Đề án Vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở nước ta

Mục tiêu tổng quát của sự nghiệp CNH-HĐH của nước ta đã được xác định tại Đại hội lần thứ IX là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần vật chất cho nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ vản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Nghĩa là về cơ bản chúng ta phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đó là một nước có nền kinh tế mà trong đó lao động công nghiệp trở thành phổ biến trong các ngành và các lĩnh vực của nền kinh tế.Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế cả về GDP cả về lực lượng lao động đều vượt trội hơn so với nông nghiệp.

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắn thích hợp. Sau khi xác định được mục tiêu, quan điểm nội dung của công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế nước ta thì một vấn đề không kém quan trọng là đề ra những bước đi để đạt đến mục tiêu đó. Những bước đi trong công nghiệp hoá có thể nêu ra đại thể cho mỗi thời kì nhưng phải đạt được một số chỉ tiêu quan trọng như: thu nhập quốc dân tính theo đầu người, tỷ trọng của các ngành trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng đầu tư tỷ trọng xuất khẩu trong GDP. v. v. Mặt khác trong từng lĩnh vực cũng phải có những bước đi cụ thể. Có thể hình dung sự nghiệp công nghiệp hoá là một “cây mục tiêu” mà đỉnh của nó được lượng hoá bằng GDP tính theo đầu người. Các cành nhánh của nó là những mục tiêu quan trọng như: cơ cấu kinh tế, cơ cấu sở hữu. Mỗi mục tiêu có vị trí quan trọng khác nhau trong quá trình công nghiệp hoá, có tác động qua lại thúc đẩy nhau phát triển nhưng bao trùm nhất, quyết định nhất là làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Chỉ có Nhà nước mới có vai trò quyết định trong việc định hướng cũng như thực hiện các bước đi của quá trìng công nghiệp hoá nền kinh tế. Bởi vì chỉ có nhà nước mới có thể quyết định: Mục tiêu chiến lược và kế hoạch tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế trong từng giai đoạn. Huy động và phân bổ tập trung các nguồn lực cần thiết theo yêu cầu công nghiệp hoá, cân đối và điều chỉnh thường xuyên quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đề ra các chính sách cần thiết để khai thác mọi tiềm năng, nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện nhanh, mạnh, chắc quá trình công nghiệp hoá. Nhà nước tổ chức lại, xây dựng lại bộ máy quản lý đủ mạnh về cả chất lượng và số lượng để quản lý có hiệu quả, kiên quyết thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ công chức nhà nước, lựa chọn các cán bộ có khả năng, trình độ kinh nghiệm để đưa đất nước ta nhanh chóng tiến lên hiện đại hoá hệ thống quản lý nhà nước theo yêu cầu công nghiệp hoá. Nhà nước thực hiện việc quản lý qúa trình công nghiệp hoá bằng pháp luật và các văn bản dưới luật. Hoàn thiện và xây dựng mới các công cụ cần thiết như chế độ thống kê kế toán và kiểm toán, chế độ tài chính và báo cáo tài chính công khai chính xác để quản lý thống nhất. Nhà nước phối hợp, điều hoà các hoạt động trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân theo mục tiêu và định hướng đúng đắn đã được xác định, vì quá trình công nghiệp hoá chỉ có thể thành công khi có sự phối hợp cả về chiều ngang và chiều dọc. 1.2.2. Những vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH: Nhà nước như chiếc kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh tế, để thể hiện vai trò này, trước hết, Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho quá trình CNH-HĐH. Bằng cách đầu tư máy móc thiết bị Nhà nước đã đưa nền sản xuất từng bước hiện đại hoá. Đối với hệ thống pháp luật, Nhà nước cố gắng xây dựng và điều chỉnh hợp lý cho từng thời kỳ, an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, môi trường kinh doanh an toàn đó có được chỉ khi có sự can