Đề 2Câu 1:ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng mối hàn,biện pháp bảo vệ mối hàn.
Trong qua trình hàn nóng chảy, quá trình hoá lý xảy ra trong kim loại vũng hàn cũng giống như quá trình luyện kim ví dụ quá trình oxy hoá, khử oxy, cháy hợp chất hợp kim, hợp kim hoá nhưng nó có dặc điểm riêng của nó.Khi hàn hồ quang kim loại bị chảy ra rất nhanh ( khoảng vài giây) và lượng kim loại bị nóng chảy rất nhỏ ( hàn hồ quang tay khoảng 8cm3) nhiệt độ kim loại vũng hàn cao hơn rất nhiều so với các lò luyện. Sau khi hàn xong kim loại vùng hàn do tiếp xúc với kim loại vật hàn nên nguội lạnh rất nhanh, vv . Do các đặc điểm trên nên quá trình hoá lý không thể thực hiện được triệt để.
Dưới đây là những nhân tố hoá học ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn và các biện pháp ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu này.
1. Oxy: Oxy là tạp chất có hại vì nó sẽ tạo nên các oxit ( FeO, CuO, AL2O3, vv ) nằm quanh tinh giới hạt hoặc hoà tan ở dạng hỗn hợp cơ học. Vì thế làm giảm độ bền, độ dẻo, độ dai va chạm , của kim loại
Khi kim loại ở nhiệt độ cao 1500-1750oC thành phần O2 trong thép lỏng ở dạng oxit sắt có thể đến 0.2-0.5%
Sự oxy hoá kim loại do môi trưởng khi bao bọc quanh kim loại nóng chảy ( môi trường này có thể do ta đưa vào như acgon, nito, hydrro, Co2 hoặc do sự xháy của các chất khí với oxy khi hàn khí, vv ) có sự chứa hơi nước, khi ẩm, sự oxy hoá kim loại cũng còn do xỉ hàn có chứa hơi nước nhiều Fe2O3, CaCO3, vv khi tiếp xúc với kim loại lỏng sự oxy hoá các chất hợp kim của chúng, vv.
Để khử tác dụng có hại của oxy người ta dùng nhiều biện pháp như hàn chân không, hàn có thuốc hàn, hàn trong môi trường khí bảo vệ. Thông dụng nhất là cho các fêrô hợp kim thuốc bọc que hàn, dùng thuốc hàn có những chất khử oxy khỏi oxit kimloại tạo thành xỉ hoặc khí bay ra khỏi mối hàn.
11 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn học Hàn tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 )
Các biện pháp kết cấu để giảm ứng suất khi hàn:
Lựa chọn kim loại cơ bản và vật liệu hàn cho kết cấu.
Không nên để các mối hàn giao nhau nhiều
Số lượng và kích thước mối hàn chỉ nên vừa đủ.
Nên ưu tiên sử dụng các mối hàn giáp mối.
Khi hàn giáp mối các tấm có chiều dày khác nhau, cần vát tấm dày
hơn.
Hàn các khối riêng rẽ, sau đó mới hàn thành kết cấu hoàn chỉnh (làm giảm ràng buộc lên co ngang mối hàn và giảm trạng thái ứng suất phẳng).
· Cần tính đến khả năng bảo đảm việc dễ dàng việc cơ giới hoá công việc hàn (thông qua bố trí các mối hàn).
· Cần tăng cường sử dụng đồ gá hàn để đảm bảo chính xác trong lắp ghép và thực hiện đúng trình tự hàn.
· Các biện pháp công nghệ giảm ứng suất, thực hiện trong quá trình hàn:
Tăng năng lượng đường khi hàn các chi tiết không kẹp và thép dễ tôi nhằm tránh nứt (làm tăng thể tích vùng kim loại được nung, giảm tốc độ nguội).
· Giảm chế độ nhiệt khi hàn các chi tiết được kẹp chặt nhằm tránh nứt.
· Với các chi tiết được kẹp chặt và có chiều dày lớn, nên hàn nhiều lớp. Kim loại đắp nên có tính dẻo cao.
