Giải phóng mặt bằng thu hồi đất phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, là việc Nhà Nước thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại điều 38 Luật đất đai 2003 điều 36 Nghị Định 181/2004/NĐ-CP. Bất cứ một chương trình sử dụng đất nào nhà nước cũng phải có kế hoạch trước, việc giải phóng mặt bằng thu hồi đất cũng phải có quy hoạch kế hoạch sử dụng đất phù hợp. điều 38 luật đất đai quy định: ”nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế”; thì nhà nước thu hồi đất, như vậy để sử dụng đất vào các mục đích trên thì cần có một kế hoạch sử dụng đất, cần thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.
Về nguyên tắc việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh (điêù 21 ldd2003). Việc lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất phải theo một trình tự thủ tục quy định của pháp luật
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2539 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Luận văn Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người dân vùng giải phóng mặt bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chống lại những thế lực thù địch lợi dụng tình hinh tranh chấp khiếu kiện về đất đai để kích động lôi kéo biểu tình chống phá chủ trương đường lối chính sách của Đảng Nhà Nước ta.
Để giải quyết được tốt mối quan hệ này là cả một quá trình lâu dài và khó khăn không phải một sớm một chiều mà làm được, hiện tại Nhà Nước ta đã và đang khắc phục những khó khăn yếu kém trong quản lý điều hành, từng bước sửa đổi bổ sung cơ sở pháp lý trong giải phóng mặt bằng, thu hồi đất tạo tiền đề cho hoạch định chính sách chiến lược lâu dài. Nhà Nước ta là “Nhà Nước của dân do dân và vì dân” vì vậy pháp luật nước ta một phần do nhân dân đóng góp xây dựng nên, xuất phát từ ý chí nguyện vọng của nhân dân để xây dựng Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa bên cạnh những lợi ích chung ( lợi ích của giai cấp, lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội…) lợi ích cá nhân cũng là một đối tượng cần được bảo vệ công bằng và bình đẳng, “mục đích chính sách kinh tế của Nhà Nước là làm cho dân giàu Nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân…”( điều 16 HP 1992) khi xem xét lợi ích cá nhân cần đặt trong mối quan hệ tổng thể giai cấp, cộng đồng, xã hội và phong tục tập quán lâu đời của người dân được mọi người chấp nhận, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất phục vụ các mục đích không thể để người này bị thiệt hại mà người người khác được hưởng lợi từ chính sách đó, “ mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (điều 52 HP1992) trong thực tế vấn đề giải phóng mặt bằng bồi thường hổ trợ tái định cư từng lúc từng nơi chưa thật sự làm tốt, ngưới sử dụng đất vùng giải phóng mặt bằng bên cạnh những thuận lợi còn gặp không ích khó khăn chưa giải quyết được. Thành Phố Cà Mau là một trong những đơn vị thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trong nhiều năm qua và cũng trong nhiều năm qua có những trường hợp khiếu kiện về đất đai kéo dài, để khắc phục những khó khăn tạo thuận lợi cho người sử dụng đất trong vùng giải phóng mặt bằng, tôi muốn nghiên cứu những quy định của pháp luật có liên quan tìm ra những giải pháp tích cực góp phần thực hiện chính sách kinh tế của Nhà Nước làm cho “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
1.2. Tìm hiểu một số khái niệm về quy hoạch, thu hồi đất, bồi thường, hổ trợ, tái định cư.
Đất đai:
Khái niệm đất đai:
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên, là tài sản Quốc Gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa an ninh và quốc phòng.
Đất đai là tài sản vì đất đai có đầy đủ thuộc tính của một tài sản như: đáp ứng được nhu cầu nào đó của con người tức là có giá trị sử dụng, con người có khả năng chiếm hữu, là đối tượng trao đổi mua bán (tức là có tham gia vào giao lưu dân sự)… do vậy tài sản đất đai có thể mang ra trao đổi như hàng hóa thông thường.
Đất đai còn được coi là một tài sản đặc biệt vì bản thân nó không do lao động làm ra, mà lao động tác động vào đất đai để biến nó từ trạng thái hoang hóa, trở thành sử dụng vào đa mục đích (đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến định giá đất). đất đai được coi là tài sản đặc biệt của mỗi Quốc Gia, của mỗi gia đình và chuyển tiếp qua các thế hệ, là một trong những phương thức tích lũy của cải, vật chất và được thừa kế hoặc trao đổi.
