Bài 3: ĐIỀU CHỈNH XÚ PÁP
I-MỤC ĐÍCH
Điều chỉnh xú páp là chừa 1 khe hở (khe hở nhiệt) thích hợp giữa đuôi xú páp và đầu cần mổ (đối với xú páp treo) hoặc đầu con đội (đối với xú páp đứng).
_ Nếu khe hở quá nhỏ hoặc không có khe hở thì xú páp sẽ bị đội (đóng không kín), nổ dội ở bộ chế hòa khí hoặc đường ống thoát, động cơ bị giảm công suất.
_ Nếu khe hở quá lớn thì xú páp sẽ bị kêu (gõ xú páp), góc mở của các xú páp bị giảm, động cơ bị giảm công suất, các chi tiết mau mòn.
Trị số khe hở này do nhà chế tạo qui định tùy loại động cơ, thông thường khe hở của xú páp hút khoảng 0,1 – 0,2mm, xú páp thoát khoảng 0,2 – 0,3mm.
II-YÊU CẦU
1/ Xác định thứ tự xy lanh:
_ Đối với động cơ 1 hàng xy lanh, theo qui ước chung, xy lanh số 1 được tính từ đầu trục khuỷu.
_ Đối với động cơ chữ V, nhà chế tạo có ghi số theo qui ước riêng thì ta phải theo qui ước này.
2/ Xác định xú páp hút, xú páp thoát:
_ Nếu động cơ đã tháo nắp máy, có thể quan sát đầu xú páp: đầu xú páp hút lớn hơn đầu xú páp thoát, hoặc xem dấu ghi trên đầu xú páp: IN (Inlet) là xú páp hút, EX (Exhaust) là xú páp thoát.
_ Quan sát ống góp: xú páp hút thông với ống góp hút gắn bộ chế hòa khí, xú páp thoát thông với ống góp thoát gắn đường ống thoát.
_ Quay trục khuỷu theo chiều quay và quan sát 2 xú páp của 1 xy lanh, khi xú páp thoát vừa đóng lại thì xú páp hút mở ra liền.
3/ Xác định chiều quay của trục khuỷu (qui ước nhìn từ phía trước động cơ): gồm các phương pháp sau:
_ Xem dấu mũi tên ghi ở pu ly hay bánh trớn.
_ Quan sát chiều nghiêng của cánh quạt gió: đối với động cơ ôtô, lúc họat động, quạt gió luôn thổi gió vào động cơ.
_ Quan sát mấu khởi động bằng tay quay nếu có.
_ Quay thử (trường hợp này phải phân biệt được xúp hút và xúp páp thoát): quay thử trục khuỷu theo 1 chiều bất kỳ nào đó, khi thấy xú páp thoát vừa đóng lại mà xú páp hút mở ra liền chứng tỏ chiều quay thử là chiều quay đúng.
Đa số các loại động cơ có chiều quay phải (cùng chiều kim động hồ), nhưng cũng có 1 số ít động cơ có chiều quay trái (ngược chiều kim động hồ)
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3944 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương bài giảng Thực hành động cơ xăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá 0,24mm trên 1 khoảng chạy 200mm của pít tông thì phải xoáy xy lanh.
2/ Đo độ mòn ovan: đo đường kính xy lanh ở 2 vị trí vuông góc nhau cách mặt phẳng trên 40mm, hiệu số của 2 số đo này là độ ovan của xy lanh.
Nếu độ ovan của xy lanh vượt quá 0,07mm trên 100mm đường kính của xy lanh thì phải xoáy lại.
Kích thước sửa chữa của xy lanh thường có 6 tiêu chuẩn (cote): 0,25mm (cote 1); 0,50mm (cote 2); …; 1,50mm (cote 6).
Nếu dùng đồng hồ so thì có thể đo trực tiếp trị số độ côn và độ ovan của xy lanh đọc trên mặt đồng hồ mà không cần xác định kích thước thực của chúng.
Khi xy lanh mòn quá trị số tối đa (hết cote sửa chữa), cần phải thay xy lanh mới. Đối với lót xy lanh ướt thì cần phải thay đệm làm kín nước mỗi khi tháo hoặc thay xy lanh.
III-KIỂM TRA PÍT TÔNG, XÉC MĂNG
1/ Kiểm tra pít tông:
a)Nếu bề mặt pít tông bị cào xước nhẹ có thể đánh bóng với giấy nhám mịn, bị xước nặng phải thay mới.
b)Dùng que kim loại gõ quanh pít tông nếu có tiếng rè thì pít tông bị nứt. Nếu vết nứt nhỏ thì có thể khoan lỗ nhỏ ở 2 đầu vết nứt để dùng lại, nếu vết nứt quá lớn thì phải thay pít tông mới.
c)Đo khe hở giữa pít tông và xy lanh: ráp ngược pít tông không có xéc măng vào xy lanh, dùng lá cỡ đo khe hở giữa thân pít tông và vách xy lanh nơi vùng thẳng góc với chốt pít tông. Khe hở cho phép là 0,34mm trên 100mm đường kính xy lanh, nếu khe hở lớn hơn cho phép mà tình trạng pít tông còn tốt thì ta có thể dùng lại pít tông đó bằng cách nong đuôi hoặc làm gai nhám để bớt khe hở. Còn không thì thay pít tông mới với cỡ lớn hơn và xoáy lại xy lanh.
