Đề cương chi tiết Nhận thức và lãnh đạo bản thân

Mục lục

1 Lời mở đầu 2

2 Giới thiệu chung 3

2.1 Tầm quan trọng của cuốn sách 3

2.2 Sự khác biệt của cuốn sách 4

2.3 Cách đọc sách 4

3 Nội dung chính 5

3.1 Quản trị nhân hiệu 5

3.2 Nhận thức và khám phá bản thân 6

3.3 Lãnh đạo và khẳng định bản thân 15

3.4 Câu hỏi trắc nghiệm 26

3.5 Bài tập ứng dụng 26

3.6 Phụ lục 26

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương chi tiết Nhận thức và lãnh đạo bản thân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a mình. Thấy được con đường cho dân tộc Việt Nam. Sứ mệnh là lý do con người tồn tại. Sứ mệnh của con người là để trả lời cho câu hỏi: Tại sao tôi sinh ra trên đời? Tôi sinh ra trên đời để làm gì? Điều tốt nhất tôi có thể làm để đóng góp cho cuộc đời này là gì? Tôi là ai? Tôi có vai trò gì trong thế giới rộng lớn này? Không phải ai cũng nhận thức được sứ mệnh của bản thân mình và mất cả cuộc đời để đi tìm kiếm. Sứ mệnh là một cái gì đó mà nếu chúng ta có thể nhận thức được thì cũng đồng nghĩa với việc bạn thấu hiểu giá trị của bản thân mình. Ví dụ như sứ mệnh của một bông hoa là làm đẹp tô thắm cho đời và đó cũng chính là giá trị sử dụng của nó. Chính vì vậy, nhận thức được sứ mệnh của bản thân vô cùng quan trọng đối với bản thân mỗi chúng ta. cd Franklin đã nói: Đừng tự che lấp tài năng của bạn. Trong bóng râm thì chiếc đồng hồ mặt trời làm sao còn là chính nó. Hãy học cách sẵn sàng để đi ra dưới ánh sáng mặt trời, và sau đó là làm thế nào để bạn thực sự nổi bật Như những gì bạn vốn có. ba Không chỉ có sứ mệnh, nhận thức bản thân còn giúp chúng ta nhận thức được tư chất của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có một tư chất khác nhau. Tư chất không phải là cái thể hiện lộ liễu ra bên ngoài mà phải lắng sâu vào bên trong để hiểu rõ. Đó là tài nguyên của mỗi con người, là tài sản ta có để đầu tư vào cuộc sống. Nhưng tài sản này chôn sâu bên trong con người bạn, và không phải ai cũng khám phá ra hết để sử dụng, để đầu tư. Và khi không khám phá ra nó, đôi khi chúng ta đầu tư sai. Như Ben Franklin đã nói: “Đừng tự che lấp tài năng của bạn. Trong bóng râm thì chiếc đồng hồ mặt trời làm sao còn là chính nó”, hãy học cách sẵn sàng để đi ra dưới ánh sáng mặt trời, và sau đó là làm thế nào để bạn thực sự nổi bật như những gì bạn vốn có. Ví dụ như tư chất của bạn là kiên định và nếu bạn biết cách sử dụng sự kiên định của mình đúng lúc, đúng trường hợp thì chắc chắn bạn sẽ thành công trong việc thực hiện ý tưởng cua mình. Nhận thức được tư chất của bản thân là tiền đề để bạn phát huy thế mạnh của mình, phát huy năng lực tiềm ẩn của bản thân mình. Ngoài tư chất ra thì năng khiếu cũng là tài sản của riêng bạn. Khám phá và nhận thức bản thân cùng là nhận thức được năng khiếu của bản thân mình. Thông thường bạn sẽ thấy rõ năng khiếu của mình hơn thông qua hoạt động của chính bạn. Những hoạt động mà bạn có kết quả nổi bật hơn hẳn nếu làm nó như: năng khiếu vẽ, năng khiếu hát, năng khiếu nhảy break dance,… Có người thể hiện năng khiếu đó từ nhỏ, có khi lớn hơn mới bắt đầu bộc lộ năng khiếu của mình, nhưng chẳng sớm thì muộn, những năng khiếu đó cũng dần dần bộc lộ. Chỉ có điều, bạn chưa tận dụng được hết năng khiếu