LỜI NÓI ĐẦU 1
Vũ Thị Thanh Thuý 2
CHƯƠNG I 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ THỐNG KÊ 3
VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 3
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG CỦA CHỈ SỐ 3
1. Khái niệm và phân loại chỉ số 3
2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số 4
3. Tác dụng của chỉ số trong thống kê 4
II. CÁC LOẠI CHỈ SỐ 5
1. Chỉ số phát triển 5
2. Chỉ số không gian 7
3. Chỉ số kế hoạch 8
III. HỆ THỐNG CHỈ SỐ 8
1. Khái niệm và cấu thành của hệ thống chỉ số 8
2. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số 10
B. lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp 11
I. Những vấn đề cơ bản 11
1. Khái niệm 11
2. Cách xác định 11
3. Vai trò của lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh 12
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp 13
II. Hệ thống chỉ tiêu về lợi nhuận của doanh nghiệp 15
CHƯƠNG II 17
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ THỐNG KÊ PHÂN TÍCH 17
LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT 17
GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 17
I. LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT GIAI ĐOẠN 2000-2005 17
1. Tổng quan về Công ty cổ phần công trình đường sắt 17
2. Tình hình lợi nhuận của Công ty thời kỳ 2000-2005 18
2.1. Tình hình biến động lợi nhuận của Công ty 18
2.2. Biến động về quy mô và cơ cấu lợi nhuận 20
II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ THỐNG KÊ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CPCTĐS GIAI ĐOẠN 2000-2005 21
CHƯƠNG III 27
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 27
I. Kiến nghị 27
II. giải pháp 28
1.Phối hợp các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 28
2. Chủ động trong công tác huy động và sử dụng vốn cho HĐKD 30
3. Đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ 31
4. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định 32
5. Đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn 32
KẾT LUẬN 34
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vận dụng phương pháp chỉ số thống kê để phân tích lợi nhuận của Công ty cổ phần công trình đường sắt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à điều kiện tiền đề để doanh nghiệp thực hiện tích luỹ cho tái sản xuất kinh doanh mở rộng. Đồng thời cũng là điều kiện tiền đề để lập ra các quỹ của doanh nghiệp : quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng , quỹ phúc lợi…là điều kiện để không ngừng nâng cao điều kiện làm việc và đời sống tinh thần cho người lao động.
Lợi nhuận từ HĐSXKD = DT thuần - Giá thành toàn bộ SP tiêu thụ trong kỳ
Doanh thu thuần = Doanh thu từ HĐSXKD – Các khoản giảm trừ( nếu có)
Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng
Trong đó:
- Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm giá hàng bán, trị giá hàng bán bị trả lại và thuế gián thu.
- Giá vốn hàng bán (GVHB) là trị giá vốn của hàng xuất bán , bao gồm: chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
-Chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) là chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn DN.
b. Lợi nhuận thu từ hoạt động tài chính(HĐTC).
Là chênh lệch giữa doanh thu HĐTC và chi phí HĐTC.
Lợi nhuận HĐTC = Doanh thu HĐTC - Chi phí HĐTC
Nó bao gồm các khoản sau: lợi nhuận thu từ góp vốn liên doanh, từ các hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán, từ các hoạt động cho thuê tài sản, từ kinh doanh bất động sản, hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và dài hạn...
c. Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác là các khoản chênh lệch khác và chi phí khác.
Các khoản thu nhập khác và chi phí khác là những khoản thu nhập hay chi phí mà DN không dự tính trước được hoặc dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc đó là những khoản thu, chi không mang tính chất thường xuyên.
Thu nhập khác gồm: thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng,... Còn chi phí khác gồm: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, chi do bị phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi do kế toán nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán và các khoản chi khác.
