Doanh nghiệp FDI nhập khẩu tốc độ tăng cao hơn doanh nghiệp trong nước, số ngoại tệ nhập khẩu của FDI là do chính họ bỏ ra để thanh toán chứ không phải nhà nước. Cái mà ta cần xem xét là ngoại tệ bỏ ra để nhập khẩu từ nguồn ngân sách nhà nước do các doanh nghiệp quốc doanh quản lý và thực hiện có lớn và lãng phí, kém hiệu quả hơn, còn ngoài ra các doanh nghiệp khác tự lo có ngoại tệ để nhập khẩu, tất nhiên nhà nước cũng phải xem xét quản lý khi cần thiết .
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2000 đến nay và những vấn đề đang đặt ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vực này đã chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 1,892 tỷ USD nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức 3,9% so với năm 1999, chưa đạt được kế hoạch năm (1,95 tỷ USD ). Tình hình trên đây là do trong các hợp đồng của khách hàng xuất hiện nhiều chủng loại mới và khó may nên ta chưa chuẩn bị được đủ hàng để giao nhận mặc dù EU đã tăng thêm hạn ngạch cho Việt Nam. Do giá gia công quá thấp, nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển dần hình thức tự doanh nên bước đầu còn đang gặp những khó khăn nhất định trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, hàng dệt may Việt Nam đã gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của một loạt các nước trong khu vực như Trung Quốc,Thái Lan…
Xuất khẩu giầy dép các loại của Việc Nam năm 2000 dường như dậm chân tại chỗ chỉ tăng có 0,7% so với năm 1999. Kim ngạch xuất khẩu cả năm chỉ đạt 1,402 tỷ USD mặc dù kế hoạch đặt ra là 1,65tỷ USD. Nguyên nhân là do có một số lượng lớn hàng giầy dép đang bị tồn kho trên thế giới, do đó các bạn hàng ra sức ép giá đối với ta đồng thời giảm số lượng hợp đồng kí kết dẫn đến công nhân không đủ việc làm. Khó khăn lớn nhất của ngành giầy da là thiếu nguyên liệu, phụ kiện, mọi thứ từ da, đến phụ liệu trang trí và kiểu dáng đều phải nhập từ bên ngoài.
Hàng rau quả tuy chỉ mới đạt kim ngạch xuất khẩu là 216 triệu USD nhưng là ngành hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm qua (tới 95,5%). Các bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của hàng rau quả là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU.
Ngoài ra xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp khác như điều nhân, trà, cao su của Việt Nam cũng tăng hơn so với năm 1999. Tuy nhiên xuất khẩu hai sản phẩm nông nghiệp là cà phê và gạo lại bị giảm sút nghiêm trọng.
Hàng thủ công mỹ nghệ cũng có bước tăng trưởng khá, đạt 39,7% với kim ngạch xuất khẩu là 289 triệu USD.
Xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính cũng có bước tăng trưởng khá, tăng 35% so với năm 1999 và đạt ở 780 triệu USD, thị trường chủ yếu của các mặt hàng này là Philippin, Thái Lan, Nhật Bản…
Nhìn chung cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2000 được đánh giá là phong phú đa dạng hơn.Tuy nhiên đây chỉ là những bước đi ban đầu thử nghiệm, thăm dò thị trường, còn làm ăn lâu dài là phải có mặt hàng xuất khẩu quy mô lớn, ổn định, sản phẩm đồng nhất với chất lượng cao .
*Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đạt 15,1 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2000 thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra, chủ yếu do tình hình kinh tế thương mại thế giới diễn biến không thuận lợi. Có 9 mặt hàng chủ lực là lạc nhân, cà phê, chè, gạo, hạt điều, hạt tiêu, dầu thô, thủ công mỹ nghệ và điện tử bị giảm kim ngạch, chủ yếu do giá giảm quá mạnh trên thị trường thế giới, đặc biệt là giá dầu thô. Tuy nhiên đa số các mặt hàng nông sản chủ lực đều được tổ chức tiêu thụ tốt, mức tăng về lượng rất khá, cao su tăng gần 14%, cà phê trên 25%, hạt điều 20%, hạt tiêu 5%…đã làm thị phần của ta trên thị trường thế giới được cải thiện. Kim ngạch của nhóm hàng khác ngoài 17 nhóm chủ lực đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay là 28,2% làm tỷ trọng của nhóm này trong tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 26%. Điều này thể hiện tác dụng của việc mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu của mọi thương nhân, khai thác triệt để tiềm năng của các thành phần kinh tế trong việc tạo ra các mặt hàng xuất khẩu mới.
* Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt 16,706 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2001, trong đó một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá là dệt may (+39,3%), giầy dép (+19,7%), hàng TCMN (+40,7%), sản phẩm gỗ (+30%), cao su (+61,4%), hạt điều(+38%). Khác với đồ thị giảm dần của năm 2001, tốc độ tăng trưởng luỹ kế trong năm 2002 có diễn biến tăng dần (sau 3 tháng –12%, 6 tháng –4,9%, 9 tháng +3,2%, 12 tháng +11,2%). Xuất khẩu các sản phẩm phi dầu thô tăng 12,9%, cao hơn mức tăng 8,7% của năm 2001. Cơ cấu xuất khẩu có sự chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng của nhóm hàng chế biến chủ lực (dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính, hàng TCMN, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, thực phẩm chế biến, cơ khí điện, đồ chơi ) đạt 39% ( năm2001 là 36,3%), trong đó mặt hàng có tốc độ tăng khá là dệt may, giầy dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa và hàng TCMN. Riêng phần đóng góp của 2 nhóm hàng dệt may và giầy dép đối với tăng trưởng chung là 7,2% (dệt may 5,2%, giầy dép 2%). Về xuất khẩu nông sản mặc dù giá vẫn thấp nhưng có tới 5 mặt hàng có lượng tăng là lạc nhân, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè. Điều này cho thấy thị trường tiêu thụ vẫn được bảo đảm, thị phần của ta đối với một số mặt hàng tiếp tục tăng. Hai mặt hàng gạo và cà phê lượng xuất khẩu giảm nhưng nguyên nhân chính là do chuyển dịch cơ cấu kết hợp với tác động của hạn hán chứ không phải do thiếu thị trường .
* 10 tháng đầu năm 2003, trong số các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thì hàng dệt may và dầu thô đã xuất khẩu được 3,1 tỷ USD mỗi loạI, còn nếu tính thêm hai mặt hàng thuỷ sản và giầy dép thì kim ngạch của 4 mặt hàng trên chiếm đến 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta .
Tuy nhiên, về mặt hàng xuất khẩu cũng còn một số điểm bất cập: Mặc dù tỷ trọng kim ngạch hàng thô hay mới sơ chế đã giảm nhưng vẫn còn cao, tỷ trọng kim ngạch hàng chế biến hay tinh chế đã tăng lên, nhưng vẫn còn thấp. Trong các loại hàng chế biến thì tỷ trọng hàng gia công còn lớn, kim ngạch xuất khẩu khá cao nhưng phần thực thu ngoại tệ lại thấp. Tỷ trọng hàng gia công trong nhóm hàng dệt may lên tới 90-95%, nguyên liệu giầy dép có tới 60% phải nhập khẩu. Hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, khâu thương hiệu còn hạn chế nên phải bán qua trung gian.
Thành phần kinh tế
Đơn vị triệu USD
Thành phần kinh tế
2000
2001
2002
10t đn 2003
Các DN 100% vốn trong nước
7.641
8.352
8.937
8.284
Các DN có vốn ĐTNN
6.809
6.748
7.769
8.266
(Nguồn: Ngoại thương 21-31 /1/2002 trang 9, 10; Thời báo kinh tế Sài Gòn 30/10/2003 trang 8; Tính toán dựa trên số liệu trong thương mại số 7/2003- trang 2)
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng trên 50%, đạt 7641 triệu USD tăng 8% so với năm 1999; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả dầu thô) đạt khoảng 6809 triệu USD tăng 47,4%.
Sở dĩ tốc độ tăng của khu vực kinh tế trong nước chưa cao vì những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản, rau quả, lâm, hải sản, thủ công mĩ nghệ, có giá trị thấp. Hơn nữa năm 2000 lại là năm đặc biệt khó khăn với gạo và cà phê (gạo: phẩm chất chưa cao, giá cả khong ổn định; Cà phê: giá xuống thấp liên tục qua các tháng).