· Trình tự hàn nên đảm bảo cho các chi tiết ở trạng thái tự do, đặc biệt với các mối hàn giáp mối( có giá trị co ngang lớn). Trước tiên hàn các mối hàn giáp mối, sau đó mới đến các mối hàn góc. Với các vật hàn có dạng trụ rỗng, trước
hết hàn các mối hàn dọc trước, sau đó đến các mối hàn theo chu vi
· Không bố trí các mối hàn đính tại chỗ các mối hàn giao nhau.
· Để giảm ảnh hưởng của co ngang, cần giảm khe đáy của các mối hàn giáp mối và hàn ngấu chân mối hàn.
· Cần hàn nhanh để đảm bảo kim loại nguội đều theo chiều dày và chiều dài mối hàn (hàn tự động và bán tự động).
Các biện pháp công nghệ giảm ứng suất, thực hiện sau khi hàn:
· Với các kết cấu quan trọng, để tăng khả năng làm việc của chúng, người ta thường tiến hành khử ứng suất dư sau khi hàn, đặc biệt khi đó là thép hợp kim hay thép có hàm lượng cacbon trung bình.
– Ram cao toàn phần trong lò. Nhiệt độ ram 600÷650oC. Thời gian giữ ở nhiệt độ ram 3min/1mm chiều dày. Sau đó chi tiết được để nguội tự do trong lò.
– Ram cục bộ tới 600oC vùng quanh mối hàn bằng phương pháp nung cao tần hoặc mỏ nung khí cháy. Phương pháp này không loại bỏ hoàn toàn nhung làm giảm ứng suất dư.
· Khử ứng suất dư bằng phương pháp cơ học như kéo kết cấu tới giới hạn chảy, hoặc dùng rung động để phân bố lại ứng suất dư.
Các biện pháp kết cấu giảm biến dạng hàn:
Loại bỏ hàn bằng cách:
a) biến dạng tạo hình tấm;
b) dùng các chi tiết cán hoặc ép chảy
Giảm biến dạng bằng cách đặt các
mối hàn xung quanh trục trọng tâm
Giảm biến dạng góc và co ngang thông qua:
a) giảm khối lượng kim loại mối hàn;
b) dùng mối hàn một lượt
Hàn cân đối làm giảm mức độ biến dạng góc
Các biện pháp công nghệ giảm biến dạng trong khi hàn:
Lắp đối lưng để khống chế biến dạng
khi hàn hai chi tiết giống nhau
a) hàn đính trước khi hàn
b) dùng nêm đối với các chi tiết sẽ biến dạng
khi tách ra sau khi hàn
Các biện pháp công nghệ giảm biến dạng trong khi hàn:
Các gân dọc ngăn uốn cong trong các liên kết tấm mỏng giáp mối
Dùng hướng hàn để khống chế biến dạng
a) Hàn phân đoạn nghịch
b) Hàn gián đoạn
Tạo trước biến dạng ngược các chi tiết để chúng có vị trí đúng sau khi hàn
Uốn sơ bộ với các tấm đáy cứng và nêm, để điều tiết biến dạng góc tấm mỏng
Dùng máy ép để nắn liên kết hàn chữ T bị uốn cong
Nung cục bộ để nắn biến dạng
Nung theo hình nêm để nắn thẳng tấm
Nung theo điểm để nắn oằn
Nung theo đường thẳng để nắn biến dạng góc mối hàn góc
câu 2)khuyết tật hàn,trình bày các khuyết tật hàn thường gặp
Những sai lệch về hình dạng, kích thước và tổ chức kim loại của kết cấu hàn so với tiêu chuẩn thiết kế và yêu cầu kỹ thuật, làm giảm độ bền và khả năng làm việc của nó, được gọi là những khuyết tật hàn.
a Nứt
Nứt là một trong những khuyết tật nghiêm trọng nhất của liên kết hàn. Nứt có thể xuất hiện trên bề mặt mối hàn, trong mối hàn và ở vùng ảnh hưởng nhiệt. Trong quá trình sử dụng cấu kiện hàn, nếu mối hàn có vết nứt thì vết nứt đó sẽ rộng dần ra làm cho kết cấu bị hỏng.
Vết nứt có thể xuất hiện ở các nhiệt độ khác nhau.
