Mục lục
Trang
Lời nói đầu . 3
Chương I: Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ và chính sách thương mại của Hoa Kỳ . 5
I. Một số nét về thị trường Hoa Kỳ. . 5
1. Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ . 5
2. Một số đặc điểm kinh doanh và thói quen tiêu dùng của người Mỹ . 7
3. Tiềm năng nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ . 10
II. Chính sách quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ. . 11
1. Chính sách về thuế quan . 11
2. Chính sách phi thuế quan . 15
Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ . 21
I. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trước khi Việt Nam gia nhập WTO . .21
1. Tổng quan thương mại của Hoa Kỳ những năm 1990. 21
2. Tổng quan thương mại của Việt Nam từ 1991 đên trước khi Việt Nam gia nhập WTO . 24
II. Việt Nam gia nhập WTO. . 47
1. Giới thiệu chung về WTO 47
2. Tiến trình đàm phán . 55
3. Một số nội dung cơ bản khi Việt Nam gia nhập WTO . .56
III. Thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước sau khi Việt Nam gia nhập WTO .
1. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. .
2. Nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ. .
Chương III: Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ . 72
I. Triển vọng của Việt Nam. . 72
1. Dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. . 72
2. Cơ sở dự đoán về cơ hội của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ . 73
II. Các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ. . 74
1. Nhóm giải pháp có tính vĩ mô . 75
2. Nhóm giải pháp có tính vi mô .80
3. Nhóm giải pháp đối với một số mặt hàng xuất khẩu cụ thể .85
Kết luận . 91
Tài liệu tham khảo . 91
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2587 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu sau:
- Thị trường Hoa Kỳ còn quá xa lạ đối với doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam chưa có được thông tin đầy đủ do quan hệ chính trị giữa
hai nước. Đõy là nguyờn nhõn khách quan.
- Về mặt chủ quan, hàng hóa của Việt Nam còn “manh mỳn”, giá thành cao,
chất lượng thấp, mẫu mã đơn điệu nờn chưa thu hút được sức mua của người dân Mỹ.
- Công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, do đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh không chỉ của hàng hóa mà còn của bản thõn doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
Tóm lại, trong thời gian này, mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước là rất tốt đẹp song kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai bên. Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đã tạo thêm điều kiện cho cả hai quốc gia mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại, tăng nhanh kim ngạch trao đổi không chỉ với nhau mà còn với các nước trong khu vực. Đó thực sự là một bước tiến để các doanh nghiệp của Việt Nam và Hoa
Kỳ thâm nhập vào thị trường của nhau.
2.2 Giai đoạn từ 2001 – 2006
Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng mạnh từ 1.053 triệu USD năm 2001 lên 5.276 triệu USD năm 2004. Việt Nam hiện nhập khẩu hơn 1 tỷ USD mỗi năm từ thị trường Mỹ.
Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là hàng dệt may, thủy hải sản, dầu khí, giày dép và đồ gỗ gia dụng và nhập khẩu từ Mỹ các thiết bị y tế, máy bay, máy công cụ.
Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng tới 5 lần kể từ sau khi có BTA, song con số này cũng chỉ mới chiếm khoảng 0,4% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ. Với kim ngạch nhập khẩu 1.764 tỷ USD năm 2004, Mỹ đang là thị trường lớn cho các loại hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam.
Cùng với những thuận lợi khách quan, trong những năm qua các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã không ngừng đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, nhờ đó khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế đã được cải thiện, cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng phong phú hơn.
Trong bối cảnh chung của quan hệ giữa hai nước đang từng bước được cải thiện, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận và hiểu biết hơn về thị trường Mỹ.
Tất cả những nhân tố đó đang tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất Việt Nam tiếp cận và mở rộng xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, năng lực cung cấp hàng hoá và khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vẫn còn hạn chế.
Một trong những điểm yếu dễ nhận thấy của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Mỹ là quy mô sản xuất nhỏ, nên không đủ khả năng đáp ứng những đơn hàng lớn.
Ngoài ra, các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Mỹ cũng đang tạo ra những rào cản cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là hai vụ kiện "bán phá giá" cá da trơn và tôm đông lạnh.
Theo ước tính của Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, năm 2005 Việt Nam có thể xuất khẩu sang Mỹ từ 5,7 đến 6 tỷ USD. Dệt may vẫn là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, với khoảng 2,74 tỷ USD/năm.
