Năm 1848, khi viết “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác - Ăngghen đã chỉ rõ, chủ nghĩa tư bản “được xây dựng từ máu và bùn nhơ”. Các ông nhận định rằng, cái ngày giai cấp công nhân thế giới đứng lên lật đổ chế độ tư bản để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn sẽ không còn xa nữa . Kể từ đó đến nay, thời gian hơn 160 năm đã trôi qua. Người ta đã chứng kiến những cơn khủng hoảng trầm trọng của chủ nghĩa tư bản, có lúc tưởng chừng nó sẽ bị diệt vong theo đúng lời tiên liệu của Mác. Đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ II (1945), với sự ra đời và phát triển của hệ thống XHCN đứng đầu là Liên Xô, thì nhiều nhà cách mạng đã bắt đầu mơ đến một kết cục tất yếu của chủ nghĩa tư bản.
Thế nhưng, thực tế sau hơn 160 năm qua, Chủ nghĩa tư bản vẫn ngang nhiên tồn tại, trái lại CNXH đã lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Giờ đây thế lực của chủ nghĩa tư bản đang phát triển, mở rộng và chưa muốn dừng lại.
Có được kết quả đó là do chủ nghĩa tư bản hiện đại đã biết thích nghi với tình hình mới: thay đổi cung cách quản lý, phương thức bóc lột, chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, khoa học, tăng cường liên minh, liên kết với nhau, hoà hoãn và hợp tác với nhau để điều hoà mâu thuẫn, cải tiến chế độ phân chia lợi nhuận, phân chia thị trường, khu vực ảnh hưởng, chú trọng đến chính sách an sinh xã hội vv Chính vì thế không những nó không bị diệt vong sớm như chúng ta tưởng, mà còn phát triển thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn toàn cầu, chi phối mọi hoạt động của thế giới. Vì vậy, dù có sự khác biệt về chế độ xã hội, chúng ta cũng phải thay đổi quan niệm, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, học hỏi những tiến bộ về khoa học quản lý (quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội), áp dụng thành tựu khoa học công nghệ, học hỏi tất cả những gì là tiến bộ của Chủ nghĩa tư bản để phát triển đất nước. Cần thấy rõ, những thành tựu văn hoá, khoa học, tiến bộ về công nghệ. đạt được ở bất cứ chế độ xã hội nào, cũng đều là sản phẩm lao động trí tuệ của loài người
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2998 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế (dành cho các lớp không chuyên ngành), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập có chủ quyền.
Chính phủ Mỹ đã phạm tội ác chiến tranh, phá hoại hoà bình và chống lại loài người… Chính phủ Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình hình cực kỳ nghiêm trọng ở Việt Nam hiện nay ( t.12, tr.230,231).
Tóm lại, trong quan hệ quốc tế, HCM luôn nêu cao tinh thần giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng thương lượng, hoà bình, phù hợp đạo lý và luật pháp quốc tế, tránh chiến tranh, bảo vệ hoà bình.
4/- Nguyên tắc thứ tư : Đoàn kết hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, vì những mục tiêu chung của các dân tộc.
Trong quan hệ của nước ta với các nước trên thế giới, HCM luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, hữu nghi, hợp tác, đôi bên cùng có lợi vì những mục tiêu chung, kết hợp đúng đắn lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế.
Tháng 12-1946, HCM nói với người Việt Nam và người Pháp như sau :
“ Người Pháp và người Việt cùng tin tưởng vào đạo đức : Tự do, Bình đẳng, Bác ái, Độc lập.
Người Việt và người Pháp có thể và cần phải bắt tay nhau trong một sự nghiệp cộng tác bình đẳng, thật thà để gây dựng hạnh phúc chung cho cả hai dân tộc” ( t.4, tr.458 ).
