M ỤC L ỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2
I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN: 2
4. Bản chất của tăng trưởng và phát triển kinh tế: 2
1.4 Tăng trưởng kinh tế: 2
1.5 Phát triển kinh tế: 2
1.6 Phát triển kinh tế bền vững: 2
5. Lý luận chung về khoa học và công nghệ: 3
2.4 Khoa học: 3
2.5 Công nghệ: 3
2.6 Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ: 3
6. Đổi mới công nghệ: 4
3.1.Các hình thức đổi mới công nghệ: 4
3.1.3 Đổi mới sản phẩm: 4
3.1.4 Đổi mới quy trình sản xuất 4
II. VAI TRÒ CỦA KH&CN VỚI TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ: 5
4. Hàm sản xuất và yếu tố công nghệ 5
4.1 Hàm sản xuất Cobb_Douglas và tiến bộ công nghệ: 5
4.2 Mô hình Solow và tiến bộ công nghệ: 5
4.2.1 Mô hình Solow: Mô hình Solow được xây dựng trên tư tưởng tự do của trường phái Tân cổ điển và kết hợp với mô hình Harrod_Dommar. 5
4.2.2 Mô hình Solow trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật: 6
5. Vai trò của khoa học và công nghệ: 7
5.1 Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế 7
5.2 Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 7
5.3 Tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường 8
5.4 Khoa học và công nghệ là một công cụ mạnh đối với phát triển con người: 8
5.5 Có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh: 9
5.6 Góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của xã hội 10
6. Các nhân tố tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ: 10
3.1. Môi trường thể chế, chính sách: 10
3.2.Vốn: 10
3.3.Quan hệ quốc tế: 11
3.4.Nhân lực: 11
CHƯƠNG II : VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 12
III. TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM: 12
1.Khoa học xã hội và nhân văn: 12
2.Khoa học tự nhiên: 13
3.Tác động của khoa học công nghệ trong các ngành KTQD 13
IV. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƯỚC TA: 14
1.Tổng quan chung về công nghệ thông tin 14
1.1. Khái niệm và các thành phần của công nghệ thông tin: 14
1.2.Tác động của công nghệ thông tin: 15
1.2.1.Phân tích đánh giá các nguồn lực: 15
1.2.2.Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực 15
1.2.3.Phát triển viễn thông và thông tin liên lạc nói chung: 15
1.2.4.Đối với hoạt động quản lý: 16
2. Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới: 16
4.1 Chỉ số xã hội thông tin: 16
2.2.Tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm 16
2.3.Chỉ số sẵn sàng kết nối:(NRI) 16
2.4.Chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử: 17
2.5.Sếp hạng về chính phủ điện tử 17
2.6.Gia công phần mềm – dịch vụ 17
3- Thực trạng công nghệ thông tin ở Việt Nam 18
3.1.Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam 18
3.2.Tình hình xuất nhập khẩu 18
3.3.Công nghiệp phần mềm, phần cứng 19
3.4.Viễn thông Internet 19
4. Vai trò của công nghệ thông tin với quá trình phát triển của Việt Nam 20
4.1. Đối với hội nhập kinh tế quốc tế: 20
4.2.Đối với tăng trưởng kinh tế: 20
4.3.Đối với quản lý: 21
4.4.Đối với các vấn đề giáo dục, y tế văn hoá, xã hội: 22
CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM 24
I-CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010: 24
II-GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU TRONG CHIẾN LƯỢC 26
1.C ác giải pháp về mặt nghiên cứu, triển khai: 26
2. Các giải pháp về nâng cao chất lượng chuyển giao công nghệ: 27
3-Các giải pháp tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ: 27
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
34 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5433 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vai trò của Khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay phát triển lâu bền đang là quan tâm sâu sắc của toàn nhân loại. KH & CN góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Những đóng góp có tính chất quyết định của KH & CN vào thúc đẩy sản xuất, nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh là điều đã quá rõ ràng. Ngoài ra sự phát triển của KH&CN đ ã giảm bớt sự lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường; khắc phục những hậu quả tiêu cự do sản xuất xã hội mang lại giúp cho tăng trưởng kinh tế không những nhanh mà còn an toàn.
