NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế 6
1.1.1 Khái niệm 6
1.1.2 Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế. 6
1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khách quan 7
1.3 Tình hình thương mại toàn cầu 9
1.4 Quan điểm và đường lối của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế .10
CHƯƠNG 2 NHỮNG THỬ THÁCH VÀ THÀNH TỰU MÀ VIỆT NAM
ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ
2.1 Những thử thách đặt ra cho Việt Nam trên con đường hội nhập 14
2.1.1 Những vấn đề thử thách trong nước 14
2.1.2 Thử thách ngoài nước 16
2.2 Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 18
2.2.1 Hoạt động thương mại trong nước 18
2.2.2 Hoạt động xuất nhập khẩu 21
2.2.3 Hội nhập kinh tế thương mại quốc tế 24
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Việt Nam với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn Hóa – Thông Tin với công tác tư tưởng , thông tin, tuyên truyền; Bộ Tư Pháp với nhiệm vụ xây dựng , sửa đổi bổ sung pháp luật, cơ chế, chính sách kinh tế thương mại; Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Uỷ ban quốc gia về hợp tác quốc tế với nhiệm vụ nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc tế với nhiện vụ tổng hợp và hoàn thiện chiến lược tổng thể về hội nhập kinhtế quốc tế; Bộ nội vụ chủ trì cùng với Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội, Bôi Tư Pháp ... với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực; Bộ Ngoại Giao với nhiệm vụ củng cố an ninh quốc phòng. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Chính Trị và Chính Phủ, Bộ Thương Mại, Bộ Tài Chính, Uỷ Ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế với nhiệm vụ mở rộng thị trường xuất khẩu, tranh thủ đầu tư và trợ giúp kỹ thuật của các nước và tổ chức quốc tế. Và cuối cùng là công tác kiện toàn tổ chức các bộ, cơ quan của Chính Phủ.
CHƯƠNG 2 NHỮNG THỬ THÁCH VÀ THÀNH TỰU MÀ VIỆT
NAM ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
Những thử thách đặt ra cho Việt Nam trên con đường hội nhập
Những vấn đề thử thách trong nước
* Đối với doanh nghiệp trong nước:
Hội nhập đòi hởi Việt Nam mở cửa thị trường, nhất là về khu vực công nghiệp chế biến hàng hoá để cho hàng ngoại quốc tự do cạnh tranh với hàng nội hoá. Hai nguyên tắc thương mại chính (tối huệ quốc và quy chế công dân) bảo đảm đầu tư ngoại quốc được đối xử bình đẳng như dân bản xứ, nghĩa là không bị kỳ thị hay gây khó khăn trong việc đầu tư sản xuất. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là đa số hàng bản xứ đều do doanh nghiệp nhà nước độc quyền sản xuất, còn doanh nghiệp tư nhân thì chưa nắm vai trò quan trọng. Sau hội nhập, doanh nghịêp nhà nước bắt buột phải đạt được mức sản xuất tối ưu để cạnh tranh ngoại quốc. Muốn như vậy các doanh nghiệp này cần phải được giúp vốn đầu tư đầy đủ để phát triển về kỹ thuật sản xuất lẫn khả năng quản trị. Mặt khác doanh nghịep nào yếu kém, tiếp tục thô lỗ thâm hụt, cô phương sản xuất thì phải bị đào thải. Như vậy, Việt Nam cần có một hệ thống doanh nghịêp nhà nước nghiêm khắc minh bạch rõ ràng, mà lại vừa áp dụng đồng đề không thiên vị.
* Lao động dư thừa:
Cải cách doanh nghiệp nhà nước thì sẽ dư thừa lao động. Nếu doanh nghiệp nhà nước phải bán đi, chia cổ phần, hay giao cho tư nhân quản trị thì vấn đề không tránh được là ban quản trị mới sẽ cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách cho lao dộng nghỉ việc. Thành ra giải pháp cải cách doanh nghiệp kéo ra vấn đề thất nghiệp. Thất nghiệp là chỗ khách biệt chính yếu giữa nhà nước và tư nhân.