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
3. Vai trò của lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh giá trị hàng hoá, thành phẩm hoặc dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ. Tăng lợi nhuận thực chất là tăng lượng tiền về cho doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc tăng lượng hàng hóa bán ra trên thị trường. Do vậy, tăng lợi nhuận vừa có ý nghĩa xã hội vừa có ý nghĩa đối với doanh nghiệp.
* Đối với doanh nghiệp: Tăng lợi nhuận để doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng kinh doanh thu hồi vốn nhanh, bù đắp các khoản chi phí sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước. Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên sẽ khuyến khích doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tích cực phát triển sản xuất kinh doanh theo chiều sâu, đồng thời lợi nhuận tăng sẽ tạo ra một môi trường làm việc cho người lao động được tốt hơn, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động.
* Đối với xã hội: Tăng lợi nhuận góp phần thoả mãn tốt hơn các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cho xã hội. Đảm bảo cân đối cung cầu ổn định giá cả thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng, các nước.
Các chỉ tiêu về lợi nhuận còn là cơ sở để phân tích và tính các chỉ tiêu kinh tế như: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh , phân tích chi phí hay kết quả kinh doanh…Ngoài ra nó còn là căn cứ, cở sở để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ sau.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Xác định và phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp là nhiệm vụ của các nhà quản lý trong doanh nghiệp. Việc phân tích và nghiên cứu lợi nhuận sẽ cho ta biết xu hướng phát triển của hiện tượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời cũng cho ta biết được tác động của các nhân tố (nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan) đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể giúp cho doanh nghiệp đưa ra những biện pháp ra tăng lợi nhuận hợp lý và hiệu quả hơn.
4.1. Nhóm nhân tố chủ quan.
- Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Về nguyên tắc, việc tăng số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ làm tổng doanh thu và lợi nhuận tăng lên (các nhân tố khác không thay đổi). Việc tăng số lượng sản phẩm phụ thuộc vào năng lực sản xuất và công tác lập kế hoạch về khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Tuy nhiên, nhân tố số lượng cũng chịu sự chi phối của một số yếu tố khách quan đó là nhu cầu của thị trường. Nếu khối lượng sản xuất quá lớn dẫn đến cung vượt cầu, sẽ gây ra tình trạng ứ đọng hàng tồn kho, vòng quay vốn chậm dẫn đến bất lợi cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu số lượng sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội tăng doanh thu. Do đó, doanh nghiệp cần nắm vững nhu cầu thị trường, đầu tư thoả đáng cho năng lực sản xuất để có thể đưa ra một khối lượng sản phẩm hợp lý. Đây là vấn đề phụ thuộc chủ yếu vào tính toán chủ quan của doanh nghiệp.
- Nhân tố chất lượng sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu và mang tính chiến lược lâu dài. Một sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị sử dụng cao, đáp ứng được thị hiếu và có giá bán hợp lý sẽ được người tiêu dùng chấp nhận, đó chính là con đường gia tăng lợi nhuận hiệu quả và bền vững. Tất nhiên, chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhu trình độ tổ chức quản lý sản xuất và lao động, kỹ thuật công nghệ, đặc điểm thu nhập và tiêu dùng của mỗi vùng thị trường. Cũng có thể thấy, việc hoàn toàn chỉ chú trọng vào chất lượng sản phẩm chưa chắc đã đem lại hiệu quả như mong muốn, nó có thể đẩy giá bán lên quá cao và sẽ làm thị trường tiêu thụ bị thu hẹp. Rõ ràng, nâng cao chất lượng vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu và nó phụ thuộc rất nhiều vào tính toán chủ quan của doanh nghiệp.
- Nhân tố tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ và tài chính.
Đây là nhân tố thể hiện rất rõ tính chủ quan của doanh nghiệp. Tổ chức tốt việc quản lý sản xuất kinh doanh là cách thức tốt nhất nhằm hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Điều này thể hiện từ khâu thu mua nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất phải đảm bảo tiết kiệm chi phí đầu vào, tồn kho vật tư hợp lý, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng, đáp ứng đầy đủ kịp thời, sản xuất phải liên tục, nhịp nhàng về thời gian. Bên cạnh đó, các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng cũng cần tính toán hợp lý, tránh lãng phí không cần thiết. Có thể nói, đây là nhân tố chủ quan thể hiện chất lượng quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp.