Đối với mục tiêu sinh thái, trước tiên KH & CN cung cấp cho con người những tri thức về môi trường thiên nhiên, qua đó giúp con người có cơ sở để xây dựng ý thức sinh thái. KH & CN giúp con người cập nhập được thông tin về môi trường từ đó con người có thể chủ động phòng tránh, khắc phục để giảm thiểu những hậu quả xấu, những rủi ro không đáng có.
Bản thân KH & CN đang có tác động rất mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc lên sự phát triển của xã hội loài người. KH&CN đặc biệt là CNTT góp phần to lớn đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng, bình đẳng trong xã hội, tự do dân chủ: giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận với các thông tin hơn, tạo ra một cơ chế phản ánh tiếng nói của người dân đặc biệt là của người nghèo đến chính phủ hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng của các dịch vụ công.
Các nhân tố tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ:
Môi trường thể chế, chính sách:
Các cơ chế chính sách có tác động là động lực và kích thích cả về cung lẫn cầu trên thị trường công nghệ.
Về phía cung: chính sách có tác động rất lớn đến nguồn cung của khoa học công nghệ. Nếu có một cơ chế chính sách thích hợp về chế độ tuyển dụng, đãi ngộ đối với các nhà khoa học thì chúng ta sẽ thu hút được rất nhiều nhà khoa học và công nghệ, tránh tình trạng chảy máu chất xám. Chính sách về bản quyền, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp phần mềm... Tất cả những chính sách đấy có tác động làm cho nguồn cung của KH&CN tăng lên, ngược lại sẽ làm cho nguồn cung bị giảm sút.
Về phía cầu : với một môi trường kinh tế tự do cạnh tranh lành mạnh, với việc đổi mới cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước .. từ đó tác động buộc các doanh nghiệp phải đẩy mạnh việc áp dụng khoa học và công nghệ. Với những chính sách tín dụng ưu đãi, thực hiện chế độ khấu hao nhanh nhằm đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ làm cho nhu cầu khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp tăng lên kích cầu của khoa học và công nghệ.
Vốn:
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học đòi hỏi rất nhiều vốn: từ đầu tư cho cơ sở nghiên cứu: trang bị thiết bị, phòng thí nghiệm đến quá trình tiến hành nghiên cứu, các cuộc thử nghiệm điều tra đều cần rất nhiều kinh phí. Không những thế việc triển khai để đưa những một số công nghệ mới, ứng dụng các đề tài khoa học - công nghệ vào trong đời sống cũng đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn. Vì vậy vốn có tác động rất lớn đến việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học - công nghệ.
Vốn có tác động vào việc tiến hành đổi mới, cải tiến sản phẩm trong các doanh nghiệp qua việc tiến hành đầu tư cho nghiên cứu. Vốn đầu tư nhiều hay ít quyết định phần lớn về tranh thiết bị, máy móc trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp.
Quan hệ quốc tế:
Quan hệ quốc tế có tác động trự tiếp đến việc hợp tác đầu tư, phát triển khoa học công nghệ giữa các quốc gia. Nó tác động đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư FDI, làm tăng số dự án FDI vào trong nước, qua đó không những tăng được nguồn vốn đầu tư mà quan trọng hơn là gia tăng được số công nghệ chuyển giao, đẩy nhanh tiến bộ khoa học công nghệ.
Quan hệ quốc tế còn tác động đến việc giao lưu, trao đổi giữa các tổ chức khoa học công nghệ trong nước và các tổ chức khoa học công nghệ nước ngoài, tăng cường việc thu hút các nguồn lực tri thức từ bên ngoài để nâng cao năng lực và trình độ trong nước
Nhân lực:
Có thể nói đối với việc phát triển khoa học và công nghệ thì nguồn nhân lực đóng vai trò tác động trực tiếp. Nguồn nhân lực trong công tác nghiên cứu có tác động đến chất lượng của các đề tài khoa học và công nghệ được sự chính xác về nghiên cứu trong khoa học tự nhiên hay khả năng ứng dụng cao trong các công trình nghiên cứu KHXHNV và KH&CN. Trình độ, khả năng và cả đạo đức của đội ngũ thẩm định các công nghệ tác động to lớn đến chất lượng của các công nghệ được đưa vào ứng dụng qua đó làm tăng hiệu quả của các công nghệ tăng trưởng kinh tế.