- Nứt nóng: xuất hiện trong quá trình kết tinh của liên kết hàn khi nhiệt độ còn khá cao (trên 10000C).
- Nứt nguội: xuất hiện sau khi kết thúc quá trình hàn ở nhiệt độ dưới 10000C. Nứt nguội có thể xuất hiện vài giờ thậm chí vài ngày sau khi hàn.
. Rỗ khí
Rỗ khí sinh ra do hiện tượng khí trong kim loại hỏng của mối hàn không kịp thoát ra ngoài khi kim loại vũng hàn đông đặc.
Rỗ khí có thể sinh ra ở bên trong hoặc ở bề mặt mối hàn. Rỗ khí có thể nằm ở phần ranh giới giữa kim loại cơ bản và kim loại đắp (Hình 6-2).
Rỗ tập trung
Rỗ bên trong
Rỗ bề mặt
Hình 6-2 Rỗ khí
Rỗ khí có thể phân phối tập trung hoặc nằm rời rạc trong mối hàn.
Sự tồn tại của rỗ khí trong liên kết hàn sẽ làm giảm tiết diện làm việc, giảm cường độ chịu lực và độ kín của liên kết.
Lẫn xỉ (kẹt xỉ)
Lẫn xỉ (hoặc một số tạp chất khác) là loại khuyết tật rất dễ xuất hiện rong mối hàn. Xỉ hàn và tạp chất có thể tồn tại trong mối hàn 1, cũng có thể nằm trên bề mặtt mối hàn 2, chỗ giáp ranh giữa kim loại mối hàn và phần kim loại cơ bản 3 hoặc giữa các lượt hàn 4 (Hình 6-3)
Xỉ bề mặt
Xỉ tập trung
Xỉ nằm ở biên giới kim lọai mối hàn và KLCB
Hình 6-3 Lẫn xỉ
Lẫn xỉ ảnh hưởng lớn đến độ bền, độ dai va đập và tính dẻo của kim loại, mối hàn, giảm khả năng làm việc của kết cấu dưới tác dụng của tải trọng động
Không ngấu
Hàn không ngấu là loại khuyết tật nghiêm trọng trong liên kết hàn. NGoài ảnh hưởng không tốt như rỗ khí và lẫn xỉ, nó còn nguy hiểm hơn nữa là dẫn đến nứt, làm hỏng liên kết. Nhiều kết cấu hàn bị phá hủy do khuyết tật hàn không ngấu.
Hàn không ngấu sinh ra ở góc mối hàn, mép hàn hoặc giữa các lớp hàn
Mối hàn cao không ngấu
).
Kim loại lỏng chưa điền đầy
Đề 2)Câu: Cắt kim loại bẳng oxi khí cháy và ứng dụng
1. Nguyên lý hoạt động của mỏ cắt
Bản chất của quá trình cắt kim loại bằng khí là đốt cháy kim loại cắt bằng dòng ôxy, tạo thành các ôxýt (FeO, Fe2O3, Fe3O4), làm nóng chảy các ôxyt đó và thổi chúng ra khỏi mép cắt tạo thành rãnh cắt.
Khi bắt đầu cắt, kim loại ở mép cắt được nung nóng đến nhiệt độ cháy nhờ nhiệt của ngọn lửa nung, sau đó cho dòng ôxy thổi qua, kim loại bị ôxy hóa mãnh liệt (bị đốt cháy) tạo thành ôxýt. Sản phẩm cháy bị nung chảy và bị dòng ôxy thổi khỏi mép cắt. Tiếp theo, do phản ứng cháy của kim loại toả nhiệt mạnh, lớp kim loại tiếp theo bị nung nóng nhanh và tiếp tục bị đốt cháy tạo thành rãnh cắt.
2. Điều kiện đối với kim loại cắt
- Nhiệt độ cháy của kim loại phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại đó
- Nhiệt độ nóng chảy của ôxýt kim loại phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại đó.
- Nhiệt toả ra khi kim loại cháy phải đủ lớn để đảm bảo sự cắt được liên tục, quá trình cắt không bị gián đoạn.
- Ôxýt kim loại nóng chảy phải có độ chảy loãng tốt, để dễ tách ra khỏi mép cắt.
