Một nghiên cứu cho thấy việc đào tạo của chúng ta còn mất cân đối trong đào tạo ngành nghề. Hơn 50% sinh viên được hướng vào 3 ngành vàng là quản trị, báo chí và luật nhưng nhu cầu việc làm của những ngành nghề này không cao đặc biệt với lượng kiến thức được trang bị thì 1 cử nhân ko thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chính vì thế rất nhiều trong số những sinh viên này sau khi ra trường đã tìm những công việc ko dính dáng gì đến ngành nghề của mình cả thậm chí là những công việc lao động phổ thông như bưng bê ở các quán cơm bình dân,oshin, tiếp thị. Phần còn lại gần 50% sinh viên các ngành nghề kỹ thuật được đạo tạo thì mới chỉ biết được những kiến thức cơ bản chưa có chuyên môn cao. Ví dụ như ngành công nghệ thông tin, với số lượng lớn các trường từ cấp dạy nghề đến cấp đại học đào tạo với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên có trình độ khác nhau nhưng sinh viên mới chỉ được trang bị những kiến thức đơn giản về máy tính chứ chưa được đào tạo thành những chuyên gia về lập trình, tài chính, xây dựng, Việc đào tạo này diễn ra tràn lan từ năm này qua năm khác không cần biết đến nhu cầu của thị trường. Vì thế tình trạng sau khi ra trường của đội ngũ sinh viên này cũng không khả quan hơn.Theo bảng số liệu do PGS.TS Đặng Quốc Bảo cung cấp thì tỉ lệ lao động không có chuyên môn ở Hà Nội hiện là 41,4%, Hải Phòng 64%, Đà Nẵng 54,4%, TP.HCM 55% và Bà Rịa Vũng Tàu là 62,9%.Thậm chí trong 13500 giáo sư tiến sĩ khoa học Việt Nam thì chỉ có 500 người (chiếm 3,7%) có sản phẩm được quốc tế công nhận.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4688 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vấn đề thất nghiệp của nước ta từ năm 2000 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường. Các công trình nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế đã phát hiện ra rằng: khi tiền lương tối thiểu tăng 10% thì số người có việc làm trong đội ngũ không lành nghề này giảm từ 1 – 3 %
2.Công đoàn và thương lượng tập thể
Công đoàn là hội đoàn của những người lao động (“nlđ”) cùng một ngành nghề, hay cùng một công xưởng, để bảo vệ cho quyền lợi của thành viên. Công đoàn không chỉ làm tăng tiền lương mà còn làm tăng sức mạnh của người lao động trong các cuộc thương lượng về nhiều vấn đề khác nữa chẳng hạn số giờ lao động và điều kiện làm việc. Tiền lương của người lao động tham gia công đoàn không phải do trạng thái cung cầu, mà do các cuộc thương lượng tập thể giữa những người lãnh đạo công đoàn và hội đồng quản trị doanh nghiệp quyết định. Kết quả số lượng người lao động được thuê giảm xuống và số người thất nghiệp tăng lên
3.Lý thuyết về tiền lương hiệu quả
Những lý thuyết này quả quyết rằng tiền lương cao làm cho năng suất cao hơn. Ảnh hưởng của tiền lương đối với hiệu qủa của lao động dẫn đến thất bại của doanh nghiệp trong việc cắt giảm tiền lương ngay cả khi tồn tại tình trạng dư cung về lao động:
Tiền lương ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sức khỏe của người lao động từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động