Ngày 1- 1-1947, trong thư gửi Chính phủ và nhân dân Pháp nhân dịp đầu năm mới, HCM giải thích rõ nguyên nhân chiến tranh nêu cao tinh thần mong muốn hoà bình, hữu nghị, hợp tác với nước Pháp. HCM viết:
“ Mong quốc dân Pháp hiểu rằng chúng tôi không thù hằn gì dân tộc Pháp. Chúng tôi bắt buộc phải chiến đấu chống bọn thực dân phản động đang mưu mô xẻ cắt Tổ quốc chúng tôi, đưa chúng tôi vào vòng nô lệ và gieo rắc sự chia rẽ giữa hai dân tộc Pháp và Việt. Nhưng chúng tôi không chiến đấu chống nước Pháp mới và quốc dân Pháp, chúng tôi lại còn muốn hợp tác thân ái” ( t.5, tr.3 ). Tiếp đó ngày 10-1-1947, trong lời kêu gọi Chính phủ và nhân dân Pháp, HCM nhấn mạnh : “ Chúng tôi bao giờ cũng muốn cộng tác với dân tộc Pháp như anh em, trong hoà bình và tin tưởng lẫn nhau… Chúng tôi muốn hoà bình ngay để máu người Pháp và Việt ngừng chảy. Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau” ( t.5, tr.19 ).
Ngày 10-6-1947, trong thư gửi Chủ tịch Lê-ông Blum, HCM nêu rõ :
“ Tôi cho rằng chỉ có một chính sách phù hợp là chúnh sách mà chính ngài đã đề ra trên báo Dân chúng ( ngày 12-12-1946 ), một chính sách hữu nghị và tin tưởng lẫn nhau, dựa trên sự thống nhất và độc lập của Việt Nam.
Vì lợi ích và tương lai chung của hai dân tộc chúng ta, tôi hy vọng các ngài sẽ cố gắng làm cho chính sách khôn ngoan và hào hiệp đó được thực hiện” ( t.5, tr.146 ).
Năm 1955, nhân dịp Quốc khánh lần thư mười của nước ta, HCM tuyên bố : “ Trong quan hệ đối với các nước khác, chính sách của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là rõ ràng và trong sáng, đó là một chính sách hoà bình và quan hệ tốt. Chính sách đó dựa trên năm nguyên tắc vĩ đại nêu trong các bản tuyên bố chung Trung – ấn và Trung – Miến, tức là tôn trọng lãnh thổ và chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ, bình đẳng và hai bên cùng có lợi, chung sống hoà bình” (t.8, tr.58).
Ngày 8-2-1967, trong thư trả lời Tổng thống Mỹ Giôn-xơn, sau khi nêu rõ những tội ác của Chính phủ Mỹ tại Việt Nam, HCM nhấn mạnh :
“ Chính phủ Mỹ đã phạm tội ác chiến tranh, phá hoại hoà bình và chống lại loài người…
Nhân dân Việt Nam quyết không khuất phục trước vũ lực và quyết không nói chuyện trước sự đe doạ của bom đạn.
Sự nghiệp của chúng tôi là chính nghĩa. Mong Chính phủ Mỹ hãy hành động hợp lẽ phải” (t.12, tr.232 ).
Tóm lại, trong quân hệ quốc tế HCM luôn nêu cao nguyên tắc Đoàn kết hữu nghị hợp tác, bình đẳng cùng có lợi giữa các dân tộc. Đó là sự kết hợp đúng đắn lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế, hợp lẽ phải, hợp đạo đức và luật pháp quốc tế.
5/- Nguyên tắc thứ năm : Mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa phương , đa dạng các mối quan hệ.
Ngay sau khi giành được chính quyền, năm 1945, HCM đã nghĩ ngay tới đặt quan hệ với các nước, trước hết là tìm cách làm cho các nước công nhận nền độc lập và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
Năm 1946, HCM đã mạo hiểm sang thăm Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp là cốt để mở mang quan hệ quốc tế, làm cho thế giới biết đến Việt Nam để từ đó mà đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Năm 1946, trong Lời kêu gọi Liên hợp quốc, HCM nêu rõ chính sách đối ngoại của Việt Nam như sau :
: “ 1- Đối với Lào và Miên, nước Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền.
2- Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực :
a)- Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho, đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình.
b)- Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay, đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế.
c)- Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc.
d)- Nước Vioệt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ Liên hợp quốc những Hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ không quân và hải quân” ( t.4, tr.470).