của mình phục vụ cho công việc Đôi khi những năng khiếu của bạn chỉ được xem như những tài lẻ. Nghĩa là không phải ai cũng biết sử dụng năng khiếu để phục vụ và tăng hiệu quả cho công việc. Giống như bạn có một con dao sắc, và bạn dùng con dao đó vào việc đóng đinh. Mỗi người đều có chín năng lực tư duy: Logic, tự nhiên, nội tâm, nhạc điệu, vận động, ngôn ngữ, giao tiếp, không gian, tâm linh nhưng không phải mặt nào cũng là mặt mạnh của chúng ta và điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức được năng khiếu bản thân để đầu tư phát triển. Đồng thời cân bằng phát triển hài hòa các năng khiếu của bản thân để có năng lực tổng hợp. Cuối cùng và không kém phần quan trọng đó chính là nhận thức được thời vận. Thời vận là gì? Tại sao lại phải nhận thức được thời vận? Chúng ta vẫn biết rằng: “Thời thế tạo anh hùng” và người thành công là những người thức thời nhất. Nhận thức thời vận cùng với phát huy năng lực của bản thân sẽ giúp bạn được những gì? Xin trả lời một cách ngắn gọn nhất là: Nhận thức được thời vận chính là nhận thức được con đường đi tới thành công một cách nhanh nhất.  Có câu nói rằng “Thấy và nắm lấy- đó là cơ hội, thấy mà không nắm lấy- đó là rủi ro”. Thời vận sẽ ít khi đến với bạn lần thứ hai, chính vì vậy chờ thời không đồng nghĩa với việc há miệng chờ sung. Cần nắm bắt cơ hội cho mình, hiểu thời vận của mình và chủ động chuyển dịch, chủ động thay đổi để phù hợp với thời vận của mình. Có nhiều sự kiện, nếu nhìn từ bên ngoài sẽ chỉ thấy đó là những bước nhảy vọt phi thường, ta có cảm giác, cái gì đến sẽ đến. Nhưng từ bên trong, thực tế cái gì xảy ra cũng có nguyên nhân của nó. Để có được sự phát triển phi thường đó, cần cả một quá trình nỗ lực và cố gắng. Nhưng từ bên trong, thực tế cái gì xảy ra cũng có nguyên nhân của nó. Để có được sự phát triển phi thường đó, cần cả một quá trình nỗ lực và cố gắng. Nhận thức Suy nghĩ – Cảm nhận – Mong muốn Sứ mệnh Tư chất Năng khiếu Thời vận Khi bạn sinh ra trên đời, trong bạn đã có sẵn một hạt giống của riêng bạn, hạt giống đó nằm sâu trong bạn và cũng lớn lên cùng quá trình bạn phát triển. Mỗi công việc bạn làm, mỗi môi trường bạn tiếp xúc và được giáo dục sẽ là môi trường để mầm cây đó phát triển hoặc làm thui chột đi sức sống của mình. Những gì chúng ta sắp trải qua sau đây giúp bạn tìm ra mầm cây của mình, giúp bạn tìm ra mảnh đất để gieo mầm, giúp bạn tìm được những công cụ để chăm cho mầm cây phát triển. Khi hạt giống muốn vươn mình trỗi dậy, bên trong nó có biết bao mầm sống tiềm tàng, khi hạt giống vuơn lên ta thấy có sự vượt trội thật mạnh mẽ, đó là sức sống mãnh liệt từ bên trong. Bản thân mỗi con người chúng ta cũng giống như một hạt giống, trong chúng ta đều có năng lực tiềm tàng để vươn lên trỗi dậy bất cứ lúc nào. Khi đã biết mình cần nhận thức và khám phá điều gì, chúng ta cần biết làm thế nào để nhận thức và khám phá ra những điều đó. Một số nguyên tắc hay còn gọi là những phương pháp giúp mình nhận thức và khám phá bản thân mình một cách tốt nhất. + Thứ nhất: Nguyên tắc S.O.S S tand back: Dừng lại Observer : Quan sát S teer : Chỉnh hướng Muốn nhận thức được bản thân mình, điều đầu tiên là chúng ta cần dừng lại. Cuộc sống hàng ngày trôi đi, thời gian trôi đi