Đối với nhà nước, mục tiêu an sinh xã hội được xếp ngang hàng với các mục tiêu kinh tế khác. Ngược lại, đối với tư nhân lợi nhuận được coi là mục tiêu tối cao. Nếu cần phải giảm chi phí lao động để giữ lợi nhuận thì doanh nghiệp tư nhân sẽ không ngần ngại sao thải lao động. Việt Nam cần phảo có chương trình cải cách lương bổng đi song với cải cách doanh nghiệp Nhà Nước để bảo vệ lao động trong giai đoạn hội nhập, lao động là tài nguyên của đất nước, không thể phí phạm bằng cách sống nghèo khó trong xã hội mới. Như vậy, lao động từ các doanh nghiệp nhà nước nếu còn trẻ và đủ sức làm việc cần phải được huấn luyện để có thêm khả năng làm viêc trong môi trường mới.
* Xoá đói giảm nghèo:
Xáo trộn trong thị trường lao động là phản ứng ngắn hạn của nền kinh tế bị co giãn dưới sức ép của hội nhập. Do đó cần phải có chích sách lao động hay xã hội an sinh để điều chỉnh nền kinh tế trong lúc hội nhập. Đối với nước chậm tiến như Việt Nam, hội nhập hay không hội nhập, nạn đói luôn luôn là một vấ đề trường kỳ nan giải. Đó là chưa kể thêm vấn đề chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị: 80% dân số sống ở nông thôn chỉ chiếm dưới phân nữa sản lượng quốc gia; ngược lại 20% dân số sống trong thành thị chiếm hơn phân nữa sản lượng quốc gia. Hội nhập đưa tói những câu hỏi cực kỳ quan trọng về nghè đói. Liệu hội nhập sẽ làm tăng hay giảm nghèo đói? Nếu hội nhập làm tăng nghèo đói thì phải có những chính sách nào để xoá đói giảm nghèo để chạy sông song với hội nhập? Hơn nữa, liệu 80% dân Việt Nam sống ở nông thôn có thể hưởng thành quả của hội nhập hay không? Hay là hội nhập chỉ có lợi cho 20% dân số sống ở thành thị? Làm cách nào để toàn dân trong nước được hưởng đồng đều kết qủa của hội nhập? Câu hỏi nằn trong chích sách phân chia lợi tức đồng đều giữa nông thôn và thành thị.
* Cấu trúc kinh tế:
Việt Nam cập nhật hoá nhiều văn kiện pháp luật cho phù hợp cới hội nhập. Các cơ sở hạ tầng về luật pháp (như luật sở hữu trí tuệ, đầu tư ngoại quốc, tài khoản thuế khoá, tư bản và lao động) cần phải được sử đổi hoặc tạo dựng để bạo vệ đầu tư cũng như tiêu dùng trong nước. Căn bản lý thuyết kinh tế thị trường dựa trên ba thành phần chính: sản xuất, tiêu thị và chính phủ. Thành phần chủ động thường là người thiêu thụ nắm quyền sở hữu cơ cấu sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nền kinh tế chuyển tiếp Việt Nam chính phủ đóng vai trò chủ động và giữ hết cơ cấu sản xuất (kể cả tư bản và ruộng đất). Sản xuất cũng lại là chính phủ dưới dạng doanh nghiệp nhà nước. Người tiêu thụ đóng vai trò rất phụ và thụ động, nghĩa là chỉ làm công cụ và tiêu thụ. Còn doanh nghiệp tư nhân thì vừa ít vừa nhỏ không đủ sức cạnh tranh do hiệu quả sản xuất thấp. Như vậy, thử thách cho Việt Nam là phải xây dựng kịp thời cơ sở doanh nghiệp ( tư nhân hoặc là nhà nước hoặc cả hai) cho dù có khả năng cạnh tranh với ngoại quốc.