thiệp sâu sắc của Nhà nước. Những bước đi của CNH-HĐH cần phải có sự dẫn dắt hợp lý, phải có những kế hoạch, mục tiêu trong tưng giai đoạn, việc đó không thể do cá nhân đưa ra mà phai do toàn thể cá nhân trong xã hội đưa ra và cảm thấy phù hợp, đại diện là Nhà nước. CNH-HĐH bên cạnh những thuận lợi còn có những mặt trái của nó, thể hiện sâu sắc nhất là vấn đề chuyên môn hoá dẫn đến sự phân công lao động xã hội đôi khi không hợp lý. Sản xuất ngày càng hiện đại dẫn đến tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội…Đòi hỏi Nhà nước phải có sự phân công lao động hợp lý, giải quyết vấn đề việc làm và phúc lợi xã hội. Môi trường trong giai đoạn CNH-HĐH sẽ là vấn đề rất lan dải, bởi lẽ, với việc chạy theo lợi nhuận, các doanh nghiệp dường như quên đi nhiệm vụ bảo vệ môi trường của mình, Nhà nước phải khơi mào, đưa ra những chính sách để bảo vệ môi trường, khắc phục những mặt trái của CNH-HĐH. Đổi mới công nghệ sẽ tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ sản xuất, nhưng hiện nay việc này thực hiện rất khó khăn, do chi phí cho đổi mới công nghệ rất đắt, vì vậy các doanh nghiệp không thể tự đầu tư, đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp vốn, đầu tư hoặc cho vay, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với kỹ thuật hiện đại. 1.1.3. Nhiệm vụ của Nhà nước đối với CNH-HĐH: Trước hết, Nhà nước nước phải định hướng cho quá trình CNH-HĐH . Đó là việc nhất quán quan điểm CNH-HĐH, đề ra những nhiệm vụ kế hoạch, mục tiêu cho từng thời kỳ, từng giai đoạn. Nhà nước phải tạo những tiền đề cho CNH-HĐH. Nhà nước phải huy động tạo vốn nhằm tạo bước đầu vững chắc cho quá trình này, bên cạnh đó là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho CNH-HĐH bằng chính sách giáo dục hợp lý. Một mặt mạnh cho quá trình CNH-HĐH là vấn đề chính trị. Nhà nước phải giữ vững quan điểm chính trị của mình và tăng cường công tác giáo dục quần chúng để nhân dân vững tin vào con đường mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. 1.3: Kinh nghiệm của Trung Quốc về vai trò của Nhà nước đối với CNH-HĐH: Trung Quốc là một nước trong khu vực Đông Nam á có rất nhiều điểm tương đồng với chúng ta và có nhiều mối quan hệ với chúng ta trong quá trình lịch sử lâu dài. Vì vậy Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với chúng ta, hơn thế nữa vai trò quản lý của Nhà nước Trung Quốc đối với CNH-HĐH đã để lại cho chúng ta rất nhiều bài học kinh nghiêm. 1.3.1. Trung Quốc có thể chế giống chúng ta: Trước hết Trung Quốc có thể chế giống chúng ta, trước khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa(1/10/1949), Trung Quốc đã trải qua hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến và thực dân phong kiến, do đó nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Trước khi chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây xâm nhập, cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến Trung Quốc là nền kinh tế tự nhiên, nông nghiệp là nền tảng kinh tế, thủ công nghiệp phát triển phụ thuộc vào nông nghịêp và tồn tại chủ yếu với tư cách là nghề phụ trong gia đình. Do đó phân công lao động xã hội kém phát triển, kinh tế kéo dài trong tình trạng tự cấp, tự túc. Nửa đầu thế kỷ XIX, một vài yếu tố sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa nảy sinh ở Trung Quốc, từ đó các nước đế quốc đã nhảy vào xâu xé, phân chia những khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc, biến đất nước này thành xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Chế độ phong kiến và chế độ nửa thuộc địa nửa phong kiến, đã để lại di sản kinh tế nặng nề ở Trung Quốc. Đó là nền nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nhỏ bé, công nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 10% trong tổng sản lượng công nông nghiệp Trung Quốc trong những năm 1936-1949.