MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU. 3
PHẦN I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT. 5
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM. 5
1. Việc làm – thất nhiệp. 5
2. Tạo việc làm. 6
3. Kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế. 7
3.1. Khái niệm. 7
3.2. Những thuận lợi và thách thức khi hội nhập KTQT 8
4. Xuất khẩu lao động. 9
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG – GIẢI PHAP TẠO VIỆC LÀM VÀ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KT. 11
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA XKLĐ – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT. 13
1. XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập KTQT. 13
2. XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập KTQT là hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội. 14
3. XKLĐ là sự kết hợp hài hòa giữa sự quản lý vĩ mô của nhà và sự tự chịu trách nhiệm của tổ chức XKLĐ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 14
4. XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động diễn ra trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. 15
5. Phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động. 16
6. XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động là một hoạt động đầy biến động. 17
IV. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG - GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG. 17
V. SỰ CẦN THIẾT CỦA XKLĐ – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KT. 18
1. Tính quy luật của phân công và hiệp tác lao động quốc tế. 18
2. Nguyên nhân của XKLĐ trên thế giới. 19
3. Điều kiện tiến hành xuất khẩu lao động. 19
4. Thực trạng lực lượng lao động Việt Nam. 20
4.1. Quy mô LLLĐ tăng với tốc độ cao. 20
4.2. Chất lượng LLLĐ Việt Nam ngày càng được nâng cao. 21
5. Tầm quan trọng của XKLĐ Việt Nam – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhậpKTQT. 22
VII. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XKLĐ VIỆT NAM – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT. 23
VIII. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN XKLĐ – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT . 24
1. Về mặt tổ chức quản lý. 24
2. Chính sách đối với XKLĐ. 25
PHẦN II: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC XKLĐ VN - GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG. 26
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THỂ CHẾ, MÔI TRƯỜNG XKLĐ Ở VIỆT NAM. 26
1. Chủ trương chính sách về xuất khẩu lao động. 26
2.Cơ chế quản lý XKLĐ ở Việt Nam. 27
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TIẾN HÀNH XKLĐ VIỆT NAM – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT. 29
1. Những thuận lợi. 29
2. Những khó khăn và thách thức. 30
III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XKLĐ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2005. 30
1. Tình hình lao động có việc làm 2000 – 2005. 30
2.Tình hình XKLĐ của Việt Nam theo cơ cấu tuổi, giới tính và ngành nghề. 32
3. Số lượng lao động đi xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 33
2000 – 2005. 33
3. Thị trường lao động xuất khẩu. 35
4. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân. 37
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC XKLĐ – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT. 38
I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC. 38
1. Dự báo về đặc điểm và xu hướng phát triển xuất khẩu lao động trong thời gian tới. 38
2. Quan điểm nâng cao hiệu quả của công tác XKLĐ Việt Nam - giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập KTQT. 38
3. Định hướng chính và chủ yếu trong thời gian tới. 39
4. Mục tiêu. 39
II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XKLĐ – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT. 40
1. Một số giải pháp pháp lý nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động. 40
2. Giải pháp tổ chức thực hiện XKLĐ của Việt Nam – giải pháp tạo việc làm trong tiến trình hội nhập KTQT. 40
KẾT LUẬN 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 43
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xuất khẩu lao động – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rách nhiệm về hiệu quả kinh tế trong hoạt động XKLĐ của mình. Nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô, đưa ra các chính sách, kế hoạch cũng như định hướng thị trường cho các tổ chức XKLĐ.
Như vậy các hiệp định, các thỏa thuận song phương chỉ mang tính chất nguyên tắc thể hiện vai trò và trách nhiệm quản lý ở tầm vĩ mô của nhà nước kết hợp hài hòa vói các doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về hoạt động xuất khẩu lao động của mình.
XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động diễn ra trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã tạo ra một môi trường cạnh tranh lớn giữa các nước với nhau. Đặc biệt trên thị trường lao động quốc tế, sự cạnh tranh về hàng hóa sức lao động diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là về chất lượng lao động – đây là nhân tố chính để phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Ngày nay nhu cầu về lao động của mỗi quốc gia ngày càng tăng.
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia là do hai nguyên nhân chính sau:
Một là XKLĐ là hoạt động mang lại lợi ích kinh tế khá lớn cho các nước đang khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động trong khi tốc độ tăng dân số, nguồn nhân lực ngày một tăng. Đây chính là động lực thúc đẩy các nước XKLĐ có gắng vươn ra chiếm lĩnh thị trường lao động nước ngoài.
