Mục lục
A Giới thiệu đề tài. 1
B Nội dung đề tài . 2
I.Bản chất của KTTT nói chung. 2
1.Lịch sử của các loại hình kinh tế. 2
2.Đặc điểm của KTTT. 3
3.Tác dụng củaKTTT. 3
II. Nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. 4
1.Sự cần thiết khách quan phải phát triển KTTT ở Việt Nam. 4
2.Đặc điểm , bản chất của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. 4
2.1.Nền kinh tế ở nước ta là nền KTTT gồm nhiều thành phần tham
gia trong đó thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo . 5
2.2.Nền KTTT ở nước ta vận hành theo cơ chế thị trường nhưng có
sự quản lý của Nhà nước . 6
2.3.Nền kinh tế ở nước ta tồn tại nhiều hình thức phân phối nhưng
trong đó phân phối theo lao động là hình thức phân phối cơ bản
nhất. 7
2.4.Nền KTTT ở nước ta phát triển theo mô hình mở cửa , hội nhập
với khu vực và quốc tế theo nguyên tắc đa phương hóa các quan
hệ quốc tế, đa dạng hóa các hình thức kinh tế đối ngoại . 8
III.Thực trạng và các giải pháp để phát triển KTTT định hướng XHCN ở
Việt Nam. 9
1.Thực trạng nền KTTT ở Việt Nam. 9
1.1.KTTT ở nước ta đang còn ở giai đoạn sơ khai. 9
1.2.Hệ thống thị trường ở nước ta đang trong quá trình phát triển
nhưng chưa đồng bộ . 10
1.3.Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế trong hoàn cảnh trình độ
phát triển kinh tế kỹ thuật còn thấp xa so với hầu hết các nước
khác . 11
1.4.Quản lý Nhà nước về kinh tế – xã hội còn yếu kém , hệ thống
pháp luật của Nhà nước đang hình thành chưa đầy đủ , đồng
bộ . 11
2.Các giải pháp cơ bản . 12
2.1.Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần. 12
2.2.Đẩy mạnh CNH- HĐH và phát triển phân công lao động xã
hội để tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền KTTT . 13
2.3.Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường. 14
2.4.Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại . 15
2.5.Giữ vững sự ổn định chính trị , hoàn thiện hệ thống pháp luật. 16
2.6.Xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp , hoàn thiện
cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước . 16
C Kết luận .
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế phức tạp ngày nay, hầu hết các nền kinh tế trên Thế giới đều cần có sự quản lý , chi phối và điều tiết của Nhà nước nhằm sữa chữa , hạn chế ở một mức độ nào đó những thất bại của thị trường . Viẹt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó . Với bản chất là một nhà nước "của dân , do dân , vì dân" đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam , Nhà nước XHCN tiến hành quản lý , điều tiết nền kinh tế nhằm sữa chữa những thất bại của thị trường , thực hiện các mục tiêu công bằng xã hội mà tự bản thân nền KTTT
không thể thực hiện được . Với mục tiêu đó vai trò quản lý của Nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng , nó đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định và phát triển bền vững ,đạt hiệu quả cao và đặc biệt là bảo đảm công bằng xã hội , rút ngắn sự chênh lệch giữa giàu và nghèo , giữa thành thị và nông thôn , giữa các vùng miền trong cả nước .