Quản lý tài chính là quản lý việc tổ chức sử dụng vốn. Vốn đầu tư cho từng khâu phải hợp lý, từ khâu dự trữ vật tư, tồn kho sản phẩm đến việc quản lý các khoản phải thu, phải trả, khoản vay nợ ngân hàng, các khoản đầu tư ngoài doanh nghiệp... Thông qua đó, kiểm tra tình hình luân chuyển vốn ở từng khâu, phát hiện những mất mát, hao hụt, ứ đọng vốn và có những biện pháp xử lý. Thực hiện tốt các vấn đề này sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, Nếu các nhân tố này bị xem nhẹ thì hậu quả trước mắt và lâu dài sẽ rất lớn, có thể dẫn tới tình trạng phá sản của doanh nghiệp.
- Nhân tố tổ chức lao động và sử dụng con người.
Đây là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng và hạ giá thành, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Tổ chức lao động khoa học tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý. Đó là cơ sở để loại trừ tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy. Muốn tạo ra một đội ngũ lao động có chất lượng cần chú ý từ khâu tuyển dụng đến bố trí công việc, sắp xếp thời gian. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến việc học tập nâng cao trình độ cũng như các chế độ thưởng, phạt nhằm khuyến khích tinh thần, tâm lý cho người lao động, khiến họ yên tâm và gắn bó với công việc.
4.2. Nhóm nhân tố khách quan.
- Nhân tố giá bán.
Giá bán được xác định bởi quy luật cung cầu trên thị trường và mang tính khách quan. Nếu các nhân tố khác không đổi thì việc nâng cao được giá bán sản phẩm là cơ hội để tăng doanh thu và lợi nhuận. Do vậy việc xác định một chính sách giá cả hợp lý là rất quan trọng.
- Vòng đời sản phẩm.
Mỗi sản phẩm đều có một vòng đời tồn tại trải qua 4 giai đoạn từ khi xuất hiện, tăng trưởng, bão hoà và suy thoái. Mỗi giai đoạn khác nhau sẽ cho doanh thu và lợi nhuận khác nhau, nếu như DN tổ chức quản lý, khai thác và kéo dài giai đoạn tăng trưởng và bão hoà, rút ngắn thời gian suy thoái và hình thành ban đầu, sẽ giúp DN thu được nhiều lợi nhuận hơn. Do vậy, DN cần nắm vững, có kế hoạch cho cụ thể cho từng giai đoạn để có thể sản xuất sản phẩm hợp lý nhất.
- Nhân tố khoa học công nghệ.
Là nhân tố tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là phương thức tốt nhất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí hạ giá thành nâng cao lợi nhuận cho DN. Ngược lại, nếu không áp dụng thì sản phẩm của DN không bắt kịp được thị trường, chất lượng không được như ý, sẽ bị đào thải và làm cho DN hoạt động kém hiệu quả, lợi nhuận thu được thấp thậm chí thua lỗ.
Với những nhân tố tác động tới lợi nhuận như vậy, DN cần chó những giải pháp để phát huy yếu tố tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực để nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN.
II. Hệ thống chỉ tiêu về lợi nhuận của doanh nghiệp
Tổ chức hạch toán doanh nghiệp công nghiệp tính chỉ tiêu lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp của doanh nghiệp như sau:
- Tổng lợi nhuận gộp (MG): là chỉ tiêu lợi nhuận chưa trừ đi các khoản chi phí tiêu thụ.
