MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: DIỄN BIẾN VỤ KIỆN CỦA EU VỚI GIÀY MŨ DA VIỆT NAM VÀ ĐỘNG CƠ ĐẰNG SAU VỤ KIỆN 3
I. Diễn biến vụ kiện của EU đối với giày mũ da Việt Nam 3
II. Động cơ đằng sau vụ kiện 6
CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG CỦA CÁC NƯỚC ĐỐI VỚI VỤ KIỆN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VỤ KIỆN TỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT DA GIÀY VIỆT NAM 11
I.Phản ứng từ các nước đối với vụ kiện của EU đối với giày mũ da Việt Nam 11
1.Phản ứng của Việt Nam 11
2.Phản ứng của các nước thành viên EU 13
2.1.Các ý kiến ủng hộ Việt Nam 13
2.2.Các ý kiến ủng hộ việc đánh thuế 15
3.Phản ứng của các tổ chức quốc tế và các nước khác 15
II.Tác động của vụ kiện đối với các doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng 16
1.Tác động của vụ kiện đối với các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam 16
2.Tác động của vụ kiện đối với doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng EU 19
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VỤ KIỆN 21
VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 21
TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 21
I.Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam 21
II.Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp giày da nói riêng để ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá 22
1.Về mặt sản phẩm, thị trường và nguồn nhân lực 22
2.Về mặt pháp lý 25
KẾT LUẬN 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2054 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vụ kiện giày có mũ da của Việt Nam bán phá giá vào thị trường EU năm 2005-2006 và ảnh hưởng của nó đến các doanh nghiệp ngành sản xuất da giày Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úc đẩy việc khắc phục các yếu kém của chính mình. Đây là một quyết định chính trị khá khó khăn, nhưng có lợi cho EU nhiều hơn là cho Trung Quốc và Việt Nam.
Đã có quá nhiều vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào các nước đang phát triển. Người ta đã không ngần ngại gọi đích danh đó là những vụ kiện nhằm mục đích bảo hộ các ngành sản xuất ở các nước phát triển đã mất hẳn tính cạnh tranh. Vì thế sẽ khó có được sự công bằng trong phân xử các vụ kiện chống bán phá giá vì mục tiêu cuối cùng của nó không phải là sự công bằng mà là bảo hộ. Khối liên minh Châu Âu lo ngại cho rằng hàng hoá giá rẻ nhập khẩu từ Việt Nam tràn lan trên thị trường có thể đẩy các nhà sản xuất nội khối đến bờ vực phá sản.
EU biện hộ rằng không có ý định lợi dụng công cụ bảo vệ thương mại để bảo hộ cho các nhà sản xuất Châu Âu. Tuy nhiên họ cho rằng cần phải phân biệt rạch ròi cái gì là cạnh tranh gắt gao và cái gì là cạnh tranh không bình đẳng. Nhưng chúng ta có thể nhận thấy mục đích của EU là muốn nâng thuế giầy nhập khẩu lên. Quyết định của EU hoàn toàn mang tính chất chính trị và chống lại những người tiêu dùng. Giày dép Việt Nam xuất khẩu có đến 80% là các công ty nước ngoài gia công tại đây. Mà công ty nước ngoài thì rõ ràng không được chính phủ Việt Nam bảo hộ về giá cả.
Trong quá trình điều tra EU tiến hành rất nhiều việc gây bất lợi cho Việt Nam. Khi đã xác định được đối tượng quyết định giá da giày xuất sang EU là thương lái (trader) thì Ec lại kiện nhà sản xuất. Có doanh nghiệp chưa bao giờ làm giày hoặc không xuất khẩu vào EU cũng bị kiện. EC áp dụng các luật lệ của WTO vào vụ kiện này trong khi Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO. Khi cho rằng các nước bị kiện trợ cấp cho ngành da giày họ không nghĩ rằng ngay ở EU một con bò cũng được trợ cấp 07 euro. Nghĩa là một tổ chức vẫn tồn tại sự bảo hộ lại đi kiện một nước mà không chắc chắn có sự bảo hộ. Không phải ngẫu nhiên mà EU chọn Brazil như là nước thay thế để tính giá trị thông thường. Sự lựa chọn này bất lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi điều kiện kinh tế của Brazil cao hơn nhiều so với Việt Nam. Điều này là có lợi cho EU.
