Câu 19. Tại sao chúng ta hòa với Pháp.
- Đầu năm 1946, các nước đế quốc dàn xếp, mua bán quyền lợi với nhau để cho thực dân Pháp đưa quân ra miền Bắc Việt Nam thay quân đội của Tưởng. Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết ở Trùng Khánh. Theo đó, Pháp nhân nhượng một số quyền lợi kinh tế cho chính quyền Tưởng trên đất Trung Hoa để Pháp được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam. Tưởng nhân nhượng với Pháp để rút quân về nước đối phó với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Việc dàn xếp giữa hai kẻ thù Pháp và Tưởng được Đảng dự đoán sớm. Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" (ngày 25-11-1945) vạch rõ: "trước sau, Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tàu nhiều quyền lợi quan trọng"1.
Tình hình đó đặt Đảng ta trước một sự lựa chọn giải pháp đánh hay hoà. Phân tích tình thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định chọn giải pháp hoà hoãn, dàn xếp với Pháp, vì "vấn đề lúc này, không phải là muốn hay không muốn đánh. Vấn đề là biết mình biết người, nhận định một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng".
- Chọn giải pháp thương lượng với Pháp, Đảng ta nhằm mục đích: buộc quân Tưởng rút ngay về nước, tránh tình trạng một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù, bảo toàn thực lực, tranh thủ thời gian hoà hoãn để củng cố về tổ chức và lực lượng chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu mới, tiến lên giành thắng lợi. Lập trường của ta trong cuộc đàm phán với Pháp được Ban Thường vụ Trung ương xác định là: độc lập nhưng liên minh với Pháp. Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của ta: chính phủ, quân đội, nghị viện, tài chính, ngoại giao và sự thống nhất quốc gia của ta. Đảng ta đã nhấn mạnh, trong khi mở cuộc đàm phán ta phải "không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn phải hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10846 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Đường lối cách mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0, các cuộc bãi công kết hợp với biểu tình, tuần hành, mít tinh của mọi tầng lớp nhân dân đã phát triển thành cao trào cách mạng. Các phong trào nổ ra thì Đảng viên đứng ra lãnh đạo, chuyển từ tự phát sang tự giác.
Câu 8. Tại sao Đảng chủ trương đấu tranh đòi dân sinh dân chủ trong thời kì 1936-1939.
* Thế giới trong những năm 1936-1939:
- CN phát xít đã xuất hiện trên thế giới (Đức, Ý, Nhật)
+đe dọa nền an ninh hòa bình trên toàn thế giới
+và nguy cơ sẽ xảy ra CTTG.
- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva (7/1935),
+xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít,
+nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình,
+Đại hội chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít ở các nước
- Nước Pháp
+ Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập
+
* Ở trong nước:
- Chính trị :
+ Đối với Đông Dương, Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí … tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam .
+ Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động: đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động …, nhưng ĐCS Đông Dương là Đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.
- Kinh tế: sau khủng hoảng kinh tế thế giới, thực dân Pháp ra sức đàn áp, bóc lột nhân dân ở Đông Dương khiến đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn .
+ Nông nghiệp: tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất, độc canh cây lúa , trồng cao su, đay, gai, bông …
+ Công nghiệp: đẩy mạnh khai mỏ. Sản lượng ngành dệt, xi măng, chế cất rượu tăng. Các ngành ít phát triển là điện, nước, cơ khí, đường, giấy, diêm...
+ Thương nghiệp: thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối và xuất nhập khẩu., thu lợi nhuận rất cao, nhập máy móc và hàng tiêu dùng , xuất khoáng sản và nông sản .
Những năm 1936 -1939 kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.
- Xã hội: đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp
+ Công nhân: thất nghiệp, lương giảm.
+ Nông dân: không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ, cường hào…
+ Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép .
+ Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, lương thấp .
+ Các tầng lớp lao động khác: chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ .
+ Đời sống đa số nhân dân khó khăn nên hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương .
Chính vì những hoàn cảnh trên mà Ban chấp hành Trung ương Đảng xác định cách mạng ở Đông Dương vẫn là “cách amngj tư sản dân quyền – phản đế và địa điền – lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xô Viết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Xong, xét rằng, cuộc vận động quần chúng hiện thời cả về chính trị và tổ chức chưa tới trình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết vấn đề địa điền. Trong khi đó, yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đảng ta phải nắm lấy yêu cầu này để phát động quần chúng đấu tranh, tạo tiền đề đưa cách mạng tiến lên bước cao hơn sau này.
Câu 9: Vì sao đảng chủ trương đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ trong thời kì 36-39?
Vì ở trong nước bọn phản động ra sức vơ vét bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đnà áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Tình hình hiện tại chưa đủ điều kiện để đấu tranh dân tộc, cần thời gian để chuẩn bị về lực lượng lãnh đạo và lực lượng đấu tranh, cần tranh thủ để tập hợp lực lượng thành 1 mặt trận dân chủ.
Câu 10. Tại sao nói Xô viết – Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 1930 -1931.
Xô Viết - Nghệ tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 căn cứ trên:
* Quy mô cuộc đấu tranh:
- Diễn ra trên hai Tỉnh lớn đó là Nghệ An và Hà Tĩnh và tất cả các Huyện thuộc 2 tỉnh này lớn hơn các phong trào đấu tranh trước đó: Tiền Hải-Thái Bình, Than Hòn Gai-Quảng Ninh, công nhân nhà máy sợi Nam Định bãi công, bãi công của công nhân nhà máy diêm - cưa Bến Thủy, xi măng Hải Phòng, dầu Nhà Bè,…
- Trong phong trào này có nhiều cuộc đấu tranh nhất (gần 130 cuộc dấu tranh) từ các làng, xã, huyện, tổng của Hai tỉnh.
- Và là phong trào lôi kéo đông đảo quần chúng nhân dân (hàng chục vạn công nhân, nông dân).
* Tính chất:
- là phong trào đấu tranh gay gắt, quyết liệt một mất một còn giữa cách mạng và bọn phản cách mạng. Các cuộc đấu tranh trước đó đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm,…
- Là địa phương duy nhất trong cao trào 30-31 Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang (các cuộc đấu tranh khác là đấu tranh chính trị: bãi công, biểu tình…)
- Mang tính cách mạng triệt để: đập tan chính quyền địch; giành chính quyền về nhân dân, ban bố cải cách ruộng đất.
* Kết quả:
- Là địa phương duy nhất trong phong trào 30-31 đập tan chính quyền của bọn phản cách mạng ở cơ sở, xây dựng được một chính quyền của công nhân và nông dân.
- Liên minh công- nông ra đời và khẳng định vai trò của nó.
- Đảng đúc kết nhiều bài học quý báu: bài học về lực lượng cách mạng, về phương pháp đấu tranh (đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang), bài học về giành và giữ chính quyền.
Có được kêt quả như vậy là do:
+ Truyền thống của nhân dân NA – HT
+ Đảng bộ 2 tỉnh là 2 Đảng bộ đông và mạnh nhất bấy giờ
+ Nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng là người con của NA – HT: Trần Phú, NAQ, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong,… họ trở thành tấm gương cho nhân dân noi theo
+ Vịnh Bến Thủy là khu CN lớn nhất, tập trung nhiều công nhân
Câu 11. Tại sao Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh
- Tháng 6/1941, Đức tấn công Liên Xô, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi. Cuộc chiến đấu của nhân dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng Việt Nam
- Trong nước, Pháp- Nhật cấu kết chặt chẽ với nhau để bóc lột nhân dân Đông Dương... tất cả các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội Việt Nam- trừ tay sai đế quốc- đều bị ảnh hưởng bởi chính sách áp bức bóc lột của pháp- Nhật, mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt, giải phóng dân tộc trở thành nhiệm vụ hàng đầu của mỗi dân tộc Đông Dương
- Đầu 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, triệu tập hội nghị trương ương lần VIII tại khu rừng Khuổi Nậm, Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì, với sự tham gia của Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên, đại biểu xứ ủy Bắc Kỳ và Trung Kỳ., khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc và quyết định thành lập mặt trận Việt Minh.
- Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh chính thức được thành lập, mặt trận gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là hội cứu quốc.
Câu 14. Những hạn chế của Luận cương chính trị và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Không thấy được những mâu thuẫn chủ yếu của một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến.
- Không thấy được kẻ thù chủ yếu của cách mạng nước ta là thực dân Pháp lúc đó.
- Không thấy được khả năng tham gia cách mạng của các tầng lớp tiểu tư sản đặc biệt là tầng lớp trí thức, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ.
- Không có quan điểm về mặt trận dân tộc, không đoàn kết được toàn thể dân tộc tham gia kháng chiến.
- Chủ trương thành lập nhà nước Liên bang Đông Dương theo mô hình Liên bang Xô viết là dập khuôn máy móc, không phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, thủ tiêu quyền tự quyết dân tộc.
Nguyên nhân của hạn chế:
- Do trình độ nhân thức của một số đồng chí Đảng viên, chưa hiểu được tình hình thực tế của cách mạng Việt Nam
- Bắt nguồn từ tư tưởng nóng vội mà chúng ta đã thực hiện một cách máy móc, dập khuôn theo Nghị quyết Đại hội 6 Quốc tế Cộng sản (tháng 8/1929).
Câu 15: Qua phong trào 1936 – 1939 Đảng đã thật sự trưởng thành.
Đảng đề ra đường lối trong việc chuyển hướng chỉ đạo nhiệm vụ trước tình hình mới:
- Kẻ thù: phản động thuộc địa và phản động tay sai.
- Nhiệm vụ: chống bọn phản động thuộc địa, phong kiến, đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
- Khẩu hiệu đấu tranh: đòi dân chủ, dân sinh, cơm áo hòa bình.
- Lực lượng: thông qua mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương)
- Phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai, hợp pháp nửa hợp pháp.
* Sự trưởng thành của Đảng:
- Về chỉ đạo nhiệm vụ chính trị: pt 36-39 Đảng xác định nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ
+ Đảng đã có nhận thức đúng về nhiệm vụ chính trị: CM muốn thành công phải thực hiện được các nhiệm vụ chính trị
+ Thực hiện nhiệm vụ chính trị là góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược
+ Xác định nhiệm vụ chính trị căn cứ vào nhiệm vụ chiến lược và thực tiễn cách mạng
- Hệ thống tổ chức của Đảng bước đầu được củng cố và kiện toàn từ trung ương đến cơ sở, kịp thời bổ sung, thay thế những vị trí trong Đảng bị yếu hay bị thiếu.
- Đội ngũ Đảng viên được củng cố, kiện toàn và nâng cao
+ Số lượng đảng viên tăng: năm 1931 có 636 đảng viên đến năm 1939 có 4000 đảng viên.
+ Đội ngũ Đảng viên đã chiếm được cảm tình của nhân dân
+ Đẩng viên đã bước đầu tích lũy được kinh nghiệm lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh.
- Uy tín của Đảng ngày càng được nâng cao => nhân dân tin tưởng, ủng hộ đường lối chủ trương của Đảng. Đảng đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân trong MTDCĐD.
- Đảng đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu:
+ Bài học về lực lượng CM
+ … về phương thức hành động và phương pháp đấu tranh
+ … về phân hóa hàng ngũ kẻ thù: kẻ thù
Câu 16. Phong trào 1936 – 1939 đã tổ chức, rèn luyện lực lượng cách mạng.
Qua phong trào 36-39, lực lượng cách mạng đã được tập hợp, tôi luyện và trưởng thành
- Tập hợp được lực lượng đông đảo trong mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (sau này đổi thành MTDCĐD) dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Đã giác ngộ đc quần chúng nhân dân, nâng cao lòng căm thù giặc trong quần chúng nhân dân.
- Tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân được nâng lên 1 bước
- Nhân dân đã tích lũy được kinh nghiệm đấu tranh
- Nhân dân cũng tin tưởng, ủng hộ các đường lối, chủ trương của Đảng.