- Độ dẫn nhiệt của kim loại không quá cao, tránh sự tản nhiệt nhanh làm cho mép cắt bị nung nóng kém làm gián đoạn quá trình cắt.
3. Cấu tạo mỏ cắt
Khí axêtylen được dẫn vào ống (1) đi qua van (3), còn ôxy được dẫn vào ống (2), sau đó phân làm hai nhánh, một dòng đi qua van (4) và tới miệng phun hút khí axêtylen và hòa trộn tạo ra hỗn hợp cháy để nhận được ngọn lửa nung nóng, một dòng đi qua van (5) tới đầu mỏ phun để tạo ra dòng ôxy cắt.
Đề 2Câu 1:ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng mối hàn,biện pháp bảo vệ mối hàn.
Trong qua trình hàn nóng chảy, quá trình hoá lý xảy ra trong kim loại vũng hàn cũng giống như quá trình luyện kim ví dụ quá trình oxy hoá, khử oxy, cháy hợp chất hợp kim, hợp kim hoá nhưng nó có dặc điểm riêng của nó.Khi hàn hồ quang kim loại bị chảy ra rất nhanh ( khoảng vài giây) và lượng kim loại bị nóng chảy rất nhỏ ( hàn hồ quang tay khoảng 8cm3) nhiệt độ kim loại vũng hàn cao hơn rất nhiều so với các lò luyện. Sau khi hàn xong kim loại vùng hàn do tiếp xúc với kim loại vật hàn nên nguội lạnh rất nhanh, vv .. Do các đặc điểm trên nên quá trình hoá lý không thể thực hiện được triệt để.
Dưới đây là những nhân tố hoá học ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn và các biện pháp ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu này.
1. Oxy: Oxy là tạp chất có hại vì nó sẽ tạo nên các oxit ( FeO, CuO, AL2O3, vv) nằm quanh tinh giới hạt hoặc hoà tan ở dạng hỗn hợp cơ học. Vì thế làm giảm độ bền, độ dẻo, độ dai va chạm , của kim loại
Khi kim loại ở nhiệt độ cao 1500-1750oC thành phần O2 trong thép lỏng ở dạng oxit sắt có thể đến 0.2-0.5%
Sự oxy hoá kim loại do môi trưởng khi bao bọc quanh kim loại nóng chảy ( môi trường này có thể do ta đưa vào như acgon, nito, hydrro, Co2 hoặc do sự xháy của các chất khí với oxy khi hàn khí, vv) có sự chứa hơi nước, khi ẩm, sự oxy hoá kim loại cũng còn do xỉ hàn có chứa hơi nước nhiều Fe2O3, CaCO3, vv khi tiếp xúc với kim loại lỏng sự oxy hoá các chất hợp kim của chúng, vv..
Để khử tác dụng có hại của oxy người ta dùng nhiều biện pháp như hàn chân không, hàn có thuốc hàn, hàn trong môi trường khí bảo vệ. Thông dụng nhất là cho các fêrô hợp kim thuốc bọc que hàn, dùng thuốc hàn có những chất khử oxy khỏi oxit kimloại tạo thành xỉ hoặc khí bay ra khỏi mối hàn.
2. Nitơ: Nitơ từ môi trường khi hoà tan vào kim loại lỏng và tạo thành nitrit phân bố trong kim loại ở dạng hình kim. Đối với thép ít cacbon chúng làm giảm mạnh độ dẻo, tăng một số ít độ bền và giới hạn chảy. Vì thế nói chung nitơ có thể xem là tạp chất trong mối hàn.
Sự hoà tan nitơ trong mối hàn càng lớn khi hồ quang dài, que hàn trần, ít nhất là hàn khí. Tăng lượng cacbon và măngan trong que và thuốc hàn so thể giảm lượng nitơ trong kimloại hàn.
3. Hydro: Hydro hoà tan trong kim loại trạng thái đặc hoặc lỏng, thường ở dưới dạng nguyển tử không tạo nên những liên kết háo học nào. Kim loại ở trạng thái lỏng, hydro hoà tan càng mạnh, nhiệt độ và áp lực càng cao hydro hoà tan càng nhiều.