Một bất lợi lớn của Việt Nam trong vụ kiện này là cùng bị kiện với Trung Quốc. EU chủ yếu nhằm đến hàng giày dép rẻ tiền của Trung Quốc chứ không phải của Việt Nam. Kể từ khi xoá hạn ngạch, số lượng giày dép xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng lên tới 700%. Vị trí thị phần của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với Việt Nam và do đó đích ngắm của EU đối với trung Quốc cũng lớn hơn.
Chương II: Phản ứng của các nước đối với vụ kiện và tác động của vụ kiện tới các doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam
I.Phản ứng từ các nước đối với vụ kiện của EU đối với giày mũ da Việt Nam
1.Phản ứng của Việt Nam
Trước đây EU dành chế độ ưu đãi hàng hoá cho Việt Nam xuất khẩu sang với mức thế giày dép là 4,4%(trong khi của Trung Quốc là 8,5%), nhưng nay EU lại kiện, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không khỏi ngỡ ngàng.
Ngay từ khi có thông tin về vụ kiện phía Việt Nam đã khẳng định không bán phá giá giày da vào thị trường EU.
Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp lúng túng không biết có nên theo đuổi vụ kiện hay không. Có doanh nghiệp cho rằng, những điều khoản EC đưa ra là rất vô lý, nên họ không theo đuổi vụ kiện. Các doanh nghiệp không theo đuổi vụ kiện này dự định sẽ mở thị trường sang hướng khác.
Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia vụ kiện để bảo vệ quyền lợi của cá nhân doanh nghiệp và cả ngành da giày nói chung. Thậm chí, như ông Vũ Văn Minh, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Vina Giày, thành viên Hội da giày Thành phố Hồ Chí Minh (S.L.A), Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFASO), thì các doanh nghiệp không có tên trong danh sách bị kiện, cũng nên liên hệ với EC để tham gia vụ kiện, bảo vệ quyền lợi của mình.
Ngay từ khi EC bắt đầu vụ kiện, các doanh nghiệp Việt Nam đã có tinh thần hợp tác tốt với EC. Nhưng gáo nước lạnh đầu tiên đã dội thẳng vào tinh thần hợp tác ấy khi 08 doanh nghiệp nằm trong danh sách điều tra mẫu của EC đã không được công nhận là hoạt động trong nền kinh tế thị trường.
Vẫn không nản lòng, một chiến dịch “hợp tác toàn diện” của các doanh nghiệp đã được thực hiện nhằm minh oan cho ngành da giày trong nước. Những doanh nghiệp tâm huyết cũng cố gắng chứng minh họ tự bươn chải kinh doanh chẳng được ai hỗ trợ.
Liên tục trong gần một tháng ròng rã giữa trời Tây giá rét (tháng 12/2005), đoàn doanh nghiệp đi đến từng nước thành viên chủ chốt của EU chỉ để nói chúng ta sản xuất theo cơ chế nào, vì sao giá cả của chúng ta cạnh tranh, ngành da giày không được nhà nước trợ giá mà hầu hết là tự thân vận động. Tuy nhiên kết quả không vẫn hoàn không.
Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định không can thiệp và không trợ giá cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp da giày. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là do chi phí lao động thấp và công nghệ hiện đại. Các doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc kinh tế thị trường, họ được tự do kinh doanh và cạnh tranh công bằng. Việc miễn giảm tiền thuê đất nếu có cũng chỉ là sự khuyến khích đầu tư mà không nên xem là sự bóp méo chi phí sản xuất.
ActionAid Việt Nam và Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFASO) đã tiến hành khảo sát và đánh giá những tác động tiêu cực của vụ kiện đối với đời sống và việc làm của công nhân tại 21 doanh nghiệp sản xuất giày mũ da xuất khẩu vào thị trường EU ở 07 tỉnh thành trong cả nước. Báo cáo nghiên cứu này cùng với lá thư tập thể với 2000 chữ kí của của các công nhân da giày đã được gửi tới phiên điều trần tai EC về vụ kiện tại Brussels (Bỉ) vào ngày 02/06/2006. ActionAid (AAV) đã lên tiếng kêu gọi EC xem xét lại quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam một cách thấu tình đạt lý, trên cơ sở thương mại công bằng, bình đẳng và nhân đạo.