không đợi bất cứ ai, nó giống hệt như dòng người trên đường phố của thủ đô Hà nội ban ngày vậy, vội vã, tấp nập. Vô hình chúng ta bị cuốn vào đó mà không hay. Hơn thế, thời đại Internet ngày nay khiến nhịp sống của chúng ta nhanh hơn, thế giới phẳng hơn, chỉ 1 giây là có hàng trăm triệu sự thay đổi diễn ra. Hàng ngày bạn hòa mình vào dòng người đó, giờ đây bạn tách ra 1 bên đường, nhìn vào dòng người đó, nhận thấy mình rõ hơn. Sau đó quan sát từng người một, quan sát chính mình. Muốn đi đúng đường của mình, ta dừng lại 1 chút, tìm hướng rẽ cho mình để không bị dòng người đó kéo đi mãi mà không biết sẽ tới đâu. + Thứ hai: Nguyên tắc D.O D etach : Tách rời O bserver : Quan sát Nguyên tắc “Do” là một trong những nguyên tắc hữu hiệu hỗ trợ bạn ra quyết định. Tại sao phải tách rời? Tách rời nghĩa là gì? Đơn giản, tách rời là bạn đặt mình vào vị trí thứ 3, quan sát cái tôi của bạn như là nhân viên trong công ty bạn. Quan sát công việc đó là một công việc đem lại lợi ích cho công ty. Sau đó bạn đưa ra quyết định thực thi cho nhân viên Tôi của công ty đó. Bạn cũng có thể quan sát theo nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào việc bạn chọn nhân vật thứ 3 bạn sẽ đóng là ai trong công ty đó. Chắc chắn bạn sẽ sáng suốt xử lý vấn đề của mình + Thứ ba: Nguyên tắc S.O.D.A Stop : Dừng lại Options : Lựa chọn Decision : Quyết định Action : Hành động Đã bao giờ bạn xử lý vấn đề nhanh đến mức bạn không cần suy nghĩ gì? Và bạn cho rằng bạn không cần lựa chọn để đưa ra quyết định đó? Thực chất là bạn CÓ lựa chọn trong tiềm thức mà bạn không biết. Tiềm thức đã xử lý việc đó nhiều lần và đưa ra một quy chuẩn hay nói cách khác là một phản xạ không điều kiện với những việc tương tự. Và bạn tưởng rằng mình đã không lựa chọn gì. Giờ để thay đổi thói quen cũ đó. Bạn hãy dừng lại một chút, và đưa ra các phương án để lựa chọn lại. Sau đó cân nhắc kỹ càng cho việc đưa ra quyết định. Và cuối cùng là hành động một cách chuẩn xác, bạn sẽ bất ngờ vì hiệu quả khác biệt của nó. + Thứ tư: Tập Yoga và thiền định Bạn có thể không ăn chay, không vào chùa, không đi tu, bạn vẫn có thể thực hành Thiền định. Triết lý lớn nhất của thiền là sống với hiện tại. Trước đây nhiều người nghĩ rằng, Yoga và thiền là dành cho những người cao tuổi, khi sức khỏe họ không đủ dẻo dai, mạnh mẽ để chơi các môn thể thao của thanh niên. Nhưng thực tế đã chứng minh, ngày nay rất nhiều bạn trẻ nhận thấy Yoga và thiền thực sự cần thiết cho cuộc sống. Hàng trăm ca sỹ, người mẫu, diễn viên điện ảnh đi tập Yoga để giữ vẻ thanh xuân của mình, để giảm mức độ căng thẳng và đầy áp lực của cuộc sống. Trong Yoga có thiền định. Bạn sẽ được thực tập các phương pháp sơ thiền, thiền sâu… để thực sự trở về với chính mình. Thiền và Yoga cho chúng ta rất nhiều lợi ích, vì đây là công cụ để tìm ra sứ mệnh của mình, và để vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất trong việc đưa ra quyết định của mỗi người. Các bạn đang cầm trên tay cuốn kim chỉ nam để thay đổi cuộc sống, thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực. Cuộc sống của bạn có thể đang rất tốt, mọi thứ đâu vào đấy và dường như sóng gió cuộc sống chưa đến với bạn. Nhưng cũng có thể bạn đang trong cơn sóng gió của số