Năm 1950, sau khi khai thông biên giới phía bắc, HCM đã bí mật đi thăm Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN…. Nhằm đặt quan hệ ngoại giao với các nước anh em. Sau chuyến đi đó của Chủ tịch HCM, Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Quan hệ quốc tế của Việt Nam sau đó ngày càng được mở rộng.
Ngày 26-4-1956, trả lời phỏng vấn của phóng viên Anh Rốt-xen-xpô: Chủ tịch có định mở rộng quan hệ ngoại giao và nhất là thương mại với phương Tây không? HCM nói : “ Trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi, chúng tôi sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao và thương mại với tất cả các nước” ( t.8, tr.160 ).
Trong Lời kêu gọi nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1958, HCM nêu rõ : “ Về quan hệ quốc tế, chúng ta không ngừng tăng cường đoàn kết với Liên Xô, Trung quốc và các nước anh em khác, phát triển quan hệ với các nước á Phi, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình ở các nước và góp phần bảo vệ hoà bình thế giới”.
Như vậy trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, HCM là người đã sớm đặt vấn đề mở rộng quan hệ của nước ta với các nước theo hướng đa phương, đa dạng các quan hệ quốc tế.
Tóm lại, trên đây là năm nguyên tắc trong quan hệ quốc tế theo quan điểm của HCM. Những nguyên tắc này thể hiện sâu sắc tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống đối ngoại Việt Nam, tinh hoa văn hoá đối ngoại thế giới dưới ánh sáng của chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Những nguyên tắc đó mang tính qui luật đảm bảo sự phát triển quan hệ quốc tế ngày càng rộng mở và vững chắc của cách mạng Việt Nam`. Đây là cơ sở tư tưởng quan trọng chỉ đạo quá trình xác định và thực thi chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay.
III/- Tư tưởng HCM về phương pháp đối ngoại và ngoại giao trong quan hệ quốc tế.
1/- Phương pháp “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Đây là phương châm Chủ tịch HCM căn dặn Cụ Huỳnh Thúc Kháng, khi Bác Hồ sang thăm Pháp năm 1946.
“ Dĩ bất biến, ứng vạn biến” có nghĩa là lấy cái không đổi để ứng phó với muôn sự thay đổi. Đó là phương châm bắt nguồn từ triết lý phương Đông đã được cha ông ta ứng dụng có hiệu quả trong dựng nước và giữ nước. Phương châm này có liên quan đến chiến lược và sách lược trong đấu tranh cách mạng. Chiến lược là điều không thể thay đổi . Đó là điều “bất biến”. Sách lược là điều có thể thay đổi và cần phải thay đổi trước yêu càu của thực tiễn. Đó là điều có thể “ ứng vạn biến”. Vấn đề là ở chỗ “ ứng vạn biến” nhưng phải đảm bảo giữ vững mục tiêu chiến lược.
Trong thời kỳ 1945-1946, để giữ vững chính quyền cách mạng non trẻ, HCM đã thực hiện “ dĩ bất biến, ứng vạn biến” rất linh hoạt sáng tạo.
Trước tháng 3-1946, HCM đã thi hành khẩu hiệu “Hoa Việt thân thiện !”thực hiện hoà với Tưởng ở phía Bắc để đánh Pháp ở phía Nam. Để hoà với Tưởng, HCM chấp nhận một số yêu sách ngang ngược của bọn Tưởng như cung cấp lương thực cho 20 vạn quân Tưởng, cho tiêu tiền Quan Kim trên đất nước ta, chấp nhận 70 ghế trong Quốc Hội cho bọn Việt Quốc, Việt Cách không thông qua bầu cử, cho đúc tượng vàng hơn 50kg để đền mạng mấy binh sỹ Tưởng mà tự vệ ta giết hại ở bến phà Chèm…
Sau ngày 6-3-1946, thực hiện chính sách hoà với Pháp để đuổi Tưởng. HCM đã ký với đại diện của Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946. Nội dung Hiệp định ghi rõ : Phía Việt Nam chấp nhận cho binh lính Pháp ra Bắc làm nhiệm vụ thay cho binh lính Tưởng giải giáp quan đội Nhật trong thời hạn là 5 năm … Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp … Với bản Tạm ước này, ta đã bước đầu buộc Pháp phải công nhận chính quyền cách mạng, công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, ta không phải đánh Pháp ngay, lại đuổi Tưởng về nước một cách hợp pháp, nhẹ nhàng. Sau đó HCM đã ký với phía Pháp bản Tạm ước ngày 14-9-1946. Với bản Tạm ước này, ta tiếp tục kéo dài thời gian hoà hoãn để chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài, chính quyền cách mạng vẫn được giữ vững.