Ngày 06/10, Bộ Thương mại cũng chính thức có phản ứng trước việc EC áp thuế 10% đối với giày mũ da Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Thương mại Lê Danh Vĩnh đã đề nghị EC không áp dụng biện pháp này. Theo ông mức thuế này là quá cao. Một lần nữa ông khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không bán phá giá giày có mũ da vào EU, xuất khẩu giày có mũ da của Việt Nam không phải là nguyên nhân gây thiệt hại và đe doạ gây thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp giày da của EU, mọi quyết định áp thuế chống bán phá giá với giày da Việt Nam đều không công bằng, không phản ứng đúng thực tế sản xuất và xuất khẩu giày da ở Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ đã cho rằng: việc các nhà sản xuất Châu Âu và Uỷ ban Châu Âu đề xuất áp dụng thuế chống bán phá giá là đi ngược với tinh thần tự do hoá thượng mại cộng đồng Châu Âu khởi xướng và thúc đẩy. Điều này cũng trái với mục tiêu của các trương trình trợ giúp xoá đói giảm nghèo mà Uỷ ban Châu Âu và các nước dành cho Việt Nam.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh, Bộ thương mại ngay sau khi có phán quyết áp thuế đã khẳng định rằng các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá. Theo bà thì việc áp thuế chống bán phá giá sơ bộ của EC là không phản ánh thực tế.
Đại diện Hiệp hội da giày Việt nam, ông Nguyễn Gia Thảo- Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam cũng đã có ý kiến phản đối việc EU áp mức thuế 10% đối với giày mũ da nhập từ Việt Nam và cho đây là biện pháp bảo hộ mâụ dịch.
Ngày 10/8/2006, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Dũng khẳng định các doanh nghiệp sản xuất giày daViệt Nam không bán phá giá vào thị trường EU và cho rằng đề xuất của EC về áp thuế chống bán phá giá đối vơí Việt Nam đi ngược với chủ trương tự do hoá thương mại.
Việc áp thuế này cũng bị các công ty đến từ Châu Âu đặt cơ sở sản xuất ở Việt Nam phản đối.
2.Phản ứng của các nước thành viên EU
2.1.Các ý kiến ủng hộ Việt Nam
Khi EU đưa ra mức thuế chống bán phá giá đối với giày da nhập khẩu từ Việt Nam thì đã có những bất đồng sâu sắc giữa các nước Bắc Âu và Nam Âu. 13 nước, chủ yếu là các nước Bắc Âu, đứng đầu là Thuỵ Điển, cũng như giới nhập khẩu và bán lẻ da giày EU phản đối việc áp thuế này vì cho rằng đây là hành động bảo hộ và làm ảnh hưởng đến tiêu dùng Châu Âu do giá tăng. Thuỵ Điển đã đưa ra đề nghị chỉ áp thuế chống bán phá giá khi số lượng nhập khẩu vượt quá Quotas.
Các quốc gia thành viên khác như Anh, Ireland, Pháp, Hà Lan phản đối quyết định này vì thuế này có thể đẩy giá lên cao và khiến cho các nhà bán lẻ chịu thiệt hại. Trong đó, 06 nước gồm Ireland, Bỉ, Anh, Pháp, Đanh Mạch, Hà Lan quyết định thành lập Liên minh giày trẻ em để chống lại việc EU áp thuế chống bán phá giá từ giày da tới giày trẻ em.
Chính phủ các nước thành viên EU đã nhiều lần bác bỏ đề nghị của EC về việc áp dụng các mức áp thuế chống phá giá đối với sản phẩm giày da cuả Việt Nam.