phận, bạn đang tìm một nơi bám víu. Cũng có thể bạn đang trong quá trình để thay đổi bản thân, tiến trình đầy sóng gió để dịch chuyển từ cái bạn đã là đến cái bạn sẽ là. Chúng tôi lại một lần nữa nhấn mạnh vai trò của thiền đối với bất kỳ đối tượng nào trong xã hội. Thiền có vai trò quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương trong quá khứ của bạn, để bạn bước tiếp tới tương lai tươi sáng của mình. Quá nhiều đau khổ diễn ra trên thế giới này khiến người ta nghĩ rằng hạnh phúc là điều viễn tưởng, là điều phía cuối con đường mà khó có thể họ đến đích. Nhưng nếu bạn thực hành thiền đều đặn mỗi ngày như khi bạn uống nước, bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc có mặt ngay trong lúc bạn thiền. Thiền có nhiều cách để thực hành. Bản chất của thiền là quán chiếu hơi thở của bạn trong cuộc sống hàng ngày. Khi bạn thở vào hay thở ra, bạn biết được rằng bạn đang thở vào hoặc thở ra. Nhiều người nghĩ rằng, tôi đang lái xe, tôi cần tập trung vào lái xe, làm sao tôi có thể chú ý để biết là mình có đang thở vào thở ra hay không? Tuy nhiên, việc bạn lái xe, việc bạn ăn cơm, việc bạn đánh máy…tất cả đã được lập trình và đi xuống tiềm thức của bạn. Tức là khi bạn nhai cơm, bạn không cần nghĩ là cái lưỡi bạn phải hoạt động như thế nào hay cách thức bạn tiết nước bọt để tiêu hóa thức ăn ngay trong khoang miệng. Những việc hàng ngày của ta, đi, đứng, nói cười là bản năng, có những việc thường xuyên trở thành thói quen. Những việc đó sẽ đi vào tiềm thức và không cần dùng ý thức để điều khiển, giờ chúng tra dùng ý thức để quán chiếu hơi thở, để biết rằng mình đang sống với hiện tại. Triết lý lớn nhất của thiền là sống với hiện tại. Hạnh phúc ngay trong hiện tại mà không cần đợi đến ngày mai. Bạn đang đọc cuốn sách này, bạn cũng rất hạnh phúc rồi. Hiện tại tốt sẽ là chất liệu tốt nhất để bạn xây dựng tương lai thành công cho mình. + Thứ năm: Sử dụng Tư duy tích cực trong nhìn nhận và giải quyết vấn đề Tư duy tích cực Nhìn tổng thế. Tập trung vào mặt tích cực. Hướng tới giải pháp tích cực. Tư duy tích cực, có thể là một khái niệm lạ của nhiều năm trước đây, nhưng sự thực hùng hồn của lịch sử chúng ta đã chứng minh một điều đó là: Chúng ta thắng được những nước mạnh hơn chúng ta nhờ có tư duy tích cực. Người Việt chúng ta rất lạc quan trong thời chiến. Để nhận thức bản thân, điều quan trọng là cần phải định hướng tư duy, tư duy tích cực. Mỗi người tôi và bạn có hàng cơ hội để chọn thái độ tích cực hay tiêu cực. Những người tiêu cực lựa chọn thái độ ứng xử dựa trên sự bốc đồng, nó giống như một trai sôđa, nếu cuộc sống lắc họ vài cái, áp lực tăng lên và nút chai bật nắp. Những người như thế rất khó điều chỉnh được hành vi và cảm xúc của mình. Còn những người tích cực thì lại chọn cách ứng xử dựa trên nhận thức, họ suy nghĩ trước khi hành động, họ làm chủ được cảm xúc và suy nghĩ của mình, làm chủ hoàn cảnh. Người tích cực giống như nước, cứ lắc tha hồ cũng chẳng có chuyện gì xảy ra: không xì bọt, không trào bong bóng, không đầy ga. Vậy bạn chọn, mình là soda hay là nước? Cư dân mạng rất hay truyền cho nhau những câu chuyện hay và một trong số các câu chuyện đó là về “Dấu chấm đen trên tờ giấy trắng”. Hỏi 100 bạn thì có đến 99 bạn