Đối với khu vực đầu tư nước ngoài, sở dĩ xuất khẩu có mức tăng nhanh là nhờ vào mặt hàng dầu thô. Năm 2000 khối lượng dầu thô ước tính đạt khoảng 15,5 triệu USD. Tuy lượng dầu xuất khẩu chỉ tăng 4,2% nhưng do giá dầu tăng cao nên trị giá xuất khẩu tăng tới hơn 71,2% .Tuy nhiên một số nhóm hàng như: Dệt may, giầy dép vốn là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao những năm trước đây thì năm 2000 bị giảm sút mạnh. Cụ thể năm 1999 kim ngạch hàng dệt may tăng 20,5%, giầy dép tăng 34,9% thì năm 2000 chỉ số tương ứng đã giảm xuống chỉ còn tăng 3,9% và 0,7% .
Năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 15100 triệu USD, bằng 90,1% kế hoạch, tăng 4,5% so với năm 2000. Bao gồm, xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 8352 triệu USD, bằng 89,2% kế hoạch năm, tăng 9,3%; của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6748 triệu USD bằng 91,2% kế hoạch, giảm 0,9%.
Năm 2002 các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 8937 triệu USD, tăng 7% so với năm 2001; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7769 triệu USD, tăng 15,1%.
10 tháng đầu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 8284 triệu USD tăng 14,6%, kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8266 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái
Như vậy nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của cả khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước và khu vực đầu tư nước ngoài từ năm 200 tới nay đều tăng lên, trong đó tốc độ tăng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh hơn là tốc độ tăng của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước.
1.2. Nhập khẩu
* Kim ngạch nhập khẩu
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2000 đạt 15,2 tỷ USD tăng khoảng 30,8% so với năm 1999 (vượt 15,2% kế hoạch năm ). Cân đối giữa xuất và nhập thì nhập siêu năm 2000 vào khoảng 750 triệu USD. Tuy gấp 11 lần mức nhập siêu năm 1999 nhưng so với năm 1998 chỉ bằng 42% và so với năm 1997 chỉ bằng 37,2%. Nhập siêu tăng do một trong những nguyên nhân là sự tăng giá của các mặt hàng nhập khẩu và giảm giá đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác của nước ta. Hơn nữa cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu phục vụ sản xuất như phân bón, xăng dầu, máy móc …
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2001 đạt 16 tỷ USD, bằng 89,9% kế hoạch năm, tăng 5,3% so với năm 2000.
Kim ngạch nhập khẩu năm 2002 đạt 19,3 tỷ USD, tăng 20,6% so vói năm 2000, vượt 1,4% so với kế hoạch năm, nhập siêu là 2,594 tỷ USD. Như vậy nhập siêu năm 2002 đã tăng lên gấp 3 lần so với năm 2000 và năm 2001 .
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 10 tháng đầu năm 2003 là 20,316 tỷ USD, gần bằng kế hoạch cả năm và tăng 29,9% so với cùng kỳ năm 2002.
Như vậy kim ngạch nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng với tốc độ cao. Hai yếu tố giá cả và khối lượng hàng nhập khẩu đều góp phần làm kim ngạch chung tăng lên, nó được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau.
Đơn vị tỷ USD & %
2000
2001
2002
10 tháng đầu năm 2003
Xuất khẩu
14,45
15,1
16,706
16,55
Nhập khẩu
15,2
16
19,3
20,316
Nhập siêu
0.75
0,9
2,594
3,766
Tốc độ tăng trưởng NK
30,8
5,3
20,6
29,9
* Mặt hàng chủ yếu
Đơn vị triệu USD
Mặt hàng chủ yếu
Năm 2000
Năm2001
Năm2002
10 tháng đầu năm 2003
1, ô tô NC
134
197
250
218
2, Ôtô dạng linh kiện
97
225
335
432
3, Thép TP
577
627
880
960
4, Phôi thép
234
309
450
427
5, Phân bón
508
409
453
434
Phân ure
261
212
208
223
6, Xăng dầu
2058
1871
2022
1984
7, Xe gắn máy (linh kiện LR)
787
576
360
211
8,Giấy cácloại
142
153
193
185
9, Chất dẻo Nliệu
480
489
617
627
10, Sợi các loại
231
248
312
248
11, Bông
101
133
94
83
12, Hoá chất Nliệu
307
343
404
421
13, Máy móc, thiết bị khác
2571
2706
3700
4475
14, Tân dược
308
287
312
294
15, Linh kiện điện tử
748
668
650
756
16, Nguyên phụ liệu dệt may
1422
1606
1781
1619
Hànghoá khác
4934
5153
6487
(Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn 30/10/2003-trang 8; Ngoại thương
21-31/1/2002-trang 10, 21-31/1/2003-trang 3)
Có 16 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam trong đó hàng tiêu dùng có xu hướng giảm, các sản phẩm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, dầu thô, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Hàng nhập khẩu chủ yếu phục vụ sản xuất như: hoá chất ,nguyên vật liệu, ling kiện điện tử. Trong điều kiện một nước đang phát triển, chưa ổn định và cần tăng cường mạnh đầu tư nước ngoài, trong nước, đôi khi sự gia tăng về nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nước lại là hết sức cần thiết .