Thứ hai, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì các cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng diễn ra nhiều hơn, điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận lao động của các nước có nhu cầu về lao động.
Do vậy nhà nước và các tổ chức hoạt động XKLĐ cần tính đến những ảnh hưởng này để có chính sách kế hoạch dài hạn trong việc đào tạo nguồn nhân lực và quản lý hoạt động XKLĐ sao cho đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao tính cạnh tranh của sức lao động trên thị trường lao động quốc tế.
Phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động.
Trong hoạt động XKLĐ có sự tham gia và gắn bó chặt chẽ giữa ba bên: nhà nước, tổ chức xuất khẩu và người lao động đi XKLĐ trên cơ sở đảm bảo lợi ích của các bên.
Lợi ích của nhà nước trong hoạt động XKLĐ là khoản ngoại tệ do người lao động chuyển về và các khoản thuế có liên quan.
Lợi ích của các tổ chức hoạt động xuất khẩu là các khoản thu được chủ yếu là các loại phí giải quyết việc làm ở nước ngoài.
Lợi ích của người lao động đi XKLĐ là khoản thu nhập từ công việc của mình, thường là cao hơn nhiều so với làm việc trong nước.
Vì những lợi ích kinh tế từ hoạt động XKLĐ nên các tổ chức xuất khẩu rất dễ vi phạm các quy định của nhà nước về XKLĐ làm cho việc đi xuất khẩu lao động giảm bớt phần hấp dẫn đối vời người lao động.
Đồng thời cũng vì thu nhập cao khi đi xuất khẩu lao động rất dễ dẫn đến tình trạng người lao động vi phạm hợp đồng đã kí kết, gây khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp của người lao động ở nước bạn.
Do vậy nhà nước phải có các chính sách, chế độ và biện pháp quản lý hoạt động XKLĐ sao cho mang lại hiệu quả cac nhất, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi tham gia hoạt động XKLĐ, đặc biệt là lợi ích của người lao động.
XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động là một hoạt động đầy biến động.
Hoạt động XKLĐ của các nước xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào các nước có nhu cầu về lao động, do vậy cần phải phân tích toàn diện các dự án đang và sẽ thực hiện ở nước ngoài, nghiên cứu thị trường lao động ngoài nước để có kế hoạch đào tạo lao động cho phù hợp và linh hoạt.
Chỉ có chuẩn bị tốt đội ngũ lao động có trình độ, tay nghề cao mới có điều kiện thuận lợi chiếm lĩnh được thị trường lao động ngoài nước. Ngoài ra cần có tầm nhìn xa trông rộng,phân tích, đánh giá và dự đoán đúng tình hình mới không bị động trước sự biến động không ngừng của thị trường lao động ngoài nước. Đồng thời phải biết đón đầu trong hoạt động XKLĐ để đạt được hiệu quả cao nhất.
IV. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG - GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.
XKLĐ của Việt Nam có hai hình thức chủ yếu đó là XKLĐ tại chỗ và hình thức XKLĐ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Trong đề án này chỉ đề cập đến hình thức XKLĐ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc.
Hoạt động XKLĐ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc được chia thành các hình thức chủ yếu sau:
Các nhân lao động tự tìm việc làm ở nước ngoài: hình thức này ra đời sớm nhất và phổ biến đối với các nước có chung đường biên giới.
Lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Lao động đi làm việc theo công trình thầu khoán, liên doanh, liên kết, hợp tác trực tiếp, đầu tư ra nước ngoài.
Lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các Hiệp định, thỏa thuận, cam kết của Chính phủ.
Lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các hợp đồng thực tập nâng cao tay nghề.
Việc phân chia hoạt động XKLĐ nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý XKLĐ được dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao nhất.
V. SỰ CẦN THIẾT CỦA XKLĐ – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KT.
1. Tính quy luật của phân công và hiệp tác lao động quốc tế.
C.Mac đã nhận định: khi lực lượng sản xuất phát triển tất yếu dẫn đến sự phân công và hiệp tác lao động quốc tế ngày càng được tăng cường và hoàn thiện.