trả lời thấy dấu chấm đen. Mặc dù dấu chấm đen đó chỉ chiếm 1% trên tờ giấy trắng nhưng rất ít người nói tờ giấy trắng trước, vì đơn giản là trong tiềm thức, tờ giấy trắng là không có một vết đen. Phản xạ đầu tiên của con người sẽ là nhìn thấy điểm đen trước. Sau nhiều năm kinh nghiệm, chúng ta đúct rútc cho mình một tư duy đó là phát hiện nguy hiểm và tránh. Trong giao tiếp thì thường tìm điểm xấu, điểm yếu của đối phương để phản ứng. Khi yêu nhau thì ta thường tô vẽ, thấy người yêu của mình rất đẹp, khi lấy về rồi thì chỉ nhìn cái xấu, cái lười, cái chưa tốt của bạn đời mình. Đó là lý do nhiều đôi vợ chồng tan vỡ, nhiều người cho rằng hôn nhân là mồ chôn của tình yêu. Quay lại với tờ giấy trắng, chỉ một chấm đen đó, ta vẫn có thể sử dụng tờ giấy trắng đó bằng cách là vẽ một bông hoa, tô chấm đen lên làm nhụy hoa. Hay chúng ta cũng có thể làm nháp. Tóm lại, tư duy tích cực rất cần cho cuộc sống, để bảo vệ sự phát triển của cá nhân và xã hội. + Thứ sáu: Quen với việc Cảm nhận và chia sẻ về chính cuộc sống của mình Cảm nhận và chia sẻ là điều không thể thiếu trên hành trình khám phá và thay đổi bản thân, khẳng định nhân hiệu của bạn. Nếu bạn không chia sẻ sẽ chẳng ai biết đến bạn là ai. Chia sẻ có rất nhiều lợi ích. Chia sẻ giúp bạn hiểu về mình hơn. Chia sẻ giúp bạn quản trị tri thức tốt hơn. Điều bạn chia sẻ ra, sẽ thuộc về bạn. Bạn sẽ trở thành một cá nhân đặc biệt bởi những chia sẻ và cảm nhận của chính bạn. Việc cho đi không chỉ giúp đỡ người khác mà còn làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn. Có một câu chuyện hay sẽ minh hoạ rõ điều này “ Ở Palestine có hai biển. Một biển nước ngọt có nhiều đàn cá tung tăng. Ven biển là một màu xanh tươi tăn. Cây cối trải cành nhánh bên trên và đâm sâu rễ vào lòng biển để hút lấy nguồn nước trong lành. Con sông Jordan tạo thành biển này với dòng nước lấp lánh chảy xuống từ những ngọn đồi. Chim chóc tụ về. Biển reo cười trong ánh nắng. Con người đến đây và xây tổ ấm trong những ngôi nhà ven biển. Đó là biển Galilee. Rồi sông Jordan chảy về hướng nam đổ vào một biển khác. Ở đây không có những đàn cá, không có những lá cành rung động, không có tiếng chim ca hót líu lo, không có tiếng cười trẻ con, du khách thì luôn tìm đường tránh xa. Không khí nặng nề phủ trùm bên trên mặt nước, không có người hay chim chóc, muông thú nào tới uống dòng nước đó. Điều gì tạo ra sự khác biệt? Không phải vì con sông Jordan bởi nó đều đã trút vào cả hai biển cùng một dòng nước ngọt ngào. Không phải do địa thế, cũng không vì điều kiện xung quanh. Sự khác biệt là ở chỗ biển Galilee đón nhận nhưng không giữ lại cho riêng mình dòng nước trong lành của sông Jordan. Mỗi giọt nước chảy vào biển Galilee lại cho đi một giọt khác. Sự cho và nhận bằng nhau. Biển Galilee cho và sống. Biển kia ích kỷ hơn. Nó không chia sẻ bất kỳ giọt nước nào cho ai cả. Biển kia không biết cho. Nó được gọi là Biển Chết.” Trong cuộc sống cũng vậy, luôn tồn tại hai kiểu người, một người luôn mở rộng lòng mình để đón nhận và chia sẻ và như thế đời sống của họ luôn phong phú, dể chịu còn một kiểu người chỉ biết nhận, biết “ vơ” tất cả vào mình mà không cho đi, cuối cùng cũng cô đơn “ tù đọng” như biển Chết mà thôi. Lãnh đạo và khẳng định