Sự tạo thành hydro khi hàn do nhiều nguyên nhân: sự phân giải hydro phân tử ở nhiệt độ cao, phản ứng hoá học của kim loại và khí ẩm, quá trình điện phân khi hàn điện sự phân giải của thuốc hàn ( HCL, NaOH), vv nguyên nhân cơ bản để nâng cao lượng hydro trong kim loại là môi trường khi hàn.
Sự tồn tại hydro trong mối hàn là một trong những nguyên nhân của rỗ khí, vì thế hydro là chất có hại.
4. Lưu huỳnh: Lưu huỳnh là chất có hại trong mối hàn và là nguyên nhân tạo nên nứt nóng thép. Để tránh hiện tượng này phải dùng măngan bằng cách cho vào thuốc hàn, que hàn, vv.. ở dạng fero mangan hoăch mangan nguyên chất.
5. Măngan: Măngan tăng giới hạn bền, độ cứng và khuynh hướng dễ tôi của nhưng nếu Mn >1% thì khi hàn tạo nên xỉ khó chảy nằng trong mối hàn gây nên rỗ khí.
Đề 3
Câu Hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ
-k/n:Phương pháp hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ còn gọi là hàn hồ quang chìm, tiếng anh viết tắt là SAW (Submerged Arc Welding) là quá trình hàn nóng chảy mà hồ quang nóng cháy giữa dây hàn (điện cực hàn) và vật hàn dưới lớp thuốc bảo vệ.
-nguyên lý: Dưới tác dụng nhiệt của hồ quang, mép hàn, dây hàn và một phần thuốc hàn ở sát mép hồ quang bị nóng chảy tạo thành vũng hàn. Dây hàn được đẩy vào vũng hàn bằng một cơ cấu đặc biệt và với một tốc độ phù hợp với tốc độ cháy của nó. Theo độ chuyển dịch của nguồn nhiệt (hồ quang) mà kim loại vũng hàn sẽ nguội và kết tinh lại, tạo thành mối hàn. Trên mặt vũng hàn và phần mối hàn đông đặc hình thành một lớp xỉ có tác dụng tham gia vào quá trình luyện kim khi hàn, bảo vệ và giữ nhiệt cho mối hàn, và sẽ được tách khỏi mối hàn sau khi kết thúc mối hàn. Phần thuốc hàn chưa bị nóng chảy có thể sử dụng lại.
-các phương pháp:
+Hàn tự động: Hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ có thể được tự động cả hai khâu: cấp dây hàn vào vùng hồ quang và chuyển động hồ quang theo trục mối hàn. Trường hợp này gọi là " Hàn hồ quang tự động dưới lướp thước bảo vệ".
+Hàn bán tự động: Nếu chỉ tự động khâu cấp dây hàn vào vùng hồ quang còn khâu chuyển động của hồ quang dọc trục mối hàn được thao thác băng tay thì gọi là "Hàn hồ quang bán tự động dưới lớp thuốc bảo vệ".
-Thiết bị hàn:
1. Cơ cấu cấp dây hàn, bộ điều khiển để gây hồ quang và ổn định đầu hồ quang.
2. Cơ cấu dịch chuyển đầu hàn
3. Bộ phận cấp thuốc và thu thuốc hàn.
4. Nguồn điện hàn và các thiết bị điều khiển quá trình hàn
câu :các biện pháp giảm ứng suất và biến dạng
Công nghệ lắp ghép và hàn
Khi lắp ghép kết cấu,phải tránh có những mối hàn đính gây nên mối ghép cứng.tốt nhất là sử dụng các đồ gá sao cho trong khi hàn kim loại mối hàn có thể co dãn tương đối tự do.đặc biệt phải chú ý đến thứ tự thực hiện các mối hàn và hướng hàn.phải làm sao cho các mối hàn khép kín được hàn sau cùng và hàn các tấm lớn phải tiến hành từ giữa mối hàn ra hai bên.
b.phương pháp cân bằng biến dạng
phương pháp này sử dụng khi hàn các mối hàn đối xứng nhau.khi đó biến dạng do các mối hàn trước gây ra sẽ được cân bằng bởi biến dạng do các mối hàn sau đối xứng với mối hàn trước gây ra.
