MỤC LỤC
PHẦN 1 :SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CADOVIMEX
A Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 4
B Mục tiêu,phạm vi hoạt động kinh doanh 7
C Cơ cấu tổ chức của Công ty 7
D Cơ sở vật chất và kỹ thuật 10
E Hoạt động kinh doanh 11
F Phân tích hoạt động kinh doanh 13
G Phương hướng nhiệm vụ 18
PHẦN 2 :PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1.Môi trường vĩ mô 23
1.1 Môi trường kinh tế 23
1.2 Chính trị-luật pháp 26
1.3 Văn hóa xã hội 33
1.4 Dân Số 34
1.5 Tự nhiên 34
1.6 Công nghệ 35
-MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI 38
2.Môi trường vi mô 40
2.1 Đối thủ cạnh tranh 40
MA TRẬN HÌNH ẢNH CẢNH TRANH 42
2.2 Khách hàng mục tiêu 43
2.3 Các nhà cung ứng 44
2.4 Các đối thủ tiềm ẩn 47
2.5 Sản phẩm thay thế 48
PHẦN 3 :PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
1.Các hoạt động chủ yếu 50
1.1 Hoạt động đầu vào và vận hành 50
1.2 Hoạt động đầu ra 61
1.3 Marketing và bán hàng 62
2.Các hoạt động hỗ trợ 63
2.1 Quản trị tổng quát 63
2.2 Quản trị nhân sự 68
2.3 Phát triển công nghệ 69
-MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG 71
PHẦN 4: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY CADOVIMEX 72
Tài liệu tham khảo 79
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3321 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xây dựng chiến lược xuất khẩu tôm cho công ty Cadovimex sang EU giai đoạn 2010-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i với nhiều thiên tai bất thường như bão, lũ.
Các loại tài nguyên, khoáng sản và trữ lượng
Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá... trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 7 loài mực, 653 loài rong biển... Nhiều loài cá thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao như cá chim, cá thu, mực... Có những loài thân mềm ngon và quý như hải sâm, sò, sò huyết, trai ngọc...
Với đặc thù nước mặn, lợ, ngọt đan xen quanh năm, các tỉnh ven biển Nam Bộ nên phát triển nuôi tôm theo hình thức quảng canh. Lợi thế của nuôi quảng canh là tốn ít con giống (mật độ thả nuôi 5-7 con/m2 mặt nước), chi phí đầu vào thấp, trong khi lợi nhuận đạt 20-30% so với nuôi công nghiệp, bán công nghiệp. Ngoài ra, để tránh thất bát khi làm lúa - tôm trong điều kiện chưa chủ động được về thủy lợi, thời tiết, nông dân đã chuyển sang mô hình nuôi tôm quảng canh kết hợp nuôi các loài thủy sản khác như cua, cá, sò huyết...
Tình hình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng với trình độ của một nước kém phát triển, chúng ta vẫn chưa tìm được biện pháp hữu hiệu để bảo vệ chúng. Các nhà khoa học đã cảnh báo từ nhiều năm nay rằng nguồn tài nguyên thủy hải sản của chúng ta đang dần cạn kiệt do tình trạng đánh bắt tận diệt. Điều này đang khiến cho một số loài thủy hải sản đã biến mất, một số khác thì đang đi đến nguy cơ tiệt chủng. Chỉ khoảng hơn 30 trước đây, tôm là một trong những thức ăn giá rẻ vì có rất nhiều ở các con sông, con rạch. Nhưng hiện nay, tôm đánh bắt tự nhiên đã trở thành một món ăn xa xỉ cho người giàu. Những người bình dân thi chỉ có thể ăn được những con tôm nuôi. Và khi một loài nào đó nằm trong danh sách quý hiếm thì ngay lập tức giá trị của nó trên thị trường cao ngất ngưỡng, càng tạo động lực cho người dân săn tìm ráo riết hơn. Dân nghèo, ý thức kém cộng với quản lí kém đang là những mối đe dọa cho hệ sinh thái.
Vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cung cấp 65% sản lượng thủy sản cho cả nước. Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở khu vực này khiến cho các nhà kinh tế lo ngại sẽ làm sản lượng thủy sản cũng như lương thực giảm sút. Môi trường nước chia làm 3 vùng: nước ngọt, nước lợ và nước mặn với các hệ sinh thái khác nhau, nhìn chung đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, do đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội, tập quán sinh hoạt…nên chất lượng nước ở ĐBSCL thay đổi khá mạnh theo cả không gian và thời gian.
Xét về nguồn gây ô nhiễm cho nước trong vùng có thể chia thành: - Nguồn ô nhiễm tự nhiên:
+ Do nước chua có nguồn gốc từ đất phèn trong vùng, hoặc do nước chua đầu mùa lũ tràn sang từ đồng bằng Campuchia. Thời gian bị chua 3-6 tháng: đầu mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 7) và giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 1.+ Do đất nhiễm mặn, hoặc do nguồn nước mặn theo triều truyền sâu vào các nhánh sông, rạch của hệ thống sông Cửu long. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ăn thông ra biển mặn dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa. Trong mùa mưa nhờ có lượng nước ngọt phong phú (do mưa và dòng Mê kông mang đến) nên mặn bị đẩy lùi ra gần biển, nhưng vào mùa khô khi lưu lượng nước ngọt trên sông giảm, mặn lấn sâu vào nội đồng, gây ra những ảnh hưởng đáng kể. Đến nay do công trình thuỷ lợi phát triển, nhiều vùng ven biển được ngọt hoá nên diện tích bị ảnh hưởng mặn giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 1,3-1,5 triệu ha. Tuy vậy, trong thực tế sự xâm nhập mặn vẫn diễn ra phức tạp và là một trong những nguồn ô nhiễm khó khống chế, mà hậu quả gây ra về kinh tế xã hội khó đánh giá hết, nhất là ảnh hưởng tới chất lượng đất và qua đó tới chất lượng nước.
- Nguồn ô nhiễm do hoạt động kinh tế, xã hội
+ Chất thải từ sản xuất công nghiệp, dịch vụ: Làn sóng công nghiệp hóa đang ập đến ồ ạt, kéo theo nó là những hệ lụy về môi trường. Chất lượng nước của nhiều con sông lớn ngày càng xuống thấp vì chứa nhiều chất độc hại như phốt pho, amoniac, ni trát, chì, dầu mỡ khóang, coliform… có tỉ lệ cao, họăc vượt tiêu chuẩn cho phép.
+ Chất thải sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp: do tập quán canh tác lạc hậu, ngườii dân sau có thói quen xả trực tiếp chất thải từ quá trình sản xuất ra sông làm cho các con sông có nồng độ vi sinh cao. Nguồn nước từ các sông này chảy vào ao hồ nuôi trồng thủy sản gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng.
MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Yếu tố bên ngoài
Tầm quan trọng
Mức độ phản ứng
Điểm
Tỉ giá tăng
0.05
3
0.15
Nền kinh tế đang phục hồi
0.1
3
0.3
Được hưởng chế độ GSP của EU
0.1
2
0.2
Ảnh hưởng bởi bộ luật IUU
0.15
4
0.6
Nguồn nguyền liệu ko ổn định, chất lượng nguyên liệu đầu vào thấp,giá tăng
0.15
3
0.45
Lãi suất NH tăng và diễn biến bất thường
0.15
2
0.3
Sự gia tăng các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và rào cản thương mại khác
0.05
4
0.2
Thị trường chứng khoán sụt giảm
0.05
2
0.1
Thiếu hụt nguồn nhân lực
0.05
2
0.1
Cạnh tranh gay gắt về nguồn nguyên liệu,nhân lực và đầu ra giữa các công ty trong ngành
0.15
3
0.45
Tổng
1
2.85
1.Nến kinh tế đang phục hồi : công ty tận dụng yếu tố này cùng các mối quan hệ làm ăn để thâu tóm các đối thủ nhỏ, điều chỉnh sản xuất phù hợp với nhu cầu, mở rộng hệ thống nhà máy để chuẩn bị một cơ sở vững chắc cho thời kì tăng trưởng sau khủng hoảng,nâng cao sản lượng xuất khẩu.