Nguyên tắc quản lý nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta là kết hợp kế hoạch hóa với thị trường .Trong khi thị trường tồn tại khách quan và vận động theo những quy luật vốn có thì kế hoạch lại là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý và chịu tác động của các yếu tố chủ quan . Kết hợp kế hoạch hóa với thị trường tạo ra một phương tiện hữu hiệu để quản lý nền kinh tế bởi bản thân kế hoạch và thị trường đều tồn tại cả ưu – khuyết điểm . Nếu áp dụng riêng rẽ từng biện pháp thì sẽ tồn tại những hiện tượng không mong muốn gây ra hậu quả xấu cho nền kinh tế . Vì vậy cần kết hợp kế hoạch vơi thi trương để hạn chế bớt nhược điểm , phát huy được ưu điểm thế mạnh của từng phương thức. Kế hoạch hóa với ưu điểm là tập trung được các nguồn lực cho những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,đảm bảo cân bằng tổng thể , gắn mục tiêu phát triển kinh tế với phát triển xã hội ngay tư đầu , vì vậy kế hoạch hóa coa thể hạn chế , sữa chữa và khắc phục khuyết tật cơ bản của kinh tế thị trường là tính tự phát gây mất cân đối , tổn hại cho nền kinh tế . Tuy nhiên kế hoạch hóa cũng tồn tại những nhươc điểm rất lớn mà thực tế những năm trong thời kỳ bao cấp đã chỉ rỏ , đó là kế hoạch hóa không thể bao quát hết tất cả mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội .Đặc biệt trong nền KTTT thì sự biến động đó càng nhanh chóng và xãy ra đồng thời trên nhiều lĩnh vực gây nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch cũng như sữa đổi bổ sung các kế hoạch đó . Khi tiến hành lập kế hoạch thì một yêu cầu được đặt ra là kế họah đó phải được lập căn cứ trên các điều kiện thực tế của thị trường , bảo đảm thích ứng kịp thời với sự biến động của đời sống kinh tế xã hội . Ngược lại , thị trường với ưu điểm là sự phát triển nhanh chóng , biến đổi không ngừng, kích thích các chủ thể kinh tế trở nên năng động sáng tạo nhờ đó thúc đẩy mọi mặt của nền kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng . Thị trường chính là căn cư để xây dựng và kiểm tra tính hiệu quả của cac kế hoạch .Muốn thị trường hoạt động phù hợp với định hướng XHCN thì nó phải được hướng dẫn và điều tiết bởi kế hoạch .
Sự kết hợp giữa kế hoạch và thị trường tạo thành một công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý nền kinh tế ở cả tầm vĩ mô và tầm vi mô . Với tầm vi mô thị trường là căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh . Thông qua sự biến động của thị trường doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch , phương án kinh doanh cụ thể : sản xuất cái gì ? sản xuất bao nhiêu ? và sản xuất cho ai ? bán ở đâu?...Kế hoạch đưa ra nếu càng sát với thực tế thì hiệu quả càng cao, khả năng thu được lợi nhuận cao càng lớn , ngược lại nếu kế hoạch đưa ra không sát với thực tế thì tính khả thi rất thấp gây thiệt hại cho chủ thể kinh doanh . Với tầm vĩ mô , mặc dù thị trường không còn là căn cứ duy nhất có tính quyết định tới kế hoạch nhưng kế hoạch vẫn không thể thoát li khỏi sự tác động của thị trường .Mục đích của kế hoạch tầm vĩ mô là đảm bảo sự cân đối tổng thể của nền kinh tế như :tổng cung-tổng cầu,tổng sản xuất-tổng tiêu dùng, tổng hàng hóa -tổng tiền tệ...Thông qua kế hoạch vĩ mô nhà nước tác động lên giá cả, cung- cầu để điều chỉnh những phát triển tự phát lệch lạc của thị trường.
2.3.Nền KTTT ở nước ta tồn tại nhiều hình thức phân phối nhưng trong đó phân phối theo lao động là hình thức phân phối cơ bản nhất
Mỗi chế độ xã hội có những chế độ phân phối tương ứng với nó . Chế độ phân phối do quan hệ sản xuất thống trị mà trước hết là quan hệ sở hữu quyết định . Với nước ta , do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp , xã hội tồn tại nhiều hình thức sở hữu : sở hữu toàn dân ,sở hữu tập thể , sở hữu cá nhân , sở hữu của nước ngoài và các hình thức sở hữu hỗn hợp giữa chúng .Mỗi hình thức sở hữu lại có một hình thức hay một nguyên tắc phân phối tương ứng với nó .Xã hội Việt Nam thời kỳ quá độ tồn tại nhiều hình thức sở hữu do đó tất yếu sẽ tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập : phân phối theo lao động, phân phối theo vốn hay tài sản đóng góp , phân phối theo giá trị sức lao động , phân phối thông qua các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội .
Trong nhưng hình thức phân phối trên thì hình thức phân phối theo lao động được xác định là hình thức phân phối đặc trưng , bản chất của nền KTTT định hướng XHCN . Sở dĩ như vậy vì trong nền kinh tế định hướng XHCN chế độ sở hữu toàn dân được xác định là hình thức sở hữu chính , tương ứng với nó là thành phần kinh tế nhà nước . Như đã phân tích ở trên thành phần kinh tế nhà nước là một thành phần kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam . Tồn tai tương ứng với nó là hình thức phân phối thu nhập theo lao động . Chế độ sở hữu toàn dân và hình thúc phân phối theo lao động là hai điểm khac biệt rõ ràng nhất giữa KTTT định hướng XHCN và KTTT tư bản chủ nghĩa . Mục tiêu của chúng ta là lấy phát triển KTTT là phương tiện để đạt được mục tiêu cơ bản là xây dựng XHCN, thực hiện dân giàu nước mạnh ,xã hội công bằng , dân chủ ,văn minh, con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột , có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc , có đièu kiện để có thể phát triển một cách toàn diện .Với mục tiêu đó mỗi bước phát triển tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với từng bước cải thiện đời sống của nhân dân ,với tiến bộ và công bằng xã hội .Tất cả các hình thức phân phối trên đều góp phân thực hiện mục tiêu đó đặc biệt là hình thưc phân phối theo lao động vì theo phương thức phân phối này người lao động làmm nhiều hưởng nhiều , làm ít hưởng ít tùy vào hiệu quả lao động của họ , người lao động được hưởng phần thu nhập đúng bằng công sức mà họ đã bỏ ra .
2.4.Nền KTTT ở nước ta phát triển theo mô hình mở cửa , hội nhập với khu vực và quốc tế theo nguyên tắc đa phương hóa các quan hệ Quốc tế , đa dạng hóa các hình thưc kinh tế đối ngoại.
Cùng nhìn lại 20 năm về trước - giai đoạn những năm 80 – khi đó nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp ,là một nền kinh tế đóng không hội nhập , giao lưu với bên ngoài hoặc nếu có thì cũng chỉ thông thương với cac nước cùng phe XHCN mà thôi . Tất nhiên có nhiều lý do ,nhiều yếu tố lịch sử tác động nên Nhà nước ta thực hiên chính sách đóng cửa nền kinh tế, chính sách đó đã làm cho nền kinh tế nước ta một thời gian dài rơi vào tình trạng trì trệ . Chính sách kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã triệt hết sự năng động sáng tạo của người lao động,của cac chủ thể trong nền kinh tế . Hậu quả là nền kinh tế rơi vao khủng hoảng , đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn .Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy và đi đến quyết định phải mở cửa nền kinh tế , hội nhập với khu vực và Thế giới . Đây là một quyết định đúng đắn phù hợp với xu hướng chung của thời đại . Có nhiều lý do để dẫn đến sự hội nhập ,mở cửa trong đó một lý do hết sức quan trọng đó là sự tác động của cuộc cách mạng khoa hoc – công nghệ đang diên ra nhanh chóng và tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội , tới mọi quốc gia làm cho các quốc gia phải phụ thuộc lẫn nhau .Vì vậy mở cửa hội nhập là một xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới để giải quyết mối quan hệ phụ thuộc đó một cách có hiệu quả .Với một nền kinh tế mở cửa , hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới chung ta sẽ có điều kiện thuận lợi để thu hút vốn , kỹ thuật công nghệ hiện đại cũng như kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để khai thác cac tiềm năng và thế mạnh của quốc gia mình một cach có hiệu quả nhất . Việt Nam chúng ta hiên nay cũng đã có nhiều chính sách thu hút vốn , công nghệ của nươc ngoài để tiến hành xây dựng và phát triển nền kinh tế hiện đại theo con đường rút ngắn.
Việc mở của hội nhập nền kinh tế theo hướng đa phương hóa , đa dạng hóa các hình thức đối ngoại với cac nước trong khu vực và trên thế giới sẽ mang lại nhiều lợi thế cho nươc ta . Tuy nhiên việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại phải tuân thủ các thông lệ quốc tế, đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia dân tôc .