Sản phẩm dệt may của Việt Nam đang ngày càng thu hút được sự chú ý của các nhà nhập khẩu Mỹ nhờ chất lượng tốt và bảo đảm được thời hạn giao hàng.
Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) nhận định Việt Nam là một trong những nước hàng đầu ở châu Á có khả năng cạnh tranh được với Trung Quốc trong lĩnh vực dệt may.
Hiệp hội nhập khẩu dệt may Mỹ cũng cho biết Việt Nam là sự lựa chọn thứ hai của họ sau Trung Quốc khi tìm kiếm nguồn cung cấp hàng từ châu Á. Tuy nhiên trong năm 2005 hàng dệt may Việt Nam đang phải chịu sức ép rất lớn về hạn ngạch, trong khi các đối thủ cạnh tranh khác, đặc biệt là Trung Quốc, đã được phép xuất khẩu không hạn chế vào thị trường Mỹ.
Thuỷ hải sản vẫn chiếm vị trí thứ hai trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Mỹ, cho dù sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu đã giảm hơn 40% trong năm 2004 và tiếp tục giảm trong những tháng đầu năm 2005 do tác động của vụ kiện bán phá giá.
Cho dù gặp nhiều khó khăn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ trong ba tháng đầu năm 2005 vẫn đạt 1,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 1,5 tỷ USD, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ năm 2000, đặc biệt từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết và thực thi, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng lên với tốc độ rất cao và Mỹ trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu hàng hóa của Việt Nam.
Năm 2000 đạt 733 triệu USD và Mỹ vượt lên đứng thứ 6;
Năm 2001 đạt 1.065 triệu USD và Mỹ vượt lên đứng thứ 3;
Năm 2002 đạt 2.453 triệu USD và Mỹ vượt lên đứng thứ 3;
Năm 2003 đạt 4.554 triệu USD và Mỹ vượt lên đứng thứ 1;
Năm 2004 đạt 5.275 triệu USD và Mỹ tiếp tục đứng thứ 1;
Xuất khẩu năm 2004 đã gấp 55,6 lần năm 1994, bình quân 1 năm tăng 49,4% - vượt xa so với các chỉ số tương ứng 6,5 lần và 20,7% của tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và các chỉ số tương ứng của bất cứ bạn hàng nào của Việt Nam. Các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đạt kim ngạch lớn là dệt may, thủy sản, giày dép, sản phẩm gỗ, dầu thô, hạt điều, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, hạt tiêu...
Đạt được tốc độ tăng cao như trên trong điều kiện Mỹ liên tiếp dựng lên những rào cản như kiện bán phá giá cá basa, tôm, hạn ngạch dệt may, tiền đặt cọc... là một kết quả đáng khích lệ, đồng thời cũng cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu khổng lồ lên đến trên 1 nghìn ba trăm tỉ USD là rất hấp dẫn với bất cứ nước nào. Hơn nữa tại Mỹ có 1,12 triệu Việt kiều sinh sống và có 5.000 doanh nghiệp Việt kiều hoạt động sẽ là cầu nối để Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ.
Nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ nếu năm 1994 mới đạt 44,3 triệu USD thì những năm sau đó gia tăng nhanh: năm 1995 đạt 130 triệu USD, năm 2000 đạt 363 triệu USD, năm 2001 đạt 411 triệu USD, năm 2002 đạt 458 triệu USD, năm 2003 đạt 1.144 triệu USD, năm 2004 đạt 1.163 triệu USD và Mỹ đứng thứ 7 trong các nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập khẩu lớn.
Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn là bông xơ, linh kiện điện tử, phân bón, nguyên phụ liệu giày dép, chất dẻo, gỗ, hóa chất, tân dược, ô tô và từ vài năm nay là máy bay dân dụng hiện đại.
Do xuất khẩu sang Mỹ lớn và tăng cao hơn nhập khẩu từ Mỹ, nên Việt Nam luôn giữ vị thế xuất siêu. Năm 1994 là 50 triệu USD, năm 2000 là 370 triệu USD, năm 2001 là 654 triệu USD, năm 2002 là 1.195 triệu USD, năm 2003 là 3.410 triệu USD, năm 2004 là 4.112 triệu USD. Đây là mức lớn nhất và đã bù đắp được phần lớn mức nhập siêu từ các thị trường khác, nhất là thị trường châu Á.