Ta cũng có thể đo khe hở giữa pít tông và xy lanh bằng cách đo đường kính xy lanh, đo đường kính thân pít tông rồi trừ ra.
d)Kiểm tra khe hở giữa lỗ chốt pít tông và chốt pít tông:
_Đo đường kính trong của lỗ chốt pít tông “dp”
_Đo đường kính ngòai của chốt pít tông “Dp”
_Tính khe hở: dp – Dp = -0,002 ÷ 0,01mm.
_Nếu khe hở vượt quá trị số trên thì phải thay pít tông.
Hoặc có thể dùng phương pháp lắp thử như sau: nung nóng pít tông lên khỏang 60 – 80oC, nếu có thể dùng lực của ngón tay cái ấn chốt pít tông vào lỗ chốt pít tông là được.
2/ Kiểm tra xéc măng:
a)Kiểm tra khe hở miệng: đặt xéc măng nằm ngang trong xy lanh, dùng pít tông không có ráp xéc măng đẩy xuống ½ khoảng chạy, dùng lá cỡ đo khe hở miệng xéc măng. Khe hở cho phép: xéc măng khí thứ 1 là 0,28 – 0,52mm; xéc măng khí thứ 2 là 0,45 – 0,69mm; xéc măng dầu là 0,20 – 0,69mm. Nếu khe hở quá lớn thì phải thay xéc măng, nếu khe hở quá nhỏ thì có thể giũa đi 1 ít ở đầu miệng xéc măng. Chú ý không được giũa nhiều làm miệng mở quá to, không được có hiện tượng nghiêng khi bóp 2 mặt lại.
c)Kiểm tra khe hở cạnh: lấy xéc măng, lật bề lưng để vào rãnh của nó xoay thử 1 vòng quanh pít tông, nếu xéc măng không bị kẹt trong rãnh thì dùng lá cỡ đo khe hở giữa xéc măng và rãnh.
Khe hở cho phép: 0.1mm. Nếu khe hở quá nhỏ thì mài mỏng xéc măng bớt, nếu khe hở quá lớn thì thay xéc măng hoặc pít tông tùy trường hợp.
b)Kiểm tra khe hở lưng: dùng thước kẹp đo chiều sâu của rãnh và chiều rộng của xéc măng, hiệu số của 2 số đó là khe hở lưng của xéc măng. Trị số cho phép là 0,2 – 0,35mm, nếu khe hở không đủ thì có thể tiện rãnh xéc măng sâu thêm 1 ít.
IV-KIỂM TRA THANH TRUYỀN
1/ Kiểm tra khe hở giữa đầu nhỏ thanh truyền và chốt pít tông:
_Đo đường kính trong “C” của bạc lót đầu nhỏ thanh truyền.
_Đo đường kính ngòai “Dp” của chốt pít tông.
_Lấy C – Dp, ta được khe hở giữa đầu nhỏ thanh truyền và chốt pít tông
_Trị số cho phép 0,023mm, nếu khe hở quá lớn thì phải thay bạc lót đầu nhỏ thanh truyền (chú ý lỗ dầu phải trùng nhau).
2/ Kiểm tra thân thanh truyền bị cong, xoắn:
a)Nếu có dụng cụ chuyên dùng:
_ Lấy bạc lót đầu to ra, lấy chốt pít tông còn mới lắp vào đầu nhỏ, đặt thanh truyền cố định lên trục của mặt phẳng đứng.
_ Dùng “con ngựa” đặt lên chốt pít tông, dùng lá cỡ đo khe hở 2 điểm tiếp xúc 2 bên. Nếu cả 2 điểm tiếp xúc là tốt, nếu chỉ có 1 điểm tiếp xúc chứng tỏ thanh truyền bị xoắn.
_ Xoay “con ngựa” lại 180o đặt lên chốt pít tông, đo khe hở 2 điểm tiếp xúc trên và dưới, nếu chỉ có 1 điểm tiếp xúc chứng tỏ thanh truyền bị cong.
Độ cong cho phép của thanh truyền là 0,15mm/100mm chiều dài, độ xoắn cho phép là 0,30mm/100mm chiều dài. Nếu vượt quá thì phải nắn lại trên dụng cụ nắn chuyên dùng.
b)Nếu không có dụng cụ chuyên dùng:
_ Lắp trục khuỷu, thanh truyền, pít tông (không có xéc măng) vào động cơ
_ Quay trục khuỷu để pít tông ở TĐT, dùng lá cỡ đo khe hở giữa pít tông và xy lanh ở 2 bên.
_ Quay trục khuỷu để pít tông ở TĐH, đo khe hở tương tự.
_ So sánh kích thước giữa 2 bên và ở TĐT, TĐH ta xác định được thanh truyền có bị cong hay không.
3/ Kiểm tra khe hở dầu bạc lót thanh truyền:
a)Dùng pan me:
_ Đo đường kính cổ trục thanh truyền ở 2 chiều vuông góc.
