHTM và các tổ chức tín dụng.
Kiểm soát ngoại hối
Ngoại hối là danh từ dùng chung cho các phương tiện được sử dụng để thanh toán quốc tế, bao gồm ngoại tệ (thường là ngoại tệ mạnh), vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và các công cụ tiền tệ khác.
Để ổn định giá trị đối ngoại của đồng bản tệ, NHTW thực hiện các giao dịch tài chính – tiền tệ và sử dụng một số chính sách để tác động tới khối lượng tiền tệ.
Chính sách đối với ngân sách Nhà nước
Để có thể đạt được tác dụng như mong muốn, (CSTT) cần phải xử lý mối tương quan của nó với chính sách tài khoá, trước hết là chính sách thu và chi ngân sách. Cách xử sự của (CSTT) tệ với ngân sách tuỳ thuộc vào tình trạng cán cân ngân sách có cân bằng hay không, ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực và mức độ như thế nào vào lưu thông tiền tệ.
Trường hợp ngân sách thăng bằng.
Nếu chính phủ dùng tiền thu được cấp phát cho những người có thu nhập thấp thì số tiêu thụ chung tăng lên, số đầu tư giảm dẫn đến giá cả tăng lên -> Chính sách tiền tệ chống suy thoái.
Nếu chính phủ dùng chi ngân sách để đầu tư thì đầu tư nhà nước tăng, đầu tư tư nhân giảm nhưng tổng đầu tư chung không đổi -> chính sách tiền tệ chống lạm phát.
Trường hợp ngân sách thiếu hụt.
Trường hợp này chính phủ phải đi vay để bù đắp cho sự thiếu hụt ngân sách. Tác động của nó đối với nền kinh tế như thế nào sẽ tuỳ thuộc vào chính phủ vay ở đâu. Trường hợp vay NHTW hoặc vay nước ngoài đều làm tăng khối lượng tiền tệ,
gây áp lực lạm phát tiềm tàng.
Trường hợp vay của dân cư và thị trường tài chính trong nước chỉ gây tác động nhẹ. Do vậy cách tốt nhất là thực hiện ngân sách thăng bằng.
Trường hợp ngân sách thặng dư.
Đây là trường hợp rất quý vì nó rút bớt khối lượng tiền tệ dư thừa, tác động có lợi cho mối tương quan giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ.
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Để thực hiện các chức năng của mình thông qua chính sách tiền tệ, Chính phủ phải sử dụng rất nhiều công cụ với những tác động khác nhau vào nền kinh tế.
Dưới đây chỉ xin giới thiệu khái quát về các công cụ được sử dụng, còn tập trung chủ yếu phân tích công cụ lãi suất tín dụng.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ tối thiểu lượng tiền phải dự trữ so với tổng số tiền huy động mà NHTW yêu cầu các NHTM phải duy trì, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các NHTM. Nếu khả năng thanh toán quá lớn (NHTM đang dư thừa tiền) thì việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm giảm quy mô tín dụng từ đó giảm khối lượng tiền tệ. Ngược lại, nếu khả năng thanh toán thấp thì giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng khả năng cho vay của các NHTM (bành trướng khối lượng tiền tệ).
Cơ chế tác động:
Thông qua công cụ dự trữ bắt buộc NHTƯ tác động đến cả khối lượng và giá cả tín dụng của các NHTM từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng và khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM.
Về số lượng, tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc là thắt chặt hay nới lỏng khả năng tạo tiền của các NHTM.
Về chi phí, tăng hoặc giảm dự trữ bắt buộc sẽ làm tăng hay giảm chi phí tín dụng của các NHTM.
Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn do ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ, điều hoà cung- cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
Cơ chế tác động:
Bằng cách bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, NHTW có thể thu hẹp tín dụng, hút tiền vào làm giảm bớt khối lượng tiền tệ, qua đó giảm khả năng cho vay của các tổ chức tín dụng, ngăn chặn lạm phát.
Ngược lại, khi ngân hàng trung ương mua các giấy tờ có giá ngắn hạn, tăng
khối lượng tiền tệ, mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng thanh khoản của các NHTM.