- Chứng tỏ được sức mạnh, ý chí, vai trò của khối liên minh công nông trong mặt trận
Câu 17. Tại sao Đảng chủ trương hòa với quân Tưởng khi chúng vào miền Bắc nước ta.
- Do thực lực cách mạng bé nhỏ, non nớt, yếu ớt phải đối phó với nhiều kẻ thù:
+ Miền Bắc 20 vạn quân Tưởng vào miền Bắc VN (từ vĩ tuyến 16 trở ra) với ba âm mưu: tiêu diệt Đảng Cộng sản và phá tan tổ chức Việt Minh; chống phá chính quyền Nhà nước ta vừa mới thành lập; giúp cho các tổ chức phản động lập ra chính phủ mới
+ Miền Nam: quân đội của Anh, theo sau Anh là Pháp vào miền Nam VN (từ vĩ tuyến 16 trở vào) với âm mưu: thủ tiêu thành quả cách mạng mà nhân dân ta vừa mới giành được; giúp Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương; ngăn chặn Mỹ mở rộng ảnh hưởng xuống khu vực ĐNA, châu Á.
+ Trên đất nước ta lúc này còn khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.
+ Các tổ chức phản động trong nước (khoảng 24 tổ chức)
Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Nguyễn Hải Thần đứng đầu)
Việt Nam quốc dân Đảng (Vũ Hồng Khanh đứng đầu)
Đảng Đại Việt…
+ Tình hình kinh tế xơ xác và kiệt quệ; văn hóa – xã hội: trình độ dân trí thấp 95% mù chữ.
Tình hình đất nước lúc này không đủ khả năng đương đầu với nhiều kẻ thù nên Đảng ta đã tập trung sức để đối phó với kẻ thù chủ yếu của Cách mạng VN là thực dân Pháp xâm lược.
- Pháp là kể thù nguy hiểm nhất, cần tập trung lực lượng mõi nhộn vào, còn quân Tưởng chưa đủ mạnh để lật đổ chính quyền của ta, đồng thời cần Tránh khả năng Pháp và Tưởng câu kết với nhau;
- Hòa với Tưởng để tránh điều bất lợi là các nước Đồng minh sẽ vin cớ để tiêu diệt nước ta vì quân Tưởng vào nước ta theo nghị quyết Hội nghị Potxdam
- Để khoét sâu vào mâu thuẫn giữa 2 tập đoàn đế quốc: Mỹ - Tưởng và Anh – Pháp về quyền lợi ở ĐD
- Nhằm khoét sâu trong mâu thuẫn trong nội bộ quân Tưởng: giữa những tên cầm đầu tập đoàn quân phương Nam với chính quyền Trung ương Tưởng Giới Thạch.
Vì vậy, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược hoà hoãn, nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng ở miền Bắc để tập trung chống Pháp ở miền Nam.
Câu 18. Những biện pháp Đảng đưa ra để hòa với quân Tưởng.
- Nêu cao khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện”.
- Thực hiện phương châm tiêu cực đề kháng – không gây xung đột với quân Tưởng: quân cách mạng của ta đóng xa quân Tưởng, nếu quân Tưởng có tấn công thì rút lui để bảo toàn lực lượng.
- Chấp nhận cung cấp lương thực, thực phẩm cho quân Tưởng
- Nhượng một số quyền lợi cho các Đảng phái tay sai của quân Tưởng: Việt Quốc, Việt Cách: nhượng 70 ghế đại biểu Quốc hội không thông qua bầu cử, 1 ghế phó chủ tịch nước, 4 ghế bộ trường
Câu 19. Tại sao chúng ta hòa với Pháp.
- Đầu năm 1946, các nước đế quốc dàn xếp, mua bán quyền lợi với nhau để cho thực dân Pháp đưa quân ra miền Bắc Việt Nam thay quân đội của Tưởng. Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết ở Trùng Khánh. Theo đó, Pháp nhân nhượng một số quyền lợi kinh tế cho chính quyền Tưởng trên đất Trung Hoa để Pháp được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam. Tưởng nhân nhượng với Pháp để rút quân về nước đối phó với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Việc dàn xếp giữa hai kẻ thù Pháp và Tưởng được Đảng dự đoán sớm. Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" (ngày 25-11-1945) vạch rõ: "trước sau, Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tàu nhiều quyền lợi quan trọng"1.
