Đề án Vai trò của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Phần I: Những vấn đề cơ bản 2

về thị trường chứng khoán 2

I- Khái niệm về thị trường chứng khoán. 2

1. Tính khách quan của sự ra đời và tồn tại của thị trường chứng khoán. 2

2. Khái niệm về thị trường chứng khoán. 6

3. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán. 7

4. Cơ cấu của thị trường chứng khoán. 9

5- Sở giao dịch chứng khoán. 12

II- Khái niệm về chứng khoán. 16

1. Cổ phiếu: 16

2. Trái phiếu. 17

3. Giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu : 18

4. Hợp đồng về quyền lựa chọn. 18

5. Chứng quyền (rights) và chứng khế (warrants). 19

III-Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế thị trường . 22

3. Tính tích cực của thị trường chứng khoán. 22

2. Mặt tiêu cực của thị trường chứng khoán. 28

 

Phần II: Sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. 31

I. Sự cần thiết của việc phát triển thị trường chứng khoán ở việt nam. 31

II- Mô hình tổ chức của thị trường chứng khoán Việt Nam. 33

1. Mô hình Trung tâm GDCK TP. HCM. 33

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm GDCK. 34

III. Thực trạng thị trường chứng khoán việt nam 35

1. Thực trạng 35

2. Đánh giá tình hình TTCK sau hơn một năm đi vào hoạt động. 36

 

Phần III: Giải pháp chung phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 38

I. Một số giải pháp phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian tới. 38

1. Nhóm các giải pháp nhằm tăng cung chứng khoán. 38

2. Nhóm các giải pháp nhằm tăng cầu chứng khoán. 39

3. Các giải pháp về công bố thông tin. 40

4. Giải pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra. 41

5. Các giải pháp tổ chức bộ máy và cơ sở hạ tầng cho thị trường chứng khoán: 41

6. Hoàn thiện khung pháp lý cho sự vận hành của thị trường chứng khoán. 42

II- Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. 43

1. Hoàn thiện Trung tâm GDCK TP. HCM, xây dựng Trung tâm GDCK thứ 2 ở Hà Nội. 43

2. Xây dựng thị trường chứng khoán phi tập trung(OTC). 44

3. Phát triễn hàng hoá cho thị trường. 45

4. Phát triển các định chế tài chính trung gian. 45

 