Nếu ký hiệu z là giá vốn một đơn vị sản phẩm bán (hay giá thành công xưởng một đơn vị sản phẩm bán) thì MG còn được xác định theo các công thức:
MG = ồ(p – t – z)q’
Hoặc: MG = ồ(p’ – t)q’
- Tổng lợi nhuận thuần trước thuế (MT): là chỉ tiêu lợi nhuận sau khi đã trừ tiếp đi các khoản chi phí tiêu thụ.
Nếu ký hiệu c là chi phí tiêu thụ tính trên một đơn vị sản phẩm thì MT còn được xác định theo các công thức:
MT = ồ(p – t – z - c)q’
Hoặc: MT = ồ(p’ – t - c)q’
- Tổng lợi nhuận thuần sau thuế hay tổng lãi ròng (MR): là chỉ tiêu lợi nhuận sau khi đã trừ tiếp đi thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước.
Lợi nhuận ròng là cơ sở để chia lãi cho các chủ sở hữu vốn (chia liên doanh, trả lãi vay ngân hàng và trích lập các quỹ của doanh nghiệp (gồm quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, quỹ dự phòng tài chính (quỹ dự trữ), quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng và phúc lợi...)
Chương II
Vận dụng phương pháp chỉ số thống kê phân tích
lợi nhuận của Công ty cổ phần công trình đường sắt
giai đoạn 2000 – 2005
I. lợi nhuận của Công ty Cổ phần công trình đường sắt giai đoạn 2000-2005
1. Tổng quan về Công ty cổ phần công trình đường sắt
Công ty công trình đường sắt là đơn vị trực thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam, trước đây là xí nghiệp liên hợp công trình thuộc liên hợp công trình đường sắt Việt Nam, là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Từ khi thành lập tới nay Công ty có những bước phát triển không ngừng, Công ty đã trở thành một doanh nghiệp trực tiếp tham gia xây dựng các công trình lớn vừa thực hiện hoàn thành kế hoạch của Tổng công ty giao phó vừa khai thác, đấu thầu các công trình mới. Tiền thân với tên gọi là đội cầu, đường, kiến trúc, thông tin, tín hiệu, trụ sở đóng tại số 131 đường Thạch Hãn - TP Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến ngày 20/03/2003 được đổi tên thành Công ty Công trình đường sắt theo quyết định số 734/2003/QĐ - GTVT của Bộ Giao thông vận tải. Đến tháng 6/2003 do yêu cầu và nhiệm vụ mới công ty chuyển trụ sở ra đóng tại số 09 Láng Hạ, Hà Nội. Đến tháng 5/2005 công ty chuyển thành Công ty cổ phần công trình đường sắt, trong đó nhà nước chiếm 67% vốn, số vốn còn lại được đóng góp từ các cổ đông trong công ty và cổ đông bên ngoài.
Trong những năm vừa qua Công ty đã thực hiện một số công trình, hạng mục công trình như: cầu Thịnh Kỷ (Hà Nội), cầu chui Lạng Sơn, ga Giáp Bát, cầu Long Biên, cầu Diễn Hồng… Các công trình đều được xây dựng với chất lượng tốt, thi công và bàn giao công trình đúng tiến độ, đã và đang ngày càng tạo uy tín, khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường.
Trong nhiều năm tới, nhu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, công trình công nghiệp và dân dụng còn rất lớn, đó là những thuận lợi cơ bản cho nghành xây dựng nói chung và cho Công ty cổ phần công trình đường sắt nói riêng.
2. Tình hình lợi nhuận của Công ty thời kỳ 2000-2005
2.1. Tình hình biến động lợi nhuận của Công ty
Phân tích lợi nhuận của Công ty là quá trình đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của Công ty sau một năm hoặc một thời kỳ thông qua hệ thống chỉ tiêu kết quả. Việc phân tích này giúp cho Công ty có cái nhìn khái quát về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, thấy được những thành công cũng như khó khăn, hạn chế của Công ty để từ đó có biện pháp khắc phục thích hợp.
Lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2000 – 2005
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Giá trị
(triệu đồng)
1.024
2.209
2.510
1.710
1.066
1.275
%
-
215,73
113,63
68,13
62,34
119,61
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tốc độ tăng lợi nhuận của công ty năm 2001 so với năm 2000 là 115,73% là do một số nguyên nhân sau:
- Do công tác tổ chức sản xuất xây lắp đã tăng lên đáng kể, công ty đã hoàn thành được nhiều công trình thực hiện.
- Do giá trị sản xuất công nghiệp tăng, đặc biệt do có chế độ ưu đãi của Tổng Công ty nên giá thành sản xuất một số sản phẩm giảm.
Tuy nhiên, trong hai năm 2003 và 2004 lợi nhuận Công ty lại có xu hướng giảm mạnh, năm 2004 giảm 37,66% so với năm 2003 nguyên nhân chủ yếu là do:
- Chất lượng các sản phẩm chưa được nâng cao và đảm bảo ổn định lâu dài
- Do giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm cao hơn kế hoạch và luôn biến động nên các đơn vị chưa có biện pháp khắc phục kịp thời cụ thể để thực hiện giảm chi phí, giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
Mặc dù quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rất lớn, các chỉ tiêu GO, G của Công ty đều đạt giá trị cao nhưng lợi nhuận của Công ty lại chưa tương xứng với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, công ty cần có những biện pháp để tăng lợi nhuận lên cao hơn nữa.
Một số chỉ tiêu phân tích biến động lợi nhuận
Chỉ tiêu
M
di
Di
ti
Ti
gi
2000
1024
-
-
-
-
-
2001
2209
1185
1185
2,1572
2,1572
10,24
2002
2510
301
1486
1,1363
2,4512
22,09
2003
1710
-800
686
0,613
1,6670
25,1
2004
1066
-644
42
0,6234
1,041
17,1
2005
1275
209
251
1,1961
1,2451
10,66
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
- Năm 2001 lợi nhuận của Công ty tăng 1185 triệu đồng so với năm 2000 tương ứng với tốc độ tăng là 115,73%. Đây là thành tích tốt của Công ty trong năm qua thể hiện việc sản xuất kinh doanh, quản lý chi phí là có hiệu quả, quy mô kinh doanh đã được mở rộng.
- Năm 2002 lợi nhuận của Công ty tăng 301 triệu đồng so với năm 2001, tương ứng với tốc độ tăng là 13,63%, giá trị 1% tăng là 22,09 triệu đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận bắt đầu giảm từ năm 2002 và giảm một cách trầm trọng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do năm 2003 doanh thu và giá trị gia tăng của Công ty đều giảm rất nhiều, nên dẫn đến lợi nhuận của Công ty năm 2003 cũng bị giảm theo. Trong năm 2004 mặc dù doanh thu và giá trị gia tăng của Công ty có tăng, đặc biệt là doanh thu nhưng do biến động của nền kinh tế trong nước đang gặp khó khăn do chỉ số lạm phát đạt rất thấp nên việc chịu ảnh hưởng nền kinh tế đến Công ty cũng là điều không tránh khỏi. Việc thị trường đầu ra cho các sản phẩm hoạt động kinh doanh của Công ty có bị thu hẹp, thị trường nội bộ của các công trình lớn, trọng điểm trong Tổng công ty hầu như không có nhu cầu cung cấp vật tư thiết bị kết hợp với việc giá nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng lên. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm tăng giá thành sản phẩm dẫn đến các lợi nhuận của Công ty bị giảm sút.
- Năm 2005 mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện giảm chi phí đầu vào, tiết kiệm vật tư nguyên vật liệu để từ đó giảm giá thành sản xuất nhưng do sản xuất kinh doanh được mở rộng và hiệu quả đã tác động tới cán bộ, công nhân viên của công ty. Cùng với sự gia tăng của lợi nhuận, đời sống của công nhân viên cũng được cải thiện.