Thử thách ngoài nước
* Quan hệ với Trung Quốc:
Trung Quốc luôn đóng một vai trò quan trọng đối với Việt Nam về lịch sử, văn hoá, chính trị và kinh tế. Hai nước đề kết thúc thương thuyết với Mỹ năm 2001, vừa qua thiết lập quan hệ thương mại vừa để thoã mãn điều kiện gia nhập WTO. Ngày nay Trung Quốc cũng đã gia nhập vào WTO rồi. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là nhận định vai trò quan hệ vơi Trung Quốc; Việt Nam với Trung Quốc nên được cơi là bổ sung (như bát với đũa) hay lf thay thế (như cơm với cháo)? Trong truờng hợp nào thì hàng Việt Nam nên cạnh tranh với hàng Trung Quốc? Và trong trường hợp nào thì hàng Việt Nam nên bổ sung hàng Trung Quốc? Trên đường hội nhập trong 10 năm tới, hai nước sẽ đều là thành viên chính thức của WTO, APEC,…... khi đó lợi điểm của Việt Nam đối với Trung Quốc sẽ ra sao? Liệu hàng Việt Nam có khả năng cạnh tranh cới hàng Trung Quốc trong thị trường tự do hay không? Đó là vấn đề lớn của Việt Nam khi gia nhập nền kinh tế quốc tế mà Trung Quốc lại là hàng xóm lớn cạnh ta, và trong thị trường hiện nay hàng nhái của Trung Quốc đã tràn ngập trên cả thế giới với những ưu điển là giá rẽ mà mẫu mà đẹp hợp thời trang, thi hiếu của giới trẻ và ngay cả Việt nam cũng không thể tránh khỏi tình trạng hàng nhái này. Vậy liệu hàng hoá của doanh nghiệp trong nước sẽ cạnh tranh ra sao khi hàng nhái Trung Quốc tràn ngập thị trường, đó là vấn đề lớn đặt ra cho ĐaÛng và nhà nước ta với chính sách phát triển kinh tế khi hội nhập kinh tế quốc tế.
* Quan hệ Việt kiều:
Mỗi năm Việt kiều gởi về nước trên 2 tỷ Mỹ kinh và về thăm nhà đông đảo trong những dịp Tết nhất, mang nguồn lợi tức và ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế trong nước. Việt kiều cũng là khối tiêu thụ mạnh nhất cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam (thí dụ: mắm tôm Việt Nam bán sang Mỹ thì chắc chắn chỉ có Việt kiều là tiêu thụ). Nhiều Việt kiều, nhât là thế hệ thứ hai hay thứ ba đã bắt đầu biết dùng vận động hành lang với chính phủ Mỹ để bảo vệ tiếng nói và quyền lợi của mình. Một thử thách cho Việt Nam là tìm cách “hội nhập” hai nền kinh tế Việt: nền kinh tế trong nước và nền “kinh tế vệ tinh” ngoài nước. Gần đây Việt Nam đã có những dấu hiệu khích lệ đáng kể như biện pháp khuyến khích Việt Kiều về nước đầu tư, sửa đổi thủ tục mua nhà và bỏ chính sách lưỡng giá. Việt Nam đã xúc tiến hội nhập với nền kinh tế toàn cầu thì không có lý do gì màø không cố gắng hội nhập với “kinh tế vệ tinh” của nhóm dân Việt nơi đất khách quê người.