c.phương pháp biến dạng ngược
trong trường hợp này.khi lắp ghép người ta tạo biến dạng có chiều ngược với biến dạng do quá trình hàn gây ra.
d.kẹp chặt chi tiết hàn
chi tiết được kẹp chặt trong các đồ gá có đủ độ cứng vững cần thiết.kết quả là khi hàn trong các đò gá loại này các biến dạng sẽ giảm đáng kể.
e.phương pháp giảm ứng suất
các phương pháp cơ bản để giảm ứng suất trong các mối hàn là tạo lực ép trêm bề mặt từng lớp của mối hàn,nung nóng trước hoặc nung nóng đồng thời.
+phương pháp tạo lực ép được dùng khi mối hàn nhiều lớp có bề dày lớn.để tránh vết nứt có thể xuất hiện thì ko rèn lớp lót và lớp bề mặt
+nung nóng trước lúc hàn hoặc nung nóng đồng thới trong khi hàn được dùng khi hàn các chi tiết bị thấm tôi và dễ nứt nhiệt độ nung nóng từ 100-600 độ
+để loại bỏ nội ứng suất nhất thiết phải tiến hành sử lý nhiệt.đa số các trường hợp người ta dùng biện pháp ram thấp ở nhiệt độ 600-650 độ,giữ nhiệt và làm nguội trong lò.trong trường hợp này ko xảy ra sự thay đổi cấu trúc vật hàn
f.nắn
nắn các kết cấu hàn đã biến dạng:mặc dù đã use các biện pháp chống lại ứng suất và biến dạng đôi khi các kết cấu vẫn phải nắn lại.kỹ thuật nắn bao gồm nug nóng nhanh bề mặt kim loại và sau đó làm nguội.nug nóng được tiến hành trên những vùng mà nếu ép nó ta lại có hình dạng đúng của kết cấu
đề 4
Câu: Nguyên lý hình thành mối hàn bằng pp hồ quang tay
Hàn hồ quang tay với que hàn có vỏ bọc (SMAW) là phương pháp hàn hồ quang sử dụng nhiệt của hồ quang được sinh ra giữa điện cực que và kim loại hàn cơ bản. Nhiệm vụ của vỏ thuốc bọc là ổn định hồ quang và bảo vệ vùng hàn không cho không khí xâm nhập.
Hàn hồ quang que hàn có vỏ bọc gồm có cột hồ quang giữa que hàn có thuốc bọc và kim loại cơ bản. Hồ quang được hình thành bởi sự va chạm của các điện tích, hồ quang là sự dẫn điện ở thể khí vì ở thể khí khả năng dẫn điện kém nên hồ quang nhất thiết phải được châm đó là quá trình tiếp xúc que hàn với kim loại hàn hay còn gọi là quá trình đoản mạch. Nhiệt của hồ quang ở điện cực que có thể đạt tới từ 5000 – 6000 oC làm nóng chảy điện cực que và kim loại cơ bản tạo thành vùng nóng chảy hay còn gọi là bể hàn sau đó bể hàn đông cứng trở mối hàn. Kim loại mối hàn đông đặc và được bao phủ một lớp xỉ từ vỏ bọc que hàn.như có chức năng ủ mối hàn cho ta một tổ chức kim loại có tính ổn định.Phải có sự kiểm soát và giám sát một cách đúng đắn mới cho ta một kết quả ứng dụng phương pháp hàn SMAW với chất lượng mối hàn đạt được tiêu chuẩn cao..Chất lượng của mối hàn được quyết định bởi sự thao tác làm việc của người thợ hàn. Nếu dòng điện quá cao sẽ sinh ra hiện tượng cháy cạnh hoặc chọc thủng kim loại hàn, ngược lại với dòng điện thấp sẽ sinh ra hiện tượng bọc xỉ hoặc lỗi không liên kết, Tốc độ di chuyển nhanh làm cho mối hàn không được điền đầy nhưng nếu châm lại làm cho mối hàn quá cao gây tiêu hao que hàn. Điều chỉnh tốt dòng điện hàn và biết cách đi que hàn sẽ cho phép người thợ hàn kiểm soát tốt vùng kim loại nóng chảy một cách đúng đắn