Điểm lại quá trình suốt 20 năm đổi mới chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu trong quan hệ quốc tế mở đường cho kinh tế phat triển . Thời gian tới chúng ta tiếp tục mở rộng đa phương hóa ,đa dạng hóa các hình thức đối ngoại, cần có những bước đi thích hợp trong tiến trình hội nhập khu vực và quôc tế. Thưc tế Viêt Nam đã và đang trong lộ trình hội nhập và hội nhập hơn nữa với các nước trong khu vực ASEAN ,Việt Nam cũng đang trong lộ trình đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO dự kiến trong năm 2006 này chúng ta sẽ trở thành thành viên chính thức . Gia nhập vào các tổ chức kinh tế của khu vực và thế giới hứa hẹn sẽ mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội để phat triển mạnh hơn nền kinh tế nhiều tiềm năng :thúc đẩy các ngành thế mạnh ( gạo, giày da , may mặc , thủy sản ...) mở rộng thị trường thu hút đầu tư tư nước ngoài .Bên cạnh những cơ hội thì cũng có nhiều thách thức vì khi hội nhập cũng đồng nghĩa với việc phải tháo bỏ hàng rào thuế quan bảo vệ các ngành sản xuất trong nước . Điều đó đông nghĩa rằng các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành không phải là thế mạnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó .Nhưng chính điều đó đặt ra cho cac donh nghiệp đó phải năng động ,linh hoạt để không bị thị trường đào thải còn người tiêu dùng thì được sử dụng những loại hang hóa có chất lượng,mẫu mã đẹp với giá cả phải chăng .
III.Thưc trạng và các giải pháp để phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
1.Thực trạng nền KTTT ở Việt Nam
Kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới đã thu được nhiều thành tựu to lớn : đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt ,thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên nhiều lần so với trước, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế những năm gần đây luôn đạt tỉ lệ trên 7,5%/năm , bộ mặt nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc các thông số đều nói lên sự phát triển .Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu kém cần phải được nhận thức và đưa ra biện pháp khăc phục để thời gian tới có
thể tiếp tục phát triển hơn nữa nền kinh tế một cách bền vững và ổn định .
1.1.KTTT ở nước ta đang còn ở giai đoạn sơ khai
Đây là một thực trạng không thể tránh khỏi của nước ta vì xuất phát điểm của nước ta là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu , cơ sở vật chất kỹ thuật còn ở trình độ thấp . Sau 20 năm đổi mới nền kinh tế nước ta cũng đã có một số cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng mới chỉ tập trung ở một số ngành nghề , lĩnh vực còn lại một số khác vẫn hoạt động với máy móc cũ kĩ , công nghệ lạc hậu nhiều lần so với trình độ công nghệ chung của thế giới . Do đó năng suất , chất lượng , hiệu quả sản xuất ở nước ta còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và mức trung bình trên thế giới .
Bên cạnh cơ sở vật chât kỹ thuật còn lạc hậu thì kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nước ta còn đang ở tình trạng chưa phát triển hoặc phát triển nhưng chưa đúng mức , chưa đúng trọng điểm . Hệ thống giao thông bến cảng , hệ thống thông tin liên lạc những năm gần đây đã có sự đầu tư phát triển nhưng chưa đồng bộ , chưa có quy hoạch ở quy mô tổng thể . Hầu hết sự đầu tư ở dưới dạng manh mún và chưa có trọng điểm cụ thể gây ra sự đầu tư dàn trãi , hiệu quả đầu tư thấp . Bên cạnh đó địa hình của nước ta đa dạng , phức tạp nhiều ngăn cách giữa các vùng miền nên khó khăn trong việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ trên toàn lãnh thổ .
Sự kém phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật kéo theo sự phân công lao động cũng kém phát triển , cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm . Trên 70% lực lượng lao động ở nước ta còn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp mà chủ yếu là mô hình kinh tế ở quy mô vừa và nhỏ hiệu quả chưa cao . Trong cơ cấu đóng góp của các ngành nghề thì nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỉ trọng lớn tổng thu nhập quốc dân , các ngành kinh tế khác tuy có tăng trưởng nhưng tỉ lệ đóng góp vẫn con khiêm tốn đặc biệt là các ngành công nghệ cao và các ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao .
Kết hợp của cơ sở vật chất kỹ thuật , kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và trình độ tay nghề của lao động còn ở trình thấp nên các doanh nghiệp của Việt Nam không có nhiều lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là thị trường quốc tế . Hiện nay chúng ta đang trong tiến trình hội nhập và hội nhập hơn nữa vào thị trường thế giới nên sức cạnh tranh yếu là một vấn đề rất đáng lo ngại cho các doanh nghiệp của chúng ta . Liệu các doanh nghiệp của chúng ta có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó hay không là một câu hỏi lớn không chỉ của từng doanh nghiệp mà của toàn nền kinh tế .
