Trong đề tài này chủ yếu tập trung tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích quá trình hình thành, phát triển và những nội dung cơ bản tư tưởng của Hồ Chí Minh. Đặc biệt là việc vận dụng tư tưởng của Người vào việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và làm cơ sở lý luận định hướng cho việc xây dựng hoàn thiện Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4783 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và việc vận dụng vào xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội lần VII Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng kim chỉ nam cho hành động của Đảng và dân tộc
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân...
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc.
Do vậy, học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay, trong đó có tư tưởng về Nhà nước pháp quyền. Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước đã và đang đặt ra nhiều vấn đề: Cần hoàn thiện Nhà nước, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Khi chúng ta đang trong quá trình vận động của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có sự quản lý ở trình độ tương ứng. Hơn nữa xu hướng toàn cầu hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế cũng đang đặt ra nhiệm vụ không nhỏ đối với Nhà nước, bởi lẽ thực trạng hoạt động của bộ máy Nhà nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, được thể hiện trên nhiều phương diện. Đội ngũ cán bộ công chức vừa thiếu vừa yếu, đặc biệt là sự hiểu biết và cập nhật pháp luật chưa cao để đáp ứng nhu cầu trong xã hội mới. Hơn nữa tình trạng vi phạm pháp luật, áp dụng không đúng pháp luật còn diễn ra nhiều ở vùng trong cả nước. Có thể nói, đó là sự tác động của nền kinh tế thị trường một phần, một phần khác là trong chúng ta chưa có sự quan tâm đúng mức về nó hoặc quan tâm chưa đồng bộ đến việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý của Nhà nước. Nửa thập niên qua, Nhà nước ta do Hồ Chủ tịch sáng lập và lãnh đạo dần được củng cố và hoàn thiện, đã đạt được những thành tựu lớn, điều này đã được các văn kiện của Đảng đánh giá cao. Tuy nhiên còn nhiều bất cập.
Sinh thời Nguyễn ái Quốc rất ít dùng khái niệm "Nhà nước pháp quyền", nhưng qua hành động thực tiễn thì đã toát lên tư tưởng của mình về việc xây dựng Nhà nước trong đó việc tuân thủ tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật. Thực tế cải cách nền hành chính và bộ máy Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là tất yếu. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng đã chỉ rõ: "Quá trình ấy phải dựa trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiễn đất nước và những kinh nghiệm xây dựng Nhà nước Việt Nam qua hàng chục năm qua, có tính đến kiến thức và kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới". Vì những nhu cầu lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn " Tư tưởng Hồ Chớ Minh về Nhà nước phỏp quyền và việc vận dụng vào xõy dựng và hoàn thiện Nhà nước phỏp quyền xó hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta " làm chủ đề nghiên cứu của luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề Nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được một số học giả trong nước nghiên cứu, đề cập như cuốn: ''Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật'' của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ tư pháp, 1993; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nướC kiểu mới - quá trình hình thành và phát triển'' của Hoàng Văn hảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; ''Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân'', Nguyễn Đình Lộc (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; ''Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp luật'' của Nguyễn Xuân Tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; ''Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh'' của Vũ Đình Hòe, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001, TS. Phạm Ngọc Anh - PGS.TS Bùi Đình Phong: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam", Nxb Lao động, Hà Nội, 2003 v.v... và một số bài viết trên các báo, tạp chí như bài: "Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam'' của Song Thành, Tạp chí Người đại biểu nhân dân, số 39, 1991; "Nghĩ về Hồ Chí Minh và những điều kiện nâng cao hiệu lực của pháp luật'' của Phạm Ngọc Anh, Báo Pháp luật, ngày 3/6/1997; "Chủ tịch Hồ Chí Minh người đặt nền móng cho sự ra đời một Nhà nước pháp quyền Việt Nam'' của Nguyễn Thị Kim Dung trong cuốn "Việt Nam trong thế kỉ XX", Nxb Thế giới, Hà Nội, 2000... Tuy nhiên, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền, từ đó vận dụng vào việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền hiện nay ở Việt Nam còn là vấn đề mới. Các công trình khoa học đã công bố mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát các nội dung riêng lẻ, chưa đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền. Thực tiễn Việt Nam luôn có sự biến đổi, với mỗi một thời kì thì lại đặt ra những yêu cầu khác nhau. Do đó, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong thời kì hiện nay, đặc biệt khi chúng ta đã bước vào thế kỷ XXI sẽ có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích:
Nghiên cứu, phân tích có hệ thống và làm sáng tỏ tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền. Qua đó đưa ra những nhận xét đánh giá khoa học về những sáng tạo lý luận của Người về Nhà nước pháp quyền.
- Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục tiêu trên, cần giải quyết các nhiệm vụ sau.
+ Nêu bật những yếu tố ảnh hưởng (lý luận - thực tiễn) đến sự hình thành tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh.
+ Xác định các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền.
+ Nghiên cứu nội dung tư tưởng của Người về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
+ Trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta hiện nay, đưa ra một số giải pháp để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng, hoàn thiện Nhà nước ta hiện nay.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.
- Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
- Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
b) Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
- Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam từ 1991 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp biện chứng duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp luận Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước, pháp luật.
Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp cụ thể: phân tích, tổng hợp, lịch sử và lôgíc, phương pháp văn hóa học, gắn lý luận với thực tiễn....
6. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này chủ yếu tập trung tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích quá trình hình thành, phát triển và những nội dung cơ bản tư tưởng của Hồ Chí Minh. Đặc biệt là việc vận dụng tư tưởng của Người vào việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và làm cơ sở lý luận định hướng cho việc xây dựng hoàn thiện Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Với những kết quả bước đầu, luận văn đặt hy vọng vào việc góp phần nghiên cứu cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền NNPQ trong mối quan hệ với định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. Những kết quả đó sẽ góp phần vào việc thống nhất nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đảm bảo sự phát triển đất nước theo đúng định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 11 tiết.
nội dung cơ bản của luận văn
Chương 1
cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng hồ chí minh về Nhà nước pháp quyền
1.1 Cơ sở hình thành
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.2. Cơ sở thực tiễn trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
1.2.1. Thời kỳ trước 1945
1.2.2. Thời kỳ từ 1945 đến 1969
Chương 2
những nội dung cơ bản trong tư tưởng hồ chí minh về Nhà nước pháp quyền
2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất của Nhà nước pháp quyền
2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về một Nhà nước hợp hiến, hợp pháp
2.3. Vai trò của luật pháp trong quản lý xã hội
2.4. Tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật
2.5. Sự kết hợp giữa "Đức trị" với "Pháp trị" trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
2.6. Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
Chương 3
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay ở việt nam
3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền - cơ sở lý luận và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay
3.2. Tổ chức, hoạt động của Nhà nước pháp quyến ở nước ta hiện nay - thực trạng và những vấn đề đặt ra
3.3. Phương hướng, nội dung và biện pháp xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
kết luận
danh mục tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- De cuong - luan van.doc
- Bia - ThS.doc