Tiền lương cao làm giảm tình trạng bỏ việc qua đó giảm thời gian tuyển mộ và đào tạo người lao động mới
Chất lượng bình quân của lực lượng lao động trong doanh nghiệp phụ thuộc vào mức lương mà nó trả cho người lao động của mình. Thông qua việc trả lương trên mức cân bằng, doanh nghiệp có thể giảm bớt sự lựa chọn bất lợi là những lao động giỏi nhất tìm việc ở nơi khác và nâng cao chất lượng bình quân của lực lượng lao động qua đó làm tăng được năng suất lao động của họ
Mức lương cao làm tăng nỗ lực của người lao động: tiền lương cao, tổn thất mà người lao động phải chịu khi bị phát hiện trốn việc và đuổi việc càng lớn
4. Các vấn đề xã hội khác
Vấn đề trợ cấp thất nghiệp: trợ cấp thất nghiệp giúp người lao động bị thất nghiệp giảm bớt gánh nặng về tài chính nhưng nó cũng khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên do động lực đi tìm việc của họ bị giảm bớt đi. Cùng với đó, khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao thì khoản trợ cấp thất nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn nền kinh tế
Tỉ lệ ăn theo: tỷ lệ này luôn tỷ lệ thuận với tỷ lệ thất nghiệp vì với toàn nền kinh tế khi có một người thất nghiệp thì cũng có nghĩa là có 1 người “ăn theo”. Mặc dù trong những người “ăn theo” không chỉ gồm những người thất nghiệp nhưng nó cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Tỷ lệ ăn theo cũng là một chỉ số quan trọng cùng với tỷ lệ thất nghiệp để đánh giá mức độ lành mạnh của nền kinh tế
Bất bình đẳng: khi vấn đề bất bình đẳng được giải quyết thì sẽ có nhiều hơn những người trong độ tuổi lao động tham gia vào thị trường lao động. Nếu nền kinh tế không giải quyết tốt thì cũng làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Tuy nhiên đây là vấn đề tất yếu khách quan khi các quốc gia đang trên con đường phát triển.
Các tệ nạn xã hội: một tỷ lệ lớn số tội phạm hiện nay là do thiếu tiền, thất nghiệp. Vì vậy có thể nói thất nghiệp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc các tệ nạn xã hội gia tăng
Chương II:
Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam
I.Tổng quan về lao động và việc làm
1. Lực lượng lao động
Các chỉ tiêu chủ yếu về xã hội
Chỉ tiêu (đến năm 2005)
Đơn vị tính
Chỉ tiêu
kế hoạch 2001-2005
Ước thực hiện 2001-2005
1. tỷ lệ sinh giảm
%
.05
.04
2. tốc độ tăng dân số
%
1.2
1.42
3. Tạo việc làm mới (tổng số 5 năm)
Tr. Người
7.5
7.5
4. tỷ lệ lao động qua đào tạo
%
30
25
5. tỷ lệ trẻ em đi học THC Strong độ tuổi
%
80
80
6. tỷ lệ trẻ em đi học THPT trong độ tuổi
%
45
40
7. tỷ lệ hộ đói nghèo
%
Dưới 10%
Dưới 7%
8. tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi
%
22-25
24
9. tuổi thọ bình quân
Tuổi
70
71.3
10. cung cấp nước sạch nông thôn
%
62
62
Với dân số khoảng 86 triệu người trong đó lực lượng lao động chiếm 54,8% (tương đương 46,61 triệu người), nước ta được coi là 1 nước có cơ cấu dân số trẻ với lực lượng lao động dồi dào. Mặc dù có 45,6 triệu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế nhưng chúng ta có cơ cấu lao động các ngành chưa hợp lý với đa số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và ở khu vực nông thôn. Điều này càng khẳng định nước ta vẫn là 1 nước nông nghiệp.