Tình hình đó đặt Đảng ta trước một sự lựa chọn giải pháp đánh hay hoà. Phân tích tình thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định chọn giải pháp hoà hoãn, dàn xếp với Pháp, vì "vấn đề lúc này, không phải là muốn hay không muốn đánh. Vấn đề là biết mình biết người, nhận định một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng".
- Chọn giải pháp thương lượng với Pháp, Đảng ta nhằm mục đích: buộc quân Tưởng rút ngay về nước, tránh tình trạng một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù, bảo toàn thực lực, tranh thủ thời gian hoà hoãn để củng cố về tổ chức và lực lượng chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu mới, tiến lên giành thắng lợi. Lập trường của ta trong cuộc đàm phán với Pháp được Ban Thường vụ Trung ương xác định là: độc lập nhưng liên minh với Pháp. Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của ta: chính phủ, quân đội, nghị viện, tài chính, ngoại giao và sự thống nhất quốc gia của ta. Đảng ta đã nhấn mạnh, trong khi mở cuộc đàm phán ta phải "không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn phải hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần
Câu 21. Kháng chiến toàn dân là gì? Tại sao phải kháng chiến toàn dân
Kháng chiến toàn dân tức là toàn dân ta đứng lên đánh giặc, đấu tranh chống lại kẻ thù. Nói cách khác là thực hiện cuộc kháng chiến mà toàn bộ tinh thần và lực lượng, sức mạnh và của cải đều từ nhân dân, của nhân dân, mỗi người dân là 1 chiến sĩ, mỗi bản làng là 1 pháo đài chiến đấu. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. ...Chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc là nội dung cơ bản của đường lối quân sự của Đảng. Đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, chính, dân nhất trí, động viên nhân lực, vật lực, tài lực của cả nước cho chiến đấu và để chiến thắng.
Phải thực hiện kháng chiến toàn dân vì:
Cơ sở lý luận: khẳng định sự nghiệp cách mạng là của đông đảo quần chúng nhân dân.
Cơ sở thực tiễn: xuất phát từ tương quan lực lượng giữa ta và địch: ta yếu – địch mạnh, ta thô sơ – địch hiện đại.
Cơ sở truyền thống: kháng chiến toàn dân nhằm phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vì lợi ích của dân tộc và vì lợi ích của nhân dân do đó mỗi ng đều có quyền lợi và nghĩa vụ trong cuộc kháng chiến này
Câu 22. Kháng chiến toàn diện là gì? Tại sao phải kháng chiến toàn diện?
Kháng chiến toàn diện là kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực, trên tất cả các mặt trận: chính trị, kinh tế, văn hóa,…
Phải thực hiện kháng chiến toàn diện vì:
- Do tương quan lực lượng giữa ta và địch:…
=> kháng chiến toàn dienj để tận dụng, phát huy sức mạnh của cả đất nước, dân tộc.
- Để chống lại âm mưu chiến tranh toàn diện của thực dân Pháp và âm mưu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh cảu chúng
- Kháng chiến toàn diện là cơ sở để thực hiện kháng chiến toàn dân bởi mỗi người dân, mỗi lứa tuổi, giới tính có khả năng tham gia kháng chiến khác nhau. VD như: già làng trưởng bản có uy tín…, trẻ em …, thanh niên…
Chiến tranh là một cuộc đọ sức toàn diện giữa hai bên tham chiến, đồng thời để phát huy mặt mạnh của cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc ta, nên chúng ta phải đánh địch trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, trong đó quân sự là mặt trận hàng đầu, nhằm tiêu diệt lực lượng của địch trên đất nước ta, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng, lấy lại toàn bộ đất nước.
Câu 23. Việt Nam là tiêu điểm của những mâu thuẫn thời đại.