Kết luận 46

Tài liệu tham khảo 47

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vai trò của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công trái nhà nước, trái phiếu cầm cố. 3. Giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu : Một công ty cổ phần kinh doanh có hiệu quả, có nhu cầu và khả năng phát triển, công ty quyết định tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung. việc phát hành cổ phiếu mới có thể dẫn đến tình trạng một số cổ đông ban đầu có thể mất quyền kiểm soát công ty, trong khi họ là những người có công cần được ưu đãi. Để đảm bảo quyền kiểm soát công ty của các cổ đông ban đầu, trước những năm 1950, các công ty cổ phần trên thế giới thường thực hiện phương thức chia cổ phần thông thường làm hai loại: A, B. Cổ phần loại A là những cổ phần nguyên thuỷ, được hưởng các quyền của cổ phần thông thường. Cổ phần loại B là loại cổ phần mới được phát hành bổ sung, được hưởng lãi cổ phần theo nguyên tắc cổ phần thông thường nhưng không được phổ thông đầu phiếu. Tức là quyền kiểm soát công ty vẩn dành cho số cổ phần nguyên thuỷ. Ngày nay, khi phát hành một lượng cổ phiếu mới, người ta thường áp dụng phương thức phát hành trích ra theo một tỷ lệ nhất định tương xứng với số cổ phiếu các cổ đông ban đầu, cho phép các cổ đông ban đầu được mua với giá ưu đãi thấp hơn giá thị trường, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông có công sáng lập và lãnh đạo công ty. Số lượng cổ phiếu mà mỗi cổ đông ban đầu được quyền mua theo tỷ lệ với số cổ phiếu họ nắm giử. Trái lại, cổ đông hiện hữu không thực hiện quyền mua thì họ có thể chuyển nhượng quyền mua đó cho người khác để hưỡng một phần chênh lệch giá. Như vậy, ”giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu “cũng là một loại chứng khoán và nó được giao dịch sôi động trên Thị trường chứng khoán như cổ phiếu của công ty đó. 4. Hợp đồng về quyền lựa chọn. Hợp đồng về quyền lựa chọn có hai loại: ”quyền chọn mua”và “quyền chọn bán”. Đó là một bản hợp đồng được soạn giữa hai người. Hợp đồng này xác định cho: người mua quyền mua (người mua quyền bán) được mua (bán) một loại chứng khoán, với số lượng và giá cả được ấn định trong một khoảng thời gian nhất định. Cần lưu ý, hợp đồng về quyền lựa chọn xác định quyền mua hoặc quyền bán mà không kèm theo nghĩa vụ. Nghĩa là người mua quyền mua hoặc mua quyền bán có quyền mua hoặc có quyền bán mà không kèm theo nghĩa vụ phải mua hoặc phải bán. Trong khi đó, người bán quyền mua hoặc bán quyền bán có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng việc bán hay mua loại chứng khoán theo số lượng, giá cả, thời gian đã xác định trong hợp đồng theo yêu cầu của người mua quyền. Quan hệ mua bán này cũng là một loại quan hệ thương mại, nghĩa là người mua quyền phải trả cho người bán quyền một khoản tiền cho quyền mua đó. Giao dịch mua bán “quyền lựa chọn”trên Thị trường chứng khoán của các nước phát triển cũng tấp nập như chính loại chứng khoán đó. Người mua quyền mua là người theo quan điểm giá lên, nhờ đó hưỡng lời nhờ chênh lệch giá chứng khoán đó giữa thời điểm ký hợp đồng và trong tương lai, còn người bán theo quan điểm giá không lên, nếu điều đó đúng thì anh ta được hưỡng số tiền đã bán quyền mua. Tuy nhiên, số tiền này không lớn. Quyền chọn bán: là hình thức ngược lại của quyền chọn mua. Người mua quyền bán xem xét chứng khoán theo quan điểm giá hạ. Anh ta mua quyền bán để bán chứng khoán cho người bán quyền về một loại chứng khoán với số lượng, giá cả và thời gian đã định. Người mua quyền bán chứng khoán nhận định giá loại cổ phiếu đó sẽ hạ xuống thấp hơn giá đã định để anh ta thực hiện quyền bán chứng khoán cho người bán quyền bán theo giá đã định. Người bán quyền bán nhận định giá loại cổ phiếu đó sẽ tăng và như vậy anh ta được hưởng số tiền bán quyền bán do người mua quyền trả. Nếu như người mua quyền bán nhận định đúng và anh ta thực hiện quyền bán của mình thì anh ta ở vào địa vị của người bán khống. 