Trình độ kỹ thuật, kỹ năng của đội ngũ lao động có tác động đến việc sử dụng các công nghệ mới có hiệu quả hay không. Một công nghệ tiên tiến nhưng đội ngũ lao động ở trình độ thấp thì sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng thấp có khi không những không phát huy được hiệu quả của công nghệ mà còn gây ra nhiều thiệt hại to lớn.
CHƯƠNG II : VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM:
Khoa học xã hội và nhân văn:
Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực KHXHNV đã có tác động tích cực và đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Về những vấn đề KT – XH: KHXHNV cung cấp các luận cứ khoa học cho quá trình hoạch định đường lối, chiến lược, chính sách phát triển và việc triển khai thực hiện chúng. Như làm rõ bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; các vấn đề xã hội và xu hướng biến đổi xã hội trong trong tiến trình đổi mới từ đó xây dựng cơ sở khoa học cho việc lựa chọn chiến lược phát triển KT – XH cho các vùng trong giai đoạn 2020.
Về lĩnh vực chính trị, một số đề tài nghiên cứu đưa ra quan niệm mới về Nhà nước pháp quyền hướng tới một nền chính trị XHCN và Nhà nước XHCN với mục tiêu là duy trì bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân của Nhà nước, phát huy cao độ dân chủ XHCN và nâng cao hiệu lực quản lý và điều hành... [2003 tr 104,105]
Về vấn đề văn hoá, dân tộc, tôn giáo, các đề tài đã đi sâu vào nghiên cứu về văn hoá, con người và nguồn nhân lực Việt Nam. Một số công trình được đánh giá có giá trị văn hoá cao như các dự án điều tra, sưu tầm, bảo tồn, khai thác và phát huy các di sản văn hoá quý báu của dân tộc: dự án tổng thể về Hán nôm, Dự án sử thi Tây Nguyên, Dự án tư liệu văn học Việt Nam 10 thế kỷ... Ngoài ra còn có những đề tài nghiên cứu dân tộc, tôn giáo ở các vùng các dân tộc miền núi phía Bắc, Tây nguyên và Tây Nam Bộ đã được triển khai. Các đề tài về dân tộc tôn giáo đã góp phần giúp đỡ việc tiến hành thực hiện dự án 133 và 135 phù hợp với văn hóa của các dân tộc; đảm bảo việc thực hiện mục tiêu công bằng xã hội
Về những vấn đề quốc tế: một số đề tài nhiệm vụ khoa học đã tiến hành nghiên cứu dự báo xu hướng phát triển và biến đổi tình hình kinh tế và chính trị quốc tế, những vấn đề có tính toàn cầu, chiến lược phát triển của các nước lớn, làm rõ các thách thức, thời cơ phát triển, cơ chế tác động của cá xu hướng quốc tế đến sự phát triển của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được nhiều kiến nghị có giá trị, góp phần xây dựng chính sách đối ngoại, nhất là chính sách kinh tế, lộ trình gia nhập các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam.
Khoa học tự nhiên:
Hàng năm có hàng trăm công trình nghiên cứu thuộc hoạt động nghiên cứu cơ bản. Năm 2001 có 536 nhiệm vụ, năm 2002 con số này đã tăng lên 709 nhiệm vụ và đến năm 2003 thì đã có đến 778 đề tài được tiến hành . Các đề tài này tập trung chủ yếu đi sâu nghiên cứu những kiến thức cơ bản, tạo cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học ... Như các đề tài về toán học đã đưa ra một số phương pháp luận về ứng dụng các mô hình điều kiện, quản lý, dự báo trong công nghệ v.v . Trong tin học đã cung cấp một số phương pháp phát hiện tri thức từ dữ liệu: phương pháp hỗ trợ phần mềm, nhận dạng văn bản... Về vật lý đã phát triển một số phương pháp thực nghiệm mới về nghiên cứu bán dẫn nanô, phương pháp mô hình hoá vật liệu tổ hợp ... Về hoá học đã xác định được tính chất và hoạt tính của một số xúc tác trong công nghệ lọc dầu, quy luật chiết và hiệu ứng tăng cường chiết của các nguyên tố đất hiếm. Về khoa học sự sống kết quả nghiên cứu về sinh học phân tử, di truyền học đã bước đầu được ứng dụng trong y học, trồng trọt và chăn nuôi... Đặc biệt các năm gần đây các đề tài về khoa học trái đất đã tiến hành nghiên cứu xác định các nguyên nhân và cơ chế hình thành các tai biến địa chất ở vùng miền núi phía Bắc và đề xuất các giải pháp phòng tránh; đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp phòng tránh, hạn chế lũ lụt, đánh giá các tác nhân gây lũ lụt và xây dựng các bản đồ chuyên cảnh báo lũ lụt.