bản thân Mọi thứ đều thay đổi chỉ có sự thay đổi là không đổi Thế giới chuyển từ nền kinh tế hàng hóa sang kinh tế dịch vụ. Nếu như trong thế kỷ 20, thế kỷ của nền kinh tế công nghiệp. Hàng ngàn những nhà máy, công suất lớn ra đời nhằm đáp ứng sự khan hiếm hàng hóa của thị trường. Thời đại mà người mua nhiều, kẻ bán ít. Ở Việt Nam ta, chỉ cách đây 30 năm thôi, bố mẹ chúng ta đi chợ còn phải xách làn cùng tem phiếu, đứng xếp hàng cả buổi mới được cân gạo, ít muối. Giờ thế giới dịch chuyển quá nhanh và Việt Nam mình đã hòa nhập vào với thế giới, kinh tế tri thức, kinh tế dịch vụ là sự sống còn của đất nước để tồn tại. Chúng ta không thể đi ngoài xu thế chung của thế giới. Chúng ta phải thay đổi để hòa nhập vào xu thế chung đó. Trong nền kinh tế dịch vụ, con người được đánh giá cao. Người đi làm dịch vụ phải qua tuyển chọn rất nhiều. Có kỹ năng dịch vụ hay không, có thể là con người dịch vụ hay không. Muốn đáp ứng với những đòi hỏi đó của thị trường, chúng ta càng cần thay đổi mình, biến mình thành con người có thói quen dịch vụ. Dịch vụ chính bản thân mình, gia đình mình, công ty nơi mình làm việc và khách hàng. Muốn dịch vụ tốt mình cần nhận thức bản thân tốt, lãnh đạo bản thân tốt. Kinh tế dịch vụ sẽ nâng cấp chính chúng ta. Chúng ta biết phục vụ người khác tốt thì người khác sẽ biết phục vụ chúng ta. Nhận thức và lãnh đạo bản thân tức là làm chủ chính bản thân mình, hiểu rõ mình cần gì thì sẽ hiểu người khác mong muốn gì. Biết mình, biết người. Nếu không biết mình, hiểu mình thì sẽ không thể hiểu người khác, biết người khác mong muốn gì ở bạn. Đỉnh cao của việc nhận thức và lãnh đạo bản thân là có khả năng làm nhân hiệu cho mình. Một khái niệm tưởng chừng mới lạ nhưng rất cần thiết để chúng ta thành công trong thời đại mới này. Thế giới thay đổi từng giây, chính chúng ta cũng thay đổi từng giây phút một. Mỗi phút có rất nhiều tế bào mới được sinh ra thay thế các tế bào khác trên cơ thể bạn. Bạn biến đổi mỗi giây phút của cuộc sống. "Thậm chí những con khỉ cũng có thể ngã từ trên cây xuống", câu thành ngữ cổ này của Nhật dạy chúng ta rằng bất ai, bất kỳ tổ chức nào dù chuyên nghiệp đến mấy cũng có thể mắc sai lầm và thất bại. "Không kể đến việc chúng ta có khả năng hoặc kỹ năng như thế nào, sớm hay muộn, chúng ta sẽ mất cân bằng và mắc sai lầm. Bạn đã từng nghe thấy việc một con khỉ ngã từ trên cây xuốnguống chưa? Có thể chưa, nhưng chúng ta đã từng quan sát thấy những người có khả năng và nghe chuyện về những công ty thành công nhưng vẫn mắc phải sai lầm". Vậy chúng ta cần lãnh đạo và khẳng định điều gì. Theo như mô hình sự nghiệp đã đề cập tới ở phần trên. Chúng ta cần khẳng định thái độ sống của mình, kỹ năng cần có, mục tiêu cho cuộc sống và viễn cảnh của chính chúng ta. Đầu tiên là thái độ sống. Cuộc sống luôn vận hành theo vòng xoay của nó và chúng ta đừng bao giờ mong chờ tất cả đều ổn định, không có sự thay đổi. Trong cuộc sống có ba thứ không bao giờ thay đổi, đó là những quy luật, tự ngã sâu thẳm trong mỗi bản thân và bản thân sự thay đổi. Tương lai không giống hệt như những gì ta mong muốn vì thế ta cũng phải luôn linh hoạt để cùng làm việc với cuộc sống thay vì áp đặt lên cuộc sống, bắt nó phải theo ý mình. Bất cứ ai trong