5- Chứng quyền (rights) và chứng khế (warrants). Một công ty cổ phần có thể tăng thêm vốn bằng việc phát hành các chứng quyền và chứng khế cho các cổ đông hiện hữu. Chứng quyền và chứng khế giống nhau ở chỗ cả hai đều cho phép người sở hữu chúng được đặt mua các cổ phiếu mới. Còn điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là các chứng quyền thường ngắn hạn, nhưng các chứng khế có kỳ hạn lâu hơn nhiều. Do vậy, một công ty có thể phát hành nhiều loại chứng khế cùng một thời điểm, nhưng mỗi thời điểm chỉ phát hành một loại chứng quyền. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu hai loại này. Chứng quyền (rights) Chứng quyền (rights) hay còn gọi là quyền tiên mãi hoặc quyền đặt mua (quyền dự tính ) là một quyền ưu đãi mà công ty cổ phần cho các cổ đông được hưởng để mua cổ phiếu mà họ đang sở hữu. Thông thường, các cổ đông có chứng quyền, được quyền "mua" hoặc "đặt mua" (subscription), với giá thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu. Cácchứng thường có kỳ hạn ngắn. Thông thường, khi một công ty cổ phần muốn tăng thêm vốn bằng cách phát hành thêm một số cổ phiếu mới. Công ty sẽ trao cho những người đang sở hữu cổ phiếu của công ty một số đặc quyền hay cơ hội mua những coỏ phiếu mới phát hành thêm tỷ lệ với số cổ phiếu mà họ đang nắm giữ. Ví dụ ; một công ty cổ phần A cho các cổ đong của nó quyền mua thêm một cổ phiếu mới ứng với 10 cổ phiếu cũ mà họ đang nắm giữ. Mỗi cỏ đông được hưởng ưu đãi này sẽ được nhận một tờ chứng quyền. thể hiện chính xác số lượng các trái quyền mà nó được hưởng. Các trái quyền sẽ được thực hiện (đôỉ lấy cổ phiếu ) trong một thời hạn xác định theo một giá ấn định. Nếu một cổ đông muốn thực hiện trái quyền của mình, anh ta điền vàotờ giấy chứng quyền và gửi đến công ty. Anh ta cũng có thể gửi séc hoặc ngân phiếu theo giá trị của những cổ phiếu mà anh ta muốn mua thêm. Ngược lại, nếu anh ta không muốn thực hiện trái quyền của mình, trên thị trường chứng khoán theo giá thị trường hiện hành. Nói chung, dù theo cách nào thì cổ đông cũng phải thực hiện theo thời hạn được ghi trên chứng quyền. Sau ngày đó, chứng quyền không còn giá trị, tức là nó không thể được thực hiện hoặc đem bán. Chứng khế (Warrants) Chứng khế còn gọi là quyền dự tính ưu tiên mua cổ phiéu mới hay bảo chứng phiếu. Một chứng khế thườngđược phát hành gắn liền với một loại chứng khoán khác, cho phép người sở hữu nó đựoc quyền mua cổ phiếu thường (hoặc chuyển đổi chứngkhoán đó sang cổ phiếu thường) theo một giá định ccược gọi là giá đặt mua (subscription price) trong một thời hạn nhất định. Giáđịnh trước trên chứng khế cao hơn giá thị trường hiện hành của cổ phiếu thường và chứng khế có kỳ hạn dài hơn chứng quyền (rights), khoảng một vài năm. Các chứng khế thường được phát hành cùng với các trái phiếu hoặc các cổ phiếu ưu đãi để giúp cho việc chào bán lần đầu với những chứng khoán này tại sở giao dịch chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn. Do các trái phiếu được hưởng lãi cố định và các cổ phiếu ưu đãi được hưởng các tỉ lệ cổ tức theo qui định, cả hai khoản này được thanh toán trước khi các cổ đông thường được nhận cổ tức của họ, nên việc phát hành các chứng khế có thể cho phép các công ty phát hành cổ phiếu ưu đãivà trái phiếu với tỷ lệ thanh toán giảm, nhờ đó tiết kiệm chi phí cho công ty. Do các chứng khế có kỳ hạn dài nên một công ty có thể có một vài loại chứng khế lưu hành vào cùng một thời điểm. Các chứng khế và các cổ phiếu ưu đãi, hay trái