Câu: . Điều kiện để kim loại cắt được bằng ngọn lưa khí cháy với oxy
- Nhiệt độ cháy của kim loại phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại đó. Đối với thép cácbon thấp C < 0,7% nhiệt độ cháy vào khoảng 1350 độ C còn nhiệt độ chảy gần 1.500 độ C nên thoả mãn điều kiện này. Đối với các loại thép cácbon cao thì nhiệt độ cháy gần bằng nhiệt độ chảy nên trước khi cắt phải đốt nóng sơ bộ đến 300 độ C
- Nhiệt độ nóng chảy của ôxýt kim loại phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại đó. Thép hợp kim crôm hoặc crôm-niken, do khi cháy Cr tác dụng với O2 để tạo thành ôxýt crôm Cr2O3 có nhiệt độ nóng chảy tới 2.050oC vì vậy phải dùng thuốc cắt mới có thể cắt được. Nhôm và hợp kim của nhôm, do nhiệt độ nóng chảy thấp, khi cháy tạo thành ôxýt nhôm Al2O3 có nhiệt độ nóng chảy tới 2.000oC, mặt khác lại dẫn nhiệt nhanh nên cũng không thể cắt bằng khí, trừ khi dùng thuốc cắt.
- Nhiệt toả ra khi kim loại cháy phải đủ lớn để đảm bảo sự cắt được liên tục, quá trình cắt không bị gián đoạn. Khi cắt các tấm mỏng bằng thép cácbon thấp nhiệt lượng sinh ra khi cháy đạt tới 70% chỉ cần nhiệt lượng của ngọn lửa 30% nữa là đủ cắt liên tục.
- Ôxýt kim loại nóng chảy phải có độ chảy loãng tốt, để dễ tách ra khỏi mép cắt. Gang không thể cắt bằng khí vì nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt cháy và khi cháy tạo ra ôxýt silic SiO2 có độ sệt cao.
-KL phải hạn chế bớt nồng độ một số chất làm cản trở quá trình cắt như C,Cr,Si và một số chất nâng cao tính sôi của thép nư Mo, W
- Độ dẫn nhiệt của kim loại không quá cao, tránh sự tản nhiệt nhanh làm cho mép cắt bị nung nóng kém làm gián đoạn quá trình cắt.
Câu )nguyên nhân tồn tại tạp chất si trong mối hàn và biện pháp phòng ngừa
a)Nguyên nhân
- Dòng điện hàn quá nhỏ, không đủ nhiệt lượng để cung cấp cho kim loại nóng chảy và xỉ khó thoát lên khỏi vũng hàn.
- Mép hàn chưa được làm sạch hoặc khi hàn đính hay hàn nhiều lớp chưa gõ sạch xỉ.
- Góc độ hàn chưa hợp lý và tốc độ hàn quá lớn.
- Làm nguội mối hàn qú nhanh, xỉ hàn chưa kịp thoát ra ngoài.
Biện pháp phòng tránh:
- Tăng dòng điện hàn cho thích hợp. Hàn bằng hồ quang ngắn và tăng thời gian dừng lại của hồ quang.
- Làm sạch vật hàn trước khi hàn, gõ sạch xỉ ở mối hàn đính và các lớp hàn
- Thay đổi góc độ và phương pháp đưa điện cực hàn cho hợp lý. Giảm tốc độ hàn, trành để xỉ hàn chảy trộn lẫn vào trong vũng hàn hoặc chảy về phía trước vùng nóng chảy
B) biện pháp
-dùng kỹ thuật dịch chuyển hồ quang bảo đảm tạo mối hàn phẳng,đều,loại trừ các kẹt hốc có thể chứa xỉ.
-dùng dòng hàn hợp lý ,tốc độ hàn vừa phải bảo đảm mối hàn ko bị khuyết chân
-tẩy sạch xỉ và chú ý đặc biệt ở các biên, hốc,rãnh
-mài khi chải và gõ xỉ ko đảm bảo tẩy sạch mối hàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuong_mon_hoc_han_tau.docx