Đất đai cố định về vị trí, có giới hạn về không gian (diện tích) và vô hạn về thời hạn sử dụng. bên cạnh đó đất đai có khả năng sinh lợi vì trong quá trình sử dụng, nếu biết sử dụng và sử dụng một cách hợp lý thì giá trị của đất (đã được khai thác sử dụng) không những không mất đi mà có xu hướng tăng lên. Khác với các tài sản thông thường khác, trong quá trình sử dụng, thì đất đai không phải khấu hao giá trị của đất không những không bị mất đi mà ngày càng có xu hướng tăng lên1, ( giáo trình Định Giá Đất của Sở Giáo Dục và Đào Tạo HÀ NỘI trang 7 TS Hồ Thị Lam Trà chủ biên và Hoàng Văn Hùng).
Để sử dụng đất đai có hiệu quả đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, lợi ích quốc phòng, an ninh nhằm tiết kiệm tránh lãng phí đất đai thúc đẩy kinh tế phát triển thì sử dụng đất cần phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với đặc điểm tình hình của mổi Quốc Gia, ở nước ta vấn đề quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được quy định trong các văn bản pháp luật ở mỗi giai đoạn phù hợp với tình hình đất nước và hiện nay một số quy định pháp luật hiện hành về đất đai được sửa đổi bổ sung ngày càng tiến bộ hơn, cụ thể hơn quyền và lợi ích của người dân được bảo vệ công bằng hơn. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển thì đòi hỏi quốc gia đó phải có kiến trúc hạ tầng hoàn chỉnh phù hợp với quy luật phát triển khách quan khoa học, kinh tế phát triển kèm theo đô thị thị hóa các Thành Phố làng mạc khu dân cư các vùng kinh tế trọng điểm là điều kiện thúc đẩy các vùng lân cận phát triển theo và hổ trợ ngược trở lại vùng kinh tế trọng điểm, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên, tạo thành mối quan hệ biện chứng kích câu nền kinh tế của toàn quốc gia phát triển lên theo định hướng của một chế độ chính trị. Vì vậy Nhà Nước cần phải định hướng một chiến lược lâu dài bền vững bằng cách hoạch định những chính sách sát với thực tế và chiến lược trong tương lai. Trước hết phải có một quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật làm hành lang pháp lý cho công tác quy hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị:
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỷ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở đễ tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị2, (khoản 4 điều 3 Luật Quy Hoạch Đô Thị ngày 17/6/2009). Quy hoạch đô thị có quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết.
Quy hoạch chung xây dựng đô thị:
Là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tâng kỷ thuật, hạ tầng Xã Hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng và của Quốc Gia trong từng thời kỳ3. (khoản 11 điều 3 Luật Xây Dựng 2003).
Đối với việc quy hoạch xây dựng đô thị là việc định hướng chiến lược dài hạn và ngắn hạn về việc sử dụng đất xây dựng trong ranh giới của đô thị, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển Kinh Tế- Xã Hội và quy hoạch xây dựng vùng; có xem xét đến các quy hoạch xây dựng nông thôn, chuyên ngành và quy hoạch xây dựng các đô thị lân cận, liền kề, làm tiền đề để phát triển đô thị, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của cư dân đô thị4.(giáo trình Luật hành chính đô thị nông thôn ts phan trung hiền)
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:
Là việc cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung xây dựng đô thị, là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp giấy phép xây dựng công trình, giao đất cho thuê đất để triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình5. ( khoản 12 điều 3 luật xây dựng 2003)
Quy hoạch xây dựng:
Là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỷ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích Quốc Gia với lợi ích công cộng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh6. ( khoản 9 điều 3 luật xây dựng 2003)
Quy hoạch xây dựng vùng:
Là việc tổ chức hệ thống điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỷ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một Tỉnh hoặc liên Tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ7. (khoản 10 điều 3 luật xây dựng 2003)
Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:
Là việc tổ chức không gian, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của điểm dân cư nông thôn8. (khoản 13 điều 3 luật xây dựng 2003)
khu dân cư nông thôn, điểm dân cư nông thôn:
Theo quy chuẩn xây dựng ban hành kèm theo quyết định số 682/BXD ngày 14/2/1996 của Bộ Xây Dựng, nông thôn là khu vực đân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông ; phân biệt với Thành Thị, ngoài các đơn vị hành chính đồng thời là các đô thị như: Thành Phố trực thuộc Trung ương, Thành Phố thuộc Tỉnh, Thị Xã và Thị Trấn,và các khu công nghiệp tập trung…các đơn vị hành chính Xã được xác định là các khu dân cư nông thôn.
Quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn là quy hoạch được tạo lập cho các đơn vị hành chính Xã, nhằm tạo lập môi trường sống tốt, phù hợp với phong tục tập quán địa phương, sử dụng tốt đất đai tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,. Quy hoạch khu dân cư nông thôn tập trung trước hết vấn đề chổ ở và nơi định cư cho các khu vực sống của nhân dân Xã.
Theo luật xây dựng năm 2003 không dùng khái niệm khu dân cư nông thôn mà thay vào đó là điểm dân cư nông thôn, đó là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm Xã, Thôn, Làng, Ấp, Bản, Buôn, Phum, Sóc ( gọi chung là Thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác9. ( khoản 14 điều 3 luật xây dựng 2003);
Kinh tế đất nước vận động theo quy luật của sự phát triển, vấn đề quy hoạch lại quy hoạch mới các khu đô thị, khu dân cư nông thôn là điều cần thiết không thể thiếu, đi kèm với quy luật ấy thì thu hồi đất là yếu tố cần thiết để phục vụ cho quy hoạch khả thi.
Thu hồi đất:
Thu hồi đất là việc nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy Ban Nhân Dân Xã, Phường, Thị Trấn quản lý theo quy định của pháp luật10 (khoản 5 điều 4 luật đất đai 2003).
Thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng là việc chuyển đổi quyền sử dụng đất từ một chủ thể đang sử dụng sang một chủ thể khác, việc thu hồi đất có thể có rất nhiều lý do, tuy nhiên thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng là thu hồi đất do thực hiện quy hoạch xây dựng công cộng, mà cần đất để phục vụ các mục đích công cộng, quốc phòng an ninh, hoặc để phát triển kinh tế theo đồ án quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong các đặc điểm của thu hồi đất luôn gắn liền với việc bồi thường11.( gáo trình LHCDDTNT)
Bồi thường:
Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hôi đất12.(khoản 6 điều 4 luật đất đai 2003).
Bồi thường là sự đền trả lại tất cả những thiệt hại mà chủ thể gây ra một cách tương xứng, trong quy hoạch xây dựng, thiệt hại gây ra có thể là thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại phi vật chất. trong giải phóng mặt bằng, cùng với các quy định về bồi thường là các quy định về hổ trợ, tái định cư.
Hổ trợ:
Hổ trợ khi nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới13. ( khoản 7 điều 4 luật đất đai 2003).
Hổ trợ nhằm trợ giúp thêm cho người bị thu hồi đất để tái lập cuộc sống mới để chuyển đổi nghề nghiệp, để giải quyết khó khăn về mặt kinh tế.
Tái định cư:
Là việc người dân bị thu hồi đất phải di chuyển chổ ở, do kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tái định cư đặt ra với các chủ thể không còn đất ở sau khi bị thu hồi đất nhằm tái lập nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ14. (giáo trình luật hành chính đô thị, nông thôn, TS. PHAN TRUNG HIỀN biên soạn thánh 2/2009).
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển về quy hoạch, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hổ trợ tái định cư:
Trong lịch sử phát triển của mọi Quốc Gia, mọi giai đoạn việc phải giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình là không thể tránh khỏi, nhịp độ phát triển càng lớn thì nhu cầu giải phóng mặt bằng càng cao và trở thành một thách thức ngày càng nghiêm trọng đối với sự thành công không chỉ trong lỉnh vực kinh tế mà cả ở trong các lỉnh vực xã hội, chính trị trên phạm vi Quốc Gia15 ( tài liệu hội thảo, bài tham luận của kỷ sư Tôn Gia Huyên, Hội KHKT xây dựng Việt Nam ).
Vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng ở Việt Nam cũng đã hình thành từ rất lâu, xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta, trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đất nước tạm thời bị chia cắt Miền Bắc xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa, Miền Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nước. do đó pháp luật ở nước ta thời kỳ này chưa áp dụng thống nhất toàn quốc ở giai đoạn từ trước 30 tháng 4 năm 1975.