Nông nghiệp 52.80%
Công nghiệp 18.93%
Dịch vụ 28.26%
Chất lượng lao động của nước ta là vấn đề đánh lo ngại trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Chất lượng lao động được nghiên cứu dựa trên nhiều tiêu chí như: kỹ năng nghề nghiệp, sức khỏe, ý thức của người lao động,…
Chất lượng đào tạo nhân lực nhất là ở bậc đại học nhìn chung còn thấp so với mục tiêu giáo dục, với yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội và với trình độ các nước trong khu vực có mặt còn non kém. Nội dung, phương pháp dạy đại học chưa đáp ứng tốt yêu cầu chuẩn bị nhân lực cho công nghiệp hóa rút ngắn và trình độ chưa theo kịp phát triển khoa học công nghệ hiện đại. Việc học tập ở mọi cấp học bị chi phối nặng nề bởi tâm lý bằng cấp; phương pháp giáo dục nặng về áp đặt, chưa khuyến khích sự năng động, sáng tạo của người học, chưa coi trọng năng lực tư duy và năng lực thực hành
Hiện nay lao động đã qua đào tạo của nước ta mới chỉ có 32% và chỉ có 14,4% lao động thấp.có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn- đây là 1 tỷ lệ rất thấp. Mỗi năm chúng ta đào tạo ra hơn 1 triệu lao động chủ yếu từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường nghề nhưng đội ngũ lao động này chỉ được dạy nhiều về lý thuyết chứ ko được đào tạo nhiều về kỹ năng chuyên môn vì thế khi ra trường họ chưa có đủ trình độ đáp ứng được ngay yêu cầu của công việc.
Một nghiên cứu cho thấy việc đào tạo của chúng ta còn mất cân đối trong đào tạo ngành nghề. Hơn 50% sinh viên được hướng vào 3 ngành vàng là quản trị, báo chí và luật nhưng nhu cầu việc làm của những ngành nghề này không cao đặc biệt với lượng kiến thức được trang bị thì 1 cử nhân ko thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chính vì thế rất nhiều trong số những sinh viên này sau khi ra trường đã tìm những công việc ko dính dáng gì đến ngành nghề của mình cả thậm chí là những công việc lao động phổ thông như bưng bê ở các quán cơm bình dân,oshin, tiếp thị. Phần còn lại gần 50% sinh viên các ngành nghề kỹ thuật được đạo tạo thì mới chỉ biết được những kiến thức cơ bản chưa có chuyên môn cao. Ví dụ như ngành công nghệ thông tin, với số lượng lớn các trường từ cấp dạy nghề đến cấp đại học đào tạo với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên có trình độ khác nhau nhưng sinh viên mới chỉ được trang bị những kiến thức đơn giản về máy tính chứ chưa được đào tạo thành những chuyên gia về lập trình, tài chính, xây dựng,…Việc đào tạo này diễn ra tràn lan từ năm này qua năm khác không cần biết đến nhu cầu của thị trường. Vì thế tình trạng sau khi ra trường của đội ngũ sinh viên này cũng không khả quan hơn.Theo bảng số liệu do PGS.TS Đặng Quốc Bảo cung cấp thì tỉ lệ lao động không có chuyên môn ở Hà Nội hiện là 41,4%, Hải Phòng 64%, Đà Nẵng 54,4%, TP.HCM 55% và Bà Rịa Vũng Tàu là 62,9%.Thậm chí trong 13500 giáo sư tiến sĩ khoa học Việt Nam thì chỉ có 500 người (chiếm 3,7%) có sản phẩm được quốc tế công nhận.
Theo nguồn số liệu của Viện chiến lược và chương trình giáo dục công bố năm 2004:
Chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của Việt Nam là 3.79 điểm
Chỉ số sự thành thạo tiếng anh là 2.62 điểm
Chỉ số sự thành thạo công nghệ cao là 2.5 điểm
Chất lượng đào tạo kém cùng với nền kinh tế quá quan tâm đến bằng cấp khiến cho mục đích học của người học cũng thay đổi, họ học ko phải vì kiến thức mà để có một tấm bằng rồi lại dùng nó để xin những công việc vượt quá khả năng của họ.
Sức khỏe của người lao động kém cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, chất lượng bữa ăn còn thấp tạo cho người lao động nước ta có sức khỏe chỉ ở mức trung bình. Cùng với đó là điều kiện làm việc chưa được đảm bảo, an toàn lao động chưa được quan tâm đúng mức từ đó dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn lao động với người lao động cao. Một kết quả khảo sát của Viện khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động cho thấy 40% doanh nghiệp không có cán bộ y tế và 44% doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe khi tuyển dụng lao động và khám sức định kỳ cho người lao động.