Tái cấp vốn
Các ngân hàng thương mại kinh doanh tiền tệ, huy động tiền gửi của mọi cá nhân, tổ chức và cho vay phần lớn số tiền này. Nhưng có những lúc người gửi đến rút tiền quá nhiều, NHTM có thể rơi vào tình trạng thiếu khả năng chi trả, khi đó họ phải tìm đến sự giúp đỡ của NHTW.
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các NHTM. Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM một mặt NHTW đã tăng lượng tiền cung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các NHTM tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lực thanh toán cho họ.
Cơ chế tác động:
Khi NHTW thấy rằng cần tăng thêm tiền cho lưu thông thì sẽ hạ thấp lãi suất tái cấp vốn xuống, do đó khuyến khích các NHTM đến NHTW để vay vì giá cả tín dụng giảm, mặt khác khối lượng tín dụng được cấp tăng lên. Ngược lại khi NHTW cần giảm khối lượng tiền trong lưu thông, họ sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn lên, làm tăng chi phí tín dụng để hạn chế các NHTM có ý định vay, mặt khác làm giảm khối lượng tín dụng được cấp xuống nếu NHTM vẫn quyết định vay.
Bên cạnh đó, NHTW còn sử dụng hạn mức tái cấp vốn để tác động trực tiếp về mặt lượng đối với dự trữ của hệ thống NHTM. Khi NHTW tăng tổng hạn mức tái cấp vốn, các NHTM có thể được vay ở NHTW nhiều hơn, làm tăng vốn khả dụng của NHTM. Từ đó tăng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, tăng khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng, và ngược lại.
Hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là khối lượng tiền NHTW cần khống chế để cung cấp cho nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Khối lượng tiền này NHTW sẽ cho ngân sách Nhà nước và các NHTM vay theo kế hoạch. Đây là một trong những công cụ can thiệp trực tiếp của NHTW, là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các NHTM phải tuân theo khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Cơ chế tác động:
Qua sử dụng hạn mức tín dụng, NHTW nhằm điều chỉnh khả năng tạo tiền của các NHTM phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế. Tránh tình trạng tổng khối lượng tiền tăng quá mức trong lưu thông, NHTW quy định hạn mức tín dụng tối đa cho từng NHTM, theo dõi hoạt động cho vay của các NHTM, nếu NHTM cho vay quá hạn mức tín dụng sẽ bị xử phạt.
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua đồng nội tệ và đồng ngoại tệ, vừa phản ánh sức mua của nội tệ, vằ là biểu hiện của quan hệ cung-cầu ngoại tệ. Đến lượt mình, tỷ giá hối đoái lại là công cụ, đòn bẩy điều tiết cung-cầu ngoại tệ, tác
động mạnh mẽ đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén và mạnh mẽ đến sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá, tình trạng tài chính tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước.
Vai trò của chính sách tiền tệ thông qua công cụ lãi suất tín dụng
Trong việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ của NHTW, lãi suất tín dụng là một biến số vĩ mô đầy nhạy cảm và luôn biến động. Với tư cách là giá vốn, lãi suất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố vĩ mô và có tác động trở lại đối với các hoạt động kinh tế trong nước. ở những nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, lãi suất là công cụ điều chỉnh kinh tế. Một mặt nó được thị trường chấp nhận với tư cách là yếu tố để hình thành nên giá cả của tiền vay, mặt khác Nhà nước sử dụng nó để điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ.
Vai trò của lãi suất tín dụng trong điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô.
Xét trên tầm vĩ mô, lãi suất tín dụng là công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước, thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước. Vai trò này của lãi suất tín dụng được thể hiện trên nhiều mặt:
Một là, thông qua lãi suất tín dụng có thể thực hiện điều chỉnh sự cung ứng lượng tiền, quyết định đến việc thu hẹp hay mở rộng sản xuất. Tình trạng này dẫn đến số lượng công việc làm trong xã hội tăng hay giảm, tức là, lãi suất tín dụng (LSTD) đã có ảnh hưởng trực tiếp tới việc giải quyết tình trạng thất nghiệp trong xã hội, sự tăng giảm sản lượng và lạm phát.