* Tranh chấp quốc tế:
Trên lý thuyết thì thế giới ca tụng tự do hoá thương mại và hội nhập. Tuy nhiên, trên thực tế thì các nước còn giữ rất nhiều rào cản quan thuế để ngăng chặn hàng ngoại quốc vào thị trường nội địa. Ngay cả cường quốc như Mỹ cũng phải dùng biện pháp rào cản hàng ngoại quốc vào thi trường nội địa. Những biện pháp cấm cản này gây nên tranh chấp quốc tế và phân xử tại WTO. Việt Nam đã nến bài học hội nhập đầu tiên (và chưa phải là bài học cuối cùng) trong vụ các tra với Mỹ. Việt Nam chưa vào WTO nên không có tiếng nói hay ra toà kiện tụng để bảo vệ quyền lợi của mình trong thương trường quốc tế; cộng thêm nước vừa nhỏ vừa nghèo nên không có khả năng đòi hỏi đối với các nước khác. Cho tối khi Việt Nam có thêm nhiều lợi khí để làm áp lực, thương thuyết là phương tiện độc nhất hiện có về phương diện đối ngoại. Việt Nam có thể bắt chước Canada và Trung Quốc bằng cách tăng ngân sách ngoại giao, nhất là Mỹ để tạo áp lực thuật lợi cho mình ngay trong nội địa nước Mỹ. Đây là một điểm rất quan trọng cho các nước nhỏ muốn thương thuyết thành công với Mỹ.
Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Hoạt đông thương mại trong nước
* Thành tựu:
Hoạt động thương mại phát triển, khối lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường liên tục tăng hàng năm với tốc độ tương đối cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của sản xuất, dân cư, góp phần quang trọng vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế – xã hội.
Tổng mức bán lẽ hàng hoá xã hội từ năm 1996 đến nay mỗi năm bình quân tăng 11% (theo giá thực tế). Năm 1996 đạt 144,1 ngàn tỷ đồng, năm 1997 đạt 159,7 ngàn tỷ đồng, năm 1998 đạt 183,2 ngàn tỷ đồng, 1999 đạt 198,3 ngàn tỷ đồng, năm 2000 đạt 217 gàn tỷ đồng, năm 2001 đạt 241,3 ngàn tỷ đồng và năm 2002 đạt 273 ngàn tỷ đồng và năm 2003 đạt 306 ngàn tỷ đồng tăng 112% so với năm 1996.
Tốc độ tăng trưởng tổng mưc bán lẽ hàng hoá xã hội ở khu vực miền núi đã có sự chuyển biến, giảm dần chênh lệch với các tỉnh đồng bằng, đô thị: năm 1999 vùng Tây Bắc tăng 5,4% đến năm 2002 tăng 13% trong khi đó năm 1999 vùng đồng bằng sông hồng tăng 10%, đến năm 2002 chỉ tăng 10,5%.
Mặt hàng kinh doanh đa dạng, mẫu mã hàng hoá ngày càng phù hợp với thị hiếu và tập quán tiêu dùng. Chất lượng và văn minh thương mại ngày càng được nâng cao. Từ năm 1996 đến nay không có “cơn sốt” do quan hệ cung cầu hàng hoá mất cân đối (vớ quy mô lớn, trên phạm vi rộng, trong thời gian dài), kể cả trong những dịp lễ tết hoặc thiên tai lũ lụt.
Kênh lưu thông một số mặt hàng như: xăng dầu, phân bón, xi măng, thép, lúa gạo... bước đầu được định hình và cũng cố với sự tham gia đông đảo của các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, gắn sản xuất với tiêu thụ, gắn hàng hoá với thị trường, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế.
Phương thưc sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng và tiếp tục được mở rộng trên cả ba địa bàn: thành thị nông thôn và miền núi, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế với nhiều quy mô, hình thức tổ chức và hình thức sở hữu khác nhau.
Trợ giá, trợ cước đã đảm bảo cho nhân dân miền núi mua được muối Iốt, dầu hoả, phân bón... với giá ổn định; trợ giá giống cây trồng được các địa phương đánh giá là có hiệu quả nhất trong các mặt hàng chích sách như về lúa, ở nhiều nơi đã góp phần tăng năng xuất từ 5 tạ đến 12 tạ/1 ha, giúp nhiều vùng cao giải quyết được vấn đề lương thực; nhiều gia đình đồng bào dân tộc đã thoát khỏi tình trạng dói triền miên và ổn định cuộc sống.
Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng, đáng ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế và phục vụ tốt đời sống của nhân dân. Nghành du lịch đã phát triển nhanh, trở thành một nghàn du lịch quan trọng đối với toàn xã hội với nhiều loại hình du lịch đa dạng, phong phú và có chất lượng phục vụ tốt, đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong và ngoài nước. Doanh thu du lịch (kể cả du lịc quốc tế và du lịch nội địa) năm 2002 tăng 25,7 lần so vơi năm 1996.
Trật tự kỷ cương trên thương trường được khôi phục một bước, tệ buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh trái phép đã bước đầu được kiềm chế.
* Hạn chế:
Hoạt động thương mại vẫn còn trong tình trạng phân tán, chia cắt theo cấp và ngành. Mạng lưới bán hàng tập trung chủ yếu ơt khu vực thành thị.
Tốc độ tăng trưởng mức bán lẻ bình quân đầu người giữa các vùng lãnh thổ còn khá chênh lệch, thời kỳ 1999 - 2002 vùng Đông Bắc tăng 33,9%, Duyên Hải Nam Trung Bộ tăng 18%, Tây Bắc Bộ tăng 11,3%, Đồng Bằng Sông Hồng tăng 8,8%/năm, Bắc Trung Bộ tăng 8%, Đồng Bằng Sông Cửu Long tăng 7,4%, Đông Nam Bộ Tăng 6,5% và Tây Nguyên tăng 3,8%.
Chỉ số giá tiêu dùng biến động thất thường, giảm phát kéo dài trong vài năm gần đây đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất và tiêu dùng hàng hoá (chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 so với các cùng kỳ năn trước thì năm 1999 tăng 0,1%, năm 2000 giảm 0,6%, năm 2001 tăng 0,8% và năm 2002 tăng4%)
Phát triển thương mại ở thị trường nông thôn, miền núi vẫn còn chậm, vẫn có sự chênh lệch lớn giữa thị trường nông thôn, miền núi với khu vực đồng bằng nhất là với các thành phố. Việc cung ứng các mặt hàng chích sách và tổ chức tiêu thụ nông lâm - thủy - sản... đối với khu vực miền núi theo tinh thần nghị định số 20/NĐ-CP vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của đồng bào.
Công tác phân tích, dự báo thị trường để định hướng sản xuất kinh doanh và chuyển cơ cấu kinh tế còn yếu kém. Nhiều quy hoạch, kế hoạch kinh doanh còn mang tính chủ quan, chưa khai thác hết tiềm năng và cơ hội, chưa bám sát nhu cầu thị trường và lưu thông hàng hoá và năng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, cảu doanh nghiệp và nền kinh tế.
Việc phát triển nhiều ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu hàng tiêu dùng chưa gắn với nhu việc quy hoạch phát triển sản xuất nguồn nguyên liệu trong nước.
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Về xuất khẩu
* Thành tựu:
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 3 năm 2001-2003 đạt 11,5%. Xuất khẩu đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện chiến lượt phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 1996-2002, đã trở thành yếu tố phát huy nội lực rất quan trọng, tạo thêm vốn đầu tư đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanhh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: kim nghạch xuất khẩu năm 1996 đạt 7,25 tỷ USD, năm 2000 đạt 14,4 tỷ USD, năm 2002 đạt 16,7 tỷ USD, năm 2003 ước đạt 17,5% năm so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP (gần 7%/năm) thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gấp 2,5 lần.
Các doanh nghiệp FDI mấy năm gần đây có mức tăng trưởng xuất khẩu khá nhanh. Năm 1996 (tính cả xuất khẩu dầu thô) đạt 2,13 tỷ USD chiếp 29.4% kinh ngạch xuất khẩu hàng hoá, tương tự năm 1997 đạt 3,21 tỷ USD chiếm 25%, năm 1998 đạt 3,21 tỷ USD chiếm 34,3%, năm 1999 đạt 4,68% chiếm 40,6%, năm 2000 đạt 6,81% tỷ USD chiếm 40,1%, năm 2001 đạt 6,8 tỷ USD chiếm 45,2%, năm 2002 đạt 7,87 tỷ USD chiếm 47,1% và năm 3003 đạt 10 tỷ USD chiếm 50%.
Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng hàng chế biến sâu và nhóm hàng công nghiệp tăng lên, số lượng mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng nhanh. Vài năm gần đây nổi lên một số mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng hàng năm rất cao ngư: giầy dép, dệt may, điện tử, nhân điều, chè, gạo... và có một số mặt hàng xuất khẩu chủ kực đã chiếm tỷ trọng lớn như: cà phê Robusta đứng đầu thế giới, gạo đứng thứ hai thế giới sau Thái Lan, nhân điều đứng thứ hai trong ASEAN sau Thái Lan, hạt tiêu đứng thứ hai thế giới sau Aán Độ.
Cơ cấu xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô. Trong kinh ngạch xuất khẩu, tỷ trọng sản phẩm đã qua chế biến tăng từ khoảng 28% năm lên 40% năm 2000 và năm 2003 là 43%, trong khi đó tỷ trọng các sảm phẩm thô đã giảm tương ứng xuống còn 57%. Nếu như năm 1996 mới có 9 mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên 100 triệu USD thì năm 2003 đã có 17 ngành có kim ngạch trên 100 triệu USD. Trong đó có hai mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD là dầu thô, hàng dệt may, hai mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD là thuỷ sản và giày dép, 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 500 triệt USD là gạo, cà phê, hàng điện tử, linh kiện máy tính và sảm phẩm gỗ.
Đã có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện chủ trương “phát triển nhiều hình thức thu ngoại tệ, nhất là hoạt dộng du lịch”. Số khách du lịch nước ngoại vào Việt Nam đã tăng từ 1 triệu luợt khách vào năm 1996 lên khoảng 2,6 triệt lượt khách vào năm 2002 đạt mức tăng trưởng bình quân 11,5% năm. Năm 2002 thu nhập từ du lịch đạt khoảng 23,500 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2001, xuất khẩu các dịch vụ khác như bưu chinh viễn thông đạt 240 triệu USD, vận tải hàng không đạt 339,1 triệu USD, tăng 6% so với năm 2001.
* Hạn chế:
Quy mô xuất khẩu nước ta còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực. Kim nghạch tính theo đầu người năm 2003 của Việt Nam mới đạt khoảng 250 USD, trong khi năm 2000 Trung Quốc đạt 358,8 USD; Thái Lan đạt 1.113,8 USD; Singapore đạt 34.468,8 USD; Malaixia đạt 4.211,8 USD.
Cơ cấu hàng xuất khẩu còn lạc hậu so với các nước, tỷ trọng hàng thô hàng còn sơ chế còn cao, trong số sản phẩm công nghiệp chế tạo thì hàng gia công còn chiếm tỷ trọng lớn, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và rí tuệ cao còn nhỏ bé. Xuất khẩu dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp. Dịch vụ xuất khẩu chất lượng thấp và giá thành cao, chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường...
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, trong từng lĩnh vực, ngành hàng nói riêng chưa bàm sát tín hiệu của thị trường thế giới do đó nhiều sảm phẩm làm ra khó tiêu thụ hoặc tiêu thụ với giá thấp hơn các nước trong khu vực như gạo, cà phê, chè, cao su... Việc đầu tư để nâng ccao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế. Đầu tư trực tiếp cho các khâu tiêu thụ sảm phẩm như hoạt động xúc tiến thương mại, lập các trung tâm thương mại, kho ngoại quan ở các nước ngoài... ít được quan tâm. Nhiều hình thức kinh doanh phổ cập trên thế giới như tái xuất, chuyển khẩu... chưa phát triển; các dịnh vụ thu ngoại tệ chưa đặt đúng vị trí của nó.
2.2.2.2 Về nhập khẩu
* Thành tựu:
Cơ cấu hàng nhập khẩu đã được cải tiến theo hướng phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước:
Kim ngạch nhập khẩu nguyên, nhiên , vật liệu phục vụ sản xuất chiếm tỷ lệ cao, hàng năm đều ở mức trên 60% tổng kim ngạch nhập.
Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị năm 1996 chiếm 27,6% tổng kim ngạch nhập, năm 2003 tăng lên 35%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng phù hợp với các định hướng phát triển thương mại của Đảng và nhà nước và giảm dần qua các năm: năm 1996 chiếm 13,3% tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 2002 giảm còn 5,9%.
Trong 5 năm 1991 – 1995, nhập siêu chiếm khoảng 33% kim ngạch xuất khẩu thì trong 8 năm sau chỉ còn khoảng 18,3%. Năm 1996 nhập siêu dần 4 tỷ USD thì năm 2002 chỉ còn gần 3 tỷ USD.
* Hạn chế:
Về thị trường nhập nhập khẩu: gần 80% kim ngạch nhập khẩu từ các nước Châu Á (trong đó gần 30% từ các nước ASEAN. Chưa có nhiều biện pháp để giảm nhập siêu ở một số thị trường nhập siêu lớn như: Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc...
Về mặt hàng: tỷ trọng nhập khẩu các máy móc, thiết bị công nghệ nguồn tiên tiến còn thấp.
Chích sách nhập khẩu vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nghiêm cứu sửa đổi để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và chóng gian lận thương mại như: chích sách nhập khẩu theo đầu mối, doanh mục hàng hoá nhập khẩu áp dụng giá tối thiểu tính theo trị giá thuế, điều kiện nhập khẩu các mặt hàng kinh doanh có điều kiện phát triển...
Hội nhập kinh tế thương mại quốc tế
* Những thành tựu đạt được:
Về cơ bản đã thực hiện được chủ trương “đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá quan hệ kinh tế, tích cực thâm nhập, tạo chổ đứng ở các thị trường mới, phát triển các quan hệ mới”.
Đến nay Việt Nam có thêm quan hệ thương mại với trên 200 nước và vùng lãnh thỗ, trong 6 năm (1996 - 2002) ký thêm 60 hiệp định thương mại với các nước. Riêng trong 2 năm rưỡi vừa qua đã mở thêm được gần 20 thị trường mới, ký thêm được 12 hịep định thương mại saong phương và hiệp định khung về kinh tế thương mại (năm 2001, 7 hiệp định thương mại, trong đó có hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đách dấu một bước ngoặc quan trọng trong thương mại tự do với quốc gia có thị trường lớn nhất thế giới; năm 2002, 4 hiệp định thương mại và 2 hiệp định khung; năm 2003, 1 hiệp định thương mại). Hiện tại ta tiếo tục đàm phán, hoàn chỉnh 9 hiệp định thương mại (trong đó có hiệp định ký lại). Như vậy, tính đến tháng 9/2003 nước ta đã ký hiệp định thương mại với 84 quốc gia và tổ chức thành công 6 phiên họp của ban công tác Việt Nam gia nhập WTO...
Đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: mở rộng mạnh mẽ quan hệ song phương và đa phương; phát triển quan hệ đầu tư với gần 70 nước và lãnh thổ; bình thường hoá quan hệ với những tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như: Ngân hàng quốc tế(WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và khu vực mậu dịnh tực do ASEAN (AFTA); tham gia sáng lập diễn đàn Á – Aâu (ASEM); gia nhập diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương (APEC); trở thành quan sát viên của tổ chức này. Nước ta cũng đã ký hiệp định khung về hợp tác kinh tế với liên minh Châu Aâu (EU) và hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ theo chuẩn mức của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Theo báo cáo “kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006 – 2010)” trình bộ quốc hội ngày 16/5/2006 vừa qua thì đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 168 nước thuộc tất cả các châu lục, là thành viên 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ, có quan hệ thong mại với 165 nước và vùng lãnh thổ, các nhà đầu tư của 80 nước và vùnh lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Đến năm 2005, nước ta đã có quan hệ thương mại với 220 nước và vùng lãnh thổ. Hiện nay và trong thời gian tới ta thực hiện tốt các cam kết về khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi dung.doc
- BIA.doc