Câu 11: Nêu tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất? Liệt kê các nguồn gốc gây ô nhiễm MT đất?
* Tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất
- Sinh học: Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh, ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột. đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó sang người và đv. Đất đc coi là nơi lưu giữ các mầm bệnh. Trước hết là các nhóm trực khuẩn và nguyên sinh gây bệnh đường ruột: trực khuẩn lỵ, thương hàn và phó thương hàn, phẩy khuẩn tả, lỵ amip, xoắn trùng vàng da, nấm, bênh uốn ván. Tiếp đến là các bệnh ký sinh trùng như giun, sán lá, sán dây, ve bét.
- Hóa học: Các chất thải công nghiệp bao gồm các chất thải cặn bả, các sp phụ do hiệu suất của nhà máy ko cao. Do nguồn từ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Phân bón thuốc trừ sâu, diệt cỏ đc dùng với mục đích tăng thu hoạch mùa màng các loại muối có trong nước tưới cho cây trồng ko đc hấp thụ hết đều gây ô nhiễm cho đất. Các tác nhân gây ô nhiễm ko khí lắng đọng, cac chất phân hủy từ các bãi rác lan truyền vào đất đều là những tác nhân hóa học gây ô nhiễm đất.
- Vật lý – ô nhiễm nhiệt và phóng xạ: ô nhiễm nhiệt chủ yếu từ qtr sx CN và thường mang tính cục bộ: ô nhiễm từ nguồn nước thải CN, từ khí thải,.ngoài ra còn các nguồn từ tự nhiên. To trong đất tăng sẽ ả/h đến các hoạt động của VSV do làm giảm lượng oxi và sự phân hủy diễn ra theo kiểu kỵ khí với nhiều sp trung gian gây độc cho cây trồng như NH3, H2S, CH4. đồng thời làm trai cứng và mất chất dinh dưỡng.
Nguồn ô nhiễm phóng xạ là các chất phế thải của các cơ sở khai thác, nghiên cứu và sd các chất phóng xạ. Các chất phóng xạ đi vào đất, từ đất vào cây trồng sau đó có thể đi vào người
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3797 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
Giao thông vận tải
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.
Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng
Ở nước ta hiện nay hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống,... rất mạnh và diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là ở các đô thị. Các hoạt động xây dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới 10 - 20 lần.
Sinh hoạt
Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi
* Mưa axit là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6. Đây là hậu quả của quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác. * Tác hại của mưa axit:
Mưa axit được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1872 tại Anh. Người ta đã thấy rằng mưa axit rất nguy hại đến môi trường sống, trong xây dựng, trong bảo tồn di tích lịch sử...
Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ giảm xuống, lượng nước trong ao hồ sẽ giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết.
Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngấm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), magiê (Mg)... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp. Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình.
Mưa axit gây hư hại các công trình, song cũng đem lại lợi ích đáng kể. Các nhà khoa học vừa phát hiện thấy những cơn mưa chứa axit sunphuaric làm giảm phát thải methane từ những đầm lầy (đầm lầy là nơi sản ra lượng lớn khí methane), nhờ đó hạn chế hiện tượng trái đất nóng lên.
Một cuộc điều tra toàn cầu mới đây đã cho thấy thành phần sunphua trong các cơn mưa này có thể ngăn cản trái đất ấm lên, bằng việc tác động vào quá trình sản xuất khí methane tự nhiên của vi khuẩn trong đầm lầy. Methane chiếm 22% trong các yếu tố gây ra hiệu ứng nhà kính. Và các vi khuẩn ở đầm lầy là thủ phạm sản xuất chính. Chúng tiêu thụ chất nền (gồm hydro và axetat) trong than bùn, rồi giải phóng methane vào khí quyển. Nhưng trong đầm lầy ngoài vi khuẩn sinh methane, còn có vi khuẩn ăn sunphua cạnh tranh thức ăn với chúng. Khi mưa axit đổ xuống, nhóm vi khuẩn này sẽ sử dụng sunphua, đồng thời tiêu thụ luôn phần chất nền đáng lý được dành cho vi khuẩn sinh methane. Do vậy, các vi khuẩn sinh methane bị "đói" và sản xuất ra ít khí nhà kính. Nhiều thí nghiệm cho thấy phần sunphua lắng đọng có thể làm giảm quá trình sinh methane tới 30%.