Tác động của khoa học công nghệ trong các ngành KTQD
Kết quả trong các chương trình khoa học công nghệ đã góp phần tích cực làm tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, nông – lâm - thuỷ sản, bưu chính - viễn thông và y tế.
Trong nông nghiệp, các nhà khoa học đã tạo được hàng trăm giống cây trồng, vật nuôi, đưa máy móc vào trong sản xuất cơ giới hoá, điện khí hoá nông nghiệp làm tăng năng suất nông nghiệp. Mặt khác việc nâng đầu tư công nghệ trong việc bảo quản nông sản phẩm đã góp phần nâng cao giá trị của hàng hoá nông sản, làm tăng thu nhập cho người nông dân
Trong lâm nghiệp, nhờ áp dụng KH & CN, nhiều địa phương, lâm trường, nông dân đã trồng rừng kinh tế có lãi. Đặc biệt công nghệ gen đã góp phần giữ lại những giống cây lâm nghiệp quý hiếm.
Trong thuỷ sản, KH&CN đã góp phần đáng kể giúp ngành thuỷ sản đạt sản lượng xuất khẩu hơn 2 tỷ $/ năm. Mới đây, chúng ta đã thành công trong việc sản xuất các giống cua biển, ốc hương, cá song mở ra triển vọng mới cho phát triển sản xuất các mặt hàng có giá trị kinh tế cao
Trong y tế, KH&CN đã tập trung vào hai hướng quan trọng là chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và ứng dụng công nghệ hiện đại trong chuẩn đoán và điều trị. Kết quả nổi bật nhất là đã làm chủ việc sản xuất 9/10 loại vắc xin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng, thay thế 80% vắc xin nhập ngoại, góp phần giảm tỷ lệ mắc một số bệnh.
Trong công nghiệp, đã làm chủ được các công nghệ trong ngành cơ khí và tự sản xuất được các thiết bị công nghệ gia công, công nghệ hàn, mạ, sơn và ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong thiết kế và sản xuất các sản phẩm cơ khí... Làm tăng năng suất sản xuất, các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chi phí sản xuất giảm. Nhiều ngành công nghiệp mới ra đời, các ngành công nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao.
Trong giao thông vận tải, nhờ đổi mới công nghệ, trong đó có nhiều công nghệ và thiết bị đo trong nước nghiên cứu tạo ra, ngành đã có nhiều thành quả. Ví dụ: ngành đóng tàu đã có bước tiến vượt bậc, tổng sản lượng của Tổng công ty tàu thuỷ năm 2004 đạt 7.500 tỷ đồng, tăng 17 lần so với năm 1996
Trong xây dựng, từ chỗ tiếp nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ, đến nay đã có khă năng tự thiết kế và thi công bằng các công nghệ tiên tiến nhất. Nhờ vậy các sản phẩm của ngành xây dựng có thể cạnh tranh được với hàng ngoại đồng thời duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.
VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƯỚC TA:
Tổng quan chung về công nghệ thông tin
Khái niệm và các thành phần của công nghệ thông tin:
Nhìn một cách toàn diện công nghệ thông tin gồm ba phần : tin học, viễn thông và quản trị. Về cơ bản, tin học lo việc xử lý dữ liệu, viễn thông lo việc nhận và phát dữ liệu, còn quản lý quyết định dữ liệu nào cần nhận, phát hay xử lý. Nói một cách rõ hơn thì quản lý chọn loại dữ liệu nào để nhận, xử lý thành thông tin, rồi phát thông tin đó đi. Về mặt thực tế, công nghệ thông tin bao gồm tất cả các hoạt động liên quan tới ba lĩnh vực đó, về phần cứng cũng như phần mềm; phần mềm ở đây được hiểu theo nghĩa tổng quát bao gồm cả các dịch vụ kèm theo. Chính vì tính bao trùm này mà công nghệ thông tin đã xâm nhập vào nền kinh tế của mọi nước.