Ý thức kỷ luật của người lao động là vấn đề đáng quan tâm nhất. Mặc dù lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài nhưng lại thiếu tính chuyên nghiệp. Người lao động hay có hiện tượng trốn việc, đi làm muộn, gây gổ đánh nhau, ý thức bảo vệ tài sản chung còn kém. Những điều này dẫn đến năng suất lao động của họ thấp, tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế không được khả quan. Ngoài ra kỹ năng làm việc theo nhóm cũng như khả năng hợp tác để hoàn thành công việc của lao động Việt Nam quá yếu kém. Vì thế nếu một công việc cá nhân thì họ làm tốt nhưng nếu làm việc tập thể thì năng suất lao động giảm xuống rõ rệt và trong nhiều trường hợp công việc đã không được hoàn thành đúng như yêu cầu của cấp trên
Sự hiểu biết về luật pháp của họ còn khá nhiều hạn chế. Đa số người lao động chưa từng đọc qua luật lao động vì thế họ ko biết mình có quyền lợi gì. Vì thế họ thường phải gánh chịu thiệt thòi khi tham gia thị trường lao động. Các hợp đồng lao động thường là hợp đồng miệng hoặc không đúng với trình tự và yêu cầu của một hợp đồng lao động nên hệ thống khó có thể bảo vệ họ khi các quyền lợi cá nhân của họ bị xâm phạm. Họ thường không được người sử dụng lao động mua bảo hiểm lao động, làm việc ở điều kiện môi trường không đảm bảo, làm quá số giờ quy định, hưởng lương không đúng, bị trừ lương khi mắc lỗi, gây khó khăn khi muốn chuyển công ty…
Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng... nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng”. Trong khi đó, nhu cầu lao động đang có xu hướng tăng cả về số lượng và chất lượng, chủ yếu do nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là số doanh nghiệp mới thành lập ngày càng nhiều.
Ngoài ra, nhiều người lao động chưa có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc, dù rằng trên thực tế tình trạng này đang được cải thiện nhờ ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam cũng như một số người Việt được đào tạo ở nước ngoài quay về nước làm việc.
Hiện nay, cả nước có hơn 240.000 doanh nghiệp, thu hút khoảng 9 triệu lao động. Dự kiến đến năm 2010, nước ta có khoảng 500.000 doanh nghịêp, góp phần tạo thêm 2,7 triệu chỗ làm việc mới cho người lao động. Nhu cầu đào tạo mới nghề cho lao động là rất lớn, chưa kể nhu cầu đào tạo, đào tạo lại cho số lao động hiện có.
Đặc điểm lao động Việt Nam được xuất khẩu lao động ra nước ngoài
Lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc nhìn chung có ưu điểm nổi bật là cần cù, chịu khó, khéo tay, tiếp thu nhanh. Tuy nhiên, số người có chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm khoảng 1/3 và người mới chỉ thâm nhập được vào những lĩnh vực không đòi hỏi trình độ tay nghề cao và thông thạo về ngoại ngữ. Đây cũng là tình trạng chung của các nước đang phát triển. Vì vậy sự cạnh tranh trên thị trường lao động đối với Việt Nam càng lớn hơn.
Ngoài ra lao động Việt Nam còn bộc lộ những nhược điểm làm giảm tính cạnh tranh của chính mình, đó là thể lực yếu, kỷ luật lao động yếu, ngoại ngữ kém, tính cộng đồng không cao và chưa có tác phong công nghiệp trong làm việc và lối sống.
