Đề án Xây dựng và phát triển thương hiệu Sadaco tại thị trường nội địa

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY SADACO 3

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3

1.1.2. Các sản phẩm 3

1.1.3 Các đơn vị trực thuộc SADACO 4

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhiệm vụ các phòng ban 6

1.2.1. Sơ đồ tổ chức công ty SADACO 6

1.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban 6

1.3 Mục tiêu, phương châm, chính sách của SADACO 9

1.4 Thành tích đạt đựơc của doanh nghiệp thời gian gần đây 9

1.5 Sơ lựơc về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 11

1.6. Phương hướng phát triển đến năm 2015 12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 13

2.1 Một số khái niệm về thương hiệu 13

2.1.1 Thương hiệu 13

2.1.2 Vai trò của thương hiệu 13

2.1.2.1 Đối với doanh nghiệp 13

2.1.2.2 Đối với người tiêu dùng 15

2.1.3 Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu 16

 

2.2 Tầm quan trong của thương hiệu với mỗi doanh nghiệp 17

2.2.1 Thương hiệu đối với khách hàng 17

2.2.2 Lợi ích của giá trị thương hiệu 18

2.2.3 Biểu hiện văn minh của doanh nghiệp 19

2.3 Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu 19

2.3.1 Định nghĩa thương hiệu 19

2.3.2 Nhận biết thương hiệu 21

2.3.3 Giai đoạn thứ ba – trải nghiệm khi mua hàng 23

2.3.4 Giai đoạn thứ tư – trải nghiệm khi sử dụng 23

2.3.5 Giai đoạn thứ năm – trải nghiệm khi là thành viên 24

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SADACO Ở THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 26

3.1 Phân tích thị trường gỗ ở Việt Nam 26

3.1.1 Nguồn cung gỗ Việt Nam 26

3.1.2 Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam 27

3.1.3 Nhu cầu của người tiêu dùng nội địa 29

3.1.4 Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp gỗ trên thị trường 30

3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh SADACO 32

3.2.1 Tình hình nhập khẩu 32

3.2.2 Tình hình xuất khẩu 33

 

3.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh gỗ của SADACO 34

3.3 Nhận diện một số đối thủ mạnh và khách hàng mục tiêu 35

3.3.1 Nhận diện một số đối thủ cạnh tranh 35

3.3.2 Khách hàng mục tiêu 36

3.4 Đánh giá chung về thương hiệu SADACO 37

3.4.1 Những điểm mạnh của công ty 37

3.4.2 Những điểm yếu của công ty 37

3.4.3 Cơ hội 38

3.4.4 Đe dọa 38

3.5 Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu 38

3.5.1 Định nghĩa thương hiệu 38

3.5.2 Nhận biết thương hiệu 40

3.5.3 Trải nghiệm khi mua hàng 41

3.5.4 Trải nghiệm khi sử dụng 42

3.5.5 Trải nghiệm khi là thành viên 43

3.6 Những yếu tố hổ trợ cho việt phát triển thương hiệu 44

3.6.1 Chiến lược phân phối 44

3.6.2 Chiến lược chiêu thị 44

KẾT LUẬN 46

 