Năm 1954, việc chúng ta chấp nhận Hiệp định Giơ-ne-vơ với điều kiện đất nước tam thời phải chia cắt làm hai miền cũng thể hiện tinh thần phương châm “ dĩ bất biến ứng vạn biến” của HCM. Điều đạt được quan trọng nhất trong Hiệp định Giơ ne vơ là thực dân Pháp và các nước lớn trên thế giới trong đó có cả Mỹ đã chính thức phải công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phải công nhận Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Còn một số điều chưa đạt được ta tạm thời chấp nhận để giải quyết sau như vấn đề thống nhất đất nước chẳng hạn…
2/- Phương pháp ngoại giao “tâm công” trong quan hệ quốc tế.
“ Tâm công” nghĩa là đánh vào lòng người. Đây là phương pháp ngoại giao trong lịch sử cha ông ta thường sử dụng. Sử dụng “ tâm công để thu phục lòng người, lấy chính nghĩa, lấy lẽ phải, lấy đạo lý ở đời mà thuyết phục mà làm mềm lòng đối phương để giành thắng lợi mà không cần dùng tới binh đao, súng đạn.
Binh vận là một hình thức của phương pháp “tâm công” dùng trong đấu tranh quân sự với địch. Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV, đã dùng những lời lẽ đầy thuyết phục để dụ Vương Thông ( tướng Nhà Minh ) qui hàng, rút quân về nước. Trước đó, vào thời Lý, Lý Thường Kiệt đã dùng lẽ trời để nói với kẻ xâm lược, thể hiện trong Bài thơ viết trên Sông Như Nguyệt :
“ Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư !
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !
Tạm dịch là :
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Đã định rành rành ở sách trời !
Cớ sao bọn giặc tới xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời !
Nội dung tư tưởng của Bài thơ mang ý nghĩa “tâm công” sâu sắc. Sông núi nước Nam là của người Việt Nam. Điều đó đã định ở sách trời. Bọn giặc sang xâm phạm là trái lẽ trời. Vì thế nhất định chúng sẽ thất bại.
Cơ sở của ngoại giao “tâm công” là hướng thiện, khai thác cái thiện trong nhân tính con người. HCM nêu rõ : “ Tuy phong tục mỗi dân tộc khác nhau. Nhưng có một điều thì dân tộc nào cũng giống nhau, ấy là ưa sự lành và ghét sự dữ”.
Đối với HCM, ngoại giao “tâm công” được dùng trong các trường hợp cụ thể sau đây :
Thứ nhất là đối với kẻ thù xâm lược.
Với đối tượng này, HCM luôn nêu cao chính nghĩa, tìm điểm tương đồng, khơi dạy mặt tốt để đánh thức lương tri của họ. Trên cơ sở đó mà thuyết phục họ từ bỏ âm mưu, hành vi xâm lược đối với nước ta.
Tháng 10-1945, gửi thư cho những người Pháp ở Đông Dương, HCM nêu rõ :
“ Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó được độc lập. Các bạn yêu đồng bào của các bạn và muốn họ được tự do. Lòng yêu nước thương nòi này làm vẻ vang các bạn vì nó là lý tưởng cao quí nhất của loài người… Sự chiến đấu của chúng tôi không nhằm vào nước Pháp, cũng không nhằm đánh vào những người Pháp lương thiện, mà chỉ chống lại sự thống trị tàn bạo ở Đông Dương của chủ nghĩa thực dân Pháp…
Chúng tôi không sợ chết vì chúng tôi muốn sống. Chúng tôi cũng như các bạn, muốn sống tự do, không có ai đè đầu bóp cổ” ( t.4, tr.67 ).