Phát biểu trước báo giới tại Brusels ( Bỉ), ngày 04/08, người phát ngôn của EU, ông Peter Power cho biết Uỷ ban cố vấn chống phá giá không tán thành đề xuất ngày 26/07 của EC, theo đó áp dụng mức thuế 10% đối với giày da nhập khẩu từ Việt Nam. Ông Power thừa nhận rằng nội bộ EU đang bị chia rẽ trong vấn đề này. Một số nước ủng hộ tự do thương mại trong khi một số khác lại yêu cầu phải bảo hộ ngành giày da của châu Âu trước làn sóng hàng nhập khẩu giá rẻ.
Trước đó, các nước EU cũng đã nói “không” với một đề nghị khác của EC về áp dụng một hệ thống thuế quy định mức hạn ngạch đối với giày da nhập khẩu từ Việt Nam.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà nhập khẩu và bán lẻ giày dép Châu Âu (FAIR) Paul Verrips cho rằng hệ thống thương mại của EU còn tồn tại nhiều sai lầm mang tính thủ tục và cần được điều tra tổng thể. Quyết định áp thuế chống bán phá giá này là một trong những sai lầm như vậy. Ông cho biết FAIR quyết tâm làm rõ vấn đề này.
Liên minh ngành hàng thể thao châu Âu (FESI), với các thành viên lớn và nổi tiếng thế giới như Nike và Adidas, đã lên tiếng cảnh báo Uỷ ban Châu Âu rằng việc đánh thuế nhập khẩu chống bán phá giá đối với các sản phẩm giày thể thao sản xuất tại Trung Quốc và Việt Nam có thể khiến ngành hàng này cuả Châu Âu mất đi 640000 việc làm thu nhập cao đặc biệt là trong các bộ phận thiết kế, tiếp thị và hậu cần.
Các công ty Châu Âu đã tính tới khả năng khởi kiện EU về quyết định áp thuế chống bán phá giá với giày da nhập từ Việt Nam.
Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh (BRC) nêu rõ việc áp thuế chống phá giá này chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của một số nhà sản xuất kém khả năng cạnh tranh ở Châu Âu, trong khi lại gây thiệt hại cho người tiêu dùng và các nhà phân phối lẻ.
Tán đồng quan điểm này, Liên đoàn ngành sản xuất đồ thể thao Châu Âu khẳng định áp thuế chống phá giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ EU- Việt Nam.
Hãng sản xuất giày Clarks, nhà bán lẻ lớn nhất của Anh, đã chỉ trích quyết định của Uỷ ban Thương mại của EU về áp đặt mức thuế chống bán phá giá với giày da xuất khẩu của Việt Nam. Giám đốc tài chính của hãng, ông Martin Salisbury cho rằng quyết định này đang đe doạ đến hoạt động của họ tại Việt Nam.
Chủ tịch Hiệp hội da giày Đức cũng khẳng định quyết định này của EU là một sai lầm. Theo ông, biện pháp EU đưa ra là nhằm bảo vệ ngành da giày cuả EU trước nguồn hàng rẻ từ Việt Nam. Báo Thương mại của Đức cũng có bài viết chỉ trích quyết định của EU và cảnh báo quyết định đó có thể làm 10000 công nhân ở các nước EU mất việc.
2.2.Các ý kiến ủng hộ việc đánh thuế
Khi EU đưa ra biện pháp áp thuế thì đã nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của các nước như Italia và Bồ Đào Nha, những nước muốn bảo vệ ngành sản xuất giày nội địa. Họ kiên quyết đòi áp thuế với Việt Nam với lý do mặt hàng da giày của chúng ta đã bán phá giá làm giảm mức cạnh tranh trong nước. Thậm chí khi EU đưa ra yêu cầu đánh thuế 10% với giày da Việt Nam, đề xuất này đã vấp phải những sự phản đối từ một số nước sản xuất giày tại Châu Âu, ví như Italia. Nước này cho rằng mức thuế trên là thấp và đề nghị nâng lên nữa.
Có một số nước trước đây phản đối quyết định áp thuế cũng đã tỏ ý thỏa hiệp, như nước Aó. Họ đề xuất áp dụng mức thuế 10% trong vòng một năm sau đó sẽ xem xét điều chỉnh lại. Đề nghị của Aó đã tác động mạnh đến liên minh các nước ủng hộ thương mại tự do.