Công nghệ thông tin là ngành công nghệ cao cơ bản có vai trò đặc biệt trong lực lượng sản xuất mới đặc trưng cho thời đại mới, thời đại thông tin.
Tác động của công nghệ thông tin:
Phân tích đánh giá các nguồn lực:
Công nghệ thông tin góp phần tác động đến việc tiến hành phân tích đánh giá các nguồn lực của đất nước – các nguồn lực tự nhiên và cả các nguồn nhân lực; các nguồn tài nguyên tái tạo lẫn không tái tạo được: nguồn tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên rừng, thuỷ hải sản, tài nguyên khoáng sản...
Công nghệ thông tin với các thiết bị tiên tiến của mình, đặc biệt là internet và viễn thông đã góp phần làm cho quá trình phân tích và đánh giá các nguồn lực được dễ dàng hơn, ít tốn kém hơn, đạt hiệu quả cao hơn, chính xác hơn.
Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực
Không những, công nghệ thông tin góp phần to lớn vào việc phân tích và đánh giá các nguồn lực mà nó còn có tác dụng giúp sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực. Thông qua hệ thống máy tính việc kiểm soát dụng nguồn lực chính xác đúng định hướng tránh lãng phí.
Đặc biệt với nguồn nhân lực, việc kiểm soát bằng máy tính, đánh giá năng lực từ đó có thể phân công đúng người đúng việc. Qua hệ thống thông tin người lao động có thể tìm kiếm thông tin về công việc phù hợp với mình một cách nhanh chóng cũng như các doanh nghiệp có thể tuyển dụng những lao động như mong muốn dễ dàng hơn.
Phát triển viễn thông và thông tin liên lạc nói chung:
Trong xã hội ngày nay viễn thông và thông tin liên lạc là một phần tất yếu không thể thiếu được của đời sống con người, ngoài ra thông tin có một vị trí cực kỳ quan trọng, mang tính quyết định đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Công nghệ thông tin phát triển góp phần làm cho việc liên lạc ngày càng dễ dàng hơn rút ngắn khoảng cách tương đối của thế giới, nó cũng góp phần làm tăng đường truyền viễn thông nhanh hơn.
Công nghệ thông tin cũng tác động làm phát triển mạng thông tin quốc gia, mạng truyền thông, mạng máy tính, mạng quốc tế; kết nối mọi người gần nhau hơn, thông tin cập nhật kịp thời, chính xác hơn.
Đối với hoạt động quản lý:
Nhờ có sự trợ giúp của CNTT thông qua mạng Internet, các máy tính điện tử mà người ta đã tiến hành công tác tổ chức và quản lý một cách sâu sắc, toàn diện cả ở tầm vĩ mô lẫn ở tầm vi mô. Các thông tin mệnh lệnh từ người quản lý có thể trực tiếp đi đến người bị quản lý bằng mạng máy tính mà không phải qua các khâu trung gian nhờ vậy các mệnh lệnh, thông tin vừa được chuyển tải nhanh chóng, lại vừa không bị thất lạc trên đường đi. Do vậy các hoạt động quản lý như quản lý kinh tế, quản lý hành chính, quản lý môi trường được dễ dàng và có hiệu quả hơn.
Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới:
Chỉ số xã hội thông tin:
Chỉ số này đánh giá mức độ phát triển Xã hội thông tin do IDC và World Time xếp hạng, dựa trên 15 yếu tố liên quan đến 4 lĩnh vực: hạ tầng Máy tính, hạ tầng Internet, hạ tầng thông tin và hạ tầng xã hội.
Trong danh sách 2003 là năm đầu tiên Việt Nam được xếp hạng ISI cùng với 53 nước khác và đứng ở cuối danh sách (53/53). Xếp hạng năm 2004 được công bố tháng 11/2004 (Information Society Index 2004: Rankings and Data, IDC), Việt Nam được xếp thứ 52/53, lên 1 bậc (trên Indonesia).
Tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm
Tháng 5/2005, BSA và IDC công bố báo cáo về tình hình vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu năm 2004. Báo cáo của BSA (Liên minh Doanh nghiệp Phần mềm) cho biết tỷ lệ vi phạm của Việt Nam năm 2004 là 92% - giữ nguyên so với trước đó một năm, và là nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới với giá trị vi phạm 55 triệu USD. Giá trị phần mềm bất hợp pháp dùng ở Việt Nam năm 2004 là 55 triệu USD - tăng 14 triệu USD so với con số 41 triệu USD cách đó một năm.
Chỉ số sẵn sàng kết nối:(NRI)
NRI là ''mức độ chuẩn bị của một nước hay cộng đồng để tham gia và hưởng lợi từ các phát triển của CNTT”. Chỉ số này do WEF công bố và được tính từ ba yếu tố: môi trường điều phối và kinh tế vĩ mô cho ICT; sự sẵn sàng của cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ cho việc sử dụng và thụ hưởng ICT và mức sử dụng ICT. Xếp hạng NRI của Việt Nam qua các năm
2001 – 2002
2002 – 2003
2003- 2004
2004- 2005
Điểm sô NIR
2.42
2.96
3.13
- 0.46
Sếp hạng NIR
74/75
71/82
68/102
68/104
Nguồn: WEF, 2002-2005
Chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử:
Đây là xếp hạng của Economist Intelligence Unit (thuộc tạp chí The Economist – Anh) dựa trên các tiêu chí về cơ sở hạ tầng công nghệ, môi trường kinh doanh, sự chấp nhận thương mại điện tử của doanh nghiệp và cá nhân, các điều kiện văn hóa - xã hội, môi trường chính sách và pháp luật và dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử. Trong danh sách E-Readiness công bố tháng 4/2005, Việt Nam xếp hạng thứ 61 trong 65 nước
Việt Nam trong xếp hạng của EIU qua các năm
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Điểm số EIU
2.76
2.96
2.91
3.35
3.06
Thứ hạng EIU
58/60
56/60
56/60
60/64
61/65
Nguồn: The EIU Ebusiness Forum, 2000-2005
Sếp hạng về chính phủ điện tử
Chỉ số CPĐT đo năng lực và mức độ sẵn sàng của từng quốc gia trong việc xây dựng CPĐT dựa trên nền tảng CNTT và truyền thông phát triển đất nước. Năng lực được đánh giá qua mức độ đầu tư tài chính, hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách, tổ chức quản lý; còn mức độ sẵn sàng được đánh giá qua khả năng cung cấp thông tin và tri thức cho dân chúng và doanh nghiệp.
Báo cáo mới nhất của UNPAN (mạng lưới trực truyến về hành chính công và tài chính của Liên Hợp Quốc) công bố tháng 2/2005 cho thấy, chỉ số CPĐT của Việt Nam trong năm 2004 là 0.338 - xếp thứ 112 trên tổng số 191 nước, thấp hơn điểm số trung bình (0.413) của 191 nước và tụt 15 bậc so với thứ hạng 97 được xếp năm 2003. Nguyên nhân của sự giảm sút này của Việt Nam được Liên Hiệp Quốc chỉ ra khá rõ: ”Các thông tin và dịch vụ trực tuyến liên quan đến giáo dục đào tạo đã triển khai từ năm 2003 nhưng đến thời điểm khảo sát năm 2004 thì không thấy đâu cả” (Báo cáo của UNPAN, trang 34).
Gia công phần mềm – dịch vụ
Tháng 3/2004, CIO Insight công bố báo cáo Global Outsourcing 2005 đánh giá thực trạng và tiềm năng các nước trong lĩnh vực gia công phần mềm. Trong báo cáo này công bố 2 chỉ số: Global Opportunity Rank (GOI - Chỉ tiêu về khả năng gia công phần mềm năm 2005) và Future Opportunity Rank (FOI - Chỉ tiêu về tiềm năng gia công phần mềm năm 2015).
Trong bảng xếp hạng 20 quốc gia theo Global Opportunity Rank không có tên Việt Nam. Trong bảng xếp hạng theo Future Opportunity Rank, Việt Nam xếp thứ 17/30. Việt Nam được đánh giá cao về tiềm năng của nguồn nhân lực trẻ và các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp phần mềm của nhà nước.