Tháng 1-1947, trong thư gửi Tướng Pháp Lơ-cờ-léc, HCM viết:
“ Ngài là một đại quân nhân, và một nhà đại ái quốc.…. Một nhà ái quốc trọng những nhà ái quốc nước khác. Một người yêu quê hương mình, trọng quê hương của kẻ khác. Tôi chắc rằng đó cũng là ý kiến của ngài.
Ngài muốn nước Pháp được độc lập thống nhất. Chúng tôi cũng muốn nước Việt Nam độc lập thống nhất. Ngài và chúng tôi cùng một chí hướng.
Lừng danh với những chiến công, ngài lại đi đánh một dân tộc muốn độc lập thống nhất quốc gia, và một nước chỉ muốn hợp tác như anh em với ngài sao ?
Phải chăng đó là một công việc bạc bẽo, đau đớn ?
Giá thử ngài đánh được chúng tôi đi nữa - đấy là một điều viển vông, vì nếu ngài mạnh về vật chất thì chúng tôi đây mạnh về tinh thần với một ý chí chiến đấu cương quyết cho tự do của chúng tôi- thì những thắng lợi tạm thời kia chẳng những không tăng thêm mà còn làm tổn thương đến uy danh quân nhân và tư cách ái quốc của ngài” ( t.5, tr.5 ).
Tháng 3-1948, trả lời điện của một nhà báo nước ngoài,HCM nhấn mạnh : “ Nước Mỹ và nước Anh thừa nhận Phi-luật-tân và ấn Độ, Miến Điện độc lập. Hai cường quốc đó đã cho nước Pháp một bài học chính trị rất khéo và quang minh. Nếu thực dân Pháp vẫn khư khư giữ chặt tham vọng cũ thì chúng sẽ thất bại. Chính nghĩa bao giờ cũng thắng”( t.5, tr.403).
Trong kháng chiến chống Mỹ, HCM nói với nhân dân Mỹ như sau :
“ Chúng tôi không có xích mích gì với nhân dân Mỹ, chúng tôi muốn sống hoà bình và hữu nghị với nhân dân Mỹ. Nhân dân chúng tôi được giáo dục tinh thần quốc tế chân chính. Trước đây chúng tôi đã chú ý phân biệt thực dân Pháp và nhân dân Pháp yêu chuộng hoà bình thì ngày nay chúng tôi cũng chú ý phân biệt nhân dân Mỹ vĩ đại có truyền thống tự do với bọn can thiệp và bọn quân phiệt ở Hoa Thịnh Đốn ( Oa-dinh-tơn – Trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ)” ( t.11, tr.235).
Đó là “tâm công” đối với các đối tượng thù địch.
Thứ hai là “ tâm công” đối với bạn bè, đồng chí.
Với đối tượng này, HCM dùng tình cảm chân thành theo tinh thần vừa là đồng chí vừa là anh em, coi bốn bể là nhà, thuỷ chung son sắt trong giao tiếp, đối xử với nhau. HCM nhắc nở các cán bộ ngoại giao cuat ta như sau : “ PhảI làm cho đúng đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước… tăng cường đoàn kết hữu nghị với các nước XHCN, tăng cường hữu nghị với các dân tộc bị áp bức và nhân dân thế giới… vì lợi ích của hoà bình, độc lập và tiến bộ xã hội”.
Trong quan hệ với ấn Độ, HCM đề cao vai trò của ấn Độ đối với Việt Nam, luôn biết ơn sự đồng tình ủng hộ của nhân dân ấn Độ. HCM khẳng định : “ Nhân dân Việt Nam luôn nhớ rằng Thánh Găng Đi ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam ngay khi mới bắt đầu và Thủ tướng Nê Ru đã nhiều lần lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam” (t.9, tr.43).