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất của nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển với tốc độ chưa từng có, đạt đến trình độ cao hơn, vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Sản xuất lớn chỉ đạt được hiệu quả cao khi mở rộng phân công và hiệp tác lao động. Không chỉ trong phạm vi một nước mà vượt ra biên giới quốc gia.
Sự phát triển mất cân đối về kinh tế giữa các quốc gia, cùng với sự phân bố dân cư và tài nguyên không đồng đều giữa các quốc gia dẫn đến một số quốc gia thiếu nguồn lực để phát triển sản xuất. Để khắc phục tình trạng trên thị trường quốc tế về các yếu tố của sản xuất ngày càng phát triển trong đó có thị trường sức lao động – điều này cũng tương đương với việc XKLĐ từ quốc gia này sang quốc gia khác – một hình thức của phân công và hiệp tác lao động quốc tế.
Một trong ba xu thế lớn trong sự vận động của nền kinh tế thế giới đó là xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới, trong điều kiện này quan hệ cung – cầu về lao động đã vượt ra ngoài biên giới một quốc gia trong đó bên cung sẽ là xuất khẩu còn bên cầu sẽ là nhập khẩu.
Nguyên nhân của XKLĐ trên thế giới.
Do tác động của các cách mạng khoa học trên thế giới, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nền sản xuất của các nước được mở rộng, một số nước không đáp úng được hết nhu cầu lao động trong nước dẫn đến phải nhập khẩu lao động của các nước dư thừa lao động trong nước.
Hai là, tài nguyên thiên nhiên ngày càng được khai thác với khối lượng lớn để bắt nhịp cùng với sự phát triển của nền kinh tế đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Việc triển khai các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi một nguồn nhân lực rất lớn bao gồm cả lao động phổ thông và lao động có trình độ chuyên môn cao, chuyên gia, kỹ sư,… mà bản thân các nước không có khả năng đáp ứng được hết nhu cầu lao động đó. Từ thực tế trên xuất hiện một loạt hoạt động XKLĐ giữa các nước.
Ba là, do xụ chênh lệch về thu nhập và mức sống của người dân giữa các nước ngày càng trở thành động lực thúc đẩy người lao động ở những nước có mức sống và thu nhập thấp sang các nước có mức sống và thu nhập cao làm việc.
Bốn là, sự gia tăng dân số, nguồn lao động không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới là một trong những nguyên nhân thúc đẩy hoạt động XKLĐ phát triển.
Năm là tác động của xu thế kinh tế lớn của nền kinh tế thế giới – toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới cùng tiến trình hội nhập nền KTQT thúc đẩy sự phát triển của phân công và hiệp tác lao động quốc tế trong đó XKLĐ là hoạt động chủ yếu.
Sáu là nguồn thu ngoại tệ, tăng thu ngân sách, nâng cao tay nghề lao động, giải quyết tình trạng thất nghiệp đang tăng nhanh là động lực thúc đẩy các nước phát triển hoạt động XKLĐ.
Điều kiện tiến hành xuất khẩu lao động.
XKLĐ không chỉ là hoạt động kinh tế của một quốc gia mà có rất nhiều bên liên quan. Những bên tham gia hoạt động XKLĐ có quan hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích giữa các bên. Để đạt được điều đó và để hoạt động XKLĐ đạt được hiệu quả cao cần có những điều kiện nhất định.
Thứ nhất, người lao động phải được tự do sở hữu năng lực lao động của mình và không có tư liệu sản xuất hoặc không có đủ tư liệu sản xuất để sức lao động được trở thành hàng hóa.
Thứ hai, phải phá vỡ được những rào cản của quan hệ xã hội không còn phù hợp như: quan hệ phong kiến, những hủ tục lạc hậu, ….
Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường cùng với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì người lao động cũng bị quốc tế hóa. Sự di chuyển về vốn định hướng và quyết định sự di chuyển về sức lao động.
Thứ tư, sự phát triển không ngừng của các loại hình giao thông và các phương tiện giao thông hiện đại đã tạo điều kiện cho sự di chuyển quốc tế sức lao động nói chung và sự phát triển của hoạt động XKLĐ.
Thực trạng lực lượng lao động Việt Nam.
Quy mô và chất lượng của LLLĐ là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XKLĐ, với quy mô lao động lớn và chất lượng lao động ngày càng được nâng cao đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thực hiện hoạt động XKLĐ.