3.Phản ứng của các tổ chức quốc tế và các nước khác
Hiệp hội dệt may da giày Mỹ (AAFA) đã kêu gọi thành viên của Liên minh Châu Âu cùng sát cánh với Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển để phản đối việc áp thuế chống phá giá giày xuất xứ từ Việt Nam vì cho rằng điều này tiềm ẩn nhiều tác hại.
AAFA cảnh báo việc áp thuế này có thể sẽ mang lại những thiệt hại cho người tiêu dùng Châu Âu, họ sẽ phải mua giày dép với giá rất cao, hơn nữa những lựa chọn ưa thích của họ lại bị thu hẹp. Thêm vào đó, việc áp thuế này cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến hàng trăm ngàn người lao động của các công ty giày dép ở Châu Âu.
Các tổ chức tiêu dùng, nhà bán lẻ và chế tạo sản xuất hàng hoá ở Châu á chỉ trích EU tìm cách đạt mục tiêu của riêng mình bằng cách trừng phạt các nước, nơi châu Âu có hoạt động sản xuất ngày càng tăng.
Trung Quốc-quốc gia cùng bị khởi kiện với Việt Nam đã khởi kiện EU về mức thuế chống bán phá giá với nước này.
Tuy vậy, cũng có quốc gia lợi dụng việc áp thuế này một cách triệt để. Bộ thương mại ấn Độ đã chuẩn bị một chương trình hành động cho ngành sản xuất và xuất khẩu của nước này nhằm tận dụng lợi thế từ quyết định của EU. Ông Joosim Ramesh, Quốc vụ khanh Bộ thương mại và Công nghiệp ấn Độ cho rằng việc áp thuế này tạo cơ hội cho ngành da giày của ấn Độ. Bởi gần 63% các sản phẩm giày da xuất khẩu của nước này là sang thị trường EU. Ông đã khuyến cáo các nhà sản xuất và xuất khẩu giày da của ấn Độ tranh thủ cơ hội này để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU.
II.Tác động của vụ kiện đối với các doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng
1.Tác động của vụ kiện đối với các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam
Thứ nhất, vụ kiện đã tác động tiêu cực đến việc sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp da giày Việt Nam.
Việc áp thuế gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Đầu tiên là phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu giày dép vào thị trường Châu Âu dưới hình thức gia công, lợi nhuận thấp. Hơn thế nữa mức thuế chống bán phá giá 10% cộng với mức thuế hiện hành thì các sản phẩm giày mũ da Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế tổng cộng trung bình trên 14%. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp Việt Nam khó khăn trên cả hai phương diện: cạnh tranh trên thị trường Cộng Đồng Châu Âu và lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người lao động trong ngành công nghiệp giày dép vốn đã thấp.
Ngay khi có tin khả năng xảy ra vụ kiện, các doanh nghiệp da giày đã bị mất hàng loạt hợp đồng, bởi khách hàng lo lắng sẽ bị áp thuế chống bán phá giá nên không dám đặt hàng- đó là ý kiến của hầu hết doanh nghiệp da giày khi nói về tác động của vụ kiện. Ngay lập tức các đối tác có các phản ứng tiêu cực như rút đơn hàng, dịch chuyển việc thuê gia công sang Indonesia, Thái Lan,.. khiến doanh nghiệp vừa mất luôn khách hàng. Có khoảng 20% đơn hàng của Trung Quốc và Việt Nam được chuyển sang thị trường Indonesia. Nhiều tập đoàn giày dép lớn đã tính đến chuyện chuyển nhà máy sang Indonesia để tận dụng chính sách thông thoáng và nguồn lao động rẻ tại đây. Đã có 02 tập đoàn công bố đầu tư xây dựng hai nhà máy cỡ lớn tại nước này.
Nhiều đối tác nước ngoài đã rút đơn hàng và dịch chuyển sản xuất sang các nước khác như Indonesia, Thái Lan, ấn Độ … Số đơn hàng đã giảm 30-50% so với năm 2004.