Về trình độ tay nghề, phần lớn lao động Việt Nam không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, trung bình chiếm khoảng ¾ tổng số lao động xuất khẩu
Về loại hình ngành nghề, lao động xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào một số ngành sau: nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 60%; xây dựng, công nghiệp: 16% và dịch vụ:24%
Về lứa tuổi, do phía đối tác nước ngoài yêu cầu lứa tuổi người lao động từ 18-35 tuổi nên lao động Việt Nam cũng chỉ tập trung và lứa tuổi này, trong đó 18-25 tuổi chiếm khoảng 27% còn lại là 25-35 tuổi
2. Việc làm
Thu nhập sụt giảm đang là vấn đề trầm trọng tại Nam Á, nơi có 4 trong số 10 thanh niên kiếm chưa tới 1USD/ngày và chỉ có 1 trong số 10 người là có khả năng nuôi sống gia đình với mức thu nhập trên mức đói nghèo 2USD/ngày.
Theo báo cáo của 6 tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn, nhu cầu của các doanh nghiệp này trong giai đoạn 2008-2012 lên tới 80.000-90.000 người, trong đó số lao động có trình độ cao đẳng là 24.000 người. Về cơ cấu, qua khảo sát ở 40 doanh nghiệp, trong thời gian tới, số lao động cần tuyển, lao động qua đào tạo nghề chiếm trên 40%, lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm khoảng 18%, còn lại là lao động phổ thông. Theo báo cáo của VINASHIN, trong số nhu cầu nhân lực đến năm 2010 và 2015 của tập đoàn, số lao động qua đào tạo nghề chiếm từ 60-70%, tỷ lệ cao đẳng, đại học từ 22-26%.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, khi mất đi 1ha đất nông nghiệp trồng cây lâu năm thì mất đi 3,5 việc làm và 0,3 việc làm dịch vụ nông nghiệp
Theo ông Nguyễn Hữu Hoài Phú - chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM, cuộc điều tra (năm 2006) trên nhóm người bị thu hồi đất cho thấy “số lao động nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp có tăng nhưng không nhiều, từ 3,1 lên 6,6%”, trong khi sau khi bị thu hồi đất số lao động nông nghiệp thất nghiệp tăng từ 28,1 lên 38,8%.
Kết quả điều tra còn cho thấy sau khi bị thu hồi đất, thu nhập bình quân của hộ gia đình khoảng 25,3 triệu đồng/năm, giảm khoảng 13% so với trước đó
Số lao động có việc làm năm 2007 tăng 2,3% so với năm 2006, trong khi con số này của năm 2006 là 2,7% so với năm 2005. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm, song tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên lại tăng. Mặt khác khi lạm phát cao đã làm giảm thu nhập thực tế của nhiều nhóm xã hội.
Từ chỗ chỉ có 15 nước tiếp nhận lao động Việt Nam vào năm 1995 với trên 10 ngàn lao động, đến nay lao động Việt Nam đã có mặt trên 40 nước và vùng lãnh thổ, với khoảng 400 ngàn lao động. Các thị trường trọng điểm là Malayxia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản
Nhưng dù là nước xuất khẩu lao động, hiện Việt Nam cũng đang phải “nhập khẩu lao động có chuyên môn kỹ thuật cao vào làm việc trong các doanh nghiệp vốn FDI, các dự án công ty nước ngoài trúng thầu và văn phòng đại diện nước ngoài.
Những ngành nghề mở nhiều việc làm mới và bị thu hẹp.
Nhìn chung, bốn khu vực sẽ tạo ra nhiều việc làm mới bao gồm những ngành nghề liên quan đến vốn đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu, năng lực cạnh tranh cao và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Khu vực vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh bao gồm: cơ khí, thép, đóng tàu, hoá chất, năng lượng điện, giao thông vận tải, vật liệu xây dựng, công nghệ thông tin, viễn thông, điện, điện tử, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch và các loại hình dịch vụ...
- Khu vực xuất nhập khẩu sử dụng nhiều lao động tăng nhanh, bao gồm: chế biến thực phẩm, sản phẩm điện tử, cơ khí, sản phẩm hoá chất, xuất khẩu lao động, rau quả, vật liệu xây dựng, cao su, cà phê, hạt điều, sản phẩm gỗ, phần mềm và công nghệ thông tin, dịch vụ vận tải biển và giao nhận, thủ công mỹ nghệ...