Đó là thực trạng của nền kinh tế Trung Quốc vốn đã yếu kém, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. 1.3.2. Thành tựu của Trung Quốc khi thực hiện CNH-HĐH: Sau ngày giải phóng, nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trước nhiều khó khăn, sản xuẩt nông công thương nghiệp trong tình trạng giảm sút nghiêm trọng. Đến năm 1976, Trung Quốc chủ trương thực hiện “ Bốn hiện đại hoá”: Công nghiệp, nông nghiệp, khoa học – kĩ thuật và quốc phòng.Thực hiện chủ trương trên, Trung Quốc cố gắng tăng nhanh tích luỹ, đẩy mạnh nhập khẩu thiết bị và vay vốn của nước ngoài. Tỷ lệ tích lũy trong thu nhập quốc dân tăng lên tới 36,5%, Trung Quốc tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ bản, năm 1978 là 45 tỷ nhân dân tệ, bằng 1,5 lần 1977. Nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc chủ yếu tập trung cho những ngành công nghiệp hiện đại.Tuy nhiên những diễn biến kinh tế ở Trung Quốc từ 1976 đến 1978 phản ánh sự nôn nóng, là quá trình tiếp nối chủ trương “đại nhảy vọt” trước đây.Do vậy, dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế xét trên phương diện cơ cấu và hiệu quả.Trong thời gian thực hiện “Bốn hiện đại hoá”, tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp trong nền kinh tế có sự thay đổi. Nông nghiệp năm 1957 chiếm tỷ trọng 44%, năm 1978 chỉ còn khoảng 28%; tỷ trọng công nghiệp tăng từ 56% lên 72% trong tổng giá trị sản lượng công nông nghiệp. Hơn 20 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng cao, tiềm lực của nền kinh tế đất nước không ngừng được tăng cường.Từ 1979 đến 1997, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 9,8%.Giá trị tổng sản phẩm trong nước năm 1978 là 362 tỷ nhân dân tệ, năm 1997 là7477,2 tỷ nhân dân tệ, đứng hàng thứ 7 thế giới. Trung Quốc đã vươn lên đứng đầu trong một số lĩnh vực kinh tế. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc không ngừng tăng lên, năm 1978 là 167 triệu USD, năm 1998 là144,9 tỷ USD,đứng thứ 2 thế giới sau Nhật bản.Trung Quốc 1.3.3. Rút ra bài học với Việt Nam: Để đạt được những thành tựu to lớn đó, sự quản lý kinh tế của Nhà nước Trung Quốc là điều rất đáng kể. Đi cùng với những thăng trầm của nền kinh tế, Nhà nước đã có những chính sách như chính sách mở cửa được thông qua hội nghị lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (9/1982) : “ Chính sách mở cửa là đường lối chiến lược không thay đổi, là một điều kiện cơ bản để hiện đại hoá”. Để phát triển công nghiệp, Trung Quốc đã tiến hành cải cách thể chế chính sách trong công nghiệp để tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của các loại hình doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Trung Quốc xác định doanh nghiệp Nhà nước là trụ cột của hệ thống công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung. Năm 1994, Trung Quốc tiến hành cải cách thể chế doanh nghiệp Nhà nước , Nhà nước tập trung quản lý các doanh nghiệp Nhà nước then chốt, liên quan đến quốc kế dân sinh, các doanh nghiệp nhỏ cho phép bán, cho thuê, hay sáp nhập giải thể. Năm 1993, các doanh nghiệp Nhà nước thí điểm chế độ cổ phần lên tới 3000 đơn vị. Bên cạnh đó Nhà nước đã quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế vĩ mô để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư nhân. Những chính sách đó cũng có những tác dụng tích cực đối với Việt Nam khi chúng ta áp dụng phương pháp này, như chính sách về cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc khu vực quốc doanh. Hệ thống pháp luật của chúng ta cũng đang dần hoàn thiện tạo môi trường kinh doanh an toàn cho các công ty. Chương 2: Thực trạng vai trò của nhà nước đối với CNH-HĐH trong thời gian qua và những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam thời gian tới: 2.1. Thực trạng vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở nước ta: 2.1.1. Định hướng CNH-HĐH: Mục tiêu tổng quát của sự nghiệp CNH-HĐH của nước ta đã được xác định tại Đại hội lần thứ IX là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần vật chất cho nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ vản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Nghĩa là về cơ bản chúng ta phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đó là một nước có nền kinh tế mà trong đó lao động công nghiệp trở thành phổ biến trong các ngành và các lĩnh vực của nền kinh tế.Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế cả về GDP cả về lực lượng lao động đều vượt trội hơn so với nông nghiệp. Để thực hiện mục tiêu trên, trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế, công nghiệp hoá cần phải thực hiện được những mục tiêu cụ thể nhất định. Trong điều kiện khả năng về vốn vẫn hạn hẹp, nhu cầu về công nghiệp ăn việc làm rất bức bách, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội phát triển, tăng trưởng chưa thật ổn đinh.Chiến lược của Nhà nước ta là cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, ra sức phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản. Đối với việc đào tạo nguồn nhân lực cho CNH-HĐH, Nhà nước ta đã đề ra những mục tiêu cơ bản sau: Mục tiêu thứ nhất là nâng cao mặt bằng dân trí. Vận động thanh thiếu niên dưới 23 tuổi đi học để nâng số năm đi học trung bình của người dân ở mức 5 hiện nay lên 9 vào năm 2020. Mặt bằng dân trí được nâng lên và biểu hiện của nó là người có trình độ văn hoá phổ thông nắm được kiến thức khoa học công nghệ cơ bản. Thứ hai là tăng học sinh các cấp học liên tục. Thứ ba là nâng tỉ lệ những người có trình độ cử nhân tiến sĩ ngang bằng với các nước trong khu vực. Mục tiêu thứ hai là đào tạo nguồn nhân lực. Tập trung trước hết vào đào tạo hướng nghiệp cho học sinh một cách thiết thực. Để cho mọi người có kĩ năng lao động kĩ thuật liên tục tăng lên 30% vào năm 2020. Tăng tỉ lệ lao động được đào tạo nghề ở mức 60% năm 2020. Mục tiêu thứ ba là bồi dưỡng nhân tài. Vì nhân tài là động lực của sự phát triển tạo nên các thế mạnh trong hợp tác và cạnh tranh quốc tế. Để bồi dưỡng nhân tài Nhà nước chủ trương thành lập một bộ phận giáo dục có chất lượng cao có quy mô và chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế đó là các trường điểm ở bậc học phổ thông và một số trường đại học quốc gia đào tạo đa nghành. Nâng dần tỉ lệ học sinh ở các trường này lên 20% vào năm 2020. Song song với đào tạo ở trong nước bồi dưỡng đào tạo ở nước ngoài cũng rất quan trọng, phải thường xuyên cử các cán bộ khoa học quản lí chủ chốt đi đào tạo ở nước ngoài. 2.1.2. Đưa ra chính sách Chính sách huy động vốn: GNP bình quân tính theo đầu người ở nước ta hiện nay vẫn thuộc nhóm thấp nhất nhất thế giơí (200 USD/người) và mức tích luỹ mới đạt 8% GNP còn đầu tư so với GNP chỉ hơn 10%.Trong khi đó các nhà kinh tế tính toán rằng: Yêu cầu tích luỹ đầu tư dể CNH phải đạt 20% GNP. Do vậy việc hình thành một chiến lược tổng thể để tăng tích luỹ đầu tưvà huy động vốn có ý nghĩa quyết định đối với quá trình CNH-HĐH đất nước, đặc biệt là vai trò huy động vốn và đầu tư nhà nước từ ngân sách để vừa kích thích đầu tư trong nước và từ nước ngoài vừa tạo ra môi trường kinh doanh của các thành phần kinh tế. Vì vậy, hiện nay Nhà nước ta đang huy động các nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Về vốn trong nước, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách như chính sách về thuế, bảo hiểm và lãi suất. Trong những năm gần đây, quy mô ngân sách Nhà nước không ngừng tăng lên nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau, nhưng chủ yếu qua huy động thuế và phí, chiếm tới trên 90% các khoản thu ngân sách hàng năm. Sự chuyển biến về chính sách tài chính đã làm thay đổi lớn trong cơ cấu vốn đầu tư nước ta. Trước kia nguồn vốn chỉ toàn từ ngân sách nhưng khi sang kinh tế thị trường thì các nguồn vốn được giải