Từ khi đất nước độc lập năm 1945 do nhu cầu cần thiết xây dựng lại đất nước các công trình xây dựng, xí nghiệp, giao thông thủy lợi…cần phải sử dụng đất. ngày 14/4/1959 Thủ Tường Chính Phủ ban hành Nghị Định 151/TTg quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất để làm địa điểm xây dựng các công trình kiến thiết cơ bản. Để đảm bảo thực hiện một cách thống nhất ở các ngành từ Trung ương đến địa phương ngày 06/7/1959 Bộ Nội Vụ ; Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước ban hành thông tư liên tịch số 1424/TT-LB về lỉnh vực đất đai, an ninh quốc phòng xây dựng. hướng dẩn thực hiện Nghị Định 151/TTg mặc dù rất cần thiết kiến thiết lại đất nước sau chiến tranh nhưng tin thần Nghị Định 151/TTg hết sức tiết kiệm đất đai xem đất sản xuất nông nghiệp, hoa màu là quan trọng cần phải có sự quản lý chặt chẻ tránh sự lảng phí đất đai. Việc trưng dụng đất được quy định trong thông tư liên tịch 1424/TT-LB thời kỳ này cũng rất chặt chẻ. tất cả các hồ sơ do cơ quan xin trưng dụng đất lập nhất thiết phải có sự chấp thuận của cơ quan Ủy Ban Hành Chính các cấp (ủy ban hành chính xã, huyện, tỉnh, thành phố, khu) trước khi thực hiện thông qua vai trò tuyên truyền giải thích của ủy ban hành chính và nông hội xã để cho người dân hiểu biết mà trưng cầu ý kiến của nhân dân có đất bị trưng dụng, tất cả những ý kiến và những biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại đều phải ghi vào hồ sơ gửi đi xét duyệt. ủy ban kế hoạch nhà nước (hoặc bộ quốc phòng xét nếu là công trình xây dựng quốc phòng) hoặc Ủy Ban Hành Chính Tỉnh,Thành Phố hoặc khu duyệt và trình Thủ Tướng Chính Phủ quyết định. Người có ruộng đất bị trưng dụng được bồi thường thiệt hại và được báo trước thời gian 2 tháng để di chuyển , việc bồi thường được đưa ra bàn bạc dân chủ có đại diện các tổ chức và người có đất bị trưng dụng, có hai cách bồi thường đó là bằng tiền và bằng ruộng đất nhưng chú trọng là việc bồi thường bằng ruộng đất, cách giải quyết bồi thường và các tiêu chuẩn bồi thường do Ủy Ban Hành Chính Tỉnh, Thành Phố hay khu quyết định. Nghị Định 151/TTg 14/4/1959 chỉ quy định trưng dụng ruộng đất ở nông thôn và thi hành ở Đồng Bằng và Trung Du, đối với trưng dụng nhà đất ở trong nội Thành các Thành Phố, Thị Xã thì căn cứ vào nguyên tắc chung của Nghị Định và tình hình cụ thể mà giải quyết cho hợp lý. ở giai đoạn này vấn đề lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất còn rất đơn giản mà chỉ có ý nghĩa cơ quan có thẩm quyền phân phối các địa điểm xây dựng các công trình kiến thiết cơ bản. đến ngày 11/01/1970 phủ Thủ Tướng ban hành thông tư số 1792/ TTg quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối lưu niên, các hoa màu cho nhân dân ở vùng xây dựng kinh tế mở rộng Thành Phố. Trong thời gian này chủ yếu chỉ áp dụng cho Miền Bắc Việt Nam, Miền Nam Việt Nam cho đến 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất mới bắc đầu thực hiện chính sách ruộng đất thống nhất trong cả nước tuy nhiên các văn bản pháp luật còn rất hạn chế, đến năm 1987 Luật đất đai ra đời được áp dung thống nhất trong toàn quốc Luật này quy định chế độ quản lý nhà nước về đất đai quy định thẩm quyền lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thẩm quyền giao đất thu hồi đất quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích ranh giới và các điều kiện khác và được đền bù thiệt hại thực tế cho người sử dụng đất có đất bị thu hồi được bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất làm tăng giá trị đất. Để thực hiện có hiệu quả và thống nhất trên toàn quốc Luật đất đai năm1987, Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành Nghị Định số 30/HĐBT ngày23/3/1989 về việc thi hành Luật đất đai 1987, vấn đề đền bù bắt đầu từ quyết định 186/HĐBT ngày 31/5/1990 về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác, các văn bản khác như giá đất,quyền của người sử dụng đất, quản lý quy hoạch đô thị… cũng được ban hành để thi hành có hệ thống các chính sách, tổ chức trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đến năm 1994 Chính Phủ ban hành Nghị Định 90/CP ngày 17/8/1994 quy định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. xuất phát từ quan điểm đổi mới kinh tế của Đảng hàng loạt các vấn đề đặc ra cần được giải quyết, trước tình hình đó ngày 24/4/1998 Nghị Định 90/CP được thay thế bằng Nghị Định 22/1998/NĐ-CP đến ngày 03/12/2004 Chính Phủ ban hành Nghị Định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường hổ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thay thế hoàn toàn Nghị Định 22/1998/NĐ-CP hiện nay Chính Phủ ban hành Nghị Định 69/2009/NĐ-CP ngày13/8/2009 có hiệu lực từ ngày 01/10/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hổ trợ tái định cư.