Thực trạng công nghệ thông tin ở Việt Nam
Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam
Thị trường CNTT Việt Nam năm 2004 đạt con số 685 triệu USD, tăng trưởng 33% so với năm 2003, trong đó phần cứng tăng 32.9%, phần mềm/dịch vụ tăng 33.3%. Đây là con số tăng trưởng rất ấn tượng trong bối cảnh chỉ tiêu CNTT toàn cầu chỉ ở mức tăng trưởng 5%/năm. Đây cũng là năm có mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2001 đến nay.
Thị trường CNTT Việt Nam 1996-2004 (triệu USD)
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
150
180
200
220
300
340
400
515
685
%
20.0
11.1
10.0
36.4
13.3
17.6
28.8
33.0
Năm
Thị truờng Phần mềm /dịch vụ
Thị trường Phần cứng
Tổng (triệu USD)
2000
50
250
300
2001
60
280
340
2002
75
325
400
2003
105
410
515
2004
140
545
685
Tình hình xuất nhập khẩu
Năm 2004, theo số liệu của hải quan, kim ngạch nhập khẩu thiết bị tin học của Việt Nam được đánh giá là “cao nhất từ trước đến nay”. Nhận định này lại được lặp lại cho năm 2005, với kim ngạch nhập khẩu lên tới 912 triệu USD, tăng trưởng 203%, được đánh giá là năm rất khởi sắc của thị trường CNTT Việt Nam.
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Nhập khẩu phục vụ thị trường nội địa
204
230
277
338
462
Tăng trưởng (%)
N/A
12.7
20.4
25.6
32.4
Phần mềm nhập khẩu vẫn là con số bé nhỏ. Ước tính con số này vào khoảng 15 triệu USD, còn lại 125 triệu USD là giá trị phục vụ thị trường trong nước của ngành công nghiệp phần mềm nội địa. Giá trị gia công phần mềm xuất khẩu năm 2004 đạt con số 45 triệu USD, tăng 50% so với năm trước. Hai năm liên tiếp gia công/xuất khẩu phần mềm Việt Nam giữ được tốc độ tăng trưởng này. Giá trị phần cứng xuất khẩu đạt con số 660 triệu USD, trong đó xuất khẩu chủ đạo vẫn là các công ty 100% vốn nước ngoài
Công nghiệp phần mềm, phần cứng
Giá trị công nghiệp CNTT Việt Nam 2004 (triệu USD)
Năm
Phần mềm/dịch vụ nội địa
Phần mềm gia công/xuất khẩu
Phần cứng
2002
65
20
550
2003
90
30
700
2004
125
45
760
Ngành công nghiệp phần mềm/dịch vụ Việt Nam đạt doanh số 170 triệu USD trong năm 2004, trong đó 125 triệu USD phục vụ thị trường nội địa và 45 triệu gia công xuất khẩu, tăng 33.3% so với năm trước.
Công nghiệp phần cứng đạt doanh số 760 triệu USD, trong đó chủ yếu là xuất khẩu từ các công ty 100% vốn nước ngoài. Các công ty trong nước tăng với tỷ trọng lớn – tuy nhiên giá trị chưa cao. Trong số các máy tính thương hiệu Việt Nam mới chỉ có 2 thương hiệu vượt ngưỡng doanh số 5 triệu USD/năm.
Viễn thông Internet
Năm 2004-2005 là năm chứng kiến tốc độ phát triển nhanh của Internet - Viễn thông Việt Nam. Sau 12 tháng, số thuê bao Internet tăng 2.38 lần, số người dùng Internet tăng 1.6 lần, nâng tỷ lệ người dùng Internet Việt Nam lên 9.1%.
Vị trí độc tôn trong lĩnh vực dịch vụ Internet của VNPT đã bị chia xẻ khá nhiều, giảm hơn 10% sau 12 tháng, trong thời gian này FPT tăng thêm 7%, Viettel sau 12 tháng cũng tăng thêm 8% và từ tháng 8/2004 đã vượt qua Netnam và SaigonNet để đứng vững ở vị trí thứ 3, trong khi Netnam và SaigonNet suy giảm mạnh.