Nhìn chung, Công ty CPCT đường sắt là một DN làm ăn có lãi và đang phát triển mạnh mẽ. Sự nỗ lực không ngừng của công ty đã thu được những thành quả tốt đẹp mà không phải bất cứ DN nào cũng đạt được.
2.2. Biến động về quy mô và cơ cấu lợi nhuận
Phân tích biến động về quy mô và cơ cấu lợi nhuận theo lĩnh vực hoạt động là căn cứ để phân tích và đánh giá sự biến đổi, tăng giảm và xu hướng phát triển của các lĩnh vực để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc hoạch định các chiến lược đầu tư. Để thuận tiện cho việc phân tích ta chia hoạt động của Công ty thành:
+ Lợi nhuận thu từ hoạt động xây lắp
+ Lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh
+ Lợi nhuận thu từ hoạt động vận tải và sửa chữa cơ khí
Một số chỉ tiêu lợi nhuận từ lĩnh vực hoạt động Công ty năm 2004-2005
Lĩnh vực hoạt động
Sản xuất xây lắp
Kinh doanh
Vận tải CK và SC
2004
2005
2004
2005
2004
2005
Quy mô (tr.đ)
516,58
668,1
507,84
586,5
41,58
20,4
Cơ cấu (%)
48,46
52,4
47,64
46
3,9
1,6
Từ kết quả bảng trên ta thấy: Lợi nhuận thu từ các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm 2004 và 2005 xét về qui mô và cơ cấu có sự tăng (giảm) cụ thể như sau:
Lợi nhuận từ hoạt động xây lắp năm 2005 so với năm 2004 tăng cả về qui mô lẫn cơ cấu, chiếm 48,46% tổng doanh thu vào năm 2004 và 52,4% vào năm 2005.
Hai hoạt động còn lại, lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 đều giảm cả về qui mô lẫn cơ cấu. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao (chiếm 47,64% năm 2004 và 46% năm 2005). Nguyên nhân của việc lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vẫn đạt giá trị cao là do Công ty mở rộng các hoạt động kinh doanh để phục vụ cho nhu cầu sản xuất xây lắp của Tổng Công ty và của Công ty.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của lĩnh vực này chủ yếu là phục vụ cho tổng Công ty và Công ty cho nên lợi nhuận từ lĩnh vực hoạt động này là không đáng kể. Từ khi bước vào cơ chế thị trường, hoạt động vận tải và sửa chữa cơ khí được Công ty mở rộng hơn. Ngoài việc phục vụ cho các nhu cầu vận chuyển và sửa chữa cơ khí cho các Công ty khác nhưng số lượng nhận thầu không nhiều, phần lớn các hợp đồng có giá trị không lớn. Hơn nữa do các thiết bị phục vụ cho hoạt động vận tải và sửa chữa cơ khí hầu hết đã gần hết khấu hao nhưng chưa được thay mới nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động này đạt thấp, chiếm tỉ trọng không đáng kể trong tổng lợi nhuận.
II. Vận dụng phương pháp chỉ số thống kê phân tích biến động lợi nhuận của Công ty CPCTĐS giai đoạn 2000-2005
Lợi nhuận là chỉ tiêu kết quả biểu hiện mức độ lãi lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là chỉ tiêu mà căn cứ vào đó doanh nghiệp phải đóng thuế lợi tức với Nhà nước. Đối với các doanh nghiệp khi tính các chỉ tiêu lợi nhuận người ta thường tính các chỉ tiêu lãi gộp, lãi thuần. Chỉ tiêu để doanh nghiệp đóng thuế với Nhà nước là chỉ tiêu lãi thuần. Thực lãi thuần là số tiền mà doanh nghiệp còn lại sau khi đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với Nhà nước.