Hai là, LSTD tác động đến tiêu dùng và tiết kiệm dân cư, từ đó ảnh hưởng đến tổng cung và tổng cầu của toàn xã hội. LSTD tăng một mặt sẽ kích thích tăng tiết kiệm của dân cư, giảm cầu đối với hàng hoá dịch vụ, mặt khác lại hạn chế đầu tư của doanh nghiệp làm giảm cung hàng hoá dịch vụ. Nếu LSTD giảm sẽ làm tăng tiêu dùng của dân cư, tăng cầu đối với hàng hoá dịch vụ, đồng thời kích thích đầu tư làm tăng cung hàng hoá dịch vụ.
Ba là, LSTD còn được sử dụng làm công cụ để điều hoà cung cầu ngoại tệ, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Bằng cách nâng hay hạ LSTD sẽ hút hoặc đẩy ngoại tệ vào trong nước hay ra ngoài nước, làm tăng hoặc giảm cung ngoại tệ.
Bốn là, LSTD là đòn bẩy kích thích ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Trong khung lãi suất cho phép, để tăng khối lượng nguồn vốn huy động đồng thời mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng, các NHTM có thể tăng lãi suất tiền gưỉ và giảm lãi suất cho vay. Đây chính là sự cạnh tranh giữa các NHTM. Để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi, các NHTM phải tìm mọi biện pháp giảm thấp chi phí kinh doanh và chi phí quản lý. Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM sẽ tạo ra lợi ích kinh tế chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với các doanh nghiệp, khi vay vốn đòi hỏi phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả, phải thực sự quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi.
Cơ chế tác động của lãi suất tín dụng đối với hoạt động kinh tế vĩ mô.
Cơ chế tác động qua lãi suất tín dụng là cơ chế truyền tải ảnh hưởng của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế thông qua phản ứng dây chuyền giữa các mức lãi suất và các loại giá cả trên thị trường tài chính. Đây là cơ chế kiểm soát sự biến động lãi suất mà theo đó, chính sách tiền tệ có thể tác động tới các bộ phận cấu thành tổng cầu thông qua những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của lãi suất tới hành vi chi tiêu của các chủ thể kinh tế.(Được biểu diễn qua sơ đồ trang sau)
Việc điều hành lãi suất của NHTW chủ yếu được thực hiện thông qua hai cơ chế:
Cơ chế điều hành gián tiếp.
Thông qua cơ chế tái cấp vốn của NHTW đối với các tổ chức tín dụng, NHTW thực hiện quản lý gián tiếp lãi suất cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế. Cơ chế này được thực hiện theo nguyên tắc: NHTW chỉ công bố mức lãi suất áp dụng đối với các khoản cho vay tái chiết khấu hoặc cho vay cầm cố chứng từ có giá của mình đối với các tổ chức tín dụng. Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể theo từng kỳ hạn, từng đối tượng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế sẽ do tổ chức tín dụng ấn định, dựa trên cơ sở cung – cầu về vốn và sự cạnh tranh trên thị trường.
Khi muốn điều chỉnh lãi suất kinh doanh của tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ từng giai đoạn, NHTW sẽ điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu của mình. Từ đó tác động đến lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng, cuối cùng tác động đến lãi suất kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Cơ chế điều hành lãi suất này được áp dụng phổ biến đối với các nền kinh tế có hệ thống tài chính phát triển. Cơ chế này cũng trở nên linh hoạt hơn, khi bên cạnh các loại lãi suất trên, NHTW chấp nhận lãi suất do thị trường hình thành và tác động vào lãi suất này để duy trì ở mức mong muốn.
Cơ chế điều hành trực tiếp.