VN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là tiêu điểm của mâu thuẫn thời đại vì trong thời kì bấy giờ tồn tại mâu thuẫn gì thì ở VN thời kì chống Mỹ tồn tại mâu thuẫn đó, đó là:
- Mâu thuẫn giữa phong trào giải phóng dân tộc với chủ nghĩa đế quốc.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản;
- Mâu thuẫn giữa hai hệ thống: hệ thống XHCN và hệ thống TBCN;
- Mâu thuẫn giữa hòa bình và chiến tranh;
Vì vậy, việc giải quyết những mâu thuẫn ở VN trong kháng chiến chống Mỹ chính là góp phần giải quyết mâu thuẫn thời đại
Câu 24. Điều kiện để cách mạng miền Nam khởi nghĩa vũ trang.
- Bọn ngụy quyền Sài Gòn đã phát xít hóa bộ máy: lê máy chém đi khắp miền Nam với các khẩu hiệu tìm cộng, diệt cộng, thực hiện đạo luật 1059 làm cho nhân dân ta không chịu đựng được nữa, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta và thực dân Pháp đẩy lên đỉnh điểm hơn bao giờ hết, nhân dân ta vùng lên đấu tranh
- Đồng bào ta ở miền Nam đi theo cách mạng được giác ngộ cách mạng trong quá trình CMT8 và kháng chiến chống Pháp, sẵn sang đứng lên khi Đảng phát động phong trào.
- Miền Nam nước ta là cả một vùng nông thôn rộng lớn với điều kiện địa hình tương đối đa dạng, phức tạp, bọn Mỹ ngụy không đủ sức đàn áp nếu phong trào nhân dân ta nổi dậy.
- Trong quá trình thi hành hiệp định Giơnevơ, cách mạng đã kịp thời cài cắm cán bộ vào nhân dân miền Nam.
+ Những đồng chí hoạt động bí mật tiếp tục hoạt động bí mật
+ Giải ngũ tại chỗ (chuyển từ hoạt động tập trung sang hoạt động phân tán
+ Luân chuyển giữa các địa phương, các vùng.
+ Đưa cán bộ từ miền Bắc vào.
- Thêm vào đó, có sự chi viện của miền Bắc và sự giúp đỡ của các nước XHCN, có thể phát triển từ KN vũ trang sang chiến tranh CM và giành thắng lợi
Câu 27. Những điểm không đúng trong nội dung Công nghiệp hóa do Đại hội IV xác định
Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, cả nước độc lập, thống nhất và quá độ lên CNXH. Đại hội IV của Đảng (12/1976) tiếp tục khẳng định đường lới CNH ở nước ta trên cơ sở nhất trí với những nhận thức cơ bản về CNH của Đại hội III, có sự phát triển thêm. Phương hướng tiến hành CNH:
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
Kết hợp công nghiệp và nông nghiệp.
Kết hợp phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng.
Kết hợp phát triển kinh tế trung ương với kinh tế ở địa phương.
Điểm không đúng trong Đại hội IV xác định: không phù hợp với thực tiễn lúc bấy giờ. sau khi thực hiện đường lối CNH do Đại hội III (9/1960) của Đảng vơi việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng đã đẩy nhân dân ta vào tình trạng khó kahwn thiếu lương thực, thực phẩm một cách trầm trọng, thiếu ăn, thiếu đồ tiêu dùng thiết yếu, kinh tế trì trệ, chậm phát triển…Vậy mà, đến Đại hội IV không rút kinh nghiệm từ Đại hội III, vẫn chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong khi nền kinh tế nghèo nàn, vẫn còn hâu quả của chiến tranh để lại chưa kịp phục hồi, người dân thiếu cơm ăn, áo mặc, thu nhập thì thấp,… Hậu quả là nền kinh tế lại rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Đây chính là sai lầm trong nội dung CNH do Đại hội IV xác định.
Câu 28. Nội dung công nghiệp hóa do đại hội V của Đảng xác định.
Đại hội V của Đảng (3/1982) đã có sự điều chỉnh quan trọng về đường lối CNH ở nước ta, Đưa ra quan niệm về chặng đường đầu tiên: nước ta bước ra từ 1 nước sx NN nhỏ tiến lên CNXH là thời kì lịch sử lâu dài có nhiều chặng đường. Nước ta đang ở chặng đầu tiên của thời kì quá độ.