4.1. Quy mô LLLĐ tăng với tốc độ cao.
Là một nước có tỷ lệ tăng tự nhiên dân số khá cao, lực lượng lao động nước ta tiếp tục tăng với tốc độ cao. Năm 2005 LLLĐ là 44.385 nghìn người, tăng 1,143 nghìn người, với tốc độ tăng 2,64% so với năm 2004.
LLLĐ thành thị với tốc tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của LLLĐ ở nông thôn: khu vự thành thị năm 2005 là 11.071,11 nghìn người, chiếm 24,9% , trong khi đó khu vực nông thôn có33.313,9 nghìn người, chiếm 74,1% tổng LLLĐ cả nước.
Theo số liệu về cơ cấu theo tuổi của cung lao động qua các cuộc điều tra ( được biểu diễn ở biểu đồ hình - 1) cho thấy LLLĐ của các nhóm tuổi nhìn chung đều tăng qua các năm, đặc biệt là nhóm tuổi 25 – 54: năm 1979 là 14121 nghìn người, đến năm 1999 là 27778 nghìn người, tức là tăng 96,7%.
BIỂU ĐỒ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC THEO CƠ CẤU NHÓM TUỔI.
Hình – 1. ( Đơn vị : nghìn người ) – nguồn: Niên gián thống kê 2000
Trước sự gia tăng nhanh chóng của lực lượng lao động đặt nhà nước trước những khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và ổn định xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
4.2. Chất lượng LLLĐ Việt Nam ngày càng được nâng cao.
Chất lượng của LLLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và hoạt động XKLĐ nói riêng. Chất lượng lao động được hình thành thông qua nhiều tiêu chí trong đó có hai tiêu chí thường được sử dụng: trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật lao động. Hai tiêu thức này được hình thành trực tiếp thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.
Trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao. Điều này thể hiện ở số lao động có trình độ văn hóa thấp giảm dần, và lao động có trình độ văn hóa cao ngày một tăng đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn đáng kể, điều này đã tạo ra những điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động XKLĐ.
Biểu 1: Cơ cấu trình độ văn hóa phổ thông của LLLĐ ( Đơn vị: % )
Chỉ tiêu
2004
2005
Tăng / giảm
Tổng số
100
100
1. Mù chữ.
4,44
4,04
- 0,40
2. Chưa tốt nghiệp tiểu học
13,87
13,09
- 0,78
3. Tốt nghiệp tiểu học
29,73
29,09
- 0,64
4. Tốt nghiệp PTCS
32,36
32,58
+ 0,22
5. Tốt nghiệp PTTH
19,60
21,21
+ 1,61
Nguồn: Niên gián thống kê 2004,2005
Biểu 2: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật ngày 1/7/2002.
Đơn vị: %
Khu vực
Không có CMKT
Có CMKT
Sơ cấp – trung cấp
CNKT không bằng
CNKT có bằng
THCN
CĐ/ ĐH trở lên.
Cả nước
80,38
19,62
3,33
3,85
4,42
3,85
4,16
Trong đó: nữ
84,33
15,67
2,58
2,49
2,52
4,22
3,86
ĐB sông Hồng
75,21
24,67
4,1
5,4
3,86
4,91
6,51
Đông bắc
84,76
15,24
2,42
1,63
2,70
5,2
3,28
Tây bắc
90,18
9,82
1,23
0,89
1,63
3,83
2,25
Bắc trung bộ
81,11
18,89
6,24
3,36
2,25
4,17
2,87
Duyên hải Nam trung bộ
81,18
18,82
1,74
6,39
2,72
3,46
4,52
Tây nguyên
86,26
13,74
1,26
3,19
1,82
4,28
3,19
Đông nam bộ
68,19
31,81
4,14
3,90
14,42
3,33
6,04
Đồng bằng sông Cửu long
88,60
11,40
2,27
3,29
1,79
2,24
1,96
Nguồn: Niên gián thống kê 2002
Tầm quan trọng của XKLĐ Việt Nam – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhậpKTQT.
Trước tiên, ta thấy hoạt động XKLĐ cho phép nước ta phát huy lợi thế so sánh về nhân công và khai thác tối đa yếu tố ngoại lực trong tiến trình hội nhập KTQT. Nhân công là một lợi thế của Việt Nam – nước có nguồn nhân lực dồi dào mà không phải nước nào cũng có. XKLĐ vừa giúp giải quyết việc làm cho lao động trong nước đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và các nguồn lực khác để phát triển nền sản xuất trong nước, tăng nguồn thu ngoại tệ, nâng cao trình độ cho người lao động.