_ Đo đường kính trong bạc lót thanh truyền ở 2 chiều vuông góc (sau khi đã lắp nắp thanh truyền và bạc lót vào đầu to thanh truyền và siết đúng ngẫu lực).
_ Lấy đường kính trong bạc lót thanh truyền trừ đường kính cổ trục thanh truyền ta có khe hở dầu.
b)Dùng dây plastic:
_ Làm sạch dầu hoặc chất bẩn trên bề mặt kiểm tra.
_ Cắt 1 đoạn dây plastic dài bằng chiều rộng của bạc lót thanh truyền.
_ Đặt đoạn dây plastic này dọc theo cổ trục thanh truyền.
_ Lắp thanh truyền vào và siết bu lông cho đều và đúng ngẫu lực, đoạn dây plastic bên trong sẽ bị dẹp ra.
_ Tháo đoạn dây plastic ra, dùng cỡ đo để so sánh và đọc giá trị qui đổi của dây đo, ta được khe hở dầu bạc lót thanh truyền.
Khe hở cho phép là 0,09mm, nếu lớn hơn phải thay bạc lót mới, nếu nhỏ hơn phải cạo bạc lót.
4/ Kiểm tra khe hở bên đầu to thanh truyền:
_ Lắp thanh truyền vào trục khuỷu.
_ Dùng là cỡ đo khe hở giữa bạc lót và má khuỷu.
Khe hở cho phép là 0,6mm, nếu lớn quá phải thay, nếu nhỏ quá phải mài bạc lót.
5/ Kiểm tra tình trạng bạc lót:
Quan sát tình trạng mặt tiếp xúc của bạc lót có thể biết được còn dùng được hay không và có thể xác định được 1 số hư hỏng của các chi tiết khác. Sau đây là đặc tính của mặt tiếp xúc:
_ Màu trắng xám chứng tỏ khe hở dầu tốt nhất.
_ Bị nám đen là do khe hở dầu quá lớn.
_ Ló lưng bạc lót: lớp hợp kim chống mòn bị mòn quá nhiều.
_ Lưng bạc lót màu sáng là do bạc lót bị trượt.
_ Bị trầy hoặc đóng cặn bẩn là do dầu bôi trơn quá dơ hoặc không lau sạch sẽ khi lắp.
_ An mòn không đều là do trục khuỷu bị mòn.
_ Mặt tiếp xúc cọ sát 1 bên là do trục khuỷu bị cong.
_ Bị lấm tấm nhiều chỗ là do nước lẫn trong dầu hoặc động cơ bị kích nổ.
_ Mặt tiếp xúc bị thủng bể nhiều mãnh có cạnh bén là do sử dụng quá tải.
_ Bị cháy: do bôi trơn kém, khe hở dầu quá nhỏ.
6/ Thay bạc lót thanh truyền:
Khi bạc lót thanh truyền bị hư hỏng (cháy, rỗ …) hoặc khe hở dầu quá lớn, hoặc khi mài trục khuỷu thì phải thay bạc lót mới. Căn cứ vào kích thước tiêu chuẩn của trục khuỷu (cote) để chọn bạc lót mới. Khi dùng bạc lót mới cần phải kiểm tra chất lượng như sau:
_ Hai đầu bạc lót phải cao hơn mặt phẳng lắp ráp đầu to thanh truyền 0,05mm để bạc lót không bị trượt trong lỗ đầu to thanh truyền.
_ Bạc lót không bị rỗ, không có tiếng rè khi gõ, không bị xù xì …
_ Mấu định vị phải ăn khớp tốt.
_ Lỗ dầu của bạc lót và lỗ dầu của thanh truyền (nếu có) phải trùng nhau, không được lệch quá 0,5mm.
_ Chênh lệch chiều dày của 2 nửa bạc lót cùng cặp không được lớn hơn 0,05mm.
V-KIỂM TRA TRỤC KHUỶU
1/ Kiểm tra độ cong của trục khuỷu: Đặt trục khuỷu lên 2 khối chữ V rồi dùng so kế đặt ở cổ trục khuỷu giữa để đo độ cong (chú ý sự ảnh hưởng của độ ovan của cổ trục khuỷu đến độ chính xác khi đo). Độ cong cho phép là 0,1mm.
2/ Kiểm tra vết nứt: có thể kiểm tra bằng từ trường hoặc bằng dung dịch hóa chất.
3/ Kiểm tra khe hở dọc trục: được kiểm tra bằng lá cỡ, tương tự như kiểm tra khe hở bên đầu to thanh truyền, hoặc có thể dùng đồng hồ so để kiểm tra, khe hở cho phép là 0,3mm.
4/ Kiểm tra bề mặt: cháy nám, cào xước, rỗ …
5/ Kiểm tra độ côn và độ ovan:
Dùng pan me đo ngoài đo đường kính các cổ trục khuỷu và chốt khủyu ở các vị trí sau:
a)Hai vị trí vuông góc nhau: hiệu số 2 đường kính này là độ ovan.
b)Hai vị trí song song ở 2 đầu: hiệu số là độ côn.