- Khu vực có năng lực cạnh tranh cao, bao gồm: gạo, cà phê, thuỷ sản, cao su tự nhiên, may mặc, da giày, đồ uống, đồ chơi, gốm sứ, thuỷ tinh, động cơ diesel công suất nhỏ, chất tảy rửa, biến thế, cáp điện, dầu thô, than, khí đốt chloruamit, hàng thủ công mỹ nghệ, du lịch...
- Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện phát triển vì tính chất linh hoạt, năng động, "chen chân" được vào các lĩnh vực doanh nghiệp lớn còn bỏ ngỏ và khó xoay sở, bao gồm: doanh nghiệp dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu...
Hiện nay, cả nước có hơn 240.000 doanh nghiệp, thu hút khoảng 9 triệu lao động. Dự kiến đến năm 2010, nước ta có khoảng 500.000 doanh nghịêp, góp phần tạo thêm 2,7 triệu chỗ làm việc mới cho người lao động.
Chúng ta đang phấn đấu cải cách hành chính và tạo môi trường đầu tư thuận lợi để đến năm 2010 có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp (hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ) đạt tỷ lệ 200 người dân/1 doanh nghiệp.
Trong khi đó, những ngành có khả năng cạnh tranh thấp sẽ bị thu hẹp, đó là những ngành có mức bảo hộ cao, có hàm lượng vốn lớn, công nghệ lạc hậu và năng suất lao động rất thấp, những ngành "xế chiều" khai thác tài nguyên thiên nhiên và xuất khẩu thô: thép, giấy, phân bón, hoá chất và ximăng của nhà sản xuất trong nước, khai thác mỏ, than, mía đường và nông nghiệp.
II. Thực trạng thất nghiệp Việt Nam
Trong thập niên vừa qua, kể từ năm 1995, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tại các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương tăng 85,5%Với tỷ lệ trên, 9,5 triệu thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 24 không có việc làm, báo cáo vừa công bố sáng nay (30/10) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thuộc Liên Hợp Quốc cho biết
Tại khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, số thanh niên thất nghiệp trong 2005 là 15,8%, trong khi đó ở Nam Á là 10% - tương đương 13,7 triệu nam và nữ. Tại Đông Á, trừ Nhật, số lượng thanh niên không có việc làm giảm từ 13,1 triệu người xuống còn 12 triệu người trong khoảng thời gian từ 1995-2005, tương đương 7,8 %.
Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp trên toàn cầu được dự đoán sẽ tăng thêm 24 triệu người vào năm 2015, với gần một nửa trong số đó, 11 triệu người là ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị theo phân vùng (%)
Khu vực
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Sơ bộ 2007
6.42
6.28
6.01
5.78
5.60
5.31
4.82
4.64
Đồng bằng sông Hồng
7.34
7.07
6.64
6.38
6.03
5.61
6.42
5.74
Đông bắc
6.49
6.73
6.10
5.93
5.45
5.12
4.32
3.97
Tây Bắc
6.02
5.62
5.11
5.19
5.30
4.91
3.89
3.42
Bắc Trung Bộ
6.87
6.72
5.82
5.45
5.35
4.98
5.50
4.92
Duyên hải Nam Trung Bộ
6.31
6.16
5.50
5.46
5.70
5.52
5.36
4.99
Tây Nguyên
5.16
5.55
4.90
4.39
4.53
4.23
2.38
2.11
Đông Nam Bộ
6.16
5.92
6.30
6.08
5.92
5.62
5.47
4.83
Đồng bằng sông Cửu Long
6.15
6.08
5.50
5.26
5.03
4.87
4.52
4.03
Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn phân theo vùng (%)
Khu vực
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Sơ bộ 2006
74.16
74.26
75.42
77.65
79.10
80.65
81.79
Đồng bằng sông Hồng