Thứ hai, XKLĐ góp phần giảm thất nghiệp đồng thời làm tăng thu nhập cho người lao động, dần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Nghèo đói luôn luôn là kẻ thù của bất kể quốc gia nào, mà nguyên nhân của sự nghèo đói là nguồn nhân lực bị hạn chế và nghèo nàn; trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật thấp, thất nghiệp cao; người dân không có đủ điều kiện tiếp cận với pháp luật; dân số tăng nhanh,…Trong đó thì tình trạng nguồn nhân lực nghèo nàn hay thiếu việc làm có thể giải quyết được bằng cách XKLĐ. Người lao động sẽ có thu nhập cao hơn, đời sống được cải thiện.
Thứ ba, XKLĐ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện ở rất nhiều tiêu thức trong đó quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất là trình độ của người lao động. XKLĐ thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của cầu lao động ngoài nước, đồng thời sau thời gian đi làm việc ở nước ngoài về tay nghề người lao động cũng được nâng lên đáng kể do được tiếp cận với nền sản xuất lớn hiện đại của các nước phát triển.
Thứ tư, XKLĐ không chỉ đem lại thu nhập cao cho người lao động mà còn tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tăng tích lũy và đầu tư. Bên cạnh đó XKLĐ còn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động xã hội theo yêu cầu của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập KTQT, tăng cường mở rộng giao lưu quốc tế và hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
VII. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XKLĐ VIỆT NAM – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XKLĐ song có thể phân ra thành các nhân tố trong nước và các nhân tố quốc tế.
Các nhân tố trong nước gồm có: thứ nhất nhân tố thuộc về thị trường lao động trong nước như tổng cung, tổng cầu, giá cả sức lao động, chất lượng lao động,… Thứ hai là các nhân tố thuộc về vai trò của nhà nước gồm chính sách XKLĐ, hệ thống pháp luật về xuất khẩu lao động, tổ chức quản lý của nhà nước đóng vai trò quyết định hiệu quả của hoạt động XKLĐ.
Các nhân tố quốc tế có thị trường lao động quốc tế: là nơi diễn ra quan hệ mua bán sức lao động trên quốc tế, tình hình nền kinh tế thế giới có tác động đến thị trường sức lao động quốc tế; các chính sách kinh tế xã hội và chính sách nhập cư của mỗi quốc gia cũng tác động đến số lượng và cơ cấu lao động nhập cư, đồng thời sự cạnh tranh và giá cả sức lao động quốc tế cũng có ảnh hưởng phần nào đến thị phần và giá cả sức lao động xuất khẩu của các quốc gia tham gia XKLĐ,… Bên cạnh đó uy tín của nước XKLĐ trên trường quốc tế và có quan hệ ngoại giao thân thiết với các nước tiếp nhận lao động cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động XKLĐ.
VIII. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN XKLĐ – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT .
Về mặt tổ chức quản lý.
Tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi đồng thời phải quản lý có hiệu quả hoạt động XKLĐ bằng các chính sách pháp luật.
Việc ban hành các đạo luật về XKLĐ nhằm xây dựng một hành lang pháp lý điều chỉnh và quản lý hoạt động XKLĐ, vì vậy cần xây dựng hành lang pháp lý phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XKLĐ được diễn ra thuận lợi nhất. Trong đó quy định rõ những điều kiện đưa lao động ra nước ngoài làm việc, phạm vi, nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức tư nhân đưa lao động đi làm việc, đồng thời quy định chức năng của các cơ quan nhà nước quản lý hoạt động XKLĐ.
Đối với nước nhập lao động, Chính phủ đàm phán kí kết các Hiệp định song phương, Nghị định hoặc thảo thuận về lao động nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thực hiện chiến lược XKLĐ.
Vươn ra thị trường lao động ngoài nước đi đôi với bảo vệ quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Phải có chiến lược đưa hàng hóa sức lao động của nước mình vươn ra thị trường lao động ngoài nước, xây dựng chiến lược tiếp thị và giao cho các cơ quan chuyên trách của chính phủ đảm nhận.
Đồng thời cũng có những quy định rõ ràng về các điều kiện làm việc và sinh hoạt của lao động đi làm việc ở nước ngoài: loại ngành nghề, mức lương tối thiểu, thời hạn làm việc, điều kiện làm việc, …và các quyền lợi khác hợp pháp của người lao động.
