Đề cương môn Sinh học lớp 9

2. Thế nào là quần xã sinh vật

- Ví dụ: khu rừng mưa nhiệt đới.

+ Các quần thể sinh vật có trong rừng mưa nhiệt đới:

.) Quần thể động vật: hổ, báo, thỏ, mối

.) Quần thể thực vật: lim, chò, các loại cỏ, rêu, dương xỉ

.) Các quần thể nấm, vi sinh vật

+ Giữa các quần thể tồn tại mối quan hệ cùng loài (hỗ trợ, cạnh tranh) và quan hệ khác loài (hỗ trợ, đối địch)

 Tập hợp các quần thể trên được gọi là quần xã

- Khái niệm: quần xã sinh vật là:

+ Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau.

+ Cùng sống trong một không gian nhất định.

+ Các sinh vật có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất

 Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định

- Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

- Ví dụ về quần xã: rừng mưa nhiệt đới, ao cá, cánh đồng 3. Thế nào là hệ sinh thái

 

docx5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn Sinh học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH HỌC 9 Câu 1. 1. Môi trường sống của sinh vật - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.  - Có 4 loại môi trường sống của sinh vật: + Môi trường nước: nước mặn, nước ngọt, nước lợ + Môi trường trong đất: đất cát, đất sét, đất đá, sỏi trong đó có sinh vật sống. + Môi trường đất – không khí (môi trường trên cạn): đất đồi núi, đất đồng bằng bầu khí quyển bao quanh trái đất + Môi trường sinh vật: động vật, thực vật, con người là nơi sống cho các sinh vật khác * Lưu ý: Cơ thể sinh vật cũng được coi là môi trường sống khi chúng là nơi ở, lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. Ví dụ: ruột người là môi trường sống của các loài giun, sán Câu 2. Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật không? Có thể căn cứ vào các đặc điểm hình thái để phân biệt được tác dụng của các nhân tố sinh thái để phân biệt được tác dụng của các nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật vì dưới các nhân tố sinh thái khiến cho khả năng thích nghi của từng loài thay đổi ->thay đổi kiểu hình của một cơ thể -> biểu hiện thành các đặc điểm hình thái Câu 3. 1. Thế nào là một quần thể sinh vật + Quần thể sinh vật là: - Tập hợp những cá thể cung loài - Sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định - Những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới + Ví dụ: -Các cá thể chuột đồng sống trên 1 đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào lượng thức ăn có trên cánh đồng. -Tập hợp các cá thể cọ ở Phú Thọ -Rừng cây thông nhựa phân bố ở vùng núi Đông Bắc Việt Nam 2. Thế nào là quần xã sinh vật - Ví dụ: khu rừng mưa nhiệt đới. + Các quần thể sinh vật có trong rừng mưa nhiệt đới: .) Quần thể động vật: hổ, báo, thỏ, mối .) Quần thể thực vật: lim, chò, các loại cỏ, rêu, dương xỉ .) Các quần thể nấm, vi sinh vật + Giữa các quần thể tồn tại mối quan hệ cùng loài (hỗ trợ, cạnh tranh) và quan hệ khác loài (hỗ trợ, đối địch)  Tập hợp các quần thể trên được gọi là quần xã - Khái niệm: quần xã sinh vật là: + Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau. + Cùng sống trong một không gian nhất định. + Các sinh vật có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất  Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định - Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. - Ví dụ về quần xã: rừng mưa nhiệt đới, ao cá, cánh đồng 3. Thế nào là hệ sinh thái - Ví dụ:  + Thành phần vô sinh có trong hệ sinh thái: đất, nước, nhiệt độ + Thành phần hữu sinh có trong hệ sinh thái: động vật, thực vật, vi sinh vật + Lá và cây mục là thức ăn của vi khuẩn, nấm + Cây rừng có ý nghĩa là thức ăn, nơi ở của các loài động vật khác nhau + Động vật rừng có ảnh hưởng tới thực vật như: động vật ăn thực vật, giúp thụ phấn, phát tán và xác động vật chết là nguồn dinh dưỡng cho thực vật. + Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì mất nguồn thức ăn, nơi ở và làm cho khí hậu, môi trường sống thay đổi. - Hệ sinh thái: + Gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). + Các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường 1 thể thống nhất tương đối ổn định. - Hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm: + Thành phần vô sinh: đất, đá, mùn hữu cơ + Thành phần hữu cơ: .) Sinh vật sản xuất: thực vật .) Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn hoặc ký sinh trên thực vật, động vật ăn thịt hoặc kí sinh trên động vật .) Sinh vật phân giải Câu 4. 1. Ô nhiễm môi trường là gì? - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. 2. Nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra -Nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra vì ô nhiễm môi trường do nguyên nhân từ hoạt động cùa tự nhiên rất ít như: núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển.... Còn rất nhiều nguyên nhản gây ô nhiễm khác đều do hoạt động của con người gây ra. -Ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, chất thải trong sinh hoạt, chất thải từ các bệnh viện, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, do hậu quả của chiến tranh... ô nhiễm từ chất thải có nhiễm phóng xạ, từ các vụ thử vũ khí hạt nhân. Câu 5. - Nguyên nhân ô nhiễm MT: + Do hoạt động của con người gây ra: .) Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật : khí cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (S02), khí cacbỏnic (C02), nitơ điôxit (N02)... và bụi.Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải rất đa dạng nhưng chủ yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu : gồ củi, than đá. dầu mỏ, khí đốt,... .) Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học: Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại : thuốc trừ sâu, thuốc diệt gây bệnh. Việc sừ dụng thuốc bào vệ thực vật bên cạnh hiệu suất cây trồng còn có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, khoẻ cũa con người. .) Ô nhiễm do các chất phóng xạ: Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ có khá năng gây đột biến ở naười và sinh vật, gây ra một sô bệnh di truyền, bệnh ung thư Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử,... và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân. .)