Câu 8: Hiệu ứng nhà kính là gì? Nêu cơ chế tác nhân gây ra HƯNK? Hậu quả do sự ấm dần lên của trái đất? Em sẽ làm gì để hạn chế sự ấm dần lên của trái đất dô HƯNK?
* Cơ chế gây ra Hiệu ứng nhà kính:
Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đo, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trng bình +16oC là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi , hơi nước, khí mê tan, khí CFC...
“kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là hiệu ứng nhà kính”
Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3oC. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5oC trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5oC vào năm 2050.
Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất.
* Hậu quả do sự ấm dần lên của trái đất?
· Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển.
· Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.
· Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
· Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm.
- Những bệnh như sốt xuất huyết và sốt rét trước đây quan niệm là bệnh ở xứ nhiệt đới sẽ chuyển lên phía bắc và trở thành phổ biến do nhiệt độ tăng. - Những đợt nắng nóng sẽ làm chết nhiều người hơn ở nhiều vùng hơn trên thế giới (đợt nắng nóng năm 2003 đã làm chết trên 70.000 ở Châu Âu). - Năng suất mùa màng sẽ giảm, dẫ tới mất an ninh lương thực. 800 triệu người phải làm quen với việc đi ngủ cùng chiếc dạ dày trống rỗng.- Nước khan hiếm dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày và suy dinh dưỡng tăng gấp bội. - Những thiên tai như lũ lụt rút nhanh do sự thay đổi bản đồ mưa và tan băng sẽ ngăn cản việc tiêu thoát nước đến bệnh tiêu chảy và nhiều bệnh tật khác. - Nhiều người ở thành phố sẽ lâm vào cảnh thiếu nhà ở, xuất hiện các khu nhà ổ chuột, những bất công về phúc lợi y tế, đặc biệt nguy hiểm khi có thiên tai, dịch bệnh.
* Các biện pháp để hạn chế sự ấm dần lên của trái đất do HƯNK
- Giảm lượng khí thải gậy hiệu ứng nhà kính
- Trồng cây bảo vệ lá phổi xanh của trái đất.
- Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong khi khai thác phải có biện pháp bảo vệ MT
- Sd các nguôn nl sạch như nl mặt trời, gió, thủy triều...
- Đưa ra các chế tài, bộ luật về bảo về MT
- Tìm ra các nguyên vật liệu mới để thay thế cho các nguồn nguyên liệu đang có nguy cơ bị cạn kiệt.
- Đầu tư phát triển khoa học công nghệ
- Sử dụng các phường tiện giao thông công cộng trong lưu thông đi lại.
Câu 9: Nêu nguyên nhân gây ra suy giảm tầng ozon? Tại sao chúng ta phải bảo vệ tầng ozon? Tại sao nói “Sự suy giảm tầng ozon có tính chất chu kỳ và thường xuất hiện ở 2 đầu cực trái đất”?
*nguyên nhân làm suy giảm?
Cơ chế phá hủy Ozon:
CCl2F2 Cl + CClF2
Diclodiflometan nguyên tử Clo Clodiflomethyl
Cl + O3 ClO + O2
Oxytmonoclorua
ClO + O3---------------> O2 + Cl
Ôzôn có thể bị phá hủy bởi các nguyên tử clo, flo hay brôm trong bầu khí quyển. Các nguyên tố này có trong một số hợp chất bền nhất định, đặc biệt là chlorofluorocacbon (CFC), đi vào tầng bình lưu và được giải phóng bởi các tia cực tím. Như vậy mỗi gốc Cl có thể phá hủy hàng nghìn phân tử O3 trước khi nó bị phân hủy thành chất khác.
- các nguyên tử clo được tạo thành như thế sẽ trở thành chất xúc tác hủy diệt các phân tử ôzôn trong một chu kỳ khép kín. Trong chu kỳ này, một nguyên tử clo tác dụng với phân tử ôzôn, lấy đi một nguyên tử ôxy (tạo thành ClO) và để lại một phân tử ôxy bình thường. Tiếp theo, một ôxy nguyên tử tự do sẽ lấy đi ôxy từ ClO và kết quả cuối cùng là một phân tử ôxy và một nguyên tử clo, bắt đầu lại chu kỳ. Một nguyên tử clo đơn độc sẽ phân hủy ôzôn mãi mãi nếu như không có các phản ứng khác mang nguyên tử clo ra khỏi chu kỳ này bằng cách tạo nên các nguồn chứa khác như axít clohydric và clo nitrat (ClONO2).