Năm 2000 tốc độ tăng nhập khẩu cao, phải kể đến yếu tố tăng giá trên thị trường thế giới ở một số mặt hàng như: sắt thép, sợi dệt, chất dẻo, xăng dầu .
Năm 2001 kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu tăng cao so với năm 2000: ôtô dạng linh kiện tăng 131,5%, ôtô nguyên chiếc tăng 47%, phôi thép tăng 32%, bông tăng 31,7%…Các mặt hàng thiết yếu đối với nền kinh tế như xăng dầu, sắt thép, hoá chất , bông, sợi …có mức tăng khá về lượng. Một số mặt hàng chủ yếu giảm về giá trị: xe gắn máy (dạng ling kiện lắp ráp) giảm 26,8%, phân bón các loại giảm 19,4%, ling kiện điện tử giảm 10,7%, xăng dầu giảm 9,1%, tân dược giảm 6,8%…
Năm 2002 các mặt hàng chủ yếu, quan trọng đối với sản xuất trong nước được nhập khẩu với khối lượng khá và đều tăng mạnh nhất là thép, giấy, máy móc, bộ linh kiện ô tô, hoá chất và sợi. Bộ linh kiện ô tô tăng 48,9%, máy móc thiết bị và phụ tùng tăng 36,7%, sợi tăng 25,8%, giấy tăng 26,1%, thép thành phẩm tăng 40,3%, chất dẻo nguyên liệu tăng 26,2%, phân bón tăng 10,8%, xăng dầu tăng 8,1% so với năm 2001, kể cả những mặt hàng không nằm trong diện được chính phủ khuyến khích nhập khẩu cũng tăng như tân dược, vải…Các mặt hàng giảm là xe gắn máy (37,5%), bông (giảm 29,32%), ling kiện điện tử giảm 2,8% so với năm 2001 .
10 tháng đầu năm 2003 hầu hết các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đều tăng lên với tốc độ tăng trưởng nhanh về kim ngạch, chỉ có 2 mặt hàng giảm là sợi các loại và bông với tốc độ giảm tương ưng là 4,2% và 3,5%.
Nhập siêu tăng mạnh qua các năm một phần là do giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới tăng cao, một phần hàng hoá nhập khẩu trong thời gian qua là máy móc thiết bị để đảm bảo tiến độ cho những dự án sủ dụng vốn ODA được triển khai, nếu không kịp thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nhập siêu thì mức thâm hụt thương mại sẽ không ngừng ở mức hiện tại. Dù có nhập thiết bị máy móc dụng cụ phụ tùng, nhưng vấn đề là đầu tư sẽ đưa lại hiệu quả ra sao trong giai đoạn tới. Hơn nữa đây còn là vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, khi mà tính gia công của sản xuất, xuất khẩu và tính đại lý trong thương mại không giảm, mà ở một số địa phương còn gia tăng …nhất là sau khi cắt giảm thế suất thế xuất khẩu, hàng nhập khẩu sẽ gia tăng. Vậy để kiềm chế nhập khẩu cần có những biện pháp sau:
Loại giải pháp liên quan đến xuất khẩu, theo đó xuất khẩu ngoài việc tận dụng các lợi thế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh (sức cạnh tranh không chỉ nằm ở giá thành, chất lượng mà còn phụ thuộc vào khả năng tiếp thị và tiến độ cung cấp), cần hết sức tận dụng thời cơ được giảm thuế để xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Mỹ. Xây dựng thị trường nội địa thế nào để tạo dựng nguồn nguyên vật liệu trong nước cho hàng hoá xuất khẩu, tăng tỉ lệ thưc thu thuộc về trong nước trong kim ngạch xuất khẩu .
* Thị trường
Nhìn chung từ năm 2000 tới nay thị trường nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng dần cả về chiều rộng lẫn chất lượng hàng nhập khẩu. Có 5 thị trường lớn đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore .
Năm 2000 chưa xuất hiện thị trường mới, trong số thị trường cũ thì thị trường Châu Á vẫn là khu vực có nhiều bạn hàng lớn của nước ta như Nhật Bản (kim ngạch nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD ), Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Malaixia, Hàn Quốc, Inđonexia, …kim ngạch 2 chiều với nhiều nước gia tăng nhanh chóng như: Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Itali, Urraina…
Năm 2001 đã xuất hiện thêm nhiều thị trường nhập khẩu mới là Achentina, Bồ Đào Nha, Mianma, Cata, Ailen. Trong khi các thị trường khác vẫn tiếp tục duy trì và có tốc độ nhập khẩu tăng dần .
Hiệp định thương mại Việt –Mỹ có hiệu lực 10/12/2001, từ đó quan hệ thương mại giữa 2 nước phát triển mạnh mẽ: xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng đáng kể thì nhập khẩu từ Mỹ cũng nhiều hơn và như vậy Việt Nam sẽ hạn chế được việc nhập khẩu các công nghệ lạc hậu qua các nguồn trung gian .
Đối với Trung Quốc giao dịch ngoại thương gia tăng mạnh từ năm 1991, sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ ngoại giao, trao đổi hợp tác và phát triển. Xu hướng gia tăng này nhìn chung là vững chắc. Điều này thấy vai trò và tiềm năng to lớn của Trung Quốc trong chiến lược mở cửa của Việt Nam. Tuy nhiên giao dịch với Trung Quốc đã bộc lộ những nhân tố đáng lưu ý: nhiều doanh nghiệp Trung Quốc coi thị trường Việt Nam là nơi tiêu thụ hàng hoá chậm luân chuyển của họ nên đã khuyến khích việc buôn bán tiểu ngạch qua biên giới, gây rối loạn thị trường nhập khẩu và gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2000 số hàng chậm luân chuyển của Trung Quốc lên tới 350 triệu USD. Các thị trường nhập khẩu hàng cao cấp như Nhật, Ý, Mỹ …đến những thị trường nhập khẩu hàng bình dân như của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, …với giá tương đối thấp đã làm cho các ngành sản xuất trong nước lâm cào tình trạng trì trệ vì không tiêu thụ được sản phẩm .
* Thành phần kinh tế
So với năm 1999, Năm 2000 về kim ngạch nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng 31,7%, đầu tư nước ngoài tăng khoảng 28,4% .
Năm 2001 nhập khẩu của các doang nghiệp 100% vốn trong nước đạt 11,241tỷ USD, bằng 88,5% kế hoạch, giảm 0,4% so với năm 2000; nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,759 tỷ, bằng 93,3% kế hoạch và tăng 9,4% so với năm 2000.
Năm 2002 các doanh nghiệp trong nước đạt 12,696 tỷ USD tăng 12,96% so với năm 2001; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6,604 tỷ USD tăng 38,7% .
6 tháng đầu năm 2003 nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước đạt 7,983tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm ngoái; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,215 tỷ USD tăng gần 43%.
Doanh nghiệp FDI nhập khẩu tốc độ tăng cao hơn doanh nghiệp trong nước, số ngoại tệ nhập khẩu của FDI là do chính họ bỏ ra để thanh toán chứ không phải nhà nước. Cái mà ta cần xem xét là ngoại tệ bỏ ra để nhập khẩu từ nguồn ngân sách nhà nước do các doanh nghiệp quốc doanh quản lý và thực hiện có lớn và lãng phí, kém hiệu quả hơn, còn ngoài ra các doanh nghiệp khác tự lo có ngoại tệ để nhập khẩu, tất nhiên nhà nước cũng phải xem xét quản lý khi cần thiết .
Như vậy từ năm 2000 tới nay về giá trị tuyệt đối kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước cao hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng về tốc độ tăng trưởng thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh hơn các doanh nghiệp trong nước. Điều đó chứng tỏ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài diễn ra mạnh mẽ, tốc độ cao hơn các doanh nghiệp trong nước, không khí đầu tư sôi động hơn khu vực trong nước.
1. 3 Đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2000 tới nay
*Thành công của xuất nhập khẩu .