Với phương pháp ngoại giao “ tâm công” HCM đã cô lập được kẻ thù, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam.
3/- Phương pháp dự báo thời cơ và nắm vững thời cơ trong đấu tranh ngoại giao .
Trong lãnh đạo cách mạng, HCM nêu rõ : “ Muốn thành công thì phải biết trước mọi việc”. Trong đấu tranh ngoại giao cũng cần biết trước mọi việc. Muốn vậy phải có dự báo chính xác, nhất là dự báo thời cơ và nắm đúng thời cơ. Dự báo và nắm đúng thời cơ là để chuẩn bị các hoạt động ngoại giao chủ động, phù hợp.
HCM đã có những dự báo chính xác trên cơ sở nắm đúng thời cơ khởi sự cuộc đấu tranh ngoại giao. Năm 1941, HCM dự báo : 1945 cách mạng Việt Nam thành công. Từ dự báo đó HCM đã chuẩn bị sẵn các phương án đấu tranh ngoại giao khgi đồng minh kéo vào nước ta tước vũ khí quân Nhật. Năm 1966, HCM dự báo: Mỹ có thua thì sẽ thua trên bầu trời Hà Nội. Dự báo đó, giúp cho Đảng ta chủ động tiến công Mỹ trên bàn Hội nghị Pa-ri, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri hoàn toàn bất lợi cho Mỹ và các lực lượng theo đuôi Mỹ.
Để dự báo đúng thời cơ, cần nắm vững sự vận động, phát triển của cách mạng trong nước, xu thế phát triển của thời đại và quá trình vận động phát triển, tác động lẫn nhau của các nhân tố đó.
Trong tác phẩm Lịch sử nước ta, HCM viết năm 1941, xuất bản 1942, tác giả phân tích rất sâu sắc yếu tố thời cơ vô cùng thuận lợi của cách mạng Việt Nam như sau :
“ Bây giờ Pháp mất nước rồi
Không đủ sức, không đủ người trị ta.
Giặc Nhật Bản thì mới qua
Cái nền thống trị chưa ra mối mành.
Lại cùng Tàu, Mỹ, Hà, Anh
Khắp nơi có cuộc chiến tranh rầy rà.
ấy là dịp tốt cho ta
Nổi lên khôi phục nước nhà, Tổ tông”.
Khi đã dự báo đúng thời cơ thì cần nắm vững thời cơ, kịp thời tổ chức, sắp xếp lực lượng và chủ động đặt kế hoạch tiến hành đấu tranh ngoại giao, phối hợp với những thắng lợi đã đạt được để đi đến kết thúc chiến tranh giành thắng lợi cơ bản, hoặc giành thắng lợi hoàn toàn.
4/- Phương pháp kết hợp đánh và đàm
Theo HCM, trong đấu tranh ngoại giao cần kết hợp giữa đánh và đàm. Đánh là tiến công quân sự trên chiến trường. Đàm là đàm thoại, là tranh đấu trên bàn Hội nghị với đối phương. Trong mối quan hệ giữa đánh và đàm thì đánh là quan trọng và có ý nghĩa quyết định thắng lợi trên bàn đàm phán. Thắng lợi trên bàn đàm phán bao giờ cũng phản ánh tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường. Ta chỉ có thể giành thắng lợi trên bàn đàm phán khi ta giành thế thắng lợi, thế chủ động trên chiến chiến trường. Theo HCM ngoại giao là phải231 có thực lực. Ta có thực lực họ mới đếm xỉa đến ta. Các nhà ngoại giao cần nhớ rằng : “ Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi.Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn” ( t.4, tr. 126).
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ XVIII (1-1967), HCM nêu rõ : “ Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ hiện nay, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định trên chiến trường, là cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị cái mà chúng ta giành được trên chiến trường”.
Mặt khác, cũng cần thấy rằng thắng lợi trên bàn đàm phán là cơ sở để đi tới chấm dứt hoàn toàn hoạt động quân sự của địch. Trong kháng chiến chống Pháp, do thất bại trên chiến trường Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Trong kháng chiến chống Mỹ, do thất bại ở chiến trường miền Nam và nhất là thất bại trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không tại bầu trời Hà Nội, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri rút quân về nước.