phiếu thường được kết hợp tung ra thị trường như là thành phần của một đơn vị chứng khoán (Unit), đơn vị này gồm từ hai loại phát hành trở lên. Chẳng hạn, một công ty có thể phát hành kết hợp giữa các trái phiếu và chứng khế. Giả sử công ty phát hành một đơn vị gồm một trái phiếu một nghìn đô la cùng với một chứng khế được mua 10 cổ phiếu. Các trái phiếu được phát hành dưới hình thức thông thường, còn chứng khế được sử dụng nhằm giúp cho việc chào bán hấp dẫn hơn. Nếu công ty phát hành có chiều hướng phát triển tốt thì chứng khế sẽ càng gây hấp dẫn các nhà đầu tư. Chứng khế thường có tính chất tách rời được, nghĩa là chứng khế có thể được mua hoặc bán tách rời khỏi chứng khoán mà nó phát hành kèm theo. Nếu giá trị trừng của cổ phiếu thường cao hơn giá đặt mua của chứng khế thì chứng khế sẽ có giá trị, ngược lại chứng khế sẽ không có giá trị. Nói chung, các công cụ có nguồn gốc chứng khoán đã trình bày trên đều bắt nguồn từ một vài chứng khoán cơ bản. Vì vậy, phụ thuộc vào bản chất thực sự giữa công cụ có nguồn gốc chứng khoán và chứng khoán cơ bản của nó, đúng theo lô rích ta thấy, giá cả của hai loại phải dịch chuyển cùng gần nhau. Thông thưòng giá của công cụ có nguồn gốc chứng khoán được xác định trực tiếp từ chứng khoán khởi đầu. Với các quyền chọn và chứng khế người ta đã mua quyền để thực hiện với chứng khoán nguồn gốc, theo giá cả và số lượng đã được định trước, tại một thời điểm nào đó hoặc trong một thời hạn đã được định trước. Như vậy các nhân tố ảnh hưởng đến giá của công cụ có nguồn gốc chứng khoán, đó là: -Mệnh giá của chứng khoán. -Giá thực hiện. -Sự giao động của công cụ có nguồn gốc chứng khoán. -Thời gian còn lại cho đến khi đáo hạn. -Sự sẵn có của công cụ và kỹ thuật thay thế tương tự. - Các lãi suất tương đối và các chi phí để giữ công cụ có nguồn gốc chứng khoán. III- Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế thị trường . 3. Tính tích cực của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán là một thể chế tài chính bậc cao, hoạt động của nó thông qua các công cụ là cổ phiếu, trái phiếu, và với nhiều loại hình khác nhau phù hợp với tâm lý muôn vẻ của người dân, qua đó cho phép các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính và chính phủ huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rổi để đầu tư phát triển kinh tế. Bài học kinh nghiệm của các tập đoàn kinh tế mạnh trên thế giới cho thấy: không thể triễn khai các dự án tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nếu không tập hợp được những nguồn vốn nhàn rỗi, phân tán trong dân chúng thành một nguồn vốn khổng lồ, mà người tập hợp có toàn quyền sử dụng vào những mục tiêu trung và dài hạn. Có thể nói, cùng với hệ thống huyết mạch của hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán đóng vai trò là “bà đỡ” thứ hai cho các dự án kinh doanh tiến bộ đi vào cuộc sống, là biện pháp chủ yếu của việc giải phóng mọi năng lực sản xuất. Điều này đã được thử nghiệm và khẳng định ở hầu hết các doanh nghiệp thành đạt trên thể giới trong nhiều thập niên kỷ qua. Vai trò tích cực của thị trường chứng khoán thể hiện ở một số điểm sau: * Thị trường chứng khoán là một thể chế tài chính hữu hiệu, nhằm tạo ra các công cụ để khuyến khích dân chúng tiết kiệm và thu hút các nguồn vốn nhàn rổi cho đầu tư phát triển kinh tế. Chúng ta biết rằng, bất cứ một loại hình doanh nghiệp nào cho dù là sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân khi cần vốn đầu tư cũng đều phải thực hiện thông qua hai giải pháp: -Giải pháp nội lực, tức là bản thân doanh nghiệp tự tích luỹ từ nội bộ thông qua lợi nhuận có được do làm ăn có hiệu quả. -Giải pháp ngoại lực, tức là huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, thông