chúng ta cũng khao khát có được một cuộc sống đầy cảm hứng, hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên, để đạt được những gì bạn thật sự mong ước, tất cả đều phải xuất phát từ việc nhận ra sự quan trọng và tìm được cho mình một thái độ sống thông minh và tích cực nhất. Thái độ sống tích cực sẽ giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng vượt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống. Ngược lại một thái độ sống tiêu cực sẽ đóng chặt bạn vào những suy nghĩ, cách nhìn phiến diện, vị kỷ, tự ti, đau khổ và dễ dàng dẫn đến những thất bạn, bất hạnh. Đứng trước sự thay đổi, chúng ta bị chi phối và ảnh hưởng rất nhiều và nếu không vững vàng ta sẽ bị hoàn cảnh tác động. Có người vội vàng phản ứng ngay và dẫn đến thất bại, buồn chán, đau khổ và đổ tội tại hoàn cảnh, số phận. Nhưng có người lại bình tĩnh và nhận ra rằng mình phải quay về chính mình, tích cực nhìn nhận lại bản thân xem mình hiểu được những gì, mình cần phải làm như thế nào rồi mới hành động để đem lại kết quả cao. Năng lực con người: - Thái độ - Kỹ năng - Kiến thức Để có thái độ sống tích cực, mỗi ngày bạn đều hướng mình đến những lời lẽ tự khích lệ bản thân, động viên chính mình thì thái độ sống của bạn cũng dần dần được cải thiện theo hướng tích cực. Đó cũng chính là nguồn động lực giúp bạn có được một cuộc sống hạnh phúc, thành công. Thái độ sống là một phần rất quan trọng để đánh giá năng lực của một con người. Sau thái độ là kỹ năng sống và làm việc. Kỹ năng là khả năng bạn thực hiện một công việc nhất định để ra kết quả trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Kỹ năng chính là hiểu kỹ và siêng năng. Từ thời nguyên thủy người ta đã biết rằng, muốn đưa thứ gì đó vào mồm cần phải biết cầm nắm lấy nó. Ngày nay chúng ta dùng đũa, dùng thìa để ăn cơm, đó là những công cụ tối thiểu. Những kỹ năng tối thiểu cũng vậy, để sống bạn cần phải Giao tiếp, Thuyết trình, Tư duy, Kỹ năng là hiểu kỹ và siêng năng Làm việc đồng đội,… những kỹ năng mà dù làm gì cũng không thể thiếu. Cũng giống như món cơm của người Việt Nam vậy, ăn gì thì ăn, cũng vẫn phải có bát có đũa mới được. Ngoài ra bạn cũng có công việc của mình, bạn cần những kỹ năng để làm việc, bạn làm thiết kế nhất thiết bạn phải có kỹ năng đồ họa, bạn làm bác sĩ khoa ngoại ít nhất bạn cũng cần có kỹ năng dùng dao kéo, …. Kỹ năng giúp bạn làm được việc như đũa giúp bạn gắp được thức ăn. Tu Luyện là tu dưỡng thái độ và luyện rèn kỹ năng. Có thái độ tốt cùng với kỹ năng tuyệt vời là bạn đang có trong tay những công cụ đời mới nhất để thành đạt trên con đường sự nghiệp của mình. Sau khi đã có thái độ và kỹ năng rồi chúng ta cần những mục tiêu cho cuộc sống Mỗi cuộc hành trình đều được bắt đầu từ những bước chân đơn giản nhưng nó cũng đòi hỏi phải bước tiếp bước chân thứ 2, rồi bước chân thứ 3 và những bước chân thứ 3 để đạt được mục đích phía cuối con đường. Có nhiều người chưa thành công vì họ không biết đặt ra mục tiêu cụ thể để đạt được trên cả chặng đường hành trình gian nan. Đa số mọi người nhầm lẫn về khái niệm cũng như cách sử dụng “ mục tiêu” với “mục đích”. Có thể hiểu đơn giản, mục đích là việc ta phải làm, còn mục tiêu là thứ ta cần đạt được để từng bước hoàn thành nhiệm