II. Việt Nam gia nhập WTO
Gới thiệu chung về WTO
Thông tin chung:
Trụ sở: Giơnevơ (Thuỵ Sĩ)
Ngày thành lập: 01-01-1995
Được thành lập: từ sau Vũng Đỏm phỏn Uruquay (1986-1994)
Số thành viên: 151 thành viên chính thức và 30 quan sát viên
(tính đến tháng 8-2007)
Ngân sách: 175 triệu francs Thuỵ Sĩ (năm 2006)
Tổng giám đốc : Pascal Lamy
1.1BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
1.1.1. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) - tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, nhằm khôi phục sự phát triển kinh tế và thương mại, hơn 50 nước trên thế giới đã tham gia vào các cuộc đàm phán với mục tiêu tạo lập một tổ chức mới điều chỉnh hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế. Ban đầu, các nước dự kiến thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là một tổ chức chuyên môn thuộc Liên hiệp quốc. Dự thảo Hiến chương thành lập ITO không những chỉ điều chỉnh các quy tắc thương mại quốc tế mà còn mở rộng ra cả các quy định về công ăn việc làm, các hành vi hạn chế thương mại, đầu tư và dịch vụ quốc tế.
Trước khi hiến chương này được thông qua, 23 trong số hơn 50 nước tham gia đã quyết định tiến hành đàm phán để giảm và ràng buộc thuế quan ngay trong năm 1946. Trong vòng đàm phán đầu tiên, các nước đã đưa ra được 45.000 nhân nhượng thuế quan có ảnh hưởng đến khối lượng thương mại giá trị khoảng 10 tỷ USD, tức là khoảng 1/5 tổng giá trị thương mại thế giới.[1] Các nước cũng nhất trí áp dụng ngay lập tức và "tạm thời" một số quy tắc thương mại trong Dự thảo Hiến chương ITO nhằm bảo vệ giá trị của các nhân nhượng nói trên. Kết quả là các quy định thương mại và các nhân nhượng thuế quan được đưa vào Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Ngày 30-10-1947, 23 nước đã ký Nghị định thư về việc áp dụng tạm thời Hiệp định GATT (PPA). Theo đú, cỏc nhân nhượng thuế quan có hiệu lực từ 30-6-1948.
Trong thời gian đó, Hiến chương ITO vẫn tiếp tục được thảo luận. Cuối cùng, tháng 3-1948, Hiến chương ITO đã được thông qua tại Hội nghị về Thương mại và Việc làm của Liên hiệp quốc tại Havana. Tuy nhiên, quốc hội của một số nước đã không phê chuẩn Hiến chương này. Đặc biệt là Quốc hội Hoa Kỳ rất phản đối Hiến chương Havana, mặc dù Chính phủ Hoa Kỳ đã đóng vai trò rất tích cực trong việc thiết lập ITO. Tháng 12-1950, Chính phủ Hoa Kỳ chính thức thông báo sẽ không vận động Quốc hội thông qua Hiến chương Havana nữa, do vậy trên thực tế, Hiến chương này không còn tác dụng. Do vậy, mặc dù chỉ là tạm thời nhưng GATT đã trở thành công cụ đa phương duy nhất điều chỉnh thương mại quốc tế từ năm 1948 cho đến tận năm 1995 khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời.
Trong 47 năm tồn tại, thông qua 8 vòng đàm phán, GATT đó cú những đóng góp to lớn vào việc thúc đẩy tiến trình thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại quốc tế. Việc giảm thuế liên tục đã thúc đẩy tăng trưởng thương mại thế giới đạt mức trung bình khoảng 8%/năm trong suốt những năm 50 và 60. Nếu như trong 5 vòng đàm phán đầu tiên, GATT chủ yếu tập trung vào đàm phán giảm thuế quan thì tới Vòng đàm phán Kenedy, nội dung đàm phán mở rộng dần sang các lĩnh vực khỏc. Vũng đàm phán cuối cùng - Vòng Uruguay - đã mở rộng nội dung sang hầu hết các lĩnh vực thương mại và liên quan đến thương mại bao gồm: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ... và kết quả là cho ra đời một tổ chức thay thế cho GATT, đó là WTO. Quy mô của GATT cũng không ngừng được mở rộng. Cho tới trước khi WTO được thành lập vào ngày 1/1/1995, GATT đó cú 124 bên ký kết và đang tiếp nhận 25 đơn xin gia nhập.