Phản ứng của nguyên tử clo trong các nguồn chứa này thông thường chậm nhưng được gia tăng khi có các đám mây tầng bình lưu ở địa cực, xuất hiện trong mùa Đông ở Nam Cực, dẫn đến chu kỳ tạo thành lỗ thủng ôzôn theo mùa.
* Tại sao chúng ta phải bảo vệ tầng ozon?
Vì tầng ozon hấp thụ tia cực tím từ mặt trời, giảm sút tầng ozon dự đoán sẽ cường độ tia cực tím ở bề mặt Trái đất, có thể dẫn đến nhiều thiệt hại bao gồm cả gia tăng bệnh ung thư da.
Các tia bức xạ cực tím có nl cao được hấp thụ bởi ozon được công nhận chung là một yếu tố tham gia tạo thành các khối u ác tính (ung thư da). Thí dụ như theo một nghiên cứu, tăng 10% các tia cực tím có nl cao được liên kết với tăng 19% các khối u ác tính ở đàn ông và 16% ở phụ nữ.
Tăng cường bức xạ tia cực tím có thể cũng ả/h đến mùa màng. Thực vật ko chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu và sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Sản lượng nhiều loại cây trồng có tầm quan trọng về kinh tế như lúa phụ thuộc vào quá trình cố định nito của vi khuẩn lam cộng sinh ở rễ cây. Mà vi khuẩn lam rất nhạy cảm với á/s cực tím và có thể bị chết khi hàm lượng tia cực tím gia tăng.
* Tại sao nói “Sự suy giảm tầng ozon có tính chất chu kỳ và thường xuất hiện ở 2 đầu cực trái đất”?
Tính chu kỳ (theo mùa): người ta đã quan sát thấy cột ôzôn giảm sút rõ rệt trong mùa xuân và đầu hè ở Nam cực. Mùa hè hay có sấm sét đc tạo ra khi mưa rào. Mùa đông có cường độ á/s thấp.
Ánh sáng mặt trời ở các vùng địa cực dao động nhiều hơn ở các nơi khác và trong ba tháng mùa Đông hầu như là tối tăm không có bức xạ mặt trời. Nhiệt độ không khí ở vào khoảng -80 °C hay lạnh hơn gần như trong suốt mùa Đông đã tạo nên các đám mây ở tầng bình lưu trên địa cực. Các phần tử của những đám mây này bao gồm axít nitric hay nước đóng băng tạo nên bề mặt cho các phản ứng hóa học gia tăng tốc độ phân hủy các phân tử ôzôn.
Trong mùa Đông và Xuân Nam Cực các phản ứng trên bề mặt của các phần tử mây chuyển hóa các hợp chất chứa này trở lại thành các gốc tự do có hoạt tính cao, Cl và ClO. Các đám mây cũng có thể lấy đi NO2 từ khí quyển bằng cách biến đổi chúng thành axít nitric, ngăn không cho ClO vừa được tạo thành có thể bị biến đổi trở lại ClONO2. Ánh sáng cực tím gia tăng trong mùa xuân tạo cho các hợp chất clo phản ứng hủy diệt trên 17% ôzôn trong khi các hợo chất brôm làm giảm sút thêm 33%. Vai trò của ánh sáng mặt trời trong giảm sút ôzôn chính là lý do tại sao giảm sút ôzôn ở Nam Cực lớn nhất vào mùa xuân. Trong mùa Đông, mặc dù có nhiều mây nhất, không có ánh sáng trên địa cực để thúc đẩy các phản ứng hóa học. Phần lớn các ôzôn bị phá hủy ở phía dưới của tầng bình lưu đối ngược với việc giảm sút ôzôn ít hơn rất nhiều thông qua các phản ứng thể khí đồng nhất xảy ra trước hết là ở phía trên của tầng bình lưu. Nhiệt độ sưởi ấm vào cuối Xuân phá vỡ các gió xoáy vào trung tuần tháng 12
Ở 2 đầu cực có nền nhiệt độ thấp (thường là < 0), cường độ a/s thấp. Bề mặt màu trắng màu của băng ít hấp thụ á/s. Ở 2 đầu cực có từ trường
Câu 10: Biến đổi khí hậu là gì? Liệt kê các biểu hiện của biến đổi khí hậu? Nêu các giải pháp nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu trên trái đất? Việt Nam sẽ chịu ả/h gì do biến đổi khí hậu?
* Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
* Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm: - Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. Dự tính đến năm 2070 nhiệt độ trái đất tăng từ 2,5 – 4,5oC . Lượng mưa hàng năm giảm làm cạn kiệt các con sông khoảng 50% các con sông trên TG đang trong tình trạng cạn kiệt, làm khan hiếm nguồn nước ngọt, ả/h đến nguồn nước ngầm- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. -Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. Lượng băng trên trái đất chiếm 2% lượng nước. Băng tan làm nước mạn xâm nhập vào đất liền làm đất nhiễm mặn-Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. -Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. -Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. Sinh vật thay đổi tập quán sinh sống nếu không thích nghi đc thì sinh vật đó sẽ bị chết, mà qtr biến đổi gen của sinh vật để có thể thích nghi được là quá trình lâu dài mất nhiều thời gian. Các quốc gia trên thế giới đã họp tại New York ngày 9/5/1992 và đã thông qua Công ước Khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc. Công ước này đặt ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức phải đạt nằm trong một khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực không bị đe doạ và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững.
* Nêu các giải pháp nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu trên trái đất?
- Giảm lượng khí thải gậy hiệu ứng nhà kính
- Trồng cây bảo vệ lá phổi xanh của trái đất.
- Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong khi khai thác phải có biện pháp bảo vệ MT
- Sd các nguôn nl sạch như nl mặt trời, gió, thủy triều...
- Đưa ra các chế tài, bộ luật về bảo về MT
- Tìm ra các nguyên vật liệu mới để thay thế cho các nguồn nguyên liệu đang có nguy cơ bị cạn kiệt.
- Đầu tư phát triển khoa học công nghệ
- Sử dụng các phường tiện giao thông công cộng trong lưu thông đi lại.
* Việt Nam sẽ chịu ả/h gì do biến đổi khí hậu?
Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam theo những xu hướng sau: - Giảm mưa dông; - Giảm sương mù; - Hạn hán tăng cả về tần suất và cường độ;- Mùa lạnh thu hẹp; - Bão tăng về tần suất, nhất là vào cuối năm và ảnh hưởng đến các tỉnh Nam Trung Bộ.
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai do thời tiết như các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 nóng và ẩm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 lạnh và khô. Mùa mưa bão từ tháng 6 đến tháng 12. Hạn hán xảy ra trong các tháng khác nhau ở các vùng khác nhau. Miền Bắc, cao nguyên Trung Bộ, và miền Nam từ tháng 11 đến tháng 4; Bắc Trung Bộ, và Trung Bộ từ tháng 6 đến tháng 7; Nam Trung Bộ từ tháng 3 đến tháng 8.
Các số liệu ghi nhận xu hướng tăng nhiệt độ ở cả 3 miền, với mức tăng từ 0,5 đến 1°C trong vòng 1 thế kỷ qua. Đi cùng với tăng nhiệt độ, lượng mưa trung bình hằng năm tăng không đáng kể, nhưng tần suất cũng như lượng mưa hằng tháng thay đổi. Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm đi dẫn tới các sự kiện thời tiết bất thường có xu hướng tăng lên. Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại VN đã tăng 0,7 độ C, mực nước biển dâng 20cm. Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt hạn hán đã diễn ra khốc liệt hơn trước.
Theo các mô hình dự báo biến đổi khí hậu, với các kịch bản khác nhau dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính toàn cầu ở 3 mức: mức thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI), trong đó Việt Nam ưu tiên và lấy kịch bản trung bình làm định hướng. Kết quả dự báo đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở nước ta sẽ tăng cao từ 1,2 đến 2,5°C, mực nước biển dâng tương ứng từ 38 đến 55cm. Nhiệt độ sẽ tăng đáng kể ở các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và cao nguyên Trung Bộ. Trong mùa mưa, lượng mưa sẽ tăng đáng kể ở các khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Vào nửa sau thế kỷ XXI, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và khốc liệt do nước biển dâng.
Câu 11: Nêu tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất? Liệt kê các nguồn gốc gây ô nhiễm MT đất?
* Tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất
- Sinh học: Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh, ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột.. đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó sang người và đv. Đất đc coi là nơi lưu giữ các mầm bệnh. Trước hết là các nhóm trực khuẩn và nguyên sinh gây bệnh đường ruột: trực khuẩn lỵ, thương hàn và phó thương hàn, phẩy khuẩn tả, lỵ amip, xoắn trùng vàng da, nấm, bênh uốn ván... Tiếp đến là các bệnh ký sinh trùng như giun, sán lá, sán dây, ve bét...
- Hóa học: Các chất thải công nghiệp bao gồm các chất thải cặn bả, các sp phụ do hiệu suất của nhà máy ko cao. Do nguồn từ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ... Phân bón thuốc trừ sâu, diệt cỏ đc dùng với mục đích tăng thu hoạch mùa màng các loại muối có trong nước tưới cho cây trồng ko đc hấp thụ hết đều gây ô nhiễm cho đất. Các tác nhân gây ô nhiễm ko khí lắng đọng, cac chất phân hủy từ các bãi rác lan truyền vào đất đều là những tác nhân hóa học gây ô nhiễm đất.
- Vật lý – ô nhiễm nhiệt và phóng xạ: ô nhiễm nhiệt chủ yếu từ qtr sx CN và thường mang tính cục bộ: ô nhiễm từ nguồn nước thải CN, từ khí thải,...ngoài ra còn các nguồn từ tự nhiên. To trong đất tăng sẽ ả/h đến các hoạt động của VSV do làm giảm lượng oxi và sự phân hủy diễn ra theo kiểu kỵ khí với nhiều sp trung gian gây độc cho cây trồng như NH3, H2S, CH4... đồng thời làm trai cứng và mất chất dinh dưỡng.
Nguồn ô nhiễm phóng xạ là các chất phế thải của các cơ sở khai thác, nghiên cứu và sd các chất phóng xạ. Các chất phóng xạ đi vào đất, từ đất vào cây trồng sau đó có thể đi vào người
* Liệt kê các nguồn gốc gây ô nhiễm MT đất:
- Nguồn tự nhiên:
+ Nhiễm phèn: do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-, pH môi trường giảm gây ngộ độc cho cây con trong môi trường đó.
+ Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối, nồng độ Na+, K+ hoặc Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lý cho thực vật.
+ Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S, FeS… ).
+ Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm (không khí, nước); từ xác bã thực vật và động vật...
- Nguồn nhân tạo:
+ Chất thải công nghiệp: dùng than để chạy nhà máy nhiệt điện, khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon …
+ Chất thải sinh hoạt (phân, nước thải, rác, đồ ăn,...).
+ Chất thải nông nghiệp như phân và nước tiểu động vật: nguồn phân bón quý cho nông nghiệp nếu áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh hợp lý; những sản phẩm hóa học như phân bón, chất điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ...
+ Do tác động của không khí từ các khu công nghiệp, đô thị
Câu 12: Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước? Ô hiễm MT nước ảnh hưởng như thế nào đến qtr sd của con người? Trình bày các thông số đánh giá chất lượng nước?
* Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Các chất ô nhiễm nước có thể đc chia theo nguồn gốc có nhiều tác nhân ô nhiễm MT nươc tuy nhiên có 1 số tác nhân chính đc sau:
- Các nguyên tố vi lượng: có hại cho thủy sinh vật và người
- Kim loại nặng: chì có độc tính đ/v não có thể gây chết người nếu bị nhiễm độc nặng. Thủy ngân rất độc hại đối với người và thủy sinh. Asen rất độc dễ dàng hấp thụ vào cơ thể do ăn uống, hô hấp, qua da, gây ung thư da, xương phổi và làm sai lệch nhiễm sắc thế... Các nguyên tố khác có độc tính cao như: cadimi, selen, crom, niken... là tác nhân gây hại cho người và thủy sinh ngay ở nồng độ thấp.
- Hợp chất cơ kim: vật chuyển kim loại.
- Các chất rắn có trong nước tự nhiên là do qtr xói mòn, do nước chảy tràn từ ruộng đồngm do nước thải sinh hoạt và CN, có thể gây trở ngại cho việc nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt.