qua các hình thức tín dụng tài trợ từ bên ngoài. Trước đây các doanh nghiệp thường phải vay vốn gián tiếp từ các tổ chức tín dụng, như là các ngân hàng, các quỹ đầu tư hoặc từ ngân sách nhà nước. Nguồn vốn này thường rất khó đáp ứng được nhu cầu về số lượng và thời gian, nhất là đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Sau khi thị trường chứng khoán được hình thành sẽ mở ra một kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp, lúc này các doanh nghiệp có thể trực tiếp huy động vốn từ dân chúng để tài trợ cho các dự án của mình, thông qua các hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Hình thức huy động vốn này đáp ứng được yêu cầu cả về khối lượng và thời hạn, giúp cho doanh nghiệp có được một nguồn vốn không bị giới hạn để thực hiện dự án của mình. Các hình thức huy động vốn ngoại lực muốn có hiệu quả phải dựa trên cơ sở phát huy nguồn vốn tiết kiệm dồi dào trong dân chúng(đầu tư gián tiếp qua ngân hàng)và việc mua cổ phiếu, trái phiếu của dân chúng (đầu tư trực tiếp). Hình thức đầu tư qua tiết kiệm qua ngân hàng là loại hình tiết kiệm mang tính truyền thống ở các quốc gia, đặc tính của loại hình này là lãi suất ổn định, ít ruỷ ro và nói chung khả năng rủi ro mất vốn là rất ít. Tuy nhiên, trước sức ép của lạm phát, việc mất giá của tiền tệ cũng như lãi suất thấp của các ngân hàng làm cho loại hình đầu tư này trở nên đơn điệu và không đủ sức hấp dẫn đối với công chúng và các nhà đầu tư thích lợi nhuận cao. Thị trường chứng khoán ra đời, đã tạo ra những công cụ mới, tinh tế và đa dạng trong các phong cách đầu tư của đông đảo công chúng có tâm lý và suy nghĩ khác nhau. Với một hệ thống đa dạng các loại chứng khoán, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, các hợp đồng về quyền lựa chọn, hợp đồng tương lai, chứng quyền…có thể đáp ứng yêu cầu lựa chọn của những người đầu tư trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tài chính trung gian để lựa chọn những nơi đầu tư có hiệu quả. Việc đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường không những đem lại lợi nhuận thông qua cổ tức, trên thực tế đó là phần tăng thêm của thị giá cổ phiếu so với mệnh giá ban đầu, mà còn tham gia quyền kiểm soát đối với các tổ chức phát hành cổ phiếu, khi các nhà đầu tư nắm một số lượng lớn cổ phiếu có quyền biểu quyết. Đây chính là những tác nhân kích thích ý thức tiết kiệm để đầu tư của công chúng. Ngoài ra trong quá trình vận hành của nền kinh tế luôn xuất hiện một số quỹ có vốn tạm thời nhàn rổi, như quỹ bão hiểm, quỹ phúc lợi, quỹ tương hỗ…Sự tách biệt về mặt thời gian giữa các khoản thu và chi của các quỹ này dẫn đến kết dư vốn nhàn rỗi. Để tránh hiện tượng vốn chết trong quá trình vận hành, các nhà quản lý quỹ sẽ gửi vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm để lấy lãi, hoặc dùng để đầu tư vào thị trường chứng khoán, nơi luôn tạo ra khả năng sinh lợi và tính thanh khoản cho các khoản đầu tư, đáp ứng kịp thời các khoản chi cần thiết của các quỹ đầu tư. Trên thực tế, từng cá nhân riêng lẻ sẽ không tạo ra được vốn lớn, bản thân họ cũng không am hiễu hết các khía cạnh của đầu tư, nên kết quả đầu tư dễ bị phân tán và ít hiệu quả. Nhưng, nếu thông qua một quỹ đầu tư, các nhà đầu tư đơn lẻ có thể tập hợp được một số vốn khá lớn vào trong tay những người biết cách quản lý, để đầu tư vào thị trường chứng khoán thì sẽ cho một hiệu quả cao gấp bội. Mỗi người trong xã hội chỉ có một số tiền nhỏ, nhưng tập hợp lại sẽ có một số vốn khổng lồ. Số tiết kiệm khổng lồ này sẽ được tập trung thông qua thị trường chứng khoán để đầu tư vào phát triển sản xuất. Như vậy, thị trường chứng khoán đóng vai trò như là một ‘cây cầu’ tập trung vốn và dẫn vốn tù nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. * Thị trường chứng khoán là công cụ để huy động vốn cho các chương trình phát triển kinh tế. Nhà nước nào cũng có nhiệm vụ ổn định và phát triễn kinh tế. Nền kinh tế tăng trưỡng hay suy thoái trước hết phụ thuộc vào chính sách và các biện pháp can thiệp của nhà nước. Ngân sách nhà nước càng lớn mạnh thì khả năng thực hiện thành công các chiến lược kinh tế-xã hội càng dễ dàng. Nguồn vốn cho chi tiêu ngân sách phụ thuộc phần lớn vào chính sách thuế của mỗi quốc gia và các khoản thu nhập từ khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, chính sách thuế không phải lúc nào cũng thuận chiều với chính sách kinh tế. Nếu chúng ta quá lạm dụng vào nó thì sẽ gây ra những tai hại. Thuế thu thấp có thể kích thích được kinh tế phát triển. nhưng sẽ không đảm bảo được nguồn thu cho ngân sách. Ngược lại, nếu thu thuế quá cao thì sẽ làm tăng thu ngân sách, nhưng hậu quả dẫn đến có thể hạn chế và triệt tiêu sản xuất. Trong thực tế, các khoản thu ngân sách thường không đáp ứng được đầy đủ và kịp thời các khoản chi, lúc đó ngân sách nhà nước thường sử dụng các giải pháp vay tạm thời từ dân chúng thông qua việc phát hành các trái phiếu trung và dài hạn. Đây là giải pháp tín dụng ngân sách tương đối lành mạnh, bởi nếu không thì chính phủ sẽ yêu cầu ngân hàng trung ương phát hành thêm tiền để chi tiêu, và lúc đó áp lực lạm phát đối với nền kinh tế sẽ là điều không tránh khỏi. Ngày nay ở hầu hết các quốc gia, việc nhà nước vay tiền của dân chúng thông qua phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán là biện pháp thường xuyên và mang tính tiên tiến. Nếu là trái phiếu kho bạc, thì đó là nguồn thu bổ sung vào quỹ ngân sách, vốn được huy động nhằm đáp ứng các khoản chi tạm thời, và nguồn thu ngân sách vào cuối năm tài khoá sẻ đáp ứng nhu cầu hoàn trả các khoản thu này. Đối với trái phiếu công trình, đây là khoản vay nợ của chính phủ để sử dụng vào việc đầu tư phát triển ngành nghề hay cơ sở hạ tầng, như nhà máy, công trình công ích, đường sá, sân bay, nhà ga…Việc hoàn trả các khoản vay này cũng sẽ được chi từ các nguồn thu do hiệu quả sử dụng các công trình này mang lại. Đây là giải pháp tốt nhất cho việc đầu tư xây dựng các công trình có số vốn lớn, khả năng thu hồi vốn chậm mà tư nhân không thể đáp ứng được. * Thị trường chứng khoán là công cụ để nhà nước huy động và kiểm soát các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài có vị trí quan trọng đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển. Chúng ta biết rằng, nguồn vốn đầu tư trong nước dù có huy động tới mức tối đa cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho đầu tư phát triển kinh tế trong giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, phải có vốn đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, các khoản vốn đầu tư nước ngoài thường được thu hút dưới hai hình thức, đó là đầu tư trực tiếp thông qua các dự án sản xuất kinh doanh, và đầu tư gián tiếp thông qua các định chế tài chính trung gian. Cả hai hình thức đầu tư này nếu như không có thị trường chứng khoán thì không phát huy được tính hiệu quả cao của nó. Bản thân các nhà đầu tư nước ngoài, khi xem xét các khía cạnh môi trường đầu tư, họ thường tính đến khả năng sinh lợi, khả năng hoàn vốn, cũng như khả năng chuyển đổi sở hữu khi thấy cần thiết, mà điều này chỉ có thể thực hiện được khi có thị trường chứng khoán, nơi luôn tạo ra sự chuyển dịch các luồng vốn đầu tư, và cung cấp các thông tin một cách chính xác để tìm hiểu các đối tác đầu tư. Khi tham gia thị trường vốn trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn thông qua tỷ nắm giữ các chứng khoán đối với các tổ chức phát hành. Vì vậy, việc kiểm soát tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài voà các lĩnh vực đầu tư trong nước qua các giai đoạn phát triển khác nhau là việc hoàn toàn có thể thực hiện được trên thị trường chứng khoán. Khi mua bán, chuyển nhượng chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện việc đăng ký, lưu ký chứng khoán thông qua các tổ chức lưu ký chứng khoán. Điều này cho phép nhà nước có thể kiểm soát được các tổ chức, cá nhân nước ngoài góp vốn và các tỷ lệ nắm giữ trong từng doanh nghiệp, cũng như trong tổng thể nền kinh tế. * Thị trường chứng khoán tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo tính thanh khoản và di chuyển vốn đầu tư dễ dàng. Việc mua bán cổ phiếu hay chứng khoán trên thị trường thứ cấp không tạo thêm nguồn vốn mới cho đơn vị kinh tế hay chính phủ mà chỉ đơn giản thay đổi quyền sở hữu đối với cổ phiếu hay chứng khoán. Thị trương thứ cấp có vai trò kinh tế quan trọng là bảo đảm tính thanh khoản của các loại công cụ tài chính, có nghĩa là cổ phiếu và chứng khoán có thể thông qua các trung gian, các nhà môi giới bán ra để thu tiền mặt đáp ứng nhu cầu cần thiết đói với cá nhân hay đơn vị. Chính sự đẩm bảo này mà các cá nhân hay đơn vị mua chứng khoán trên thị trường thư cấp. Các cổ phiếu, trái phiếu tượng trưng cho một số vốn đầu tư được mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán nư một thứ hành hoá. Người nắm giữ chứng khoán không sợ vốn của mình bị bất động bởi một lĩnh vực đầu tư mà mình không vừa ý, hoặc khi có nhu cầu chuyển hướng kinh doanh họ có thể bán các chứng khoán đó trên thị trường chứng khoán để mua lại một chứng khoán khác mà họ thích đầu tư-điều này thể hiện tính kinh hoạt của chứng khoán. Với một thị trường chứng khoán hoạt động tốt, các nhà doanh nghiệp sẵn sàng bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ mới. Vì thông thường, một doanh nghiệp mới thành lập, giá bán cổ phiếu thường thấp và ít người mạnh dạn dám mua. Chính vì vậy, đối với các nhà đầu tư tiềm năng, họp có khả năng phân tích, phán đoán được hiểu quả kinh doanh của doanh nghiệp sau này, để tiến hành đầu tư, và sau này họ có thể bán lại các chứng khoán của mình để đổi lấy một hình đầu tư khác hoàn toàn mới hơn. Điều này làm cho vốn của các nhà đầu tư luôn được luân chuyển để tài trợ cho các dư án. Đây là phương thức mà các nhà đầu tư quốc tế thường sử dụng để lưu động hoá vốn tư bản. * Thị trường chứng khoán kích thích các doanh nghiệp tuân thủ theo luật pháp và quan tâm tới hiệu quả. Các tổ chức phát hành chứng khoán muốn niêm yết, giao dịch chứng khoán của mình tại sở giao dịch phải tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt của tiêu chuẩn niêm yết. Các tiêu chuẩn niêm yết này được xem xét trên hai khía cạnh khác nhau, đó là tiêu chuẩn về mạt định tính và tiêu chuẩn về mặt định lượng. Mỗi một thị trường đều có những tiêu chuẩn định tính và tiêu chuẩn định lượng khác nhau, nhưng nhìn chung đều xem xét trên các khía cạnh: tổng tài sản có của tổ chức niêm yết; tỷ lệ nợ trên vốn khả dụng; số năm làm ăn có lãi và tỷ lệ cổ tức trên mệnh giá. Ngoài ra, các tiêu chuẩn về hệ số sử dụng vốn, cơ cấu phân bổ vốn, cơ cấu hội đồng quản trị, ban giám đốc điều hành, nghĩa vụ công bố thông tin công khai, minh bạch cũng được xem xét trong quá trình chấp thuận cho việc cho phép niêm yết tại sở giao dịch. Chính điều này đã tạo cho các doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả và tuân thủ luật pháp, bởi lẻ các chứng khoán của họ mới được thị trường chấp nhận và các nhà đầu tư bỏ tiền ra để mua các chứng khoán. Để tạo khả năng hấp dẫn của chứng khoán đối với công chúng, không cá cách nào khác là doanh nghiệp phải tính toán để quản lý một các có hiệu quả, trên cơ sở đó không ngừng phát huy tính sáng