1.1.2. Sự ra đời của WTO
Mặc dù đã đạt được những thành công lớn, nhưng đến cuối những năm 80, đầu 90, trước những biến chuyển của tình hình thương mại quốc tế và sự phát triển của khoa học-kỹ thuật, GATT bắt đầu tỏ ra có những bất cập, không theo kịp tình hình.
- Thứ nhất, những thành công của GATT trong việc giảm và ràng buộc thuế quan ở mức thấp cộng với một loạt các cuộc suy thoái kinh tế trong những năm 70 và 80 đã thúc đẩy các nước tạo ra các loại hình bảo hộ phi quan thuế khác nhau để đối phó với hàng nhập khẩu hoặc ký kết các thoả thuận song phương dàn xếp thị trường, đồng thời làm nảy sinh nhiều hình thức hỗ trợ và trợ cấp mới. Những biến đổi này có nguy cơ làm giảm và mất đi những giá trị mà việc giảm thuế quan mang lại cho thương mại quốc tế. Trong khi đó, phạm vi của GATT không cho phép đề cập một cách cụ thể và sâu rộng đến các vấn đề này.
- Thứ hai, đến những năm 80, GATT đã không còn thích ứng với thực tiễn thương mại thế giới. Khi GATT được thành lập năm 1948, Hiệp định này chủ yếu điều tiết thương mại hàng hoá hữu hình. Từ đó tới nay, thương mại quốc tế đã phát triển nhanh chóng, mở rộng sang cả các lĩnh vực thương mại dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, xây dựng, tư vấn... Các loại hình thương mại dịch vụ này, cùng với các vấn đề trong đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đã phát triển nhanh chóng và trở thành một bộ phận quan trọng của thương mại quốc tế.
- Thứ ba, trong một số lĩnh vực của thương mại hàng hoá, GATT cũn cú những lỗ hổng cần phải được cải thiện. Ví dụ, trong nông nghiệp và hàng dệt may, các cố gắng tự do hoá thương mại đã không đạt được thành công lớn. Kết quả là còn rất nhiều ngoại lệ với các quy tắc chung trong hai lĩnh vực thương mại này.
- Thứ tư, về mặt cơ cấu tổ chức và cơ chế giải quyết tranh chấp, GATT cũng tỏ ra không thích ứng với tình hình thế giới. GATT chỉ là một hiệp định, việc tham gia mang tính chất tuỳ ý. Thương mại quốc tế ở những năm 80 và 90 đòi hỏi phải có một tổ chức thường trực, có nền tảng pháp lý vững chắc để đảm bảo thực thi các hiệp định, quy định chung của thương mại quốc tế. Về hệ thống giải quyết tranh chấp, GATT chưa có một cơ chế điều tiết thủ tục tố tụng chặt chẽ, không đưa ra một thời gian biểu nhất định, do đó, các vụ việc tranh chấp thường bị kéo dài, dễ bị bế tắc. Để thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế một cách hiệu quả, rõ ràng hệ thống này cần phải được đổi mới.
Những yếu tố trên, kết hợp với một số nhân tố khỏc đó thuyết phục các bên tham gia GATT cần phải nỗ lực để củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa biên. Từ năm 1986 đến 1994, Hiệp định GATT và các quy định phụ trợ của nó đã được các nước thảo luận sửa đổi và cập nhật để thích ứng với điều kiện thay đổi của môi trường thương mại thế giới. Hiệp định GATT 1947, cùng với các quyết định đi kèm và một vài biên bản giải thích khỏc đó hợp thành GATT 1994. Một số hiệp định riêng biệt được xây dựng trong các lĩnh vực như Nông nghiệp, Dệt may, Trợ cấp, Tự vệ và các lĩnh vực khác... cùng với GATT 1994 đã tạo thành các yếu tố của các Hiệp định Thương mại đa phương về Thương mại Hàng hoỏ. Vũng đàm phán Uruguay cũng thông qua một loạt các quy định mới điều chỉnh thương mại dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. Một trong những thành công lớn nhất của vòng đàm phán lần này là cuối vòng đàm phán, các nước đã cho ra Tuyên bố Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới. WTO bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995.