Phương pháp kết hợp đánh và đàm trong đấu tranh ngoại giao là phương pháp ngoại giao độc đáo của HCM. Đó là phương pháp mang lại sức mạnh, mang lại thế chủ động cho ta, mạng lại thắng lợi về ta.
5/- Phương pháp sử dụng dư luận quốc tế và pháp lý hoá quốc tế.
Đây là phương pháp mang đậm nét đặc trưng ngoại giao HCM. Quan điểm này xuất phát từ những kinh nghiệm hoạt động ở nước ngoài nhiều năm của HCM. Từ trong hoạt động thực tiễn ở nước ngoài, HCM sớm thấy rõ mối quan hệ gắn bó sâu sắc giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới. Các dân tộc trên thế giới đều có những lý tưởng chung, quyền lợi chung thống nhất. Đây là cơ sở quan trọng để chúng ta tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân loại tiến bộ đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, nhất là trong đấu tranh giành độc lập, gìn giữ hoà bình và tiến bộ xã hội.
Sử dụng dư luận quốc tế là đưa các sự kiện của Việt Nam gắn bó với trào lưu tư tưởng tiến bộ của thời đại như quyền tự quyết, quyền bình đẳng, tinh thần bác ái v.v…Dựa vào đó mà tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với nước ta.
Ví dụ, trong đấu tranh ngoại giao, HCM luôn nêu cao quyền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Đó là quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam và đó cũng là quyền thiêng liêng của tất cả các dân tộc trên thế giới và nó đặc biệt quan trọng trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. HCM lên án mạnh mẽ các cuộc chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc với Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới. HCM coi cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta là chính nghĩa, vừa hợp lòng dân vừa hợp xu thế thời đại. HCM tuyên truyền sâu rộng cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta trước dư luận quốc tế, nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.
Pháp lý hoá quốc tế, theo HCM, pháp lý hoá quốc tế vấn đề Việt Nam là đưa các sự kiện đang diễn ra ở Việt Nam gắn với các văn bản pháp lý quốc tế, đã được nhiều quốc gia nhất là được các nước lớn đã thừa nhận. Trong nhiều bài nói và viết của HCM, chúng ta thấy HCM luôn đưa các sự kiện đang diễn ra ở Việt Nam gắn với Hiến chương Đại Tây Dương, gắn với Hiến chương Liên Hợp Quốc, gắn với Tuyên bố của Hội nghị Băng Đung. HCM coi hành vi xâm lược Việt Nam của đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ là vi phạm trắng trợn Hiến chương Đại Tây Dương và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Trong thư gửi Bộ trưởng ngoại giao Mỹ ( tháng 10-1945 ), HCM chỉ rõ, các hàng động xâm lược của Pháp đối với Việt Nam là trái với Hiến chương Đại Tây Dương, trái với Hiến chương Xan-phơ- răng-xi-cô và khẳng định: “… tình hình Việt Nam đòi hỏi sự can thiệp tức thời của Liên hợp quốc. HCM nêu 4 nguyện vọng của nhân dân Việt Nam là:
Vấn đề Việt Nam phải được thảo luận ở phiên họp đầu tiên của Uỷ ban tư vấn Viễn Đông.
Đoàn đại biểu Việt Nam phải được đến dự để phát biểu những quan điểm của Chính phủ Việt Nam.
Một Uỷ ban điều tra phải được cử tới Nam Việt Nam.
Nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam phải được Liên Hợp Quốc công nhận”.
Ngày 18-6-1965, trả lời phỏng vấn báo Pra-vơ-đa ( Liên Xô ), HCM nêu rõ :
“ Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam hiện nay là cuộc chiến tranh yêu nước, chính nghĩa và tất thắng của nhân dân chống lại cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa và tàn bạo do đế quốc Mỹ gây ra.
Nhân dân Việt Nam kiên quyết đứng vững trên tiền đồn phía đông của phe XHCN, đứng vững trên tuyến đầu của nhân dân thế giới chống đế quốc Mỹ xâm lược, đấu tranh cho những quyền dân tộc thiêng liêng của mình, đồng thời đấu tranh cho sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” (t.11, tr.452).