phóng và làn sóng đầu tư dâng lên mạnh mẽ ở tất cả các khu vực. Nếu như năm 1988 tỉ lệ đầu tư của nền kinh tế chỉ đạt 8,9% GDP thì đến năm 1991 tỉ lệ tiết kiệm là 10,1% và tỉ lệ đầu tư là 15%. Năm 1994 tỉ lệ tương ứng là 16,7% và 24%. Tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư đều tăng nhanh và mạnh ở cả hai khu vực Nhà nước và tư nhân. Nếu như năm 1991 phần thu ngân sách của chính phủ vấn chưa đủ chi thường xuyên thì năm 1992 đã bắt đầu có tiết kiệm và năm 1994 tỉ lệ tiết kiệm là 4,5% GDP. khu vực tư nhân năm 1994 tỉ lệ tiết kiệm của hộ gia đình đạt trên 11% GDP trong đó tự đầu tư của khu vực này đạt 6,5% GDP phần còn lại được cung cấp cho khu vực doanh nghiệp và chính phủ. Tuy nhiên một phần đáng kể 5% GDP được đầu tư vào xây dựng nhà ở do đó phần chi cho đầu tư phát triển kinh tế còn thấp. Trong 5 năm 1991 - 1995 ước tính huy động vốn nguốn vốn đầu tư cho phát triển của toàn xã hội đạt khoảng 15 - 16 tỉ USD trong đó Nhà nước chiếm 43% ( bao gồm đấu tư từ ngân sách Nhà nước tín dụng đầu tư Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước tự đầu tư ) phần vốn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 37% đầu tư của dân là 20%. Chính phủ đầu tư nhiều hơn cho hạ tầng kinh tế xã hội. Đầu tư của nhân dân dẫn tới nhiều cở sở sản xuất của tư nhân được hình thành và hoạt động có hiệu quả phần lớn là có quy mô nhỏ và vừa nhưng cũng có một số doanh nghiệp tư nhân lớn thu hút nhiều lao động. Về nguồn vốn nước ngoài, hiện nay phần lớn là vốn ODA và FDI: Đầu tư trực tiếp (FDI): Tổng vốn đầu tư tuy tăng nhanh tăng 50% hàng năm trong thời kì 1989-1995 nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và khả năng phát triển thị trường vốn cho quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam. Tổng vốn đầu tư được thực hiện chiếm tỉ trọng 34% vốn đăng kí tương đối khá nhưng đó chưa phải là tỉ trọng cao nhất có thể đạt được do nhiếu nguyên nhân gây chậm trễ việc thực hiện dự án như kéo dài thời gian xét cấp đất giải phóng mặt bằng và nhiều thủ tục rườm rà khác. Hệ thống chính sách chưa hoàn thiện thiếu đồng bộ, không đủ mức cụ thể thường hay thay đổi, đặc biệt việc thi hành pháp luật còn tuỳ tiện. Quy hoạch kinh tế và lãnh thổ kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài chưa được xác định cụ thể triển khai chậm chạp gây bị động cho cả hai phía đầu tư và xét duyệt dự án. Hiện nay Việt Nam chưa có nhiều đối tác mạnh có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Việc góp vốn của bên Việt Nam trong nhiều dự án quá thấp, chủ yếu bằng quyền sử dụng đất. Trong một số dự án bên nước ngoài góp vốn bằng thiết bị công nghệ lạc hậu với giá cao và bên Việt Nam còn có nhiều sơ hở trong tiêu thụ sản phẩm. Viện trợ phát triển chính thức (ODA ): Thời kì 1991-1995 giá trị ODA cho Việt Nam bình quân mỗi năm đạt khoảng 480 triệu USD. Thực tế cho thấy tiềm năng vốn nước ngoài tuy lớn nhưng việc khai thác huy động còn nhiều khó khăn và còn đang ở mức thấp. Tháng 11 - 1993 các nhà tài trợ tại Hội nghị quốc tế tại Pari cam kết hỗ trợ phát triển 1,86 tỉ USD vào tháng 11 - 1994 nhóm tư vấn cam kết hỗ trợ phát triển 1,95 tỉ USD. Vấn đề là phải giải ngân, tiếp nhận nhanh chóng và sự dụng có hiệu quả Việt Nam vẫn trong tình trạng thiếu quy hoạch chung về kêu gọi ODA làm cơ sở cho việc vận động các dự án cụ thể. Phân bố dàn trải thời gian thẩm định kéo dài, giải phóng đền bù di dân chậm chạp nhất là đối với các dự án cần diện tích mặt bằng lớn Chính sách quản lý: Các biện pháp quản lý quá trình CNH-HĐH chủ yếu nhằm vào những hoạt động điều hành chỉ đạo việc hình thành và triển khai thực hiện chủ trương của nhà nước trong nền kinh tế. Các biện pháp quản lý của nhà nước ta trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi tiến bộ. Trong nhận thức về công nghiệp hoá đã có những nhìn nhận mới cả về mục tiêu, nội dung, quy mô