1.2.Hệ thống thị trường ở nước ta đang trong quá trình phát triển nhưng chưa đồng bộ
Mạng lưới lưu thông hàng hóa ở nước ta đang còn kém phát triển . Có nhiều lí do lí giải cho sự kém phát triển , sự không thông nhất của mạng lưới lưu thông đó , nó có thể do sự khác nhau giữa lề thói sinh hoạt , nếp suy nghĩ giữa các vùng các miền ; cũng có thể do sự khác nhau của kết cấu hệ thống giao thông , thông tin ...Một khi mạng lưới lưu thông phân phối hàng hóa chưa được phát triển ở diện rộng thì thị trường hàng hóa cũng khó có thể phát triển như mong muốn được . Mặc dù hệ thống thị trường của nước ta những năm gần đây đã có sự phát triển ở một số khu vực trung tâm nhưng đó mới chỉ là sự phát triển bước đầu còn bị hạn hẹp va đặc biệt là còn tồn tại nhiều tiêu cực : hàng giả ,hàng nhái kém chất lượng, hàng nhập lậu lưu thông trên thị trường gây rối loạn trên thị trường , tổn hại đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính , tổn hại cho toàn bộ thị trường .
Thị trường sức lao động còn non trẻ thiếu kinh nghiệm và phát triển manh nha. Các trung tâm giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động đã và đang từng bước hình thành và ngày càng phát triển nhưng đã nảy sinh một số khủng hoảng . Nét nổi bật của thị trường lao động của Việt Nam là sức cung về lao động phổ thông lớn dẫn đến hiện tượng cung vượt quá cầu . Những năm gần đây hoạt động xuất khẩu lao động ra nước ngoài làm việc ngày càng trở nên phổ biến , một số trường hợp đã thành công mang lại nguồn thu mới nhưng một số lại cho hiệu quả chưa cao . Có tình trạng như vậy là do đây là một lĩnh vực còn tương đối mới mẻ đối với nươc ta , chúng ta con thiếu kinh nghiệm trong công tác tổ chức cũng như quản lý nguồn lao động này .Bên cạnh đó thì trình độ của lao động xuất cũng là một trong những vấn đề còn bất cập trong công tác xuất khẩu lao động . Lực lượng lao động đưa đi xuất khẩu của nước ta phần đông là lao động phổ thông chưa qua các trường lớp đào tạo chính quy hoặc nếu có thì cũng chỉ qua các lớp đào tạo cấp tốc ngắn hạn . Do đó trình độ tay nghề của lao động chúng ta rất yếu hiệu quả làm việc không cao cộng với kỷ luật lao động thấp nhiều lao động bỏ nơi làm việc , tự ý phá bỏ hợp đồng gây mất uy tín .
Thị trường tài chính tiền tệ , thị trường vốn cũng đang trong tiến trình cải tổ. Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được thì vẫn con nhiều trắc trở tỉ lệ vốn cho vay trở thành vốn khó đòi vẫn còn cao gây thất thoát vốn và giảm sút lượng vốn để quay vòng , thủ tục vay vốn vẫn còn rườm rà gây mất nhiều thời gian gây ảnh hưởng tới kế hoạch của doanh nghiệp vì trong nền KTTT thì thời gian là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyêt định tới kết quả sản xuất của doanh nghiệp .Cùng với ngân hàng thì hiện nay đã xuất hiện thị trường chứng khoán_ nơi mà các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp , công ty có thể phát hành niêm yết cổ phiếu để huy động vốn từ mọi cá nhân hay tổ chức trên thị trường . Với 5 năm tuổi đời _thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn rất non trẻ vì vậy kiến thức về nó còn khá mới mẻ , nhiều đối tượng vẫn chưa nắm bắt được những kiến thức thấu đáo nên họ chưa mạnh dạn tham gia thị trường này làm cho quy mô của thị trường chứng khoán vẫn còn hạn hẹp chưa phát huy hết hiệu qua của nó .
Đất đai bất động sản ngày nay cũng trở thành một loại hàng hóa có giá trị lớn , hoạt động trao đổi mua bán đất đai bất động sản diễn ra ngày càng nhiều do nhu cầu tăng . Vì vậy thị trường đất đai bất động sản cũng đã ra đời để đáp ứng nhu cầu của thị trường . Tuy nhiên thị trường này biến động thất thường , mấy năm trước thị trường nhà đất phát triển mạnh gây ra các cơn sốt , nhưng khoảng hơn một năm lại đây thì thị trường này được nhận định là đang ở tình trạng đóng băng gây khó khăn trong vấn đề quay vòng vốn của các chủ đầu tư .