2.Tỉ giá tăng: Công ty chịu ảnh hưởng rất nhiều từ xu hướng biến động bất thường của tỉ giá hối đoái,hiện nay tỷ giá hối đoái đang tăng tạo điều kiện cho xuất khẩu làm tăng nguồn thu nhập cho công ty.
3.Lãi xuất ngân hàng tăng diễn biến bất thường: vì công ty phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay , nên khi lãi suất tăng thì nguồn vốn vay của công ty sẽ hạn chế ----> khó khăn trong việc trả lãi, mở rộng quy mô sản xuất
4.Ảnh hưởng bộ luật IUU: đối với bộ luật IUU, công ty Cadovimex không bị ảnh hưởng nhiều,bởi công ty có thể chủ động nguồn nguyên liệu được nuôi trồng tự nhiên, từ đó công ty đã tận dụng để xây dựng và phát triển công ty một cách bền vững.
5.Được hưởng chế độ GSP cuả EU: tận dụng những ưu đãi về thuế (miễn, giảm) để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các nước khác và các doanh nghiệp tại nước nhập khẩu.
6. Sự gia tăng các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và rào cản thương mại khác: công ty nhận thấy được tầm quan trọng của các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm,và các rào cản khác, từ đó hoàn thiện chất lượng sản phẩm.vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh nuôi trồng tôm tự nhiên của mình nhằm đáp ứng với yêu cầu của khách hàng tại EU đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải ngày càng cao.
7.Thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề:
Công ty vẫn chưa tận dụng được tối ưu nguồn lao động dồi dào tại Việt Nam để có thể tìm ra ngay lực lượng lao động chất lượng cao mà phải thực hiện các chương trình huấn luyện để đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn, thêm vào đó công ty không có được chế độ đãi ngộ phù hợp đối với nhân viên
8.Cạnh tranh gay gắt về nguồn nguyên liệu,nhân lực và đầu ra giữa các công ty trong ngành:Cadovimex đang cố gắng nâng cao sự chủ động về nguồn nguyên liệu để hạ giá thành sản phẩm, tiếp tục giữ vững, phát triển sản lượng xuất khẩu. Do chính sách hỗ trợ người lao động của công ty không được tốt nên việc thu hút nhân tài kém hơn so với các công ty khác,
9.Nguồn nguyên liệu không ổn định, chất lượng nguyên liệu đầu vào thấp, giá tăng: do nguồn nguyên liệu được nuôi trồng tự nhiên, nên không ổn định về sản lượng, tiếp đó do được thu mua qua nhiều khu trung gian nên việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm là rất khó khăn, trong khi đó lạm phát kéo dài nên giá nguyên vật liệu ngày một leo thang.
10.Thị trường chứng khoán sụt giảm: tạo sự khó khăn trong việc huy động thêm vốn thông qua thị trường chứng khoán
NHẬN XÉT:
Sau khi lựa chọn và phân loại ta có tổng số điểm quan trọng của Công ty là 2.85 ,thể hiện khả năng ứng phó của công ty với sự thay đổi của môi trường bên ngoài là khá tốt. Do nguồn nguyên liệu của công ty được thu mua có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên bộ luật IUU đã trở thành một trong những cơ hội để công ty xuất khẩu thủy sản sang EU một cách dễ dàng. Mặt khác, do phần lớn nguồn nguyên liệu của công ty là được nuôi trồng tự nhiên, không sử dụng hóa chất nên các yêu về an toàn thực phẩm của EU cũng không gây khó khắn cho công ty.
2.MÔI TRƯỜNG VI MÔ
2.1 Đối thủ cạnh tranh
Trong nước:
Cạnh tranh về nguồn nguyên liệu: Với diện tích mặt nước và rừng ngập mặn lớn, có thuỷ triều nên nước ít bị ô nhiễm nên Cà Mau được đánh giá là một trong những vùng cung cấp tôm sú lớn nhất thế giới. Chính điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi này khiến Cà Mau trở thành một trong những tỉnh có số doanh nghiệp thuỷ sản nhiều nhất cả nước: Theo thống kê, hiện nay Cà Mau có khoảng trên 20 công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh hàng thủy sản xuất khẩu và đây chính là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Cadovimex về việc thu mua nguyên liệu, ví dụ như: Minh Phú, Camimex, Phú Cường, Minh Hải Jostoco...Mặc dù vậy, hầu hết các công ty thuỷ sản trên địa bàn Cà Mau đã hình thành và hoạt động lâu năm trong ngành nên đều có một mạng lưới cung cấp khá ổn định, do đó tính cạnh tranh chỉ mang tính thời vụ và không gây khó khăn nhiều cho doanh nghiệp.