Ngày càng không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy và tập cho người lao động tác phong làm việc công nghiệp. Có các chính sách hỗ trợ gia đình và bản thân người lao động để họ có điều kiện đi làm việc ở nước ngoài.
Chính sách đối với XKLĐ.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất để XKLĐ được phát triển và mở rộng như nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các chiến dịch tiếp thị, khai thác thị trường nước ngoài. Nghiên cứu thị trường lao động ngoài nước và cung cấp các thông tin một cách kịp thời, chính xác sâu rộng đến lực lượng lao động thông qua các cơ quan quản lý lao động địa phương từ cấp xã phường trở đi.
Có các chính sách hỗ trợ người lao động đi XKLĐ về mặt tài chính như các chương trình tín dụng cho vay với lãi xuất thấp, hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho lao động đi làm việc ở nước ngoài,..
Phải có chính sách thông thoáng, tránh những thủ tục rườm ra để thu hút đầu tư và ngoại tệ : khuyến khích chuyển ngoại tệ về nước thông qua các kênh chính phủ. Có các kế hoạch sử dụng người lao động sau khi hết hợp đồng lao động về nước.
PHẦN II: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC XKLĐ VN - GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THỂ CHẾ, MÔI TRƯỜNG XKLĐ Ở VIỆT NAM.
1. Chủ trương chính sách về xuất khẩu lao động.
Sau khi đất nước kết thúc chiến tranh, cả nước cùng hăng hái đi lên đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 29/11/1980, Chính phủ ra Nghị quyết số 362/ CP về việc đưa một bộ phận lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc có thời hạn và bồi dưỡng nâng cao tay nghề làm việc nhằm “giải quyết việc làm cho một bộ phận thanh niên ta, thông qua hợp tác lao động nhờ các nước anh em đào tạo một đội ngũ lao động có tay nghề vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nước ta sau này”( 5, tr 32). Từ năm 1984, Chính phủ Việt Nam chủ trương mở rộng sự hợp tác ra một số nước phi XHCN,
Sau hơn 20 năm xây dựng đất nước, trải qua không ít khó khăn, ngày nay kinh tế xã hội nước ta ngày một khởi sắc. Và các chính sách về phát triển XKLĐ ngày càng được sửa đổi cho phù hợp hơn.
Ngày 09/11/1991, Hội đồng Bộ trưởng ra nghị định 370/ HĐBT ban hành quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với mục tiêu: “ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước; góp phần tăng cường hợp tác kinh tế - văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với những nước sử dụng lao động theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, tôn trọng luật pháp và truyền thống dân tộc của nhau” ( 5, tr 33)
Ngày 20/9/1999, Chính phủ đã ban hành nghị định số 152/1999/NĐ – CP quy định việc đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Ngày 02 tháng 4 năm 2002, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 11 tiếp tục thông qua việc sửa đổi, bổ sung 56 nội dung của Luật Lao động 1994 nhằm mục đích thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường lao động trong nước và tạo hành lang pháp lý cho đẩy mạnh XKLĐ. Ngày 17/7/2003, Chính phủ ban hành nghị định số 81/2003/ NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về XKLĐ. Ngày 11 tháng 11 năm 2005, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 14/ 2005/ NĐ – CP, “Về việc quản lý người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài”.
2.Cơ chế quản lý XKLĐ ở Việt Nam.
Từ năm 1990 trở về trước cơ chế quản lý hoạt động XKLĐ của Việt Nam còn mang năng tính bao cấp, cồng kềnh, kém hiệu quả, chưa tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh của các tổ chức hoạt động XKLĐ. Chủ yếu vẫn là Nhà nước vừa đề ra các chiến lược, đưa ra các chính sách cũng như pháp lệnh quản lý đồng thời cũng là người thực hiện tổ chức hoạt động XKLĐ.
Sau khi Việt Nam thực hiện các chính sách mở cửa ( từ năm 1991 trở đi), nhà nước đã có những biện pháp cải tiến phương thức quản lý hoạt động XKLĐ, tách bạch giữa quản lý và tổ chức thực hiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Cơ quan quản lý nhà nước về XKLĐ
Bộ LĐTBXH là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về XKLĐ, thực hiện các chức năng: xây dựng chiến lược kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm về xuất khẩu lao động, tư vấn cho chính về việc đề ra các chính sách phát triển hoạt động XKLĐ, đàm phán ký kết các Hiệp định Chính phủ về XKLĐ, tổ chức thanh tra kiểm tra công tác thực hiện XKLĐ của các cấp địa phương, quản lý hoạt động của các tổ chức XKLĐ .