Đại hội V xác định:
- Cần phải lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển NN vì
+ Chủ trg pt CN nặng của thời kì trc k phù hợp với thực tiễn
+ Nhu cầu của xã hội; thiếu lương thực, thực phẩm
+ Tận dụng đc tiềm năng sẵn có: đk tự nhiên…
- Ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng (CN nhẹ) vì:
+ Tận dụng tiềm năng sẵn có: nguồn nguyên liệu đa dạng, nguồn lao động
+ Nhu cầu xã hội
+ Mở rộng thị trường trong nước và để xuất khẩu ra nước ngoài
- Xây dựng và phát triển một số ngành công nghiệp nặng quan trọng phục vụ trực tiếp cho NN và CN nhẹ.
Đại hội V coi đây là nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt.
- Kết hợp giữa NN, CN nhẹ, CN nặng thành 1 cơ cấu công – nông nghiệp hiện đại và hợp lí
- Kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng và quốc phòng với kinh tế nhằng đảm bảo 2 nhiệm vụ dựng và giữ nước.
Đại hội V có sự chuyển biến nhận thức về CNH.
Câu 29. Nội dung công nghiệp hóa XHCN do đại hội VI xác định.
Sau 25 năm thực hiên CNH (1960-1985), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã phê phán những sai lầm trong nhận thức chủ trương CNH. Về vấn đề CNH bị ảnh hưởng quá lớn từ Liên XÔ và các nước XHCN mà không tính đến điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Chúng ta mắc sai lầm:
Sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi trong xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật; cải tạo XHCN; quản lý kinh tế.
Sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế mà trươc hết là trong cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư. Chỉ chú trọng phát triển công nghiệp nặng và xây dựng các công trình quy mô lớn.
Không thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Đại hội V: nông nghiệp không được coi là mặt trận hàng đầu.
Đại hội VI đã chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm trong công cuộc thực hiện CNH của các Đại hội trước, từ đó Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dung chính của CNH XHCN trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta. Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên phải thực sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu và thực hiện cho bằng được ba chương trinh mục tiêu kinh tế lớn: Lương thực, thực phẩm.
Hàng hóa tiêu dùng
Hàng hóa xuất khẩu
Câu 30. Tại sao công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gán với phát triển kinh tế tri thức.
* CNH gắn với HĐH
CNH, HĐH theo tinh thần của hội nghị trung ương VII khóa 7; CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động công nghệ, phương tiện và các phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. HĐH là quá trình sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với công nghệ của thế giới để chuyển đổi cơ cấu kinh tế tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Nguyên nhân phải tiến hành CNH gắn liền với HĐH: Đặc điểm của kinh tế nước ta là nền nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển lại bị chiến tranh phá hoại nặng nề, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây dẫn đến kinh tế bị tụt hậu so với thế giới, điều đó đòi hỏi nước ta phải tiến hành CNH. Con đường CNH ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trên thế giới. Trên thế giới sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhiều cuộc cách mạng khoa học công nghệ xảy ra, nếu nước ta không tiến hành CNH-HĐH thì sẽ bị bỏ lại phía sau. Đồng thời nước ta tận dụng được lợi thế của các nước phát triển trước, tiếp thu được công nghệ mà không phải bỏ công sức tìm tòi, phát minh.
* công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
- Kinh tế tri thức là biểu hiện hay xu hướng của nền kinh tế hiện đại, trong đó tri thức, lao động chất xám được phát huy khả năng sinh lợi của nó và mang lại hiệu quả kinh tế lớn lao trong tất cả các ngành kinh tế: công nghiệp, nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ, phục vụ cho phát triển kinh tế. Từ đó, nền kinh tế tri thức được hiểu là nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở tri thức, khoa học; dựa trên việc tạo ra và sử dụng tri thức, phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất ở trình độ cao. Ki
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dề ôn tập đường lối cách mạng của Đảng cộng sản việt nam.doc