lẫn biện pháp quản lý. Mục tiêu của CNH-HĐH trong giai đoạn hiện nay là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ công nghệ, nâng cao trình độ hiện đại hoá trong các ngành công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân. Chủ trương đường lối CNH-HĐH đã được xác định toàn diện thích hợp hơn. Đó là thực hiện công nghiệp hoá toàn diện trong các ngành kinh tế quốc dân, có trọng điểm là công nghiệp, ưu tiên ngành công nghiệp chế biến, có sự kết hợp chặt chẽ giữa trung ương và địa phương trong đó phải ưu tiên cho các vùng trọng điểm. Thực hiện CNH-HĐH với sự đầu tư phát triển toàn diện nhưng trong đó chú trọng nhất về công nghệ và tri thức công nghệ. Biện pháp thực hiện CNH-HĐH cũng được nhà nước điều chỉnh trong đó rõ nhất là: thực hiện quy hoạch phát triển toàn diện kinh tế xã hội theo từng cấp, căn cứ vào điều kiện và lợi thế so sánh cụ thể mà xác định quy hoạch xây dựng các công trình theo yêu cầu công nghiệp hoá. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng tập chung và sớm dứt điểm để nâng cao hiệu quả đầu tư. công tác đào tạo cán bộ được tăng cường mạnh ở những ngành chuyên môn đang rất thiếu như: công nghệ, marketing quản trị kinh doanh và những lĩnh vực không thể thiếu khi thực hiện công nghiệp hoá. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề chưa thống nhất trong biện pháp quản lý thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá. Cụ thể là: Phương hướng khai thác tiềm năng chưa rõ ràng chính xác. Nhìn chung các địa phương đều đã xây dựng quy hoạch phát triển, trong đó phân tích khá rõ những điều kiện và lợi thế của địa phương mình, nhưng phân tích để làm rõ những lợi thế so sánh trong xu thế phát triển chung của nước ta và thế giới còn có những điểm khác xa nhau. Tiến trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá chưa được nhà nước định ra cụ thể. Về tổng quát, quá trình công nghiệp hoá sẽ được thực hiện trong thời gian từ nay đến năm 2020 nhưng các bước cụ thể chưa được xác định rõ ràng. Do đó trong tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển đã nảy sinh một số vấn đề. Ví dụ như vấn đề thực hiện phát triển công nghiệp chế biến như thế nào và vào lúc nào khi nguồn nguyên liệu chưa được phát triển v. v. giải pháp vay vốn và sử dụng vốn vay chưa thật thuyết phục trong cân nhắc về hậu quả. Nhu cầu vốn cho thực hiện CNH-HĐH rất lớn phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Nhưng nhà nước vẫn chưa tính toán kĩ trong việc thanh toán trả nợ sau này. Việc phát triển hiện nay với sức đè nặng của các món nợ trong 20-25 năm nữa. Phương hướng chỉ đạo nhập công nghệ chưa cụ thể, nhiều vấn đề trong chủ trương nhập công nghệ không được chỉ đạo dứt khoát và thực hiện thống nhất như: xác định trình độ công nghệ tiên tiến ở mức nào, cơ cấu công nghệ cần nhập ra sao, hiện đại hoá các công nghệ truyền thống như thế nào. Việc kiểm soát nhập công nghệ qua các dự án đầu tư của nước ngoài cũng không chặt chẽ, diễn ra tình trạng nhập các công nghệ thấp công nghệ quá lỗi thời vào nước ta. Chúng ta lại quá thiếu các thông tin về công nghệ. Do vậy khi được nước ngoài giới thiệu về một công nghệ nào đó thì không có điều kiện để so sánh nhận biết được trình độ công nghệ đó tiên tiến mức nào, ưu điểm nhược điểm so với công nghệ cùng loại khác làm nhà nước rất khó khăn trong quá trình quản lý, ảnh hưởng lớn tới quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực: Nhận thức được vai trò to lớn của giáo dục trong sự nghiệp đổi mới và phát triển, nghị quyết lần thứ 4 Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VII đã chỉ rõ “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản để bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội”. Giáo dục là quốc sách hàng đầu thể hiện ở các quan điểm cơ bản sau : Thứ nhất, đầu tư cho giáo dục là một dạng đầu tư phát triển vì nó