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2187 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xây dựng và phát triển thương hiệu Sadaco tại thị trường nội địa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán Ít được công nhận trong sổ sách Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa có thể được hình dung như sau: Thứ nhất: nếu chỉ xét đơn thuần về khía cạnh vật chất, nghĩa là nhìn nhận dựa vào tên gọi, logo thì nhãn hiệu hàng hóa rất khó phân biệt, nếu không muốn nói là một. Tất nhiên, ở đây cũng có thể tìm ra sự khác biệt, đó là khi nói đến thương hiệu người ta thường nói đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như không được đề cập đến trong nhãn hiệu hàng hóa. Nghỉa là chúng ta có thể chỉ nghe nói đến “ nâng niu bàn chân việt” là đã nghĩ ngay đến Bitis’s” Thứ hai: thuật ngữ thương hiệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ được dùng trong ngữ cảnh khác nhau. Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong các quy định của pháp luật Việt Nam, nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing thì người ta thường dùng thuật ngữ thương hiệu. Thứ ba: cũng có thể phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa trên một số khía cạnh cụ thể như sau: Nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hóa mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Nó thật sự trừu tựơng và vì thế đã có người gọi thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu hàng hóa là phần xác. Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân. Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định( thời gian bảo hộ hàng hóa thường là 10 năm và có thể kéo dài bằng việc giai hạn) Nhãn hiệu hàng hóa được các cơ quan quản lý nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận 2.2 Tầm quan trong của thương hiệu với mỗi doanh nghiệp 2.2.1 Thương hiệu đối với khách hàng Thương hiệu bắt nguồn từ cảm nhận của con người về sản phẩm – dịch vụ mà họ nhận được. Do đó thương hiệu được tạo lập bởi nhận thức và niềm tin của con người. Việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng vì càng ngày con người càng có nhiều sự lựa chọn, mà họ lại có rất ít thời gian để tìm hiểu, cân nhắc và quyết định, nên phần lớn họ sẽ mua dựa vào sự tin tưởng sẵn có, và việc có một thương hiệu mạnh sẽ là yếu tố tác động quan trọng nhất đến hành vi mua hàng. Một thương hiệu mạnh cũng mang lại cho khách hàng nhiều hơn so với một sản phẩm: đó là dịch vụ, là niềm tin, là các giá trị cộng thêm cho khách hàng – cả về mặt chất lượng và cảm tính. Người tiêu dùng có xu hướng quyết định mua dựa vào yếu tố thương hiệu chứ không phải yếu tố sản phẩm hay dịch vụ. Ngày nay con người ngày càng quan tâm đến những mong muốn của mình, họ chỉ mua những thứ họ mong muốn chứ không phải những thứ họ cần. Và thương hiệu là cách tốt nhất để tạo nên và tiếp cận với những mong muốn của khách hàng. 2.2.2 Lợi ích của giá trị thương hiệu Giá trị thương hiệu là những lợi ích mà công ty có được khi sở hữu thương hiệu. Có 6 lợi ích chính là: có thêm khách hàng mới; giá duy trì khách hàng trung thành; đưa chính sách giá cao; mở rộng thương hiệu; mở rộng kênh phân phối; tạo rào cản với đối thủ cạnh tranh. Thứ nhất, công ty có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thông qua các chương trinh tiếp thị. Người tiêu dùng đã tin tưởng vào chất lượng và uy tín của sản phẩm. Thứ hai, sự trung thành thương hiệu giúp công ty duy trì được những khách hàng cũ trong một thời gian dài. Sự trung thành được tạo ra bởi 4 thành tố: sự nhận biết thương hiệu; chất lượng cảm nhận; thuộc tính thương hiệu và các yếu tố sở hữu khác. Gia tăng sự trung thành về thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng ở thời điểm mua hàng, khi mà các đối thủ cạnh tranh luôn sáng tạo và có những sản phẩm vượt trội. Sự trung thành thương hiệu là một thành tố trong tài sản thương hiệu vì là một trong những giá trị mà tài sản thương hiệu mang lại. Thứ ba, tài sản thương hiệu giúp công ty thiết lập chính sách giá cao và ít lệ thuộc hơn đến các chương trình khuyến mãi. Trong những trường hợp khác nhau, các thành tố tài sản thương hiệu hỗ trợ thiết lập chính sách giá cao trong khi những thương hiệu có vị thế không tốt phải khuyến mãi để bán hàng. Nhờ chính sách giá cao mà công ty có thêm được lợi nhuận. Thứ tư, tài sản thương hiệu tạo nền tảng cho sự phát triển qua việc mở rộng thương hiệu. Một thương hiệu mạnh giảm chi phí truyền thông rất nhiều khi mở rộng thương hiệu. Thứ năm, tài sản thương hiệu còn giúp mở rộng và tận dụng tối đa kênh phân phối. Cũng tương tự như khách hàng, các điểm bán hàng e ngại khi phân phối những sản phẩm không nổi tiếng. 2.2.3 Biểu hiện văn minh của doanh nghiệp Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, không ít doanh ghiệp Việt Nam đã có ý thức rất rõ ràng về việc phải xây dựng một thương hiệu đủ mạnh để cạnh tranh nay mai. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi những người lảnh đạo doanh nghiệp phải có cái nhìn thực tế, và những kế hoạch hành động cụ thể mà trong đó, không thể thiếu sự tôn trọng tình cảm của khách hàng với thương hiệu. Nói cách khác, thương hiệu phải khiến người tiêu dùng đặt cả niềm tin yêu vào đó. Làm được như vậy, có thể nói doanh nghiệp đã thể hiện thái độ văn minh tronh kinh doanh. 2.3 Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu 2.3.1 Định nghĩa thương hiệu Giai đoạn đầu tiên trong vòng đời thương hiệu là sự hình thành thương hiệu. Thương hiệu không phải là một sản phẩm hay dịch vụ, mà là tượng trưng cho lời cam kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Lời cam kết có thể mang tính thực tế hoặc có thể thiên về tình cảm. Mọi người đều có thể nhận ra liệu một thương hiệu có hoàn thành lời cam kết hay không, nhưng làm thế nào để một doanh nghiệp có thể đặt ra một lời hứa thương hiệu? điều này dựa vào 4 yếu tố sau: Who: đối với khách hàng mục tiêu chính của sản phẩm, dịch vụ. Đây là những đối tượng khách hàng được nhắm đến và cách họ chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp. Nói cách khác, đây chính là những cá nhân hoặc tập thể sẽ chi tiền để sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, là những người sẽ trực tiếp trải nghiệm thương hiệu đầy đủ nhất. What: sản phẩm và các tính năng mang đến cho khách hàng. Đây là yếu tố giúp xác định các loại sản phẩm và dịch vụ do thương hiệu mang lại và vạch ra các yêu cầu cần thiết cho các sản phẩm và dịch vụ trên để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Các sản phẩm và dịch vụ được miêu tả dựa trên các tính năng đặc trưng cũng như những yếu tố cần thiết khác để có thể đáp ứng được lời hứa của thương hiệu. Why: lợi ích mà thương hiệu mang đến cho khách hàng. Yếu tố này giúp các doanh nghiệp đưa ra được 2-3 lợi ích người tiêu dùng có được khi sử dụng sản phẫm/ dịch vụ của công ty. How: phương thức này thực hiện lời cam kết với khách hàng. Đây là cách doanh nghiệp chuyển giao lời hứa và quan trọng không kém, là cách khách hàng kiểm nhiệm lời hứa thương hiệu. Trong đại đa số các trường hợp, đây là yếu tố quan trọng nhất giúp phân biệt các thương hiệu bởi vì đây là một yếu tố không dễ bắt chước được. Trong hàng hà sa số các công viên giải trí, nhưng Disney World là độc nhất. Từ hệ thống công viên và khách sạn sạch sẽ cho đến cách thức trang trí , hóa trang