Để phân tích chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty ta sẽ dùng phương pháp chỉ số thống kê để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận.
a. Mô hình 1: Phân tích sự biến động của lợi nhuận theo ảnh hưởng của ba nhân tố: Giá bán đơn vị sản phẩm (p); giá thành đơn vị sản phẩm (q) và lượng bán bằng hệ thống chỉ số.
Ta có phương trình kinh tế sau:
M = Z(p – z).q’
Hay:
Từ số liệu ở trên ta có:
Biến động tương đối:
1,1916 = 0,3927 x 1,7523 x 1,7379
119,61% = 39,27% x 175,23% x 173,79%
Biến động tuyệt đối của tổng lợi nhuận:
triệu đồng
Do ảnh hưởng của giá bán đơn vị sản phẩm:
triệu đồng
Do ảnh hưởng của giá thành đơn vị sản phẩm:
triệu đồng
Do ảnh hưởng của lượng sản phẩm tiêu thụ:
triệu đồng
Từ kết quả tính toán trên ta thấy: Tổng lợi nhuận của Công ty năm 2005 tăng 19,61% so với năm 2004 tương ứng với 209 triệu đồng là do ảnh hưởng của ba nhân tố:
- Do giá bán đơn vị hàng hoá bình quân tăng làm cho lợi nhuận của công ty giảm 60,73% tức là giảm 1971,43 triệu đồng.
- Do giá thành đơn vị sản phẩm bình quân giảm làm cho tổng lợi nhuận của Công ty tăng 175,23% hay là tăng 1393,8 triệu đồng. Đây là nhân tố chủ yếu làm tăng lợi nhuận của Công ty. Có thể nói, giá thành đơn vị bình quân sản phẩm của Công ty giảm là dấu hiệu đáng mừng cho Công ty. Việc giá thành đơn vị sản phẩm của Công ty giảm chứng tỏ Công ty đang thực hiện các biện pháp giảm giá thành đơn vị sản phẩm để tạo cho các sản phẩm có được sức cạnh tranh trên thị trường với các sản phẩm cùng loại của các công ty khác.
- Do quy mô và cơ cấu của lượng bán tăng làm cho tổng lợi nhuận của Công ty tăng 73,79% hay tăng 786,63 triệu đồng.
Như vậy, tổng lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 tăng lên là do giá thành đơn vị hàng hoá và lượng bán tăng lên. Tuy vậy, nếu Công ty tiếp tục áp dụng chiến lược giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành đồng thời áp dụng chỉ tiêu giá bán một cách hợp lý thì tổng lợi nhuận của Công ty sẽ còn tăng nhiều hơn nữa.
b. Mô hình 2: Phân tích sự biến động của lợi nhuận theo ảnh hưởng của các nhân tố: Tổng doanh thu bán hàng, tỷ suất các khoản giảm trừ trong tổng doanh thu, tỷ suất giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu và tỷ suất chi phí tiêu thụ trong tổng doanh thu.