75.53
75.36
76.08
78.25
80.21
78.75
80.65
Đông bắc
73.01
73.05
75.32
77.09
78.68
80.31
81.76
Tây Bắc
73.44
72.78
71.08
74.25
77.42
78.44
78.78
Bắc Trung Bộ
72.12
72.52
74.50
75.60
76.13
76.45
77.91
Duyên hải Nam Trung Bộ
73.92
74.60
74.85
77.31
79.11
77.81
79.81
Tây Nguyên
77.04
77.18
77.99
80.43
80.60
81.61
82.70
Đông Nam Bộ
76.58
76.42
75.43
78.45
81.34
82.90
83.46
Đồng bằng sông Cửu Long
73.18
73.38
76.53
78.27
78.37
80.00
81.70
Tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam nguồn GSO
Năm
% TN thành thị
% thời gian lđ được sử dụng ở nông thôn
1996
5,88
72,28
1997
6,01
73,14
1998
6,85
71,13
1999
6,74
73,56
2000
6,44
74,18
2001
6,28
74,26
2002
6,01
75,30
2003
5,78
77,66
2004
5,6
79,2
2005
5,3
80,7
Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ thất nghiệp hữu hình và dài hạn thấp, tỷ lệ thất nghiệp vô hình và ngắn hạn cao, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở khu vực thành thị còn lớn (4,91%)
Theo tính toán có khoảng 20-30% thất nghiệp vì đất canh tác ngày càng thu hẹp do phát triển các khu công nghiệp
Nguyên nhân
Năm 2008 là năm thứ 2 Việt Nam chính thức là thành viên của WTO. Tác động của hội nhập kinh tế đến việc làm và thị trường lao động Việt Nam được thể hiện dưới nhiều hình thức: Tình trạng thất nghiệp và nghèo có thể gia tăng. Vì dưới tác động của cạnh tranh, có những doanh nghiệp sẽ bị phá sản, hoặc thu nhỏ sản xuất, và sẽ dẫn đến việc lao động bị mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập. Trong khi đó, thị trường lao động sẽ hình thành theo hướng liên thông mở trong và ngoài nước, người lao động nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường lao động Việt Nam, và nếu lao động trong nước không được đào tạo tốt, có kỹ năng đáp ứng yêu cầu thì cũng sẽ bị cạnh tranh ngay chính trên sân nhà.
Theo tính toán, nếu GDP giảm đi 2% so với GDP tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 1%.
Theo dự báo, đến năm 2012, Việt Nam chỉ cung cấp được 50% nhu cầu lao động có kỹ năng đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Đó là con số đáng báo động.
Hiện nay, nhìn vào con số người thất nghiệp của Việt Nam, người trẻ chiếm tỷ lệ rất lớn, tới 75% ở dưới tuổi 34. (Ở các nước, tỷ lệ này thường dao động ở mức 50-60%). Đây là sự lãng phí nguồn lực rất lớn
Vậy thất nghiệp ở nước ta sẽ tăng hay giảm ?
Trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào 2 nhân tố chính, đó là: nhận thức, đổi mới của hệ thống quản lý thị trường lao động cũng như của hệ thống giáo dục - đào tạo và nhận thức, bản lĩnh của từng người trong việc chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận sự thay đổi, quyết tâm học tập rèn luyện và ý chí vươn lên làm giàu. Trước mắt (1- 2 năm), do mới dỡ bỏ một phần các bảo hộ của Nhà nước nên đầu tư vào dần dần, việc làm mới tạo ra chưa nhiều nhưng hầu hết yêu cầu trình độ cao (tỷ lệ vốn/ lao động cao), tỷ lệ thất nghiệp thành thị sẽ ít thay đổi, xoay quanh mức thất nghiệp hiện nay (5,15% vào năm 2006) nhưng sẽ có sự dịch chuyển nhỏ lao động từ khu vực chính thức - gồm trên 13 triệu người, chiếm khoảng 30% lao động xã hội - sang khu vực không chính thức.