Trị số cho phép: cổ trục khủyu là 0,01mm, chốt khủyu là 0,005mm. Nếu độ côn và độ ovan nhỏ hơn cho phép thì dùng giấy nhám mịn rà lại và sử dụng tiếp, nếu lớn hơn trị số cho phép thì phải mài trục khuỷu theo kích thước tiêu chuẩn (cote) của bạc lót mới.
6/ Kiểm tra khe hở dầu bạc lót trục khuỷu: Dùng panme đo hoặc dùng dây plastic tương tự như kiểm tra khe hở dầu bạc lót thanh truyền, trị số cho phép là 0,1mm.
VI-KIỂM TRA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
1/Kiểm tra trục cam:
a)Kiểm tra độ cong của trục cam: Dùng so kế để đo độ cong của trục cam, độ cong cho phép là 0,04mm.
b)Kiểm tra độ mòn của mấu cam: dùng pan me đo chiều cao của mấu cam, so sánh với trị số tiêu chuẩn để tính độ mòn, nếu độ mòn vượt quá 0,2mm thì phải thay trục cam.
c)Kiểm tra khe hở bạc lót trục cam (khe hở dầu): Đo đường kính trong của bạc lót trục cam và đường kính ngòai của cổ trục cam, trừ ra sẽ được khe hở. Cũng có thể dùng dây plastic để đo giống như đo khe hở dầu bạc lót trục khuỷu. Khe hở cho phép là 0,12mm.
d)Kiểm tra khe hở dọc trục cam: Dùng so kế để kiểm tra tương tự như phương pháp kiểm tra khe hở dọc trục khủyu. Trị số cho phép là 0,2mm
e)Kiểm tra độ vênh của bánh răng trục cam: Dùng so kế để kiểm tra, độ vênh cho phép là 0,15mm.
2/Kiểm tra xú páp:
a)Kiểm tra độ mòn giữa thân xú páp và ống dẫn hướng:
_Dùng so kế đo độ rơ giữa thân xú páp và ống dẫn hướng như hình vẽ, độ rơ cho phép 0,2mm.
_Nếu độ rơ vượt quá mức cho phép, kiểm tra khe hở giữa thân xú páp và ống dẫn hướng bằng cách đo đường kính trong ống dẫn hướng và đường kính ngòai thân xú páp, trừ ra sẽ được khe hở. Khe hở cho phép 0,08mm đối với xú páp hút và 0,1mm đối với xú páp thóat.
_Nếu khe hở vượt quá mức cho phép, phải thay xú páp và kiểm tra lại. Nếu khe hở vẫn quá mức cho phép, thay luôn ống dẫn hướng.
b)Kiểm tra đầu xú páp: xem bài “Mài rà xú páp”
3/Kiểm tra lò xo xú páp:
_Đo độ không vuông góc “S”, nếu lớn hơn 2,2mm phải thay lò xo
_Đo sức nén của lò xo bằng dụng cụ chuyên dùng. Trị số cho phép là 40kg khi chiều dài lò xo được nén lại còn 29mm.
Bài 3: ĐIỀU CHỈNH XÚ PÁP
I-MỤC ĐÍCH
Điều chỉnh xú páp là chừa 1 khe hở (khe hở nhiệt) thích hợp giữa đuôi xú páp và đầu cần mổ (đối với xú páp treo) hoặc đầu con đội (đối với xú páp đứng).
_ Nếu khe hở quá nhỏ hoặc không có khe hở thì xú páp sẽ bị đội (đóng không kín), nổ dội ở bộ chế hòa khí hoặc đường ống thoát, động cơ bị giảm công suất.
_ Nếu khe hở quá lớn thì xú páp sẽ bị kêu (gõ xú páp), góc mở của các xú páp bị giảm, động cơ bị giảm công suất, các chi tiết mau mòn.
Trị số khe hở này do nhà chế tạo qui định tùy loại động cơ, thông thường khe hở của xú páp hút khoảng 0,1 – 0,2mm, xú páp thoát khoảng 0,2 – 0,3mm.
II-YÊU CẦU
1/ Xác định thứ tự xy lanh:
_ Đối với động cơ 1 hàng xy lanh, theo qui ước chung, xy lanh số 1 được tính từ đầu trục khuỷu.
_ Đối với động cơ chữ V, nhà chế tạo có ghi số theo qui ước riêng thì ta phải theo qui ước này.
2/ Xác định xú páp hút, xú páp thoát:
_ Nếu động cơ đã tháo nắp máy, có thể quan sát đầu xú páp: đầu xú páp hút lớn hơn đầu xú páp thoát, hoặc xem dấu ghi trên đầu xú páp: IN (Inlet) là xú páp hút, EX (Exhaust) là xú páp thoát.
_ Quan sát ống góp: xú páp hút thông với ống góp hút gắn bộ chế hòa khí, xú páp thoát thông với ống góp thoát gắn đường ống thoát.
_ Quay trục khuỷu theo chiều quay và quan sát 2 xú páp của 1 xy lanh, khi xú páp thoát vừa đóng lại thì xú páp hút mở ra liền.