các nhân viên vò các nhân vật hoạt hình quen thuộc, tất cả điều góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp trong việc mang đến cho khách hàng một sự trải nghiệm khác biệt và được đánh giá rất cao. Lời hứa thương hiệu tượng trưng cho đối tượng khách hàng, sản phẩm, hình thức thực hiện và những giá trị doanh nghiệp mang lại. lời hứa thương hiệu cần phải ngắn gọn và dễ hiểu, chứng tỏ được thế mạnh của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh khác. Xác định lời hứa thương hiệu được xem như giai đoạn đầu tiên trong vòng đời sản phẩm, không phải vì đây là khâu dễ thực hiện nhất, nhưng vì đây là bước đầu tiên để đưa thương hiệu đến thành công. 2.3.2 Nhận biết thương hiệu Thương hiệu tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng. Vậy các doanh nghiệp cần phải làm gì để giúp khách hàng có được một ấn tượng tốt đẹp về thương hiệu cũng như giúp cho thương hiệu tìm được một chổ đứng trong lòng khách hàng. Thương hiệu có thể tìm cho mình một vị trí trong lòng người tiêu dùng qua một trong hai con đường sau: lý trí hoặc tình cảm. Não người có rất nhiều phần phân tích và nhận thức giúp xác định tính xác thực, ý nghĩa và sự liên quan của các ý tưởng, quan niệm hoặc thương hiệu. Thông thường về lý trí, các khách hàng thường quan tâm đến lợi ích về tính năng của sản phẩm như màu sắc, kiểu dáng, giá cả, chất lượng và dịch vụ, v.v... Đưa thương hiệu vào lòng người dựa vào tình cảm thường sẽ mang lại hai kết quả: hoặc khách hàng chấp nhận thương hiệu hoặc họ sẽ từ chối. Vì thế các thương hiệu khi đi theo con đường này cần phải chú tâm đến các yếu tố đại loại như sản phẩm có giúp người sử dụng cảm thấy mình hoàn hảo, thành công hoặc vui vẽ hay không; hoặc nó có giúp cải thiện hình ảnh của bản thân trong mắt những người xung quanh không?... Tuy nhiên, cả hai cách thức trên điều có cùng một mục đích: thiết lập nhận thức thương hiệu ở các khách hàng mục tiêu chính. Có rất nhiều phương tiện để phục vụ cho mục đích trên như các phương tiện truyền thông, tờ bướm quảng cáo, thư quảng cáo, bảng hiệu, cửa hàng, bán hàng trực tiếp .v.v.v… Tuy nhiên cũng có một vài cách khá hữu hiệu khi nhắm đến các khách hàng nhất định. Hình thức đo lường thứ nhất được biết đến là sự gợi nhớ thương hiệu. Chẳng hạn, khi có ai đó nhắc đến giày thể thao, lập tức một người nhớ đến NIKE. Sự gợi nhớ thương hiệu là một lợi thế cho thương hiệu. Hình thức đo lường thứ hai là nhận biết thương hiệu. Có được sự nhận biết thương hiệu cũng là một lợi thế khác cho thương hiệu, điều này chứng tỏ thương hiệu có tồn tại trong lòng người tiêu dùng và đã tạo dựng được một mối liên tưởng thiết yếu giữa tên tuổi và các sản phẩm, dịch vụ mang tên thương hiệu. Vậy ý nghĩa của sự nhận biết thương hiệu là gì? Nhận biết thương hiệu chứng tỏ rằng các khách hàng đã hiểu và thật sự ưa chuộng thương hiệu, rằng thương hiệu đã thu hút họ về mặt tình cảm lẫn lý trí và rằng khách hàng đã thực sự tin tưởng vào lời hứa thương hiệu – những điều hứa hẹn đến với họ qua quảng cáo, qua những lời truyền miệng và qua quan sát những người đã từng mua và sử dụng sản phẩm mang thương hiệu. Tuy nhiên, giai đoạn nhận biết thương hiệu không phải là mục tiêu cuối cùng. Nhiều doanh nghiệp đã thất bại tại giai đoạn này, họ chỉ tập trung chủ yếu vào lợi nhuận và bỏ quên việc khiến cho khách hàng chi tiền cho sản phẩm, mặc dù mục đích đặt ra tại đây là tạo sự nhận biết, đảm bảo sự cam kết mua hàng cũng như tạo quan hệ với khách hàng. 2.3.3 Giai đoạn thứ ba – trải nghiệm khi mua hàng Người tiêu dùng cũng muốn thương hiệu được chọn thể hiện sự am hiểu và sáng suốt trong lựa chọn của mình. Thương hiệu giữ vai trò tượng trưng cho chất lượng và sự bảo đảm, giúp đơn giản hóa các quyết định mua hàng rối rắm và là bằng chứng của giá trị. Nếu người tiêu dùng nhận biết được thương hiệu thì họ có thể nắm bắt được lời hứa và hiểu các lợi ích do thương hiệu này mang lại cho họ trong cuộc sống. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm khi mua hàng ví dụ như màu sắc và hình dạng sản phẩm, giá cả và cách giao tiếp và tư vấn các nhân viên phục vụ và các nhà quản lý. Khách hàng tiếp xúc với thương hiệu qua nhiều cách khác nhau, nhưng dù chọn mua hàng ở bất kỳ nơi nào như tại của hiệu, qua internet, qua các nhân viên bán hàng, một khi đã chọn thương hiệu mình ưa thích, người mua lúc nào cũng muốn sự trãi nghiệm của mình luôn luôn dễ chịu. Trong giai đọan trải nghiệm mua, các doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng, và khách hàng sẽ cân nhắc xem liệu lời hứa thương hiệu có xứng đáng với số tiền mà họ sắp phải chi ra hay không. Đây là ranh giới giửa khách hàng tiềm năng và khách hàng thật sự. Thương hiệu cần phải vượt qua các đối thủ khác trong việc thu hút các khách hàng tiềm năng trở thành những khách hàng thật sự, nếu không vòng đời thương hiệu sẽ sớm dừng kết thúc. 2.3.4 Giai đoạn thứ tư – trải nghiệm khi sử dụng Trong giai đoạn này, thương hiệu sẽ có thêm 2 cơ hội khác để thực hiện lời hứa của mình. Trước hết là giai đoạn sử dụng. khi mua hàng, người mua được các nhân viên bán hàng hướng dẫn tận tình về những khó khăn có thể gặp phải. Nhưng ngược lại, sau khi đã mang những sản phẩm về nhà, những rắc rối khác có thể nảy sinh khi sử dụng Ai cũng muốn có được những lợi ích về tính năng và cảm xúc khi mua bất kỳ mặt hàng nào. Các lợi ích về tính năng có thể là kiểu dáng, kích cỡ, màu sắc, cho đến độ bền, chất lượng và hiệu suất hoạt động của sản phẩm. Chẳng hạn, khi mua một chiếc xe hơi hạng sang đặc biệt, khách hàng nào cũng muốn sẽ có một sản phẩm bền bỉ và đầy đủ các tính năng cần thiết. Các lợi ích về tình cảm chính là tính an toàn, sự tự tin cùng những dấu hiệu về chất lượng và uy thế của thương hiệu được chọn so với các thương hiệu khác. Sản phẩm và dịch vụ phải luôn luôn đảm bảo rằng sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm khi sử dụng dễ chịu. Tuy nhiên, các rắc rối vẫn có thể nảy sinh, trong trường hợp như thế, liệu các khách hàng sẽ phải chờ trong vòng 30 giây hay phải mất đến 10 phút mới được sự tư vấn, hỗ trợ từ phía nhà sản xuất? Cơ hội kế tiếp để có thực hiện lời hứa thương hiệu chính là giai đoạn trải nghiệm dịch vụ trợ giúp. Giai đoạn này có ảnh hưởng không nhỏ đến mối liên hệ với khách hàng và liên quan trực tiếp đến việc khách hàng có tiếp tục sử dụng thương hiệu và nhận xét của họ với người thân. Thực hiện thành công dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng quan trọng không kém việc mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm khi mua dễ chịu và cần phải được nhìn nhận như một trong những hoạt động chính trong xây dựng thương hiệu. Sau khi đã xây dựng được nhận biết thương hiệu trong lòng khách hàng và mang đến cho họ những trãi nghiệm khi mua và sử dụng tích cực, các nhà quản lý cần phải làm gì để thương hiệu tiếp tục phát triển trong lòng người dùng 2.3.5 Giai đoạn thứ năm – trải nghiệm khi là thành viên Khi thương hiệu đã được nhận biết, được nhiều người tin dùng, và khách hàng muốn gắn liền thương hiệu với mình, khi đó thương hiệu đã phát triễn đến một giai đoạn mới: trải nghiệm khi là thành viên Lợi ích của việc trở thành một thành viên được các khách hàng đánh giá rất cao. Trong mắt họ, thương hiệu sẽ được xem như những tên tuổi độc nhất, chất lượng và được ưa chuộng. Khách hàng luôn thích được chia sẽ những kinh nghiệm