Theo phân tích của một doanh nghiệp chuyên sản xuất giày da, mức lãi trung bình của một đôi giày chỉ từ 5-8%/ giá FOB, tương đương 0.3-0.7euro/1đôi, rất thấp do với số tiền phải tăng thêm do tăng thuế. Với điều đó các đơn hàng sẽ khó lòng còn được thực hiên tại Việt Nam. Thay vào đó, các nhà nhập khẩu sẽ chuyển sang Thái Lan, Indonesia.
Việc áp thuế này gây tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất của toàn ngành da giày, với kinh ngạch xuất khẩu tới 2.1 tỷ euro (năm 2005) của Việt Nam vào thị trường EU. Thống kê ban đầu cho thấy, bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các doanh nghiệp gia công 100% cho các đối tác nước ngoài, với sản lượng giày da chiếm 80% lượng giày dép xuất vào EU và chiếm khoảng 80-100% tổng số đơn hàng.
Điều đáng lo là khó khăn thiếu hụt hợp đồng trong năm 2006, vì cho đến thời điểm này là thời điểm chuẩn bị kế hoạch cho năm tới mà vẫn chưa có nhiều đơn đặt hàng. Các khách hàng không dám đặt hàng trong điều kiện như hiện nay vì tỷ lệ rủi ro rất cao nếu EC ra phán quyết áp thuế bán phá giá đối với các doanh nghiệp da giày Việt Nam. Nhiều khách hàng lo ngại, chỉ đặt hàng cầm chừng cho năm 2006 vì chưa biết diễn biến vụ việc tới đâu, chưa biết giá cả thế nào.
Theo Lefaso, trong quý I/2006, số đơn hàng của các doanh nghiệp da giày đã giảm 20-50% so với cùng kỳ năm 2005, Dự báo quý III số đơn đặt hàng còn giảm mạnh. Do vậy, trên 50% doanh nghiệp trong diện nghiên cứu phải thu hẹp sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất. 76% số doanh nghiệp bị giảm thu nhập so với cùng kỳ năm ngoái, mức thu nhập giảm từ 15-60%.
Còn theo ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Hiệp hội Da giày TP.HCM(SLA), các Doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất khả năng cạnh tranh với nhiều nước có ngành công nghiệp giày mạnh như Thái Lan, Phillippines, Indonesia, ấn Độ, … “Ngay cả Trung Quốc dù cũng bị áp thuế chống bán phá giá, nhưng Việt Nam cũng không thể cạnh tranh khi mà mức thuế của họ chỉ cao hơn Việt Nam có 2.4% trong khi trước đó trong đơn kiện EU đã đề ra là mức bán phá giá của Trung Quốc cao hơn gấp ba lần so với VN ", ông Kiệt nói.
Ngay từ năm 2005, kinh ngạch xuất khẩu giày da của nhiều doanh nghiệp giảm mạnh. Sản lượng giày xuất khẩu của công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Sao Vàng (Hải Phòng) năm 2005 chỉ đạt trên 5,3 triệu đôi, bằng 88,7% so với năm 2004 nên kinh ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp giảm 8% so với năm 2004. Còn ông Nguyễn Ngọc Lâm- Tổng Giám đốc công ty da giày Hải Phòng cho biết: Cả năm 2005, công ty chỉ đạt 83% sản lượng so với năm 2004, nhiều đơn vị thành viên chỉ đạt 60%.
Nặng nề hơn là công ty cổ phần giày Hải Dương, Giám đốc công ty Nguyễn Văn Vinh cho biết: Ngay từ tháng11/2005, đơn hàng đã giảm mạnh và đến thời điểm đó sản lượng chỉ còn khoảng 30% so với cùng kỳ mọi năm.
Còn hàng loạt nhà máy như giày Barotex, cty liên doanh Kainan, giày Thái Nguyên, … đã phải ngừng sản xuất bởi các khách hàng không ký hợp đồng đặt hàng, công nhân phải nghỉ chờ việc. Nhiều doanh nghiệp phản ánh, mới chỉ áp dụng thuế có 4.2% mà hàng loạt các doanh nghiệp đã lao đao, nếu EC áp dụng thuế tới 16.8% vào thời điểm 15/09/2006, tình hình còn hết sức tồi tệ. Giám đốc một doanh nghiệp đã bức xúc nói : Vụ kiện chẳng khác gì "cơn sóng thần" đang tàn phá ngành công nghiệp da giày Việt Nam.