3/ Xác định chiều quay của trục khuỷu (qui ước nhìn từ phía trước động cơ): gồm các phương pháp sau:
_ Xem dấu mũi tên ghi ở pu ly hay bánh trớn.
_ Quan sát chiều nghiêng của cánh quạt gió: đối với động cơ ôtô, lúc họat động, quạt gió luôn thổi gió vào động cơ.
_ Quan sát mấu khởi động bằng tay quay nếu có.
_ Quay thử (trường hợp này phải phân biệt được xúp hút và xúp páp thoát): quay thử trục khuỷu theo 1 chiều bất kỳ nào đó, khi thấy xú páp thoát vừa đóng lại mà xú páp hút mở ra liền chứng tỏ chiều quay thử là chiều quay đúng.
Đa số các loại động cơ có chiều quay phải (cùng chiều kim động hồ), nhưng cũng có 1 số ít động cơ có chiều quay trái (ngược chiều kim động hồ)
4/ Xác định tử điểm thượng (TĐT) của pít tông số 1:
_ Xem dấu ghi ở pu ly hay bánh trớn (dấu chữ T hoặc TDC hoặc số 0)
_ Dùng que dò cắm vào lỗ bu gi số 1 (chỉ áp dụng cho loại động cơ có bu gi gắn trên đỉnh buồng cháy).
_ Xem 2 xú páp (của xy lanh 1) trùng điệp: ở vị trí này, pít tông số 1 đang ở TĐT nhưng cách này không chính xác lắm.
5/ Xác định thứ tự thì nổ của động cơ: Đối với động cơ nhiều xy lanh, cần phải xác định thứ tự thì nổ (TTTN) của động cơ theo các phương pháp sau đây:
a)Tìm số ghi sẵn trên động cơ: Tìm chữ FIRING ORDER (thứ tự thì nổ)
b)Đánh dấu xú páp hút:
Dùng phấn đánh dấu lên tất cả các xú páp hút của động cơ, quay động cơ theo chiều quay và quan sát thứ tự mở của các xú páp hút chính là TTTN của động cơ.
III-PHƯƠNG PHÁP THƯC HÀNH
Phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
_ Phải điều chỉnh xú páp lúc động cơ còn nguội.
_ Thứ tự điều chỉnh xú páp phải theo đúng TTTN của động cơ.
_ Muốn điều chỉnh xú páp của xy lanh nào, phải để pít tông của xy lanh đó ở TĐT cuối thì nén, tức là 2 xú páp của pít tông song hành với nó trùng điệp. Các cặp pít tông song hành của động cơ như sau:
+Động cơ 4 xy lanh: 1 – 4, 2 – 3
+Động cơ 6 xy lanh: 1 – 6, 2 – 5, 3 – 4
Thí dụ: Điều chỉnh xú páp của 1 động cơ 4 xy lanh có TTTN là 1342, phương pháp như sau:
1/ Điều chỉnh xú páp của xy lanh 1:
Quay trục khuỷu theo chiều quay cho 2 xú páp của xy lanh 4 trùng điệp. Tiến hành điều chỉnh xú páp của xy lanh 1 như sau: chọn lá cỡ có chiều dày theo qui định để kiểm tra khe hở của xú páp, nếu cảm thấy VỪA RÍT là được, nếu quá chặt hoặc quá lỏng thì phải điều chỉnh lại nơi vít điều chỉnh ở cần mổ (đối với xú páp treo) hoặc ở con đội (đối với xú páp đứng). Chú ý nới lỏng đai ốc khóa trước khi điều chỉnh và siết chặt lại sau khi điều chỉnh xong.
2/ Điều chỉnh xú páp của xy lanh 3:
Quay trục khuỷu theo chiều quay cho 2 xú páp của xy lanh 2 trùng điệp (lúc này trục khuỷu quay được 180o). Tiến hành điều chỉnh xú páp của xy lanh 3 theo phương pháp tương tự như trên.
3/ Điều chỉnh xú páp của xy lanh 4:
Quay trục khuỷu theo chiều quay cho 2 xú páp của xy lanh 1 trùng điệp (trục khuỷu quay được 180o).
4/ Điều chỉnh xú páp của xy lanh 2:
Quay trục khuỷu theo chiều quay cho 2 xú páp của xy lanh 3 trùng điệp (trục khuỷu quay được 180o).
Cuối cùng quay trục khuỷu 2 vòng để kiểm tra lại toàn bộ.
Ghi chú: Phương pháp trên điều chỉnh xú páp trong 2 vòng quay trục khủyu, có thể điều chỉnh xú páp trong 1 vòng quay trục khủyu như sau:
1/Quay trục khủyu theo chiều quay cho 2 xú páp của xy lanh 4 trùng điệp, tiến hành điều chỉnh các xú páp hút và thóat của xy lanh 1, xú páp hút của xy kanh 2 và xú páp thóat của xy lanh 3.
2/Quay trục khủyu theo chiều quay 1 vòng cho 2 xú páp của xy lanh 1 trùng điệp, điều chỉnh các xú páp hút và thóat của xy lanh 4, xú páp thóat của xy lanh 2 và xú páp hút của xy lanh 3.