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng được đặc ra và nghiên cứu áp dụng trên thực tế. Luật đất đai trải qua các lần sửa đổi bổ sung tuy nhiên vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng có thể chia ra làm hai giai đoạn:
Giai đoạn trước khi có Luật đất đai năm 1993:
Trên cơ sở Hiến định đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà Nước thống nhất quản lý người sử dụng đất được Nhà Nước giao đất sử dụng, khi Nhà Nước cần thì có thể thu hồi lại, do đó công tác giải phóng mặt bằng chỉ là nguyên nhân và điều kiện khi Nhà Nước thu hồi đất, người dân vùng giải phóng mặt bằng có những quyền năng rất hạn chế, đất đai ở giai đoạn này không được xem là tài sản có giá không được lưu thông trao đổi, không có thị trường bất động sản, người có đất bị thu hồi được hoán đổi đất để phục vụ cho cuộc sống tài sản trên đất thì được bồi hoàn, tuy nhiên cá nhân phần nào hy sinh lợi ích của mình phải đặc lợi ích xã hội lợi ích công cộng lên trên hết nên việc đền bù tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể , chưa có tiêu chuẩn định mức rỏ ràng nguồn lợi bị ảnh hưởng của cá nhân trong vùng giải tỏa thì cá nhân sẳn sàng chịu đựng còn nhà quản lý thì xem như chuyện thường tình và đương nhiên việc hoán đổi đất chỉ là cung cấp điều kiện để người sử dụng đất sinh sống cho nên chưa có sự công bằng trên thực tế16, . ( giáo trình luật hành chính đô thị nông thôn. TS phan trung hiền biên soạn tháng 2 năm 2009).
Từ đó đời sống của một đại bộ phận người dân vùng giải phòng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, khi sự hy sinh quyền lợi cá nhân của họ gia đình họ chưa đươc đền bù thỏa đáng với công sức mà cá nhân gia đình tạo lập ra trên đất.
Đến tháng 12 năm 1986 sau khi cụ thể hóa Nghị Quyết VI của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng đất nước bước vào thời kỳ đổi mới nhiều vấn đề được nghiên cứu đánh giá lại, Hiến Pháp năm 1992 thay thế Hiến Pháp năm 1980 Luật đất đai năm 1993 thay thế Luật đất đai năm1987 và tiếp đến Luật đất đai 2003 thì quyền năng của người sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa được ghi nhận từ đó, đất đai được công nhận là tài sản có giá nên được lưu thông trao đổi trên thị trường vì vậy đất đai phải được bồi thường tương xứng với giá trị của nó khi nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia. Với sự thừa nhận trên đất đai trở thành một tài sản giá trị trong giao lưu dân sự, người sử dụng đất được pháp luật ghi nhận năm quyền năng cơ bản đó là: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, từ những quyền năng cơ bản đó là tiền đề cho những quy định của pháp luật trong công tác bồi thường ngang giá sau nầy trong giải phóng mặt bằng, bước đầu tạo sự thuận lợi cho người sử dụng đất có thể có cuộc sống tốt hơn sau khi bị giải phóng mặt bằng không còn tư liệu sản xuất.