Các doanh nghiệp như Công ty giày An Giang bị giảm tới 66% sản lượng. Công ty TNHH sản xuất, gia công hàng xuất khẩu 30/4 ở Tây Ninh, chuyên gia công giày các lọai cho đối tác Đài Loan, bị giảm tới 60% sản lượng. Công ty Gia Định giảm 56% … Các doanh nghiệp còn bị rơi vào tình trạng phải sản xuất cầm chừng, trả lương chờ việc nhằm giữ công nhân có tay nghề.
Thứ hai, quyết định này đã tác động lớn đến người lao động trong các doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam.
Đã có khoảng 30% doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, có doanh nghiệp cắt giảm tới 1.000 lao động như Công ty giày da Hải Phòng… ước tính sẽ có khoảng 100 ngàn người lao động mất việc do ảnh hưởng tiêu cực đến vụ kiện.
ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là lao động trong ngành da giày, lĩnh vực mà lao động nữ chiếm tới 80%, lại chủ yếu là phụ nữ nông thôn. Công nhân thất nghiệp hàng loạt kéo theo những người thân trong gia đình cũng bị ảnh hưởng. Tiền lương của công nhân đã bị cắt giảm một nửa (còn 400.000 đồng/tháng ) , không đủ chi tiêu trong gia đình và nuôi con ăn học. Như vậy hàng trăm nghìn lao động nữ trong ngành da giày. Không biết nhiều về vụ kiện, nhưng biết rõ rằng miếng cơm manh áo của mình bị đe doạ hàng ngày.
2.Tác động của vụ kiện đối với doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng EU
Vụ kiện đã tác động tới các nhà nhập khẩu EU:
Khi quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam các nhà nhập khẩu giày EU cũng gặp khó khăn trong kinh doanh. Họ đã quen với việc đặt hàng tại Việt Nam, không phải chỉ việc chuyển đơn đặt hàng sang nước khác là xong mọi chuyện. Khi đặt hàng tại Việt Nam họ có thể yên tâm về chất lượng, thời hạn giao hàng, nếu chuyển sang nơi khác coi như làm phải lại từ đầu từ việc tìm kiếm đối tác đến xây dựng mối quan hệ với đối tác đó.
Người lao động trong các doanh nghiệp EU cũng bị ảnh hưởng:
Có khoảng trên dưới 500.000 lao động của EU làm việc trong các lĩnh vực thiết kế, phân phối … bị ảnh hưởng, thậm chí mất việc.
Nhưng chịu ảnh hưởng lớn nhất vẫn là người tiêu dùng EU:
Do lượng giày nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc lên tới gần 300 triệu đôi (năm 2005) nên khoản tiền mà người tiêu dùng Châu Âu phải chi ra là rất lớn.
Người dân EU sẽ phải chi thêm 2-5 euro để mua giày dép nhập khẩu từ Việt Nam lẫn Trung Quốc.
Nếu lúc trước người tiêu dùng Anh bỏ ra khoảng 20 bảng để mua đôi dép chất liệu da đi trong nhà thì bây giờ số tiền đó phải là 27-28 bảng. Đó là thiệt hại mà người tiêu dùng ở các nước Châu Âu phải gánh chịu.
Chương III: Bài học kinh nghiệm từ vụ kiện
và giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam
trong tiến trình hội nhập
I.Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Thứ nhất là phải đảm bảo các tiêu chí kinh tế thị trường, đây là kinh nghiệm từ vụ da giày.
Được công nhận hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường đối với các doanh nghiệp Việt Nam là một điều quan trong để giảm bớt các thiệt hại khi xảy ra các vụ kiện bán phá giá, thậm chí nếu chứng minh được điều này, có thể tránh được những vụ kiện bất lợi. Điều này sẽ còn có ý nghĩa trong thời gian tới vì cho đến thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam vẫn chưa được công nhận là một nước có nền kinh tế thị trường.