vụ phải làm do mục đích để ra. Mục tiêu là công cụ để cụ thể hoá mục đích. Vậy tại sao ta cần xác định mục tiêu cuộc sống của chính mình? Mục tiêu giống như chiếc la bàn định hướng, nó giống như những ngôi sao trên bầu trời đêm giúp các thuỷ thủ hướng chiếc thuyền của mình theo con đường hướng tới thành công. Mục tiêu thường là một hình ảnh mẫu mực, hoàn hảo mô tả trạng thái thành công mà ta muốn đạt tới. Nếu bạn đã từng chơi trò chơi ghép hình thì sẽ thấy, nếu bạn không nghĩ về tương lại thì cũng giống như bạn chơi trò ghép hình mà không có hình mẫu vậy., Nnó cũng giống như một tác nhân tạo động lực và cảm hứng giúp chúng ta kiên trì theo đuổi thành công, theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình. Chính vì lẽ đó không thể tìm thấy mục tiêu trong cuốn sách bạn đọc, trong những bộ phim bạn xem mà phải bắt đầu từ chính bạn: Trí óc, con tim và mong muốn. Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng và phải được đặt ở chỗ bạn có thể nhìn thấy thường xuyên. Hãy luôn mang theo nó bên mình để bạn có thể xem xét đối chiếu mục tiêu của mình, điều chỉnh nó kịp thời. Đối với những mục tiêu đặc biệt và thường xuyên xem xét, điều tốt nhất là bạn hãy viết nó ra giấy. Điều đó sẽ giúp bạn giải phóng năng lượng, sự sáng tạo và hướng bạn đến mục tiêu đó. Viết ra các mục tiêu của bạn là bước đầu tiên khởi đầu cho bất cứ hoạt động nào. Viết chúng ra ở bất cứ đâu, thậm chí cả ở lòng bàn tay nếu lúc đó không có thứ gì có thể viết được. Tại sao phải viết ra mục tiêu của mình lại quan trọng đến vậy? Nó tạo ra sự hiện diện trong tâm trí bạn, nó cho bạn động lực làm việc để đạt được mục tiêu ngay lập tức. Viết ra mục tiêu thậm chí còn quan trọng hơn đối với những mục tiêu dài hạn. Bước tiếp theo là bạn hãy đạt thời gian cho mục tiêu đó, nếu không nó sẽ chỉ là ước mơ nếu như không có thời hạn. Thời hạn của bạn có thể linh hoạt, bởi lẽ thời hạn sẽ đặt mục tiêu của bạn vào thế giới thực mà bạn làm việc với khung thời gian nhất định. Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn không kịp hoàn thành vào đúng thời hạn? Nỗi sợ hãi rằng bạn không hoàn thành vào đúng ngỳa là lý do tại sao nhiều người không dám viết mục tiêu của mình đầu tiên. Không hoàn thành đúng thời han chưa phải là thất bại bởi có thể bạn chưa ước lượng đúng khung thời gian cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó. Do đó bạn cần xác định lại thời gian một cách chính xác hơn để đạt được mục tiêu của bạn. Hãy nhớ rằng! Chỉ có 3% dân số viết ra mục tiêu của họ. Thậm chí bạn không hoàn thành mục tiêu của bạn vào đúng thời hạn thì bạn vẫn hơn 97% còn lại. Viết ra mục tiêu của bạn giống như là bạn đã hoàn thành nó Viết ra những mục tiêu của bạn giống như là bạn đã hoàn thành nó. Đây là một quá trình quan trọng trong tiềm thức của bạn. Những ý nghĩa trong tiềm thức bắt đầu hướng theo những mục tiêu mà bạn viết ra. Bạn sẽ không phải tiếp tục nghĩ về chúng nữa. Khi đặt mục tiêu, nhiều người thường băn khoăn không biết mục tiêu như vậy là quá khó hay quá dễ. Tất nhiên, để có được một mục tiêu phù hợp là không dễ, nó đòi hỏi kinh nghiệm và sự điều chỉ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhan_thuc_va_lanh_dao_ban_than_0096.doc
Tài liệu liên quan