tạo của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán phải chịu sự kiểm tra, giám sát của sở giao dịch, uỷ ban chứng khoán, ngoài ra còn chịu sự chi phối của các công ty kiểm toán độc lập và công ty đánh giá xếp hạng. Cơ chế hoạt động cử công ty cổ phần cho phép chủ sở hữu chứng khoán có quyền điều hành và quản lý công ty. Thông qua việc nắm chứng khoán có quyền biểu quyết, các chủ sở hữu chứng khoán sẽ tham gia hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành công ty, và sẽ chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, cũng như xu hướng phát triển của công ty. Chính điều này cho phép cơ cấu điều hành của công ty luôn thay đổi, nhằm tìm ra giải pháp làm ăn có hiệu quả và phát huy tính năng động sáng tạo của doanh nghiệp. * Thị trường chứng khoán tạo thói quen về đầu tư. Chúng ta biết rằng, nguồn tiết kiệm tiềm tàng trong công chúng rất lớn và hệ thống ngân hàng chưa thu hút được tiềm năng này. Hơn nữa, dân chúng cũng chưa phân biệt rõ thế nào là hùn vốn. Chúng ta đã thấy nhiều công ty cổ phần ra đời và nhiều cổ đông đã xem nguồn vốn của mình như là một loại ký thác và đòi hỏi đơn vị phải bảo đảm một lãi suất tương đương cho phần hùn của mình không cần biết đơn vị làm ăn ra sao. Thị trường chứng khoán, với cơ sở pháp lý hoàn chỉnh và bộ máy quản lý hữu hiệu, sẽ là môi trường thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu, và các loại chứng khoán cũng như mọi loại nghiệp vụ ở thị trường thứ cấp. Với sự phổ biến và hướng dẫn rộng rải người dân sẽ sữ dụng nguồn tiết kiệm của mình để mua cổ phiếu hay chứng khoán với niềm tin về lợi nhuận hay tiền lãi bảo đảm. Dĩ nhiên là các nhà trung gian và môi giới phải làm tốt vai trò trung gian của mình để cho các nhà đầu tư riêng lẻ được thông tin đầy đủ về các đơn vị kinh tế đã hoặc đang phát hành cổ phiếu. Nguồn tiết kiệm quan trọng này nếu không có thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục nằm yên dưới dạng cất giử không sinh lợi cho bản thân người tiết kiệm cũng như cho quá trình phát triển của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán chẳng những là nơi khuyến khích đầu tư mà tạo điều kiện thực hiện mọi sự mua bán dễ dàng khi cần thiết. Sự phát triển của thị trường sơ cấp càng trở nên hấp dẫn và tạo thói quen cho mọi người tham gia vào thị trường. * Thị trường chứng khoán là công cụ giảm áp lực lạm phát. Ngân hàng trung ương với vai trò điều hành lưu thông tiền tệ, khi xuất hiện hiện tượng lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ đem bán các loại kỳ phiếu trên thị trường chứng khoán với lãi suất cao để thu hút bớt số tiền đang lưu thông về. Với chính sách khuyến khích bằng lãi suất và bảo đảm chi trả, dân chúng sẽ sẵn sàng mua kỳ phiếu ngân hàng và từ đó sẽ làm giảm áp lực lạm phát. Nghiệp vụ này của ngân hàng trung ương với mục đích can thiệp vào nền kinh tế gọi là nghiệp vụ thị trường mở(OMO), đây là công cụ được các ngân hàng trung ương ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển sữ dụng thường xuyên và là công cụ chủ yếu, có hiệu quả cao khi can thiệp vào nền kinh tế. 2. Mặt tiêu cực của thị trường chứng khoán. Tuy thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho đầu tư và phát triển, nhưng cũng chứa đựng những khía cạnh tiêu cực, đặc biệt thường xãy ra ở những quốc gia có hệ thống luật pháp chư hoàn chỉnh. Những mặt tiêu cực đó là: * Yếu tố đầu cơ. Đây là thuật ngữ dễ gây sự hiểu lầm, do đó chúng ta cần làm rỏ hai khái niệm: -Người đầu tư: Tức là đại đa số công chúng mua chứng khoán, là người mua bán chứng khoán cùng với mục tiêu kiếm lời nhưng qua một thời gian nhiều năm và họ muốn thông qua cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35151.doc
Tài liệu liên quan