Thông qua các hình thức quản lý lãi suất của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, như quy định các mức lãi suất cụ thể về tiền gửi, cho vay, khung lãi suất, trần lãi suất cho vay, biên độ chênh lệch lãi suất bình quân… Thực chất là NHTW quy định mức lãi suất cho vay tối đa hoặc tiền gửi tối thiểu của các tổ chứctín dụng đối với nền kinh tế. Trong phạm vi lãi suất được phép, các tổ chức tín dụng được quyền ấn định lãi suất kinh doanh phù hợp. Khi có các thay đổi về kinh tế vĩ mô, NHTW có thể xem xét để điều chỉnh giới hạn lãi suất tối đa hợp lý. Nhìn chung, trong các nền kinh tế phát triển lãi suất ngày càng được tự do hoá, còn ở các nước có hệ thống tài chính chưa phát triển, các quy định mang tính quản lý trực tiếp được áp dụng phổ biến hơn, và xu hướng chung là ngày càng giảm dần sự quản lý trực tiếp này.
Sơ đồ : Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
Công cụ CSTT
Dự trữ ngân hàng
Lãi suất liên ngân hàng
Tiền cơ sở MB
Tiền cung ứng
Lãi suất thị trường
Dư nợ
tín dụng
Giá tài sản
Lãi suất thực
Tỷ giá
Tài sản thế chấp
Tổng cầu AD
CHƯƠNG II
Đánh giá vai trò của chính sách tiền tệ ở Việt Nam
giai đoạn từ 1986 đến nay
I - Quá trình điều hành chính sách tiền tệ qua các giai đoạn ở Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô:
Để phù hợp với quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước, đòi hỏi phải đổi mới việc xây dựng chính sách tiền tệ, mà trước hết là phải xác định và lựa chọn mục tiêu điều hành phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước. Mục tiêu của chính sách tiền tệ đã hướng vào kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Giai đoạn 1986 – 1988
Đây là giai đoạn đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tổng cầu luôn vượt tổng cung, đồng thời do thiếu hụt ngân sách, Nhà nước đã bành trướng phát hành tiền. Vì vậy nền kinh tế luôn ở trạng thái bất ổn định, lạm phát đạt kỷ lục ba con số tức siêu lạm phát, nền kinh tế tăng trưởng chậm. Tại thời điểm gay cấn đó, hai thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ: đưa tỷ giá hối đoái lên ngang mức giá thị trường và thi hành chế độ lãi suất thực dương đã tạo thành xung lực mạnh nhất để đẩy lùi lạm phát và khủng hoảng.
Giai đoạn 1989 – 1991
Các chính sách kinh tế mới đã có ý nghĩa quyết định cắt được cơn sốt lạm phát cao, nhưng vẫn ở mức trên 66% năm 1990 – 1991, vì nguồn lực cho nền kinh tế đang ở trong quá trình chuyển đổi thích nghi theo kinh tế thị trường. NHTW công bố các mức lãi suất cụ thể để các tổ chức tín dụng làm cơ sở ấn định các mức lãi suất kinh doanh, thực hiện cơ chế lãi suất âm. Thực thi chính sách tiền tệ “thắt chặt”, sau đó nới lỏng dần nhằm kiềm chế lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế, thực hiện cho vay tái cấp vốn đối với các NHTM.
Giai đoạn 1992 – 1995
Sự ổn định kinh tế đã đi vào chế độ dừng do Nhà nước đã nhận thức được rõ nét tác động của cung ứng tiền tệ lên lạm phát. Vì vậy việc cung ứng tiền cho bội chi ngân sách đã chấm dứt, thay thế bằng việc vay dân, vay nước ngoài. Các biện pháp và hình thức vay dần dần được cải thiện nhằm huy động cao nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Bên cạnh việc phát hành tín phiếu kho bạc Nhà nước, việc vay nợ nước ngoài cũng được khai thác triệt để. Kết quả là từ năm 1992 – 1994 Nhà nước không còn phát hành tiền để bù đắp bội chi cho ngân sách Nhà nước.
Trong giai đoạn này có nhiều yếu tố quyết định chiều hướng thuận lợi cho chính sách tiền tệ. Chính phủ luôn chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, quan tâm đến chính sách tiền tệ và giữ lạm phát ở mức thấp. Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước, pháp lệnh ngân hàng thương mại và hợp tác xã tín dụng đã quy định cơ sở cho việc thành lập hệ thống ngân hàng hai cấp. Ngân hàng nhà nước đã tập trung vào điều hành chính sách tiền tệ, chú ý đến cung tiền tệ và thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Từ đó quản lý và tạo môi trường cho các ngân hàng thương mại quốc doanh, các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và các tổ chức tín dụng khác hoạt động có lãi theo cơ chế thị trường.