Cạnh tranh về thị trường tiêu thụ: Đối thủ cạnh tranh của Công Ty là tất cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cùng sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. Trong đó đặc biệt phải kể đến các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu Việt Nam: Đứng đầu là Minh Phú (Doanh thu xuất khẩu hàng năm 120 triệu USD, gấp đôi so với Cadovimex), Camimex (90 triệu USD), Kim Anh (80 triệu USD)...Các công ty này, với thế mạnh về hệ thống nhà máy, kho lạnh hiện đại, đội ngũ công nhân lành nghề, tiềm lực tài chính dồi dào thực sự là những đối thủ lớn của Công Ty.
Và ngoài những đối thủ lớn như trên thì trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu về thủy sản thi cadovimex phải đối diện với số lượng đối thủ cạnh tranh khá nhiều như là :
Incomfish : công ty cổ phần đầu tư thương mại thủy sản
FBT : công ty cố phần xuất nhập khẩu lâm thủy sản bến tre
FMC : công ty cổ phần thực phẩm sao ta
Seaprodex MH : Công ty Cổ Phần Thủy sản Minh Hải
Amanda food việt nam
Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cửu Long An Giang.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Năm Căn (SEANAMICO)
Công ty TNHH Hải Hà (tên giao dịch: ALPHASEA CO., LTD.)
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản
Seaprodex Danang : Công ty CP xuất nhập khẩu Thủy sản miền Trung
Đó là một số công ty kinh doanh rất mạnh và tiêu biểu đầu ngành thủy hải sản ở VN. Tuy nhiên nếu chỉ xét trong phạm vi xuất khẩu sang thị trường EU như trong giới hạn của đề tài thì hiện nay theo số liệu thống kê thì VN đã có 330 doanh nghiệp được xuất khẩu thủy hải sản sang EU (tính luôn 30 doanh nghiệp vừa được công nhận chính thức vào tháng 9/2009 vừa qua) ta có thể thấy số đối thủ cạnh tranh khá nhiều,đó là chưa kể đến các doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác.
_danh sách 5 công ty VN xuất khẩu nhiều nhất vào châu Âu (2006)
Stt
Công ty
Sản lượng(tấn)
Giá trị (USD)
1
Kim Anh
1.262
10.166,154
2
Utxi
1.131
7.572,404
3
Amanda
1.122
7.894,792
4
Cafatex
955
6.221,995
5
Cadovimex
902
5.736,374
Cạnh tranh về nguồn nhân lực: Do nguồn nhân lực phục vụ cho ngành thuỷ sản đang bị thiếu hụt nên đã xảy ra tình trạng tranh giành, lôi kéo lao động ( cả cấp quản lý và công nhân lành nghề) giữa các doanh nghiệp thuỷ sản. Trong thời gian qua đã có một số công nhân lành nghề (được Công Ty đào tạo) chuyển sang làm việc cho doanh nghiệp khác, gây nên sự lãng phí lớn cho Công Ty. Và điều này vô hình chung đã làm giảm lợi thế cạnh tranh của Công Ty so với các đối thủ.