Chú ý:
_Đối với cơ cấu phân phối khí dùng con đội thủy lực, không cần phải điều chỉnh khe hở xú páp. Khi động cơ còn nguội, khe hở bị triệt tiêu; khi động cơ nóng, xú páp vẫn không bị đội.
_Đối với cơ cấu phân phối khí có trục cam lắp ở nắp máy điều khiển trực tiếp xú páp, điều chỉnh khe hở xú páp bằng cách thay miếng chêm điều chỉnh ở con đội.
Con đội thủy lực
Máy mài xú páp
Bài 4: KIỂM TRA HỆ THỐNG BÔI TRƠN
I-TÌM MẠCH DẦU BÔI TRƠN
_ Các chi tiết của hệ thống bôi trơn đã được tháo ra rửa sạch sẽ.
_ Tìm mạch dầu từ cạc te qua lọc thô đến bơm dầu rồi đến lọc tinh.
_ Lọc tinh lắp ở phía ngoài động cơ, quan sát vị trí lắp lọc tinh, cấu tạo của lọc tinh để tìm đường dầu chính. Chú ý có 2 kiểu lắp lọc tinh:
+ Lọc một phần: lọc tinh lắp song song với đường dầu chính, 1 phần dầu từ bơm ra (khoảng 30%) đến lọc tinh rồi trở về cạc te, phần dầu còn lại (khoảng 70%) đến đường dầu chính để đi bôi trơn.
+ Lọc toàn phần: lọc tinh lắp nối tiếp với đường dầu chính, toàn bộ dầu từ bơm đến lọc tinh để đi bôi trơn.
_ Từ đường dầu chính tìm mạch dầu phân phối đến trục khuỷu, trục cam …. Nếu động cơ có xú páp treo, đường dầu đến trục cần mổ thường khoan ngầm trong thân máy và nắp máy đến 1 hoặc 2 vít cấy có khoan lỗ lắp trục cần mổ.
_ Dùng dầu rửa, giẻ lau, gió nén thông rửa sạch sẽ các mạch dầu.
II-KIỂM TRA CÁC CHI TIẾT
1/Kiểm tra lọc dầu:
a) Lọc thô: Chỉ cần rửa sạch thổi khô là xong, nếu lưới lọc bị rách thì phải thay mới.
b) Lọc tinh: Lọc này gắn bên ngoài động cơ ta phải kiểm tra định kỳ hoặc khi có hiện tượng hư hỏng.
_ Tháo rời từng chi tiết
_ Kiểm tra lõi lọc, rửa sạch bằng dầu, xong thổi gió nén cho khô (thổi từ trong ra ngoài). Nếu quá định kỳ phải thay lõi lọc mới. Đối với lọai lọc dầu nguyên cụm không tháo rời được, phải thay tòan bộ.
_ Nếu loại lọc dầu có gắn van an toàn thì nhớ thông sạch mạch dầu, kiểm tra lò xo, van (nếu mở vít điều chỉnh thì phải nhớ vị trí để khi ráp vào cho đúng).
_ Kiểm tra đệm kín (phốt) xem còn dùng được hay không.
_ Ráp lại toàn bộ, chú ý đệm kín và lò xo.
Thổi gió nén lọc tinh
2/ Kiểm tra bơm dầu:
_ Tháo bơm ra từng chi tiết, chú ý miếng đệm ở nắp bơm nếu còn tốt có thể dùng lại.
_ Rửa sạch sẽ, thổi khô các chi tiết.
_ Ráp lại 2 bánh răng vào bơm (không lắp nắp bơm).
_ Dùng lá cỡ kiểm tra:
a) Khe hở giữa vỏ bơm và bánh răng (cho phép 0,1mm)
b) Khe hở giữa 2 bánh răng (0,15 – 0,35mm)
c) Khe hở giữa mặt trên bánh răng với nắp bơm (chiều sâu vết lõm ở nắp cho phép 0,1mm).
_ Chú ý chiều dày miếng đệm ở nắp bơm nếu thay mới.
_ Kiểm tra mạch dầu của van giảm áp.
_ Kiểm tra 2 mặt phẳng tiếp xúc giữa vỏ bơm và nắp bơm.
3/ Kiểm tra tình trạng của dầu bôi trơn
_ Dầu có màu đen do lẫn lộn với khí thải lọt từ buồng cháy xuống và bị oxy hóa.
_ Dầu quá loãng và cao hơn mức ấn định do xăng lọt xuống cạc te (màng bơm xăng bị rách).
_ Dầu có màu trắng đục do có lẫn nước trong dầu hoặc nước lọt từ hệ thống làm mát (đệm nắp máy bị cháy, xy lanh bị nứt …).
_ Dầu có lẫn mạt kim loại là do bạc lót bị cháy hoặc các bề mặt ma sát bị mòn quá nhiều.