Doanh nghiệp Việt Nam cần củng cố quan hệ hợp tác với chính quyền EU để thu được nhiều thông tin chi tiết hơn liên quan đến các tiêu chuẩn công nhận kinh tế thị trường để có chuẩn hoá trong các hoạt động của mình cũng như chuẩn bị những thông tin khi có yêu cầu điều tra. Các doanh nghiệp cũng cần sớm phát triển hệ thống kế toán theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ hai, điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức chú ý là hội nhập thông tin và mã số thông tin với thế giới.
Thông tin về vụ phá giá mà các doanh nghiệp nhận được từ chính phủ thường rất chung chung, ai cũng biết. Các thông tin từ khách hàng hay báo chí thường thiếu chính xác, đôi khi còn trái ngược nhau . Chính vì thế các doanh nghiệp cần phải xây dụng được hệ thống thông tin đáng tin cậy. Mã số thông tin cũng là vấn đề đáng lưu ý. Ví dụ như mã số hàng bị áp thuế của chúng ta chỉ ghi chung chung là 6403, trong khi ở EU dùng đến 08 mã số. Việc không đối chiếu được với nhau cũng gây khó khăn trong đàm phán.
Thứ ba, để kịp thời xác định nguy cơ, mỗi Hiệp hội ngành hàng cần đánh giá năng lực và lợi thế cạnh tranh của sản xuất trong nước với cùng ngành hàng tại thị trường nước nhập khẩu.
Muốn thực hiện được điều này, mỗi ngành cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin, phải phân tích từng sản phẩm ứng với từng thị trường xuất khẩu. Đây là công việc đòi hỏi nỗ lực và sự tham gia của nhiều bên như hiệp hội sản xuất và tiêu dùng, thống kê, hải quan, đại diện thương mại VN ở nước ngoài.
Thứ tư, các doanh nghiệp cũng nên học cách ứng phó từ xa với các rào cản của nước nhập khẩu.
Trong thời kỳ hội nhập chống bán phá giá sẽ là một việc sẽ xảy ra khá thường xuyên. Trong những vụ kiện bán phá giá trước đây, thường là chuyện "của ai người nấy biết". Còn các doanh nghiệp chưa bị kiện vẫn vô tư không nghĩ đến phòng chống.
Vì chưa để ý đến những điều này, nên bây giờ chúng ta đã phải nhận một "quà tặng" đắng chát từ người bạn truyền thống EU và chắc chắn nếu không cải thiện tình hình chúng ta sẽ còn phải chịu nhiều vụ kiện như vụ kiện này nữa.
Thứ năm là kinh nghiệm ứng phó khi các vụ kiện xảy ra.
Kinh nghiệm trong các vụ kiện bán phá giá mũ da Việt Nam của EU năm ngoái doanh nghiệp phải hợp tác 100% với Liên minh Châu Âu để thông tin hết sức rõ ràng về tình hình kinh doanh của công ty, trong trường hợp tiếp tục những vụ kiện khác đối với mặt hàng này. Giày dép Việt Nam vẫn chưa ra khỏi danh sách nguy cơ tiếp tục bị kiện phá giá ở EU, trong khi giày mũ da đã bị áp thuế phá giá 10% đến năm 2008.
Khi vụ kiện xảy ra, cách đối phó hiệu quả nhất phải chuẩn bị sổ sách, tài liệu, kiểm toán hạch toán một cách đầy đủ và minh bạch. Các doanh nghiệp cần phối hợp thuê chung luật sư để bớt đi gánh nặng chi phí, đồng thời thống nhất trong việc trả lời để vượt qua những cái bẫy được đặt sẵn trong các bản câu hỏi.
II.Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp giày da nói riêng để ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá
1.Về mặt sản phẩm, thị trường và nguồn nhân lực
Ngành da giày cần nhanh chóng tiến hành tái cấu trúc thị trường và sản phẩm cũng như chú ý đến vấn đề nguồn nhân lực.
Về mặt thị trường, các doanh nghiệp cần chuyển hướng xúc tiến xuất khẩu sang các thị trường ngoài EU. Khi EC kiện da giày Việt Nam bán phá giá, các doanh nghiệp Việt Nam đã hết sức lúng túng. Đó là kết quả của việc lệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 68740.DOC