Đó là cách quốc tế hoá vấn đề Việt Nam của HCM- Một phương pháp ngoại giao độc đáo của HCM.
IV /- Phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh
trong quan hệ quốc tế
1/- Phong cách ngoại giao HCM.
Phong cách ngoại giao HCM được thể hiện ở phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt và phong cách ứng xử trong giao tiếp với các đối tượng. Điều đó được thể hiện ở các đặc điểm sau đây :
a/- Kết hợp lý lẽ và tình cảm trong ngoại giao
Đấu tranh ngoại giao là một hình thức của đấu tranh chính trị. Mục đích của ngoại giao là thuyết phục phía đối phương thuận theo mong muốn của mình, phục vụ cho mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Muốn vậy trong đấu tranh ngoại giao phải kết hợp chặt chẽ giữa lý và tình. Lý là lý lẽ, là luật pháp, tình là tình cảm, là đạo đức trong quan hệ giữa con người với con người. Quyền con người đó là điều thuộc cả pháp lý và đạo đức. Do đó, trong đấu tranh ngoại giao HCM luôn nêu cao quyền con người và quyền dân tộc. Trong tuyên ngôn độc lập, đọc ngày 2-9-1945, HCM đã nâng quyền con người lên thành quyền dân tộc, đấu tranh cho quyền dân tộc được thực hiện trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Đó là yêu cầu bức xúc của thời đại, yêu cầu nóng bỏng của các quốc gia dân tộc ở thế kỷ XX.
Trong đấu tranh ngoại giao, HCM luôn chỉ ra cho đối phương những việc họ đã làm trái với pháp lý và đạo đức. Ngược lại phía chúng ta luôn thi hành nghiêm chỉnh pháp lý và đạo đức.
Ngày 2-7-1946, trong buổi chiêu đãi của Thủ tướng Pháp Bi-đôn, HCM nói : “ Chúng ta đều kích thích bởi một tinh thần, triết lý đạo Khổng và triết lý phương Tây, đều tán dương một nguyên tắc đạo đức : “ Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” ( điều mình không muốn làm, đừng để cho người khác), ( t.4, tr. 267).
Trong thư gửi những người Pháp ở Đông Dương, HCM viết : “Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó độc lập… chúng tôi cũng phải yêu nước của chúng tôi và muốn cho nó được độc lập chứ ! … Cái mà các bạn coi là lý tưởng cũng phải là lý tưởng của chúng tôi” ( t.4, tr.65 ).
Ngày 2-9-1946, trong thư trả lời bà Sốt-xi, trong Hội phụ nữ Pháp, HCM viết : “ Người pháp đã bị đau khổ vì bị chiếm đóng trong 4 năm. Trong bốn năm ấy các bà đã tiến hành kháng chiến và đánh du kích. Người Việt Nam chúng tôi cũng đau khổ vì bị chiếm đóng hơn 80 năm; Chúng tôi cũng đã kháng chiến và đánh du kích… Vì sao những người kháng chiến Pháp được coi như những người anh hùng ? Vì sao những người du kích Viêt nam lại bị xem như những tên ăn cướp và những kẻ giết người?”. Từ những câu hỏi đó, HCM kêu gọi: “ Hỡi những bà mẹ Pháp ! Tôi kêu gọi tinh thần yêu nước cao quí và tình mẫu tử của các bà. Các bà hãy giúp chúng tôi ngăn chặn những sự hiểu lầm và mau chóng gây dựng tình hữu nghị và tinh thần hoà hợp giữa các con em chúng ta. Và các bà sẽ nhận được tấm lòng biết ơn của người con không chỉ của thanh niên Pháp mà của cả thanh niên Việt Nam” ( t.4, tr. 302, 304 ).
Như vậy, trong ngoại giao, HCM đã luôn kết hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tư tưởng hồ chí minh về quan hệ quốc tế( dành cho không chuyên tư tưởng hồ chí minh).doc