Phát triển người dùng Internet, 2000-2005
Dung lượng kết nối Internet quốc tế cũng tăng nhanh - gấp hơn 2 lần - trong 12 tháng qua, từ 1096 Mbps lên 2.301 Mbps
Trong 12 tháng qua, một điều có thể cảm nhận khá rõ trong lĩnh vực Internet – viễn thông là bùng nổ Internet băng rộng và các dịch vụ đi kèm - đặc biệt là dịch vụ giải trí (game online, âm nhạc trực tuyến…). Đây cũng sẽ là điểm nổi bật của bức tranh Internet - viễn thông Việt Nam trong 12 tháng tới.
Vai trò của công nghệ thông tin với quá trình phát triển của Việt Nam
Đối với hội nhập kinh tế quốc tế:
Trong tiến trình hội nhập kinh tế hiện nay cả ở khu vực và quốc tế thì Công nghệ thông tin và đặc biệt là thương mại điện tử được coi là chìa khoá để nước ta thực hiện hội nhập. Việc thực hiện kết nối Internet, thương mại điện tử, việc nâng cao đường truyền, giảm giá cước đã đưa con người Việt Nam tiến gần với thế giới; tiến hành xây dựng chính phủ điện đã nâng vị thế của Việt Nam lên trong con mắt của các quốc gia trên thế giới. Việc phát triển tin học, thương mại điện tử tạo thành tác động to lớn chứng tỏ nền kinh tế ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời từ năm 2000 trở lại đây, trong tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia , diễn đàn Kinh tế thế giới đã tăng tầm quan trọng của KH&CN đặc biệt là CNTT thông qua việc nâng tỷ trọng về năng lực công nghệ từ 1/7 lên 1/3 tổng số điểm đánh giá năng lực cạnh tranh của quốc gia, với tốc độ tăng trưởng CNTT của nước ta được đánh giá là một trong những nước cao nhất thế giới đã góp phần giúp Việt Nam được các nước đánh giá là rất có tiềm năng để phát triển và đồng ý giúp đỡ Việt Nam gia nhập WTO.
Đối với tăng trưởng kinh tế:
Cùng với việc tác động đến các ngành kinh tế quốc dân làm tăng năng suất của các ngành này góp phần vào việc đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Đồng thời với việc phát triển các doanh nghiệp phần mềm, việc tăng trưởng của ngành công nghiệp phần mềm dịch vụ, giá trị xuất khẩu phần cứng đạt 760 triệu USD và việc tăng trường của thị trường thông tin 33% ... Năm 2004 doanh số xuất khẩu của CNTT&TT là 1,4 tỷ USA, đóng góp của CNTT vào GDP là 1,68 tỷ USD và góp phần giúp đạt được tốc độ tăng trưởng GDP là //////// tỷ trọng đóng góp của CNTT vào tăng trưởng GDP ngày càng lớn. CNTT tác động đến tăng trưởng thông qua việc tác động đến tăng năng suất, tăng trưởng của các doanh nghiệp bằng việc ứng dụng công nghệ của mình vào việc sử dụng hiệu quả nguồn lực, giảm chí phí sản xuất dẫn đến giảm giá thành tăng lợi nhuận. Đặc biệt là tác động to lớn của thương mại điện tử (TM ĐT): theo các chuyên gia, ứng dụng TMĐT giúp DN giảm 50% chi phí giao dịch, tăng 20% - 30% lợi nhuận, mở rộng thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh, tiết kiệm được thời gian, vừa tăng cơ hội tiếp xúc với các đối tác, bạn hàng; mạng thương mại điện tử mới ra đời sẽ góp phần đáng kể trong công tác xúc tiến thương mại. Bởi vì TMÐT đem lại lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi sử dụng thương mại điện tử đã thu được những kết quả nhất định. Công ty thương mại An Dân (thuộc tập đoàn Gami) có 4 Website để kinh doanh ôtô, xe máy, du lịch, tranh ảnh nghệ thuật, bất động sản, là một trong những công ty thành công trên lĩnh vực này: đã có hàng trăm ngôi nhà được giao dịch và bán qua mạng. Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát Thành ở TP.HCM đã xuất sang Hà Lan 2 công ten nơ sản phẩm nhựa trị giá 100.000 USD chỉ nhờ một khách hàng tham quan trang Web của công ty này.
Doanh nghiệp đánh giá lợi ích của ứng dụng CNTT
Đối với quản lý:
Việc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của Khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam.doc