Thế giới:
Trước đây, các đối thủ cạnh tranh chính của Cadovimex trên thị trường là các công ty xuất khẩu của Thái Lan (Cả hai bên đều xuất mặt hàng tôm sú), nhưng gần đây do Thái Lan đã chuyển sang mặt hàng chủ lực là tôm thẻ trắng, tập trung size nhỏ nên sự cạnh tranh trực tiếp được giảm thiểu. Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh là các nhà xuất khẩu từ các nước như: Ấn Độ, Banglades, Trung Quốc….Đặc biệt trong thị trường Nhật Bản ,Inđonesia sẽ là đối thủ mạnh nhất của Việt Nam tại thị trường này khi mà lượng xuất khẩu của Inđônêsia liên tục tăng mạnh trong thời gian qua và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH
STT
Các yếu tố
Tầm quan trọng
Công ty Cadovimex
Công ty Minh Phú MPC
Công ty Sao Ta FMC
Trọng số
Tổng điểm
Trọng số
Tổng điểm
Trọng số
Tổng điểm
1
Thị phần
0.13
2
0.26
2
0.26
1
0.13
2
Hoạt động tài chính
0.15
2
0.3
3
0.45
2
0.3
3
Nguồn nguyên liệu
0.12
3
0.36
4
0.48
1
0.12
4
Tính hợp pháp và danh tiếng
0.08
3
0.24
4
0.32
2
0.16
5
Nguồn nhân lực
0.1
3
0.3
3
0.3
3
0.3
6
Chính sách đãi ngộ
0.13
2
0.26
3
0.39
3
0.39
7
Chất lượng sản phẩm
0.15
4
0.6
3
0.45
2
0.3
8
Lòng trung thành của khách hàng
0.07
4
0.28
4
0.28
1
0.07
9
Công nghệ và cơ sở hạ tầng
0.07
3
0.21
3
0.21
2
0.14
Tổng điểm
1
2.81
3.14
1.91
Nhận xét :
Công ty Minh Phú MPC. Tiềm lực dồi dào,danh tiếng và thương hiệu đã được khăng định lâu năm,ổn định được nguồn nguyên liệu thông qua các công ty con chuyên về lĩnh vực cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào,ngoài ra công ty còn có thế mạnh ở các lĩnh vực khác như tài chính,nhân lực,chất lượng sản phẩm và cơ sở hạ tầng...Có thể nói Minh Phú là đầu tàu của ngành thủy sản Cà Mau nói riêng cũng như Việt Nam nói chung.
Công ty Sao Ta FMC :Quy mô vừa,với thế mạnh về nguồn nhân lực và chính sách đãi ngộ rất tốt,tuy nhiên Sao Ta FMC lại có rất nhiều điểm yếu khác,chẳng hạn như về thị phần,nguồn nguyên liệu cũng như thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của công ty là gần như không có.Những điểm yếu này đã đem lại rất nhiều khó khăn cho công ty trong hoạt động kinh doanh xnk thủy hải sản
Ma trận hình ảnh cạnh tranh của nhóm chỉ so sánh sơ lược Cadovimex và 2 công ty tiêu biểu khác nhằm cho thấy được mức tương quan giữa công ty và các đối thủ cạnh tranh trong ngành.Thực tế do đặc thù của ngành thủy sản nên ngoài 2 công ty này ra còn có rất nhiều công ty khác cạnh tranh với Cadovimex.Nói riêng về 2 công ty trên,có thể thấy Minh Phú với tư cách là “người anh cả” trong ngành thủy hải sản luôn là một đối thủ cạnh tranh hết sức đáng gờm với tất cả các công ty xnk thủy hải sản khác nói chung,và với Cadovimex nói riêng.Riêng Sao ta FMC thì lại có rất nhiều những điểm yếu làm cho sức cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực xnk thủy hải sản không cao.Do đó,xác định được đối thủ cạnh tranh chính của mình,Cadovimex cần có những giải pháp để nâng cao hơn nữa những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu,nhất là điểm yếu về chính sách đãi ngộ,nhằm vươn lên,vượt qua những đối thủ cạnh tranh khác để có được vị thế tốt hơn trong ngành thủy hải sản
2.2 Khách hàng mục tiêu :EU
Bảng Cơ cấu sản lượng của Công ty theo thị trường xuất khẩu năm 2005 - 2006
Thị trường
Châu Âu
Nhật
Mỹ
TT khác
Tổng cộng
Giá trị (USD)
Năm 2005
8.850.341
3.406.154
33.018.047
6.370.758
51.645.301
Sản lượng (tấn)
1.434
587
2.585
1.255
5.862
Giá trị (USD)
Năm 2006
3.015.454
3.215.665
32.584.472
22.692.470
61.508.063
Sản lượng (tấn)
2.321
771
2.833
2.358
8.284
Giá trị (USD)