Ô nhiễm do các chất thải rắn: Chất thải rắn gây ô nhiễm bao gồm các dạng vật liệu được thải ra qua quá trình sản xuất và sinh hoạt: Các chất thải công nghiệp như đổ cao su, đồ nhựa, giấy, dụng cụ kim loại, đồ thuỷ tinh, tro xi,... Các chất thài từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là rác thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, lá cây,... Chất thải từ hoạt động xây dựng gồm có đất, đá, vôi, cát,... Chất thải từ khai thác khoáng sản gồm đất, đá,... Hoạt động y tế thải ra bông băng bần, kim tiêm,... Các gia đình thãi ra nhiều loại rác như túi nilon dùng đựng đồ và gói thức ăn, thức ăn thừa,... .)Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: Bên cạnh các sinh vật có ích, nhiều nhóm sinh vật trong cơ thể mỗi người gây bệnh cho người và các sinh vật khác.. Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước và rác thải từ bệnh viện... không được thu gom và xử lý đúng cách đã tạo môi trường cho nhiều sinh vật gây hại cho người và động vật phát triển + Do một số hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nhâm thạch gây nhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển Câu 6. Biện pháp hạn chế ô nhiễm MT a. Hạn chế ô nhiễm không khí - Nguyên nhân: do các chất thải từ 1 số hoạt động như: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, cháy rừng, đun nấu trong gia đình - Biện phán hạn chế: trồng nhiều cây xanh, không chặt phá rừng, sử dụng năng lượng sạch ví dụ: gió, mặt trời b. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước - Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước: + Nước thải sinh hoạt + Nước thải từ các nhà máy → - Biện pháp hạn chế: xây dựng hệ thống xử lí nước thải từ các khu công nghiệp và khu dân cư thông qua các hệ thống xử lí nước cơ học, hóa học và sinh học c. Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật - Nguyên nhân: + Do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, vứt các vỏ thuốc trên các ao hồ, kênh rạch - Biện pháp hạn chế: + Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hạn chế, đúng liều lượng.  + Sản xuất lượng thực và thực phẩm an toàn + Sử dụng thiên địch để loại trừ sâu hại và cây trồng d. Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn - Nguyên nhân: + Từ các hoạt động sinh hoạt gia đình, y tế, công nghiệp, nông nghiệp, khai thác khoáng sản - Biện pháp: + Xây dựng các nhà máy xử lí chất thải và tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng + Phân loại rác thải + Đốt hoặc chôn lấp rác một cách khoa học. Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học. Câu 7. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? Chúng ta phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên vì tài nguyên không phải là vô tận. chúng ta cần phải sử dụng hợp lí để vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu + Tài nguyên không tái sinh: những dạng tải nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. + Tài nguyên tái sinh: những dạng tài nguyên sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi. + Tài nguyên năng lượng vĩnh cữu: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nhiệt sinh ra từ trong lòng đất Nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trương. Câu 8. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sv, cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa: Bảo vệ tài nguyên sv + Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn. + Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã. + Trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống cho các loài sinh vật. + Không săn bắt động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật. + Ứng dụng công nghệ sinh học bảo vệ các nguồn gen quý hiếm. Cải tạo HST bị thoái hóa: + Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu, tốt nhất. + Tăng cường làm công tác thủy lợi và tưới tiêu hợp lý. + Thay đổi các loại cây trồng hợp lý. + Bón phân hợp lý và vệ sinh. + Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp của năng suất cao. Câu 9. Biện pháp bảo vệ và cải tạo MT TN: – Sử dụng có hiệu quả  các nguồn tài nguyên – Bảo vệ các loài sinh vật – Phục hồi và trồng rừng mới – Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm – Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao Câu 10. Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng: Rừng có vai trò quan trọng vs cs cng: - Rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới là môi trường của nhiều loài sinh vật. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất. - Rừng ở Việt Nam chiếm 1 diện tích khá lớn và gồm nhiều loại rừng như: rừng rậm nhiệt đới, rừng trên núi đá vôi, rừng tre nứa - Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước: + Cây rừng cản nước mưa làm cho nước ngấm vào đất và lớp thảm mục nhiều hơn, đất không bị khô: bảo vệ được nguồn nước ngầm. + Khi nước chảy trên mặt đất, được các gốc cây cản nên chảy chậm lại: chống xói mòn đất. - Rừng đang có nguy cơ cạn kiệt Câu 11. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã - Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ thiên nhiên + Nội dung tuyên truyền có thể là: tầm quan trọng của rừng, tác hại của việc phá rừng, biện pháp bảo vệ rừng, ô nhiễm môi trường là gì? hậu quả? biện pháp khắc phục. + Biện pháp tuyên truyền: kịch, thơ ca, hò vè - Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia dọn vệ sinh công cộng. - Tích cực tham gia các phong trào vệ sinh công viên, bãi biển, trường học. - Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây chăm sóc bảo vệ môi trường - Không săn bắt chim, thú, bảo vệ các loài sinh vật có ích - Tuyên truyền cho mọi người cùng hành động bảo vệ thiên nhiên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDE CUONG_12345666.docx