1.2. MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG, CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA WTO
1.2.1. Mục tiêu:
WTO thừa nhận các mục tiêu của GATT, tức là quan hệ giữa các thành viên trong thương mại và kinh tế sẽ được tiến hành nhằm:
- nâng cao mức sống;
- bảo đảm tạo đầy đủ việc làm, tăng thu nhập và nhu cầu thực tế một cách bền vững;
- phát triển việc sử dụng các nguồn lực của thế giới;
- mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hoá.
1.2.2. Chức năng
WTO có năm chức năng cơ bản như sau:
1. Tạo thuận lợi cho việc thực thi, quản lý, vận hành và thúc đẩy mục tiêu của các Hiệp định của WTO.
2. Tạo ra diễn đàn đàm phán giữa các thành viên về quan hệ thương mại giữa các nước này về các vấn đề được đề cập đến trong các Hiệp định WTO cũng như các vấn đề mới thuộc thẩm quyền của mình, và tạo khuôn khổ để thực thi kết quả của các cuộc đàm phán đó.
3. Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trên cơ sở Quy định và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp.
4. Thực hiện rà soát chính sách thương mại thông qua Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại
5. Nhằm đạt được một sự nhất quán hơn nữa trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, WTO sẽ hợp tác phối hợp với các tổ chức kinh tế quốc tế như IMF, WB...
1.2.3. Nguyên tắc cơ bản
WTO hoạt động dựa trên một hệ thống Hiệp định tương đối dài và phức tạp do chúng là những văn bản pháp lý điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực thương mại quốc tế. Tuy vậy, tất cả các văn bản đó đều được xây dựng trên cơ sở năm nguyên tắc cơ bản của WTO.
1.2.3.1. Thương mại không có sự phân biệt đối xử.
Nguyên tắc này được cụ thể hoá thành nguyên tắc Tối huệ quốc và Đối xử Quốc gia:
1.2.3.1.1. Nguyên tắc Tối huệ quốc ( Most-favoured-nation – (MFN)):
Theo nguyên tắc MFN, các thành viên WTO không được phép phân biệt đối xử giữa các nước đối tác thương mại khác nhau. Ví dụ, trong thương mại hàng hoá, nếu một thành viên dành cho sản phẩm từ bất kỳ thành viên nào mức thuế quan hay bất kỳ một ưu đãi nào khỏc thỡ cũng phải dành mức thuế quan hoặc ưu đãi đó cho sản phẩm tương tự của tất cả các quốc gia thành viên khác một cách ngay lập tức và vô điều kiện. WTO cũng cho phép các thành viên được duy trì một số ngoại lệ của nguyên tắc này. Ví dụ, trong thương mại hàng hoỏ, cỏc nước được phép dành ưu đãi cao hơn cho các thành viên cùng tham gia các thoả thuận thương mại khu vực. Trong thương mại dịch vụ, các nước cũng có thể phân biệt đối xử trong những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, tất các những ngoại lệ này chỉ được áp dụng với những điều kiện hết sức chặt chẽ.
1.2.3.1.2. Đối xử quốc gia (National treatment - NT):
Trong khi nguyên tắc MFN yêu cầu một thành viên không được phép áp dụng đối xử phân biệt giữa các thành viên thì nguyên tắc NT yêu cầu một nước phải đối xử bình đẳng và công bằng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất trong nước. Cụ thể, bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới (đã trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu) sẽ được hưởng sự đối xử không kém ưu đãi hơn sản phẩm tương tự sản xuất trong nước. NT cũng được mở rộng áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Cụ thể, nguyên tắc này được quy định trong Điều 3 - Hiệp định GATT, Điều 17 - Hiệp định GATS và Điều 3 - Hiệp định TRIPS.
Nguyên tắc MFN và NT lúc đầu chỉ được áp dụng trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, sau khi WTO ra đời thỡ nú được mở rộng cả sang thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại và các lĩnh vực khác, tuy vậy mức độ áp dụng của các nguyên tắc này trong các lĩnh vực là khác nhau.
- Trong thương mại hàng hoá: MFN và NT được áp dụng tương đối toàn diện và triệt để;
- Trong thương mại dịch vụ: MFN và NT cũng được áp dụng với những lĩnh vực mà một thành viên đã cam kết mở cửa thị trường, với những lĩnh vực dịch vụ còn duy trì hạn chế thì việc dành MFN và NT tuỳ thuộc vào kết quả đàm phán các cam kết cụ thể.