Thị trường công nghệ cũng không năm ngoài luồng vận động chung ,nó đã ra đời để đáp ứng nhu cầu cải tạo và ứng dụng rộng rãi hơn nữa thành tựu khoa học công nghệ vào mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống xã hội. Nhưng năm gần đây Nhá nước đã có sự quan tâm đến lĩnh vực công nghệ nhưng do trình độ công nghệ của nước ta còn thua kém các nước khác khá xa do đó thị trường công nghệ của chúng ta phần lớn mới chỉ dừng lại ở chuyển giao và ứng dụng thành tựu công nghệ của thế giới chứ chưa có những phát minh mới co giá trị .Bên cạnh đó thì vấn đề bảo hộ quyền sáng chế ở nước ta còn tồn tại nhiều bất cập và thiếu sót .
1.3.Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế trong hoàn cảnh trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật còn thấp xa so với các nước khác
Như đã nói ở phần trên , khu vực hóa, toàn cầu hóa về kinh tế đang là xu hướng vận động tất yếu của toàn thế giới . Vấn đề đặt ra ở đây không phải là có tham gia hay không mà vấn đề là chúng ta phải tham gia như thế nào để co thể huy động được một cách tối ưu nguồn lực của từng vùng miền , địa phương và tổng thể của nền kinh tế . Nước ta với mặt bằng trình độ kỹ thuật còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới thì việc tham gia hội nhập càng gặp nhiều khó khăn và thach thức .
1.4.Quản lý nhà nước về nhà nước về kinh tế – xã hội còn nhiều yếu kém , hệ thống pháp luật đã hình thành nhưng chưa đầy đủ và đồng bộ
Ngay sau khi thành lập nhà nước chúng ta đã bắt tay vào xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh hành vi của mọi chủ thể trong xa hội.Trãi qua một thời gian dài với nhiều lần sửa đổi bổ sung hệ thống pháp luật của chúng ta đang ngày càng hoàn thiện . Tuy nhiên do công việc ban hành , chỉnh sửa phải được xem xet kĩ lưỡng nên mất nhiều thời gian trong khi đó thì các yếu tố thuộc môi trường đặc biệt là môi trường kinh tế đã có nhiều biến đổi không ngừnng làm cho hệ thống pháp luật hay cụ thể hơn là một số nội dung trong hệ thống pháp luật không còn phù hợp nữa . Hoạt động của bộ máy lập pháp – hành pháp – tư pháp chưa có sự phối hợp đồng bộ do đó hệ thống pháp luật còn nhiều điểm thiếu sót , một số lĩnh vực luật vẫn chưa quy định cụ thể nên chưa thể kiểm soát được các hành vi trong lĩnh vực đó , một số lĩnh vực lại chịu sự quản lý chồng chéo của nhiều bộ phận , nhiều cơ quan ...
Công tác quản lý nhà nước về kinh tế còn yếu kém trong khi bộ máy quản lý thì quácồng kềnh . Lấy ví dụ như bộ máy hành chính của chúng ta chẳng hạn , số lượng người tham gia trong bộ máy này rất đông , thời gian giải quyết công việc lại chậm do phải trãi qua nhiều công đoạn nhiều bộ phận chưc năng.Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các chủ thể kinh tế . Vài năm trở lại đây nhà nước đang tiến hành cải cách trong các cơ quan hành chính , thực hiện cơ chế một cửa một con dấu nên đã rút ngắn được thời gian làm thủ tục .Tuy nhiên nó vẫn không thể tránh khỏi những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện .Không chỉ trong hành chính mà cả trong các lĩnh vực tài chính , ngân hàng , đầu tư, xuất nhập khẩu ...đều tồn tại những bất cập trong công tác quản lý và phân phối .Sự yếu kém trong công tác quản lý kinh tế còn biểu hiện ở chỗ mặc dù nền kinh tế nước ta mấy năm gần đây luôn đạt mức tăng trưởng cao (trên 7,5%/năm )nhưng cùng với sự tăng trưởng đó là mức tăng của lạm phát dẫn đến sự tăng giá liên tục của các loại hàng hóa trên thị trường ma nhà nước chưa có biện pháp kiểm soát hữu hiệu .