Bên cạnh đó nhà nước đã mở rộng quan hệ đối ngoại và được sự trợ giúp kỹ thuật của các tổ chức tài chính quốc tế. Cán cân thanh toán có chiều hướng thuận lợi.
Như vậy, với việc đổi mới mạnh mẽ hoạt động ngân hàng và thực hiện thành công chính sách tiền tệ, lạm phát đã giảm thấp và được kiềm chế, chỉ còn 14,4% năm 1994, 12,7% năm 1995 và 2,6% trong 7 tháng đầu năm 1996. Trong khi đó nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định: 8,8% năm 1994 và 9,5% năm 1995 – cao nhất trong những năm gần đây. Điều đó cho thấy nước ta với điểm xuất phát năm sau cao hơn năm trước nhưng nhịp độ tăng trưởng chẳng những không lùi mà vẫn tiếp tục tăng cao, đồng thời tỷ lệ lạm phát được kéo xuống. Điều đó càng khẳng định chính sách tiền tệ của chúng ta là phù hợp và hiệu quả.
1.4. Giai đoạn từ 1996 đến nay
1.4.1. Mục tiêu vĩ mô trong giai đoạn này
Khác với giai đoạn 1992 – 1995, giai đoạn này nền kinh tế đã chuyển sang một trạng thái mới: chính sách kinh tế của đất nước ta đã chuyển sang mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao. Do đó mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo sự tăng trưởng cao của nền kinh tế.
Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô bao hàm nghĩa rộng hơn nhiều so với mục tiêu kiểm soát lạm phát. ổn định kinh tế vĩ mô nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức đồng đều trong các năm, đạt gần với tiềm năng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát không giao động quá mạnh, cán cân thanh toán quốc tế cân bằng và không có sự giao động lớn của các biến số trên qua các năm. ở giai đoạn này cố gắng giữ lạm phát ở mức 10%/năm.
Gia tăng tốc độ phát triển là mục tiêu chính trong giai đoạn naỳ. Nếu giai đoạn 1992 – 1995 là bước ổn định nghĩa là kiềm chế lạm phát và chúng ta đã thành công, thì giai đoạn này sẽ là giai đoạn phát triển. Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Việt Nam cần một lượng vốn khổng lồ. Với chính sách mở cửa nguồn vốn từ bên ngoài vào sẽ tăng lên. Tuy nhiên để đạt được số vốn đó chính sách tiền tệ cần nỗ lực tối đa cho huy động cả nguồn vốn trong và ngoài nước. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề này là dựa chủ yếu vào nguồn trong nước, đồng thời tận dụng mọi khả năng huy động nguồn vốn từ bên ngoài – yếu tố được coi là đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ đầu khi nguồn bảo đảm trong nước còn thấp.
Các quan điểm xây dựng chính sách tiền tệ
Để xây dựng một chính sách tiền tệ phù hợp với tình hình của đất nước phải
dựa trên các quan điểm sau:
Một là, chính sách tiền tệ phải được xây dựng trên cơ sở tính độc lập tương đối của NHTW.
Hai là, phải cân đối giữa ổn định kinh tế vĩ mô và đầu tư phát triển kinh tế. Một chính sách tiền tệ đúng đắn sẽ tạo ra môi trường tài chính lành mạnh, kích thích tối đa sự vận động của các nguồn lực khác của đất nước, kích thích đầu tư phát triển kinh té.
Ba là, xây dựng một chính sách tiền tệ gây lòng tin dân chúng và hệ thống ngân hàng thương mại đối với điều hành của NHTW. Khi đó sẽ thu hút một khối lượng lớn tiết kiệm để tái đầu tư, phát triển.
Bốn là, xây dựng chính sách tiền tệ (CSTT) trên cơ sở hội nhập với thị trường tài chính quốc tế. Với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, thị trường tài chính trong nước cũng phải mở cửa cho thị trường tài chính quốc tế, nhờ đó mà thu hút được nguồn vốn quốc tế.