- Trong lĩnh vực đầu tư: WTO chưa có một hiệp định đầu tư đa biên, mới đạt được Hiệp định về các Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, và nguyên tắc MFN và NT chỉ giới hạn ở Hiệp định này. Tuy nhiên, trong luật pháp đầu tư nước ngoài của các nước, nguyên tắc MFN và NT được áp dụng phổ biến và trên nhiều lĩnh vực.
- Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ: các nguyên tắc trờn đó được thể chế hoá cụ thể và phổ biến trong các công ước quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ.
1.2.3.2. Thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán
WTO đảm bảo thương mại giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn thông qua quá trình đàm phán hạ thấp các hàng rào thương mại để thúc đẩy buôn bán. Để thực hiện nguyên tắc thương mại ngày càng tự do này, WTO đảm nhận chức năng là diễn đàn đàm phán thương mại đa phương để các nước có thể liên tục thảo luận về vấn đề tự do hoá thương mại. Kể từ năm 1948 đến nay, GATT, mà nay là WTO, đã tiến hành 8 vòng đàm phán để giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan và mở cửa thị trường. Vòng đàm phán thứ 9 (vòng Doha) hiện đang được thực hiện. Với một chương trình nghị sự rộng, vòng Doha được hy vọng sẽ là một bước đi tích cực nhằm tự do hoá thương mại toàn cầu một cách toàn diện và sâu sắc hơn nữa.
1.2.3.3. Có thể dự đoán: thông qua ràng buộc và minh bạch hoá
Một nguyên tắc cơ bản của WTO là các thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự đoán được trong thương mại quốc tế. Để đảm bảo nguyên tắc này, các thành viên WTO có nghĩa vụ phải minh bạch hoỏ cỏc quy định thương mại của mình, phải thông báo mọi biện pháp đang áp dụng và ràng buộc chúng (tức là cam kết sẽ không thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho thương mại, nếu thay đổi phải được thông báo, tham vấn và bù trừ hợp lý). Ví dụ, các nước chỉ có thể tăng thuế quan sau khi đã tiến hành đàm phán lại và đã đền bù thoả đáng cho lợi ích các bên bị thiệt hại do việc tăng thuế đó. Sau Vòng đàm phán Uruguay, 100% cỏc dũng thuế nông nghiệp đã được ràng buộc; đối với hàng công nghiệp, mức độ ràng buộc là 99% đối với các nước phát triển, 73% với các nước đang phát triển và 98% đối với các nền kinh tế chuyển đổi.[2]
Ngoài ra, WTO cũng tăng cường tính ổn định và dễ dự báo trong thương mại quốc tế thông qua việc yêu cầu các nước hạn chế sử dụng hạn ngạch và các biện pháp hạn chế số lượng khác. Nhiều hiệp định của WTO còn yêu cầu các chính phủ phải công khai các chính sách và thông lệ trong nước hoặc thông báo các chính sách đó với WTO. Chính sách thương mại của các nước được giám sát thường xuyên bởi Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại của WTO.
1.2.3.4. Thúc đẩy cạnh tranh công bằng.
Mặc dù đôi khi được mô tả là tổ chức về "thương mại tự do", song hệ thống WTO trên thực tế vẫn cho phép áp dụng thuế quan và một số hình thức bảo hộ khác. Do vậy, có thể nói rằng, WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng và không bị bóp méo. Tất cả các Hiệp định của WTO như Hiệp định về nông nghiệp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ... đều nhằm mục tiêu tạo một môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các quốc gia.
1.2.3.5. Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế
Với 3/4 số thành viên của mình là các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi, một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế, dành những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt cho các quốc gia này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại đa phương. Thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển, các nền kinh tế chuyển đổi những linh hoạt và ưu đãi nhất định trong việc thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý đến trợ giúp kỹ thuật cho các nước này.