Với một loạt các thực trạng còn tồn tại trong nền kinh tế như trên sẽ gây ra lực cản rất lớn cho sự tăng trưởng ,phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới . Vì vậy vấn đề đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta hiện nay là cần đưa ra và xúc tiến thực hiện các phương án giải quyết một cách hữu hiệu các thực trạng kể trên nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển bền vững của nền KTTT định hướng XHCN và góp phần thực hiện mục tiêu xã hội của Nhà nước ta .
Sau đây là một số giải pháp cơ bản để phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam . Yêu cầu đặt ra khi thực hiện các giải pháp này là phải thực hiện một cách đồng bộ nhiều giải pháp chứ không thực hiện riêng lẽ các giải pháp vì như vậy sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn .
2. Các giải pháp cơ bản
2.1.Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần
Mục đích của giải pháp này là tạo ra niềm tin cho các chủ thể kinh tế . Trước đây chúng ta chỉ có hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể , tuy nhiên từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nền kinh tế tồn tại nhiều hình thức sở hữu từ đó hình thành nên những chủ thể kinh tế độc lập ,họ có lợi ích riêng nhưng cùng tồn tại và phát triển trong nền kinh tế . Kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu khách quan không thể tránh được do đó Nhà nước phải thực hiện nhất quán , lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để tạo niềm tin , sự tin tưởng cho các thành phần kinh tế yên tâm hoạt động .
Với việc lấy phát triển sức sản xuất , nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội , cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu quan trọng để khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vì khi mỗi thành phần kinh tế phát triển đều thúc đẩy các thành phần khác phát triển theo và kết quả cuối cùng là toàn bộ nền kinh tế đều phát triển , theo đó mọi người đều có lợi. Chính vì vậy mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật , đều được pháp luật bảo vệ .
Tuy mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật nhưng do bản chất của nhà nước ta là nhà nước XHCN , thành phần kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế đong vai tro chủ đạo hướng dẫn các thành phần kinh tế phát triển đúng hướng . Do đó cấn phải phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, cần tập trung hơn nữa vào các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế , tiến hành cải tổ cơ cấu tổ chức của các doanh ngiệp nhà nước . Chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện cổ phần hóa , đa dạng hóa hình thức sở hữu trong doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm 100% vốn , xây dựng và cũng cố một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước có sự tham gia của các thành phần kinh tế , tiếp tục đổi mới công nghệ kỹ thuật , đổi mới hình thức quản lý sang chế độ quản lý công ty . Có như vậy mới mới tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh trên thị trường với các thành phần kinh tế khác , đồng thời sẽ thúc đẩy doanh ngiệp nhà nước tự hoạt động , tự chịu trách nhiệm với hoạt động của mình không ỷ lại vao sự bao cấp của nhà nước như trước đây.
Cùng với kinh tế nhà nước, các thành phần kinh tế khác cũng được nhà nước khuyến khích , tạo mọi điều kiện giúp đỡ để cùng phát triển . Nhà nước giúp các hợp tác xã trong đào tạo cán bộ , xây dựng phương án sản xuất kinh doanh ,mở rộng thị trường ... ; tạo điều kiện giúp kinh tế cá thể tiểu chủ hoạt động có hiệu quả ; khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân phát triển trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm ; phát triển kinh tế tư bản dưới hình thức liên doanh liên kết giữa kinh tế tư nhân trong nước và kinh tế tư nhân nước ngoài nhằm thu hút vốn , đổi mới công nghệ và học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước bạn , đồng thời sẽ góp phần nâng cao trình độ và kỉ luật lao động cho lao động cua chúng ta.Hợp tác có chọn lọc với nước ngoài mang lại nhiều lợi ích vì vậy cần phát huy hơn nữa ình Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần nếu được thực hiện một cách nhất quán , đồng bộ thì sẽ trở thành động lực thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển , thực hiện xã hội hóa nền kinh tế .
2.2.Đẩy mạnh hơn nữa quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát triển phân công lao động xã hội để tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền KTTT
Một trong hai yếu tố dẫn đến sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa là sự phân công lao động xã hội vì vậy để có thể phát triển hơn nữa nền kinh tế hang hóa thì phải đẩy mạnh quá trình phân công lao động xã hội . Nhưng để có thể tiến hành phân công lao động xã hội thì yếu tố quyết định lại là trình độ của lực lượng lao động . Hiên tại trình độ của lực lượng lao động ở nước ta còn tương đối thấp do đo cần phải đảy mạnh quá trình công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTCT28.docx