- Phóng xạ hạt nhân: rất độc hại đ/v con người và sinh vật
- Các chất hữu cơ tổng hợp như chất dẻo chất màu, thuốc trừ sâu, chất phụ da... đc sd nhiều trong TK 20. Hiện nay các chất này vẫn đóng vai trò quan trọng đ/v con người. Tuy nhiên các chất này độc và khó phân hủy sinh học, đặc biệt là nhóm chất hữu cơ chứa vòng thơm, cac chất cơ kim, cơ clo và cơ photpho.
- Hóa chất bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm, ký sinh trùng... và các loại phân bón hữu cơ. Các chất bảo vệ thực vất thường là hợp chất cơ clo, cơ photpho và cơ kim do đó có độc tính cao, tồn tại lâu trong môi trường đất và bị rửa trôi tích lũy trong MT nước làm ô nhiễm MT nước.
- Chất tẩy rửa : các dạng của chất tẩy rửa như chất hoạt động bề mặt, chất phụ gia bổ sung cho chất tẩy rửa chính tạo MT kiềm theo ý muốn khi đc đưa vào MT nước sẽ làm giảm khả năng lắng đọng của các chất rắn trong thành phần của nước làm giảm hoặc ức chế khả năng phát triển của vi sinh vật, do đó làm giảm qtr tự làm sạch của MT nước
- Dầu mỏ: các sp có liên quan đến dầu mỏ, các hoạt động vận chuyển và tiêu thụ dầu mỏ
- Các chất vô cơ: các kim loại nặng và các nguyên tố vết: As, Hg, Cr, Cu, Cd... tồn tại trong các sp quặng, trầm tích. Các kim loại nặng thường có tính chất tích tụ, cơ thể sinh vật kho sd đào thải ra khỏi hệ sinh thái
- Các vi sinh vật gây bệnh: sinh vật có mặt trong MT nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh vật có ích có nhiều nhóm sinh vật gây bênh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật khác. Trong số này đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ...
- Màu: gây bởi các chất hữu cơ dễ phân hủy bởi các tác nhân vi sinh vật; sự phát triển của 1 số loài thực vất dưới nước rong rêu, tảo...; có chất các hợp chất sắt, mangan ở dạng keo; ...
* Ô nhiễm MT nước ảnh hưởng như thế nào đến qtr sd của con người?
Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước,làm ô nhiễm nước và gây hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi-giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại
- Ô nhiễm nước mặt: nước mặt bao gồm nước mưa, nước hồ ao, đồng ruộng và nước các sông, suối, kênh mương.
- Nước ngầm: giảm công suất khai thác của con người, gây lún đất. Nước ngầm bị có hàm lượng Asen trong nước lớn gây nhiều bênh cho con người sinh vật...
- Ô nhiễm biển: các biểu hiện: gia tăng nồng đọ của các chất ô nhiễm trong nước biển; gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ; suy thoài hệ sinh thái biẻn; suy giảm trữ lượng các loài sv biển và giảm đa dạng sinh học hiển; thủy triều đỏ...
* Các thông số đánh gia chât lượng nước:
Mỗi quốc gia có khung tiêu chuẩn quy định riêng đ/v chất lượng nước cho các mục đích sd khác nhau. Tuy nhiên can quan tâm tới một số thông số sau:
Độ pH: giá trị pH thông thường của nươc đạt ở mức 6,5 – 7,5 tuy thuộc vào nguồn các kim loại nặng, lựa chọn phương pháp xử lý nước. Giá trị pH phụ thuộc trực tiếp vào nồng độ các ion HCO3- , H+, OH-
Độ cứng: phụ thuộc vào nồng độ Ca2+, Mg2+, nước có độ cứng < 50 mg/l là nước mềm, độ cứng trung bình từ 50 – 100 mg/l. Độ cứng cao ả/h tới thời gian sd và tính an toàn của nồi hơi.
Độ đục: bao gồm các hạt rắn có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ tồn tại ở trạng thái lơ lửng trong nước, làm giảm thấu quang của nước. Các chất lơ lửng trong nước có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy sinh vật có kích thước thông thường từ 0,1 – 10 m. Theo qui định của TCVN, độ đục của nước sinh hoạt phải lớn hơn 30cm (theo chiều sâu).
Chất rắn tổng số (Tss): tính bằng lượng chất rắn còn lại sau khi sấy 1 lít nước ở 1050C.
Hàm lượng ôxi hòa tan (DO): là lượng ôxi hòa tan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuong_moi_truong_1948.doc