với những người cùng sử dụng thương hiệu. Các thương hiệu cũng mong muốn đạt đến giai đoạn này vì nhờ đó họ có thể thu hút được một số lượng khách hàng trung thành, luôn sẵn sàng gạt những thương hiệu khác cho dù chúng có tiện lợi hơn chăng nữa để chọn thương hiệu mình tin dùng. Khi thương hiệu tạo ra những cơ hội cho khách hàng thể hiện tình cảm, hình thành những cung cách ứng xử chung, và làm cho khách hàng có cái nhìn chung về thế giới, khi ấy thương hiệu đã tạo ra được những trải nghiệm khi làm thành viên – một đặc quyền mà bất kỳ khách hàng nào cũng muốn có được Tuy nhiên, không có công thức chung nào giúp các thương hiệu đạt đến giai đoạn sau cùng này. Tuy nhiên, tất cả điều có chung một đặc điểm: tất cả đều là những tên tuổi hàng đầu trong 4 giai đoạn đầu. Họ xác định, chuyễn tải và thực hiện lời hứa thương hiệu một cách vững chắc và từ đó thu hút được những khách hàng mục tiêu. Một điều rõ ràng các nhà quản lý thương hiệu cần ghi nhớ là nếu không thành công trong việc định nghĩa thương hiệu, truyền thông và tạo cho khách hàng những trải nghiệm khi mua và khi sử dụng tốt thì họ sẽ không bao giờ có được giai đoạn trải nghiệm khi làm thành viên CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SADACO Ở THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 3.1 Phân tích thị trường gỗ ở Việt Nam 3.1.1 Nguồn cung gỗ Việt Nam Hiện nay với 13,3tr hecta rừng, độ che phủ 39% Việt Nam là nước có nguồn gỗ nguyên liệu phong phú. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân như khai thác bừa bãi, tăng cường xuất khẩu gỗ nguyên liệu đã dẫn đến tình trạng ngành công nghiệp gỗ của nước ta đang lâm vào tình trang thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng. Năm 2007 khai thác gỗ với mức tăng rất nhanh với 10.65% so với năm 2006 ( khối lượng 3461.8 nghìn m3). Trong đó vùng khai thác nhiều nhất là Trung du và miền núi phía Bắc với 1185.8 nghìn m3, chiếm 34.3% tổng khối lượng cả nước. Từ năm 2008 đến nay, gỗ nguyên liệu dần cạn kiệt và những chính sách hạn chế khai thác của nhà nước nên khối lượng khai thác tăng chậm dần chỉ từ 4.3% - 4.5%/năm.. Từ đầu năm 2009 đến nay, xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang Trung Quốc, Malaysia, Indonesia tăng rất mạnh, dưới dạng gỗ tròn và gỗ xẻ bán thành phẩm. Khu vực tập trung thu mua lớn nhất tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và một số tỉnh cao nguyên. Theo số liệu thống kê, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu gỗ các loại đã trên 1,5 tỉ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì thế, nguồn nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam từ dựa vào rừng tự nhiên nay đã chuyển sang nhập khẩu là chủ yếu (80% gỗ nguyên liệu cung cấp cho ngành xuất xứ từ nhập khẩu). Qua thống kê cho thấy hiện nay Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu nhiều nhất từ Malaysia với giá trị luôn ở mức cao: năm 2007 là 143,238 nghìn USD, năm 2008 là 161,965 nghìn USD tăng so với năm 2007. Nhưng từ năm 2008 đến nay giá trị nhập khẩu từ quốc gia này giảm nhẹ với 128,590 nghìn USD năm 2009 ( giảm 20,6% so với năm 2008), năm 2010 giá trị nhập khẩu tiếp tục giảm 11.2% so với năm 2009 ở mức giá trị 114,208 nghìn USD. Năm 2010 có sự thay đổi nguồn nhập khẩu gỗ từ Malaysia sang Lào dẫn đến việc giá trị nhập khẩu từ Lào năm 2010 tăng gần gấp đôi so với năm trước và vượt qua cả giá trị nhập khẩu từ Malaysia. Cụ thể là năm 2010 gỗ nguyên liệu nhập từ Lào đạt 162,713 nghìn USD bằng 142% so với giá trị từ Malaysia, tăng 69.6% so với cùng kỳ năm 2009. Cho đến ngày nay, nguồn gỗ nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là từ Malaysia (hơn 114 triệu USD), Lào (hơn 162 triệu USD), Campuchia (hơn 44 triệu USD), Indonesia (hơn 19 triệu USD. Xét về tổng kim ngạch, theo thống kê của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu năm 2010 là 1.08 tỷ USD tăng 26.6% so với năm 2009. Trước đó vào năm 2008 và 2009 tốc độ gia tăng chậm dần đến mức suy giảm xuống tới -15.45% so với năm trước đó. Nguyên nhân là do tình trang kiểm soát xuất nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các cơ quan chức năng, đòi hỏi chứng nhận xuất xư và các giấy tờ liên quan khác. Tuy nhiên hiện nay tốc độ tăng trưởng nhập khẩu gỗ tiếp tục tăng chứng minh răng thị trường đồ gỗ đang sôi động, sản xuất đang gia tăng và cũng nói lên nỗi lo về nguồn nguyên liệu gỗ nước ta đang ở mức báo động. 3.1.2 Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam Ngành chế biến gỗ và lâm sản là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng của ngành tăng nhanh đáng kể, trung bình khoảng 24%-25%/năm. Từ năm 2008 đến nay tốc độ tăng trưởng của ngành đạt trung bình 30%/ năm. Như vậy ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước có khoảng trên 3000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu m3/năm, trong đó có 120 công ty chuyên sản xuất hàng ngoại thất và 330 công ty sản xuất và trang trí nội thất. Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà nước, các công ty trách nhiệm hữu hạn, liên doanh và các doanh nghiệp nước ngoài như Singapore, Italia, Đài Loan, Malaysia, Na Uy, Trung Quốc, Thụy Điển… với tổng số vốn đăng ký lên đến 105 triệu USD. Các công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh T.P Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc…, một số công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc… Nhìn chung quy mô của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các xí nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp đã chú trọng đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất. Song song đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ đã bắt đầu trang bị máy móc phục vụ cho sản xuất nhưng khả năng tài chính hạn hẹp và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào trình độ tay nghề của người lao động nên quy mô sản xuất nhỏ, không đáp ứng được các hợp đồng xuất khẩu trị giá lớn. Tuy nhiên đồ gỗ mỹ nghệ Việt Nam cũng đang có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Cả nước có 342 làng gỗ mỹ nghệ, trong đó có rất nhiều làng nghề lớn như Văn Hà (Vĩnh Phúc), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Đông Giao (Hải Dương), Đồng Minh (Hải Phòng), La Xuyên (Nam Định) Kim Bồng (Quảng Nam)… Các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh hàng gỗ mỹ nghệ có xu thế tập trung về những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hay ngay tại các làng nghề. Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ của Việt Nam không chỉ có chất lượng mà còn vô cùng phong phú về mẫu mã phục vụ cho mọi nhu cầu của cuộc sống, từ đồ trang trí nội thất như bàn, ghế, tủ, đèn… đến các loại tượng, đồ trang sức, đồ dùng nhà bếp…, đã được đưa đến hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó phải kể đến các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, các nước Châu Âu đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 30 triệu USD. 3.1.3 Nhu cầu của người tiêu dùng nội địa Nhu cầu sử dụng các sản phẩm đồ gỗ cho cả mục đích nhà ở và thương mại tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Quá trình đô thị hóa nhanh, các dự án quy hoạch đô thị đang triển khai – sẽ kéo theo nhu cầu cao đối với các sản phẩm đồ gỗ tới năm 2020, dự đoán tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam sẽ tăng 45,2%/năm so với tốc độ 27% hiện nay. Trong giai đoạn 2010-2020, Việt Nam sẽ cần phát triển 364 triệu m2 nhà ở tại các thành phố, tương đương với gần 36 triệu m2/năm. Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng này sẽ kích thích mạnh mẽ tới thị trường nhà ở, do đó thị trường đồ gỗ ở Việt Nam sẽ thực sự bước vào giai đoạn phát triển ngoạn mục với nhu cầu sử dụng đồ gỗ như: Lĩnh vực nhà ở: Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình cải tạo hạ tầng đô thị cho giai đoạn tới năm 2020 với tổng vốn đầu tư 90 tỷ đôla Mỹ, với mục tiêu nâng cấp các thành phố, xây dựng lại các khu dân cư cũ và các trung tâm đô thị. Lĩnh vực thương mại: Trên 95% diện tích của các khu văn phòng cho thuê tại cả Hà Nội và Tp. HCM đã được sử dụng. Trong 5 năm tới, tại Tp. HCM sẽ có thêm 500.000m2 văn phòng mới được đưa vào sử dụng, tăng tổng diện tích văn phòng hiện nay lên 160%. Đồng thời, rất nhiều khu thương mại mới và khu công nghiệp đang có kế hoạch được xây dựng xung quanh Tp. HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngành khách sạn, nghỉ dưỡng: Sẽ có thêm nhiều khách sạn hạng sang được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế. Cơ quan quản lý ngành du lịch dự báo tới năm 2020 Hà Nội sẽ cần thêm 13.000 phòng tại các khách sạn từ 3-5 sao, và con số này tại Tp. HCM là 7.000 phòng. Việt Nam có đường bờ biển dài và tuyệt đẹp, do đó nhiều khu vực đang được quy hoạch để phát triển du lịch như Cần Giờ, tỉnh Quảng Nam, Nha Trang, tỉnh Bình Thuận, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đảo Phú Quốc, thành phố Đà Nẵng... Ngành vui chơi và giải trí:Việt Nam hiện là thị trường giải trí và truyền thông tăng trưởng nhanh nhất thế giới, và doanh số dự báo cho năm 2013 sẽ vượt 2,3 tỷ đôla Mỹ. Hiện có 4.215 quán bar, 1.189 sàn nhảy và 73 rạp chiếu phim ở Tp. HCM và Hà Nội. Với sức chi tiêu ngày càng tăng, dân số trẻ chiếm tỉ lệ lớn và sự hỗ trợ của chính phủ, nhiều khu vui chơi - giải trí tổng hợp sẽ được xây dựng trong tương lai không xa. Hạ tầng:Vụ Kết cấu Hạ tầng và Đô thị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo từ nay tới năm 2020 Việt Nam sẽ cần đầu tư trên 60 tỷ đôla Mỹ vào các dự án xây dựng đường xá, sân bay, cảng biển và các mạng lưới giao thông công cộng khác. 3.1.4 Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp gỗ trên thị trường Theo Hội Mỹ nghệ và chế biến đồ gỗ TP HCM, kết quả một số cuộc khảo sát thị trường cho thấy, có khoảng 20% doanh số tiêu thụ đồ gỗ trong nước thuộc về doanh nghiệp Việt Nam, 80% còn lại với giá trị hàng trăm triệu USD mỗi năm thuộc về các sản phẩm đến từ Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Thái Lan... Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ việc các doanh nghiệp Việt Nam tập trung toàn lực khai thác thị trường xuất khẩu với những đơn hàng lớn, sản xuất và chế biến theo mẫu mã định sẵn trên chất liệu gỗ đặc. Sản phẩm nội địa của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt chủ yếu là hàng tồn kho và được bán đi với mục tiêu thu hồi vốn. Vì vậy, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt tại thị trường nội địa rất kém so với doanh nghiệp nước ngoài. Sau khủng hoảng kinh tế năm 2007 các doanh nghiệp Việt Nam đã quay lại thị trường nội địa để tìm kiếm sự chắc chắn vượt qua khó khăn. Cũng chính từ việc tìm kiếm thị trường nội địa đã xác định được tiềm năng rất lớn cho mặt hàng đồ gỗ. Vì thế, đã bắt đầu có sự chú trọng đầu tư từ các doanh nghiệp Việt. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp Việt tạo được uy tín lớn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng và phát triển thương hiệu SADACO tại thị trường nội địa.doc
Tài liệu liên quan