III-BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN
1/ Phương pháp thay dầu bôi trơn:
Dầu bôi trơn sau 1 thời gian làm việc sẽ mất tính chất làm trơn, do đó phải thay dầu mới. Thời gian thay dầu tùy theo nhà chế tạo ấn định hoặc sau khi xe chạy được 2000 – 3000Km, phương pháp thay dầu như sau:
_ Cho động cơ nổ khoảng 15 phút để dầu nóng, dễ chảy.
_ Tắt máy, mở vít xả dầu ở cạc te, để thời gian cho dầu cũ chảy ra hết.
_ Vặn vít lại, chăm dầu mới vào đến mức ấn định (xem thước đo dầu).
_ Nếu động cơ dơ quá, ta phải súc rửa các bộ phận trong cạc te trước khi chăm dầu mới vào bằng cách: đổ dầu rửa đặc biệt vào cạc te lên tới mức trung bình. Cho động cơ hoạt động khoảng 10 phút, xả dầu rửa đó ra, vặn vít xả dầu lại, chăm dầu mới vào.
2/ Những điều cần chú ý trong việc bôi trơn động cơ:
_ Đừng để kéo dài việc sử dụng động cơ khi thấy mực dầu trong cạc te ngày càng lên cao thay vì hạ xuống (có xăng hay nước lọt vào cạc te).
_ Đừng tăng ga lớn liền khi động cơ mới khởi động, vì dầu hãy còn nguội và dầu chưa lưu thông đến khắp các bộ phận.
_ Dùng 1 loại dầu thích hợp với động cơ, không pha lẫn nhiều loại có tính chất khác nhau.
_ Không dùng dầu lửa để súc rửa, vì dầu lửa còn sót lại làm mất tính chất làm trơn của dầu nhờn (chỉ dùng dầu rửa đặc biệt hoặc dầu gasoil).
Bài 5: KIỂM TRA HỆ THỐNG LÀM MÁT
I-ĐỐI VỚI ĐỘNG CƠ ĐANG HOẠT ĐỘNG
Ta kiểm tra các phần sau:
1/ Độ căng của dây đai:
_ Có thể dùng dụng cụ đo hoặc dùng tay ấn dây đai xuống 1 lực khoảng 3Kg, độ võng của dây đai từ 10 – 15mm là được.
_ Nếu độ võng quá nhỏ là dây đai quá căng làm mau hỏng bạc đạn bơm nước và máy phát điện, tổn hao công suất của động cơ. Nếu độ võng quá lớn là dây đai quá chùng làm dây đai bị trượt trong rãnh pu ly, hiệu quả làm mát kém.
_ Điều chỉnh lại độ căng dây đai bằng cách điều chỉnh máy phát điện ra vào để đạt được độ căng thích hợp.
2/ Kiểm tra tình trạng của bơm nước và quạt gió:
_ Cho động cơ hoạt động, mở nắp két nước ra.
_ Nếu nước bên trong chuyển động chứng tỏ bơm nước làm việc, tăng ga lớn thì nước chuyển động nhanh là tốt.
_ Nếu nước bên trong không chuyển động chứng tỏ bơm nước không làm việc, tăng ga lớn thì nước chuyển động nhẹ là bơm nước quá yếu.
3/Kiểm tra két nước:
Ruột két nước bị nghẹt: sờ tay cảm giác nhiệt độ, nếu két nước bị nghẹt nhiều thì nhiệt độ ở két nước trên và két dưới nước chênh nhau lớn. Có thể kiểm tra bằng cách mở nắp két nước, tăng tốc động cơ vài lần, nếu nước trào ra càng nhiều chứng tỏ két nước càng bị nghẹt.
4/ Kiểm tra nước làm mát:
_ Nước làm mát phải dùng nước trong, không có cặn bẩn.
_ Không nên dùng nước ao hồ, sông rạch vì nước này có chất vôi và cặn, lâu ngày sẽ gây nghẹt đường nước lưu thông và cản trở sự truyền nhiệt làm động cơ mau nóng, nước bị sôi.
_ Nếu thùng nước có nhiều cặn vôi, ta dùng nước pha 20 – 30% acide chlohydric ngâm đến khi nào thấy bốc hơi lên thì xả ra và thay nước mới vào.
_ Nếu cặn bùn hay cặn dầu ta pha 4Kg potasse vào trong 10 lít nước cho vào động cơ, nổ máy cho nóng khoảng 30 phút rồi xả bằng nước nhiều lần, mỗi lần xả phải cho máy nổ.
_ Nếu thấy nước có lẫn dầu bôi trơn thì kiểm tra xem đệm nắp máy có bị cháy hoặc nắp máy có bị nứt hay không.
5/ Kiểm tra tình trạng rò rỉ của nước làm mát:
Khi động cơ đang hoạt động xem nước có rò rỉ ở đâu không. Nước có thể rò rỉ ở các mối nối ống cao su do kiềng siết chưa chặt, có thể rò rỉ do két nước bị cánh quạt gió chém, có thể rò rỉ ở trục bơm nước do phốt hư hoặc đệm hở, có thể do dùng ống dẫn nước không đúng loại.