Nghị Định 22/CP năm 1998 (thay thế Nghị Định 90/CP/ năm 1994) quy định về các vấn đề liên quan đến thu hồi đất, đền bù, hổ trợ, tái định cư. Vấn đề về bồi thường, điều kiện để bồi thường về đất, về tài sản gắn liền với đất được đặt ra giải quyết. có thể thấy rằng ở giai đoạn này những thiệt hại của người dân vùng giải phóng mặt bằng được xem xét căn cơ. Tuy nhiên đất đai được thừa nhận là một tài sản có giá trị nên vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng ở giai đoạn này trở thành một đề tài mới nhạy cảm nhất, sự chưa hoàn thiện trong các quy định của pháp luật không theo kịp tình hình thực tế sự chuyển biến của giá đất nhanh chóng xuất phát từ những cơn sốt đất các nhà đầu cơ đất đẩy giá đất lên cao tạo thành một thị trường giá đất ảo, nên so sánh giá đất đền bù và giá đất thực tế có khác nhau trong khi đó giá đất của Nhà Nước ban hành cũng không theo kịp giá thị trường đúng giá trị thực tế, từ đó công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, có những lúc những nơi không thực hiện được công tác giải phóng mặt bằng đây cũng là một trong những nguyên nhân dẩn đến nhiều dự án quy hoạch treo trong nhiều năm, nhiều vụ khiếu kiện dẩn đến gay gắt nhất làm cho tình hình an ninh trật tự rối ren các thế lực thù địch lợi dụng kích động lôi kéo chống phá Đảng và Nhà Nước ta làm cho tình hình phức tạp thêm, đứng trước tình hình đó Luật đất đai 2003 ra đời thay thế Luật đất đai năm 1993 và Chính Phủ ban hành Nghị Định 197/2004/NĐ-CP để bổ khuyết những điểm còn hạn chế của Nghị Định 22/CP và khẳng định thêm thị trường bất động sản, giá đất nghi nhận mục đích thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế bên cạnh đó Nghị Định 181/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật đất đai 2003 và tạo cơ sở pháp lý về các mục đích thu hồi đất, hướng dẫn cách thức giải quyết khiếu nại, khiếu kiện phát sinh trong quá trình thu hồi đất. để tiếp tục khắc phục những mặt hạn chế của Nghị Định 181/2004/NĐ-CP Nghị Định 84/2007/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị Định 181/2004/NĐ-CP để hướng dẫn trình tự thủ tục thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hổ trợ và tái định cư. Tiếp theo mới đây Chính Phủ vừa ban hành Nghị Định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 có hiệu lực từ ngày 01/10/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hổ trợ, tái định cư.
Luật đất đai 1987,1993, luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai số 10/1998/QH10, Luật sửa đổi bổ sung một số điêu của Luật đất đai năm 2001 và hiện nay là Luât đất đai 2003 ngày càng tiến bộ hơn, quyền và lợi ích của người dân được bảo vệ công bằng và đất đai được xem là tài sản giá trị được trao đổi ngang giá, giải quyết được một số vấn đề khó khăn trước đây trong giải phóng mặt bằng, bồi thường hổ trợ tái định cư, vấn đề khiếu nại khiếu kiện. Tuy nhiên không phải mọi vấn đề đều được giải quyết một cách triệt để, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới quan đều vận động theo quy luật của sự phát triển ngày càng cao tiến bộ hơn, vì vậy Luật đất đai năm 2003 cũng cần được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với quy luật phát triển của đất nước.
Tóm lại: đất đai thuộc sở hữu của toàn dân Nhà Nước thống nhất quản lý khi Nhà Nước cần thì thu hồi lại, đất đai con người không tạo ra được mà con người chỉ khai thác sử dụng để làm tăng giá trị sử dụng của đất, do đó khi Nhà Nước thu hồi đất thì phải xem xét quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đảm bảo tính công bằng cho mọi công dân trong vùng giải phóng mặt bằng cũng như công dân ở các vùng lân cận chịu tác động tích cực và tiêu cực.
Chương 2
Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người dân vùng giải phóng mặt bằng
2.1. Quy định của pháp luật về giải phóng mặt bằng.
2.1.1. Quy hoạch giải phóng mặt bằng:
Giải phóng mặt bằng thu hồi đất phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, là việc Nhà Nước thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại điều 38 Luật đất đai 2003 điều 36 Nghị Định 181/2004/NĐ-CP. Bất cứ một chương trình sử dụng đất nào nhà nước cũng phải có kế hoạch trước, việc giải phóng mặt bằng thu hồi đất cũng phải có quy hoạch kế hoạch sử dụng đất phù hợp. điều 38 luật đất đai quy định: ”nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế”; thì nhà nước thu hồi đất, như vậy để sử dụng đất vào các mục đích trên thì cần có một kế hoạch sử dụng đất, cần thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.
Về nguyên tắc việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh (điêù 21 ldd2003). Việc lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất phải theo một trình tự thủ tục quy định của pháp luật
Khi một dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đi vào giai đoạn chuẩn bị triển khai thực hiện thì vấn đề đầu tiên là phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, đây là vấn đề nhạy cảm và là vấn đề khó khăn nhất đối với các nhà quản lý trong những năm qua nhất là giải quyết về bồi thường, hổ trợ, tái định cư giải quyết khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo…đền bù giải phóng mặt bằng là khâu quyết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuong_chi_tiet_luan_van_tot_nghiep_2010_luat_k2006__6339.doc