Năm là, xây dựng CSTT trên cơ sở chuẩn bị khả năng đối phó với các biến động về cơn sốc kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế trong nước. Có như vậy mới tạo được sự ổn định vĩ mô thực sự trong môi trường đầy biến động của thế giới.
Điều hành chính sách tiền tệ
Nhằm thực hiện mục tiêu CSTT đã lựa chọn, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHTW là quản lý và điều hành khối lượng tiền cung ứng. Trong giai đoạn mới này, việc quản lý, vận hành cơ chế cung ứng tiền cũng như điều hành, kiểm soát tiền tệ đã được đổi mới từng bước theo nội dung và nguyên tắc hoàn toàn khác với cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Đó là NHTW đã xác định được khối lượng tiền cung ứng hàng năm phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát. Đồng thời NHTW đã lựa chọn sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, chủ động điều hành linh hoạt lượng tiền cung ứng đã được Chính phủ phê duyệt hàng năm. Do đó đã cung ứng đủ phương tiện thanh toán đảm bảo sản xuất – lưu thông không bị ách tắc, kinh tế tăng trửơng, đẩy lùi được lạm phát phi mã. Đặc biệt từ 1993, NHTW đã thực hiện quản lý, điều hành hiệu quả lượng tiền cung ứng, sử dụng mềm dẻo các công cụ của chính sách tiền tệ, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và kiểm soát lạm phát ở mức một con số.
II – Thực trạng sử dụng công cụ lãi suất tín dụng từ khi có pháp lệnh ngân hàng đến nay:
Cơ chế lãi suất tín dụng thời kỳ 6/1992 đến 1995
Tháng 6/1992 được coi là mốc quan trọng đánh dấu một bước chuyển quan trọng nhất về chất trong cơ chế lãi suất tín dụng. NHTW đã chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương và được quản lý theo khung lãi suất. Những điểm cơ bản của chính sách lãi suất mới gồm:
Một là, NHTW quy định khung lãi suất của NHTM đối với nền kinh tế (lãi
suất tối thiểu đối với tiền gửi và lãi suất tối đa đối với tiền cho vay).
Hai là, lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy động bình quân, chấm dứt sự bao cấp về vốn qua kênh tín dụng ngân hàng.
Ba là, đối với lãi suất ngoại tệ NHTW quy định laĩ suất cho vay tối đa. Lãi suất huy động bằng ngoaị tệ do các NHTM quyết định trên cơ sở lãi suất thị trường tiền tệ quốc tế và cung – cầu vốn ngoại tệ trong nước.
Từ tháng 6/1992 đến cuối năm 1993, NHTW đã năm lần điều chỉnh giảm lãi suất cho phù hợp vơí chỉ số lạm phát và hiêụ quả sản suất kinh doanh cuả nền kinh tế. Lãi suất cho vay tối đa bằng ngoại tệ được điều chỉnh tăng từ 6,5%/ năm lên 7,5%/năm, phù hợp với lãi suất trên thị trường quốc tế.Kết quả là vốn huy động hàng năm tăng hơn 20%, tín dụng đối với nền kinh tế tăng gần 50%.
Trong hai năm 1994 – 1995, cơ chế lãi suất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng thích ứng với cơ chế thị trường, phù hợp với quan hệ cung – cầu vốn, đồng thời hạn chế sự can thiệp trực tiếp của NHTW vào hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. NHTW chỉ khống chế mức lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể do tổ chức tín dụng ấn định. Tăng lãi suất cho vay trung và dài hạn lên 1,7%/ tháng. Lãi suất ngoại tệ được điều chỉnh ba lần từ 7,5%/năm lên 9,5%/năm phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường quốc tế.