II-ĐỐI VỚI ĐỘNG CƠ ĐÃ THÁO RÃ
Ta kiểm tra các chi tiết sau:
1/ Kiểm tra bọng nước ở nắp máy và thân máy: nếu thấy dơ bẩn thì thông sạch, xong dùng vòi nước có áp suất cao thông vào các bọng nước. Làm như thế nhiều lần đến khi nào thấy hết cặn bẩn và nước ra trong là được.
2/ Kiểm tra van hằng nhiệt:
_ Tháo van hằng nhiệt ra, cho vào 1 cái lon có chứa nước.
_ Để 1 nhiệt kế vào lon nước, đun từ từ cho nước trong lon nóng lên.
_ Khi nhiệt kế chỉ 70oC thì van hằng nhiệt bắt đầu mơ, đến 80oC thì mở hoàn toàn (tùy theo loại). Nếu không thì van hằng nhiệt bị hư, phải thay mới.
3/Kiểm tra nắp két nước:
Sử dụng bơm gắn đồng hồ đo áp suất để kiểm tra độ kín của đệm cao su, độ kín và trạng thái làm việc của các van hơi nước và van không khí. Kiểm tra áp suất mở van bằng cách lắp nắp két nước lên đầu bơm hút, dùng tay kéo pít tông để tạo sức hút, nếu đạt giá trị 0,7 – 1 at mà van mở là đạt yêu cầu.
4/ Kiểm tra tình trạng kiềng siết và ống nước:
_ Kiềng siết phải còn tốt, dây thép siết không bị gãy đứt, ren vít không bị hư hỏng.
_ Ống nước phải là loại có hình dáng thích hợp với động cơ, không bị bể, nứt, không cứng quá hay mềm quá.
5/ Kiểm tra bơm nước:
_ Kiểm tra trục bơm xem có gãy không, bạc đạn còn tốt hay không, cánh quạt nước có mòn, gãy hay không. Nếu hư thì dùng máy ép ép ra cẩn thận để sửa chữa.
_ Kiểm tra phốt cao su xem còn tốt hay không.
_ Kiểm tra vú mỡ có bị nghẹt hay không.
_ Khi ráp bơm nước nhớ làm đệm mới, ráp cánh quạt gió chắc chắn, siết các bu lông đều và chặt.
III-CHÚ Ý AN TOÀN
_ Trước khi khởi động động cơ phải kiểm tra cánh quạt gió có bị nứt, lỏng không.
_ Để tay cách xa dây đai, pu ly và quạt đang quay.
_ Ở loại quạt điện điều khiển bởi công tắc nhiệt, luôn tháo dây điện đến quạt trước khi làm việc vì quạt có thể quay bất ngờ.
_ Không mở nắp thùng nước hay tháo hệ thống làm mát lúc động cơ nóng vì nước có thể sôi bất ngờ và phun ra gây phỏng.
_ Nếu động cơ bị quá nóng phải ngừng nó lập tức, nếu không có thể gây cháy và phá hỏng động cơ.
_ Chất phụ gia pha vào nước làm mát có tính độc hại nên không được để dính vào người, có thể gây cháy nên không để tràn lên những chỗ nóng của động cơ.
Bài 6: KIỂM TRA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
BỘ CHẾ HÒA KHÍ
I-BƠM XĂNG
Sau khi tháo bơm xăng ra khỏi động cơ, ta lần lượt kiểm tra các phần sau:
1/ Tìm mạch xăng vào và ra bằng cách:
_ Nhìn mũi tên nơi bơm xăng hoặc xem chữ IN: vào, OUT: ra
_ Nhìn vị trí gá lắp bơm xăng đối với ống dẫn xăng.
_ Dùng miệng thổi ra rồi hút vào ở đầu ống: nếu thổi ra được hút vào không được thì đó là mạch vào, nếu thổi ra không được hút vào được là mạch ra (trường hợp van bị hư thì thổi ra hút vào gì cũng được)
2/ Kiểm tra lọc xăng: Tháo chén lóng cặn hoặc nắp đậy, kiểm tra lọc xăng có bị nghẹt, bị rách không, kiểm tra xem phốt còn tốt không.
3/ Kiểm tra bơm xăng: Tháo nắp bơm ra khỏi thân bơm kiểm tra:
_ Màng bơm có bị rách không.
_ Các van hút, van thoát có bị vênh, kẹt, ráp lộn chiều hay không. Kiểm tra lò xo van, mặt tiếp xúc của van.
_ Di chuyển cần điều khiển, cần bơm tay xem màng bơm có lên xuống không, nếu không thì xem ngàm gá lắp cần điều khiển với cốt màng bơm xem lò xo bung ra có gãy hay yếu không.
4/ Thử bơm xăng: Sau khi kiểm tra, sửa chữa bơm xăng xong, lắp lại, nhúng mạch hút bơm xăng vào 1 lon xăng, cử động cần bơm tay hoặc cần điều khiển xem xăng có vọt ra ở mạch thoát không.
Nếu có dụng cụ kiểm tra chuyên dùng thì phải kiểm tra sức hút ở mạch hút, áp suất ở mạch thoát và lưu lượng của bơm xăng.
II-BỘ CHẾ HÒA KHÍ
Bộ chế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinhthuc_hanh_dc_xang_7571.doc