Qui mô xuất khẩu đạt ở mức cao, nhờ qui mô khá nên tốc độ tăng cũng đạt khá cao so với năm trước. Xuất khẩu tăng ở cả hai khu vực, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những sản xuất tăng trưởng cao hơn mà còn tận dụng được cơ hội tốt hơn khi nước ta thực hiện cam kết mở cửa hội nhập với Mỹ, với khu vực cũng như khi Việt Nam gia nhập WTO .
Xuất khẩu tăng ở hầu hết các mặt hàng chủ lực, kim ngạch một số mặt hàng tăng không chỉ do lượng xuất khẩu tăng mà còn do giá xuất khẩu tăng. Lượng xuất khẩu tăng như gạo,hạt điều, than đá ,dầu thô…Giá xuất khẩu tăng như cà phê, dầu thô, cao su.
Xuất khẩu tăng ở hầu hết các thị trường , Mỹ trở thành nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam nhờ tốc độ tăng cao. Tiếp đến là các nước khu vực EU, ASEAN, Nhât Bản, Australia… Thị trường châu phi cũng tăng khá và trở thành một trong những thị trường đầy hứa hẹn, nhất là đối với những mặt hàng như lương thực, hàng nông sản…
Các doanh nghiêp tăng cường đầu tư, tiếp nhận công nghệ mới, hơp lý hoá tổ chức sản xuất kinh doanh cải tiến mẫu mã, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng, giá cả cạnh tranh, năng động tiếp cận thị trường…nên có bạn hàng mới, vươn tới thị trường xa, thoả mãn nhu cầu lớn, hợp đồng dài hạn và cả đơn hàng nhỏ lẻ, đột xuất. Qua mỗi năm số lượt đơn vị được thưởng xuất khẩu đều tăng và sau mỗi kỳ đó không ít doanh nghiệp được đối tác gia hạn hợp đồng, thêm cam kết mới.
Sự vượt trội của xuất khẩu càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện xẩy ra cuộc chiến tranh Irăc – một thị trường quan trọng về gạo, chè, các sản phẩm từ sữa…trong điều kiện dịch Sars đã xẩy ra ở nước ta và ở một số nước trong vùng; trong điều kiện kinh tế thế giới chưa hồi phục nhanh như dự báo của các chuyên gia quốc tế.
Nhập khẩu, tỷ trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tăng lên, nhập khẩu mặt hàng phục vụ tiêu dùng giảm xuống.
* Tồn tại .
Tuy đạt được sự vuợt trội, nhưng trên lĩnh vực xuất khẩu vẫn chưa thể chủ quan thoả mãn, xuất khẩu đang đối mặt với những thách thức và nhập siêu đã gia tăng mạnh cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỉ lệ. Phát triển xuất khẩu chưa thật vững chắc. Gạo, ca phê, hạt tiêu đã đạt tới đỉnh cao, ít có khả năng đột phá, còn các ngành hàng khác vẫn còn tự phát, chưa tập trung cao, nhưng không thể có lượng hàng thật lớn và đồng đều chất lượng sẵn sàng cho xuất khẩu. Khả năng cạnh tranh của một số loại hàng và của không ít doanh nghiệp hạn chế, bị động ứng phó khi các thị trường nhập hàng đặt ra các rào cản. Cơ sở vật chất kỹ thuật quảng bá xuất khẩu chưa được cải thiện nhiều. Tranh chấp thương mại vẫn phức tạp. Các dịch vụ giao nhận, vận tải quốc tế, bưu chính viễn thông, bảo hiểm … chưa hấp dẫn về thể thức, chất lượng, giá cả. Thiếu thông tin qua xử lý, dự báo. Thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà, tốn chi phí ảnh hưởng tới sức cạnh tranh.
Số đông doanh nghiệp nhỏ dễ len lỏi vào thị trường, song năng lực tài chính và việc tiếp cận khoản tín dụng ưu đãi, các dự án đầu tư, phát triển … không dễ dàng .
Về nhập khẩu thì nhập siêu ngày càng gia tăng, sẽ làm thâm hụt cán cân vãng lai, đe doạ tới cán cân tổng thể, tăng vay nợ nước ngoài …,dù có nhập thiết bị máy móc dụng cụ phụ tùng, nhưng vấn đề là đầu tư sẽ đưa lại hiệu quả ra sao trong giai đoạn tới. Hơn nữa, đây còn là vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, khi mà tính gia công của sản xuất, xuất khẩu và tính đại lý trong thương mại không giảm, mà ở một số địa phương còn gia tăng . Nhất là sau khi cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu .
2. Những yếu tố ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu của Viêt Nam .
2.1 Yếu tố quốc tế .
* Lịch trình cắt giảm thuế quan để thực hiện AFTA của Việt Nam .
-Thuận lợi.
Việc tham gia AFTA sẽ giúp hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN được hưởng thuế suất ưu đãi CEPT thấp của các nước ASEAN, hạ giá thành các sản phẩm xuất khẩu tăng cường khả năng cạnh tranh về giá cả của các hàng hoá này, tạo điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu.
Các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi thế từ việc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư từ các nước ASEAN với mức thuế nhập khẩu thấp, góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Tham gia AFTA, Việt Nam sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài không chỉ từ các nước ASEAN mà còn từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đặc biệt với sự phối hợp với các chương trình hợp tác khác trong ASEAN, các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn và công nghệ sản xuất mới tiên tiến, góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới .
Việt Nam tham gia AFTA là bước tập dượt để chuẩn bị cho việc hội nhập sâu, rộng hơn vào thị trường quốc tế, đó là gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO .
- Khó khăn:
Khả năng cạnh tranh của hàng hoá còn yếu (về giá cả, chất lượng, mẫu mã), do quy mô sản xuất còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, năng xuất lao động thấp, công tác quản lý kém hiệu quả …
Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam là các mặt hàng nông sản, nguyên liệu thô và hàng công nghiệp nhẹ chiếm tỷ trọng lớn. Đây cũng là những mặt hàng có ưu thế của các nước ASEAN, vì vậy nếu Việt Nam không có biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm của mình thì sẽ không đủ sức để cạnh tranh với các hàng hoá của các nước ASEAN tại các thị trường EU, Bắc Mỹ và Đông Bắc Á.
Khả năng tự lập của các doanh nghiệp còn yếu do vẫn còn bị ảnh hưởng của sự bao cấp. Nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh ổn định, lâu dài vì vậy việc đầu tư vốn cho sản xuất kinh doanh cũng như tìm kiếm thị trường cho đầu ra của sản phẩm còn hạn chế.
* Hiệp định thương mại Việt – Mỹ.
-Những cơ hội :
Hiệp định thương mại có hiệu lực vào ngày 10-12-2001, Việt Nam đã được hưởng ưu đãi thương mại, có điều kiện thuận lợi hơn trong việc mở rộng thị trường.
Như chúng ta đã biết Mỹ là một thị trường hấp dẫn đối với nhiều quốc gia, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà xuất khẩu. Trước thời điểm Hiệp định thương mại Việt-Mỹ chưa được ký kết, doanh nghiệp Việt Nam và hàng hoá của Việt Nam xâm nhập vào thị trường Mỹ rất khó khăn, phải cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp của các nước khác cùng có mặt tại thị trường Mỹ, đặc biệt là hàng hoá của Việt Nam phải chịu mức thuế rất cao .
Khi hiệp định được thực thi, các trở ngại trên bị dỡ bỏ, các doanh nghiệp Việt Nam được bình đẳng với các doanh nghiệp khác khi tiếp cận thị trường Mỹ bởi lẽ Việt Nam có được đối xử tối huệ quốc từ phía Mỹ trong đó quan trọng là hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ được cắt giảm đáng kể. Theo số liệu của Bộ Thương Mại, tổng mức thuế đành vào hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ (42 mặt hàng ) khi được hưởng MFN sẽ giảm từ 35% xuống còn 4,9%, cũng theo thông tin của Bộ Thương Mại, kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ tăng 30-35%/năm vào đầu năm 2005, và đạt khoảng 2,8-3 tỷ USD .
Tăng cường thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ cao từ Mỹ và các nước tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm .
Hiệp định thương mại Việt –Mỹ sẽ làm cho các nhà đầu tư Mỹ yên tâm rằng ở Việt Nam có hệ thống pháp luật, chính sách về thương mại và đầu tư đúng luật chơi, đảm bảo và bảo vệ tốt lợi ích đối với các nhà kinh doanh trong và ngoài nước.
Tạo tiền đề cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và gia nhập WTO. Việc Việt Nam tham gia vào AFTA, APEC và đặc biệt là hiệp định thương mại Việt Mỹ có những điểm khá tương đồng về mục tiêu, nguyên tắc và lộ trình. Đó là sự thúc đẩy tự do hoá thương mại và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34178.doc