Để phân tích sự biến động của tổng lợi nhuận theo ảnh hưởng của các nhân tố trên ta sử dụng phương trình kinh tế sau:
M = DT – GT – GV – C
Hay: M = DT.(1 – TGT – TGV – TC)
Trong đó: GT: các khoản giảm trừ doanh thu
GV: giá vốn hàng bán
C: tổng chi phí tiêu thụ
TGT, TGV, TC : tỷ suất các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí tiêu thụ trong tổng doanh thu
Các chỉ tiêu trong mô hình
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
D
%
Tổng lợi nhuận
1066
1275
209
119,61
Tổng doanh thu
289935
312728
22793
107,86
Các khoản giảm trừ
20485
21188
703
103,43
Giá vốn hàng bán
224950
230795
5845
102,60
Tổng chi phí tiêu thụ
43434
59470
16036
136,92
0,0707
0,0678
-0,0029
95,90
0,7759
0,7380
- 0,0379
95,12
0,1498
0,1902
0,0404
127,0
Từ kết quả bảng trên áp dụng phương pháp phân tích thay thế liên hoàn ta có:
- Biến động tuyệt đối của tổng lợi nhuận:
triệu đồng
- Do ảnh hưởng của tổng doanh thu:
triệu đồng
- Do ảnh hưởng của tỷ suất các khoản giảm trừ trong tổng doanh thu:
triệu đồng
- Do ảnh hưởng của tỷ suất tổng giá vốn bán hàng trong tổng doanh thu:
triệu đồng
- Do ảnh hưởng của tỷ suất các khoản giảm trừ trong tổng doanh thu:
triệu đồng
- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố:
209 = 82,0548 + 906,9112 + 11852,391 + (-12634,211)
Từ kết quả tính toán ta thấy: tổng lợi nhuận của Công ty năm 2005 tăng 209 triệu đồng so với năm 2004 do ảnh hưởng của bốn nhân tố:
- Do tổng doanh thu của Công ty tăng 22793 triệu đồng làm cho tổng lợi nhuận của Công ty tăng 82,0548 triệu đồng.
- Do tỷ suất các khoản giảm trừ trong tổng doanh thu giảm 0,0029 lần làm cho tổng lợi nhuận của công ty tăng 906,9112 triệu đồng.
- Do tỷ suất giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu giảm 0,0379 lần làm cho tổng lợi nhuận của công ty tăng 12634,211 triệu đồng.
- Do tỷ suất chi phi tiêu thụ trong tổng doanh thu tăng 0,0404 lần làm cho tổng lợi nhuận của Công ty giảm 12634,211 triệu đồng.
Như vậy, nhân tố chủ yếu làm tăng lợi nhuận của Công ty là tỷ suất giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu giảm, tiếp đo là tỷ suất các khoản giảm trừ giảm và do tổng doanh thu tăng. Nhân tố làm giảm lợi nhuận của công ty là tỷ suất chi phí tiêu thụ tổng doanh thu. Việc tỷ suất chi phí tiêu thụ trong tổng doanh thu tăng chứng tỏ tổng chi phí tiêu thụ của công ty năm 2005 tăng so với năm 2004 là 16036 triệu đồng. Lợi nhuận của Công ty sẽ còn tăng cao hơn nữa nêu công ty thực hiện các biện pháp giảm chi phí tiêu thụ.
c. Mô hình 3: Phân tich sự biên động của lợi nhuận theo ảnh hưởng của các nhân tố vê tình hình tiêu thụ và tình hình sử dụng vốn kinh doanh.
Ta có phương trình kinh tế phản ảnh mối quan hệ giữa chúng như sau:
Hay M =RDTx LV x V
Trong đó: RDT : mức doanh lợi (tỉ suất lợi nhuận)
LV : vòng quay của tổng vốn sản xuất kinh doanh
V : tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân
Biến động của lợi nhuận theo ảnh hưởng tổng hợp các yếu tố về tình hình tiêu thụ và tình hình sử dụng vốn
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
±
%
1. Lợi nhuận
Trđ
1066
1275
209
119,61
2.Tổng doanh thu
Trđ
289935
312728
22793
107,86
3.Tổng vốn sxkd BQ
Trđ
238758
280191
41433
117,35
4.
Trđ/Trđ
0,0037
0,0041
0,0004
110,81
5.
Vòng
1,2143
1,1161
-0,0982
91,91
6.
Trđ
-
1157,0683
-
-
7.
Trđ
-
1258,8729
-
-
Từ kết quả mô hình trên ta có:
Hay : I(M)=
Thay số vào ta có:
Biến động tương đối:
1,1961= 1,1019 x0,9191 x 1,1081
119,61% =110,81% x 91,91% x110,81%
Biến động tuyệt đối:
M1-M0=(-)+(-)+(-)
1275-1066=(1275 -1157,0683)+(1157,0683 -1258,8729)+(
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36102.doc