Trong ngắn hạn (3 - 5 năm), thất nghiệp hữu hình có thể sẽ tăng lên bởi vì mở cửa mạnh thị trường hàng hoá và dịch vụ cũng như đầu tư sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh, đổi mới công nghệ và chất lượng lao động dẫn đến làm giảm số lượng lao động không được đào tạo và có thể gây phá sản đối với một số doanh nghiệp; thêm vào đó là sức ép của lao động dư thừa trong nông thôn - nông nghiệp (di chuyển lao động nông thôn- thành thị còn tiếp diễn hàng chục năm với quy mô hàng chục triệu người để đạt cơ cấu kinh tế của một nước công nghiệp hóa), khu vực doanh nghiệp nhà nước bị đẩy ra cộng với lực lượng lao động tham gia thị trường lao động lần đầu gia tăng vẫn ở mức cao (trên 1,2 triệu người/năm). Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) và kinh nghiệm của Trung Quốc cũng phản ánh khuynh hướng này.
Cùng với xu hướng thất nghiệp hữu hình tăng trong ngắn hạn là việc tăng nhanh tỷ lệ việc làm trong khu vực phi chính thức, giảm nhất thời việc làm trong khu vực chính thức. Sẽ có nhiều người mất việc và từ nông thôn ra bổ sung vào lực lượng tự tạo việc làm, làm dịch vụ, kinh doanh nhỏ và làm việc tạm thời trong những doanh nghiệp phi kết cấu, doanh nghiệp gia đình. Tỷ trọng làm việc của khu vực kinh tế nhà nước, của khu vực nông nghiệp sẽ giảm.
Như vậy, tình trạng thất nghiệp trá hình (đặc biệt là dưới các hình thức thời gian làm việc ít, thu nhập thấp, trình độ cao làm việc giản đơn và làm trái ngành nghề) sẽ giảm.
Trong dài hạn khi nền kinh tế mở cửa hấp thụ được lượng vốn đầu tư lớn, mặt bằng chất lượng lao động được nâng lên, nếu chúng ta xây dựng được một “xã hội học tập" có cạnh tranh rất mạnh về năng lực, phẩm chất, tư duy lao động và quản lý tốt, không để xảy ra khủng hoảng kinh tế thì thất nghiệp hữu hình sẽ giảm và đạt ở mức thất nghiệp tự nhiên. Những nhân tố tích cực này sẽ tiếp tục thúc đẩy ổn định và tăng trưởng kinh tế nhưng tác động của tăng năng suất sẽ ngày càng cao và chiếm ưu thế so với tăng việc làm.
Thất nghiệp trá hình sẽ giảm mạnh trong dài hạn đồng thời với việc tăng việc làm trong khu vực chính thức làm công ăn lương và giảm dần tỷ trọng làm việc trong khu vực phi chính thức.
Như vậy thất nghiệp tăng hay giảm phụ thuộc vào từng loại hình, từng thời kỳ và phụ thuộc vào chính từng người cũng như trình độ quản lý nền kinh tế nói chung, trình độ quản lý thị trường lao động nói riêng.
Chương III:
Định hướng giải quyết việc làm trong thời gian tới
I. Định hướng và mục tiêu giải quyết việc làm ở Việt Nam
1. Định hướng
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 có viết:“Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”
Giải quyết việc làm được thực hiện thông qua ba hướng chính:
phát triển kinh tế tạo nhiều việc làm
xuất khẩu lao động, chuyên gia
thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm
Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nhất quán chính sách đối với lao động dư dôi nhằm tạo điều kiện cho người lao động ổn định cuộc sống, và tìm việc làm mới sau khi thôi việc,.
2. Mục tiêu
Việt Nam phấn đấu đến năm 2010 sẽ đưa được tổng số 1 triệu lao động đi xuất khẩu
II.Thị trường lao động
Thị trường lao động là kênh chính giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp ở mọi quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Sở dĩ như vậy vì 3 lý do:
những thay đổi về việc làm là kết quả của thay đổi cơ cấu kinh tế;
môi trường kinh doanh (nơi tạo ra doanh nghiệp mới và nuôi dưỡng sáng kiến) phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tạo việc làm và tăng năng suất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21491.doc