1.2.4. Cơ cấu tổ chức của WTO
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của WTO
* Các Ủy ban về:
- Thương mại và Môi trường
- Thương mại và Phát triển
- Các hiệp định thương mại khu vực
- Hạn chế bảo vệ cán cân thanh toán
- Ngân sách, tài chính và quản lý
* Các nhóm công tác về gia nhập
* Các nhóm công tác về:
- Thương mại, nợ, tài chính
- Thương mại và chuyển giao công nghệ
* Uỷ ban về Hiệp định nhiều bên
ĐẠI HỘI ĐỒNG
- Cơ quan Giải quyết tranh chấp
- Cơ quan Rà soát chính sách thương mại
Hội đồng Thương mại hàng hoá
Hội đồng về Quyền SHTT liên quan đến thương mại
Hội đồng Thương mại dịch vụ
* Các uỷ ban về: Tiếp cận thị trường, Nông nghiệp, SPS, TBT, SCM, Chống bán phá giá, Định giá hải quan, Quy tắc xuất xứ, Giấy phép nhập khẩu, TRIMS
* Nhóm công tác về Doanh nghiệp thương mại Nhà nước
* Các uỷ ban về:
- Thương mại dịch vụ tài chính
- Các cam kết cụ thể
* Các nhóm công tác về
- Quy định nội địa
- Quy tắc của GATS
* Uỷ ban nhiều bên về:
- Thương mại máy bay dân dụng
- Mua sắm chính phủ
HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG
Tính đến tháng 8 - 2007, WTO có 151 thành viên, đồng thời có 30 nước đang trong quá trình đàm phán gia nhập.
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng (MC). Hội nghị Bộ trưởng họp ít nhất hai năm một lần. Hội nghị Bộ trưởng là cơ quan đưa ra quyết định đối với mọi vấn đề của bất kỳ hiệp định cụ thể nào. Thông thường, Hội nghị Bộ trưởng đưa ra các đường lối, chính sách chung để các cơ quan cấp dưới tiến hành triển khai.
Dưới Hội nghị Bộ trưởng là Đại Hội đồng (GC). Cơ quan này tiến hành các công việc hàng ngày của WTO trong thời gian giữa các Hội nghị Bộ trưởng, đồng thời đóng vai trò là Cơ quan Giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan Rà soát chính sách thương mại (TPRB). Cơ quan Giải quyết tranh chấp được phân ra làm Ban Hội thẩm (Panel) và Uỷ ban Phúc thẩm (Appellate). Các tranh chấp trước hết sẽ được đưa ra Ban Hội thẩm để giải quyết. Nếu như các nước không hài lòng và đưa ra kháng nghị thì Uỷ ban Phúc thẩm sẽ có trách nhiệm xem xét vấn đề.
Dưới Đại Hội đồng, WTO có ba Hội đồng về ba lĩnh vực thương mại cụ thể là Hội đồng Thương mại hàng hoá, Hội đồng Thương mại dịch vụ và Hội đồng về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. Các hội đồng này cú cỏc cơ quan cấp dưới (các uỷ ban và các tiểu ban) để thực thi các công việc cụ thể trong từng lĩnh vực.
Tương đương với các Hội đồng này, WTO cũn cú một số uỷ ban, có phạm vi chức năng nhỏ hơn, nhưng cũng báo cáo trực tiếp lên Đại Hội đồng, đó là các Uỷ ban về Thương mại và Phát triển, Thương mại và Môi trường... Bên cạnh các uỷ ban đó là cỏc nhúm công tác và hai uỷ ban về các hiệp định nhiều bên. (xem sơ đồ)
* Tư cách thành viên WTO
WTO tuy là một tổ chức quốc tế liên chính phủ nhưng thành viên của WTO không chỉ cú cỏc quốc gia có chủ quyền mà có cả những lãnh thổ riêng biệt, ví dụ như EU, Hồng Kông, Macao. Theo quy định của hiệp định về WTO, có hai loại thành viên: thành viên sáng lập và thành viên gia nhập.
Thành viên sáng lập là những nước tham gia ký kết Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1947 và phải ký, phê chuẩn Hiệp định về WTO trước ngày 31-12-1994 (tất cả các bên ký kết GATT 1947 đều đã trở thành thành viên sáng lập của WTO).
Thành viên gia nhập là các nước hoặc lãnh thổ gia nhập Hiệp định WTO sau ngày 1-1-1995. Các nước này phải đàm phán về các điều kiện gia nhập với tất cả các nước đang là thành viên của WTO và quyết định gia nhập phải đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 213.doc