Bảng 1: Diễn biến lãi suất cho vay và tiền gửi bình quân các năm
đơn vị: % / tháng
Lãi suất/ thời điểm
1986-1990
1991
1992
1993
1994
1995
Cho vay bình quân tháng
4,3
2,5
2,5
1,8
1,6
1,7
Tiền gửi bình quân tháng
6,0
2,9
1,9
1,4
1,3
1,4
Chênh lệch
-1,7
- 0,4
0,6
0,4
0,3
0,3
Như vậy, điểm nổi bật của cơ chế điều hành lãi suất tín dụng thời kỳ 1992 –1995 so với thời kỳ trước 1992 có thể được nhìn nhận dưới các mặt sau:
- Cơ chế lãi suất thực dương, lãi suất cho vay bình quân lớn hơn lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền gửi lớn hơn tỷ lệ lạm phát. NHTW chỉ quy định khung lãi suất tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng (TCTD) linh hoạt hơn. Mặt khác, NHTW còn cho phép các TCTD huy động và cho vay theo lãi suất thoả thuận đối với các dự án có hiệu quả. Đây là bước khởi đầu đánh dấu tiến trình tự do hoá lãi suất trong các lần điều chỉnh cơ chế lãi suất sau này.
- Xoá bỏ quy định lãi suất phân biệt giữa các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế, đưa lãi suất biến động tiến sát với lãi suất thị trường, rút ngắn khoảng cách chênh lệch bất hợp lý giữa lãi suất cho vay ngắn hạn với lãi suất cho vay trung và dài hạn, giữa lãi suất nội tệ với lãi suất ngoại tệ.
- Bỏ bao cấp qua lãi suất, thúc đẩy các TCTD chuyển sang hạch toán kinh
doanh, hạn chế việc ngân sách phải cấp bù lỗ lãi suất cho ngân hàng. Đồng thời giúp các doanh nghiệp có cơ sở xac định thực chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Tuy nhiên cơ chế lãi suất thời kỳ này cũng bộc lộ những tồn tại chủ yếu sau:
- Quá trình điều hành cơ chế lãi suất còn thiếu linh hoạt, chưa điều chỉnh kịp thời với tăng trưởng và lạm phát. Tăng trưởng kinh tế thời kỳ này bình quân hơn 8%, lạm phát được kiềm chế ở mức hai con số, riêng năm 1993 ở mức 1 con số nhưng lãi suất vẫn giữ nguyên ở mức quá cao.
- Lãi suất cho vay còn cao so với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Cơ chế lãi suất tín dụng thời kỳ 1996 – 7/2000
Từ đầu năm 1996, NHTW tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, tăng cường sự ổn định của đồng Việt Nam. Do chính sách lãi suất thời kỳ trước vẫn còn nhiều tồn tại, từ tháng 01/1996 cơ chế lãi suất đã được tiếp tục thay đổi.
Trong năm 1996, NHTW đã 4 lần điều chỉnh trần lãi suất bằng đồng Việt Nam, lãi suất huy động vốn cuối năm 1996 giảm 8,4%/ năm, lãi suất cho vay giảm 10%/ năm so với năm 1995. Lãi suất cho vay khu vực nông thôn được quy định cao hơn một chút so với khu vực thành thị, có tác dụng chuyển các luồng vốn dư thừa từ thành thị về nông thôn. Cơ chế lãi suất mới đã rút ngắn chênh lệch giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ.
Bảng 2: Trần lãi suất cho vay năm 1996
đơn vị: VND % / tháng; USD % / năm
Tháng
1
7
9
10
I – Cho vay VND:
1. Trần lãi suất cho vay khu vực thành thị
- Cho vay ngắn hạn
1,7
1,6
1,5
1,25
- Cho vay trung và dài hạn
1,75
1,65
1,55
1,35
2. Trần lãi suất cho vay khu vực nông thôn
2,0
1,8
1,7
1,5
3. Cho vay của HTXTD và QTDND
2,5
2,2
2,1
1,8
II – Cho vay ngoại tệ
9,5
9,5
9,5
9,5
III – Chênh lệch giữa LS cho vay và LS huy động bình quân
0,35
0,35
0,35
0,35
Năm 1997 là năm có nhiều biến động đối với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt là khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu á được khởi đầu bằng sự thả nổi đồng bạt đã ảnh hưởng phần nào đến nền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33649.doc