6 tháng 2007
8.655.319
530.656
13.018.169
3.449.251
25.653.395
Sản lượng (tấn)
2.689
97
930
585
4.301
Nhìn vào bảng cơ cấu trên ta có thể thấy tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty CADOVIMEX vào các thị trường chủ yếu của mình. Nếu như trong năm 2005 công ty đã xuất khẩu hơn 33triêu USD vào thị trường mỹ thì đến những tháng đầu năm 2007 con số này đã tụt giảm nghiêm trọng, nó cho thấy một nguy cơ tiềm ẩn của việc sắp mất đi thị trường mục tiêu trước kia của công ty.Chúng ta có thể thấy rõ hơn điều này thông qua sản lượng xuất khẩu đã sụt giảm nghiêm trọng như thế nào. Nhưng sự khó khăn này không dừng lại ở thị trường mỹ mà ngay cả thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản của Cadovimex ở Nhật cũng đang có dấu hiệu chững lại. Lí do là trong năm 2007 Mỹ đã kiểm soát chặt nhập khẩu thủy sản, với lý do là sản phẩm nhập khẩu có thể mang mầm bệnh có hại cho hoạt động nuôi trồng thủy sản trong nước. Nhật Bản thắt chặt kiểm soát ATVSTP từ cuối tháng 5-2006.
Nếu như sự tụt dốc về sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu của công ty Cadovimex suy giảm mạnh ở hai thị trường mục tiêu là Mỹ và Nhật thì thị trường EU lại đang có những dấu hiệu khởi sắc hơn, hứa hẹn là một thị trường mới và quan trọng hơn cho công ty. Từ bảng báo cáo ta thấy một sự nhảy vọt vầ giá trị lẫn sản lượng mà công ty đã xuất sang thị trường EU trong 6 tháng đầu năm 2007, do đó thị trường Eu đang là một thị trường đầy tiềm năm cho công ty thâm nhập.Dù vẫn có một số rào cản giữa công ty và thị trường EU, nhưng nói chung, sự thay đổi chiến lược lúc này của công ty chính là nhắm vào thị trường EU – một hướng đi mới đánh dấu sự thay đổi trong sự lựa chọn khách hàng mục tiêu của công ty.
Quy mô hiện tại và tương lai
Trong số các thị trường tiêu thụ hàng thủy sản đã qua chế biến của Việt Nam, khu vực khó tính EU vẫn đứng đầu với 357 triệu USD, chiếm trên 26%; tiếp đến là Nhật Bản. ( số liệu tháng 6/2009 )
Về cơ cấu mặt hàng, cá tra và ba sa dẫn đầu với việc chiếm lĩnh thị trường EU, Mỹ; tôm đứng thứ hai với thị trường chính là Nhật Bản.
Tuy nhiên, những tháng gần đây, tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến nhiều mặt hàng thủy sản bị giảm giá, khó tiêu thụ. Bên cạnh đó, một sản phẩm có giá trị là cá ngừ đã bị sụt giảm sản lượng vì lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, khối lượng cá ngừ xuất khẩu cũng chỉ đạt chưa đầy 18.300 tấn, giảm 17,5% và kim ngạch cũng giảm 23%.
Trong tháng 2 /2009 thì thị trường tôm ở Eu có tín hiệu rất khả quan với nhiều đơn đặt hàng dồn dập cho công ty, nhưng sang đến tháng 3/2009 và đến những tháng giữa năm 2009 thì thị trường có xu hướng đứng lại và có cả dấu hiệu tụt lùi mạnh. Nhưng tình hình đã khả quan hơn trong những tháng gần cuối năm 2009 thì thị trường tiêu thụ ở EU lại có những biến chuyển tích cực khi Tây Ban nha đã công nhận hàng thủy sản Việt Nam nói chung cũng như của công ty đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU.
Sắp tới, thị trường vẫn có nhiều biến động chưa thể dự báo trước nhưng tình hình sắp tới công ty sẽ đương đầu với nhiều khó khăn sắp đến như luật IUU sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2010 và các nước ở EU đang cố gắng bảo hộ cho các ngành sản xuất thủy hải sản trong nước bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông để đưa những thông tin sai lệch, không trung thực cá tra, basa Việt Nam
Khách hàng mong đợi những giá trị gia tăng gì ở sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp?