Các bộ, ngành trung ương.
Các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động XKLĐ như: bộ Ngoại giao, bộ Tài chính, bộ Công an, bộ Thương mại,…Các bộ ngành này có nhiệm vụ cùng phối hợp với bộ Lao động thực hiện chiến lược XKLĐ, tạo các điều kiện thuận lợi nhất để hoạt động lao động được phát triển như: bộ Ngoại giao cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền về thông tin thị trường lao động và tình hình lao động Việt Nam cho nước sở tại; bộ Tài chính quy định về hỗ trợ về mặt tài chính liên quan đến lĩnh vực XKLĐ, về mức phí dịch vụ XKLĐ; ….
Các tổ chức trực tiếp hoạt động XKLĐ.
Doanh nghiệp XKLĐ là chủ thể quan trọng nhất trực tiếp thực hiện XKLĐ. Các doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết do nhà nước quy định để tiến hành hoạt động XKLĐ. Hoạt động của các doanh nghiệp nhằm mục đích thu lợi nhuận, được chủ động nghiên cứu thị trường, kí kết các hợp đồng cung ứng lao động, trực tiếp tuyển chọn, đào tạo và đưa lao động đi làm việc. Các doanh nghiệp được phép thu phí để hoạt động song không được trái với các quy định của nhà nước.
Từ tháng 8/2003 đến nay, thực hiện Nghị định 81/2003/ NĐ – CP , ngoài các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần mà nhà nước giữ cố phần chi phối, các doanh nghiệp thuộc các tổ chức Chính trị - xã hội, các doanh nghiệp tư nhân cũng được cấp giấy phép XKLĐ với các điều kiện nhất định.
Các tổ chức và cá nhân người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước: nhà nước ta khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân người Việt Nam ở trong và ngoài nước tham gia tìm kiếm, khai thác và đào tạo việc làm ở ngoài nước cho người lao động phù hợp với luật lao pháp quốc tế, luật pháp nước sở tại và luật pháp Việt Nam( 5, tr 37).
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TIẾN HÀNH XKLĐ VIỆT NAM – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT.
Những thuận lợi.
Bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ lần thứ VI Đảng ta đã có chủ trương hội nhập kinh tế thế giới – tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, hội nhập KTQT tạo điều kiện cho chúng ta phát huy được lợi thế so sánh của đất nước để phát triển nền kinh tế nước mình.
Việt Nam là một nước không chỉ giàu tài nguyên thiên nhiên mà với tốc độ tăng dân số cao, nước ta có một nguồn nhân lực dồi dào, với tốc độ tăng mỗi năm thêm bình quân khoảng 1.02 triệu người. Đây chính là lợi thế của Việt Nam cho phát triển kinh tế mà không phải nước nào cũng có. Tham gia vào nền kinh tế thế giới giúp lao động Việt Nam có điều kiện hội nhập với thế giới. Cán bộ chuyên môn kỹ thuật có cơ hội tiếp cận với những khoa học tiến tiến hiện đại, nguời lao động đi làm việc ở nước ngoài ( những nước có nền sản xuất hiện đại) được tiếp cận với những thiết bị sản xuất tiên tiến là điều kiện thuận lợi để nâng cao tay nghề, tiếp nhận tác phong làm việc công nghiệp,…
Thêm vào đó, nước ta là nước khá ổn định về chính trị, đây là điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và cải thiện tình hình đầu tư trong nước. Đây là điều kiện để nước ta phát huy triệt để các nguồn lực vật chất cũng như nguồn nhân lực để phát triển nền kinh tế đất nước được thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây.
Trong xu thế chung của thế giới là khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế tạo ra những lợi ích to lớn cho các nước trong phát triển kinh tế xã hội như có điều kiện tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, với tác phong làm việc công nghiệp đồng thời khi đó tất yếu sẽ dẫn đến phân công và hiệp tác lao động quốc tế trong đó XKLĐ cũng có được những điều kiện thuận lợi để phát triển.
Những khó khăn và thách thức.
Bên cạnh những thuận lợi trên, trong tiến trình hội nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sdfffffb.doc