là động lực để tăng trưởng kinh tế. Giáo dục cung cấp cho nền kinh tế một lực lượng lao động có tay nghề giỏi có trí tuệ cao có năng lực thực sự. Để thực hiện được thì phải đổi mới liên tục mô hình giáo dục. Khi giáo dục trở thành động lực tăng trưởng kinh tế thì ngân sách cho giáo dục không còn là gánh nặng cho xã hội nữa. Thứ hai, đó là quan điểm xã hội hoá giáo dục đào tạo. Phát triển giáo dục và đào tạo phải mang tính chất xã hội hoá cao là sự nghiệp của toàn dân. Khi giáo dục có tính xã hội thì mọi thành viên trong cộng đồng đều có trách nhiệm quan tâm góp sức lực tiền của phát triển giáo dục. Mặt khác mọi thành viên đều phải có nghĩa vụ học tập vì nó mang lại lợi ích trực tiếp cho bản thân, cho các doanh nghiệp và cho toàn xã hội. Cho nên người đi học phải có nghĩa vụ đóng góp học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo. Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường có sự phân hoá giàu nghèo do đó để công bằng trong cơ hội giáo dục và đào tạo, tạo nên sự đồng đều giữa các vùng Đảng và Nhà nước có các chính sách ưu tiên phát triển. Thứ tư, ưu tiên xây dựng các cơ sở đào tạo có chất lượng cao. Bởi vì khi quy mô giáo dục mở rộng thì không thể phát triển đều khắp trên diện rộng các trường có chất lượng như nhau. Do đó phải tập trung phát triển một bộ phận nhỏ giáo dục có chất lượng cao. Bộ phận giáo dục và đào tạo có chất lượng cao sẽ là hạt nhân để từ đó giúp cho việc nâng cao chất lượng của cả hệ thống giáo dục. 2.1.3Thành tựu và hạn chế: Trong quá trình đổi mới chính sách thương mại và thuế quan Việt Nam đã thu được một số thành tựu quan trọng trong những năm qua trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng lên 3 lần trong đó xuất khẩu tăng hơn 5 lần, tốc độ tăng trung bình của xuất khẩu thời kỳ 1990 - 1994 là trên 20% và nhờ đó từ chỗ xuất khẩu: Nhập khẩu = 1/2, 8 thời kì 1981 - 1985 đã tiến tới chỗ xuất khẩu trang trải 80% nhu cầu nhập khẩu (1994) so với 24, 6% năm 1986. Giá trị xuất nhập khẩu 1986 - 1994(triệu USD) Năm Tổng giá trị xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu 1986 2507, 1 677, 8 1839, 3 1987 2856, 4 723, 9 2132, 5 1988 3373, 0 833, 5 2539, 5 1989 3908, 3 1524, 6 2383, 7 1990 4289, 0 1845, 0 2474, 0 1991 4980, 4 2081, 7 2187, 7 1992 4980, 0 2475, 0 2505, 0 1993 6909, 0 2985, 0 3924,0 1994 8100, 0 3600, 0 4500, 0 Nguồn Bộ thương mại, Tạp chí Thương mại 6-1995. Ta thấy giá trị xuất khẩu tăng lên một cách đáng mừng nhưng xét về giá trị xuất khẩu theo đầu người và cơ cấu xuất khẩu thì Việt Nam phải có nỗ lực to lớn mới có thể đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá trong những năm tiếp theo. Về kim nghạch xuất khẩu theo đầu người năm 1994 mới đạt được mức 50USD chưa bằng 1/3 mức của một nước có nền ngoại thương tương đối phát triển nghĩa là Việt Nam phải có những nỗ lực rất lớn mới có thể đạt được mức của các nước có nền ngoại thương tương đối phát triển trong khu vực. Hoạt động xuất nhập khẩu 1991 - 1995 tương đối sôi động và có chiều hướng đi vào nề nếp tốt. Kết quả này một phần quan trọng nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của chính phủ một mặt bãi bỏ những thủ tục hành chính cản trở hoạt động thương mại, khuyến khích xuất khẩu kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu. Ngày 28 - 2 - 1994 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 78/TTg định hướng xuất nhập khẩu đây là cơ sở pháp lí điều hành xuất nhập khẩu theo hướng khuyến khích tối đa xuất khẩu kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu. Việc ban hành nghị định 33/CP ngày 19 / 4 / 1994 của Chính phủ thay thế nghị định 114/HĐBT ngày 7 / 4 -/1992 của Hội đồng Bộ trưởng hạ thấp mức vốn tối thiểu tại thời điểm đăng ký kinh doanh từ 200.000 USD xuống 100.000 USD đối với các doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28327.doc
Tài liệu liên quan