Hiện nay Công Ty có quan hệ mua bán với trên 100 khách hàng ở nhiều nước, đặc biệt là Mỹ, Nhật, Bỉ…với những khách hàng truyền thống thường xuyên mua hàng với số lượng lớn (chiếm trên 70% kim ngạch xuất). Một số khách hàng lớn của Công Ty: Fishco ( Bỉ), Mazzeta ( Mỹ), Krustagroup ( Tây Ban Nha)...
Mối quan hệ bán hàng được tạo dựng trên cơ sở uy tín của công ty, hợp tác các bên cùng có lợi. Với phương châm “chất lượng sản phẩm và an toàn cho người tiêu dùng”, Công Ty luôn đảm bảo chất lượng cho từng đơn hàng, đảm bảo lợi ích cho mọi khách hàng.
Điều khách hàng mong đợi hơn ở sản phẩm và dịch vụ của công ty đó chính là sự chắc chắn trong chất lượng sản phẩm cung ứng cũng như sự đúng hạn của từng hợp đồng, từ đó không xảy ra những tranh chấp không cần thiết và tạo mối quan hệ bạn hàng tốt đẹp giữa các bên.
Sự thay đổi (sở thích, giá trị, quan niệm, phong cách)
Trong hiện tại và cả tuơng lai gần thì những sự thay đổi ở thị trường EU không nhiều lắm, nhưng có những sự thay đổi mang tính chíên lược cần chú ý sau đây:
+ Sở thích: EU vẫn thích con tôm sú của việt nam nhưng vấn đề cần quan tâm đó chính là khi sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn và nhiều đối thủ đang nhắm về cùng một thị trường thì khả năng ép giá sản phẩm của bạn hàng cũng tăng theo để tìm cho mình được sản phẩm tốt với giá rẻ nhất. Do đó sở thích sử dụng sản phẩm của công ty từ các bạn hàng đang có dấu hiệu thay đổi khi mà maùy moùc thieát bò moät soá ñaõ cuõ, neân saûn xuaát hao phí cao so vôùi caùc nhaø maùy, công ty khác trong vuøng
+ Giá trị : Thị trường Eu đang đòi hỏi chất lượng của sản phẩm cần nâng cấp cao hơn, bằng nhiều tiêu chuẩn, chính sách khác nhau dẫn đến sự sụt giàm trong tương lai cho các mặt hàng của công ty .Đơn cử như trong vài năm gần đây EU đã liên tiếp đặt ra các tiêu chuẩn đối với hàng thủy hải sản nhập khẩu vào các nước thành viên,những tiêu chuẩn này đã được phân tích ở phần Chính trị-luật pháp.
2.3 Nguồn cung ứng:
Lợi thế của công ty:
Nói đến nguồn cung ứng nguyên liệu thì đây là lợi thế của Cadovimex vì có một đầu vào ổn định .Cadovimex có lợi thế là trụ sở Công ty và 3 xí nghiệp sản xuất được xây dựng nơi trung tâm của vùng nguyên liệu dồi dào bậc nhất tại Cà Mau nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Ngoài 200.000 ha của vùng nuôi tôm trọng điểm trong nội địa, Công ty còn là nơi trung tâm của 03 cửa biển: Gò Công, Cái Đôi Vàm và Sông Đốc, với một ngư trường rộng lớn nằm ngay vùng trọng điểm nguyên liệu của Cà Mau, trữ lượng dồi dào, đa dạng về chủng loại nên nguồn nguyên liệu sản xuất luôn luôn đáp ứng được nhu cầu của thị trường. .và đây là lợi thế nổi bật của công ty so với các công ty khác cùng ngành.
Hoạt động thu mua nguyên liệu của công ty khá ổn định, và công ty không phải xuống tận ao để thu mua mà chủ yếu thu mua qua các thương lái. Nguồn tôm nguyên liệu chủ yếu là từ hoạt động nuôi trồng của các hộ gia đình trong tỉnh Cà Mau.
Do có vị thế lớn trên thị trường và uy tín lâu năm trong ngành nên cadovimex dễ dàng đặt quan hệ hợp tác thu mua lâu dài với các nhà cung ứng cụ thể là các vựa,các thương lái thu mua hàng từ hộ gia đình. Và hiện tại công ty đang có mối quan hệ hợp tác thu mua với hơn 15 đầu mối thu mua tôm nguyên liệu.
Một số nguy cơ về nguồn cung ứng :
Mặc dù rất thuận lợi về nguồn cung ứng tuy nhiên ta vẫn phải nhận thức được những nguy cơ vì:
_khai thác thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết tự nhiên .Nguồn nước bị ô nhiễm, môi trường sinh thái biến động, con giống bị nhiễm bệnh…là những nhân tố ảnh hưởng xấu đến thu mua nguyên liệu của công ty.
_nguy cơ về chất lượng : Vào mùa cao điểm, bên cạnh nguồn nguyên liệu tự sản xuất, nuôi trồng thì Công Ty còn mua một phần ở bên ngoài, chủ yếu là tư các hộ nông dân nhỏ lẻ. Do đó, việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu mua ngoài này là rất khó khăn (Một số hộ nuôi kém ý thức đã cho tiến hành bơm chích tạp chất, kháng sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm xuất khẩu). Hậu quả dẫn tói nhiều lô hàng xuất khẩu bị cảnh báo, bị huỷ hoặc bị trả lại do nhiễm dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng. Điều này không những gây thiệt hại tài chính rất lớn mà quan trọng hơn nó làm giảm uy tín của Công Ty trên thương trường, trong đó có những thị trường Công Ty đã bỏ ra rất nhiều công sức, tiền của để thiết lập mối quan hệ.
_ việc cạnh tranh thu mua nguồn nguyên liệu giữa các đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hưởng nhiều đến tình hình ổn định sản xuất của công ty
Yếu tố giá và Quan hệ cung cầu trên thị trường nguyên liệu:
Giá nguyên liệu là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty. Tuy nhiên hiện nay đang có một số khó khăn khi giá tôm sú ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang tiếp tục tăng mạnh, tôm loại từ 25-30 con/kg đang có giá gần 100.000 đồng/kg.Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2009 giá tôm sú sẽ tiếp tục đứng ở mức cao do nhu cầu nhập khẩu tôm ở nhiều nước như Nhật Bản, Mỹ... đã bắt đầu có xu hướng tăng trở lại trong dịp lễ Noel và Tết Dương lịch sắp tới. Ngoài ra, do nguồn nguyên liệu chế biến trong nước khan hiếm do sự thiếu hụt nguyên liệu của các doanh nghiệp cùng ngành làm cho cầu tăng mạnh cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho giá tôm sú đang có chiều hướng tăng lên.( theo Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN&PTNT))
*Các nguồn cung ứng của công ty CADOVIMEX:
Gồm hơn 24 nhà cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho công ty, chủ yếu tập trung ở Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu. Trong đó các nguyên liệu đầu vào không chỉ bao gồm thủy hải sản và còn có cả các nguyên vật liệu phụ
Các điều kiện bán hàng của nhà cung cấp?
Vì tôm nguyên liệu chiếm đến 93% tổng giá thành sản phẩm, nên có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, lợi nhuận của Công ty, do đó các nhà cung cấp cũng có nhiều yêu cầu hơn :
+ Giá thành thu mua nguyên liệu phải hợp lí và hơn nữa phải cạnh tranh với các nhà thu mua của các công ty khác.
+ Đảm bảo thực hiện đúng quá trình thu mua và không bỏ dở việc thu mua giữa chừng do việc phá bỏ hợp đồng từ trước
Nhưng do đã ổn định được nguồn cung ứng nên các nhà cung cấp không có cơ hội ép giá và tạo áp lực lên công ty, bên cạnh đó là do những nguồn cung ứng phụ, những sản phẩm thay thế đã có sẵn ở các vùng nuôi trồng khác nên công ty luôn có một sự linh hoạt trong cách thu mua.
Các dịch vụ sau bán hàng?
Hầu hết nguyên liệu là tôm được thu mua ở các vưa nhỏ, đưa đến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DATV1054.doc